Chương 6 : Thằng Nhỏ
gày 4 tháng Tám, bảy mươi quân nhân thuộc không đoàn 509 căn cứ ở Tinian xếp hàng đi vào phòng thuyết trình và ngồi coi một phim chiếu bóng. Bảy phi đội nhìn thấy trên màn ảnh một khói lửa khổng lồ từ vùng sa mạc ởNew Mexico bốc vọt lên, và biến đêm tối thành ngày. Trong sự kinh hoàng, họ hiểu ngay: từ bao lâu nay họ được huấn luyện để dùng vào việc này. Cuốn phim lời tất cả những thắc mắc, những câu hỏi của họ.
Thiếu Tá Parsons lên tiếng trình bày về thứ vũ khí mới này. Ông tránh dùng đến tiếng nguyên tử và chỉ nói thứ bom đó nổ trên không trung, khả năng phá hoại của nó không thể biết rõ, phi cơ đi thả nó hay đi yểm trợ, phải chạy cho xa đám mây do bom nổ phát ra. Khi Parsons nhắc đến danh từ, « phóng xạ » một số thính giả hơi tái mặt vì họ nghĩ ngay đến sự tuyệt tự. Kế đó Đại Tá Tibbets trình bày về kỹ thuật thực hiện phi cụ thứ nhất. Ông nói về những chương trình cấp cứu, thời khóa biểu cất cánh, lộ trình và nhiều phương diện khác của phi vụ.
Bước ra khỏi phòng họp cả bảy phi đội hiểu rằng: những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một biến cố cực kỳ quan trọng đối với lịch sử loài người.
Ngày chủ nhật 5 tháng Tám những nhà khoa học bắt đầu gói bọc «Thằng Nhỏ» lại để đưa nó đi Hiroshima.
«Thằng Nhỏ» là tiếng dùng để chỉ trái bom nguyên tử Uranium. Thoạt đầu trái bom này dược gọi là «Ông Cao», ám chỉ Roosevelt, đối lại với trái bom nguyên tử Plutonium được gọi là «Ông Mập» ám chỉ Churchill. Nhưng sau sợ bên địch nghe lén và hiểu được, nên người ta đổi tên«Ông Cao» thành tên «Thằng Nhỏ».
«Thằng Nhỏ» bây giờ là hai khối tượng chất kim khí giết người U-235 đặt ở hai đầu một chiếc vỏ hình ống. Ngòi nổ được đặt ở một đầu hình ống sẽ nổ theo hiệu lệnh,và khi đó nó sẽ đẩy hai khối lượng U-235 đập vào nhau và biến nhiệt độ ở Hiroshima ngang với nhiệt độ trên mặt trời. Tất cả những tính toán đó đều thành hình ở Los Alamos bởi những đầu óc bình thường chỉ biết theo đuổi những những mục đích hòa bình.
Ngày 6 tháng Tám Đại Tá Tibbets lái chiếc Enola Gay mở đường đi Nhật Bản, với«Thằng Nhỏ»được đặt trong khoang chứa bom. Thiếu Tá Sweeney cùng với phi đoàn 15 lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» trong đó mang nhiều dụng cụ khoa học, và ba nhà khoa học. Trung Tá George Marquard lái chiếc thứ ba trên có mang máy chụp hình, quay phim. Chiếc B. 29 này mang «số 91».
Vào lúc 7 giờ 50 sáng, trong ánh bình minh chói lọi họ nhìn thấy rõ ràng bờ biển Nhật Bản. Eatherley lái chiếc máy bay tiền thám thời tiết trên vùng trời mục tiêu, điện về phía sau báo tin: điều kiện thời tiết tuyệt hảo.
Đại Tá Tibbets gọi Sweeney: «Chuck, Hiroshima đó».
Ba chiếc E-29 hướng về cứ điểm trên không trung,để rồi từ đấy bay thẳng tới mục tiêu. Phía dưới, đảo Shikoku hiện lên mầu xanh thẫm. Trời nhễ nhại ánh nắng, chỉ có một vài cụm mây trắng lững lờ trôi.
Vùng bờ biển Honshu hiện ra, Tibbets tới điểm cách mục tiêu 60 dậm rồi quay về hướng Tây, rồi Hiroshima trần trụi và ngoạn mục. Sweeney có thể nhận ra tòa lâu đài cổở trung tâm thành phố, nay được dùng làm nơi đặt bộ tư lệnh địa phương.
Phi đoàn trên chiếc «Đại Nghệ Sĩ» nhắc phi công Beahan phải lập tức kêu lên khi trông thấy chiếc B. 29 Enola Gay trút «Thằng Nhỏ» xuống.
Đúng 8 giờ 15 phút 17 giây, Beahan kêu:"Bom rơi!». Lập tức Sweeney lái ngược phi cơ theo hướng 60 độ, và Beahan thả dù những dụng cụ khoa học để đo cường độ sức bom nổ.
«Thằng Nhỏ» là một khối hình trái cam mầu đen, nặng chừng năm tấn. Nó rơi xuống đầu 255.000 dân Hiroshima. Ở một độ cao chừng 650 thước cách mặt đất bộ phận ngòi nổ gồm chừng mười ký Anh chất nổ đặc biệt phát nổ, đầy hai khối U-235 đập vào nhau. Trái bom nguyên tử nổ với sức mạnh tương đương 13.500 tấn chất nổ TNT.
Trong khoang chiếc B. 29 ánh sáng chợt loé lên đến mực khiến cho Tibbets chói mắt, và Parsons bật ngửa người.
Trong buồng tối của chiếc «Đại Nghệ Sĩ» ba nhà khoa học chăm chú theo dõi những đường sáng chặn lằng nhằng trên một tấm phim, báo hiệu cả một thành phố đang chết. Tại viện đại học hải quân Nhật ở đảo Ela Jima cách Hiroshima 60 dậm về phía Đông Nam, các sinh viên trong lớp nghe thấy một tiếng sấm bất thường và thấy một luồng hơi nóng bất thường phủ vào mặt họ qua cửa sổ. Ba chiếc B. 29 tức tốc chạy khỏi cảnh tàn phá. Lúc nào cũng nơm nớp sợ «Thằng Nhỏ» nên Beahan quên cho chạy máy thâu thanh, để thâu lại và để lại cho hậu thế, những lời bình luận của bọn người đầu tiên thực hiện phi vụ dội bom nguyên tử. Chiếc máy bay quay phim của Marquard chụp được đám mây cháy, trong khi phi đoàn chỉ nhìn thấy có khói. Ở dưới mặt đất trên 61.000 nhân mạng đã chết hay sắp chết, và còn chết nữa.Trung Tá Ferebee thả «Thằng Nhỏ» cách điểm đã định trước chừng gang tấc, và chậm hơn giờ đã định trước 17 giây đồng hồ. Phi vụ đầu tiên dội bom nguyên tử được thi hành toàn hảo. Không có một trục trặc nào xảy ra. Cách xa một nửa thế giới Tổng Thống Truman nhận được tin trong khi Ông đang dùng bữa ăn trên tuần dương hạm Augusta, trên đường từ Potsdam về nước. Một phụtá trao cho Truman bức điện tín:
«Bom lớn dội Hiroshima 5 tháng Tám, 7 giờ 15.chiều, giờ Hoa Thịnh Đốn. Báo cáo đầu tiên cho biết thành công hoàn toàn.Thành cônghơn cả lần thử ».
Truman xúc động mạnh ra lệnh cho chiếc Augusta gấp rút vượt Đại Tây Dương. Đông Kinh cũng có phản ứng:
6 tháng Tám 1945 - 17 giờ.
Người gởi: TOGO
Người nhận: SATO
«Có tin Staline và Molotov hôm nay về tới Mạc Tư Khoa. Yêu cầu tiếp xúc ngay với Molotov theo chiều hướng hành động đã định, vàxin Molotov trả lời càng sớm càng hay».
Ngày hôm sau 7 tháng Tám 15 giờ 10, không đợi phúc đáp của Sato, Togo lại gửi một bức điện văn nữa cho Đại sứ Sato:
«Tinh hình cực kỳ khẩn trương. Chúng ta cần biết rõ thái độ của Nga Sô càng sớm cànghay. Yêu cầu tăng cường nỗ lực để có được câu trả lời ngay của Nga Sô». Mấy tiếng đồng hồ sau Đại sứ Sato trả lời Đông Kinh:
«Ngay khi Molotov về tới Mạc Tư Khoa, tôi yêu cầu được gặp. Tôi còn yêu cầu cả Lozooskyphụ lực cho việc này. Ngày 7, Molotov báo cho tôi biết Ông sẽ tiếp tôi 17 giờ ngày mai, 8 tháng Tám ». Molotov giữ lời hứa. Đúng 5 giờ chiều ngày 8 tháng Tám, Molotov tiếp kiến Đại Sứ Sato, và báo tin Nga Sô tuyên chiến với Nhật.
Đêm hôm đó tại một căn phòng thuộc bộ tư lệnh Hiến Binh ở Osaka, hai sĩ quan Nhật đứng trước mặt một phi công Hoa Kỳ là Trung Úy Không quân McDilda. Bị bắn rơi trong một phi vụ tấn công trong ngày, McDilda được vớt khỏi mặt nước. Và đưa lên bộ. Lính Nhật sau khi bịt mắt y, dẫn y đi qua đường phố, với đám thường dân đi theo sau, thỉnh thoảng lại xông tới đấm đá y. Mình mẩy thâm tím, chảy máu, y được dẫn tới đây để cho sĩ quan Nhật thẩm vấn. Trước những câu hỏi về căn cứ Iwo Jama về chi tiết chiếc phóng pháo cơ y lái, y chuyên môn khai man.
McDilda bị cật vấn trong nhiều tiếng đồng hồ liền thỉnh thoảng lại bị ăn đòn. Rồi vẫn những câu hỏi đó lại được hỏi lại, McDilda khai có chừng 300 phi cơ đặt căn cứ ở Iwo Jama. Sĩ quan Nhật trình bày những bức hình cho thấy chỉ có chừng 150 phi cơ căn cứ ở Iwo Jama. Khai man bắt quả tang, nên McDilda lại dược tặng thêm một vài đòn nữa. Rồi một sĩ quan Nhật yêu cầu McDilda cung khai tất cả những gì y biết về trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima hai hôm trước. McDilda cam đoan tuyệt đối y không biết gì về thứ bom đó. Sĩ quan Nhật đời nào chịu bỏ đề tài bom nguyên tử. Nhưng viên phi công Hoa Kỳ một mực trả lời: y không biết gì cả. Vào lúc nửa đêm cửa phòng mở, và một viên Tướng Nhật bước vào, ông này cũng đòi cho bằng được trung úy McDilda phải cung khai về bom nguyên tử. Thấy McDilda không khai, viên Tướng Nhật liền rút gươm khỏi vỏ đưa ngược mũi gươm lên mặt phi công Hoa Kỳ, và thích vào vết thương trên môi y. Một giòng máu chảy xuống cằm, xuống bộ đồ phi công của McDilda. Viên tướng Nhật hét:«Nếu mi không khai chính tay tao sẽ chém bay đầu mi». Nói rồi ông chậm rãi bước ra khỏi phòng. Trung úy McDilda không biết nói gì bây giờ để khỏi bị mất đầu. Y chợt nhớ có lần nghe nói về chuyện phân nguyên tử thành điện âm và diện dương. Thế là McDilda vừa nghĩ vừa lắp bắp trình bày cái thuyết riêng của y về bom nguyên tử.
Sĩ quan thẩm vấn yêu cầu y khai nữa, y nói thêm: «Trái bom nguyên tử dài chừng 36 bộ, rộng chừng 21 bộ».
Nhật hỏi: «Mi có biết mục tiêu sau này của bom nguyên tử là nơi nào không?».
Sau một phút suy nghĩ rồi Mc. Dilda chọn hai thành phố mục tiêu nếu bị san bằng sẽ làm cho Nhật mất hết tinh thần chiến đấu. Y trả lời: «Tôi tin là Kyoto và Đông Kinh. Chỉ trong vài ngày nữa là Hoa Kỳ sẽ dội bom nguyên tử xuống Đông Kinh».
Viên sĩ quan Nhật bị xúc động mạnh và đòi hỏi thêm chi tiết nhưng McDilđa quả thực đã hết ý kiến, và từ lúc này lại phải trở lại những lời khai man lúc đầu.
Một sĩ quan khác lặng lẽ rời phòng thẩm vấn gọi điện thoại cho Bộ tư lệnh hiến binh ở Đông Kinh.
Rồi cuộc thẩm vấn lại được tiếp tục với hai sĩ quan Nhật phập phồng lo sợ cho số phận của thủ đô Đông Kinh.
Đế Quốc Nhật Giãy Chết Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig Đế Quốc Nhật Giãy Chết