Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chiến Quốc Sách
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Xã Hội Trung Hoa Trong Chiến Quốc Sách
T
ài liệu lịch sử trong Chiến Quốc sách tuy không đáng tin nhưng cũng cho ta hiểu được tình trạng xã hội Trung Hoa thời Đông Chu vì dù tác giả của bộ đó có tưởng tượng các mưu mô, các lời biện thuyết của bọn biện sĩ thì ít nhất cũng phải dựa một phần nào vào sự thực để không trái ngược với cảnh huống xã hội.
Thời Chiến Quốc là một thời đại loạn, mà trong thời loạn nào cũng có những sự đảo lộn về địa vị một vài hạng người và về một số giá trị tinh thần.
Sự đảo lộn về địa vị trong xã hội thời Chiến Quốc
Đầu đời Xuân Thu, Trung Hoa có ba giai cấp:
- giai cấp quí tộc nắm hết quyền trị dân, chỉ họ mới được học và có phương tiện để học, nếu họ có tội thì không bị hình phạt như những giai cấp dưới;
- giai cấp thường dân, hầu hết là nôngdân mà tình cảnh cũng giống tình cảnh
nông nô ở châu Âu thời trung cổ;
- sau cùng giai cấp nô lệ gồm nhữngthường dân bị hình phạt nặng và tù binh, dân chúng các nước bại trận.
Tới đời Chiến Quốc đã có nhiều sự thay đổi trong hai giai cấp trên. Trong giai cấp quí tộc, có những kẻ mạnh lên và có những kẻ suy vi, lần lần tụt xuống hàng thứ dân, thành thử trong giai cấp thứ dân có được một hạng người có học (Khổng Tử sinh trưởng trong tầng lớp quí tộc suy tàn). Nhất là từ khi Khổng Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử gây phong trào giáo dục bình dân thì trong giới bình dân, có một hạng sĩ mà địa vị mỗi ngày mỗi lớn như đoạn dưới chúng tôi sẽ xét.
Qua thế kỷ thứ 4 trước T.L, theo chính sách trung ương tập quyền, Thương Ưởng đã đánh những đòn mạnh nhất vào giai cấp quí tộc, tước lần quyền của họ. Ông lập chính sách khẩn hoang, cho dân chúng quyền làm chủ những đất mới họ có công khai thác, do đó thêm một bọn phú nông xuất hiện, bọn này với bọn phú thương sẽ tranh quyền với bọn quí tộc. Ông lại cả gan bãi bỏ cái tục quí tộc không bị hình phạt như thứ dân: thái tử Tần phạm phép nước, ông bảo: Mọi người không kể sang hèn đều bình đẳng về pháp luật, nhưng thái tử sẽ kế ngôi vua, không thể bắt thái tử chịu tội, thì bắt hai viên sư phó dạy thái tử phải chịu tội thay. Rồi ông thích chữ lên má hai viên này, và cắt mũi họ.
Đọc Chiến Quốc sách, chúng ta thấy tác giả ít nhắc đến địa vị của hạng phú thương, không nhắc tới địa vị bọn nô lệ, mà nhắc nhiều nhất tới địa vị của bọn vua chúa và của kẻ sĩ.
Trong bọn vua chúa, có một sự đảo lộn về địa vị: vua Chu tuy vẫn còn cái danh là thiên tử, tuy vẫn xưng vương nhưng đã mất hết cả quyền hành và thường bị chư hầu lấn hiếp.
Lưu Hướng đặt nhà Chu lên đầu sách (sau tới Tần, Tề, Sở: ba chư hầu mạnh nhất, cuối cùng là những chư hầu yếu nhất: Tống, Vệ, Trung Sơn) nhưng số bài về Chu rất ít, chỉ bằng một phần ba của Tần.
Coi trên bản đồ ở đầu sách, ta thấy đất Chu rất hẹp; đã vậy lại chia làm hai: Đông Chu và Tây Chu, mà hai nước đó lại có khi hục hặc với nhau (coi bài Đông Chu dữ Tây Chu chiến – Đông Chu 3 –chúng tôi không dịch), làm sao mà không bị chư hầu coi rẻ được.
Cho nên ở đầu sách, chúng ta đã thấy ngay Tần muốn phế Chu Hiển Vương để lên ngôi thiên tử (bài Tần đòi chín cái đỉnh của Chu – Đông Chu 1), rồi Triệu lấy tế điền của Chu (Đông Chu 17). Đã nghèo mà Chu phải tiếp tế cho Hàn, tiếp tế rồi lại sợ Sở giận (Đông Chu 7); một lần khác vì chứa một kẻ muốn ám sát tể tướng Hàn, sợ Hàn giận, vua Chu phải xin lỗi: Nước nhỏ đâu dám chứa kẻ thích khách…” (Đông Chu 23).
Đọc bài Vua nước nghèo nên lựa bề tôi ra sao? (Đông Chu 18), thấy tình cảnh Chu thật đáng thương: vì nghèo, vua Chu muốn “thờ” các chư hầu cũng không được, thậm chí muốn dùng những kẻ sĩ có danh vọng cũng không được, họ khinh mà không thèm nhận chức tước của Chu, đành phải dùng những kẻ sĩ cùng khốn vậy. Và ta thấy bọn mưu sĩ tài giỏi như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Tuy, Cam Mậu… chỉ bôn ba qua Tần, Tề, Sở… chứ có bao giờ tìm tới Chu.
Đời Xuân Thu, chỉ vua Chu mới được gọi là vương, còn các chư hầu dù mạnh, dù làm minh chủ, cũng chỉ gọi là bá, là công: Tề Hoàn Công, Tần Mục Công, Sở Trang Công…; qua đời Chiến Quốc, vua nước chư hầu nào cũng là vương cả: Tần Huệ Vương, Tề Tuyên Vương, Sở Hoài Vương, Yên Chiêu Vương… Có lẽ như vậy mới thực là danh chính ngôn thuận, vì vua Chu đã biết thân phận, phải xử nhũn với các chư hầu, gọi nước mình là một ấp nhỏ (tệ ấp), thì gọi họ là bá, nghe sao được.
Đời Xuân Thu, đôi khi những vị bá còn mượn danh thiên tử nhà Chu tập hợp chư hầu để mưu tính một việc gì có lợi riêng cho mình hoặc có lợi chung cho chư hầu (như Tề Hoàn Công chín lần tập hợp chư hầu hoặc để tôn Chu, hoặc để phạt Lỗ…); qua đời Chiến Quốc, họ không thèm mượn danh nghĩa thiên tử nữa, cơ hồ như không biết có vua Chu nữa, mà vua Chu cũng chỉ cầu họ để yên cho mình giữ chín cái đỉnh thêm được năm nào hay năm ấy. Thậm chí tới các nhà trí thức, các triết gia (như Hàn Phi), các bậc quân tử (như Lỗ Trọng Liên, Nhan Súc) cũng quên hẳn nhà Chu, không một ai lên tiếng nhắc nhở thiên hạ trọng nhà Chu cả.
Về phương diện xã hội, một sự đảo lộn địa vị nữa cũng không kém quan trọng là sự thăng tiến của hạng sĩ, và Chiến Quốc sách là bộ duy nhất đặc biệt chú ý tới hạng đó.
Đời Xuân Thu, đã có một ít người tài giỏi trong giai cấp bình dân nhảy được lên những địa vị cao, như Bách Lý Hề, Quản Trọng, Ninh Thích… Nhưng thời Chiến Quốc mới thực là hoàng kim thời đại của kẻ sĩ. Thời thế mỗi lúc một cấp bách, các vua chư hầu muốn tồn tại được thì phải dùng những người tài giỏi về chính trị, ngoại giao, kinh tế, võ bị… bất kỳ trong giai cấp nào: ngay các quí tộc như Mạnh Thường Quân, muốn giữ địa vị của mình cũng cần có nhiều kẻ sĩ làm quân sư, hoặc làm hậu thuẫn để cho nhà vua phải kính nể mình; vì vậy người ta đua nhau chiêu hiền đãi sĩ và như Crump đã nói trong Intrigues, “tiếng kêu bất tuyệt trong thời Chiến Quốc là phải biết dùng người”.
Ở đây chúng ta cần định nghĩa rõ thế nào là kẻ sĩ.
Thời Chiến Quốc, chữ sĩ trỏ bốn hạng người:
1. Học sĩ như các nhà theo Nho, Mặc,Lão.
2. Sách sĩ – cũng gọi là biện sĩ – tứccác nhà giỏi biện luận, du thuyết bọn cầm quyền, thường theo phái Danh gia, Pháp gia, như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Tuy…
3. Phương sĩ hoặc thuật sĩ gồm nhữngThiên văn gia, Y gia, Nông gia (ngày nay ta gọi là kỹ thuật gia), và những nhà chuyên về bói toán, nghiên cứu về âm dương, cách tu tiên, luyện đan.
4. Bọn thực khách rất đông và rất tạpcủa các quí tộc như Mạnh Thường Quân, Bình Nguyên Quân. Bọn này gồm các hiệp sĩ, cả những kẻ thích khách, tội phạm, sống bám vào chủ, chờ lúc nào chủ nhờ cậy việc gì thì làm, nhưng được coi như khách trong nhà (nên gọi là thực khách) chứ không thuộc hàng tôi tớ.
Trong cả bộ Chiến Quốc sách gồm bốn năm trăm truyện dài hoặc ngắn, chỉ có năm sáu truyện chép về hạng sĩ thứ nhất, hạng học sĩ, như truyện về Lỗ Trọng Liên (Tề IV 3, Tề VI 2, Triệu III 12), về Mặc Tử (Tống 2)…; vài ba truyện về phương sĩ như truyện Biển Thước mắng vua Tần (Tần II 5), nếu muốn kể thêm những nhà quân sự đại tài như Bạch Khởi (Trung Sơn 10), Triệu Xa (Triệu III 1) thì cũng chỉ được bảy, tám truyện; một số nhiều hơn (một, hai chục) chép truyện các hiệp sĩ như Dự Nhượng (Triệu I 4), Nhiếp Chính (Hàn II 19) và hạng thực khách như Phùng Huyên (Tề IV 1)…; còn bao nhiêu toàn là chép mưu mô của bọn sách sĩ, bọn dùng ba tấc lưỡi mà lần lần chiếm địa vị của giai cấp quí tộc trong các triều đình, gây thành một giai cấp quan lại ở đời Tần và Hán sau này.
*
Bọn sách sĩ đó hầu hết sinh trong giai cấp bình dân, hồi nhỏ sống trong chốn hang cùng ngõ hẻm, nhưng thông minh, có chí, quyết lập nên sự nghiệp.
Tô Tần là nhân vật điển hình của bọn họ. Tô Tần có thể là do óc tưởng tượng của tác giả tạo ra, nhưng cái tâm sự cùng những nỗi long đong thuở hàn vi, cảnh vinh hiển khi đắc chí kể trong truyện thì tất đúng sự thật.
Thuyết vua Tần mà thất bại, Tô Tần lủi thủi về nhà, “đùi quấn xà cạp, chân đi dép cỏ, đội sách, đeo đẫy, hình dung tiều tuỵ, mặt mày xanh xạm, có vẻ xấu hổ”. Bị cả nhà hất hủi, phẫn chí, ngay đêm đó Tô Tần lấy sách ra học, khi buồn ngủ thì tự cầm dùi đâm vào vế, máu chảy tới bàn chân, bảo: “Có lẽ nào du thuyết bọn vua chúa mà không làm cho họ đem vàng ngọc, gấm vóc tặng mình, đem chức khanh tướng tôn quí phong mình không?” (Tần I 2). Có sách chép bọn biện sĩ học những cuốn binh pháp của Lã Vọng hoặc của Quỉ Cốc; chúng tôi ngờ rằng dù có học những sách đó chăng nữa thì họ cũng coi thêm những học thuyết của bọn Danh gia, Pháp gia, và công tự học của họ mới là quan trọng; họ phải nghiên cứu tình thế các nước, suy nghĩ về nghệ thuật thuyết phục bọn cầm quyền, tìm ra những mưu mô khác người, như vậy mới mong thành công được.
Khi tự xét là đủ sức làm cho bọn vua chúa phải đem vàng bạc gấm vóc tặng mình, chức tước sang trọng phong mình rồi, họ mới lựa một nước nào mạnh để “thờ”.
Quan niệm quốc gia ở Trung Hoa thời đó rất phức tạp. Tuy có mười mấy nước, nhưng nước nào trên danh nghĩa cũng là bề tôi nhà Chu cả, dân nước nào cũng là dân Trung Hoa cả. Tất nhiên, giữa trung nguyên như Chu, Hàn, Ngụy, và những nước ở xa trung nguyên như Tần, Sở, cũng có một sự cách biệt về ngôn ngữ, phong tục… và người Chu, Tề có thể coi người Sở là dã man; nhưng cả những khi Tề đánh nhau với Sở chẳng hạn thì người Tề cũng không căm người Sở như trong thế chiến vừa rồi người Pháp căm người Đức. Số người ái quốc như Khuất
Nguyên (thâm oán Tần, kẻ thù của nước mình) thực là hiếm, còn đại đa số, nhất là bọn biện sĩ thì có quan niệm “tứ hải” hơn; không phục vụ được ở nước mình thì phục vụ cho nước khác (trường hợp Thương Ưởng bỏ Vệ mà giúp Tần, Hàn Phi bỏ Hàn mà giúp Tần để sau Tần diệt luôn cả Hàn); phục vụ nước khác mà không được tin dùng như ý muốn thì lại kiếm nước khác nữa để phục vụ. Mà chính Khổng Tử, Mạnh Tử chẳng vậy ư?
Vậy bọn biện sĩ đó phải tìm hiểu kỹ tình hình mỗi nước, và phải bôn tẩu khắp các nước. Con đường công danh ở cái thời bọn quí tộc vẫn còn nắm mọi đặc ân đó, tuy thênh thang nhưng đâu phải là dễ dàng.
Bọn vua chúa tuy chiêu hiền đãi sĩ thật đấy, nhưng dù có là một “mũi nhọn” như Mao Toại, thì cũng phải vào trong một cái đẫy rồi mới ló đầu nhọn ra được. Mà làm cách nào để vào được một cái đẫy đây?
Phải có người giới thiệu. Người đó phải trọng tài của mình mà không ghen với mình, lại rất tin mình, vì nếu mình làm bậy họ có thể bị tội lây; tóm lại là phải gần như Quản Di Ngô với Bão Thúc Nha, mà trường hợp này thời nào cũng rất hiếm. Cho nên hầu hết các biện sĩ phải dùng phương pháp đút lót, phải ăn dầm nằm dề ở một quán trọ một kinh đô nào đó cả tháng, có khi cả năm, vung tiền ra để mua chuộc những kẻ hầu cận nhà vua để xin được tiếp kiến. Khó tới nỗi Tô Tần đã phải trách vua Sở:
“Thức ăn ở Sở đắc như ngọc, củi đắt như quế, kẻ thông báo của nhà vua khó được thấy mặt như quỉ, mà nhà vua khó được yết kiến như Thượng Đế”. (Sở III 2).
Vì vậy mà lần đầu, Tô Tần lại yết kiến vua Tần, phải chầu chực đến nỗi rách chiếc áo cừu và tiêu hết trăm nén vàng .
Được yết kiến chưa chắc là đã được thâu dụng (Tô Tần dâng thư mười lần mà không có kết quả). Được thâu dụng chưa chắc là đã được trọng dụng.
Vì ngay từ thời đó cũng đã mật ít ruồi nhiều. Có một Mạnh Thường Quân mà có mấy ngàn thực khách! Cho nên bọn sĩ có khi phải dùng thuật để được chủ chú ý tới mình, cả những thuật trâng tráo như thuật Phùng Nguyên gõ vào kiếm mà hát để xin được ăn thịt, xin được ngồi xe. (Tề IV1).
Được bọn quí tộc để ý rồi mới có thể trình bày kế hoạch của mình ra, và muốn cho kế hoạch của mình được dùng thì lại phải đánh át ảnh hưởng của bọn “phụ huynh” nhà vua. Bọn quí tộc cầm quyền ở triều đình, họ là bọn “cha anh” của vua, ảnh hưởng lớn tới chính sách của vua. Họ phần nhiều là bảo thủ, ghét những chính sách mới mẻ, lại muốn bám lấy quyền lợi, nên nghi kỵ bọn biện sĩ. Cho nên, Phạm Tuy đã phải dùng thuật làm thinh, vua Tần Chiêu Vương hỏi gì cũng chỉ “da, dạ”, bắt vua phải năn nỉ mình rồi mới thưa:
“Nay thần là người lạ tới đây, đối với đại vương còn là sơ tình, mà những điều thần muốn bày tỏ đều là để củ chính sự tình của vua tôi, xen vào tình cốt nhục của người; thần nguyện tỏ tấm lòng trung thành ngu muội mà chưa biết rõ lòng đại vương, vì vậy đại vương hỏi ba lần mà thần không dám đáp. Không phải là thần sợ mà không dám nói; thần biết rằng hôm nay nói thì ngày mai sẽ bị giết, biết vậy nhưng thần không sợ chết (…); thần sợ là sau khi thần chết rồi, thiên hạ thấy thần tận trung mà thân bị giết, ai cũng câm miệng chùn chân, không dám tới giúp Tần nữa”.
Rồi Phạm Tuy thuyết một hồi cho vua Tần thấy cái nguy của bọn “cốt nhục” nhà vua tức bọn “phụ huynh”, bọn quí tộc cầm quyền, mà cương quyết truất phế thái hậu, đuổi Nhương Hầu, đày Cao Lăng, Kinh Dương (Tần III 9); lúc đó Phạm Tuy mới dám lãnh chức tướng quốc.
Trong Chiến Quốc sách ta thấy bọn biện sĩ sợ thế lực của bọn “phụ huynh” đó nhất. Tính mạng họ ở trong tay bọn này; ngày nào mà vua không dùng họ, nghe lời bọn phụ huynh thì họ phải trốn đi nước khác nếu không thì chết, có khi trốn mà không thoát, rốt cuộc cũng bị phanh thây (trường hợp Thương Ưởng – Tần I 1). Cho nên họ luôn luôn nhắc vua chúa phải trọng kẻ sĩ, tức trọng họ (coi truyện Vương Đẩu yết kiến Tề Tuyên Vương (Tề IV 6); truyện Nhan Súc thuyết Tề Tuyên Vương (Tề IV 5); truyện Yên Chiêu Vương chiêu hiền (Yên I 10)…); nhắc vua chúa về cách dùng người theo tài năng, như bài Tiến hiền là việc khó nhất (Sở III 1); bài Coi quốc gia không bằng thước lụa (Triệu II 15); bài Lựa ngựa và lựa tướng quốc (Triệu IV 13); bài Vương Đẩu trách Tề Tuyên Vương coi quốc gia không bằng thước sa mỏng (Tề IV 6); đặc biệt nhất là bài Biển Thước mắng vua Tần (Tần II 5).
Crump cho rằng bài Biển Thước mắng vua Tần không đáng tin vì Biển Thước là một y sư đời Hiên Viên, chết trước đời Chiến Quốc đã mấy ngàn năm, làm sao nói chuyện với Tần Vũ Vương được, nhưng lại có người cho rằng đời Tần Vũ Vương có một y sư tên là Việt Nhân, rất có tài nên người đương thời gọi là Biển Thước. Ta không biết thực hư ra sao nhưng tâm lý trong truyện thì rất đúng. Vũ Vương đau, Biển Thước xin trị, kẻ tả hữu can vua đừng nghe lời Biển Thước, Biển Thước giận, mắng vua Tần:
“Đại vương vấn kế bực trí giả mà lại nghe lời kẻ ngu để hỏng việc. Điều đó đủ cho tôi thấy chính trị của nước Tần; chỉ vì một hành động của đại vương mà mất nước”.
Rõ ràng là lời cảnh cáo vua chúa phải dùng người tài năng chứ đừng dùng bọn quí tộc ngu dốt.
Bọn vua chúa thời nào cũng thường đa nghi: bọn biện sĩ mồm mép quá, làm sao mà tin được? Huống hồ đa số chỉ vì danh vì lợi, chứ chẳng có lý tưởng gì cả, nên có dùng họ cũng vẫn phải thận trọng. Vì vậy bọn biện sĩ lại phải thuyết phục vua chúa giữ chữ tín với bề tôi (truyện Cam Mậu sợ Tần Vũ Vương nghe lời gièm pha – Tần II 6); và ta thấy truyện Tăng Sâm giết người được nhắc đi nhắc lại để răn vua đừng nghe lời gièm pha (Nghe riết rồi thì tin – Ngụy II 17; Diêu Cố đáp vua Tần – Tần V 8).
Đã phải đối phó với bọn quí tộc, các biện sĩ còn phải đối phó với chính bọn họ với nhau nữa, vì chính họ với nhau cũng thường gièm pha nhau, lừa gạt nhau, kèn cựa nhau, xô đẩy nhau, như Cam Mậu và Công Tôn Diễn (bài Vua Tần đuổi Công Tôn Diễn – Tần II13), Công Tôn Hãn và Điền Kị (bài Công Tôn Hãn mưu hại Điền Kị – Tề I 8)… Phạm Tuy may mắn lắm mới gặp được một địch thủ tuy bẩy mình mà còn cho mình biết trước; thái độ của Thái Trạch (cho Phạm Tuy hay rằng nên lui đi, nhường chỗ cho mình, kẻo hoạ tới thân) tuy chẳng đẹp gì nhưng cũng là hiếm thấy trong giới biện sĩ thời đó (bài Thái Trạch thuyết Phạm Tuy – Tần III 17); vì tư cách đa số các biện sĩ đời Chiến Quốc – cũng như mọi thời loạn khác – rất bỉ ổi đến nỗi tác giả bài “Các kẻ sĩ trong thiên hạ tranh nhau” (Tần III 13), đã coi họ như một bầy chó tranh ăn:
“Tể tướng Tần là Ưng Hầu bảo vua Tần: “Đại vương đừng lo, thần xin giải tán họ (tức bọn sĩ theo chính sách hợp tung mà chống Tần). Kẻ sĩ trong thiên hạ không có gì oán Tần, họ họp nhau mà đánh Tần là mong được phú quí đấy thôi. Đại vương thấy bầy chó của đại vương không? Nằm thì cùng nằm, dậy thì cùng dậy, đi thì cùng đi, ngừng thì cùng ngừng, không cắn nhau. Nhưng ném cho chúng một khúc xương thì chúng vùng dậy mà nhe răng ra cắn nhau. Tại sao vậy? Tại tranh ăn”.”
Vì sống trong một không khí xảo trá, phản phúc như vậy, nên người ta càng thấy tình tri kỷ là quí và người ta đề cao những hiệp sĩ như Dự Nhượng (Triệu I 4), Nhiếp Chính (Hàn II 19), Tề Mạo Biện (bài Tề Mạo Biện cứu tri kỷ – Tề I 5).
Dự Nhượng, Nhiếp Chính chỉ đáng là hiệp sĩ, bọn Lỗ Trọng Liên, Nhạc Nghị, Nhan Súc, Vương Đẩu mới đáng là quân tử. Và Chiến Quốc sách được hậu Nho cho là lành mạnh, có tính cách răn đời, một phần cũng nhờ chép những chuyện của những kẻ sĩ quân tử đó.
Bọn biện sĩ khi lên thì như diều: một bước nhảy lên ghế tướng quốc như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Tuy… nhưng vì những lẽ trên – họ có nhiều kẻ thù trong bọn quí tộc và cả trong bọn họ, họ bị vua chúa nghi ngờ, họ không có lý tưởng, chỉ mưu danh và lợi – nên ít kẻ giữ được địa vị cho tới khi chết. Thương Ưởng bị phanh thây ở Tần, ngay đến Tô Tần cũng bị xé thây ở Tề, và Phạm Tuy đáng gọi là thức thời, biết rút lui đúng lúc mà được toàn mệnh.
Về phương diện đó, một số biện sĩ thất bại, nhưng về phương diện khác họ đã thành công: họ đã tự gây được một uy thế hiển hách, bắt giai cấp quí tộc phải nhận rõ giá trị của họ, phải chia sẻ quyền bính với họ, tuân lời họ.
Tô Tần và Trương Nghi du thuyết nước nào thì vua nước đó cũng ngoan ngoãn, khúm núm đáp:
“Quả nhân vụng tính, nay ông đem lời của vua Triệu ban bảo cho, quả nhân xin đem xả tắc để theo kế hoạch hợp tung” (Tề Tuyên Vương đáp Tô Tần – Tề I 16), hoặc:
“Tề là nước hẻo lánh, thô lậu ở trên bờ Đông Hải, chưa được nghe cái lợi lâu dài cho xã tắc. Nay quí khách vui lòng lại chỉ bảo cho, xin đem xã tắc để thờ Tần” (Tề Mẫn Vương đáp Trương Nghi – Tề I 17).
Vua Sở, vua Triệu, vua Yên… đều có cái giọng đó cả, “quả nhân xin kính cẩn…”, “nước quả nhân ở nơi hẻo lánh…” (Sở); “quả nhân tuổi nhỏ…”, “quả nhân xin cắt đất để tạ tội cũ…” (Triệu)… Y như một điệp khúc ở cuối mỗi bài chép truyện Tô, Trương đi du thuyết chư hầu.
Có thể rằng người viết đã đề cao bọn biện sĩ mà tưởng tượng ra những lời đó, nhưng quả thực là kiến thức bọn vua chúa thường kém xa bọn biện sĩ, mà có vài kẻ rất đổi xuẩn ngốc nữa. Kẻ thì tin có thuốc bất tử (Sở IV 8), kẻ thì bị Trương Nghi gạt tới hai lần liên tiếp (mới đầu Trương chối phăng rằng chỉ hứa cắt đất cho Sở Hoài Vương sáu dặm chứ không phải sáu trăm dặm – Tần II 1; Hoài Vương giận, đòi vua Tần phải nộp Trương Nghi, Trương ngang nhiên qua
Sở, Hoài Vương đã bắt giam rồi mà sau lại thả, thả rồi thì lại tiếc – Sở II 4); có kẻ trách bề tôi, bề tôi cãi lại, gần như mắng lại mà chịu im (Tần I 12); ngu nhất là vua Yên tên Khoái, ham cái danh thánh hiền, nhường ngôi cho một kẻ bất tài để nước phải mất, thân phải chết (Yên I 9)… Họ ngu như vậy thì trách chi chẳng thành cục đất sét trong tay bọn biện sĩ mà bảo sao nghe vậy.
Bọn biện sĩ không phải là môn đệ của Khổng giáo, chính sách của họ ngược hẳn với nguyên tắc nhân trị (đấng nhân chủ dùng đức nhân mà trị dân) của Khổng giáo, họ dùng quyền thuật mà trị dân, nhưng chính họ đã mở đường cho giai cấp quan lại từ Tần, Hán trở đi, giúp cho chủ trương “tuyển hiền dữ năng” của Khổng giáo sớm thực hiện được ở Trung Quốc, làm cho xã hội Trung Quốc bớt sự bất bình đẳng, tiến sớm hơn xã hội Âu Tây hai ngàn năm: ở Pháp, mãi đến năm 1848, người ta mới dùng thi cử để tuyển nhân tài (trước đó các chức vụ trong chính quyền đều do quí tộc nắm trọn), ở Trung Hoa thì từ thời Chiến Quốc, bọn bình dân có tài đã được giao cho những địa vị then chốt trong chính quyền, tới đời Hán lại có lệ dân đề cử người hiền tài (như chức hiếu liêm) lên triều đình, rồi từ đời Tuỳ trở đi, triều đình đặt ra các kỳ thi để tuyển quan lại, làm cho các học giả, triết gia Âu Tây ở thế kỷ 18 phải thán phục, nhận rằng Trung Quốc tiến trước họ rất xa.
Chiến Quốc sách chỉ chép hoạt động của kẻ sĩ mà ít chú ý tới hạng bình dân không có học, hạng nông dân. Nhưng đọc bài Triệu Uy Hậu hỏi thăm về nước Tề (Tề IV 7) và truyện Quán Châu khuyên Tề Tuyên Vương (Tề VI 3), ta cũng thấy rằng một số nhà cầm quyền thời đó cũng biết trọng dân: Triệu Uy Hậu hỏi thăm sứ giả của Tề về tình cảnh dân chúng Tề, rồi mới hỏi thăm về vua Tề, tức theo chủ trương “dân vi quí, quân vi khinh” của Mạnh Tử; Tề Tuyên Vương nghe theo ý kiến của Quán Châu (có sách cho Quán Châu là một thường dân ở chân núi, có sách lại bảo là một kẻ xỏ hạt châu ở dưới hiên chỗ vua ngồi – dù theo thuyết nào thì cũng là một người bình dân ít học) mà khéo cư xử với Điền Đan, như vậy là nhận rằng trong hạng thường dân cũng có những người sáng suốt.
Nhưng bên cạnh hai truyện đó còn biết bao nhiêu truyện coi dân như cỏ rác, vua chúa chỉ tranh giành cướp đất của nhau, chẳng kể gì tới sinh mạng của dân cả. Đó là một chứng cớ rằng có sự đảo lộn về giá trị tinh thần mà chúng tôi sẽ xét dưới đây.
Sự đảo lộn về giá trị tinh thần ở thời Chiến Quốc
Xét sự đảo lộn về giá trị tinh thần ở thời Chiến Quốc tức là xét hành động, chính sách của bọn người làm mưa làm gió trên chính trường thời đó: bọn biện sĩ. Nhưng bọn này có thực chủ trương một đường lối, chính sách nào nhất định không?
Không kể những triết gia theo thuyết “vô vi”, “tuyệt thánh khí trí”, hoặc khuyên nhà cầm quyền trở về chế độ tự nhiên thời nguyên thuỷ, đừng can thiệp gì vào việc dân cả, như Lảo Tử; hoặc tiêu cực hơn nữa như Trang Tử, không chịu dự vào việc đời, không muốn nghe nhắc tới việc đời, cứ tiêu dao ở cõi lục hợp (trời, đất, bốn phương), coi sinh tử như nhau, thịnh suy như nhau; trừ hạng “siêu quần độc thiện” đó ra, còn thì cuối đời Xuân Thu và đầu đời Chiến Quốc, các triết gia, chính khách đều tôn trọng một bảng giá trị gồm nhân, nghĩa, lễ, tín, đều đặt vương đạo trên bá đạo.
Mạnh Tử bênh vực những giá trị đó một cách hăng hái nhất. Ông cũng là một biện sĩ, có lẽ là biện sĩ nhiệt tâm, hùng hồn nhất đầu đời Chiến Quốc, nhưng ông không cầu danh lợi, chỉ cầu thực hiện được đạo của Khổng Tử, nên khác hẳn những biện sĩ đời sau và không ai gọi ông là một biện sĩ cả.
Ông rất ghét nghe người ta nói đến tiếng lợi, cho nên lần đầu yết kiến Lương Huệ Vương, nghe Huệ Vương hỏi: “Ông có điều gì làm lợi cho nước tôi không?”, ông gạt ngay: “Nhà vua hà tất phải nói lợi. Chỉ có nhân nghĩa mà thôi”.
Ông rất quả quyết, không chịu một sự thoả hiệp nào cả – nguyên tắc là nguyên tắc – như khi Đái Doanh Chi nước Tống, nghe ông thuyết phục, xin hãy tạm giảm nhẹ thuế cho dân rồi năm sau sẽ bỏ hẳn, ông mắng ngay vào mặt, đại ý bảo rằng: có kẻ ăn cắp gà hàng xóm, biết vậy là trái, xin ăn cắp bớt đi, mỗi tháng một con thôi, rồi năm sau sẽ chừa hẳn, thì nghe có được hay không.
Mặc Tử khác Mạnh Tử ở điểm rất hay giảng về lợi, nhưng cái lợi của ông là cái lợi chung cho xã hội, chứ không phải cái tư lợi, rốt cuộc chủ trương của ông không khác của Mạnh là mấy: lấy nhân, nghĩa mà trị dân (đạo nhân của ông tức đạo kiêm ái).
Cả hai đều ghét chiến tranh, Mạnh Tử bảo:
“Đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành, như thế gọi là đem đất ăn thịt người, đem xử tử còn chưa hết tội”.
Còn Mặc Tử thì nói:
“Giết một người thì bảo là bất nghĩa, phải chịu một tử tội. Cứ theo đó mà suy, giết mười người thì bất nghĩa gấp mười, giết trăm người thì bất nghĩa gấp trăm, tất phải chịu trăm tử tội”.
Ý nghĩa hai lời đó y như nhau.
Càng tới cuối đời Chiến Quốc những giá trị đó càng bị khinh rẻ. Bọn biện sĩ chỉ xét cái lợi, cái lợi trước mắt, cái lợi cá nhân, cái lợi của họ và của ông vua họ thờ. Ba phần tư bộ Chiến Quốc sách, hoặc hơn nữa, chép toàn những mưu mô của bọn biện sĩ để tìm lợi. Những truyện đó nhiều quá không sao dẫn ra hết được. Ở trên chúng tôi đã kể một truyện kẻ sĩ trong thiên hạ tranh nhau vì lợi (Tần III 13); Lã Bất Vi buôn vua vì lợi; các vua chư hầu liên kết với nhau rồi phản nhau vì lợi, người ta đề cử tướng quốc cũng vì lợi (Sở I 15, Sở II 1), vua tính giết bề tôi để cầu lợi (trường hợp vua Ngụy và Phạm Toàn – Triệu IV 6); ngay đến hai biện sĩ nổi danh, đa tài nhất tức Tô Tần và Trương Nghi cũng chỉ ham danh lợi: Tô Tần dùng cái sở học chỉ để được tặng vàng ngọc, gấm vóc, chức tước, bổng lộc; còn Trương Nghi thì gạt vua Sở Hoài Vương hiếu sắc để kiếm được một số vàng (Sở III 4).
Họ muốn bọn vua chúa tin dùng họ mà chính họ lại khuyên vua chúa đừng giữ chữ tín trong việc ngoại giao: Trương Nghi hứa cắt cho vua Sở sáu trăm dặm đất, rồi sau nuốt lời, bảo vua Sở nghe lầm sáu dặm thành sáu trăm dặm (Tần II 1); Phùng Chương cũng dùng thuật xảo trá đó với vua Sở (Tần II 7); Sở Tương Vương cũng nghe lời mưu sĩ mà nuốt lời hứa với Tề một cách quỉ quyệt (Sở II 7). Và còn nhiều truyện thất tín nữa, như truyện Chu Hân can vua Ngụy đừng vô Tần (Ngụy III4), truyện Tôn Thần can Ngụy đừng cắt đất cho Tần (Ngụy III 5)…
Nếu bọn biện sĩ có một chính sách thì chỉ là chính sách đầu cơ: không nhơn nghĩa gì ráo, nước nào mạnh thì theo, theo để hễ nước đó chiếm một nước khác thì kể công mà xin chia đất của nước bị diệt; nếu rủi mà thờ một nước yếu thì ăn hối lộ của nước mạnh mà khuyên vua cắt đất thờ nước mạnh.
Tô Tần phẫn uất về bọn đó lắm, mấy lần lớn tiếng mắng ở Sở:
“Cậy cái uy lực của Tần ở ngoài mà ở trong hiếp đáp vua mình để đòi vua cắt đất cho Tần, đại nghịch bất trung đến vậy là cùng cực (Sở I 16).
rồi ở Triệu:
“Họ cầu hoà với Tần thì có thể xây cất đài cao, sửa sang cung đẹp (…) rồi khi có cái hoạ vì Tần thì bỏ mặc vua” (Triệu II 1).
ở Ngụy:
“Làm bề tôi cắt đất của vua để kết giao với nước ngoài, lấy trộm được cái công một ngày mà không nghĩ đến sau này ra sao, phá hoại của công mà làm của riêng, ở ngoài thì dựa vào uy thế của cường Tần để áp bách vua ở trong”, “rồi tới khi thình lình nước gặp tai hoạ thì họ chẳng chịu tội vạ gì cả” (Ngụy I 9).
Nhưng chính Tô Tần muốn dụ vua các nước đó theo kế hoạch hợp tung cũng hứa dâng họ những sản phẩm, bảo vật cùng gái đẹp của nước mà Tô đương phụng sự. Cho nên thời đó đường cái nườm nượp xe ngựa của các sứ thần mà xe nào cũng chở đầy nhóc vàng bạc gấm vóc… Càng đọc Chiến Quốc sách, chúng ta càng thấy truyện xưa mà y hệt truyện ngày nay!
Tần Huệ Vương hiểu rõ tâm lý vị lợi, vị kỷ đó của thời đại, cho nên bảo Hàn Tuyền Tử:
“Chư hầu không thể hợp nhất được. Kế đó (kế hợp tung của Tô Tần) chỉ như cột chân gà với nhau bắt chúng đậu một chỗ”.
Vì làm sao có thể đoàn kết với nhau khi người ta không có một lý tưởng, và ai nấy đều tìm cái lợi riêng của mình, cái lợi nhất thời? Cho nên khi Tần tỏ ra mạnh nhất trong số chư hầu, có cơ dựng được nghiệp đế thì có kẻ đề nghị mau mau sớm thờ Tần để hưởng công đầu (Hàn III 5):
“Là nước đầu tiên giúp cường quốc, ta được cái lợi là nếu cường quốc lập được vương nghiệp thì ta tất sẽ làm bá”.
Nhưng khi Tần dựng nên nghiệp đế thì chẳng có nước nào được làm bá cả, vì chư hầu đã bị diệt hết, còn cần gì đến ngôi bá nữa.
*
Nhưng đứng về một phương diện khác, ta phải nhận rằng bọn biện sĩ có tư tưởng tiến bộ.
Họ không tin hoặc tin rất ít ở thần quyền mà chỉ trọng nhân sự. Hạnh phúc con người là do người tạo nên chứ không do trời đất, quỉ thần gì cả.
Trong toàn bộ Chiến Quốc sách, chỉ chép mỗi một truyện về đồng dao, truyện Tại sao Điền Đan không thắng được rợ Địch (Tề VI 5) mà lại không có tính cách mê tín. Đọc truyện đó, ai cũng thấy ngay rằng bài hát của đứa trẻ (đồng dao) nước Tề đó do một người lớn – biết đâu chừng chẳng phải là Lỗ Trọng Liên – đặt ra cho nó để tới tai Điền Đan mà Điền Đan phải lo sợ, quyết tâm hi sinh đánh rợ Địch.
Cũng chỉ có mỗi một truyện chép sự cảnh cáo của Trời, và có tính cách dị đoan, truyện Tề Mẫn Vương vì tàn bạo mà bị giết (Tề VI 1), nhưng người chép truyện không cho sự cảnh cáo đó là ý chính của truyện, vì kẻ viện sự cảnh cáo của Trời mà giết Mẫn Vương, sau bị dân Tề đâm chết để trả thù cho Mẫn Vương.
Ngoài ra còn có vài truyện về ma quỉ, truyện Tô Đại can Mạnh Thường Quân (Tề III 3), truyện Tô Tần thuyết Lý Đoái (Triệu I 8), nhưng nhân vật trong những truyện đó, Tô Đại và Tô Tần, giống nhau ở chỗ cùng nhắc tới thần đất và thần cây để đạt một mục đích là được tiếp kiến mà trình bày ý kiến của mình. Vậy thì hai nhân vật đó kể chuyện ma quỉ không phải là tin ma quỉ mà chỉ dùng một thuật trong phép biện thuyết. Vả lại Tô Tần và Tô Đại là hai anh em, chắc chắn là người này đã bắt chước người kia, thành thử tuy là hai truyện, mà chỉ nên coi là một.
Ngay đến khoa bói, các biện sĩ cũng không tin; hơn nữa còn lợi dụng nó để thuyết phục, hoặc để hại người.
Trong truyện Triệu lấy tế điền của Chu (Đông Chu I 17), Trịnh Triệu đút lót cho một viên thái bốc nước Triệu để dùng môn bói gạt vua Triệu cho vua Triệu sợ bị quỉ thần phạt mà trả lại tế điền cho Chu. Còn trong truyện Công Tôn Hãn mưu hại Điền Kỵ (Tề I 8) thì thầy bói là một tên điểm chỉ, báo người bắt kẻ coi bói, kẻ này do Công Tôn Hãn sai đi để ngầm hại Điền Kị.
*
Không tin thần quyền, mà chỉ tin ở nhân sự, nhưng các biện sĩ cũng nhận rằng nhân sự không thể luôn luôn có kết quả được, rằng có thịnh thì có suy, biết rút lui khi thịnh tới tột bực mà sắp suy, mới là người khôn.
Ở trên chúng tôi đã dẫn truyện Thái Trạch đem thuyết thịnh suy hữu thời ra thuyết phục Phạm Tuy nhường chức tể tướng lại cho mình.
Truyện Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4) cũng rất thú: Trần Chẩn nhờ thuyết đó mà làm cho tướng Sở là Chiêu Dương lui binh, do đó cứu được Ngụy. Hai truyện nữa cũng có ý nghĩa gần như truyện đó là truyện Tần tấn công Nghi Dương (Đông Chu 2) và truyện Tô Lệ bày kế cho vua Chu khuyên Bạch Khởi đừng đánh Hàn (Tây Chu 6). Trong truyện Trung Sơn 10, Bạch Khởi cũng biết cái lý không thể thắng trận hoài được nên khuyên Tần Chiêu Vương đừng đánh Triệu. Nội một việc sáng suốt, hiểu thời thế đó cũng đủ cho Bạch Khởi là một danh tướng thời Chiến Quốc rồi.
Ngoài ra còn ba bốn truyện nữa mà bọn biện sĩ dùng thuyết thịnh suy hữu thời để thuyết phục kẻ đối thoại: truyện lý thú nhất có lẽ là truyện Đàm Thập Tử khuyên Mạnh Thường Quân đừng oán những kẻ đã phản mình (Tề IV 4), vì ai cũng có lúc thịnh lúc suy, khi thịnh thì người ta bu lại, khi suy thì người ta lảng ra, đó là thường tình; người ta chẳng yêu chẳng ghét gì mình đâu, chỉ theo lợi của người ta thôi, cũng như, chẳng ai yêu ghét gì chợ, chỉ vì nhu cầu mua bán mà chợ sáng thì đông, chiều thì vắng. Mạnh Thường Quân hiểu được lời khuyên đó, đem chẻ những bảng tre khắc tên năm trăm người mà ông oán. Thuyết thịnh suy có thời không có tính cách dị đoan. Do sự nhận xét thiên nhiên và xã hội mà nhân loại bất kỳ nơi nào, thời nào, cũng rút ra được luật đó. Đạo Lão và Kinh Dịch đều nhắc tới nó và nhắc tới thường.
Vậy ta có thể nói rằng các biện sĩ đời Chiến Quốc rất có tinh thần tự cường và không tin dị đoan, như nhiều thời đại sau, chẳng hạn đời Tần và Hán.
Bản đồ Thất Hùng thời Chiến Quốc năm 260 tr.T.L
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/co%E6%88%98%E5%9B%BD%E4%B8%
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chiến Quốc Sách
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=chien_quoc_sach__gian_chi_nguyen_hien_le