Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gatsby Vĩ Đại
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6
T
rong khoảng thời gian này, vào một buổi sáng có một phóng viên nhà báo trẻ đầy xông xáo đến từ New York gõ cửa nhà Gatsby để hỏi nếu anh ta có điều gì cần tuyên bố.
"Cần phải tuyên bố chuyện gì?" Gatsby hỏi một cách lịch sự.
"Thì bất cứ gì có thể tuyên bố được."
Phải mất năm phút đầy ngơ ngác sau đó mới hiểu ra được rằng, hóa ra anh chàng phóng viên trẻ này đã nghe thoáng được ở toà soạn tên của Gatsby có liên quan tới một việc gì đó mà anh chàng ta nhất định không tiết lộ, hay có lẽ anh ta cũng không biết rành cho lắm. Nhân được ngày nghỉ, với sự chủ động đáng khen anh ta vội đến nơi để "xem ra sao."
Đây chỉ là việc làm hú hoạ, thế nhưng hóa ra trực giác của anh phóng viên trẻ lại chính xác. Tiếng tăm của Gatsby được truyền qua miệng của cả hàng trăm những người đã từng nhận sự tiếp đãi hiếu khách của anh, họ đã trở thành những nguồn tin đáng tin cậy cho quá khứ của anh. Tiếng tăm này càng được tăng thêm suốt mùa hè khiến anh thiếu điều như trở thành tin tức trên báo chí. Cái giai thoại đương thời nhắc về 'con đường hầm dẫn sang tới Canada' đã được họ gắn liền với tên tuổi của anh. Lại có một chuyện khăng khăng quả quyết rằng Gatsby không hề sống ở nhà mà sống ở trên một con tàu xây giống như ngôi nhà, chiếc tàu này được bí mật di chuyển lên xuống dọc theo bờ biển đảo Long Island. Tại sao những chuyện bịa đăt này lại làm cho anh chàng James Gatz từ tiểu bang North Dakota cảm thấy thú vị thì khó có thể trả lời.
James Gatz, đó mới thật sự là tên của Gatsby, hay ít ra cũng là tên trên giấy tờ. Anh ta đã đổi tên mình năm mười bẩy tuổi, ở vào đúng cái thời điểm đã làm chứng nhân cho một bắt đầu của một sự nghiệp, cái thời điểm khi anh trông thấy chiếc du thuyền của Dan Cody đang thả neo trong vùng nước cạn đầy hiểm họa trên hồ Lake Superior. Buổi chiều hôm đó, lúc còn đang thơ thẩn dọc theo bờ hồ thì anh còn là anh chàng James Gatz với chiếc áo màu xanh lam sờn nát và chiếc quần vải bạt. Thế nhưng đến lúc đi mượn chiếc xuồng, chèo ra chỗ chiếc du thuyền TOULOMÊ thì anh đã trở thành Jay Gatsby. Jay Gatsby đã báo cho Cody biết rằng trong vòng nửa giờ đồng hồ sẽ có gió to thổi và nó có thể lật chìm chiếc du thuyền.
Tôi cho rằng Gatsby đã chọn cho mình cái tên này từ lâu. Cha mẹ anh ta là những nhà nông thất bại và không biết xoay sở. Trong trí tưởng tượng của mình, Gatsby thực sự chưa bao giờ chấp nh
ận họ là cha mẹ của mình. Sự thật là anh chàng Jay Gatsby của làng West Egg đảo Long Island đã tự mình sinh ra bằng thụ thai thuần khiết. Anh là con của thượng đế, nếu đúng theo nghĩa của nó, thế nên anh phải phụng sự việc làm của chúa cha, phụng sự một sắc đẹp bề ngoài rộng lớn bao la, phàm tục và giả tạo. Do đó anh đã tạo dựng lên một Jay Gatsby, một loại người mà đầu óc của một thanh niên mười bẩy tuổi có thể nghĩ ra, rồi anh đã trung thành với khái niệm này cho tới cuối cuộc đời.
Khoảng hơn một năm, Gatsy đã phải cực khổ đi kiếm sống dọc theo bờ hồ Lake Superior bằng nghề bắt nghêu, câu cá hoặc bằng đủ mọi công việc gì có thể đem lại cho anh miếng ăn tấm chiếu. Tấm thân cứng cáp rạm nắng của Gatsy càng trở nên vững chãi qua những công việc vừa kham khổ vừa nhàn hạ để sống qua ngày. Gatsby biết đến phụ nữ rất sớm, và vì họ đã làm hư anh, anh trở nên khinh bỉ họ. Khinh bỉ những cô con gái trinh nguyên vì họ thật là ngây thơ ngu dại. Khinh bỉ những người phụ nữ khác vì họ điên cuồng mê dại đối với những thứ mà anh cho là bình thường.
Thế nhưng trái tim của Gatsby đã luôn không ngừng nổi loạn. Những mơ tưởng lố bịch nhất và kỳ quặc nhất luôn ám ảnh anh mỗi đêm khi anh lên giường. Mỗi đêm, khi cả một thế giới lòe loẹt sặc sỡ không sao diễn tả được đang hiện ra trong trí óc của anh, thì lúc đó chiếc đồng hồ đặt trên giá rửa mặt tiếp tục kêu tích tắc và vành trăng trải những dải sáng ướt át làm ướt đẫm mấy mảnh quần áo đang nằm vung vãi trên sàn. Mỗi đêm Gatsby mỗi chấm phá thêm những nét mới vào trong mơ tưởng của mình, cho tới khi nó được khép lại bằng một cảnh tượng huy hoàng sặc sỡ, rồi trở nên mơ màng lãng quên khi anh chìm dần trong giấc ngủ. Trong một khoảng thời gian, những sự mơ tưởng này giúp cho anh một lối thoát cho cho trí tưởng của mình. Chúng là lời nhắc nhở thỏa đáng cho những hiện thực không thực tế, một lời hứa hẹn làm chấn động cái thế giới đã được tạo ra một cách vững trãi trên đôi cánh thần thoại.
Một vài tháng trước đó, cái linh cảm về một tương lai huy hoàng đã dẫn dắt Gatsby đến theo học tại ngôi trường St. Olaf nhỏ bé của dòng đạo Lutheran miền nam tiểu bang Minesota. Mới theo học được hai tuần, Gatsby đã trở nên chán nản trước sự dửng dưng tàn nhẫn của trường đối với tiếng trống dục dã cho tương lai số phận của anh, hay cho cái gọi là tương lai số phận nói chung chung, và sự việc bị khinh thường vì công việc làm lao công mà anh đi làm để kiếm sống qua ngày. Do đó Gatsby đã trôi nổi tới hồ Lake Superior. Trong cái ngày chiếc du thuyền của Dan Cody thả neo bên chỗ nước cạn dọc bờ hồ thì lúc Gatsby vẫn còn chưa tìm được gì cho mình.
Lúc đó Cody đã đã năm mươi tuổi, ông là sản phẩm của những mỏ bạc ở tiểu bang Nevada, của con sông Yukon và của mọi những cuộc săn lùng kim loại có từ năm một ngàn tám trăm bẩy mươi lăm. Những cuộc giao dịch kim loại đồng ở tiểu bang Montana đã biến ông ta thành đại triệu phú và khiến cho ông có được một cơ thể cường tráng nhưng lại chứa đựng một tâm hồn mềm yếu. Tìm ra được yếu điểm này, không biết bao nhiêu phụ nữ đã tìm cách để moi tiền của ông. Trong số những người này, không ai điêu luyện bằng Ella Kaye, một nữ ký giả. Chuyện bà đóng vai trò người tình Madame de Maintenon[1], lợi dụng yếu điểm của ông và dụ ông đi du thuyền ra khơi là những chuyện thường thấy trên mặt báo của những năm 1901. Cody đã đưa thuyền đi men dọc tất cả những bờ biển an toàn hiền hoà khoảng được năm năm, cho tới cái ngày ông thay đổi số mạng anh chàng trẻ James Gatz ở mũi Little Girls Point.
Đối với chàng thanh niên James Gatz, lúc đó đang tỳ tay lên hai mái chèo ngước nhìn lên bong thuyền, thì chiếc du thuyền đã như đại diện cho tất cả những nét đẹp và vẻ quyến rũ của thế giới. Tôi đoán anh ta đã mỉm cười với Cody, anh ta hẳn đã khám phá ra được là anh sẽ được người ta yêu thích nếu anh cười với họ. Bất kỳ ra sao, Cody đã hỏi anh vài câu hỏi (một trong những câu hỏi đã khiến cái tên mới toanh được sinh ra) và đã khám phá ra rằng anh thanh niên này rất nhanh nhẹn và đầy hoài bão ngông cuồng. Vài ngày sau, Cody dẫn Gatsby tới Duluth và mua cho anh một chiếc áo khoác màu xanh dương mới, sáu chiếc quần trắng tinh và một chiếc mũ thủy thủ. Thế là khi chiếc du thuyền TUOLOMEE rời bến để đi tới Tây Ấn và bờ biển Barbary thì Gatsby cũng đi theo.
Gatsby được mướn làm việc trên du thuyền bằng chức vụ không cố định. Trong thời gian ở bên Cody, anh thay phiên làm làm đủ chuyện, từ quản lý, trợ tá, hoa tiêu, thư ký, và ngay cả làm cai. Một Dan Cody tỉnh rượu biết rằng một Dan Cody say sưa xài tiền như nước sẽ làm gì, cho nên ông ta càng ngày càng đặt lòng tin tưởng vào nơi Gatsby. Cuộc sống như vậy kéo dài được năm năm. Trong thời gian này chiếc du thuyền đi ba lần vòng quanh lục địa. Tình huống có thể còn kéo dài được hơn nữa cho đến một đêm khi Ella Kaye lên tàu ở Boston. Một tuần sau đó Dan Cody đã qua đời
Tôi nhớ đã từng thấy bức chân dung của Cody treo trong phòng ngủ của Gatsby, một người đàn ông mái tóc muối tiêu, khuôn mặt hồng hào, cứng cỏi trống vắng, một con người chuyên đi lùng kiếm khai phá, với đời sống ăn chơi trác táng, người mà trong một giai đoạn của xã hội người dân Hoa Kỳ đã mang lại cho những vùng ven biển miền đông sự hung bạo man rợ của những nhà chứa điếm và những quán rượu nơi biên phòng. Chính Cody đã trở thành người gián tiếp khiến cho Gatsby không uống rượu nhiều lắm. Trong những bữa tiệc từng bừng náo nhiệt, những phụ nữ thường lấy rượu đổ lên tóc của của anh bởi vì anh đã tự tạo cho mình thói quen không uống rượu.
Cody có để di sản lại cho Gatsby - hai mươi lăm ngàn đô. Thế nhưng anh ta đã không được nhận. Gatsby không bao giờ hiểu được cái thủ đoạn pháp luật gì đã được sử dụng để cản trở, thế nhưng tất cả những triệu đồng còn lại đều hoàn toàn rơi vào tay của Ella Kaye. Gatsby chỉ còn được hưởng duy nhất cái vốn liếng kinh nghiệm học được từ Cody. Từ nó những đặc điểm mơ hồ của một anh chàng Jay Gatsby đã được tô đậm bồi đắp thành những thực chất của một người đàn ông
Mãi về sau này Gatsby mới kể cho tôi nghe chuyện này. Tôi viết xuống những điều này ở đây với ý định để phá tan những lời đồn đại điên rồ không có chút gì là sự thật về quá khứ của anh. Hơn thế nữa, Gatsby đã kể nó cho tôi nghe ở vào thời điểm tôi còn đang hỗn lộn hoang mang, khi mà tôi đang ở vào cái chỗ tin vào hết mọi thứ nghe được về anh ta, không xót thứ gì. Do đó tôi đã lợi dụng lúc đang gián đoạn này, có thể nói rằng lúc Gatsby đang ngừng nghỉ xả hơi, để xua tan đi tất cả những nhận thức sai lầm về anh ta.
Lúc đó cũng là sự gián đoạn về liên hệ giữa tôi và đời sống của anh. Nhiều tuần, tôi đã không gặp hay nghe anh gọi điện thoại. Phần nhiều là vì tôi ở bên New York bận rộn cặp kè với Jordan và cố lấy lòng người dì suy lão của nàng. Thế nhưng cuối cùng một buổi chiều Chúa Nhật tôi đã ghé sang nhà Gatsby. Tôi tới đó chưa được hai phút thì có người dẫn Tom Buchana vào nhà anh chơi. Đương nhiên tôi vô cùng kinh ngạc, nhưng cái kinh ngạc thật sự chính là việc mãi đến bây giờ việc này mới xẩy ra.
Bọn họ gồm ba người, cùng cưỡi ngựa. Tom cùng với một anh chàng tên Sloan và một phụ nữ xinh đẹp mặc trang phục cỡi ngựa màu nâu, trước đây đã có từng tới đây.
"Mời các vị vào." Gatsby đứng trước hiên nhà lên tiếng chào. "Tôi rất vui mừng được mọi người ghé thăm."
Mấy người này chẳng quan tâm đến lời chào hỏi.
"Xin mời ngồi. Xin mời dùng thuốc lá hay xì gà." Gatsby đi nhanh chung quanh phòng, rung chuông. "Tôi sẽ cho người mang thức uống lên ngay."
Rõ ràng Gatsby đã bị mất bình tĩnh nghiêm trọng trước sự xuất hiện của Tom. Anh ta sẽ tiếp tục cảm thấy lúng túng cho đến khi anh có được thứ gì đó đưa ra mời khách, lờ mờ nghĩ rằng đó là lý do tại sao họ đến đây. Anh chàng Sloan không muốn uống gì cả. Nước chanh? Không, cám ơn. Một chút Champagne? Không cần thứ nào cả. Cám ơn, xin lỗi....
"Mọi người đi cưỡi ngựa có vui không?"
"Đường xá ở đây cũng tốt lắm chứ."
"Tôi cho rằng những chiếc xe..."
"Dà."
Không cưỡng nổi thôi thúc, Gatsby quay sang Tom, người đã để cho được giới thiệu như là một người chưa bao giờ gặp mặt.
"Anh Buchanan, tôi tin rằng chúng ta đã gặp nhau ở đâu rồi."
"Ồ, đúng vậy." Tom trả lời cộc lốc nhưng lịch sự, rõ ràng là anh ta không hề nhớ gì. "Chúng ta quả có gặp nhau, tôi còn nhớ rất rõ."
"Vào khoảng hai tuần trước."
"Ồ đúng như vậy. Gặp anh và Nick."
"Tôi quen vợ của anh." Gatsby tiếp tục nói gần như công kích.
"Vậy sao?"
Tom quay sang tôi.
"Anh sống ở gần đây hả Nick?"
"Nhà cạnh bên."
"Vậy sao?"
Sloane không tham dự vào câu chuyện, nhưng nằm ngửa trên ghế của mình dáng điệu kiêu kỳ. Người phụ nữ kia cũng không nói năng gì cho đến khi ly rượu whiskey sô đa thứ hai thì cô ta đột nhiên lên tiếng thân mật. Cô ta nói:
"Tất cả chúng tôi sẽ đến tham dự bữa tiệc tới của anh, anh Gatsby. Anh nghĩ sao?"
"Chắc chắn, tôi rất vui nếu mọi người đến tham dự."
"Quý quá." Sloan nói nhưng không có vẻ gì là cảm kích. "Thôi chúng ta ra về thôi."
"Không cần gì phải vội." Gatsby nài. Anh ta đã lấy được tự chủ và muốn được đối diện với Tom lâu hơn. "Hay là - Hay là mọi người ở lại dùng bữa chiều đi. Chắc thế nào cũng có ai đó ghé đến chơi từ New York."
"Hay là anh đến dùng bữa ở nhà TÔI. Cả hai anh." người phụ nữ mời một cách sốt sắng.
Lời mời này bao gồm cả mời tôi. Sloan đứng lên.
"Vậy thì đi." Anh ta nói nhưng lời nói chỉ dành cho người phụ nữ.
"Tôi thật lòng." Người phụ nữ nài. "Tôi rất mừng được các anh đến nhà. Nhà tôi rộng lắm."
Gatsby nhìn tôi dò hỏi. Anh ta muốn đi nhưng anh lại không nhận ra rằng anh chàng Sloan như khăng khăng không muốn anh đi.
"Tôi ngại rằng tôi không thể đi được." Tôi trả lời.
"Nếu vậy thì anh đi." Người phụ nữ nài, chuyên chú vào Gatsby.
Anh chàng Sloan thì thầm gì đó vào tai người phụ nữ.
"Nếu không khởi hành bây giờ chúng ta sẽ trễ mất." Cô ta cương quyết.
"Tôi chưa mua ngựa." Gatsby nói. "Lúc còn ở quân đội tôi cũng có cưỡi ngựa, nhưng tôi chưa mua một con nào cho mình. Tôi sẽ phải lái xe theo sau các vị. Xin phép cho tao vài phút chuẩn bị."
Tất cả chúng tôi bước ra ngoài hiên nhà, Sloan và người phụ nữ k
éo nhau sang một bên nói chuyện một cách sôi nổi.
"Trời ơi, tôi tin rằng hắn ta sẽ đi." Tom nói. "Bộ hắn ta không biết cô ta không muốn hắn đi theo à."
"Nhưng cô ấy nói cô ấy muốn anh ta tham dự mà."
"Cô ta đãi một bữa tiệc rất lớn và anh ta sẽ không biết lấy một mạng nào ở đó." Tom nhăn mặt. "Tôi tự hỏi anh chàng này đã từng quen Daisy ở cái chỗ quái quỷ nào. Đối với thượng đế, tôi có thể là một người hủ lậu, thế nhưng loại phụ nữ giao thiệp nhiều ngày nay không thích hợp với tôi. Họ quen đủ loại hạng người."
Đột nhiên Sloan và người phụ nữ bước xuống những bậc thềm và lên ngựa.
"Đi thôi." Sloan nói với Tom. "Chúng ta trễ rồi. Chúng ta phải đi thôi." Sau đó hắn quay qua tôi. "Anh làm ơn nhắn với anh ta chúng tôi không thể chờ, có được không?"
Tom và tôi bắt tay chào, hai người còn lại và tôi chỉ gật đầu chào nhau lạnh lẽo. Sau đó bọn họ phóng ngựa đi ra đường, biến mất dưới những tàn cây lá mùa tháng tám, vừa khi Gatsby bước ra tới cửa trên tay cầm nón và áo khoác.
Tom rõ ràng bắt đầu lo sợ chuyện Daisy đi ra ngoài một mình giao thiệp thường xuyên, bởi vì tối thứ Bẩy sau đó anh ta đi cùng với vợ đến dự tiệc ở nhà Gatsby. Có lẽ sự hiện diện của anh ta đã tạo cho buổi tối đó một không khí ngột ngạt sao đó khiến cho ký ức của tôi đặc biết nhớ về nó hơn tất cả những bữa tiệc khác mùa hè năm đó. Cũng vẫn là những khách khứa thường tới, hay ít ra cũng cùng một loại người như vậy. Vẫn ê hề rượu champagne, vẫn những màu sắc đó, vẫn những náo động rối loạn lệ thường, thế nhưng tôi cảm thấy có sự khó chịu ở trong không gian, một sự gay gắt lan tràn chưa từng có trước kia. Hay có lẽ bởi vì tôi đã trở nên quen thuộc với nó, đã trở nên chấp nhận West Egg như là một thế giới trọn vẹn với những phép tắc riêng của nó, với những nhân vật tên tuổi riêng của nó không thua kém bất cứ nơi nào vì chính nó không cảm thấy nó thua kém. Giờ đây tôi lại nhận thấy nó như vậy qua đôi mắt của Daisy. Không có gì buồn bằng khi ta nhìn qua cặp mắt mới những gì mà mình đã hết sức sử dụng sức mạnh của mình để hoàn chỉnh nó.
Vợ chồng họ đến vào lúc trời chạng vạng, và trong lúc chúng tôi đang thả bộ giữa hàng trăm khách khứa đang sôi sục, giọng nói của Daisy nổi lên róch rách thì thầm từ trong cuống họng.
"Những thứ ở đây làm em háo hức quá". Daisy thì thầm.
"Nếu như anh muốn hôn em bất cứ lúc nào tối hôm nay, Nick, cứ việc cho em hay và em sẽ sắp xếp cho anh. Chỉ cần gọi tên em, hay là đưa ra tấm thẻ màu xanh. Bây giờ em phát cho anh tấm thẻ xanh...."
"Hãy nhìn quanh đây." Gatsby đề nghị.
"Em đang nhìn đây. Em thấy quá tuyệt diệu...."
"Các vị sẽ thấy rất nhiều khuôn mặt của những người tên tuổi đã từng nghe nhắc tới."
Đôi mắt ngạo nghễ kiêu ngạo của Tom lướt đảo vòng qua đám đông.
"Chúng tôi không đi lại nhiều lắm." Tom nói. "Thật ra, tôi chẳng hề quen một ai ở đây."
"Có lẽ anh quen cô đó." Gatsby chỉ một phụ nữ lộng lẫy xinh đẹp như hoa lan hơn là người, đang ngồi bất động dưới tàng cây mận trắng. Tom và Dasy nhìn chằm chằm với một cảm giác khác biệt có được khi ta nhận ra một nhân vật tên tuổi ở trong phim ảnh mà ta chưa được gặp mặt bao giờ.
"Cô ta xinh đẹp quá." Daisy nói.
"Người cúi mình bên cạnh cô ta là đạo diễn,"
Gatsby kiểu cách đưa họ đi chào giới thiệu tới từng nhóm người một.
"Bà Buchanan... Ông Buchanan..."Sau một phút ngập ngừng anh ta nói thêm. "Nhà chơi môn polo."
"Ô, không đâu, không phải tôi," Tom phản đối lại.
Thế nhưng rõ ràng lời giới thiệu như vậy khiến Gatsby hài long, bởi vì Tom cứ tiếp tục được giới thiệu là thủ môn polo cho đến hết buổi tối.
"Em chưa bao giờ được gặp nhiều người danh tiếng đến như vậy." Daisy tuyên bố. "Em thích cái ông đó, tên ông ta là gì nhỉ? Cái ông có cái mũi giống như màu xanh."
Gatsby giới thiệu tên người đàn ông, nói thêm ông ta là một nhà sản xuất nhỏ.
"Em vẫn thích ông ta."
"Tôi không muốn bị làm thủ môn polo nữa. Tôi thà ngồi nhìn hết những người danh tiếng để cho mình được chìm vào trong quên lãng." Tom khôi hài.
Daisy và Gatsby bước ra khiêu vũ. Tôi nhớ rằng tôi đã ngạc nhiên vì cách nhảy cổ điển thanh nhã của anh trong điệu fox-trot. Trước đó tôi chưa từng thấy anh khiêu vũ. Sau đó hai người họ đi thơ thẩn sang nhà tôi và ngồi ở bậc cửa khoảng nửa tiếng trong khi tôi được Daisy giao cho nhiệm vụ canh chừng trong vườn "trong trường hợp có hỏa hoạn, nước lụt, hay thiên tai" Daisy giải thích.
Tom xuất hiện từ trong 'quên lãng' khi chúng tôi đang ngồi ăn."Em có phiền gì không nếu anh sang ăn với mấy người bên kia? Cái anh chàng đó nói chuyện buồn cười lắm" Tom hỏi.
"Anh cứ đi đi." Daisy ân cần trả lời. "Nếu như anh cần viết lại địa chỉ của ai thì lấy chiếc viết chì bằng vàng này của em mà dùng." Daisy nhìn chung quang một lát và nói với tôi rằng cô gái ở kia "không có gì đặc sắc nhưng xinh đẹp." Tôi biết chắc rằng ngoại trừ nửa giờ đồng hồ được ở bên cạnh Gatsby riêng rẽ, Daisy hoàn toàn không thấy gì vui vẻ gì mấy.
Chúng tôi ngồi ở chiếc bàn mà ai cũng chuếnh choáng say cả rồi. Đó cũng là do lỗi của tôi. Gatsby đang bận nói chuyện điện thoại, còn tôi thì thích nói chuyện với những người mà tôi đã gặp qua rồi hai tuần trước đó. Thế nhưng cái mà tôi tưởng sẽ làm cho tôi được vui vẻ hóa ra lại làm ô nhiễm không khí.
"Cô có khỏe không, cô Baedeker?"
Người thiếu nữ tôi chào hỏi đang cố dựa gục lên vai tôi, nhưng không thành công. Nghe tôi chào hỏi cô ta ngồi gượng dậy, mở to mắt.
"Cái gì?"
Một bà to lớn đồ sộ và lờ đờ, đã từng nài Daisy đi chơi golf với bà ta vào ngày mai ở một câu lạc bộ, lên tiếng bào chữa cho cô Baedeker.
"Ô, cô ấy không sao đâu. Khi cô ta uống năm hay sáu ly cocktails vào thì cô sẽ luôn la hét như thế. Tôi đã bảo cô ta từ nay đừng đụng vào rượu nữa."
"Tôi đâu có đụng vào đâu." Người vừa được bào chữa quả quyết xác nhận bằng giọng lè nhè.
"Tôi nghe cô la lối, cho nên tôi nói với bác sĩ Civet ở đây. "Có người cần anh giúp, bác sĩ."
"Tôi chắc rằng cô ấy cảm kích lắm." Một người bạn khác nói, nhưng không có vẻ gì là mang ơn cả. "Thế nhưng anh ta đã làm cho áo của cô ấy ướt hết khi cô dìm đầu cô ấy xuống hồ nước."
"Tôi ghét nhất là bị dìm đầu xuống hồ bơi. Có lần người ta xém nhận chết tôi ở New Jersey."
"Nếu nói như vậy thì cô đừng đụng tới rượu nữa." Bác sĩ Civet tấn công.
"Nhìn lại anh đi." Cô Baedeker la to dữ tợn. "Tay anh đang rung cả lên. Tôi chẳng dám để cho anh giải phẫu tôi."
Đại khái là như thế. Hầu như việc cuối cùng mà tôi nhớ được là đứng cạnh Daisy quan sát nhà đạo diễn phim và ngôi sao điện ảnh của ông ta. Hai người họ vẫn ngồi dưới tàng cây mận trắng, hai khuôn mặt của họ kề sát vào nhau chỉ cách một lớp mỏng ánh trăng nhợt nhạt. Tôi chợt nhận ra rằng nguyên cả buổi tối nay ông ta cứ từ từ chầm chậm nghiêng người về phía cô ta để mà có được cái khoảng cách gần gũi này. Trong lúc đang quan sát, tôi thấy ông ta cúi xuống thêm một mức cuối cùng và rồi đã hôn lên được trên má cô ta.
"Em thích cô đó. Cô ta rất xinh đẹp." Daisy nói.
Thế nhưng mọi thứ khác còn lại thì lại làm Daisy chướng mắt khó chịu không sao giải thích được, bởi vì nó có được không phải từ thái độ hay cử chỉ mà là từ cảm giác. Daisy bị West Egg, một nơi chưa từng ở đâu có, làm cho hoảng sợ, một nơi mà xã hội Broadway đã tạo lập ra nó từ một khu làng đánh cá trên đảo Long Island. Daisy kinh sợ cái sức sống thô thiển đầy mộc mạc của nó đã làm trêu tức người ta qua những cổ ngữ đã được nói trại đi, và bởi cái hoàn cảnh quá chướng mắt đã lùa những người dân cư của nó đi dọc theo con đường tắt để đi từ một nơi không có gì đến một nơi không có gì. Daisy đã thấy được những điểm kinh tởm đáng sợ ở trong cái đời sống đơn giản mộc mạc mà nàng không sao hiểu được.
Tôi ngồi trên bậc cửa trước với hai vợ chồng Tom và Daisy một lát trong khi họ chờ lấy xe. Trước nhà tối lắm, chỉ có khoảng mười thước ánh sáng được hắt ra từ chiếc cửa rọi vào trong bóng đêm. Thỉnh thoảng bóng người đang di động chiếu hắt lên trên tấm mành ở căn phòng trang điểm phía trên lầu, nhường chỗ cho một chiếc bóng khác, quá trình những chiếc bóng thay đổi cứ như vậy diễn ra cho những người đến soi nhồi phấn lại trước một tấm gương vô hình.
"Gatsby này là ai?" Tom đột ngột hỏi. "Có phải là một tên buôn lậu nào đó không?"
"Anh nghe được ở đâu như vậy?" Tôi gạn hỏi.
"Tôi không nghe được ở đâu cả. Tôi chỉ tưởng tượng ra thôi. Có rất nhiều những người mới trở nên giàu có đều là dân buôn lậu, anh biết đó."
"Không phải Gatsby." Tôi nói ngắn gọn.
Tom im lặng một lát. Những viên đá cuội trên con đường kêu lào xào dưới chân anh ta.
"Thế thì anh ta nhất định đã phải cố gắng khổ sở lắm mới có thể thu thập được những bầy thú trong gánh xiệc này lại."
Một cơn gió thoảng thổi bay lớp bụi xám phủ trên cổ áo lông của Daisy.
"Ít ra bọn họ đáng lý thú hơn những người chúng ta quen." Daisy cố gắng nói.
"Nhưng trông em không có vẻ gì là thích thú cả."
"Thật ra em có."
Tom phá lên cười quay qua tôi.
"Anh có để ý thấy khuôn mặt của Daisy khi cái cô gái đó nhờ Daisy đưa cô ta đi đứng dưới vòi nước lạnh không?"
Daisy bắt đầu hát khe khẽ một điệu nhạc với giọng trầm trầm nhịp nhàng làm nổi lên ý nghĩa của mỗi lời ca, như nó chưa từng bao giờ được như vậy trước đây và sẽ không bao giờ được sau này. Khi nốt nhạc lên cao giọng nàng cũng vút lên theo nó vỡ vụn ra ngọt ngào đúng điệu như những giọng hát nữ giọng trầm. Cứ mỗi lần thay đổi giọng như vậy nàng lại rót ra một chút tình người ấm áp đầy ma lực vào trong không gian.
"Có rất nhiều người không được mời cũng cứ tới." Daisy đột nhiên nói. "Cô gái đó cũng không được mời. Bọn họ cứ tự tiện mà tới và anh ấy quá lịch sự không hề phản đối."
"Anh muốn biết anh ta là ai và làm nghề gì." Tom nhất định muốn biết. "Và anh nhất định sẽ tìm ra câu trả lời."
"Em có thể nói cho anh biết ngay bây giờ." Daisy trả lời. "Anh ấy làm chủ vài tiệm thuốc, phải nói là rất nhiều tiệm thuốc. Chính tay anh ta gây dựng lên từ đầu."
Chiếc xe limousine đến trễ lăn bánh vào trong sân.
"Tạm biệt anh, Nick." Daisy nói.
Đôi mắt của Daisy rời khỏi tôi để nhìn lên những bậc thềm sáng ánh đèn cao nhất, nơi cánh cửa mở đang vọng ra tiếng nhạc trầm buồn của bài THREE O'CLOCK IN
THE MORNING. Cuối cùng, trong bữa tiệc tự nhiên không trịnh trọng này của Gatsby đã chứa đựng cái lãng mạn, một thứ hoàn toàn thiếu vắng trong thế giới của nàng. Có một cái gì ở trong tiếng nhạc trên cao đó dường như đang mời mọc Daisy quay trở lại? Chuyện gì sẽ xẩy ra trong những khoẳnh khắc tối mờ không lường trước? Có lẽ sẽ có người khách bất ngờ đến muộn, một người hoàn toàn hiếm hoi khác thường, cô gái trẻ lộng lẫy với cái liếc nhìn tươi mát tới Gatsby, một giây phút gặp gỡ kỳ diệu, nó sẽ xóa mất đi cái năm năm hết lòng chung thủy kia.
Đêm đó tôi ở lại trễ. Gatsby yêu cầu tôi ở lại cho đến khi anh ta được rảnh rỗi. Tôi nán lại ở ngoài vườn cho tới khi những đám người tắm biển quen thuộc hàng ngày đều đã chạy cả lên từ bãi biển tối đen, lạnh run hớn hở, và cho tới khi đèn trong các gian phòng ngủ của khách đã được tắt đi. Cuối cùng, Gatsby bước xuống những bực thềm, làn da rám nắng căng khác thường trên khuôn mặt, đôi mắt sáng ngời nhưng mệt mỏi.
"Cô ấy không thích." Gatsby nói ngay
"Đương nhiên thích mà."
"Cô ấy không thích." Gatsby quả quyết. "Cô ấy không được vui lắm."
Gatsby trở nên im lặng, tôi đoán anh ta đang có nỗi chán nản không thốt nên lời.
"Tôi cảm thấy rất xa cách với cô ấy." Gatsby nó. "Khó làm cho cô ấy hiểu."
"Ý anh muốn nói bài khiêu vũ?"
"Bài khiêu vũ?" Gatsby dẹp bỏ tất cả những bài khiêu vũ anh đã tổ chức chỉ với một cái búng tay. "Anh bạn già, khiêu vũ không phải là cái quan trọng."
Gatsby không muốn gì hơn là muốn Daisy nói với Tom: "Em chưa bao giờ yêu anh." Sau khi Daisy đã xóa bỏ bốn năm với Tom bằng câu nói đó, lúc đó hai người họ sẽ có thể đi tới một quyết định để giải quyết thỏa đáng. Một trong những giải quyết đó là, sau khi nàng đã được tự do, nàng sẽ quay trở lại Louisville và làm đám cưới lại từ nhà của mình, như năm năm về trước.
"Cô ấy không hiểu. Lúc trước cô ấy thường hiểu. Chúng tôi thường ngồi với nhau hàng nhiều giờ..."
Gatsby im lặng, rồi bước qua lại trên khoảng đất tiêu điều ngổn ngang những vỏ trái cây và những cành hoa dập nát.
"Nếu là tôi thì tôi sẽ không đòi hỏi gì nhiều quá ở Daisy." Tôi đánh bạo. "Anh không thể lập lại những gì trong quá khứ."
"Không thể lập lại những việc trong quá khứ?" Gatsby kêu lên ngờ vực. "Đương nhiên là có thể."
Gatsby nhìn chung quanh mình một cách ngớ ngác làm như cái quá khứ đang ẩn náu rình mò đâu đây trong bóng tối của căn nhà, ngoài vòng tay với của anh.
"Tôi sẽ chỉnh đốn hết mọi thứ lại làm cho chúng giống như ngày xưa." Gatsy gật mạnh đầu nói một cách kiên quyết. "Cô ấy sẽ thấy."
Gatsby kể rất nhiều về quá khứ, tôi nhận ra anh dường như đang muốn tìm lại một cái gì đó, có lẽ là những suy nghĩ cho riêng bản thân, những thứ mà anh đã đánh mất từ khi yêu Daisy. Cuộc đời của anh ta đã trở nên lẫn lộn và lộn xộn từ thủa đó, nếu anh có thể quay trở về một thời điểm bắt đầu nào đó trong quá khứ và để nó trôi qua đi một cách thật chậm, anh có thể khám phá ra cái đó là cái gì........ Một đêm mùa thu năm năm về trước, hai người họ đã sóng bước trên đường phố dưới những hàng cây lá rụng. Họ bước tới một chỗ không có cây và cả hè đường bừng sáng dưới ánh trăng. Họ đã ngừng lại ở đó đối diện nhau. Buổi tối mát lạnh chứa đựng những xao xuyến đầy bí ẩn mỗi năm chỉ đến hai lần vào lúc giao mùa. Ánh đèn êm ả từ những căn nhà mơn man tỏa ra ngoài bóng tối và có gì đó như lay động, như xôn xao giữa những vì sao. Qua khoé mắt của mình, Gatsby nhìn thấy những những viên đá lát hè đường đang chuyển mình xếp lên nhau biến thành chiếc thang dựng leo lên tới một chỗ bí mật nào đó trên đỉnh những ngọn cây. Nếu như một mình, anh có thể trèo lên nó. Một khi đã lên tới nơi, anh có thể mút lấy cái núm vú của cuộc đời và nuốt chửng từng ngụm lớn dòng sữa diệu kỳ vô sánh.
Tim của Gatsby đập càng lúc càng nhanh khi khuôn mặt trắng ngần của Daisy cúi sát lại gần mặt mình. Gatsby biết rằng khi anh ta cúi hôn người con gái này thì mãi mãi những viễn ảnh không thể nói thành lời của anh sẽ gắn liền với hơi thở dễ tàn rụi của nàng. Tâm trí của anh sẽ không bao giờ được thanh thản như tâm trí của thượng đế. Bởi vậy anh đã ngừng lại chờ đợi, lắng nghe thêm một chút lâu hơn tiếng chiếc âm thoa gõ nhẹ lên trên các vì sao. Và rồi anh cũng đã hôn Daisy. Khi đôi môi của anh khẽ chạm thì Daisy hé nở ra như một đóa hoa và thế là sự hóa thân đã thành trọn vẹn.
Qua tất cả những gì Gatsby nói, dù là chỉ qua cái tính đa cảm ủy mị của anh, làm tôi tự nhiên nhớ lại cái gì đó - như là một nhịp điệu đã bị lãng quên hoặc dăm ba chữ trong một câu nói mà tôi nghe được từ thủa xa xưa. Trong chốc lát, những câu nói này bắt đầu hình thành trong miệng tôi và môi của tôi hé mở ra như một thằng ngốc, giống như là một cuộc vật lộn với chúng hơn là một làn làn hơi thở run rẩy. Thế nhưng chúng không tạo nên âm thanh nào, và cái mà tôi nhớ ra gần được hết đã không bao giờ được nói ra.
Chú thích:
[1] Madame de Maintenon: Người tình và sau này trở thành vợ của vua Pháp Louis 16. Bà được coi là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với vua.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gatsby Vĩ Đại
F. Scott Fitzgerald
Gatsby Vĩ Đại - F. Scott Fitzgerald
https://isach.info/story.php?story=gatsby_vi_dai__f_scott_fitzgerald