Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mùa Tôm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
H
ai lão ngư nhiều tuổi nhất làng là Ramanmuppan và Ayiankunju cùng với hai người nữa đại diện cho bà con ngư dân tìm đến gặp trưởng làng. Họ đem theo những lễ vật thông thường. Họ muốn thưa với trưởng làng một câu chuyện có can hệ chung đến cả cộng đồng dân chài. Chemban Kunju có con gái đã lớn vậy mà ông ta vẫn chưa chịu gả chồng cho con để nó đi vơ vẩn trong làng. Đó là điều khiếu nại chính. Trưởng làng nghiêm trang lắng nghe. Ông hứa sẽ hành động thẳng tay đối với tất cả những ai làm trái lệ làng.
Nhưng Ayiankunju cảm thấy trưởng làng chưa hiểu đúng những lời họ tố cáo. Ông ta có vẻ chưa nghiêm khắc thích đáng. Vì vậy khi trưởng làng nói xong, họ vẫn đứng yên không nhúc nhích.
- Các ông còn đứng cả đấy, đợi gì nữa? - Trưởng làng hỏi.
Ayiankunju còn một điều khiếu nại:
- Trong khi để con gái chạy quanh quẩn trong làng thì Chemban Kunju đi tậu thuyền và lưới.
Trưởng làng kinh ngạc trước tin này:
- Chemban Kunju lấy tiền đâu mà sắm thuyền và lưới?
Những người nghèo túng kia không biết. nhưng Ayiankunju đánh bạo hỏi một cách hết sức khúm núm:
- Hắn thuộc đẳng cấp Mukkuvan. Không biết ngài có cho phép hắn sắm thuyền không?
- Không. Tất nhiên là không. Nó chưa xin phép ta.
- Vậy dân chài chúng tôi phải làm gì?
Trưởng làng suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Nó tưởng thời thế đã thay đổi đấy chắc?
Ayiankunju gật đầu tán đồng. Sau đó trưởng làng ra lệnh:
- Cứ để cho nó đem thuyền về. Sẽ không một ai được làm gì với nó khi ta chưa cho phép.
Ayiankunju mừng thầm trong lòng.
- Nhưng còn bọn thanh niên. Không biết chúng sẽ cư xử ra sao.
Ayiankunju nghĩ đến Velayiudan. Trưởng làng không coi đó làm trọng. Ông biết rằng chưa đến thời uy quyền của ông bị công khai thách thức. Ông bảo:
- Ta sẽ đẻ mắt đến mọi việc. Bảo với dân làng là ta chưa cho phép Chemban Kunju tậu thuyền.
Ramanmuppan và Ayiankunju đắc chí ra về. Hai người đi hết nhà này sang nhà khác báo tin cho mọi người biết lệnh của trưởng làng. Ayiankunju cảm thấy chỉ có Velayiudan là không mảy may đếm xỉa gì đến họ. Tuổi trẻ không biết đến nguy hiểm. Nhưng rồi nó sẽ phải hối hận. Tình hình đó làm Chakki lo lắng. Bà đã từng được nghe về những nhà bị khuynh gia bại sản vì làm phật ý trưởng làng. Những nhà đó phải khăn gói bỏ làng mà đi. Và đừng hòng đến ở một làng chài nào khác. Bàn tay của trưởng làng vươn dài tới khắp nơi. Những người ấy bị loại trừ khỏi cộng đồng dân chài.
Ngày nay, quyền lực ấy không còn hoàn toàn như trước nữa. Thời thế đã đổi thay. Dẫu vậy, nếu trưởng làng đã không bằng lòng thì ngay cả thời nay cũng khó kiếm được người đi làm với mình tại các làng chài. Rất có thể mình sẽ bị tẩy chay hoàn toàn. Lẽ ra Chemban phải mang lễ vật đén nhà trưởng làng xin phép trước rồi hẵng đi tậu thuyền và lưới. Vợ chồng ông có làm hại gì ai cho cam? Vậy mà khắp làng này, ở đâu Chemban và gia đình ông cũng trở thành đầu đề bàn tán. Phụ nữ thì vẫn cứ bảo tội chính của họ là có đứa con gái lớn mà không chịu gả chồng.
Karuthamma thầm nghĩ giá như cô không ra đời thì hơn. Cô đã gây cho cha mẹ cô biết bao điều rắc rối buồn phiền! Cô ghét thân mình sao lại lớn lên như vậy. Cô chưa mảy may làm điều gì để nhơ bẩn cho làng xóm. Vả lại, giả sử cô có phải sống cuộc đời người con gái không chồng đi nữa, thì chuyện đó có động chạm đến ai đâu. Nhưng những lý lẽ ấy vẫn không làm cô nhẹ lòng chút nào.
Người mẹ và cô con gái nóng ruột chờ đợi Chemban về.
Bên nhà Kalikunju có bốn năm người đàn bà đang tụ tập. Họ đang kháo nhau về Karuthamma và gia đình cô. Chakki đứng nấp nghe trộm. Một người nói Karuthamma dan díu với Parikutti, người ấy đã thấy hai đứa đùa cợt và đùa giỡn với nhau dưới bóng thuyền. Và đây là nguyên do vì sao Karuthamma chưa lấy chồng.
Chakki không chịu nổi thứ chuyện ngồi lê đôi mách ấy. Từ chỗ nấp, bà nhảy bổ ra như một con hổ. Và thế là xảy ra lời qua tiếng lại giữa mấy người đàn bà.
Một người bảo chính Chakki hồi trẻ cũng đã là câu chuyện đầu lưỡi của cả làng. Chakki trả miếng, hỏi ai là bố của một trong những đứa con nhà Kalikunju. Bố nó là tay lái cá Hồi giáo đi mua cá kho từ nhà này sang nhà khác trong làng chứ còn ai vào đấy! Những người đàn bà làng chài đều đã tụ tập tại đây, và trước họ là mẹ họ, bà họ cũng thế. Người nào cũng có chuyện để nói. Nhưng hôm nay, có mỗi mình Chakki một phe, còn những người khác về hùa với nhau chống lại bà. Chakki cố đối đáp chống trả.
Đứng ngoài hàng rào, Karuthamma nghe được hết. Cô bàng hoàng. Phải chăng mẹ cô cũng đã từng yêu ai hồi trẻ? Và tất cả những người phụ nữ ấy có làm nhơ bẩn làng biển này không? Có lẽ nào những truyền thống làng biển lại không có ý nghĩa gì? Hay tất cả chỉ là chuyện vu vơ? Và dù cho có những chuyện xấu xa đi nữa, biển bây giờ vẫn như biển tự ngày xưa. Ngay hôm nay, thuyền vẫn ra khơi. Đánh cá về vẫn đầy khoang. Và người dân chài vẫn làm ăn khấm khá lên. Vậy thì tất cả những câu chuyện này có nghĩa lý gì?
Cãi nhau hăng lên, đám phụ nữ quay sang chuyện Karuthamma. Cô bịt tai lại. Bịa đặt ghê gớm chưa! Họ bảo cô là người tình của Parikutti.
Họ nói phải là người như Parikutti mới nuôi nổi cô. Bố mẹ cô làm ăn phát đạt là nhờ ở anh. Và vì không muốn để mất chỗ nhờ vả đó nên bố mẹ cô mới không gả cô cho ai.
Karuthamma nghĩ: cứ cái kiểu ấy thì những chuyện mẹ cô kể về người khác, và những chuyện người khác kể về mẹ cô, chắc đều bịa hết.
- Đợi đấy rồi bà sẽ biết. Trưởng làng đã định đoạt rồi. - Kalikunju dọa Chakki.
Chakki không chịu thua. Bà quật lại:
- Trưởng làng định đoạt cái gì nào? Trưởng làng thì làm gì vào đây?
- Trưởng làng biết cách xử trí đối với những kẻ không tuân theo luân thường đạo lý. - Karuthapennu nói.
- Ông ấy sẽ xử trí với chúng tôi. Chúng tôi sẽ trở thành người Hồi giáo hay người Thiên chúa giáo. Đến nước ấy thì trưởng làng làm gì? Chakki hỏi.
- Đã thế sao không nói thẳng ra? Bà đã nghĩ trước khi đem con gái gả cho đứa con trai Hồi giáo chứ gì? - Một người phụ nữ khác nói.
- Ấy thế lại tốt đấy, tốt cho cả mẹ lẫn con. - Một người khác chêm vào.
- Thì có gì sai trái? - Chakki hỏi.
Trong đời chưa bao giờ Karuthamma có tâm trạng rối bời như bây giờ. Có phải là nỗi đau không? Khó mà nói được. Hay là một trạng thái nhẹ nhõm đột nhiên mà có? Cô cũng không biết nữa. Trong phút quẫn, cô gọi mẹ rõ to. Nghe tiếng gọi, Chakki bỏ về. Bà cãi vã thế là đủ rồi.
Về nhà, Chakki vẫn còn lẩm bẩm mãi những gì nghe không rõ. Karuthamma muốn hỏi mẹ nhiều nhưng không dám. Ý nghĩ nhà cô có thể trở thành người Hồi giáo cứ lẩn quẩn trong đầu. Trí óc cô mệt mỏi rã rời.
Đây có phải là chuyện thường tình không? Cô đã rơi vào vòng yêu đương, nhưng lại thuộc về cộng đồng được rào chắn bằng những điều nghiêm cấm và những nề nếp nghiêm khắc. Nếp sống của họ như thế đấy. Nó là kết quả của cuộc sống cơ cực nhiều gian nguy của họ, lúc nào cũng phải chiến đấu với thiên nhiên. Trở thành người Hồi giáo đối với Karuthamma xem ra là lối thoát tốt nhất khỏi cái thành trì này. Chỉ cần quyết định là tốt đẹp mọi việc. Trở thành người Hồi giáo! Rồi sau sẽ ra sao? Ăn vận như một người con gái đạo Hồi, mặc áo choàng, đeo hoa tai vàng, cô sẽ đến với Parikutti.Anh sẽ mừng rỡ biết bao. Rồi Parikkutti có quyền say đắm nhìn cô. Cô không hiểu được hết ý nghĩa việc này. Và cô khỏi phải sống một quãng đời còn lại làm vợ một người đánh cá ngày nào cũng ở trên mặt biển.
Nhưng mẹ cô có nói thực không? Có thể bà chỉ nhỡ mồm nói trong cơn tức giận. Cô sợ không dám hỏi. Cô có thể bị hiểu nhầm là cô muốn thế.
Mấy hôm sau, chiếc thuyền của Chemban tậu được về làng. Đó là thuyền của Panlikunnat Kandandoran, một ngư dân nổi thiếng thuộc đẳng cấp Valakkaran, một chiếc thuyền đã lừng lẫy một thời. Bây giờ nó đã hơi cũ, nhưng ở làng Chectala không có thuyền nào địch nổi nó. Người dân làng biển này đều biết thế. Cớ sao Kandankoran lại đem bán chiếc thuyền này đi, dù nó đã hơi cũ? Ông ta đang sa sút. Ông ta sống quá xa hoa và huyênh hoang, nên cuối cùng ông ta phải bán thuyền.
Mọi người đổ xô ra xem. Trong thân tâm, họ có phần ghen tị thấy Chemban tậu được chiếc thuyền đẹp.
- Niềm tự hào của dòng họ Panlikunnat đã về tay Chemban Kunju với chiếc thuyền này đây. - Achakunju nói với bạn bè.
Ayiankunju rủa một câu và nhổ nước bọt đánh toẹt một cái.
- Một người như Chemban làm sao thừa hưởng được danh tiếng của một người quí tộc trong tầng lớp ngư dân. Kandankoran có màu da nâu sáng, gương mặt ông nói lên sự thịnh vượng của ông. Giá mà các người được nhìn thấy ông ta đứng chờ thuyền của mình đi biển về, ăn vận sang trọng, đường hoàng và tự tin. Sao các ông lại có thể so sánh gã này với ông ta được?
Ramanmuppan cũng nhận xét:
- Nếu Chemban sẽ cư xử như Kandankoran thì mụ Chakki gầy còm, hốc hác, đen đủi cũng phải ăn mặc như Pappikunju, người vợ kiều diễm của Kandankoran chứ. Các bạn đã trông thấy bà ta chưa?
Ayiankunju nói:
- Thấy rồi chứ. Sắc đẹp của bà ta làm mọi người lóa mắt.
Về đến nhà, Chemban sững người trước những chuyện nghe được và những việc mà ông ta phải đương đầu. Lúc trên đường về nhà, lòng ông tràn ngập vui sướng. Tậu được chiếc thuyền này là một dịp may bất ngờ. Ông muốn về kể tỉ mỉ cho vợ nghe ông đã đến gặp Panlikunnat Kandankoran tại nhà như thế nào, đã ăn bữa tối ở đấy ra sao và tất cả những gì diễn ra. Ông còn muốn kể cho Chakki nghe về Pappikunju người vợ của Kandankoran, và sắc đẹp của bà ta. Trái lại, ông được đón tiếp bằng tin chẳng lành.
Người ta lên án ông chỉ vì ông không xin phép trưởng làng trước khi đi sắm thuyền. Sự thật đúng như thế. Ông đã phá vỡ một nề nếp lâu đời, rất lâu đời. Ông đã phải vất vả khó nhọc biết bao mới gom góp đủ tiền mua thuyền và lưới. Ông không thể trích ra hai mươi nhăm rupi lễ lạc trưởng làng được. Dù sao, ông không tưởng tượng nổi chuyện ấy lại trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến thế.
Tuyệt vọng, không biết xoay sở ra sao, ông quay sang hỏi vợ:
- Chúng mình đã làm gì họ?
- Không phải là chúng mình đã làm gì họ. Đây chỉ là thói ghen ghét thôi.
Đúng vậy. Nhưng mọi việc lẽ ra sẽ ổn hỏa nếu như họ có khoảng hai mươi nhăm rupi. Nhưng ông lấy tiền ấy ở đâu ra bây giờ? Dù thế nào, ông cũng phải dành ra một ít tiền để mua sắm những thứ cần dùng trên thuyền chứ? Hiện nay, ông chỉ còn vỏn vẹn có một cái lưới.
Chemban Kunju lần lượt kể hết với vợ những nỗi phiền muộn của mình. Ông còn biết kể với ai bây giờ? Và có ai khác lại chịu nghe tất cả những chuyện đó? Nhưng Chakki không tìm cách khuyên giải ông. Bà hỏi:
- Vậy vì cớ gì ông lại đi buộc vào người gánh nặng khốn khổ ấy?
Chemban lặng im. Có lẽ ông cảm thấy quả thực ông đã ôm lấy một gánh nặng quá sức. Mọi việc gờ đây đã xong xuôi. Chính những người dân làng ông chống lại ông
- Ví thử ta đem gả con gái với số tiền ít ỏi mà ta có thì liệu tai họa này chắc đâu đã xảy ra với ta? - Chakki hỏi.
Chemban không trả lời. Đã có tham vọng lớn thì không thể bình yên. Có lẽ nên xoay xở, lo toan với những gì mình có thì hơn.
Tối đến, Chemban bảo vợ:
- Giá tôi có khoảng ba mươi lăm rupi thì mọi chuyện ổn hết.
Chakki lấy ra tất cả món tiền mà bà đã bí mật cất riêng. Như vậy là đồng tiền để dành cuối cùng của bà đã bỏ ra rồi.
- Ông đã thấy vất vả khó khăn chưa. Ví thử trước đây ông mua cho tôi một thứ gì đó, thậm chí chỉ là một thứ trang sức nhỏ mọn nhất... nhưng lúc bấy giờ ông đâu có nghe tôi.
Chemban chịu là phải.
- Có một cách bà nó ạ.
- Cách gì?
- Đó là... - Chemban ngập ngừng - Tôi mà tóm được thằng nhóc phổi bò ấy là xong.
Chakki lấy tay bịt miệng chồng. Bà không biết Karuthamma ngủ hay chưa.
Chemban gỡ tay vợ ra và hỏi:
- Bà làm cái gì thế?
- Nói khe khẽ chứ.
- Được. Nhưng mà có chuyện gì nào?
Đây là chuyện không ai đem kể với người bố, song vẫn cần thiết nói ra. Chemban hỏi lại, Chakki nói nhỏ vào tai chồng:
- Con Karuthamma nó bảo làm thế là chuốc nhục vào người. Sẽ lôi thôi nếu nó biết...
- Thế thì còn cách nào khác đâu?
- Chính tôi cũng đang nghĩ, sau một lát. - Chemban hỏi.
- Hiện giờ nó có ở nhà không?
- Có lẽ có.
- Để tôi gặp nó xem.
Chakki lặng thinh. Chemban mở cửa bước ra ngoài.
Karuthamma đang ngủ. Cô không hay biết gì về những sự việc đang xảy ra. Khi Chemban về, mặt ông tươi tỉnh, hớn hở. Rõ ràng ông đã đạt được nhiều điều mong muốn.
- Thằng nhỏ tội nghiệp. Nó tốt lắm. Đang giắt trong người ba mươi rupi, nó đưa hết cho tôi.
Sáng hôm sau, Chemban đến gặp trưởng làng. Thoạt tiên trưởng làng rất tức giận, song chẳng mấy chốc ông ta đã nguôi. Ông bắt Chemban phải thỏa thuận gả chồng cho con gái càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hàng ngày đánh được bao nhiêu cá, Chemban còn phải đem một phần đến biếu trưởng làng. Chemban phàn nàn về thói đố kị của làng. Trưởng làng bảo ông cứ yên tâm, trưởng làng sẽ để ý giải quyết.
Thế là lúc ấy, Chemban đã vượt qua được những khó khăn. Nhưng muốn cho chiếc thuyền xuống nước có đủ các thứ cần dùng thì phải có thêm năm trăm rupi nữa. Món tiền ấy phải tìm ra bằng được.
- Bằng cách nào? - Chakki hỏi.
- Lại thằng Parikutti sẽ đem đến cho ta. - Chemban trả lời.
Chakki choáng váng. Hai vợ chồng thực sự to tiếng với nhau về việc này, nhưng Karuthamma vẫn không hay biết gì hết. Lấy quyền người chồng, Chemban bắt vợ phải đi vay.
- Không. Tôi không đi.
- Vậy cứ để yên thuyền trên bờ
- Cứ mà để.
Nhưng Chakki không đành lòng để thuyền nằm yên trên cạn. Bà sợ nếu bà không nhượng bộ thì Chemban nhất quyết không hành động gì hết.
- Được nhưng ông phải trả nó đủ nợ nhé. Chemban hứa sẽ trả hết tiền nợ lẫn lãi.
Thế là Chakki đến gặp Parikutti hỏi vay tiền. Đêm đó, bên nhà sấy cá của Parikutti bán đi nhiều cá khô. Và thuyền của Chemban chuẩn bị xuống nước với đầy đủ giàn lưới và mọi thứ cần thiết.
Bây giờ mới đến chuyện ai sẽ đi làm cho Chemban. Trưởng làng cho gọi những người đánh cá già giặn và nhiều kinh nghiệm đến để thu xếp. Thực ra không có gì khó khăn. Ai cũng muốn làm cho Chemban một khi đã thấy thuyền.
Achakunju nghĩ bụng Chemban sẽ hỏi ý kiến mình về mọi chuyện và tin chắc mình sẽ được mời đi làm cho Chemban. Ông đã để xảy ra mối bất hòa trong gia đình ông cũng chính vì việc ấy. Vì bạn ông đã sẵn sàng đấu tranh ngay cả trưởng làng. Thế nhưng, hai người gặp nhau mấy lần mà Chemban vẫn không ngỏ ý gì. Cheman chọn mười hai ngư dân trong làng làm việc trên thuyền của ông. Achakunju không nằm trong số đó.
Làng chài nào cũng có tục lệ lâu đời là trước hôm hạ thủy thì phải có một bữa cỗ nho nhỏ. Chemban mua chịu mọi thứ cho bữa cỗ ấy ở hiệu Hatxan Kutti. Ông phải mời một số họ hàng và bạn bè ở các làng bên Kakkadam và Punnuppara. Ông sai Karuthamma đi mời.
Bước dọc theo bờ nước, chìm đắm trong suy nghĩ, Karuthamma bỗng nghe thấy câu hỏi thân quen:
- Nhà em sẽ bán cá cho anh chứ?
Karuthamma sững sờ đứng lại. Parikuttti đang đứng trước mặt cô. Anh ở đâu và xuất hiện như thế nào? Karuthamma lặng im. Thậm chí cô cũng không nói là cô sẽ bán cá cho anh nếu được giá cao nữa. Cô không còn là cô gái Karuthamma trước kia. Cô cúi gằm mặt.
- Karuthamma giận anh à? - Parikutti hỏi.
Cô vẫn không nói. Tim cô đập mạnh, khéo vỡ mất.
- Nếu em không thích anh sẽ không nói với em nữa vậy.
Nhưng thực ra, cô muốn nói với anh rất nhiều, muốn hỏi anh rất nhiều. Cô còn muốn hỏi anh là liệu cô có thể cải giáo theo đạo anh được không?
Karuthamma đang đứng dưới bóng một con thuyền trên bờ cát. Parikutti không dứt mắt nổi khỏi bộ ngực thở phập phồng của cô. Và cô không bảo anh đừng nhìn cô như thế nữa.
Karuthamma ngẩng đầu lên:
- Để em đi, cậu Muthalali ạ.
Nhưng có phải Parikutti giữ cô lại đâu. Cô không bỏ đi thẳng được ư?
- Nhỡ ra có ai thấy chúng mình. - Cô bồn chồn nói tiếp. Đi được vài bước, cô nghe thấy tiếng gọi:
- Karuthamma!
Có cái gì khác thường trong giọng nói, trong tiếng gọi. Tai cô, lòng cô trào dâng một cảm giác mới lạ. Karuthamma đứng sững lại như thể bị ai đó đột ngột níu lấy chân. Anh không bước lại chỗ cô, tuy cô thầm chờ đợi.
Cả hai đều không biết họ đứng như vậy bao lâu.
Biển không nổi sóng cồn. Trời không lay gió mạnh. Biển mỉm cười, những làn sóng nhỏ chạy lô xô rồi tan ra thành đám bọt trắng xóa. Những chuyện tình như thế đã diễn ra tại làng biển này từ bao đời nay rồi.
Mỗi niềm hy vọng của Parikutti sau cùng kết thành câu hỏi:
- Karuthamma em có yêu anh không?
- Có. - Cô trả lời mà không biết mình đã nói.
- Yêu riêng mình anh chứ?
- Vâng, riêng anh.
Giọng nói của cô làm cô lảo đảo như khi nghe tiếng sấm, đó là lúc cô sực tỉnh và hiểu ra tất cả sức mạnh của những lời cô nói. Cô nhìn thẳng vào gương mặt anh. Mắt họ gặp nhau. Họ đã nói với nhau tất cả. Họ đã ngỏ lòng với nhau rồi.
Và Karuthamma bước tiếp đi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mùa Tôm
Thakazhi Sinvasankara Pillai
Mùa Tôm - Thakazhi Sinvasankara Pillai
https://isach.info/story.php?story=mua_tom__thakazhi_sinvasankara_pillai