Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bên Kia Biên Giới
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6
T
rong bức công văn tối mật của viên thiếu tướng Tổng chỉ huy các lực lượng chiếm đóng toàn Lào gửi cho đại tá Di-nác-đô, có những lời nhọn sắc như gai châm vào mắt:
Tôi không rõ vì sao ông đã để cho vùng Nam Pạc-xê biến thành nơi Đất Hứa của bọn phiến loạn It-xa-la và Việt-minh. Liên tiếp các đoàn xe đi qua Xây-thả-von bị tấn công, rồi tai nạn tột cùng là cứ điểm Suối-đỏ bị tiêu diệt bởi một lực lượng địch không hơn là bao. Tôi cần biết các sĩ quan dưới quyền tôi đã hết năng lực giữ chức vụ hay chưa.
Trong cuộc hội nghị các viên tá úy toàn Liên khu Nam-Lào, đại tá Di-nác-đô đay nghiến, chửi mắng, dằn dỗi cho bõ cái hận bị quan trên xát xà phòng. Viên trung tá chỉ huy khu Hạ-Lào ngồi lặng cá. Tất cả các sĩ quan có mặt đều thất sắc, cảm thấy như có lưỡi gươm Đa-mô-cơ-lét đang treo lủng lẳng trên đầu bằng một sợi tóc.
Chỉ riêng trung úy Đờ La-ru-giê không sợ. Giữa lúc đại tá thét ra khói lửa, hắn vẫn cố ý làm ra vẻ lơ đãng, đăm chiêu. Thỉnh thoảng hắn lật sổ tay vờ tìm một điều ghi chép, kỳ thực chỉ xem vụng mấy chiếc ảnh đầm cởi truồng loại mới, vú mông ngồn ngộn. Khi còn là thiếu úy Phòng Nhì thuộc bộ tư lệnh Nam-Lào, hắn đã nắm được tính nết của Di-nác-đô đến đầu ngón tay. Mãi đến nay hắn mới có dịp vận dụng cái hiểu biết tâm lý ấy bằng một kế hoạch khá tinh vi.
Tiếng đập bàn đánh sầm:
- Ông trung úy! Khi quan trên nói, cấp dưới phải thế nào?
Đờ La-ru-giê đứng nghiêm, cúi mặt. Đôi mắt mèo xanh lè lia một ánh vui. Đợi cơn thịnh nộ tạm ngớt, hắn rụt rè tiếng:
- Thưa đại tá, tôi mải suy nghĩ về một kế hoạch mới, khả dĩ bình định được cái vùng Xây-thả-von quỷ ám ấy...
- Ngồi xuống! Trước khi học nói, ông cần phải học nín lặng và nghe.
Mắt- mèo ngồi xuống, cười thầm đắc thắng bước đầu.
Viên trung tá đứng lên phát biểu. Mồ hôi lấm tấm trên gáy lão bóng nhẫy, béo núc ních. Lão rên xiết về nỗi tiếp tế vũ khí nhỏ giọt, lương phát chậm, dân chúng mất mùa không nộp đủ thóc, binh lính Lào trong hàng ngũ Pháp là một lũ thằn lằn. Lão vung hai tay, thống thiết chữa lại câu nói lịch sử của Ác-si- mét:
- Cho tôi một tiểu đoàn Âu-Phi, tôi sẽ quét sạch Xây thả-von!
Mắt-mèo liếc nhanh, thấy Di-nác-đô gõ gõ đầu ngón tay xuống bàn, đúng triệu chứng của một cơn bực tức mới đang ùn lên cổ. Các sĩ quan khác nói cũng đều không đúng ý quan ngài. Mắt-mèo hồi hộp đợi với cảm giác của người sắp mở một tiếng bạc lớn.
- Còn ông trung úy thiếu kỷ luật kia, kế hoạch gì, ông thử nói xem!
Mắt-mèo lễ phép trình bày ý kiến.
Hắn cho rằng một số ông chỉ huy đã đánh giá thấp ảnh hưởng chính trị của bọn phiến loạn và Việt-minh trong dân chúng. Lực lượng quân sự chúng yếu, nhưng chúng bám dân dai như đỉa đói, sau lưng chúng có Mốt- cu và Bắc-kinh. Bởi thế cần đề cao chiến tranh tâm lý lên hơn nữa. Phải cắt rời địch ra khỏi dân chúng. Muốn thế thì trước hết phải cắt rời phiến loạn It-xa-la ra khỏi Việt-minh. Vấn đề này quan trọng bậc nhất.
Hắn hết sức tán thành ông trung tá gọi lính Lào trong hàng ngũ Pháp là lũ thằn lằn. Nhưng những nơi mà sư tử không nhảy đến được, loài thằn lằn có thể bò đến. Lính Lào nuôi ít tốn kém, lại nhiều khả năng đánh đường rừng hơn lính Âu-Phi, ta phải tận dụng...
Cuối cùng, hắn đề nghị thay đổi chiến thuật hành binh. Hắn xòe bàn tay trên mặt bàn đẩy từ từ về phía trước, cào cấu một lúc rồi nắm chặt lại như tóm một vật gì.
- Chiến thuật càn nhanh thọc sâu rất tốt, nhưng áp dụng ở Xây-thả-von không hợp. Ở đây phải càn thật lâu, quét thật kỹ, tung quân Lào ra đánh du kích, và kết hợp với tuyên truyền ly gián kẻ thù. Với chút ít hiểu biết về địa thế và địch tình ở Xây-thả-von, tôi đề nghị mở một cuộc hành binh kiểu con bạch tuộc...
Trong khi phát biểu, Mắt-mèo liếc thấy hai lần đại tá rút mùi-xoa lau mũi, lẩm bẩm: “Ồ, tưởng gì! Biết rồi!”. Rõ ra quan ngài muốn giấu sự vừa ý. Hắn thầm cảm ơn những người bạn quý ở cơ quan tham mưu liên khu đã bí mật báo cho hắn biết bản chỉ thị “càn lâu quét kỹ” của thiếu tướng mới gửi về.
Mười hai ngày sau cuộc hội nghị, Đờ La-ru-giê nhận được mệnh lệnh của bộ tổng chỉ huy đề bạt hắn lên đại úy, và đặc cử hắn làm tham mưu trưởng chiến dịch “Thuồng luồng”. Hắn phớn phở nhưng không ngạc nhiên. Di-nác-đô phải thua thâm hắn, nhưng quả ngài là vị quan thầy chí nghĩa chí tình!
Thế rồi trận càn quét lớn nhất và dai dẳng nhất trong lịch sử kháng chiến của khu Hạ-Lào đổ ụp xuống Xây-thả-von, sau vụ cày cấy.
Pháp muốn bẻ gẫy nát lưỡi dao bầu kê vào yết hầu con đường 13 chiến lược, cuống họng của loàn Lào. Chúng cố bám lấy đường 13 và sông Mê-kông để giữ Trung Thượng Lào đang bị uy hiếp mạnh, và tiếp tế cho Điện Biên Phủ vừa nhảy dù chiếm đóng.
Trong vùng cơ sở kháng chiến trên dưới một vạn dân, Pháp tập trung ba tiểu đoàn tiến từng bước chậm chạp, đóng cứ điểm lưu động, tung những cánh quân nhỏ sục khắp các ngõ ngách. Với chiến thuật mới, địch giống như con thuồng luồng khổng lồ xuất hiện trong nạn hồng thủy, nặng nề lê thân từ làng này sang làng khác, thọc những chiếc vòi ngoằng ngoẵng tìm máu tươi. Một đàn ruồi nhặng vo ve chung quanh nó: bọn gián điệp lần lượt thò đầu ra ánh sáng.
Bộ đội, du kích và nhân dân Xây-thả-von đang quần nhau với con thuồng luồng ấy. Một trận đấu sức lực và tinh thần kéo dài ác liệt. Trong những ngày đầu chống càn, các lực lượng kháng chiến bị dồn ép và tiêu hao liên tiếp, như một người chảy máu qua tất cả các lỗ chân lông, mà vẫn không chịu ngã quy.
o O o
Làng Na-bua bị chiếm làm chỉ huy sở ngay từ đầu trận càn quét.
Vừa bước vào làng, Mắt-mèo cho công bố ngay nghiêm lệnh: “Ai ra rừng liên lạc với phiến loạn sẽ bị xử bắn. Gia đình nào dọn ra ở trại làm ruộng phải trở về làng ngay tức khắc”.
Nửa giờ sau, hắn đứng lên nói trước dân làng bằng tiếng Lào chỉ hơi sai dấu:
- Kính thưa các bậc cha mẹ, anh chị, các bạn thân mến! Quân đội Pháp - Lào mở cuộc hành binh lớn tảo trừ bọn tàn quân Việt minh cộng sản. Chúng thua to bên Việt Nam, phải chạy sang cướp bóc nhân dân Lào để mưu sống sót. Chúng tôi tha thiết kêu gọi bà con làng ta, ai có chồng con theo phiến loạn It-xa-la hãy nhắn gọi về. Người Lào không bắn giết người Lào cùng máu mủ. Hãy chung sức tiêu diệt bọn Keo1 sang xâm lược...
Diễn thuyết xong, hắn vào chùa lạy sư ông đủ ba lạy và quỳ trao tặng phẩm. Vừa lúc ấy nhân dân ùa đến kêu xin ông lớn can thiệp. Bọn quan quân sục tìm gái hỗn loạn, bắn trâu liên tiếp, bắt lợn gà mổ ăn khắp nơi.
Mắt mèo quát lính pha ca-cao mời mọi người, móc túi đền tiền ba con gà, hứa sẽ xét đền trâu lợn sau. Hắn vò đầu bứt tai vì không đủ tang chứng để trị tội lính: “Nếu đến kịp, tôi sẽ bắn chết tại chỗ để làm gương!”.
Nhưng hôm sau, rồi hôm sau nữa, không ai còn cắn răng chịu nổi. Dân làng ùn ùn kéo đến vây quanh nhà ông quan ba. Xẩy đứng lên chất vấn gay gắt, buộc ông lớn ra lệnh chấm dứt ngay hành động cướp bóc, hãm hiếp. Anh nói toang toang không chút kiêng nể.
Mắt-mèo vui vẻ bắt tay Xẩy, cảm ơn đồng bào chịu khó đến cho hắn biết sự thật, và lập tức hạ lệnh trói một tên lính ngờ nghệch nhất đám, can tội ăn cắp mấy quả trứng. Hắn lên đạn súng lục, trợn mắt vung vẩy khẩu súng khiến dân làng hoảng sợ tránh dạt ra. Hắn quát dữ dội:
- Mày là người Lào lại cướp của người Lào! Đồng bào khổ đến cùng cực vì bọn Keo, mày mù không thấy à? Tao tha mạng lần này làm phúc. Cút ngay! Hai ngày tù cơm muối!
Rồi hắn quay lại gườm gườm ngó quân lính:
- Còn chúng mày nữa, đồ toi cơm! Liệu hồn, cứ giở trò quỷ ác với đồng bào, tao cho máy bay đến ném bom giết sạch!
Nhân dân khiếp đảm ra về, thấp thỏm sợ ông lớn giận lính thì cả làng không sống sót. Ngay đêm hôm ấy Xẩy và hai người nữa dẫn đầu cuộc đấu tranh bị một bọn mặc quần áo thường bắt cóc đi mất. Dân làng đến sáng mới biết.
Trong một buổi họp làng, Phủi xin phát biểu, hắn thưa gửi rất nhỏ nhẹ, hiền lành:
- Thời buổi này dân ta thật khó sống. Người Việt mạnh. Người Pháp cũng mạnh. Dân Lào nằm giữa hai thớt cối đá, vụng xoay trở một chút là bị nghiến nhừ xương. Người Pháp cũng ăn ở với ta phải chăng. Chỉ vì đến vùng ta thường bị bộ đội với du kích đánh nên họ buộc lòng phải làm dữ, chứ tôi nghĩ không trêu voi thì bao giờ voi đuổi. Chung quy chỉ dân làng bị tai vạ... Tôi nghĩ thương anh em It-xa-la cùng máu mủ người Lào, quá tin người Việt nên ngày nay chịu khổ, lại làm dân làng khổ lây.
Đôi cụ già khen Phủi biết nghĩ xa. Một số khác cho là hắn mất tinh thần, vì vài hôm lại có lính đến áp giải hắn sang nhà tên Mắt-mèo. Chỉ có các hội viên It-xa-la bí mật biết hắn là gián điệp, giận đến tím mặt mà không dám lên tiếng. Họ chỉ còn hai người vỏn vẹn. Sau khi Xẩy bị bắt, bảy hội viên It-xa-la hoang mang bỏ trốn ra rừng không thấy về.
Hai mẹ con Bua Kham sống như cá nằm trốc thớt.
Trong cảnh hỗn độn ghê gớm này; Kham không còn biết mình sống hay chết nữa. Mẹ giấu Kham trong buồng cài chặt then, đón ông cụ Pứ bị Pháp đuổi nhà đến ở chung cho đỡ sợ, suốt ngày ru rú. Nhà thóc hai trăm mừn2 đã bị cướp gần hết. Con lợn con gà cuối cùng bị lính Pháp nướng ăn ngay dưới sàn, vất xương lông thối đến lộn mửa. Thôi đành mẹ con cùng chết đói!
Súng nổ ngoài rừng ngày một nhiều. Bộ đội và du kích đánh to. Nhiều đêm lính Pháp thét inh, chạy rầm rập, bắn súng cối ra rừng như sấm bão. Kham nằm trong buồng, ruột gan như xát muối.
Cha Kham tóc gần bạc trắng, liệu có thoát nổi Pháp cắt tai xẻo mũi không? Anh Thiết, anh Đeng không người tiếp tế, sức đâu mà đánh giặc? Kham nghĩ nhiều nhất đến anh bộ đội Việt đã từng an ủi khuyên nhủ Kham, cũng như giúp dân làng Na-bua giành từng con gà bát gạo với địch... Giờ đây Kham mới hiểu lòng mình. Kham yêu anh Tiến mất rồi. Yêu đắm đuối, sôi nổi như tất cả những cô gái lần đầu biết yêu.
Phủi liên tiếp đến gặp Kham. Bị từ chối khéo nhiều phen, cuối cùng hắn phát khùng:
- Tôi hỏi cô phải nói dứt khoát. Cô chịu làm vợ tôi không thì bảo? Lão Mắt-mèo thèm cô lắm rồi, nhưng còn nể mặt tôi. Lấy tôi thì được giầu sang, nhàn rỗi, không sợ Pháp nó hiếp. Cô muốn sao?
Giận quá không kìm nổi, Kham chửi hắn: “Đồ đểu!”. Một cái tát hất Kham ngã chúi. Bà con hô hoán rầm lên, Phủi phải bỏ về. Kham lau máu mũi, vào buồng đốt tập thư dày lót dưới nệm bông. Đốt cả quyển vở chép bài hát, vì có một bài Phủi chép tặng: Tha kem đeng đeng, noọng xảo pòm tua chốp chưa (xoa son đo đỏ, cô em trang điểm thật xinh).
Kham ghê tởm Phủi, ghê tởm cả mình. Những lời âu yếm trong đêm soi cá còn vẳng bên tai: “ Anh mong em cố gắng tiến bộ...”. Suốt một đêm Kham không ngủ. Sáng hôm sau còn tờ mờ đất, Kham chạy đi tìm các anh chị It-xa-la, tìm mãi mới gặp chị Thoong. Chị run đây đẩy từ chối khi nghe Kham rủ đi tìm bộ đội. Kham đành một mình băng rừng đi tìm cha, tìm anh Tiến. Sợ mất vía, nhưng Kham không chịu nổi cái lo lắng nung đốt ngày đêm nữa. Phải gặp anh, hay biết rõ tin anh, rồi ra sao thì ra. Mẹ Kham can không được, chỉ sụt sịt khấn vái cho con thoát tai nạn.
Cũng từ hôm ấy. Phủi liên tiếp dẫn Pháp đi lùng bắt cán bộ và du kích, không giấu mặt như trước. Nhưng hắn vẫn không mách với Mắt-mèo về gia đình ông cụ Phun. Hắn vẫn mong chiếm được con người đẹp nhất Na-bua.
Trong trại bí mật của trung đội Lào, Vi-xiên bắt tay Tiến, lắc mạnh:
- Cảm ơn đồng chí nhé. Tôi đỡ lo nhiều rồi.
Nghe Vi-xiên cảm ơn, Tiến ngượng nghịu nói lảng:
- Sau này có gì khó khăn ta bàn thêm anh nhé. Lúc nào xong việc anh lại cho tổ đồng chí Gành trở về bên tôi.
Khác với trung đội 8, bộ đội It-xa-la vẫn được tập trung, đánh lưu động để học tập trong chiến đấu. Gần đây lại tuyển thêm một số tân binh, chuẩn bị tổ chức đại đội. Vi-xiên rất lúng túng về biên chế và huấn luyện. Ban Xây-dựng rút Tiến và đưa Gành về giúp anh, đến nay công việc tạm ổn. Tân binh đang học động tác xung phong, sắp ra chiến đấu được.
Tiến ra về, Vi-xiên còn gọi giật:
- Nghe nói trung đội anh hết gạo phải không?
- Chưa...
- Hai trăm rưởi mừn thóc kháng chiến, các anh chỉ nhận tám chục mừn, còn bao nhiêu nhường chúng tôi cả. Ăn đã hơn tháng, làm gì còn!
- Thôi được, để tôi hỏi xem...
- Đến thẳng kho tôi mà lấy. Ghi mảnh giấy bỏ lại là đủ.
Trung đội 8 đang đói thật. Nhưng càn quét còn dài, phải nhường gạo cho anh em It-xa-la. Thà ăn măng trừ bữa chứ không để anh em Lào đói, thói quen xưa nay vẫn như thế.
Rời trại bí mật, Tiến vòng rừng đi lên Na-bua.
Trong trận càn, Tiến không trực tiếp phụ trách Na- bua nhưng vẫn theo dõi tình hình. Nghe tin cơ sở It-xa-la ở đây hầu như tan rã, Tiến hết sức lo lắng và bực dọc. Công phu xây dựng hơn năm trời, có thể chóng sụp đổ như thế chăng? Tiến còn một nỗi nghi kỵ khác dày vò anh: Trong số hội viên It-xa-la hẳn phải có kẻ phản bội hoặc gián điệp của Pháp khai báo, nên Xẩy mới bị bắt gọn ngay từ ngày đầu Pháp chiếm làng. Nhưng điểm lại từng người trong tổ It-xa-la, anh không nghĩ ra người nào có thể là gián điệp hoặc phản bội.
Theo dấu vạc thưa thớt trên vỏ cây, Tiến lần về phía Tây-nam. Cơn nắng nhạt sau mấy ngày mưa hơ bùn dẻo sánh lại nhầy nhụa, bết vào đế dép nặng trịch. Những cây dầu rái há hốc miệng lỗ khoét lấy nhựa đen ngòm, bốc mùi hăng hắc pha trong hơi đất. Thoáng bóng mấy người quây quần sau một thân cây to. Một tà áo trắng...
Kham mang cơm đến tiếp tế cho tổ Thiết, còn nán lại kể chuyện đấu tranh trong làng đòi bỏ lệnh cấm ra rừng. Nghe tiếng chân lại gần, mọi người đứng phắt dậy. Kham buột mồm kêu hơi to: “Anh Tiến!” rồi bước nhanh lên mấy bước. Mắt Kham ướt sáng, má phớt hồng, mừng rỡ và e thẹn. Tiến đứng sững ngạc nhiên. Giữa những cảnh chết chóc tàn phá của trận càn, Kham hiện ra đột ngột quá, tươi thắm quá. Rừng âm u vụt sáng. Tiến ngây ngất nhìn Kham, người nhẹ thênh, tất cả mệt nhọc tan biến...
Huy bấm Thiết, cười hi hí. Tiến giật mình luống cuống. Anh bước thẳng qua trước mặt Kham, đến ngồi bên Thiết, hỏi như cái máy:
- Tình hình ra sao?
Thiết lắc đầu buồn bã. Bố trí chung quanh chỉ huy sở, địch ra vào như đi chợ mà không đánh được. Phục ngả này chúng đi ngả khác, toàn băng rừng. Tổ du kích của Đeng phối hợp bị tụt hẫng mãi đâm chán, rút đi đâu mất. Bua Kham liều chết trốn ra báo tin mấy lần đều sai sự thật, nói một đằng địch đi một nẻo. Anh em dầm mưa dãi nắng nhược người, sắp ốm liệt cả.
- Sao, cậu bảo sao? Bua Kham báo tin sai à?
Gáy Tiến nong nóng. Anh biết Kham đang nhìn anh, vì nói tên Bua Kham rõ quá. Thiết gật đầu, tay sờ soạng gãi nách:
- Không hiểu tại sao... Thằng Bân hắn nói: “Con Kham đi tìm lão Tiến chứ đưa tin khỉ gì. Mai cho mười đầu máy xe lửa kéo, tao cũng không đi dầm mưa nữa”. Cái thằng bất mãn trường kỳ...
Tiến bối rối ngó quanh. Bân ngồi tựa lưng vào gốc cây đằng xa, úp mũ trên mặt hình như ngủ, nhưng cũng có thể đang cười chế nhạo. Tự nhiên Tiến đâm bực với Kham. Không ý tứ gì cả, thăm hỏi lộ liễu để anh em nói bậy. Đưa tin sai bét be, làm tội người ta bố trí mục xương. Bao nhiêu tội lỗi Tiến trút cả cho cô gái đưa tin.
Anh quay lại hỏi sẵng:
- Tôi hỏi Kham một tí. Lại đây!
Kham ngồi im, cúi gầm xuống đất. Chợt thấy mình thô lỗ, Tiến dịu giọng:
- Thế Kham hỏi ai mà biết địch ra?
- Em hỏi bọn lính. Một hôm chính thằng quan ba nói.
Môi Kham có dấu răng cắn lõm xuống. Giận đầy ruột. Lọt qua vòng vây của Pháp, xuýt bị hiếp, bị bắn, ra tìm anh để nghe cái giọng kẻ cả ấy à! Không thèm hỏi qua lấy một câu gọi là vui vẻ. Kham ức quá, không muốn mở miệng nữa, chỉ dấm dẳn cho bõ ghét.
- Thế sao lại không đúng sự thật?
- Biết đâu được.
- Không biết thì báo làm gì?
Kham nghẹn cổ không thốt nên lời. Thấy Kham biến sắc, Tiến bồn chồn, vừa giận vừa thương. Nếu không có Thiết ngồi bên, hẳn anh đã đến cầm tay Kham xin lỗi, dỗ dành, và thăm hỏi mấy câu cho đỡ nhớ. Nhưng trước mặt người thứ ba, anh không thể êm nhẹ với phụ nữ, nhất là với Kham. Anh nói rất nghiêm khắc, đồng thời lại kinh sợ khi nghe giọng mình quá cộc cằn:
- Thằng quan ba nói, cô cũng tin à?
- Ừ, tin đấy.
- Tin thằng Phủi nữa chứ?
- Thằng Phủi cũng tin. Nói đúng thì tin chứ sao!
Tiến cười mũi, cay đắng:
- Ra thế đấy. Cô muốn chúng tôi ốm chết rục cả...
- Cho anh nói, tôi không cần!
Tiến đứng dậy đi mấy bước. Một ý nghĩ quái gở vụt đến như chớp lóe; hay là... hay là địch tổ chức cho Kham ra? Tiến rùng mình với ý nghĩ ấy, không dám nhìn Kham.
Con người nhát như cáy bỗng chốc trở nên dũng cảm khác thường, một mình luồn qua lưới địch tìm bộ đội, có thể tin được không? Tổ It-xa-la nghi ngờ đã lâu. Tằng tịu với thằng Phủi. Báo tin sai bét. Cả Tiến nữa, cũng bị mê hoặc. Mỹ nhân kế... Nhanh như điện, ngần ấy vấn đề từ trong tối nhảy vọt ra, xỏ xâu vào với nhau thành một chuỗi dài rất ăn khớp, giống như trong một chuyện ma, những đốt xương rời rạc nhảy lên chắp vào nhau thành hình người.
Tiến vịn tay lên thân cây, cố trấn tĩnh. Anh buột mồm nói trống không:
- Vô lý!
Để buộc mình phải sáng suốt, Tiến lật ngược lại ý nghĩ ấy. Anh tự hỏi mình gay gắt, xem có phải vì ghen với Phủi mà nghi oan cho Kham. Nhưng cái khám phá vừa rồi sáng như ban ngày, không ngờ vực vào đâu được nữa. Rõ ràng Tiến không nghĩ quẩn, không ghen.
Kham vẫn nhìn xuống đất, ngón tay xé lá run run. Thiết đánh bật lửa châm điếu thuốc. Chợt nhớ ra, anh nói chậm rãi:
- Hôm tê, địch tìm vô đốt chỗ trại cũ của bọn tôi rồi. Phải cất trại mới lợp lá chuối, dột ướt hết.
Tiếng sét cuối cùng đã nổ.
Tiến tái mặt. Ngoài tổ anh và tổ It-xa-la, chỉ riêng Kham biết trại bí mật. Nếu một hội viên It-xa-la phản bội, thì cả tổ đã bị bắt. Đằng này Kham chỉ biết Xẩy và Đeng trong buổi họp đầu, nên Xẩy rơi vào tay địch và trại bị đốt. Trước mắt Tiến không còn em Kham ngây thơ và tin cậy nào nữa, chỉ có một con nữ gián điệp quỷ quyệt ra vào Pạc-xê với nhân tình hàng năm nay, đóng kịch tài bậc nhất. Một con quỷ sứ!
Tiến đứng như chôn chân trước mặt Kham tay mân mê nòng khẩu tiểu liên lạnh ngắt. Anh thở gấp, chưa nói gì.
Thiết lặng lẽ đến chỗ Bân và Huy, cười thầm thương hại hai cô cậu gặp nhau cứ ngơ ngơ ngác ngác. Hồi còn trẻ, Thiết đối xử với con gái không đến nỗi vụng dại như Tiến. Anh cố ý vắng mặt cho họ tự nhiên với nhau một tí kẻo tội, và xuỵt Huy đang chỉ trỏ nhấm nháy: “Huy! Mi chuyên môn nghĩ bậy!”.
Kham gục đầu trên hai cánh tay. Đôi vai tròn nhỏ rung rung. Phút im lặng ngột ngạt.
Xốc quai súng lên vai, Tiến hít mạnh, bỏ đi. Bộ đội Việt không có quyền bắt và xử người Lào, đành thả cho nó về. Nhưng chính quyền và bộ đội It-xa-la còn đó, nó thoát đàng trời! Anh tự nhắc thầm điều ấy một cách hết sức dữ tợn, để vùi dập chút mừng rỡ chợt lóe lên khi anh nhớ ra cái nguyên tắc “không được xâm phạm chủ quyền người Lào”.
Đi được mấy bước, anh bất giác quay lại. Kham hấp tấp gạt lá bước ra đường như người chạy trốn.
- Thôi rút về. Không liên lạc với nó nữa.
Thiết tưởng mình nghe lầm, trố mắt hỏi gặng:
- Sao lại thôi không nhận tin nữa?
Tiến buông cộc lốc:
- Cứ về nghỉ ngơi tắm giặt, rồi đi chuẩn bị hầm chông sẵn. Bố trí lâu một chỗ có ngày bị úp mất mạng.
Để tránh bị hỏi dồn, Tiến thoăn thoắt bó đi. Được một quãng khá xa, anh mới ngồi xuống ngả lưng vào thân cây, hai tay buông xuôi, tưởng chừng toàn thân rã rời từng mảnh. Lần đầu tiên trong đời Tiến hai mươi ba tuổi anh cảm thấy không muốn sống nữa.
Trong khi ấy Kham loanh quanh như người mất hồn, không biết mình đang đi đâu, làm gì. Mãi đến quá trưa mới về đến quãng suối đầu làng. Cũng chỗ lội này Kham vịn tay một người trong đêm trăng... Kham cắn môi đến chảy máu, tạt vào rừng tránh chỗ lính gác. Vừa may một toán địch trong làng kéo ra, giày đinh lộc ngộc. Đứng trong bụi rậm, Kham hồi hộp nhìn ra. Hàng quân ka-ki xanh xám kéo dài mãi. A thằng Phủi... cả thằng Mắt-mèo! Chúng nó mang quân thọc xuống Kha-tạy, đúng con đường anh Thiết đang chặn đánh!
Kham ngồi thin thít đợi tiếng mìn, bốc một nắm đất cầu khẩn Nang tho-la-ni 1 phù hộ cho các anh giết được cả hai thằng một lúc, đừng vương tên bay đạn lạc. Nghĩ đến Tiến, Kham lại giận ứ lên cổ. Lần này địch ra đúng như Kham báo tin, đánh xong Kham mới bảo cho mà hết hoạnh họe! Cứ gọi là không thèm nói với nữa, đến nhà không thèm tiếp, ghét mặt...
Nhưng lâu lắm, lâu lắm súng mìn vẫn không nổ. Kham đợi tiếng mìn như người sắp chết đuối đợi kẻ ném cho mảnh ván. Đến khi mặt trời nghiêng đầu dòm chéo qua cành lá, tiếng nổ mới vọng đến. Nhưng lại là tiếng súng cối uỳnh uỳnh dóng đôi phía Kha-tạy. Địch đã lọt qua chỗ bộ đội chặn đánh sáu ngày liền, và vừa rút bỏ vì không tin Kham. Đôi mắt long tròn xoe, tròng đen tụ giữa còn bé tí, đôi mắt của Tiến lại hiện ra như một lời buộc tội...
Kham nuốt nước bọt ừng ực, vất mạnh hòn đá: “Bá! Hơi đâu mà nghĩ đến cái người không ra gì...”. Kham đứng dậy, bước mấy bước, rỏi đột ngột bưng mặt khóc to, khóc nấc lên từng hồi dài như tất cả máu trong người chảy thành nước mắt.
Chú thích
(1) Con sâu. Xuyên tạc tiếng Khôn-kẹo (Người Ngọc) chỉ người Việt.
(2) Một mừn: 12 ki-lô.
(3) Bà Đất.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bên Kia Biên Giới
Phan Tứ
Bên Kia Biên Giới - Phan Tứ
https://isach.info/story.php?story=ben_kia_bien_gioi__phan_tu