Bách Thủ Thư Sinh epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Hồi 6: Bước Đường Giang Hồ
hững ánh chớp cùng tiếng sấm trỗi lên xé tan bầu trời chiều ảm đạm, báo hiệu một sự thay đổi bất ngờ sẽ ập đến Dương Châu trấn. Mọi người hối hả, bận rộn với sự biến đổi của tiết trời, và khi màn nước trắng xóa chụp xuống, cả trấn Dương Châu như chìm trong mặn lụa nước dầy đặc, chẳng còn nhận ra sự sung túc của nó nữa. Mưa càng lúc càng lớn dần. Chẳng bao lâu mọi nẻo đường đều ngập trong nước. Người ta chẳng biết đến khi nào cơn mưa đầu mùa sẽ tạnh.
Khi màn đêm buông hẳn xuống, những chiếc đèn lồng phải chống chọi với làn hơi nước ẩm ướt cùng những ngọn gió se lạnh. Trong tiết trời như vậy thì chẳng một ai muốn bước ra ngoài. Nếu như có khách thập phương lỡ đường thì người ta cũng sẽ tìm khách điếm rút ngay vào trong những gian thư phòng ấm cúng, chờ đợi trời sáng bằng những bầu rượu ngon vốn đã nổi tiếng khắp Trung Nguyên.
Thế nhưng trong tiết trời ướt ắt và vắng lặng đó lại có một người bận áo thụng, đội mũ che đầu hố hả rời Dương Châu thành qua cửa đông. Người đó quả lạ lùng khác thường mới rời nhà và rời Dương Châu trấn trong thời khắc này. Xuôi theo con đường về hướng Lâm Viên, xem chừng người vận thụng y rất hối hả. Có lẽ y có chuyện gấp nên bất kể thời tiết trời như thế này.
Y dừng bước trước một ngôi cổ miếu thần hoàng, cũng vừa lúc một cỗ xe độc mã xuất hiện. Người ngồi trên ghế xà ích cùng vận áo thụng có mũ trùm cứ như muốn che những hạt mưa còn sót lại đang trút xuống vai y.
Cỗ xe dừng trước thềm ngôi cổ miếu Tuấn Luận kéo chiếc mũ trùm đầu xuống. Trong mái hiên ngôi cổ miếu, người nọ cũng kéo mũ để lộ chân tướng là Tô Băng Lệ. Trong bóng tối lờ mờ của trời đêm, làn da của khuôn mặt nàng vẫn toát ra vẻ tuyệt mỹ làm say đắm bất cứ một nam nhân nào.
Tuấn Luận vẫn ngồi trên ghế xà ích, nhìn Tô Băng Lệ nói:
- Chúng ta đi chứ?
Băng Lệ gật đầu. Nàng bước lên ngồi cạnh Tuấn Luận. Y quay sang nhìn nàng:
- Tô cô nương hãy vào trong khoang xe. Ngoài này không tiện cho cô nương đâu.
Băng Lệ nhìn Tuấn Luận. Nụ cười giả lả hiện lên hai cánh môi của nàng.
Mặc dù nụ cười đó không thật tươi, nhưng ghi nhận được nó thì sự ảm đạm trong tâm Tuấn Luận chợt nhẹ bỗng rồi tan biến khi nụ cười kia vụt tắt.
Băng Lệ từ tốn nói:
- Hạ công tử lo cho Băng Lệ à?
Tuấn Luận gật đầu, đáp lời nàng:
- Đường đến Thiên Ma cổ bảo xa lắm. Tô cô nương sẽ bị cảm lạnh trong tiết trời này.
Tuấn Luận vừa nói vừa giật dây cương để con tuấn mã sắc đen tuyền thả nước kiệu kéo cỗ xe xuôi về phía trước. Băng Lệ liếc trộm Tuấn Luận. Nàng nghĩ thầm:
“Bách Thủ thư sinh đây ư? Người đã không ngần ngại uy danh của Mạc Thiên Vân Tụ Hiền trang chủ mà cướp Minh Chỉ thần châu”.
Trong khi Băng Lệ suy nghĩ thì Tuấn Luận vẫn dõi mắt hướng về phía trước.
Băng Lệ ôn nhu nói:
- Băng Lệ thích những ngọn gió se lạnh trong tiết trời như thế này.
- Tùy cô nương.
Đôi chân mày vòng nguyệt của Băng Lệ nhíu lại. Nàng có cảm nhận Tuấn Luận rất khô khan và lạnh nhạt với mình. Chính cảm nhận đó. Băng Lệ buột miệng hỏi:
- Hạ công tử hẳn đã cố thê tử rồi?
Quay sang nhìn Băng Lệ, nụ cười nhếch lên rồi vụt tắt, Tuấn Luận lắc đầu:
- Tại hạ chẳng bị ràng buộc với bất cứ nữ nhân nào cả.
- Nói vậy công tử chưa có phu nhân.
Tuấn Luận gật đầu.
- Thế còn Cát Bội Hương?
Tuấn Luân nhìn lại Băng Lệ. Y từ tốn nói:
- Tô cô nương hỏi để làm gì?
- Băng Lệ chỉ tò mò thôi.
- Vậy tại hạ cũng được quyền tò mò chứ?
- Hạ công tử muốn nói gì?
Tuấn Luận ghịt dây cương cho con tuấn mã kéo cỗ xe tránh một ổ gà khá lớn mặc dù ánh đèn lồng treo trên bên hông cỗ xe không đủ ánh sáng soi rõ con đường.
Băng Lệ nói:
- Hạ công tử đúng là một xà ích cẩn thận
- Tại hạ luôn cẩn thận.
Băng Lệ hỏi:
- Hạ công tử muốn hỏi gì nơi Băng Lệ?
Nhìn thẳng vào mắt Băng Lệ, Tuấn Luận nghiệm giọng nói:
- Cát Bôi Hương đã truyền lại cho cô nương tấu khúc “Đoạn trường ly biệt”?
- Hạ công tử quan tâm đến điều đó?
- Tô cô nương có thể không trả lời tại hạ.
- Nếu Băng Lệ đoán không lầm thì Hạ công tử rất quan tâm đến Cát Bội Hương tỷ tỷ.
Tuấn Luận buông một câu bằng chất giọng thật nhạt nhẽo:
- Tô cô nương muốn nghĩ sao cũng được.
Câu trả lời của Tuấn Luận khiến vẻ mặt của Băng Lệ đanh lại. Nàng có vẻ thất vọng với câu đáp của Tuấn Luận. Cảm giác Tuấn Luận là một con người nhạt nhẽo và khô cằn càng trỗi dậy trong tâm trí nàng.
Trong khi Tô Băng Lệ suy nghĩ mông lung thì Hạ Tuấn Luận lại im lặng dõi mắt về phía trước. Trông thần thái của Tuấn Luận tợ một con thú tinh ranh đang đánh hơi thăm dò phía trước mình. Băng Lệ khẽ lắc đầu từ tốn nói:
- Hạ công tử hẳn rất cần Thập nhị thần châu?
Tuấn Luận đáp lời nàng bằng một câu nửa vời:
- Tô cô nương cũng chẳng khắc gì tại hạ.
- Tại sao cứ phải có Thập nhị thần châu?
- Điều đó tự cô nương có thể trả lời được
Nàng im lặng, sửa lại chiết áo thụng như thể muốn che những ngọn gió đêm ướt át sau cơn mưa tầm tả. Họ rời Dương Châu trấn đúng một canh giờ thì thấy phía trước có một đốm lửa.
Băng Lệ hỏi:
- Hạ công tử... Phía trước là đâu vậy
- Phía trước là ngã ba Sinh tử lộ.
Nàng lặp lại câu nói của Tuấn Luận:
- Sinh tử lộ?
Tuấn Luận khẽ gật đầu:
- Tại hạ nghĩ có người đang đón tại hạ và cô nương.
Băng Lệ lắc đầu:
- Băng Lệ phó hẹn với công tử rất bí mật. Không có ai biết thì làm gì có người đón chúng ta. Có lẽ phía trước là một người thợ rừng nào đó đốt lửa để sưởi ấm.
Hai cánh môi Tuấn Luận nhếch lên. Y nghiệm giọng nói:
- Tại hạ ngửi được mùi tử khí quanh quẩn phía trước mình.
Câu nói của Tuấn Luận khiến xương sống Băng Lệ gay lạnh. Nàng có cảm giác rờn rợn sau câu nói của Tuấn Luận. Băng Lệ buột miệng hỏi:
- Đường đến “Thiên Ma cổ bảo” hắn không được êm ả, đúng không?
- Nếu sự võ đoán của cô nương không lầm.
Khi cách đống lửa khoảng mươi trượng, Tuấn Luận và Băng Lệ mới nhận ra hai người ngồi bên đống lửa. Mặc dù tiết trời se lạnh nhưng tuyệt nhiên trên người họ chẳng có lấy một chiếc áo choàng khoác vai. Băng Lệ nghĩ thầm:
“Họ cần gì đến áo khoác ngoài khi đã có bếp lửa sưởi ấm rồi”.
Khi cỗ xe còn cách đống lửa năm trượng thì hai người kia cũng từ từ đứng lên. Hai người có khuôn mặt trông như bọn quỷ vô thường nơi chốn A tỳ. Một người thì có bộ mặt thật hóm hỉnh, dị hợm mà bất cứ ai nhìn cũng phải nực cười.
Người đó chẳng ai khác chính là Độc Cô Nhân Dương Tùng. Còn người thứ hai chính là Tử Kiếm Nghị Bất Vọng.
Tuấn Luận tự biết hai người kia tại sao có mặt tại Sinh Tử lộ. Chàng ghìm cương ngựa nhưng vẫn ngồi yên vị trên ghế xà ích. Con hắc mã như thể đoán được sự chết chóc gần kề bên mình nên cũng chùn bước chẳng chịu đi nữa.
Sự chùng chằng của con tuấn mã khiến Băng Lệ lo lắng. Nàng cố dùng hết nhãn quan để nhìn Dương Tùng và Nghị Bất Vọng. Chỉ chạm vào ánh mắt của hai người đó thôi, Băng Lệ đã cảm nhận được sự bất an đang hiện hữu ngay phía trước.
Tuấn Luận vỗ vào mông con tuấn mã buộc nó phải dấn bước. Con tuấn ma hí lên lồng lộng như thể đã gặp phải kẻ thù hung tợn. Tuấn Luận vuốt ve bờm ngựa:
- Tiến lên đi... Không có gì đâu. Không lẽ ngươi chẳng tin vào ta.
Như thể nghe được lời của Tuấn Luận, con hắc mã miễn cưỡng kéo cỗ xe chậm chạp áp tiến về Sinh Tử lộ. Tuấn Luận ghìm cương cho con tuấn mã dừng bước.
Tuấn Luận nhìn Dương Tùng và Nghị Bất Vọng:
- Nhị vị chờ tại hạ?
Độc Cô Nhân Dương Tung định nhãn nhìn lên Tuấn Luận:
- Hẳn các hạ nhận ra ta là ai?
Hai cánh môi của Tuấn Luận mím lại rồi mới hé mở từ tốn cất lời đúng vào lúc một tia sét vụt lướt qua bầu trời đêm.
Tuấn Luận từ tốn nói:
- Tia sét kia chắc chậm hơn đường đao tử của Độc Cô Nhân Dương Tùng.
- Hóa ra các hạ đã nhận ra ta.
Nghị Bất Vọng nhìn Tuấn Luận:
- Đã biết Độc Cô Nhân Dương Tùng, hẳn túc hạ cũng sẽ nhận ra ta.
Tuấn Luận gật đầu nói:
- Nếu có tử đao thì hẳn không thể không có Tử Kiếm Nghị Bất Vọng. Đao và kiếm luôn đi cùng với nhau.
- Đúng... Ta là Nghị Bất Vọng.
Nghị Bất Vọng ôm quyền hướng lên Tuấn Luận chậm rãi nói:
- Túc hạ biết Sinh tử lộ có Độc Cô Nhân Dương Tùng và Tử Kiếm Nghị Bất Vọng, xin hỏi túc hạ sẽ chọn tử lộ hay sinh lộ?
Tuấn Luận rời ghế xà ích, phi thân xuống đường. Chàng bước đến trước con đường nhỏ bên tay phải rồi lại quay về con đường bên trái. Quay bước đứng trước Độc Cô Nhân Dương Tùng và Tử Kiếm Nghị Bất Vọng:
- Nếu tại hạ chọn con đường bên phải hẳn sẽ bận tay với Độc Cô Nhân huynh và ngược lại chọn bên trái cũng không thể đứng yên với Tử Kiếm Nghị Bất Vọng.
Độc Cô Nhân cướp lời Hạ Tuấn Luận:
- Tại đây chỉ có hai con đường mà túc hạ phải chọn. Không có con đường thứ ba cho túc hạ đâu.
Tuấn Luận nhìn Độc Cô Nhân từ tốn nói:
- Nếu Dương huynh không thấy con đường thứ ba đó nhưng tại hạ thì đã thấy rồi.
Mặt Dương Tùng nheo lại. Bộ mặt hóm hỉnh của gã bỗng lộ những nét nhăn nhúm trông càng hóm hỉnh hơn:
- Con đường thứ ba đó là con đường nào?
Tuấn Luận chắp tay sau lưng bước đến trước mặt Độc Cô Nhân Dương Tùng:
- Chọn bên phải hay chọn bên trái thì tại hạ cũng phải đối mặt với một trong hai sát thủ, nhưng nếu tại hạ chẳng chọn con đường nào mà lại muốn cung thỉnh nhị vị huynh đài cùng đi với Hạ Tuấn Luận.
Nghị Bất Vọng gằn giọng nói:
- Trong võ lâm giang hồ. Nghị mỗ nghe thiên hạ truyền tụng Bách Thủ thư sinh là con tiểu long, hành tung bất định, lúc ẩn lúc hiện, hẳn ngươi sẽ dựa vào tiếng thơm đó để thỉnh mời Độc Cô Nhân và Tử Kiếm Nghị Bất Vọng.
- Giang hồ là giang hồ, võ làm là võ lâm, thiên hạ là thiên hạ, những Tuấn Luận là Tuấn Luận.
Hai cánh môi của Tuấn Luận nhếch lên. Pha trong cái nhếch môi đó là chút khinh thị của một gã lãng tử mà cuộc sống của y là một màn bi hài. Có những khoảnh khắc, Tuấn Luận cảm thấy mình là kẻ cô độc lạnh lùng nhất trong cuộc đời này.
...
Tiếng thét the thé cất lên. Chỉ mỗi một tiếng thớt đó thôi mà Tiểu Cẩu Tử những tưởng thần phách mình đã tản mác. Với bộ tạng như một ga án may mà chẳng bao giờ có được một miệng ăn, bộ tướng của Tiểu Cẩu Tử chẳng khác nào bộ xương khô khốc, hay có thể ví như một nhánh cây đang héo úa bởi kiệt sức vì phải hút mầm sống nuôi cho thân mình.
- Tiểu Cẩu Tử... Ngươi đang làm gì?
Như một đứa cái bang ngoan ngoãn, Tiểu Cẩu Tử hối hả chạy ngay đến người thiếu phụ có đôi mắt sắc sảo, nhưng ẩn chứa trong đó là sự tàn nhẫn, pha lẫn nỗi căm phẫn oán hờn.
Thiếu phụ lập lại lần nữa:
- Tiểu Cẩu Tử... Ngươi đang làm gì?
Tiểu Cẩu Tử khúm núm:
- Ma ma...
Gã Tiểu Cẩu Tử gầy guộc vừa thốt được hai tiếng Ma ma thì ngay lập tức từng ngọn roi da tàn khốc như mưa rào xối xả đánh thẳng vào cơ thể yếu ớt của Tiểu Cẩu Tử.
Hai cánh môi của Tiểu Cẩu Tử mím lại mà y muốn rên lên một tiếng cũng không được. Tiểu Cẩu Tử tự biết nếu y khẽ rên lên một tiếng nào thì những nhát roi oan nghiệt sẽ bổ xuống đầu y.
Y gục đầu hứng chịu những nhát roi tàn nhẫn. Da thịt y tóe máu ngỡ như một tấm huyết y phủ lên người kẻ khốn nạn. Cho đến khi Tiểu Cẩu Tử không còn chịu nổi nữa, sức y đã kiệt, lực y đã tàn. Còn hay không là chút nghị lực của một mầm sống đang chớm nở, với hy vọng một ngày nào đó mầm sống kia sẽ thoát khỏi sự phũ phàng và ê hề.
Thiếu phụ rít giọng đay nghiến nói:
- Tiểu Cẩu Tử... Ngươi đang làm gì?
Lần thứ ba thiếu phụ nhắc lại câu nói đó và để đáp câu hỏi của thiếu phụ Tiểu Cẩu Tử rán gượng ngẩng đầu nhìn thiếu phụ:
- Ma ma... Tiểu Cẩu Tử đang đói.
Y chỉ thốt được mấy câu, đầu đã gục xuống chân và không còn nhận thức được gì trong cuộc đời này. Tất cả đến với y là một nỗi mơ hồ không thật, tất cả đến với y là những nhát roi oan nghiệt để thỏa lòng cho mối hờn ghen.
Tiểu Cẩu Tử ngất lịm đi. Trong giấc mơ huyền ảo y bong thấy một người đàn bà. Người đó thật khắc khổ, nhưng trên nét mặt kia vẫn ẩn chứa tất cả niềm thống khổ của một con tằm chỉ biết xe tơ và cuối cùng thân tằm gởi vẫn trở về với thân tằm gởi.
Người thiếu phụ thoáng hiện rồi thoáng mất nhưng đâu đó trong tâm trí của gã Tiểu Cẩu Tử... một đứa bé vừa mới lên mười in đậm câu nói của người thiếu phụ vừa thoáng hiện trong tâm y gã:
- Con sẽ khổ... Mẹ không muốn con khổ đâu, nhưng Mẹ chẳng thể nào bảo vệ cho con khi thân của mẹ cũng chỉ là thân tằm gởi nương nhờ.
Lời nói đó tợ như tiếng sét đánh vào đầu Tiểu Cẩu Tử. Y giựt mình choàng tỉnh lại cũng là lúc những hạt mưa đầu mùa trút thẳng xuống mặt y. Cùng với những giọt mưa vô tội, vô giác chỉ muốn gieo cảm giác rát bỏng lên tâm trí Tiểu Cẩu Tử là một tiếng sấm rền vang khiến gã tiểu tử kia phải giật mình co rút người lại bởi nghĩ đến những nhát roi tàn khốc và oan nghiệt.
Một tiếng sấm nữa trì lên, Tiểu Cẩu Tử giật mình. Không biết tiếng sấm kia tác động đến Tiểu Cẩu Tử như thế nào, nhưng y bật vùng dậy thét lớn:
- Không...
Tiếng thét của Tiểu Cẩu Tử như thể có quyền lực khiến càn khôn phải hãi hùng run rẩy mà tắt ngay những hạt mưa rát bỏng đang xối xả trút vào mặt và những vết thương trên người gã tiểu tử tội nghiệt.
Y dùng nước mưa để khoát lên mặt mình. Những giọt nước mưa kia như một cơn ác mộng để y chứng nghiệm thực tại của mình.
Tiểu Cẩu Tử lại rống lên với chất giọng thảm thiết:
- Không... Mẹ ơi... Mẹ ơi... Tiểu Cẩu Tử dù là con chó thúi đi nữa vẫn mãi mãi lột bỏ kiếp tơ tằm của mẹ.
Y chỉ nói được bày nhiêu thì vụt bỏ chạy tợ như trốn tránh những ngọn gió ướt át có thể chà xát sự rát bỏng lên tấm thân gầy gò của Tiểu Cẩu Tử.
Y chỉ biết chạy và biết hứng những giọt nước mưa oan nghiệt vào ngay chính mặt mình. Cuối cùng, Tiểu Cẩu Tử cùng vượt qua tất cả màn nước mưa trắng xoá đó để đến được nơi gã cần đến. Y van thều thào nói:
- Mẹ ơi... Con chó nhỏ sẽ không chết. Nhất định nó không chết để lột bỏ kiếp tơ tằm của mẹ.
Y quỳ xuống, đưa tay giang rộng hướng lên bầu trời:
- Con chó nhỏ chết như sẽ không chết.
Cùng với tiếng rống thê thảm của Tiểu Cẩu Tử thì những tiếng ê a trong ngôi thảo xá vọng đến tai gã:
- Khổng Tử viết... Quần tử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
Tiếng ê a của những gã môn sinh trong ngôi thảo gia lại trỗi lên:
- Khổng Tử viết. Quân tử thần tử, thần bất tử bất trung. phụ xử tử vong, tử bất trung bất hiếu.
Chẳng biết câu nói kia có uy lực như thế nào nhưng lại tạo ra trong Tiểu Cẩu Tử nỗi cảm xúc bồi hồi. Theo một sự phản xạ mà y chẳng lường đến được, cứ lê bước khập khểnh tiến về ngôi thảo gia.
Tiểu Cẩu Tử đứng ngoài cửa.
Trong ngôi thảo trang, lão trượng râu tóc bạc phết, tay cầm xếp tre kinh thư đi tới đi lui rồi bắt đầu đọc:
- Người quân tử cầu nơi mình, kẻ tiểu nhân cầu nơi người.
Giọng ê a của các môn sinh lại trỗi lên:
- Người quân tử cầu nơi mình, kẻ tiểu nhân cầu nơi người.
Như có niềm xúc cảm diệu kỳ thôi thúc, thế rồi Tiểu Cẩu Tử nhẩm đọc lại:
- Người quân tử cầu nơi mình, kẻ tiểu nhân cầu nơi người.
Y đọc mãi câu nói đó cho đến khi chẳng còn môn sinh nào hiện hữu trong ngôi thảo xá tồi tàn, đầy những chấm hoen ố bởi thời gian.
Đêm càng lúc càng se lạnh, nhưng Tiểu Cầu Tử vẫn cố chép lại những dòng bút tự lên những tờ giấy hồng điều. Y vừa cố phóng bút để viết lại những dòng bút tự kia đồng thời cũng nhẩm đọc:
- Người quân tử cầu nơi mình.. Kẻ tiểu nhân cầu nơi người.
Y đọc mãi những tưởng như không bao giờ Tiểu Cẩu Tử có thể rời bỏ câu nói chót lưỡi đầu môi đó:
- Quân tử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu. Người quân tử cầu nơi mình, kẻ tiểu nhân cầu nơi người.
Y đọc miết và chẳng hiểu sao tự bao giờ những bút tự kia rơi vào tâm trí Tiểu Cẩu Tử. Khi những dòng bút tự như rồng bay phụng múa đập vào tâm trí Tiểu Cẩu Tử thì thần thức của y cũng mù mờ và trong khoảnh khắc y chẳng nhận biết gì nữa cả. Tiểu Cẩu Tử đã trở thành một cái xác không hồn chỉ có phần trái tim nhích động để bảo vệ cho gã thoát khỏi lưỡi hái thần chết.
Tiểu Cẩu Tử tỉnh dậy. Điều đầu tiên mà y nhận dược là mái tóc lẫn hàm râu trắng xoá đập vào mắt y. Y thều thào nói:
- Tiểu Cẩu Tử đang ở đâu?
Lão trượng vuốt râu. Khi lão vuốt râu, Tiểu Cẩu Tử mới nhận ra lão trượng đó là ai. Đích thị chính là thầy đồ đã giảng dạy những câu của Khổng Tử nói cho các môn sinh nghe và thực hành theo.
Tiểu Cẩu Tử thều thào nói:
- Sư phụ.. Con đang ở đâu?
Nụ cười thật tươi hiện lên hai vành môi vốn biểu lộ sự khắt khe. Nụ cười ấy không chút gì gọi là giả lả, hay câu tình nơi Tiểu Cẩu Tử nhưng để lại cho Tẩu Cẩu Tử một ấn tượng không sao giờ quên trong cuộc đời.
Bàn tay của lão sư gia đặt lên đầu Tiểu Cẩu Tử:
- Con thích học lắm à?
Như thể có phản xạ tự nhiên, hay nỗi ước ao vốn đã từng bừng cháy trong tâm Tiểu Cẩu Tử. Y khẽ gật đầu:
- Con rất thích.
Y thốt dứt câu thì quỳ lên hành đại lễ:
- Ân sư... xin người dạy cho Tiểu Cẩu Tử. Con chó nhỏ đã chết.
Lão sư gia đỡ Tiểu Cẩu Tử đứng lên:
- Đứng lên đi... Đứng lên đi... Hây... Lão phu chưa dạy con ngày nào, sao con đã vội hành lễ.
Tiểu Cẩu Tử dập đầu nói:
- Ân sư... Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, Tiểu Cẩu Tử thề sẽ làm rạng danh tôn sư.
Lão sư gia nhìn thẳng vào mặt Tiểu Cầu Tử nghiêm giọng nói:
- Ai cũng có thể nói được những lời khí khái nhưng hành động thì có mấy ai.
Buông một tiếng thở dài, lão sư gia nói tiếp:
- Tiểu Cẩu Tử nói rất hay... Nhưng ta chẳng biết hành động của ngươi như thế nào. Đôi khi người ta chỉ biết nói mà chẳng bao giờ thực hiện được lời nói của mình. Những kẻ không thực hiện được ngạo ngôn thì chỉ có thể mang số phận của một thư sinh bám vào váy của nữ nhân.
Tiểu Cẩu Tử lắc đầu:
- Không bao giờ Tiểu Cẩu Tử lại làm hoen ố sư gia.
- Ta rất muốn chứng minh điều đó, nếu như lời nói của ngươi là sự thật.
Lão gia sư nói dứt câu thì ngoài ngôi thảo giả tiếng nói ồm ồm của Dịch Nguyên Khôi cất lên:
- Con chó thúi... ngươi đang ở đâu?
Nghe câu nói này, lão sư gia định nhãn nhìn Tiểu Cẩu Tử. Đôi thần nhãn của lão sáng quắc tợ như đang dò tìm từng nét thay đổi trên bộ mặt hốc hác để thẩm chứng lời nói của Tiểu Cầu Tử là đứng hay là sai.
- Bổn sư gia sẽ nhận ngươi, nhưng trước hết ngươi cần phải chứng minh cho bổn sư gia biết ngươi là con người như thế nào.
Tiếng nói ồm ồm lại cất lên ngay ngoài thảo gia:
- Tiểu Cẩu Tử... Ngươi đang ở đâu?
Một đại hán lực lưỡng, vận y trang tiều phu, ngực phanh ra để lộ vòng ngực u no tròn.
Thấy Tiểu Cẩu Tử, y nghiến răng rít giọng nói:
- Tiểu Cẩu Tử.. Ngươi đến đây làm gì?
Dịch Nguyên Khôi vừa nói bừa dấn bước đến trước mặt Tiểu Cẩu Tử. Gã lặp lại lời nói của mình:
- Nói cho ta biết ngươi đến đây làm gì?
Tiểu Cẩu Tử lúng túng đáp lời y:
- Thúc thúc... Tiểu Cẩu Tử đến thọ giáo ân sư.
Lời còn đọng trên miệng Tiểu Cẩu Tử thì đã hứng trọn một cái tát tai nẩy lửa.
Dịch Nguyên Khôi vừa đánh Tiểu Cầu Tử vừa thét to lên:
- Khốn nạn...
Mặc dù thấy Tiểu Cấu tứ bị đánh nhưng lão sư gia vẫn mặc nhiên không màng đến. Cứ như chuyện Tiểu Cẩu Tử bị đánh lão chẳng hề nhìn thấy hay nghe tới.
Dịch Nguyên Khôi nắm đầu Tiểu Cẩu Tử cất giọng gằn từng tiếng:
- Ngươi mà dung bày trò theo đuổi những đứa trẻ khác nữa ư? Học với hành... Ngươi không được học hành.
Nghe Dịch Khôi Nguyên quát tháo, Tiểu Cầu Tử chỉ biết cúi đầu.
Đến lúc này lão sư già mới lên tiếng:
- Dịch huynh có cần trừng trị tiểu tử này không?
Nhìn lão sư gia, Dịch Nguyên Khôi nói:
- Dịch mỗ đã từng đánh hắn mỏi cả tay cả chân nhưng hắn vẫn cứ trơ ra.
Y hừ nhạt một tiếng:
- Lão sư gia có cách chi chỉ bảo cho Dịch mỗ răn dạy Tiểu Cẩu Tử không?
Lão sư gia gật đầu:
- Lão phu có cách đó, nhưng trước khi chỉ giáo cho Dịch huynh, lão phu muốn biết mối thâm tình của Dịch huynh với Tiểu Cẩu Tử.
- Dịch mỗ chính là đại thúc của gã. Nhưng với gã tiểu tử này thì Dịch mỗ chẳng được lợi gì cả. Ngay cả chuyện trong nhà hầu hạ cho nương tử Dịch mỗ hắn cũng không làm được cho tròn.
Lão sư gia khoát tay nói:
- Được rồi.. Được rồi... Đại thúc cũng như cha, Dịch huynh có quyền răn dạy Tiểu Cẩu Tử
Lão sư gia liếc mắt nhìn qua Tiểu Cẩu Tử rồi nói với Dịch Nguyên Khôi:
- Dịch huynh và Tiểu Cẩu Tử theo ta.
Lão sư gia dẫn hai người đến một gian thạch thất. Khi bước vào gian thạch thất đó Tiểu Cẩu Tử mới biết giữa gian thạch thất là một bếp lò, trên bếp lò đó treo cây xà vắt ngang. Lão sư gia đốt bếp lò, rồi nhìn Tiểu Cẩu Tử:
- Tiểu tử sẽ bị Dịch đại thúc của ngươi trừng phạt ngay trên bếp lò này.
Dịch Nguyên Khôi vỗ tay:
- Hay lắm... Hay lắm..
Lão bắt Tiếu Cẩu Tử đeo vào cây xà như một con vượn, rồi cầm roi quất liên tục vào thể pháp yếu ớt của y. Những vết thương chưa lành miệng lại tiếp tục chảy máu mà Tiểu Cẩu Tử không hề thốt lên tiếng rên rỉ nào. Đôi song thủ mỏi nhừ bởi phải chịu cảnh đeo bám như vượn, nếu không muốn ngọn lửa dưới chân Tiểu Cẩu Tử đốt cháy hai chân y.
Dịch Nguyên Khôi càng đánh càng hứng chí, quất những nhát roi chẳng chút ngừng tay. Trong khi Dịch Nguyên Khôi đánh Tiểu Cẩu Tử thì lão gia sư lại chắp tay sau lưng quan sát chân diện của Tiểu Cẩu Tử.
Lạc cạn dần và cuối cùng Tiểu Cẩu Tử ngất lịm buông tay ra khỏi cây xà. Lão sư gia nhanh không thể tưởng, chớp động hữu thủ bắt lấy thân thể gầy đét của gã.
Lão nói với Dịch Nguyên Khôi:
- Dịch huynh. Y đã ngất xỉu rồi.
Quẳng cây roi, Dịch Nguyên Khôn nói:
- Trò này thú đây... Lần sau ta sẽ tiếp tục
Lão sư gia gật đầu.
Khi Dịch Nguyên Khôi bỏ đi cũng là lúc Tiểu Cẩu Tử hồi tỉnh. Điều đầu tiên y nhận thức được chính là búi tóc và chòm râu bạc phết của lão sư gia.
Nụ cười bí hiểm nở trên hai cánh môi của lão sư gia. Lão đỡ Tiểu Cẩu Tử đứng lên rồi nói:
- Bị Dịch đại thúc hành hạ đau đớn như vậy.. Tiểu Cẩu Tử có giận không?
Nhìn lão sư gia, Tiểu Cẩu Tử nói:
- Không... Quân tử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
Nghe Ttếu Cẩu Tử thốt ra câu đó, lão sư gia vuốt râu cười mỉm rồi đĩnh đạc nói:
- Tốt lắm... Kể từ bây giờ, ngươi sẽ là đệ tử chân truyền của Thượng Quan Nghi.
________________________________________
Có lẽ do NXB ghi nhầm số thứ tự nên có tới hai hồi 5, mạn phép sửa lại hồi 6.
Xem tiếp hồi 7 Đao kiếm bất minh
Bách Thủ Thư Sinh Bách Thủ Thư Sinh - Ngọa Long Sinh Bách Thủ Thư Sinh