Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Xibiri
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
K
hông chỉ ở Pêtrôgrát mà cả Xtốckhôn người ta đều đang nóng lòng chờ đợi Ivan Akimốp.
Ông giáo sư già người Nga Vênhêđích Pêtrôvích Likhatsiốp đang sống ở một trong những ngõ hẻm của thành phố cảng phồn vinh này.
Năm mươi năm của cuộc đời mình Likhatsiốp đã dành cho việc nghiên cứu đất đai của nước Nga từ dãy núi Uran sang phía đông và lên phía bắc. Likhatsiốp đã tốt nghiệp một cách xuất sắc Trường đại học mỏ ở Pêtécbua, sau đó đã sang Đức năm năm thực tập về ngành tìm kiếm mỏ và luyện kim dưới sự hướng dẫn của các giáo sư và các kỹ sư Đức giỏi nhất. Bằng những chuyến đi khảo sát thăm dò lúc thì do Viện hàn lâm Nga tổ chức, lúc do Hội địa lý Nga tổ chức, nhất là những cuộc thăm dò do những nhà kỹ nghệ khai thác vàng vùng Xibiri tổ chức, Likhatsiốp đi dọc ngang khắp các vùng hai bên bờ của các sông Ênhixây, Ôbi, Irtưs và vô số những nhánh lớn nhánh nhỏ của những con sông vĩ đại ấy.
Hầu như năm nào Likhatsiốp cũng đi khảo sát thăm dò đến những vùng chưa có dấu chân người.
Đến cuối tuổi trưởng thành thì ông đã tích lũy được một kho tài liệu vô cùng to lớn và rất độc đáo, những tài liệu vô giá đối với nền khoa học. Một số những nhận xét mà ông thu thập được sau những chuyến đi khảo sát thăm dò, Likhatsiốp đã công bố trong các công trình khoa học của Trường đại học tổng hợp Tômxcơ.
Rất nhiều những hiện vật về các bộ môn địa chất học và khoáng học địa phương, nhân chủng học và khảo cổ học do Likhatsiốp đem về đã được xếp trong bộ sưu tập của trường tổng hợp đầu tiên ở Xibiri. Lòng ham thích khoa học của giáo sư đã mở sang cả thế giới thực vật. Và cả ở đây ông cũng đóng góp phần mình cho khoa học, không những ông đã cung cấp một bản miêu tả từng con vật trong loài động vật của Xibiri, mà còn mang về những mẫu điển hình cung cấp cho vườn bách thảo và tập mẫu cây của Trường tổng hợp.
Sự nghiệp hoạt động khoa học lâu năm và tài năng của Likhatsiốp đã đưa ông lên hàng những nhà bác học nổi tiếng.
Likhatsiốp là người đồng hương với Lômônôxốp, ông rất yêu miền bắc, nhanh chóng thích nghi với vùng Xibiri và đáng lẽ không khi nào chịu rời bỏ nơi này, nếu như không vì những hoàn cảnh mang tính chất chính trị. Cứ mỗi lần - khi ở Trường tổng hợp nổi lên phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa quy chế của trường - đấu tranh đòi thay đổi tổ chức giáo dục, tăng cường vai trò của nhà khoa học trong xã hội, - là Likhatsiốp lại đứng về phía những người mang quan điểm cấp tiến nhất. Ngay từ những năm đầu khi Trường đại học tổng hợp Tômxcơ mới xây dựng, ông đã ủng hộ cuộc bãi khóa của sinh viên chống lại một số những trật tự mới phản dân chủ của ông hiệu trưởng. Là người ủng hộ những quan điểm phản động nhất trong ngành giáo dục, ông hiệu trưởng tuyên chiến với tất cả các loại tư tưởng tự do, chỉ ủng hộ chủ nghĩa kinh viện trần trụi. Đối với các giáo sư, y chỉ đòi hỏi làm nhiệm vụ của những người giảng dạy, còn đối với sinh viên thì kiềm chế họ bằng sự bảo trợ nhỏ mọn và thái độ ngờ vực. Likhatsiốp không thể và không muốn ủng hộ lập trường của ông hiệu trưởng. Ở mọi nơi, mọi chỗ ông đều đấu tranh giành quyền tự chủ cho sinh viên, rèn cho họ có một thái độ phê phán đối với những lý luận khoa học giáo điều, gợi sự ham thích của họ đối với phong trào xã hội.
Một hôm ông hiệu trưởng và vị bảo trợ giáo dục của khu vực, một con người mang những quan điểm còn phản động hơn, cùng nhau dạo chơi trên con đường mòn chạy theo sườn đồi dẫn đến bờ sông. Hai người lúc ấy cùng cảm thấy trong lòng yên tĩnh và thanh thản: năm học sắp hết rồi, may sao nó lại êm thấm, không có những sự quá khích đáng kể. Trong khi đó thì từ Pêtécbua, Mátxcơva, Cadan, Iuriép tin đưa về cho biết ở các giảng đường lại nổi lên làn sóng của những cuộc họp mặt và mít tinh do sinh viên tổ chức. Ở đó không những chỉ trật tự nhà trường bị phê phán, mà còn vang lên những tiếng nói về các vấn đề khác đáng lo sợ hơn nhiều: chính sách của nhà nước bị phê phán, người ta nghi ngờ sự bền vững của ngai vàng nhà vua vĩ đại. Những chuyện đó đã không lan tới các vùng Xibiri lạnh giá này. Ở đây ông hiệu trưởng và vị bảo trợ giáo dục của khu vực nhìn thấy thành quả của sự mẫn cán của mình. Họ đã kịp thời và khéo léo dựng nên bức tường thành mà tất cả những tiếng rền của cơn lốc sinh viên va vào đều bị tan ra. Trước đây là như vậy... và, ơn Chúa nhân từ, sau đây rồi cũng sẽ như vậy.
Bỗng từ trong lòng sâu của cánh rừng, âm điệu quen thuộc của bài hát «Từ đất nước, đất nước xa xôi» mà sinh viên vẫn thường ưa thích bay vọng tới tai viên hiệu trưởng và vị bảo trợ.
- Họ vui chơi! - ông hiệu trưởng nói với một thái độ che chở.
- Tuổi trẻ vàng ngọc, - vị bảo trợ cười khẩy.
Hai vị ấy bước đi vài bước và bỗng dừng lại như bị chôn chân. Lời hát hoàn toàn mới lạ mang nhiều ngụ ý được đặt vào một âm giai quen thuộc:
Cháy trong lòng niềm tin tươi trẻ.
Từ sông Lêna, Bia và Ênhixây,
Chúng tôi cùng nhau tới đây
Tới đây vì tự do và lao động,
Vì ước vọng được sống đẹp hơn.
Và chúng tôi mỉm cười nhớ tới
Mặt nước rộng của hồ Baican,
Vẻ óng mượt của núi Antai,
Chúng tôi gửi lời chào cả nước,
Đất nước thân yêu, đất nước đẹp giàu.
Và kêu gọi những ai cùng chí hướng
Hãy đứng vào hàng ngũ chúng tôi.
Ở đây mỗi một người đều là đồng chí
Thì bạn ơi hãy nâng cốc chúc mừng,
Xibiri của ta, ta chúc trước
Chúc nơi đây luôn luôn tươi đẹp
Và đời đời vẫn rộng mãi mênh mông...
Rồi tiếp đến ta chúc mừng cả nước
Ta hô lên khẩu hiệu thiêng liêng
«Hãy tiến bước», ta tiến về phía trước!
Bài ca cứ kéo dài không dứt. Những giọng hát lảnh lót chan hòa, hát hết bài lại bắt đầu hát lại từ đầu. Dàn đồng ca mỗi lúc càng mạnh hơn, tiếng hát trở nên càng rắn rỏi và hăng say hơn.
- Thế đấy. Thế đấy. «Vì tự do và lao động»... «Mỗi một người đều là đồng chí»... - ông hiệu trưởng liếc nhìn vị bảo trợ mấp máy đôi môi tái nhợt thầm thì.
- Vòm mái trường ta không thể để cho những hành động nổi loạn này bôi nhọ! - vị bảo trợ thốt lên và y lao vùn vụt qua các bụi cây trên mặt đất còn chưa kịp khô sau những trận mưa xuân.
Ông hiệu trưởng vội chạy theo y.
Ít phút sau họ đã tới một bãi phẳng, nơi tụ tập của đám đông sinh viên đang hăng say. Cảnh họ vừa nhìn thấy làm cho họ bỗng lùi lại. Người đóng vai chính trong dàn đồng ca sinh viên là giáo sư Likhatsiốp.
- Chúng ta hãy huy động mọi sức lực và ý chí để cho những bức tường cũng phải rung lên trước dự cảm về những thay đổi sắp tới! - giáo sư lớn tiếng căn dặn những chàng sinh viên vừa hát đồng ca, và đi kèm theo lời nói là những động tác tuy dè xẻn nhưng mạnh mẽ. Cả sinh viên lẫn giáo sư đang say mê đến mức không nhận thấy sự xuất hiện của ông hiệu trưởng và vị bảo trợ.
- Thưa các ngài! Xin thưa với các ngài! Tôi đề nghị các ngài giải tán cho! Như tôi hiểu thì trong bài hát mới của các ngài không có một ngụ ý nào về nhà vua và thánh thần... Ngài Likhatsiốp, đáng ra ông phải cảm thấy xấu hổ vì đã lôi kéo lớp trẻ ra khỏi con đường đúng đắn! - ông hiệu trưởng nói bằng một giọng the thé, rít rít. Cái mặt trắng bệch nhẵn nhụi của y biến sang màu đỏ tía, từ trong hai khe hẹp của mí mắt ánh lên hai con mắt dữ tợn, sắc như dao cạo.
Likhatsiốp nghe tiếng viên giám đốc vội quay lại, ông ngạc nhiên dang rộng hai tay, đôi tay vạm vỡ chai cứng và sứt sẹo vì lao động nặng nhọc trong các chuyến đi khảo sát thăm dò.
- Trời ơi, thưa ngài hiệu trưởng! Trong bài hát ấy có gì đáng kể để phải phê phán đâu ạ! Nó chỉ nói lên một ước muốn - ước muốn được trở thành người hữu ích cho Tổ quốc mình. Các bạn trẻ muốn kỷ niệm ngày hội mùa xuân của sinh viên bằng bài hát của chính mình đặt ra. Cái đó có gì xấu nhỉ?!
- Tôi cấm và bằng quyền lực đức hoàng đế trao cho tôi, tôi ra lệnh giải tán! - ông hiệu trưởng rít lên, và đứng khoanh tay trước ngực bắt chước điệu bộ của Napôlêông.
- Và không được chần chừ một phút. - vị bảo trợ giậm chân đế thêm vào. - Còn với ông, thưa ông giáo sư, sẽ có một cuộc nói chuyện đặc biệt và ngay sau đây thôi.
Vị bảo trợ bực dọc nhìn Likhatsiốp qua kính kẹp mũi, đôi môi được che bằng hàng ria màu râu ngô giật giật một cách giận dữ.
Còn Likhatsiốp thì lại cười. Ngửa mái đầu rậm tóc màu hạt dẻ và hơi quăn về phía sau, ông cười to thành tiếng, rung cả thân hình vạm vỡ của mình.
Đám sinh viên im lặng. Nhưng rồi một người nào đó trong đám đã huýt sáo với một vẻ nghịch ngợm.
Ông hiệu trưởng và vị bảo trợ trong nháy mắt chợt nhận ra là đã đến lúc họ phải rút khỏi nơi đây. Một, hai, ba!.. Họ đã lẳng lặng biến vào rừng bạch dương như lúc họ hiện ra. Những giọng hát lảnh lót đuổi theo họ như trêu chọc:
Chúng tôi cùng nhau tới đây.
Tới đây vì tự do và lao động.
Vì ước vọng được sống đẹp hơn.
o O o
Và ngày hôm sau giáo sư Likhatsiốp đã có mặt trước cuộc phán xử của những người đồng sự. Buổi họp được tiến hành tại phòng làm việc của hiệu trưởng. Cửa phòng đóng rất chặt. Ở lối vào phòng tiếp khách có người gác cổng của trường canh giữ.
Đầu cúi xuống, vẻ mặt đăm chiêu, các bạn đồng sự của Likhatsiốp ngồi nghe những lời huấn thị chán ngấy của ông hiệu trưởng và vị bảo trợ giáo dục của khu vực. Hành động của giáo sư Likhatsiốp làm cho họ khó chịu. Một giáo sư nổi tiếng đóng vai người đồng ca! Xin hiểu cho, như vậy chí ít cũng là hành động nông nổi... Nhưng điều đó đã đến nỗi đáng phải khiển trách chăng?! Mọi thứ đắm say như chúng ta thường biết đều là biểu hiện của một loại bệnh hoạn. Mà phải chăng các ngài ấy không có những đắm say của bản thân mình? Một người thì cho đến lúc tuổi già vẫn thích chơi quay vòng bi, người kia thì gần như suốt đêm ngày ngồi ở trong đám cờ bạc, người thứ ba thì lại say mê công việc nghi lễ nhà thờ, còn, chẳng hạn như giáo sư thần học nọ thì rất thích ngựa, ông ta mua ngựa xong rồi lại bán cho bọn Tácta ở các làng ven lộ và cũng không từ chối tiền lãi, cái nhất định phải có trong việc mua bán ấy...
«Buổi phán xử» Likhatsiốp còn chưa kịp tiến triển đến mức cần thiết thì giám đốc nha hiến binh chạy sộc vào phòng hiệu trưởng.
- Kính thưa ngài hiệu trưởng, mái nhà của ngài đang bốc cháy! - viên đại tá không hề có ý định xin lỗi vì sự có mặt bất ngờ của mình, vội nói oang oang.
- Ngài nói vậy có ngụ ý gì? - ông hiệu trưởng mặt tái nhợt đứng bật dậy và hỏi.
- Bọn sinh viên đã phá được cửa vào giảng đường chính và đang tổ chức mít tinh!..
- Thế mà rồi cũng lan đến cả vùng ta! - vị bảo trợ đập nắm tay xuống bàn kêu lên. - Đấy, những bài hát vô tư của ngài đã dẫn đến chỗ này đấy, thưa ngài giáo sư! Tất cả các cuộc cách mạng ở châu Âu cũng bắt đầu bằng những cái không đáng kể như vậy, thế mà rồi kết thúc thì lại bằng máu, bằng máu, bằng máu đấy.
Ông hiệu trưởng cứ đi đi lại lại sau chiếc bàn dài của y, không biết phải làm gì để ngăn chặn những sự kiện dữ dội, tất yếu đang xảy đến.
- Thưa ngài, sao ngài cứ chần chừ mãi thế? - giám đốc nha hiến binh nói.
Ông hiệu trưởng đưa đôi mắt đầy bối rối, sợ hãi và van vỉ cầu cạnh nhìn giám đốc nha hiến binh.
- Ngài ra lệnh phải làm gì kia ạ? - y hỏi bằng một giọng thất vọng.
- Hãy dẫn giáo sư Likhatsiốp sang giảng đường. Cứ để ông ta nói với bọn sinh viên rằng ông ta sẽ không bị bắt, không bị đuổi gì hết.
- Ông Likhatsiốp, xin ông sang đấy cho! - Ông hiệu trưởng khép hai bàn tay vẻ cầu khẩn và nhìn bằng đôi mắt nịnh nọt.
- Ông Likhatsiốp, ông sang ngay đấy cho, trong khi cái lũ điên dại ấy còn chưa kịp xông vào phòng thí nghiệm và chưa kịp phá phách! Xin ông sang đấy cho! - Giọng nói của vị bảo trợ giáo dục của khu vực lúc này vang lên khác hẳn: mềm mỏng, ngọt ngào.
- Tôi sẵn sàng sang ngay thôi. Nhưng tôi cũng xin giao hẹn trước: tôi sẽ không nói một lời nào phản đối, nếu như sinh viên họ đưa ra yêu cầu về việc thay đổi bầu không khí xã hội trong trường chúng ta. - Likhatsiốp đứng dậy, nhưng ngay lập tức ông lại ngồi xuống, và bằng hành động đó ông cho ông hiệu trưởng và vị bảo trợ thấy rằng ông sẽ không chịu thay đổi điều kiện của mình.
Bỗng từ hành lang dài vọng đến tiếng thình thịch của rất nhiều chân bước, tiếng ầm ầm của nhiều giọng nói, và một đoàn đại biểu sinh viên đã tiến thẳng vào phòng làm việc ông hiệu trưởng.
Mà thái độ của những con người non trẻ đó mới đĩnh đạc làm sao! Trong bản kiến nghị của họ nhiều chỗ vang lên đanh thép: «Chúng tôi yêu cầu!», «Chúng tôi sẽ không lùi một bước!», «Tự do - cho khoa học, tự do - cho lao động! Hạnh phúc - cho Tổ quốc!»
Vị bảo trợ nổi nóng. Y giậm chân, vung cao hai nắm đấm của đôi tay bị bệnh xơ cứng bắp thịt lên quá đầu. Nhưng giọng của người sinh viên đang đọc bản kiến nghị vang lên với một sức mạnh đe dọa.
- Chúng tôi không thể một phút giây nào chịu nổi sự theo dõi khinh miệt đối với những hành động của chúng tôi và chúng tôi sẽ dùng mọi sức lực để đấu tranh chống cái hệ thống bảo trợ bỉ ổi với sự khinh miệt lòng tự trọng và lương tâm của sinh viên một cách trắng trợn và có lợi cho bọn thi hành chính sách ngu dân ở trong nước, bọn người làm theo ý của chế độ quân chủ muốn dập tắt mọi ham muốn học hành với lòng yêu tự do của nhân dân.
Ông hiệu trưởng nhìn Likhatsiốp với cặp mắt khổ sở. Duy nhất chỉ có một người có thể ngăn được cái giọng lanh lảnh và non trẻ ấy - đó là ông ta, ông Likhatsiốp. Nhưng giáo sư vẫn đứng với một vẻ mặt thản nhiên, và hơn thế, trong đôi mắt tròn như mắt đại bàng của ông lại ánh lên vẻ nghịch ngợm và ngang tàng. Trong giây lát ông hiệu trưởng có cảm giác như ông giáo sư sắp sửa há cái miệng rộng ẩn kín dưới lớp ria ám khói thuốc của mình ra và từ trong cuống họng của ông sẽ bật lên:
Chúng tôi cùng nhau tới đây,
Tới đây vì tự do và lao động,
Vì ước vọng được sống đẹp hơn!
Để các bạn đồng sự không nhận thấy cử chỉ tuyệt vọng của mình ông hiệu trưởng lén đưa tay làm dấu ở dưới bụng để xua đuổi hình ảnh vừa hiện ra trong óc y, như xua đuổi cám dỗ của quỷ xa tăng. Nhưng những dự đoán đã không đánh lừa ông hiệu trưởng. Bỗng một sinh viên đứng ở hàng cuối, bằng một giọng khỏe khoắn, đã cất lên tiếng hát:
Cháy trong lòng niềm tin tươi trẻ...
Và lập tức suốt dọc hành lang rền vang:
Từ sông Lêna, Bia và Ênhixây
Chúng tôi cùng nhau tới đây,
Tới đây vì tự do và lao động,
Vì ước vọng được sống đẹp hơn.
Ông hiệu trưởng ngã vào chiếc ghế bành cổ thành cao và có chạm hình con đại bàng hai đầu của mình, y há miệng hớp hớp vội luồng khí trời lọt vào buồng qua chiếc cửa sổ hé mở. Vị bảo trợ đứng chết lặng, mồm há hốc. Các vị giáo sư ngồi im lặng và rầu rĩ. Còn Likhatsiốp thì ngửa đầu tóc bồng bềnh của mình lên, với vẻ mặt rạng rỡ, ông đứng lắng nghe tiếng rền vang của những giọng hát tươi trẻ, mạnh mẽ, những giọng hát tưởng như làm rung chuyển cả những bức tường gạch dày dặn của nhà trường...
o O o
Và thế là từ đấy trở đi bắt đầu... Likhatsiốp sống và làm việc trong sự căm ghét của ban giám hiệu nhà trường và sự yêu mến ân cần của các sinh viên. Hễ bọn giáo sư phản động tỏ ý muốn chống lại ông là lập tức sinh viên liền hành động. Họ sẵn sàng bất cứ lúc nào làm bất cứ việc gì để bảo vệ Likhatsiốp. Cả ông hiệu trưởng lẫn vị bảo trợ đều tin chắc như vậy. Muốn hay không muốn họ cũng đành phải nhân nhượng để cho khỏi xảy ra vì sự có mặt của Likhatsiốp ở nhà trường.
Của đáng tội, có một nét, hay nói đúng hơn, một sự say mê trong tính cách của Likhatsiốp mà cả ông hiệu trưởng lẫn vị bảo trợ ra sức tận dụng để giảm bớt khó khăn của mình. Likhatsiốp là một lữ khách không biết mệt mỏi. Chương trình du lịch của ông thường vạch sẵn cho mười năm sau. Vừa sắp kết thúc cuộc thám hiểm thăm dò này, ông đã chuẩn bị cho cuộc viễn du khác. Những kẻ thù ghét Likhatsiốp thì mừng rỡ tống ông đi cho thật xa, chỉ cốt sao bọn chúng được sống yên ổn, sang trọng, thoải mái. Cắt bớt những kinh phí cho các nhu cầu khác, ông hiệu trưởng tỏ ra không dè xẻn trong việc cấp tiền cho những chuyến đi khảo sát, và đôi khi còn xin thêm những khoản tiền phụ ở Pêtécbua, có khi vay cả những cá nhân có số vốn lớn.
Thế nhưng, khi được yên thân nhờ những tháng Likhatsiốp đi vắng, ông hiệu trưởng buồn bã nhận ra rằng mỗi chuyến khảo sát như vậy, lại đem cho nhà bác học một ngôi sao mới trên cầu vai, nếu như nói một cách hình tượng.
Kết quả của những cuộc thăm dò khảo sát không những được nghiên cứu ở Tômxcơ mà Likhatsiốp còn về báo cáo cả ở Pêtécbua nữa. Lúc đầu ở đấy người ta đối xử với ông bằng một thái độ thận trọng. Những báo cáo chỉ được trình bày ở Hội địa lý Nga, nơi bao giờ cũng có những con người hiểu lý lẽ, biết phân biệt cái mẽ khoa học giả tạo với những phát hiện khoa học đích thực. Nhưng mức độ chú ý của chính phủ Nga hoàng đối với những vùng phía đông và phía bắc càng tăng thì sự chú ý của Viện hàn lâm khoa học Nga đối với các công trình của Likhatsiốp cũng càng tăng. Không bao giờ và không một người nào có thể hoàn toàn tiêu diệt cái tinh thần Lômônôxốp trong Viện hàn lâm được. Tinh thần ấy lúc tàn lụi đi như một đống lửa trong rừng rậm bị trận mưa rào ập xuống, lúc lại bùng lên như chính đống lửa đang tàn lụi ấy gặp được những luồng gió mới liên tiếp.
Bây giờ cả ở các cơ quan khoa học người ta cũng bắt đầu lắng nghe lời lẽ của Likhatsiốp. Còn bọn người làm ăn đã liều đặt vốn của mình vào việc mở đầu kinh doanh các mặt trên miền đất phía đông thì, tuy họ ít hiểu biết và coi thường việc giáo dục, nay họ cũng cố gặp cho bằng được Likhatsiốp để nhờ ông cho ý kiến. Và ông cũng không tránh họ, ngay cả trong những trường hợp khó khăn nhất.
Tất nhiên ở thời đại xa xôi ấy chẳng ai ghi lại những dự đoán mà Likhatsiốp đã nói riêng với từng nhà kinh doanh một. Những dự đoán ấy bao trùm tất cả các vùng thuộc Xibiri và những dự đoán ấy nói ra một cách đơn giản trong các cuộc trao đổi với các nhà kinh doanh và buôn bán thường ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ như những bản báo cáo và những mệnh lệnh của Xuvôrốp.
- Các ông muốn xúc vàng bằng xẻng ư? Có thứ vàng như vậy ở Xibiri. Nó nằm ở thượng lưu sông Ênhixây, trên hai bờ các sông nhánh của nó. Tiếp đến các ông sẽ tìm thứ vàng ấy ở trung lưu Ênhixây và ở hạ lưu sông Angara. Khi nào giàu có, các ông chớ có tiếc sức tiếc tiền, các ông hãy đi đến tận cùng của vùng đông bắc. Cả vùng thượng lưu sông Tômi có nhiều quặng sắt và than đá. Nếu các ông muốn cho Xibiri có đường tàu hỏa và có kim loại của riêng mình, các ông hãy đi về phía đó, các ông sẽ không nhầm đâu.
Likhatsiốp không chỉ là người hiểu biết trong lĩnh vực khoáng sản, ông còn là người biết rõ cả về các sông và các hồ ở Xibiri hơn ai hết, và trên cơ sở đó ông đã xây dựng được cả một bản đồ án về hệ thống đường giao thông ở đây. Thêm vào đó ông chú ý đến cả kinh nghiệm của những người giang hồ từng trải, lần tìm ra những con đường ngắn nhất và có lợi nhất trên khoảng không gian mênh mông của vùng Xibiri.
Ngoài những chiếc tàu cỡ lớn, hãy đóng cả những chiếc thuyền mớn nước nông và đáy bằng, hãy chèo thuyền lên những vùng thượng lưu của các sông nhỏ. Ở đó sẽ thấy những tài nguyên vô cùng phong phú, mà điều chính nhất là từ đó sẽ lại ra những sông lớn khác và sẽ nối được những con đường lớn thành một mối từ trung tâm của nước Nga đến những vùng chưa hề có dấu chân người.
Các nhà kinh doanh - cả người Nga lẫn người Pháp, Anh - chợt đánh hơi thấy rằng Xibiri là một kho vàng cho nên họ cố lôi kéo Likhatsiốp, muốn biến ông ta thành người cố vấn và người chỉ dẫn cho họ. «Sự thính nhậy của con mọt sách ấy trong lĩnh vực tìm kiếm những tài nguyên thiên nhiên có thể ví như một chó săn cừ khôi biết tìm kiếm chim muông trong rừng già rậm rạp», - bọn phú hào ở Nga nói như vậy về ông ta để khoe khoang với bọn chủ nhà băng Anh và Pháp.
Nhưng tất cả những ý định muốn biến Likhatsiốp thành một người trực tiếp phục vụ cho quyền lợi của bọn kinh doanh đều bị ông đập tan bằng cánh tay sắt thép:
- Mặc dù tôi đã từng học ở Đức thật, nhưng tôi là một con người hoàn toàn Nga. Ở nơi nào sực mùi tiền nước ngoài thì nơi đó không có việc gì để tôi làm!
Mà cũng có khi ông nói ngắn gọn hơn:
- Các người hãy để cho tôi yên! Tôi chỉ là một kẻ thừa hành của nước Nga và là một con mọt trong nền khoa học!
o O o
Hết năm tuổi bẩy mươi, Likhatsiốp vẫn bị cái ý muốn sống gần với trung tâm khoa học - Viện hàn lâm - hấp dẫn và ông đã chuyển về ở tại Pêtécbua.
- Tôi chuyển về đấy không phải để lãng quên Xibiri, ngược lại, để phục vụ miền đất ấy được nhiều hơn gấp bội. Suốt đời tôi, lời di huấn của Lômônôxôp vang lên như một tiếng chuông cấp báo: «Sự hùng mạnh của nước Nga sẽ tăng lên gấp bội nhờ ở Xibiri».
Đứng ở bậc lên xuống toa tàu, Likhatsiôp đã nói những lời ấy với đám sinh viên đang tập trung trên sân ga ở Tômxcơ để tiễn đưa ông bước vào cuộc hành trình xa xôi.
Cuộc sống ở Pêtécbua ngay từ đầu tiên đã hoàn toàn khác so với điều ông nghĩ. Likhatsiốp còn chưa kịp xếp đồ đạc trong căn hộ rộng mênh mông của một vị giáo sư, chưa kịp ngủ nghê cho tử tế sau một chặng đường dài, thì cả thủ đô bị dựng dậy bởi một tin khủng khiếp: hoàng đế Đức Vinhem, đã đưa quân ào ạt đánh vào nước Nga.
Anh sinh viên năm cuối cùng của Trường đại học Bách khoa là Ivan Akimốp đã chạy đến báo tin này. Anh sinh viên đâu như có họ xa với Likhatsiốp. Anh ta là con trai của người chị em thúc bá của người vợ giáo sư đã mất sớm.
- Ivan, bác về thủ đô đúng vào cái phút chẳng lành. Nếu như chưa có vị giáo sư khác đã thế vào chỗ bác ở Tômxcơ thì bác sẽ sung sướng lại quay về nơi cũ. Tổ quốc ta lúc này chẳng còn thì giờ đâu mà quan tâm đến khoa học.
Likhatsiốp bàng hoàng. Ông bồn chồn đi lại trong phòng rồi dừng lại bên cạnh một bọc những tài liệu hiếm có mà ông đã thu thập được trong những lần đi thám hiểm thăm dò, những tập nhật ký, những bản đồ, những phác thảo các bài viết sau này mà trong đó có những dự kiến dị thường, thiên tài.
Ivan trẻ hơn Likhatsiốp ba lần, nhưng lại kết bạn với ông có khi còn thân hơn cả những người cùng lứa tuổi. Có hai lần Likhatsiốp đã cho Ivan theo mình đi thám hiểm, thường xuyên gửi tiền nuôi anh, gửi thư từ trao đối với anh và trong thư ông kể hết về mọi suy nghĩ và tình cảm của mình. Cái làm cho họ gần lại với nhau trước tiên là ở chỗ họ cùng say mê khoa học. Của đáng tội, vốn hiểu biết của Ivan không bằng một phần mười những điều nằm trong cái đầu lớn có vầng trán rộng của Likhatsiốp, nhưng anh yêu khoa học, anh muốn đạt đến những chân lý mà các nhà khoa học Nga và thế giới đã tìm ra.
Cái tin Ivan mang đến cho Likhatsiốp hoàn toàn không làm cho anh ta buồn bã. Anh cảm thấy mình phấn chấn, và cùng một lúc cái sức lực trẻ trung đang tiềm tàng trong anh bỗng vụt cháy rực lên nóng bỏng trong đôi mắt nâu sẫm của chàng thanh niên.
- Còn anh, Ivan, hình như anh thích thú lắm với cái tai họa gớm guốc đang ập xuống tổ quốc chúng ta thì phải? - Likhatsiốp hỏi anh, và giọng nói của ông đượm vẻ trách móc.
- Đâu có thế, bác Vênhêđích Pêtrôvích! Chiến tranh là một tai họa khủng khiếp vô cùng. Chả nhẽ lại có thể vui mừng vì chuyện đó?! - Ivan kêu lên với một vẻ thật là phấn chấn. Nhưng cho dù Ivan có chối cãi điều đó thì trong giọng nói của anh nếu không đượm vẻ vui mừng thì chí ít cũng lộ rõ một sự sảng khoái, nhiệt tình.
- Nhưng dù sao thì anh cũng đang mừng rỡ vì một điều gì! Đúng là đang mừng rỡ! Tôi nhìn thấy điều đó trên nét mặt anh kia mà, - lúc này Likhatsiốp đã nói một cách thẳng thừng, vẻ đầy trách móc.
- Vâng, quả là có một cái gì đó đang làm cho cháu phấn chấn vô cùng, - Ivan đành thú nhận.
- Phải chăng là anh mơ lập được nhiều chiến tích ngoài trận mạc? - Likhatsiốp nhìn chàng trẻ tuổi từ đầu đến chân bằng đôi mắt xét nét.
- Không đâu, bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ! Việc đó đâu phải là phận sự của cháu, - Ivan nói, không một giây do dự.
- Thế thì tại cái gì kia chứ? Hay là tại tình yêu? - Likhatsiốp dang rộng hai tay.
- Cháu xin thú thực với bác như kẻ sùng đạo xưng tội trước đấng Thượng đế: chiến tranh sẽ đẻ ra cách mạng. Cháu sinh ra là để làm cách mạng kia mà. Đấy, vì sao mà cháu lại tỏ ra phấn chấn. - Ivan đứng thẳng người, mắt nghiêm trang nhìn nhà bác học và thái độ thì tỏ ra sẵn sàng làm đúng như lời mình nói.
- À, ra thế cơ đấy! - Likhatsiốp kêu lên. - Tôi chưa bao giờ lại nghĩ anh là một con người như thế... Một Rôbexpierơ[8].
Nhà bác học ý chừng định mỉm cười, nhưng nụ cười không hiện hình lên được. Ngược lại, nét mặt ông trở nên nghiêm nghị, còn đôi mắt thì mang vẻ suy tư. Và Ivan chẳng phải khó khăn gì mới nhận được ra điều mà nhà bác học hiện đang suy nghĩ: «Sinh ra để làm cách mạng... Nhưng mà cháu có biết cách mạng là thế nào không? Cả bác và cả cháu chả ai biết được cách mạng là gì».
- Chiến tranh nhất định sẽ làm cho chế độ Nga hoàng sụp đổ. Cách mạng sẽ trở thành lối thoát duy nhất để cho nhân dân khỏi phải chịu những đau khổ do chiến tranh mang lại. Trong những thử thách ấy, giai cấp công nhân sẽ tự nhận thấy trách nhiệm của mình là phải đưa đất nước đi vào con đường của một xã hội tự do...
Likhatsiốp buông mình xuống ghế bành. Trong suốt cả cuộc đời nhiều năm của mình ông đã từng tiếp xúc với đủ các loại quan điểm về cách thức xây dựng lại cuộc đời. Nhưng không có một quan điểm nào trong số ấy lại thu hút được ông, chinh phục được ông. Về rất nhiều quan điểm ông tỏ ra hoài nghi, hoặc là khinh miệt nữa là khác. «Chỉ là chuyện phiếm thôi, các ngài thân mến ạ! Chuyện phiếm! Không hơn không kém. Muốn xoay chuyển nước Nga theo những con đường mới thì cần phải làm sao cho việc đó nhân dân tự ý muốn làm. Anh mugích tính tình bướng, họ sẽ không thèm thứ «tự do» của các ngài đâu, và ta sẽ không thể làm cách gì lay chuyển được họ».
Và bây giờ, sau khi nghe những lời đầy nhiệt huyết của Ivan, Likhatsiốp lại nghĩ về điều đó.
Chiến tranh... cách mạng... tự do... Những từ đó nghe sao mà vang âm và đẹp đẽ! Nhưng có lẽ chúng chỉ dùng để nói với chúng ta, những người hiểu biết, những nhà trí thức mà thôi. Còn người nông dân, những con người râu mọc tua tủa quanh mặt, những con người sống tối tăm và bị đọa đày, thì liệu họ hiểu được gì trong những lời hoa mỹ đó, Ivan? - Likhatsiốp nói vậy, vì ông hiểu rằng người bạn trẻ của ông tuy tuổi đời còn ít nhưng là người rất thông minh. Thái độ của anh ta bình dị, không chút e dè, và như vậy nghĩa là anh ta tự tin.
- Bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ, người nông dân râu mọc tua tủa quả là có tối tăm và bị đọa đày. Nhưng sự mở mang trí tuệ cho những con người ấy chắc chắn là sẽ được tiến hành một cách vô cùng nhanh chóng. Họ sẽ đạt tới những đỉnh cao khoa học với tốc độ nhanh chưa từng có như trong thần thoại!
- Họ không biết cả những điều sơ đẳng! Thay cho chữ ký, họ điểm chỉ bằng đầu ngón tay. Thế mà anh thì lại nói - những đỉnh cao khoa học! - Likhatsiốp cười khẩy, và đôi môi ông lặng đi trên khuôn mặt đau đớn xót xa.
- Bác cháu ta mỗi người nói một phách rồi, bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ! Bác ngụ ý những đỉnh cao khoa học trong lĩnh vực kiến thức tuyệt đối, còn cháu, cháu nói về những đỉnh cao của khoa học cách mạng và đấu tranh kia. Ở đây người nông dân tăm tối và bị đọa đày của chúng ta, thực ra không phải là tối tăm và chịu sự đọa đày đến mức như chúng ta thường quen nghĩ về những con người ấy. Nói gì thì nói, họ đã từng có kinh nghiệm của những sự kiện năm 1905.
- Một kinh nghiệm khủng khiếp: máu người dân vô tội đổ ra bên cạnh cung vua, cuộc chiến tranh đẫm máu ở Viễn Đông, được bắt đầu một cách bất tài và thất bại thì nhục nhã, rồi đến những cuộc bãi công và khởi nghĩa, để cuối cùng cũng chẳng đem lại một sự dễ chịu nào cho những người lao động...
- Một trường học khắc nghiệt và những bài học khắc nghiệt. Chúng không qua đi một cách vô ích, - Ivan cắt ngang lời nhà bác học.
- Trước kia cũng đã từng có những bài học khắc nghiệt mà rồi cũng bị quên đi. Rồi cũng sẽ quên đi cả những bài học mà cháu nói.
- Chúng không thể bị quên đi, bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ! Bây giờ đã có lực lượng để giữ gìn những bài học ấy trong trí óc và khi cần sẽ ôn lại chúng, để tránh không mắc lại những sai lầm cũ.
- Lực lượng ấy là ai kia chứ? Là những người trí thức chúng ta chăng? Tôi không đến nỗi quá tin vào họ! Một ít người trong bọn họ sẽ bị làm cho thất đảm, số khác sẽ được trả lương cao, số thứ ba sẽ không mạo hiểm để mất mẩu bánh mì thiết yếu! Lực lượng ấy cần có nhiều cột kèo chống đỡ để nó khỏi bị lắc lư chao đảo.
- Cháu nói về một lực lượng khác kia, bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ. Đó là giai cấp vô sản! Những con người ấy đã bước ra vũ đài của cuộc đấu tranh lịch sử.
Thành phố đã náo động lên vì cái tin về chiến tranh khủng khiếp. Sau mấy giờ đồng hồ im lặng, sự im lặng tựa như đang đè bẹp những con đường và ngõ phố, nỗi đau đớn của con người bỗng vụt bật ra trong tiếng rì rầm gào réo, trong sự ồn ào. Tiếng kêu hét kia của những người say rượu đang dìm vào đó nỗi hoảng sợ trước sự kiện vô cùng dữ dội đã lọt qua cửa sổ vọng vào căn hộ của giáo sư.
- Đây kia, giai cấp vô sản của anh kia! Ngày hôm nay họ cất tiếng hát với một vẻ thảm sầu ngu độn, ngày mai, lại với vẻ thảm sầu như thế, họ sẽ khóc tu tu, nhưng rồi ngày kia, họ sẽ quên đi cả hai việc ấy, và bắt đầu họ chém giết lẫn nhau mà không tự hỏi mình làm như vậy để làm gì...
- Nhưng rồi sẽ đến cái giờ phút mà sự tuyệt vọng và sự ngoan ngoãn ấy sẽ được luyện thành một thứ khác kia - thành nhu cầu muốn đổi thay thế giới, đổi thay cả bản thân mình. Điều đó nhất định sẽ phải xảy ra. Hơn thế nữa, điều đó hiện đang trong quá trình diễn biến. Có tới hàng nghìn hàng vạn người bây giờ cũng đã thấy rằng: trong cuộc chiến tranh này cần làm một việc là làm sao cho nước Nga thất bại. Nếu chế độ Nga hoàng không thất bại sẽ không thể nào bị lật đổ. Đấy là một con ác thú sống rất dai.
Likhatsiốp bỗng đứng phắt lên, chắp tay sau lưng.
- Sự thất bại! Cái từ ấy nó đập vào màng nhĩ tôi chẳng khác nào một viên đạn nổ. Tôi là một người Nga và tôi không muốn thấy đất nước tôi nằm sóng sượt dưới chân cái tên hoàng đế Đức.
- Bác hãy hiểu cho, bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ, chỉ có sự thất bại của chế độ Nga hoàng mới đem lại cuộc cách mạng quét sạch mọi nhớp nhơ.
- Tổ quốc bị coi khinh và tan nát sẽ chỉ còn như một xác chết mà thôi. Cả cách mạng cũng không sao cứu nổi.
- Không phải nhân dân, mà chế độ Nga hoàng sẽ chịu sự thất bại kia mà.
- Không, không! Vì Tổ quốc tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì! Và tôi không thể nào chịu nổi những điều anh nói ở đây, Ivan ạ. Anh hãy quên đi cái danh từ đó - sự thất bại ấy mà! Chúng ta phải chiến thắng kẻ thù. Chỉ có ở một đất nước đáng tự hào và hùng mạnh cách mạng mới có thể đem lại sự giải phóng khỏi mọi đau thương và thiếu thốn.
Ivan cố gắng chứng minh cho nhà bác học thấy được sự nhầm lẫn của ông là ở chỗ nào, nhưng ông không muốn nghe anh nữa. Ông giận dữ lê chân vào một căn buồng khác rồi đóng chặt lại phía sau mình cánh cửa gỗ sồi nặng nề.
Ivan đưa mắt nhìn theo nhà bác học, thầm trách bản thân mình vì đã lý luận một cách quá ư cứng nhắc. «Thôi, cũng chẳng sao, cái điều mà tôi chưa chứng minh nổi cho ngài, ngài giáo sư ơi, thì chính cuộc đời sẽ chứng minh cho ngài», - Ivan tự an ủi mình như thế, nhưng còn chưa biết tới đây anh sẽ phải làm gì: ngồi đợi cho cơn giận của nhà bác học nguôi đi, hay hãy rời khỏi nơi này đợi đến một phút giây nào thuận tiện.
Ivan còn chưa kịp quyết định làm gì thì cánh cửa gỗ sồi đã mở ra và Likhatsiốp lại trở lại chỗ hai người vừa nói chuyện, ông mỉm cười cái nụ cười của người biết mình có lỗi, nó thật không hợp với cái khuôn mặt khắc khổ của ông.
- Này thôi, anh Ivan, anh hãy đừng nói về cái chính trị của anh nữa! Khi còn trẻ tôi đã không thích nó, thì nay vào lúc tuổi già tôi lại thấy hoàn toàn không cần thiết. Thôi chúng ta cùng uống trà với mứt quả đi, - Likhatsiốp nói bằng một giọng khàn khàn.
- Vâng được thôi, uống trà đâu phải là bổ củi, như người xưa vẫn nói, - Ivan cười khẩy, - tuy nhiên để cho thật công bằng cháu vẫn phải nhận xét rằng bác tuy không thích gì chính trị nhưng lại cổ vũ những người khác để cho họ làm chính trị.
- Ngụ ý nói gì? - Likhatsiốp hỏi, thái độ lại tỏ ra bực dọc.
- Không có một ngụ ý nào ở đây đâu ạ, cháu nói thực đấy thôi. Cháu chợt nhớ lại những mâu thuẫn thường xuyên giữa bác và cái đám giáo sư phản động.
- Đấy mà là chính trị ư, hả anh bạn hoa mỹ?! Thực tình là trái tim tôi không thể chịu nổi mọi sự bất công. Khoa học đòi hỏi tinh thần phải được tự do...
- Thế đấy. Đúng thế đấy bác ạ, - Ivan gật đầu lia lịa tỏ vẻ rất đồng tình với sự cởi mở của nhà bác học.
- Cái anh chàng khéo léo vô lại này, anh lại định một lần nữa kéo tôi vào những quan điểm chống lại chính phủ đấy phải không? Mà anh là ai vậy? Do sở cảnh sát bí mật gài vào đây chăng?! - Likhatsiốp dứ dứ hai nắm đấm xông tới người cháu trai đang ngồi trong góc phòng, đôi mắt đen sẫm của anh đang ánh lên tinh nghịch.
- Bác cứ yên tâm, bác ơi! - Ivan nói, hai tay đưa lên như chống đỡ. - Cháu không phải là người được gài vào đây đâu mà là được mọi người cử đến. Các bạn sinh viên theo đảng bônsêvích, cử cháu đến đấy. Bác cho phép cháu dùng căn phòng khách này của bác để tối mai chúng cháu tiến hành một cuộc đàm đạo nhỏ ở đây. Chúng cháu đang trong tình trạng vô cùng khó xử. Hoạt động thì phải hoàn toàn bí mật, thật là vất vả, mà thời điểm thì lại quan trọng vô cùng, nó đòi hỏi một sự rõ ràng và hành động.
Likhatsiốp buông hai nắm tay ra, lùi lại và ngã phịch vào chiếc ghế bành như là ai nhấc ông lên và ném ông vào đó. Lớp lò xo chắc chắn được bọc bằng dạ thảm thiết kêu lên kèn kẹt dưới sức nặng của tấm thân ông.
- Ôi, tên hung thần, tên xảo quyệt! Giá như nó cứ việc tự tiện kéo những thằng bạn ngu xuẩn của nó đến đây mà hội họp, nhưng nó không làm thế mà lại xin phép kia, lại làm ra cái vẻ một con người có nền có nếp!
- Ngày mai bác vắng mặt đến mấy giờ kia ạ? - Ivan không bỏ qua phút giây thuận lợi.
- Tôi đi dự sinh nhật. Quá nửa đêm mới về nhà. Và chắc chắn rằng khi về tôi sẽ ngà ngà say. Người ở tuổi tám mươi kỷ niệm sinh nhật ắt phải biết đãi khách và biết tự mình chuốc rượu.
- Thật là thoải mái! - Ivan tắc lưỡi kêu lên.
- Phải kéo các rèm cửa sổ lại. Ngoài đường không thiếu gì những loại chó má rình mò.
- Điều đó thì xin bác khỏi phải quan tâm, - Ivan cười toét, vẻ đùa nghịch cúi gập người chào bằng điệu bộ của kẻ hầu hạ.
- Đừng có đùa, cháu ạ! Thôi ta ngồi vào bàn đi, bác cháu ta sẽ uống trà! Bà Nhêônhila! - Likhatsiốp gọi qua cánh cửa hé mở vào phòng của người hầu gái. - Xin cho chúng tôi cái ấm xamôva, mứt quả và bánh bột rán nhân đường!
- Vâng, tôi xin mang lên ngay ạ, thưa ông chủ, tôi xin mang lên ngay đây ạ, - giọng nói kéo dài như hát từ sâu tít trong nhà vọng ra.
o O o
Ngày hôm sau tại căn nhà của giáo sư Likhatsiốp có cuộc họp của những người bônsêvích.
Likhatsiốp về nhà lúc nửa đêm. Cuộc trao đổi đang còn ở độ vô cùng rôm rả. Một vài người khi nhìn thấy giáo sư vào thì đứng dậy vẻ ngượng nghịu. Chẳng nhẽ đã đến lúc phải kết thúc rồi sao? Người chủ của căn phòng dừng lại bên ngưỡng cửa. Mọi người quay nhìn về phía Ivan.
- Thưa bác, bác cho phép chúng cháu kết thúc câu chuyện ạ. Còn bác, có thể bác sang phòng ngủ nằm nghỉ ngơi chút đỉnh? - Ivan nói, cũng không ra là hỏi mà cũng không ra là khuyên.
- Thế nào, các anh sợ rằng tôi sẽ khai báo những điều bí mật của các anh chắc?
- Không ạ, vì lẽ gì kia chứ? Chắc là bác đã mệt và đã đến lúc bác cần đi ngủ. - Ivan sẵn sàng đưa tay đỡ giáo sư và đưa ông sang phòng bên cạnh.
- Cho tôi xin cái ghế. Tôi ngồi đây nghe thử xem các anh nói những chuyện gì.
Không đợi phải mời, giáo sư ngồi ngay xuống bên cạnh Ivan.
Trong căn phòng sặc mùi khói thuốc bỗng im phăng phắc.
- Chúng ta sẽ tiếp tục, các đồng chí ạ. Vênhêđích Pêtrôvích đã biết hôm nay ở đây có cuộc họp bí mật của những người bônsêvích, - Ivan liền nói.
Lúc đầu giáo sư ngồi nghe với một vẻ lơ đãng và với mỗi người phát biểu ông đều mỉm một nụ cười hoài nghi. «Những kẻ cứu vớt khốn khổ của nước Nga! Những lời bập bẹ đầy ấu trĩ! Một cuộc vùng vẫy trên mặt nước nhờ vào những chiếc phao bơi!» - trong óc ông lóe lên những ý nghĩ ấy.
Nhưng cùng với mức độ mỗi chốc một càng căng thẳng của cuộc thảo luận thì thái độ hoài nghi của Likhatsiốp đối với nhóm sinh viên cũng tan đi như tuyết mùa xuân dưới ánh mặt trời. «Những đứa con nít, nhưng cứng cỏi. Chế độ Nga hoàng tất nhiên là chúng không lật nổi, nhưng làm cho Nga hoàng phải sợ - điều ấy thì chúng có thể làm», - Likhatsiốp đã phần nào bớt gay gắt trong suy nghĩ.
Giáo sư không thật nắm được điểm cốt yếu của cuộc tranh luận gay gắt. Nhận thức của ông chỉ dừng lại ở từng câu riêng biệt.
- Quần chúng! Cần nắm lấy quần chúng! Đấy là vấn đề gốc rễ của cuộc cách mạng sắp tới đây, - giọng một sinh viên ồm ồm vang lên.
Những cái khác Likhatsiốp không còn chú ý nghe nữa. «Các anh quả là những chú chim non mỏ óng vàng! Quần chúng! Các anh có biết rằng quần chúng của nước Nga là những người không biết chữ, những người bị đọa đày, họ nằm ềnh ra ở giữa con đường phát triển của xã hội như một viên đá tảng không? Để đẩy hòn đá tảng ấy thì ít nhất cũng cần một chiếc đòn bẩy chắc. Hay là các anh, cái lũ mặt còn bụ sữa, dám cả gan nhận mình là chiếc đòn bẩy nọ?» - giáo sư thầm tranh luận với những lời phát biểu của các sinh viên.
- Sự chín muồi về ý thức cách mạng của quần chúng sẽ tiến triển vô cùng nhanh chóng. Chiến tranh đã đụng chạm trực tiếp tới hàng triệu con người. Mà điều chủ yếu là người công nhân và người nông dân xích lại gần nhau, họ gặp nhau trong cùng một chiến hào. Cuộc sống là như thế mà những tai biến cùng cực của cuộc sống hiện tại đã làm cho những nhân vật chính của cuộc đấu tranh xã hội tương lai xích lại gần nhau để cùng nhau hành động...
Đấy là giọng nói dễ thương của đứa cháu trai. «Ôi, cháu quả là một nhà chiến lược! Và mọi người nhìn nó với một thái độ mới kính trọng làm sao, điều đó chứng tỏ Ivan chẳng phải là một thằng ngu ngốc như mình vẫn nghĩ về nó đôi lần», - giáo sư thầm nghĩ.
Nhưng dù sao thì đêm ấy ông cũng có bị say. Thứ rượu cô nhắc mà ông uống ở bữa tiệc sinh nhật đã phát huy tác dụng. Trong con mắt của ông, bóng những cái đầu bù rối của đám sinh viên rung rinh, các bóng điện trùm treo trên xích đồng cũng nhảy lên giật giật, những bức tường phủ bằng giấy bồi màu đỏ sẫm cũng chao đảo.
- Thôi, các anh cứ nói chuyện cho hết đêm, tôi đi nghỉ đây. Ivan, anh đừng quên khóa cửa. Bà Nhêônhila ngủ rồi cơ đấy! - giáo sư lầm bầm rồi đi ra khỏi buồng.
Và ít ngày sau đã xảy ra cái sự việc mà không chóng thì chầy nó cũng sẽ xảy ra: Ivan Akimốp, người cháu yêu quý và niềm hy vọng thầm kín của nhà bác học, đã bị bắt. Anh bị bắt ngay trong phòng thí nghiệm.
Cũng vào ngày hôm đó anh chàng sinh viên, có cái giọng trầm mà bữa trước vào cái đêm đáng ghi nhớ ấy đã nói một cách rất hấp dẫn về đề tài tranh thủ quần chúng, đã đến thăm giáo sư Likhatsiốp. Anh chàng có vẻ ngượng nghịu, hồi hộp và thậm chí bối rối. Anh ta xin phép giáo sư cho vào phòng ăn và lật ngược chiếc bàn lên. Anh sinh viên nói rằng ở đó, trong cái ngăn kín đáo làm dưới gậm bàn có giấu những tài liệu cách mạng gì gì rất quan trọng.
- Có khả năng có thể bắt liên lạc với Ivan. Chúng cháu có người ở xà lim tạm giam, - anh sinh viên nói, cố ghìm cái giọng trầm ồm ồm của mình.
Likhatsiốp nổi nóng:
- Anh nói với Ivan rằng hắn là một thằng hèn hạ! Một cái đầu như thế phải ra mặt trận chứ không phải ngồi trong nhà tù mà ăn hại nhà nước. - Và ông ra khỏi phòng, đập sầm cánh cửa.
Một phút sau giáo sư quay trở lại và nói bằng một giọng đã dịu hơn:
- Anh cầm lấy số tiền này. Một trăm đồng đấy... Khi nào có điều kiện thì anh chuyển cho cái thằng Akimốp vô lại ấy và bảo nó rằng ở trong tù thì đừng có mà buồn, còn nếu như phải đi đày thì hãy chịu khó nghiên cứu khoa học đi - đấy là phương tiện tốt nhất để chống sự chán ngán và buồn ngủ.
- Cháu sẽ chuyển nguyên văn lời bác, - anh sinh viên hứa.
Giấu các giấy tờ vào một chiếc túi kín trong chiếc áo bludông kiểu sinh viên, cất giọng nói ồm ồm cúi rạp mình chào giáo sư, rồi anh biến mất. Likhatsiốp trong giây lát hình dung ra cuộc sống không còn được gặp gỡ Ivan và tim ông nhói lên đau đớn. «Đến lúc phải đi một chuyến thăm dò khảo sát rồi. Ta sẽ đi về phía hạ lưu sông Ôbi. Ta sẽ thử khảo sát bờ đại dương về hướng Ênhixây.... Ngày xưa, từ Mangadêia, ông cha ta đã đi về hướng tây bắc và đông bắc. Cần phải nhìn thấy tất cả bằng đôi mắt của mình», - Likhatsiốp suy nghĩ. Nhưng đó chỉ là ước mơ, hoàn toàn chỉ là ước mơ, không có một chút hiện thực nào.
Vấn đề là ở chỗ hiện nay hoàn toàn không còn nữa những người sẵn sàng bỏ tiền ra để chi cho những cuộc thăm dò khảo sát xa xôi và đòi hỏi nhiều chi phí. Còn chính phủ thì ngay cả trước đây cũng đã không lấy gì làm rộng rãi trong việc cấp tiền cho việc nghiên cứu khoa học rồi, huống hồ bây giờ họ lại đang phải bận rộn vì những công việc của chiến tranh thì họ còn nghĩ gì đến việc ấy nữa. Tìm được một người có quyền thế dám nhận chi số tiền khổng lồ ầy đâu có phải dễ dàng. Nhưng công ty hỗn hợp Pháp - Anh thì lại sẵn sàng nhảy vào cái việc ông đang ước muốn, bởi vì sự thèm muốn những kho báu của nước Nga ở bọn họ ngày càng tăng, song chỉ nguyên cái ý nghĩ là mình có thể phục vụ cho quyền lợi của bọn nước ngoài đã làm cho Likhatsiốp nổi xung lên rồi.
«Đừng có nông nổi nữa, ông Vênhêđích Pêtrôvích ơi, ông chẳng thể đi đâu vào lúc này được đâu. Hãy ngồi vào bàn đi và hãy bày ra những tài liệu ông đã thu thập được trong những chuyến đi thăm dò ở Xibiri rồi hãy thử xem xem có thể rút ra được những gì từ những tài liệu đó. Việc ấy cũng là cần thiết đấy, chẳng ai có thể thay ông mà làm được đâu», - Likhatsiốp tự an ủi mình như vậy.
Và ông quả đã bắt tay vào công việc ấy, ông mở tung chiếc hòm lớn đóng đai sắt trong đựng những tài liệu của những chuyến đi khảo sát thăm dò Xibiri.
Vào một trong những buổi tối mà Likhatsiốp vừa bắt tay vào công việc ấy, thì anh sinh viên có cái giọng ồm ồm lại ghé vào gặp ông.
- Bác Vênhêđích Pêtrôvích ạ, Ivan gửi cho bác mẩu thư đây ạ, - anh sinh viên nói, rút từ chỗ nào đó trong vạt áo ra một mảnh giấy cuốn dài như chiếc tẩu.
- Thế nghĩa là nó không quên ông bác đấy! - Likhatsiốp kêu lên một cách vừa ý.
- Anh ấy nhớ và lo lắng cho bác lắm, - cái giọng ồm ồm cau có nói.
Likhatsiốp nâng cặp kính lên sống mũi, cẩn thận mở cái tẩu bằng giấy ra rồi lẩm nhẩm.
«Bác yêu quý! Cháu không viết về cháu đâu. Tất cả mọi suy nghĩ của cháu đều về bác cả. Nguy hiểm đang đến với bác. Sự vỡ lở của chúng cháu hóa ra lại nghiêm trọng hơn nhiều so với mức độ mà chúng cháu tưởng lúc đầu. Sự cảm thông và sự giúp đỡ của bác đối với chúng cháu bọn chúng đã biết. Bọn chúng còn hỏi đầy đủ cả những tài liệu từ Xibiri: về việc bác đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ của sinh viên. Tất cả những cái đó chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành cả. Bác có nên nhanh nhanh thu xếp đi Xtốckhôn chăng? Cháu nhớ rằng ở bên ấy đã có mời bác sang giảng dạy thì phải. Đã đến lúc bác phải làm việc đó rồi. Xin bác hãy nhanh nhanh lên, nhanh nhanh lên, bác ạ! Cháu ôm hôn bác, cháu mãi mãi sẽ là người bạn và người học trò của bác! Ivan».
Đọc xong bức thư của người cháu, Likhatsiốp lặng lẽ đi đến bên cửa sổ, hai tay chắp sau lưng, mắt nhìn vào một nơi nào đó trên bầu trời.
- Bác có viết thư trả lời không ạ? Có điều kiện để chuyển thư, nhưng không thể muộn hơn sáng ngày mai, - cái giọng ồm ồm nói.
- Xin anh đợi cho một chút. - Likhatsiốp ngồi vào bàn viết vội:
«Ivan! Bác sẽ thu xếp để đi ngay. Bác sẽ mang theo số tài liệu thật cần thiết về Xibiri. Nếu như sự vắng mặt của cháu không quá lâu như bác nghĩ thì cháu nhớ trông nom nhà cửa cho bác để tất cả những tài sản đã tích lũy được khỏi rơi vào tay những kẻ xa lạ. Chúc cháu khỏe! Bác».
Likhatsiốp đọc lại mảnh giấy, lấy từ trong ngăn bàn ra một chiếc phong bì và cẩn thận đặt vào đó mảnh giấy đã viết kín.
- Xin lỗi giáo sư, phong bì là thừa ạ. Lá thư của bác sẽ được đặt vào trong chiếc bánh mì, - cái giọng ồm ồm hơi nhếch mép.
- Nếu như có gặp sự cố gì thì anh cứ vứt nó đi! Đấy là do thói quen cũ tôn trọng người nhận thư, - Likhatsiốp giải thích và dùng vật chặn giấy ấn để gián chiếc phong bì rồi đưa nó cho anh sinh viên.
o O o
Và ít lâu sau Likhatsiốp đã đi Xtốckhôn. Khi còn chưa bước lên tàu thủy của công ty Thụy Điển, thì ông chưa tin rằng mình sẽ đi thoát.
Ở tất cả mọi nơi mà ông có mặt trong những ngày ngay trước chuyến đi, ông đều nhận thấy những dấu hiệu của một sự theo dõi rất ráo riết. Bọn chúng trắng trợn đi lại bên dưới cửa sổ nhà ông, giữ người hầu gái Nhêônhila lại để hỏi xem ông giáo sư đang làm gì.
Likhatsiốp hơi sờ sợ, nhỡ ra chúng bắt ông thì sao. Nhưng ở đây, ông đã quá phóng đại sự nguy hiểm. Không ai có ý định bắt giữ ông làm gì. Ngược lại, người ta còn sợ ông sẽ nghĩ lại và không đi nữa. Chính quyền cho rằng: cứ để mặc cho ông ta đi đâu xa xa nước Nga đi một chút thì hơn, không có nay mai những nhà cách mạng sẽ ảnh hưởng tới ông ta rồi lôi cuốn ông ta vào những công việc của họ. Đấu tranh với một con người như vậy, một con người mà cả thành Pêtrôgrát này đều biết đến, không phải là chuyện giản đơn...
Likhatsiốp cẩn thận đề phòng cho đến phút cuối cùng. Sợ rằng sẽ có thể bị đánh cắp mất tài liệu, mà như vậy thì chuyến đi Xtốckhôn này của ông sẽ chẳng còn ý nghĩa và mục đích gì, ông mang tất cả các vali vào buồng của mình và suốt dọc đường không lúc nào rời mắt khỏi chúng.
Ở Xtốckhôn người ta đón tiếp ông một cách xứng đáng với địa vị cao quý của ông. Một ông già gầy guộc, với bộ tóc đã ngả màu vàng úa và khuôn mặt nhọn hoắt với dáng người ngay đơ như một chiếc gậy khô, một con người mệnh danh là thành viên của Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển và là giáo sư của trường tổng hợp cổ kính thành phố Upxala, đã đọc một bài diễn văn ngắn gọn:
- Tôi sung sướng được thay mặt cho các đồng sự của tôi chào mừng vị đại biểu lỗi lạc của nền khoa học Nga. Cuộc thăm viếng đất nước Thụy Điển lần này của ngài sẽ giúp cho mối quan hệ láng giềng của hai nền khoa học đang nở rộ dưới sự bảo hộ của hoàng đế Nga và nhà vua Thụy Điển được tốt đẹp hơn.
«Ấy, về cái khoản bảo hộ ấy thì, ối cha mẹ ơi, ông đã quá lời vì muốn nịnh bợ những con người đang nắm giữ quyền hành», - Likhatsiốp nghĩ vậy khi ông nắm chặt cái bàn tay xương xẩu của vị giáo sư Thụy Điển.
Cuộc sống ở Xtốckhôn hóa ra lại buồn tẻ đến mức ít thấy bao giờ. Cứ mỗi tuần một lần Likhatsiốp bước lên bục và thuyết trình tiếp bài học lần trước. Còn những ngày khác trong tuần ông được tự ý xử lý. Lúc đầu ông cứ tưởng chỉ một mình ông là sống tách biệt ra như vậy. Tổ quốc của ông đang trong tình trạng có chiến tranh, mà cuộc chiến tranh này thì chưa hiểu sẽ kết thúc ra sao và bằng cách nào cho nên người dân Thụy Điển tỏ ra thận trọng, không vội gì phải biểu lộ với ông, một người ngoại quốc, một sự chú ý quá là đặc biệt. Nhưng chỉ ít lâu sau, Likhatsiốp hiểu ra rằng tất cả các giáo sư ở đây đều sống tách biệt nhau, quan hệ giữa họ với nhau không vượt quá cái khuôn khổ những quan hệ nghiệp vụ. «Ngán lắm, cháu Ivan ơi! Nếu như ở đây mà không trở thành nghiện ngập và không phát điên lên vì ngán ngẩm thì cũng chẳng thể nào còn mạnh khỏe mà trở về cho được», - Likhátsiốp trao đổi thầm với cháu mình như vậy.
Thời gian đầu Likhatsiốp bỏ ra hàng ngày giời để đi dạo chơi trong thành phố. Ông đã đi ngang đi dọc khắp mọi nơi. Thành phố có một cái gì gợi nhớ đến Pêtrôgrát, tuy nó không đông đúc như ở thủ đô của nước Nga và trời vừa xâm xẩm tối là liền chết lặng đi. Nhưng sau hai ba tuần thì Likhatsiốp chẳng còn gì ở Xtốckhôn để mà xem nữa. Cả cái bến cảng cũng làm cho ông chán ngấy, nó khơi dậy trong ông những cơn buồn ghê gớm. Thỉnh thoảng ở đây lại thấp thoáng những con tàu Nga. Đau lòng nhất là khi nhìn chúng thả lại những làn khói bay lơ lửng trong không trung để đi xa dần về phía chân trời mà ở đấy Tổ quốc Nga thân yêu của ông đang tồn tại, đang đau khổ và đang đấu tranh.
«Cóc cần phải giữ gìn thận trọng nữa, ta về nhà thôi. Chúng nó cũng chẳng thể đày ta đi xa hơn Narưm được; mà ở đó thì ta chả chết đâu. Ta sẽ làm nốt được những công việc mà ta chưa kịp làm trong những chuyến đi khảo sát», - Likhatsiốp suy nghĩ trong những phút giây tuyệt vọng.
Nhưng việc trở về vẫn là một việc làm mạo hiểm. «Ít ra cũng phải đợi tin tức của Ivan», - Likhatsiốp tự an ủi mình như vậy. Và tin tức của Ivan cũng đã đến. Của đáng tội là người viết không phải là Ivan Akimốp mà có lẽ vẫn là cái anh chàng giọng ồm ồm ấy, hóa ra anh ta tên là Alếchxanđrơ Pêtrôvích Kxênôphôntốp. Anh ta báo cho Likhatsiốp biết rằng nhà ở của ông vẫn y nguyên như cũ, còn Nhêônhila vẫn mạnh khỏe, để tránh sự nghi ngờ không cần thiết của bọn kiểm duyệt, Kxênôphôntốp viết xen vào giữa các dòng chữ cái tin chính nhất: Ivan đã bị đi đày ở vùng Narưm bốn năm. Ở nhà ai cũng nhớ ông nhưng cũng chẳng làm thể nào được, không ai nghĩ ông có thể sắp trở về được, bởi vì đã biết rằng ở nơi xa ấy ông đang có những công việc không thể nào trì hoãn được và những công việc ấy thì không phải muốn bỏ lúc nào cũng được. Qua những lời bóng gió ấy Likhatsiốp hiểu ra rằng bây giờ chưa phải lúc để ông trở về nước Nga.
Cuối thư Kxênôphôntốp báo cho Likhatsiốp biết địa chỉ của mình để ông gửi thư cho anh và anh hứa sau này sẽ viết thư cho ông đều đặn hơn. Chính là sau khi nhận được thư của Kxênôphôntốp, lá thư đã phá tan cái hy vọng của Likhatsiốp được mau chóng trở lại Pêtrôgrát, nhà bác học đã giở các tài liệu lưu trữ về Xibiri của mình ra, xếp kín quanh mình và bắt tay vào công việc.
Ở Xtốckhôn điều kiện tập trung để làm việc trong phòng thật là tuyệt diệu. Likhatsiốp ở trong một căn hộ có đủ những tiện nghi, kề ngay bên thư viện Hoàng gia, kho sách của thư viện này có số tài liệu tham khảo rất lớn in bằng rất nhiều thứ tiếng. Trong kho tài liệu viết tay của thư viện có cả một vài tài liệu hiếm nói về những vùng giáp biển của Xibiri. Nhưng ngoài tất cả những cái đó, còn một điều kiện nữa tối quan trọng giúp cho việc nghiên cứu khoa học ở Xtốckhôn được thành công - đó là sự cô đơn, một sự cô đơn hoàn toàn.
Likhatsiốp bao giờ cũng quý sự cô đơn, những khi mà ông có đủ tài liệu và cần phải từ đống tài liệu đó rút ra những kết luận, hình thành những chân lý. «Trong sự bận rộn và vội vàng thì đến những cái đầu sáng suốt nhất cũng không thể nào bật ra được những ánh lửa từ nơi sâu thẳm của trí tuệ. Suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ không mệt mỏi về những gì mình đã thấy, đã biết và đã cảm», - Likhatsiốp thường hay thích nói những lời ấy với học sinh của mình.
Bây giờ ở nơi đây, ở Xtốckhôn này, trong sự tĩnh mịch của ngôi nhà dành riêng cho giáo sư, được ngăn cách với đường phố ồn ào bằng những dãy cây sồi và những cây gia cỡ lớn, có thể làm việc một cách bình tĩnh, không vội vàng, và có thể thả sức mà suy nghĩ.
Sau nhiêu năm làm việc, Likhatsiốp đã tạo cho mình được một lề lối làm việc riêng. Điều trước tiên ông đòi hỏi ở bản thân là phải hiểu biết đầy đủ và đích xác về tài liệu. Một sự đoán định dù cho tài giỏi đến đâu thì nhà bác học cũng không coi đấy là chân lý, khi mà ông ta chưa hoàn toàn nắm vững tài liệu, chưa hiểu thông suốt (một từ mà Likhatsiốp thích dùng!). Tài liệu ấy, chưa khẳng định được những suy nghĩ bay bổng của mình bằng những chứng cứ xác thực.
Trước đây Likhatsiốp cũng đã từng viết không ít về Xibiri. Những tác phẩm của ông đề ra những vấn đề rất khác nhau trong các lĩnh vực địa chất học, khoáng chất học, khí hậu học, động vật học, thực vật học và đã được đăng trong các tập sách nghiên cứu khoa học của các trường tổng hợp, của hội địa lý học, của Viện hàn lâm và các tập sách chỉ giữ lại trong kho lưu trữ. Nhưng bây giờ ông đang thực hiện một công việc đáng kể nhất, công việc chính yếu nhất của cuộc đời mình, như ông nghĩ, một công trình cơ bản về vùng đồng bằng phía tây Xibiri. Những khoảng không gian mênh mông có diện tích là hai triệu rưởi kilômét vuông, bằng năm lần đất đai của nước Pháp, đang trải ra trước con mắt tưởng tượng của ông, với tất cả những bí mật của nó mà cho đến nay con người còn chưa chiếm đoạt được. Likhatsiốp phải trả lời rất nhiều những câu hỏi hết sức phức tạp về lai lịch, về những đặc điểm của cấu tạo, về những quá trình địa chất lâu đời đã xảy ra trên bình nguyên bao la này của trái đất.
Nhà bác học phải bỏ ra mấy tuần liền để soạn cái kho lưu trữ tài liệu, ông đọc cẩn thận từng tờ ghi, xem xét kỹ hơn những ký họa về các mẫu và những bản vẽ về địa hình và những lớp trầm tích vẽ vội vàng hấp tấp, đôi khi còn giữ lại cả dấu vết của những giọt mưa và những ngọn gió ẩm ướt ở phương bắc. Những dấu vết ấy của những cuộc hành trình từ thời xa xưa không hiểu vì sao lại làm cho Likhatsiốp đặc biệt xúc động.
Khi công việc soạn tài liệu đã xong và kho lưu trữ được sắp xếp vào các ngăn tủ theo mức độ quan trọng của tài liệu được ghi lại trong các quyển vở và trong các bản đồ thì Likhatsiốp đi đến thư viện Hoàng gia. Đến đấy ông bắt tay vào lục các hộp phiếu, và các nhân viên thư viện phải cố gắng lắm mới kịp tìm ra được những cuốn sách mà ông cần từ trong những kho sâu kín kê đầy những giá đựng sách.
Khi còn thanh niên, Likhatsiốp đã từng học tiếng Pháp. Thời gian sống ở Đức, ông đã nắm được tiếng Đức ở mức thành thạo. Ngoài hai thứ tiếng đó và tiếng mẹ đẻ là tiếng Nga, ông còn biết tiếng Anh và tiếng Ý ở mức khả quan. Và tiếng Thụy Điển ông cũng học một cách dễ dàng, đơn giản, có thể nói như tiện thể mà học.
Những nhân viên của thư viện Hoàng gia trong cuộc đời mình đã từng được thấy không ít các nhà bác học. Ngoài những nhà bác học Thụy Điển của nước họ ra, có rất nhiều các bác học nước ngoài, kể cả những nước bên kia đại dương, cũng đến thư viện này, nhưng lần, đầu tiên họ gặp một con người mà số tài liệu người ấy cần lại liên quan đến những vấn đề rộng lớn như thế.
Likhatsiốp làm việc một cách say mê và có kết quả. Để khỏi quá mệt mỏi, ông đã làm một bảng quy định thời gian của một ngày và thực hiện hoàn toàn đúng theo cái thời gian biểu tự định ấy của mình. Ông dậy vào bảy giờ sáng. Ăn sáng rất nhanh, nhưng ăn nhiều món ăn như kiểu Nga, và làm việc cho đến bốn giờ chiều. Sau đó ăn bữa trưa, rồi thư thả xem qua các báo chí. Sáu giờ chiều, ông đứng dậy và mặc cho thời tiết xấu, tốt ra sao, ông cũng đi dạo chơi trong thành phố. Cuộc dạo chơi kéo dài ít ra là hai tiếng. Sau bữa tối ông lại ngồi vào bàn và làm việc cho đến nửa đêm. Ông ngủ thường rất say, nhưng ngủ ít. Mà mặc dầu tuổi cao, ông vẫn không bao giờ lấy sức thêm bằng giấc ngủ ngày, vì ông cho rằng giấc ngủ ấy chỉ làm cho các bắp thịt thêm uể oải và đầu óc sẽ kém minh mẫn, căng thẳng mất một lúc khá lâu.
Nhưng dù cho Likhatsiốp có say mê đến mấy và có làm việc quên cả thời gian đến như thế nào thì nỗi lo lắng cho Ivan, cho số phận của anh vẫn không rời bỏ nhà bác học. Ông nóng lòng chờ đợi tin người cháu, đã hai lần ông nhắc Kxênôphôntốp về nỗi lo lắng của mình, nhưng Ivan vẫn cứ im lặng và im lặng.
«Có lẽ ta lo lắng cũng chỉ là vô ích. Họ đưa Ivan đi không phải bằng chuyến tàu nhanh. Từ Pêtrôgrát đến Tômxcơ anh còn phải qua hàng chục trạm nhà tù. Ở mỗi một trạm như vậy phải dừng lại, rồi dây dưa lề mề, cực khổ. Mà từ Tômxcơ lại còn phải đi đến Narưm nữa chứ. Ở đây thì rồi cậu chàng sẽ buồn phải biết. Họ sẽ chở đi bằng bè mảng. Nếu gặp được thời tiết ấm áp thì quả là hạnh phúc, nhưng nhỡ ra lại gặp phải lúc tiết trời giá rét? Chàng Rôbexpierơ của tôi sẽ bị lạnh cóng và chắc chàng sẽ thấy: cách mạng, ngoài cái khía cạnh đẹp đẽ của nó - những khẩu hiệu ròn rã đầy tính chất châm ngôn, những cuộc mít tinh sôi sục, những diễn văn cháy bỏng, còn có cả những ngày thường nặng nề, cả cái mặt trái cực nhọc của nó, cả lao động vất vả. Biết bao nhiêu những chàng ba hoa dũng cảm trẻ tuổi như vậy đã thất bại trong những cuộc đọ sức quá chênh lệch với bọn tay sai của vua chúa hoặc ngã xuống bên những bức tường lặng lẽ của nhà tù! Đấy, anh hùng như các nhà cách mạng tháng Chạp[9] thế mà rồi cũng có một số không chịu nổi, đã phải xin tha tội!» - Likhatsiốp tự lý luận với mình.
Trong những phút giây suy nghĩ ấy, ông cảm thấy thương Akimốp. Ivan có cái đầu để làm khoa học. «Nó sẽ để rơi vãi hết những mầm mống tốt đẹp của mình vào những cuộc tranh cãi chính trị vô bổ thôi». - Likhatsiốp thở dài.
Likhatsiốp nhớ lại cuộc hành trình cùng Ivan trên sông Kêti đến bờ sông Ênhixây. Họ đã sống bên nhau ba tháng trời. Ivan mới học hết năm thứ nhất trường đại học. Anh trông hoàn toàn như một chú gà giò. Nhưng ngay từ lúc đó có thể thấy rằng anh ta sẽ là một con người có chí.
Likhatsiốp nhớ mãi những suy nghĩ rất lý thú mà Akimốp đã phát biểu ra khi họ vừa hoàn thành việc đo đạc những vỉa lộ thiên hai bên bờ sông và bắt đầu thảo luận về những đặc điểm cấu tạo địa hình của vùng trung lưu sông Kêti. Lúc đó Ivan đã phát triển một quan điểm độc đáo về mối quan hệ qua lại giữa những dãy núi gần Ênhixây với vừng bình nguyên của sông Keti. Likhatsiốp đã tranh luận với anh ta, ông đưa ra những câu hỏi rất hóc búa, nhưng Ivan nhất định giữ quan điểm của mình, và anh ta trình bày một cách sôi nổi đến mức khàn cả giọng. Buổi tối, ở nhà trọ, khi ghi chép vào cuốn nhật ký dã ngoại, Likhatsiốp đã thuật lại những suy nghĩ của Ivan và liền ngay sau đấy trong ngoặc đơn có lời chú thích rằng quan điểm này là do Akimốp phát biểu. Còn về phần ông, thì ông cho rằng quan điểm của Akimốp rất khoa học và được luận thức một cách hết sức đầy đủ.
Bây giờ vào đêm hôm khuya khoắt, đọc lại những trang sơ thảo cho các chương sắp tới của tập sách mà ông viết lúc ban ngày, Likhatsiốp lại thầm nghĩ: «Giá được đọc to lên cho Ivan nghe, được bàn bạc thêm điều này điều khác, được tranh luận cùng với nó và đưa cho nó để nó tận mắt lướt qua những trang mình viết...» Và dù cho Likhatsiốp đôi khi làm việc đến mụ mẫm cả người, nhưng nỗi cô đơn vẫn luôn luôn rỉa rói, và càng về sau càng nặng nề hơn.
o O o
Nhưng bỗng nhiên trong cái vương quốc tối tăm của Likhatsiốp lóe lên một tia ánh sáng. Có một người tên là Cadimirơ Êmiliêvits Ôxipốpxki từ Pêtrôgrát vừa đến Xtốckhôn. Vừa tới nơi, ngay trong ngày đầu, Ôxipốpxki đã phóng ngay tới nhà Likhatsiốp. Anh ta chuyển tới nhà bác học lời thăm hỏi của các vị giáo sư và các học sinh quen biết và báo cho Likhatsiốp biết tin là nhà cửa của ông vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, chuyển cho ông món quà của Nhêônhila - đó là một lọ mứt quả, thứ mứt mà giáo sư rất thích.
Ôxipốpxki tự giới thiệu mình là phó giáo sư, là chuyên gia bộ môn khảo cổ và, ở mức độ nào đó, còn là học trò của Likhatsiốp vì có nghe ông giảng bài trong thời gian là sinh viên của Trường đại học tổng hợp Cadan. Việc ấy đã lâu lắm rồi, và Likhatsiốp, con người không nhớ gì lắm những khuôn mặt và họ tên của những người mà ông gặp trong các giảng đường và các phòng thí nghiệm, không thể nhớ ra Ôxipốpxki là ai.
Xếp công việc lại, Likhatsiốp hàng mấy tiếng liền ngồi nghe những câu chuyện của Ôxipốpxki về cuộc sống ở Pêtrôgrát và ở Nga, ông chỉ sợ bỏ qua mất dù chỉ một lời thôi.
Ôxipốpxki là một anh chàng nhiều lời, ăn nói hoa mỹ. Những lời đẹp từ trong miệng anh cứ tuôn ra một cách êm ru không gì ngăn lại được. Chẳng có khía cạnh nào của cuộc sống nước Nga mà Ôxipốpxki lại không nói đến! Anh ta biết hết mọi chuyện, là người am hiểu trong mọi vấn đề.
Khi câu chuyện chuyển sang vấn đề tình trạng của công nhân ở Nga, Ôxipốpxki liếc mắt nhìn xuống cái mũi khoằm to tướng của mình, rồi liền thoắng:
- Tình trạng của công nhân, thưa ông Likhatsiốp kính mến, là một chữ than ôi! Lương thì như cũ, nếu không nói là thấp hơn, mà sự đắt đỏ thì nâng mọi thứ lên đến tột cùng - không thể nào với tới. Nhưng công nhân thì như thế nào kia chứ? Ở các công xưởng toàn là đàn bà và trẻ con. Dân thợ lành nghề chỉ còn ở những nơi sản xuất vũ khí, những nơi mà không thể thiếu những bàn tay thành thạo.
Likhatsiốp muốn biết về đời sống của nông dân. Cả về việc này Ôxipốpxki cũng kể một cách tỷ mỷ và đầy đủ, tựa hồ như anh ta vừa mới ở tỉnh Xmôlenxcơ hay ở Pôvôngie ra đi ngày hôm qua vậy.
- Một sự điêu tàn! Một sự sụp đổ, hoàn toàn sụp đổ! Số người không có ngựa tăng lên một cách khủng khiếp. Diện tích gieo trồng thu hẹp lại, những căn nhà gỗ xiêu vẹo. Cái rét và cái đói đang lượn lờ trên làng mạc. Người ta đã phải ăn cả rau muối, cả rêu khô. Con số trẻ mồ côi và những người vợ góa ngày càng tăng thêm và tăng thêm mãi.
- Thế còn chính phủ ta thì sao, còn đức vua cha - người đứng đầu nhà nước? - Likhatsiốp hỏi.
- Tất cả hy vọng là đặt vào Grigôri Raxpuchin, - Ôxipốpxki cười khà khà và không thương xót gì ông già Likhatsiốp đang nhăn nhó và rên rỉ về cái tình trạng đạo đức đang thắng thế trong xã hội thượng lưu, y kể lại cho ông nghe tất cả mọi chuyện mà y đã được nghe ở các phòng khách và bữa tiệc ở Pêtrôgrát.
- Vậy thì có nghĩa là chỉ có một lối thoát: đó là cách mạng? - Likhatsiốp nói, không ra hỏi mà cũng không ra khẳng định. – Bởi vì không thể nào còn sa ngã hơn thế được. Tột cùng rồi! Một tên ngu dân và một tên phiêu lưu mạo hiểm đứng đầu một nhà nước như thế! Đúng không? - ông liếc nhìn vị khách với thái độ gặng hỏi.
Ôxipốpxki vung hai cánh tay nhanh nhẹn của mình, như con chim vỗ cánh, rồi kêu lên:
- Ông muốn dự đoán thế nào cũng được thôi ạ!
- Dự đoán cái gì ở đây kia chứ! Mọi chuyện đã rõ ràng, cần gì phải dự đoán, - Likhatsiốp đáp lời hơi sẵng giọng.
- Chế độ Nga hoàng đang thoi thóp, - Ôxipốpxki lại vung tay lên một lần nữa.
- Mong cho nó chóng trút hơi thở cuối cùng! - Likhatsiốp chém nắm tay vào không khí.
Likhatsiốp thấy trong người rất là khó chịu, khó chịu không sao tả nổi. Tiễn chân khách xong, ông cứ đi đi lại lại mãi trong căn buồng với những đống sách và giấy má nằm la liệt trong các góc buồng. «Các anh ở bên ấy làm sao mà chậm thế?! - Likhatsiốp nghĩ vậy, trong óc thầm chuyện trò với Ivan. - Một thằng bịp bợm và đểu cáng đóng vai người thầy dạy các bậc vương giả?! Thế hả?! Sa ngã đến thế là cùng! Giá các anh cứ giết chết hắn đi thì phải. Không, Ivan ơi, trước kia những người đi làm cách mạng họ dũng cảm hơn các anh kia đấy! Họ không có ngồi đợi cho đến khi người mugích Nga tinh dậy khỏi cơn mê, bản thân họ không sợ bàn tay mình vấy bẩn...»
Những câu chuyện của Ôxipốpxki kể về cuộc sống ở nước Nga để lại ấn tượng nặng nề đến mức cả ngày hôm sau Likhatsiốp cũng không sao làm việc được. Lúc thì ông nằm dài trên đi-văng, đọc những tờ báo có đăng tin về các sự kiện ở mặt trận Đức - Nga, lúc thì ông uống cà phê, ông cảm thấy nóng lòng nóng ruột và trong ngực đau nhói, lúc thì ông đi đến bên bàn và chăm chú xem tấm bản đồ con kênh nối Ôbi với Ênhixây, và ông nghĩ, ông sẽ sung sướng biết chừng nào nếu ông được sống ở một nơi nào đấy tại vùng Dimarếpca, trên bờ sông Kêti, như một người dân đánh cá, một người thợ săn bình thường, không biết gì đến những sự hỗn loạn đang làm cho đất nước đau thương của ông phải nát lòng... «Ta đi khách sạn làm một chầu rượu chăng?» Không biết làm thế nào để vùi dập nỗi buồn, Likhatsiốp nghĩ vậy.
Nhưng Ôxipốpxki tựa hồ như đã trộm nghe được những điều ông suy nghĩ. Giữa trưa chuông réo và nhà khảo cổ học của thành Pêtrôgrát vụt chạy vào trong cửa nhẹ như cánh bướm mùa xuân.
- Thế nào, ông Likhatsiốp kính mến, ông cảm thấy trong người ra sao? Ông ngủ có ngon không, ông có làm việc được không, nghỉ ngơi ra sao? - Ôxipốpxki tuôn ra một tràng như súng liên thanh.
- Hèn hạ, ghê tởm, - Likhatsiốp lẩm bẩm, mừng thầm trong lòng rằng Ôxipốpxki dù sao thì ít nhiều cũng làm cho ông khuây đi những suy nghĩ nặng nề.
- Sao lại thế? Ông không được khỏe ư? - Khách tò mò hỏi.
- Nước Nga, - Likhatsiốp thở dài.
- Thôi, ông đừng có đau khổ về nước Nga làm gì nữa! Nó vẫn cứ sống thôi. Nếu các nhà cầm quyền ở ta không đủ trí thông minh thì họ sẽ mượn thêm người nước ngoài. Xưa nay vẫn thế mà.
- Xưa nay thì thế! Nhưng bây giờ thì không thể nào như thế được! - Likhatsiốp nói gần như quát.
- Tôi đến đây không phải để tranh cãi đâu, ông Likhatsiốp ạ, - Ôxipốpxki nói giảng hòa. - Tôi đến để xin người ban cho kẻ đày tớ ngoan ngoãn này một vinh hạnh. Hôm nay tôi có mời các bạn bè của tôi đến tiệm ăn «Lục địa». Tôi muốn được nhanh chóng hòa hợp với những người bạn mới. Nếu không thì ở đây, ở cái đất nước no nê và thỏa mãn này, người ta sẽ có thể treo cổ tự tử vì cảm thấy quá cô đơn.
- Hình như tôi cũng đang tiến gần đến cái tình trạng ấy, - Likhatsiốp rầu rĩ lẩm bẩm, và đưa mắt nhìn đi một nơi nào đó, ông thầm nghĩ: «Ta đi cho đầu óc thoải mái phần nào».
Và ba giờ sau, Likhatsiốp đã ngồi trong tiệm ăn, bên chiếc bàn được bày biện theo kiểu Đức: bát đĩa đầy ra, còn thức nhắm và đồ uống thì do những người phục vụ bưng tới. Họ đặt một khoanh giò vào đĩa, họ cẩn thận rót vào chiếc tách nhỏ một ngụm rượu con và lại vội vàng đưa đi chỗ khác. «Ôi! Giá như lúc này được ngồi bên chiếc bàn của người Nga mà ăn uống cho đến no nê đến chán thì thôi!» - Likhatsiốp nghĩ vậy và liếc nhìn những vị khách của Ôxipốpxki.
Họ gồm khá nhiều loại. Hai phụ nữ người Anh gày guộc trông có vẻ như là những cô gái già, đang liến láu nói về những hiện vật khai quật quý giá của một ngài Xmít nào đó ở một trong những hòn đảo của xứ Hy Lạp hạnh phúc; một nhà khảo cổ người Thụy Điển, một ông già lặng lẽ và có cái bề ngoài vô cùng thiểu não, tuổi có lẽ phải đến chín mươi, và một chàng trai trẻ người Pháp tên là Guyxtáp Môpaxăng, vẻ nhanh nhẹn hoạt bát và tính khí anh ta hệt như ở chính Ôxipốpxki.
- Theo tên gọi thì tôi có cái diễm phúc là được kết hợp hai tác gia cổ điển Pháp: Flôbe, người mà tôi được mang tên, và Môpaxăng, anh chàng người Pháp nện gót giầy và tự giới thiệu.
Cuộc hội ngộ diễn ra buồn tẻ. Hai phụ nữ người Anh và ông già Thụy Điển không thể nào rời bỏ cái đề tài thích thú của họ là nói chuyện về những hiện vật khai quật của ngài Xmít may mắn, còn anh chàng người Pháp và Ôxipốpxki lại luận bàn về việc của mình: về những tiệm ăn tuyệt diệu của thành Pari, về những cô gái Pari, những con người hiểu hơn ai hết về giá trị của việc ăn, việc mặc và việc hưởng thụ...
Likhatsiốp ngồi nhai miếng thịt hấp quá dừ một cách uể oải, và tâm trạng ông mỗi lúc càng thêm chán ngán: «Ở đây ta chưa từng có bạn, nhưng cả những loại vô công rồi nghề này cũng chẳng phải là bạn của ta», - ông nghĩ và chốc chốc lại đưa mắt nhìn ra cửa.
Buổi tối ấy đã làm cho Likhatsiốp ghi nhớ hơn bất cứ buổi tối nào khác. Còn chưa về tới nhà ông đã thấy trong người khó chịu đến mức mắt hoa lên. Có cảm giác như có một người vô hình nào đó đặt lên trên ngực ông một tấm sắt, đâm hai cái ống xuyên qua phổi ông từ phía sau lưng rồi cứ thế dùng bễ lò rèn thổi không khí nóng bỏng vào trong ống. Vuốt những giọt mồ hôi lạnh đọng trên lông mày và lông mi, Likhatsiốp đưa bàn tay với những ngón tay xoạc rộng bấu chặt lấy thành tường lê bước vào phòng ở và ngã vật xuống nền nhà.
Trong khi bà giúp việc đi gọi thầy thuốc, thì Likhatsiốp suýt nữa đã chầu trời. Trong những phút giây ngắn ngủi của những lần chợt tỉnh ra, ông đưa mắt nhìn về phía chiếc bàn làm việc của mình, và tim ông càng thắt lại. «Mọi sự thế là hỏng hết... Sự nghiệp của cuộc đời... Bọn Thụy Điển sẽ đem nhóm bếp hết mọi giấy tờ... Phải chuyển cho Ivan. Phải chuyển cho nó, chỉ có nó mới được quyền..
Nhưng giờ chết còn chưa đến với Likhatsiốp, ông trở lại thở đều. Tuy nhiên các thầy thuốc Thụy Điển không làm cho ông vui mừng gì cả: phải nằm nghỉ ít nhất là một tháng, mà có thể, đến hai tháng nữa kia. Lần đầu tiên trong đời mình, Likhatsiốp đã khóc, những giọt nước mắt vô cùng đau đớn. «Vì sao mà tôi lại bị trừng phạt nặng nề đến mức này? Ai sẽ thay tôi tiến hành một lô công việc? Mà để đến lúc chết vẫn chưa làm xong thì có nghĩa là bảy mươi hai năm đã sống cũng bằng không...
Nhưng những giọt nước mắt vô vọng, và sự lo toan không giúp gì cho Likhatsiốp được. Mà có phần ngược lại. Nhất thiết phải có một thái độ bình tĩnh bàng quan đối với tất cả mọi sự trên đời, một lịch sinh hoạt thật nghiêm ngặt... Nhất thiết lả phải thế. Và trong ba tuần lễ liền Likhatsiốp đã như một người không còn sống nữa mà chỉ tồn tại, tồn tại như một con sâu con bọ vô dụng nào đấy, như một cây cỏ trên cánh đồng. Sau đó ông nhờ bà giúp việc đẩy chiếc bàn với những bản đồ vẽ tại chỗ trong các chuyến đi thăm dò khảo sát. Bà ta lúc đầu không chịu làm, nhưng thầy thuốc không có ý kiến gì phản đối về đề nghị ấy của bệnh nhân.
- Tim của giáo sư yếu rồi, nhưng bộ óc của giáo sư thì vẫn tỉnh táo. Cứ để cho giáo sư suy nghĩ. Không thể cấm đoán được, - ông thầy thuốc người Thụy Điển nói.
Likhatsiốp giở những tấm bản đồ mà chính tay ông ngày trước đã đánh dấu biết bao nhiêu chỗ, và ông ngồi nghiền ngẫm trên những tấm bản đồ đó hàng mấy giờ liền khiến cho cả người hầu gái cùng người hộ lý có nhiệm vụ trông nom ông đều phải ngạc nhiên vì sự tập trung ghê gớm ấy.
Trong cái hoàn cảnh bất hạnh của ông lúc này thì đấy là những giờ phút tràn đầy hạnh phúc! Likhatsiốp quên đi cả vết đau trong ngực, ông mường tượng như mình lại trở về với những năm xa xưa ấy, những năm mà ông cứ đi mãi, đi mãi, đi miết không thôi, ông dự kiến một điều gì đó hết sức quan trọng cho công việc của mình, ông so sánh những hiện tượng và những sự đánh giá lúc bấy giờ với những kiến thức sâu rộng mà ông đã tích lũy được sau hàng chục năm.
Ôxipốpxki không để cho nhà bác học sống ngoài sự chăm sóc của mình. Ngày nào anh ta cũng đến thăm Likhatsiốp tại nhà ông.
Các thầy thuốc mãi vẫn không cho anh ta gặp bệnh nhân, và anh ta cũng không năn nỉ mà chỉ nhờ họ một việc thôi: thể nào cũng chuyển đến ông Likhatsiốp lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của anh ta.
Và sau một tháng thì cuối cùng Ôxipốpxki đã bước qua được cả ngưỡng cửa phòng làm việc của nhà bác học mà một thời gian đã biến thành căn phòng dưỡng bệnh.
- Ôi, Vênhêđích Pêtrôvích kính mến! Cho đến lúc này cái cảm giác là mình có lỗi vẫn làm cho hai má tôi nóng ran. Muốn gì thì gì, nhưng sự việc này đã xảy ra sau cái cuộc gặp gỡ chẳng hay ho gì với những người bạn của tôi, - Ôxipốpxki nói lem lẻm. - Tôi khổ tâm quá đi! Mà làm sao nó lại xảy ra chuyện đó vào đúng cái buổi tối hôm đó.
- Có gì đâu anh! Anh có lỗi gì đâu! Kẻ có lỗi - đó là trái tim đã quá tã của tôi, - Likhatsiốp an ủi anh ta.
Một hôm Ôxipốpxki đến nhà Likhatsiốp không chỉ có một mình. Ngoài hiên cả Guyxtáp Môpaxăng cũng đứng đợi để được phép vào. Tất nhiên là Likhatsiốp đã cho phép anh ta.
Anh chàng người Pháp cúi chào rất kiểu cách, nhưng đến gần giường ông thì anh ta chưa dám. Likhatsiốp tự đưa tay chào anh ta.
Ông mời khách ngồi.
- Nào, các vị hãy kể đi, có chuyện gì mới không? - Likhatsiốp hỏi không giấu giếm nỗi vui mừng được tiếp xúc.
Ôxipốpxki liếc nhìn anh chàng người Pháp với vẻ đầy nghịch ngợm.
- Guyxtáp, có thể là anh kể cho giáo sư nghe giai thoại mới nhất về hoàng đế Đức Vinhem chăng? - Ôxipốpxki nói bằng tiếng Pháp.
Guyxtáp nhăn mặt:
- Xin lỗi, tôi có thể kể được, nhưng không hiểu giáo sư có tha thứ cho những chi tiết nhảm nhí bậy bạ mà không có chúng thì giai thoại mất hết cái vị mặn mà không.
- Cứ kể đi, - Likhatsiốp nháy mắt một cách ý vị.
Và Guyxtáp đã kể lại giai thoại của thành Pari còn tươi nguyên về hoàng đế Đức Vinhem và nữ hoàng Nga - người Đức.
Likhatsiốp cười rung cả người làm chiếc giường kêu cót két, ông úp mặt vào chiếc khăn rửa mặt để nhịn cười.
Có lẽ cái cười đã rất có tác dụng lành bệnh! Từ hôm đó Likhatsiốp cảm thấy nhẹ người hẳn. Đã có thể trở mình được, có thể quay đầu dễ dàng, thậm chí nghển người lên, chống khuỷu tay vào gối.
Ôxipốpxki và Guyxtáp thường cứ ba ngày đến thăm Likhatsiốp một lần. Ông nóng lòng chờ đợi họ. Họ mang đến cho ông những tin tức mới, nóng hổi, những giai thoại và những câu nói bông đùa.
Mỗi lần họ đến tuy có phần làm cho ông mệt nhọc, nhưng tất nhiên là nhờ đó ông lại khỏe ra.
Có một lần, trong khi đến thăm ông, sau những chuyện giai thoại và những câu nói bông đùa, Ôxipốpxki và Guyxtáp đã xin Likhatsiốp kể cho nghe về cuốn sách mà ông sắp viết, cuốn sách mà để chuẩn bị cho nó ông đã phải mang theo đi cả cái đống túi bọc kia với những sổ nhật ký và bản đồ. Likhatsiốp không thích nói trước với những người xa lạ về các suy nghĩ của mình trong khoa học, nhưng ông rất muốn khách không bỏ ông ở lại một mình, và vì vậy lần này, không giữ cái nguyên tắc cũ, ông đã nói về những tìm tòi khoa học của mình.
Ôxipốpxki nghe không đến nỗi quá chăm chú, thậm chí còn lấy tay che miệng ngáp một đôi lần, nhưng bù vào đấy thì Guyxtáp lại không rời đôi mắt mở to khỏi vị giáo sư. Cũng có thể là anh ta thực sự bị cuốn hút bởi cái câu chuyện không lấy gì làm lý thú ấy, hoặc là anh ta cố tình làm ra vẻ mình rất thích nghe câu chuyện mà giáo sư đang kể kia.
Ôxipốpxki và Guyxtáp ra về muộn hơn thường ngày, hai người cảm ơn Likhatsiốp vì ông đã nói cho họ nghe một câu chuyện rất là bổ ích. Khi còn lại một mình trong căn buồng, Likhatsiốp thở dài: «Ivan! Giá lúc này ta được chuyện trò với nó».
o O o
Ivan thì vẫn cứ im lặng hoài. Suốt thời gian sống ở Xtốckhôn, Likhatsiốp chỉ nhận được một lá thư độc nhất của Akimốp, lá thư gửi qua Kxênôphôntốp. Lá thư đến rất chậm. Ba tháng liền nó lưu lạc trên đường đi. Hình như thư gửi từ Narưm, gửi theo tay người, chỉ có từ Pêtrôgrát đến Xtốckhôn thư mới được gửi theo bưu điện.
Nhưng thư của Akimốp đã đang gần lại với Likhatsiốp. Nó đã đến với ông ta một cách rất lạ lùng.
Vào một buổi sáng, người hầu gái báo cho Likhatsiốp biết là có thầy thuốc đến thăm. Likhatsiốp rất ngạc nhiên. Ngày hôm ấy hoàn toàn không phải là ngày khám bệnh.
- Thôi được, cứ để cho ông Iarin vào. Bà ra mời ông ấy hộ tôi, - Likhatsiốp nói vậy vì ông cho rằng đấy là ông thầy thuốc vẫn thường xuyên đến chữa bệnh cho ông.
- Đây là một ông khác kia. Ông này trông lạ lắm, - người hầu gái giải thích.
- Ông thầy nào cũng vậy thôi, bà cứ mời vào, - Likhatsiốp ra lệnh và tò mò liếc nhìn phía cửa.
Một người đàn ông cao lớn có bộ râu rậm màu hạt dẻ và đôi mắt xanh lam, trong chiếc áo choàng trắng bước vào. Người ấy nhìn Likhatsiốp qua cặp kính trắng và chào ông bằng thứ tiếng Thụy Điển còn chưa sõi. Khi người hầu gái ra khỏi phòng, viên thầy thuốc ngồi xuống chiếc ghế bên giường.
- Ông Likhatsiốp, chúng ta làm quen với nhau nào, - người ấy nói bằng tiếng Nga. - Tôi là Prôkhôrốp Xécgây Êgôrôvích. Là bạn đồng sự của Akimốp.
- Nó đi đâu mà mất tăm mất tích thế, cái thẳng chết tiệt ấy? Từ bấy đến nay tôi chỉ nhận được độc một lá thư của nó thôi, mà thư ấy cũng chỉ có đâu mươi giòng cả thảy, - Likhatsiốp nói, vẻ mặt rạng rỡ hẳn lên.
- Trước tiên cho phép tôi được tự giới thiệu một cách đầy đủ, - Prôkhôrốp cắt ngang sự nóng lòng của Likhatsiốp. - Tôi được nhóm bônsêvích dân chủ xã hội sống lưu vong ở Xtốckhôn này cử đến gặp bác. Từ lâu chúng tôi đã biết sự có mặt của bác ở đây, nhưng vẫn giữ không quan hệ gì với bác, vì sợ rằng có thể bằng cách nào đó lại làm cho bác bị những nghi ngờ không cần thiết.
- Bậy nào, bậy nào, - Likhatsiốp ngạc nhiên, ông không thể ngờ rằng cả ở đây, nơi đất khách quê người, ông cũng lại có thể gặp được những bạn đồng sự của Ivan.
- Đáng tiếc rằng đến lúc này thì lại nhất thiết phải đến đây gặp bác. Đây, thưa bác, thư của Ivan gửi cho bác đây.
Prôkhôrốp lôi ra từ một nơi nào đó bên trong tấm áo choàng chiếc phong bì đã khá nhàu nát và đưa nó cho Likhatsiốp. Likhatsiốp vội vã đẩy chiếc kính gọng bằng sừng khá nặng vào đúng vị trí trên sống mũi rồi đọc một mạch bức thư của đứa cháu trai. Ivan vẫn sống và khỏe mạnh. Anh đã quen với đất Narưm. Một vài lần, lợi dụng viên cảnh sát trưởng cho phép, anh đã đi ngược dòng Kêti lên mãi phía trên. Anh đã gặp nhiều vệt xói mòn và khi xem xét một trong những vệt xói mòn đó anh tìm thấy dấu vết của một lò rèn. Và theo những hiện vật anh tìm được thì đấy là một lò rèn của những bộ lạc Tunguxơ. Điều cần biết là: người Tunguxơ lấy quặng ở đâu? Anh sẽ không để cho thì giờ trôi qua một cách vô ích ở nơi đày ải này. Anh tranh thủ đọc sách, lập bảng theo dõi thời tiết, anh định nói với bọn cai quản cho đi sông Tưm, anh sẽ đi suốt dọc từ cửa sông đến thượng nguồn và ít nhất cũng cố gắng làm được cái việc miêu tả bề ngoài con sông. Ngoài ra anh còn học hai thứ tiếng: tiếng Pháp thì anh đã đạt được mức có thể nói thoải mái, còn tiếng Anh thì khó hơn. Anh đã giảng một số bài về đề tài «Những tài nguyên thiên nhiên tiềm tàng của nước Nga» cho lớp đào tạo các cán bộ tổ chức của đảng gồm các đồng chí cùng bị đày với anh ở đây. Một trăm rúp mà ông gửi cho anh qua Kxênôphôntốp, anh đã nhận được và đã sử dụng chúng vào những việc cần thiết có ý nghĩa. Anh vô cùng cảm ơn và mang ơn ông đến chết.
- Ivan giỏi lắm, giỏi lắm! Không buồn nản, không bê tha, - Likhatsiốp mấp máy đôi môi. Ông đưa mắt nhìn sang Prôkhôrốp và nói qua tiếng thở dài: - Tôi già nua mất rồi, ông Prôkhôrốp ạ; tim của tôi đã yếu, đôi lúc thị lực của tôi cũng kém đi, thế mà công việc thì cần đến hàng chục năm mới làm nổi. Tôi sống rất cô đơn. Cảm ơn là ông Ôxipốpxki, nhà khảo cổ học, một con người rất đáng yêu và lịch sự, đã thỉnh thoảng đến thăm tôi. ông có biết ông ấy không?
Prôkhôrốp có vẻ lúng túng, đưa mắt nhìn nhanh ra ngoài cửa rồi hạ giọng:
- Đúng lúc quá, tôi được giao trách nhiệm nói để giáo sư rõ về Ôxipốpxki, hắn không chỉ là nhà khảo cổ học, mà còn là một tên mật thám của nha cảnh sát mật, chuyên môn của hắn là theo dõi những người Nga lưu vong ở các nước Xcăngđinavơ. Hắn vừa từ Côpenhagơ đến Xtốckhôn. Có thể đoán chắc, lý do của sự đổi chỗ của hắn chính là giáo sư.
- Này, chàng trẻ tuổi, những điều ấy là thế nào vậy, là những tin tức gần đúng hay chúng có những cơ sở thực nào đấy? - Likhatsiốp bối rối nhìn Prôkhôrốp và hỏi với một thái độ nghiêm chỉnh.
- Bác Likhatsiốp, tin tức này hoàn toàn chính xác.
- Hừm, kỳ lạ thật. Sự xảo quyệt của con người quả là có một không hai, - Likhatsiốp lẩm bẩm nói một mình.
- Tôi cũng muốn nói thêm với giáo sư đôi điều cả về Guyxtáp Môpaxăng, - Prôkhôrốp nói tiếp vẫn bằng cái giọng đều đều như cũ. - Cái tên người Pháp này phục vụ khá đắc lực cho bọn Anh. Hiện nay đang được nhà băng Anh - Nga, nói rõ hơn, là công ty «Lêna - Hônđơphinđơ» giao cho nhiệm vụ xoay xở cái gì đó với Thụy Điển, và vị này cũng không phải quá xa lạ với những lợi ích về mặt khoa học đâu, nhất là nếu như chúng liên quan đến nước Nga. Và như vậy chúng ta hiểu được sự quan tâm của y, mà không phải chỉ riêng y, cả bọn chủ của y nữa, đến những công trình của giáo sư về Xibiri nói riêng. Từ Luân Đôn vừa có lệnh cho Guyxtáp là tiến hành việc mặc cả với giáo sư. Bọn chủ mưu ở Luân Đôn định mua những công trình của giáo sư. Chính vì vậy mà chúng tôi phải vội vàng báo trước để bác biết.
Likhatsiốp không tin vào đôi tai của mình.
- Mua những công trình của tôi ư? Lệnh từ Luân Đôn à?
Nỗi tức giận làm ông nghẹn thở. Ông muốn gào lên, gào thật to lên, gào hết sức mình, nhưng không thốt ra lời được nữa. Ông thầm thì, và đôi môi ông run bắn.
- Vâng, vâng, chính thế, - Prôkhôrốp gật gật đầu.
- Tôi sẽ tống cổ cả thằng Ôxipốpxki lẫn thằng Guyxtáp về với quỷ xa tăng! Tôi sẽ cho chúng biết một thứ Luân Đôn mà rồi chúng phải quên cả họ tên tôi đi! - Likhatsiốp nói, mỗi lúc một to hơn.
- Đừng, đừng, bác Likhatsiốp. Trước tiên là phải bình tĩnh lại đã. Đối với giáo sư xúc động rất có hại. Chỉ vì tình thế đã quá cấp bách nên tôi phải đến gặp giáo sư trước khi giáo sư hoàn toàn bình phục.
- Thế thì tôi phải làm gì? Làm gì? Ngay lập tức trở lại nước Nga ư? - Likhatsiốp lo lắng nhìn Prôkhôrốp đang ngồi trên chiếc ghế trong một tư thế hoàn toàn bình tĩnh.
- Nếu như giáo sư thấy cần nghe lời khuyên của chúng tôi thì lời khuyên đó sẽ là: bác cần phải hoàn toàn bình phục đã. Đây là điểm trước tiên, còn điểm thứ hai là bác không tỏ một thái độ nào, dù chỉ một chút thôi, cho Ôxipốpxki và Guyxtáp thấy rằng bác đã biết rõ bộ mặt thật của chúng.
- Nhưng mà, thưa với anh là, tôi không thể nào chịu được! Bọn chúng sẽ lại cứ đến giả làm bạn bè của tôi như cũ! - Likhatsiốp kêu lên, và đôi mắt ông rực cháy.
- Thì cũng có sao đâu! Mặc kệ chúng! - Prôkhôrốp cười và đứng dậy. - Thôi, tôi xin phép chào bác. Tôi nghĩ rằng tôi không cần thiết phải can thiệp vào chuyện sức khỏe của bác. Tôi là một thầy thuốc nhi khoa...
- Tiếc thay, tôi đã không còn ở tuổi thiếu nhi nữa, - Likhatsiốp đã có phần vui lên.
Prôkhôrốp bắt tay Likhatsiốp, anh còn quay lại mỉm cười trước khi thận trọng và rất nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Xibiri
Ghêorghi Markốp
Xibiri - Ghêorghi Markốp
https://isach.info/story.php?story=xibiri__gheorghi_markop