Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trần Hưng Đạo
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3 - Xã Hội Và Sinh Hoạt Dân Chúng Trước Khi Kháng Nguyên
M
uốn rõ trạng thái xã hội và trình độ sinh hoạt của dân chúng hồi đầu Trần trước khi có mấy cuộc ngoại xâm dồn dập, nay cần phải xét qua các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở đương thời.
Chính trị
Lên thay triều Lý (1010-1225), gánh việc giữ nước chăn dân từ năm Ất Dậu (1225), nhà Trần về mọi phương diện, đều có tổ chức.
Cũng đóng đô ở Thăng Long, nhà Trần chia trong nước làm 12 lộ49. Lại có phủ, châu và trấn50 đặt thuộc vào lộ. Nơi biên viễn, gọi là trại51. Đơn vị dưới cùng là xã và sách52.
Khi thái tử đã có năng lực chăm lo việc nước thì vua cha nhường ngôi cho con, xưng là “Thượng hoàng”, để con tập sự cho quen mọi việc quân quốc, nhưng phàm vấn đề gì quan trọng vẫn do Thượng hoàng giải quyết. Thượng hoàng gọi vua con là “Quan gia”. Nhân dân gọi vua là “Quốc gia”.
Cũng như các nước quân chủ ở đương thời, chính thể đời Trần là chính thể phong kiến.
Đầu thang giai cấp trong xã hội là Thiên tử, dưới là thứ dân, cùng tột là nô, tì và hoành53.
Tước phong thì có đại vương, vương, quốc công, công và hầu...
Thái ấp thì có như An Phụ, An Dưỡng, An Sinh54 và An Bang55 là ấp phong của Trần Liễu...
Nhà Trần lấy nhân hậu, thân dân làm cơ bản chính trị.
Năm Tân Hợi (1251), niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất, Trần Thái Tôn (1225-1258) chính tay viết bài minh ban cho các hoàng tử, dạy những điều trung (trung thực), hiếu (hiếu thảo), hòa (hòa thuận), tốn (khiêm nhún), ôn (ôn tồn), lương (hiền lương), cung (cung kính), kiệm (tiết kiệm), (Toàn thư, quyển 5, tờ 17a).
“Đầu đời Trần chỉ đánh thuế má vào điền thổ, còn hạng dân đinh cùng túng thì đều được miễn. Đối với những người nghèo khó yếu đuối, tỏ ra thương xót, khoan dung, thật là thiện chính” (Lịch triều hiến chương, Quốc dụng chí, quyển 28).
Khi được tin Mông Cổ lại gây hấn, Trần Nhân Tôn (1279-1293) đi bến Bình Than56, họp các vương hầu và bách quan để bàn tính mưu chước đánh và giữ (tháng mười, Nhâm Ngọ, 1282).
Tháng chạp năm Giáp Thân (1284), Trần Thánh Tôn (1258-1278) bấy giờ làm Thượng hoàng, có cho mời các phụ lão trong dân gian đến họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến, hỏi mưu chước. Mọi người đều đồng thanh xin “đánh”. Sử chép về việc này rằng: “Muôn người cùng lời, như ra từ một miệng”. (Toàn thư, quyển 5, tờ 44a)57.
Đối với hạng gia đồng các nhà vương hầu, chính vua Nhân Tôn vẫn thường gọi tên để chứng tỏ rằng giữa ngài và họ cũng đầy những yêu thương và ấm cúng.
Về chính trị, ngoài những việc đáng kể ấy, nhà Trần còn theo con đường triều Lý đã vạch trước, cũng làm lễ tuyên thệ để ràng buộc nhân tâm. Hằng năm, cứ đến mồng bốn tháng tư thì hội minh ở đền sơn thần Đồng Cổ. Quần thần nhóm họp cả đấy, cùng nhau uống máu ăn thề. Viên Trung thư kiểm chính tuyên lời thề rằng: “Làm tôi phải hết lòng trung; làm quan phải giữ thanh bạch. Ai vỗ lời thề này thì Thần minh giết chết”(Toàn thư, quyển 5, tờ 4a-b; Cương mục, quyển 6, tờ 5a-b).
Kinh tế
Kinh tế đầu đời Trần là kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp.
Những việc lược kể dưới đây, từ đời Trần Thái (1225-1258) đến đời Trần Nhân (1279-1293), đều là chính sự nhằm theo mục đích trọng nông cả.
Suốt khoảng thời gian ngót bảy mươi năm ấy, ít thấy sử cũ chép đến nạn đói, đủ biết bấy giờ dân cũng đủ ăn. Mãi đến tháng tám, năm Canh Dần (1290), niên hiệu Trùng Hưng thứ sáu đời vua Trần Nhân Tôn mới thấy sử chép có nạn “đại cơ” (đói to): ba thưng gạo58 giá một quan tiền (nhất cưỡng). Nhiều nhà dân gian phải bán ruộng đất và con cái cho người ta làm nô tì: giá mỗi đầu người chỉ có một quan! (Toàn thư, quyển 5, tờ 59b; Cương mục, quyển 8, tờ 16b).
Đó vì sau mấy phen Mông Cổ xâm lấn, phần thì bị giặc tàn phá cướp bóc, phần thì tao loạn, nhân dân không làm ăn cày cấy được.
Ngày lập xuân, vua sai người tông trưởng59 cầm roi vút vào con trâu đất (thổ ngưu), xong đâu đấy, thì quần thần quan liêu, trâm bào, hoa hốt, vào trong nội, hội họp yến ẩm60.
Tháng ba, năm Mậu Thân61, (1244), sai các lộ đắp đê ngừa nước, từ đầu nguồn đến bờ bể, gọi là đê “Quai vạc” (Đỉnh nhĩ) để ngăn hồng thủy ngập lụt. Đặt Hà đê chính phó sứ để cai quản. Hễ khúc đê nào đắp vào ruộng tư của dân thì đo xem chỗ đắp là bao nhiêu, rồi cứ chiếu theo giá ruộng mà đền tiền (Toàn thư, quyển 5, tờ 13b).
Tháng tư năm Ất Mão (1255), tuyển tản quan làm Hà đê chính phó sứ ở các lộ. Khi mùa làm ruộng đã xong, đốc suất quân lính đắp bờ đê, khơi ngòi lạch để phòng ngừa nước lụt và hạn hán. (Toàn thư, quyển 5, tờ 20a-b; Cương mục, quyển 6, tờ 37b-38a).
Hằng năm, mồng một tháng mười có tết “Cơm mới” hoặc “Xôi mới”62: làm lễ cúng tế tổ tiên; thần liêu (quần thần, quan liêu) được đi thăm ruộng gặt lúa, săn bắn63 để mua vui (An Nam chí lược, quyển 1, tờ 12a).
Để thu lợi ở những ruộng công, đương thời, dùng hạng người phải tội đồ64 bị liệt làm “cảo điền hoành”65, cho ở vào Cảo Xã (nay là xã Nhật Tảo) bắt cày công điền: mỗi người làm ba mẫu, mỗi năm phải nộp ba trăm thưng66 thóc (Toàn thư, quyển 5, tờ 6a; Cương mục, quyển 6, tờ 9a).
Nhân dân, hằng năm, phải nộp tiền “thân dịch”, quà tết tháng giêng và tháng bảy thì dùng sam cả cá lẫn gạo.
Tác giả An Nam chí lược chép: “Nông, thương bất trưng lương thuế”67. Rồi chua rằng: “Đất hẹp, người đông, người trước đặt ra phép này để nhẹ thuế má cho dân”.
Đó là cái phép đặt từ đời trước và chừng chỉ áp dụng ở lúc bình thì, chứ trong khoảng ba mươi mốt năm, từ Đinh Tỵ (1257) đến Mậu Tý (1288), nhà Trần phải lo đối trọi với giặc Mông Cổ, chắc phải chi tiêu vào việc binh lương rất nhiều, thì vấn đề kinh tế trong mấy cuộc chiến tranh tự vệ ấy tất phải trông vào số thóc và tiền lấy ở ruộng công, ruộng tư mà ra cả.
Sử chép: nhân đinh có ruộng đất thì phải góp tiền và thóc68; ai không có ruộng đất thì được miễn cả.
Người có một hay hai mẫu, phải góp một quan tiền.
Người có ba hay bốn mẫu, phải hai quan.
Người có năm mẫu trở lên, phải ba quan.
Thuế ruộng: mỗi mẫu phải đóng trăm thưng thóc. (Toàn thư, quyển 5, tờ 13a; Cương mục, quyển 6, tờ 22a).
Bây giờ thử so sánh với thuế đinh, thuế điền đời sau, thì thấy hồi đầu Trần còn nhẹ hơn nhiều:
Thuế đinh:
Đầu đời Trần (từ năm Nhâm Dần, 124869, đời Trần Thái Tôn):
Tuy có đánh thuế đinh, nhưng thật ra, chỉ những người nào có ruộng thì mới phải chịu thuế.
Hồi cuối Trần (dưới triều Đế Hiện70, từ tháng bảy năm Mậu Ngọ 1378, niên hiệu Xương Phù thứ hai về sau):
Đinh nam mỗi năm phải đóng ba quan tiền: không cứ là có ruộng hay không ruộng, ai cũng đều phải chịu thuế, chỉ trừ binh lính (Cương mục, quyển 10, tờ 44b-45a).
Thuế điền:
Hồi đầu Trần:
Dân gian, tư điền, mỗi mẫu nộp ba thưng thóc; bãi dâu, mỗi mẫu, nộp chín tiền (cửu cưỡng), hoặc bảy tiền (thất cưỡng)71.
Đời Hồ Hán Thương (từ năm Nhâm Ngọ (1402) niên hiệu Thiệu Thành thứ hai về sau):
Ruộng, mỗi mẫu, nộp năm thưng thóc.
Bãi dâu chia làm ba bậc:
Thượng đẳng: mỗi mẫu năm quan (ngũ miên);
Trung đẳng: mỗi mẫu bốn quan;
Hạ đẳng: mỗi mẫu ba quan.
Đinh nam phải đóng góp, lấy ruộng làm “ngạch” nghĩa là tính theo tỉ lệ số ruộng nhiều hay ít:
Có ruộng từ hai mẫu sáu sào trở lên, phải góp ba quan (tam miên); dưới số ấy được giảm dần dần. Người không ruộng, hạng con côi, vợ góa mà có ruộng cũng đều được miễn (Toàn thư, quyển 8, tờ 42a; Cương mục, quyển 11, tờ 44a-b).
Như vậy chứng tỏ rằng thuế má hồi đầu Trần nhẹ hơn đời Đế Hiện và đời Hồ Hán Thương.
Ngoài các thuế, khi cần làm lương cho quân sĩ, lại còn phải nhờ ở lòng trọng nghĩa và sức lạc quyên72 của dân. Chứng cớ là, có lần, Hưng Đạo vương đã phải khuyên các nhà giàu quyên thóc để cung quân lương rồi ngài thưởng cho hàm Lang tướng giả.
Bên nông, sử sách ít chép đến thương (buôn bán) và công (thợ), nên nay khó biết trạng thái công thương ở đương thời ra sao được.
Dẫu vậy, nhân việc sử chép về Vân Đồn: “tục dân lấy buôn bán làm nghề sinh sống” (Toàn thư, quyển 5, tờ 53a; Cương mục, quyển 8, tờ 5a), ta có thể suy đoán rằng những miền duyên hải và hải đảo bấy giờ, vì tiện lợi về đường giao thông mặt thủy, thương nghiệp đã manh nha. Vả, nhân câu “Nông thương bất trưng lương thuế” trong An Nam chí lược như trên đã dẫn và việc vua Trần Thái Tôn sai thợ khắc gỗ làm ấn để dùng vào việc văn thư trong quân năm Đinh Tỵ (1257) thì nay ta lại có thể quan niệm rằng bấy giờ, ngoài nghề nông, dân chúng cũng có thương nghiệp sinh hoạt và công nghiệp sinh hoạt73.
Hồi đầu Trần chừng có ý coi trọng chế độ tư hữu tài sản của dân gian, nên đã có việc bán ruộng công làm tư điền và có luật trừng phạt trộm cướp rất nghiêm khắc.
Sử chép: tháng sáu, năm Giáp Dần (1254), bán quan điền, tức là ruộng công, mỗi một “diện”74 là năm quan tiền cho dân tậu làm ruộng tư (Toàn thư, quyển 5, tờ 19a; Cương mục, quyển 6, tờ 36b-37a).
Kẻ cường đạo (hạng cướp lợi hại) thì phải chém.
Trộm, cướp (thiết, đạo): sơ phạm đều phải phạt tám mươi trượng và bị thích hai chữ “phạm đạo”(犯盜)75. Những vật đã trộm cướp ấy thì mỗi một cái là phải đền chín phần mười76. Kẻ nào không đền nổi thì tịch thu vợ con. Phạm lần thứ hai: phải chặt chân tay; phạm lần thứ ba: phải giết chết (An Nam chí lược, quyển 14, tờ 5b).
Cũng vì đương thời đương ở vào đời phong kiến, lại có chế độ gia nô và gia đồng, nên hạng người mắc nợ và đám cùng dân không được nâng đỡ.
Năm Bính Tuất (1226), đặt phép tiền tệ: tiền dân gian tiêu dùng với nhau gọi là “tỉnh mạch tiền”, mỗi tiền là 69 đồng kẽm (văn); tiền đóng góp là “thượng cung tiền”, mỗi tiền 70 đồng (Toàn thư, quyển 5, tờ 3; Cương mục, quyển 6, tờ 4b).
Phần “Chính hình” trong An Nam chí lược có chép:... bảy mươi đồng là một tiền, bảy trăm đồng là một quan. Chủ nợ được tự ý giam cầm kẻ trốn nợ khi nào trả hết gốc lãi mới tha. Hạng cùng dân không góp trả được thì cho phép đợ mình cho người để chuộc nợ77.
Xã hội, phong tục
Xã hội đương thời là xã hội phong kiến đứng trên nền tảng kinh tế nông nghiệp.
Hạng nô (tôi trai), tì (tớ gái) của các nhà vương hầu phần nhiều là do tầng lớp vô sản siêu giạt78 (sử chép là phiêu tán vô sản nhân) hợp thành. Khi được các vương, hầu, công chúa, phò mã hoặc đế cơ (các vợ lẽ vua) chiêu tập làm nô tì, thì họ thường phải làm công việc khai khẩn ruộng hoang, lập thành điền trang. (Việc các vương hầu có “trang” này bắt đầu từ tháng mười, năm Bính Dần, 1266. Theo Toàn thư, quyển 5, tờ 30b).
Họ tuy làm việc cho “lĩnh chủ”, nhưng cũng được dựng vợ gả chồng và cư trú ở chỗ ruộng đất mà mình đã góp công khai khẩn.
Sử chép: “Các nhà trong họ tông thất thường sai nô tì đắp đê ở bãi biển để ngăn nước mặn; khoảng hai, ba năm, khai khẩn thành ruộng thục. Cùng nhau lấy vợ lấy chồng rồi cư trú ở đấy. Phần nhiều lập thành ruộng đất của trang trại riêng”. (Toàn thư, quyển 8, tờ 30b; Cương mục, quyển 11, tờ 30b).
Sinh hoạt xã hội ấy còn kéo dài mãi đến niên hiệu Quang Thái thứ mười (1397) đời Trần Thuận Tôn (1388-1398)79.
Phỏng theo pháp chế đời Lý, tháng tám, năm Mậu Tý (1228), nhà Trần làm sổ sách về nhân khẩu ở Thanh Hóa.
Hằng năm, sai xã quan khai báo nhân khẩu, gọi là “đơn số”. Rồi căn cứ vào sổ sách, chia ra các hạng: văn vũ quan giai (quan chánh văn võ), tùng quan (quan lại phó, phụ), quân nhân, tạp lưu, hoàng nam (trai tráng), lung lão (hạng già lắm), bất cụ (tàn tật), phụ tịch (ngụ cư), phiêu tán (siêu bạt)... Người có quan tước mà con cháu được thừa ấm thì con cháu mới được làm quan. Những người giàu có mà không có quan tước thì đời ấy đời khác cứ phải đi làm binh lính. (Cương mục, quyển 6, tờ 6b-7a). Cái chế độ “con nhà lính cứ truyền đời phải đi lính mà không được bước vào sĩ đồ” này còn tồn tại mãi đến đời Đế Hiện (1377-1388)80.
Trình độ sinh hoạt bấy giờ hãy còn đơn giản, nên phong tục trong dân gian cũng thuần phác, mà từ triều đình đến dân dã đều lấy tôn giáo làm trung tâm.
Tối 30 tết, dân gian đốt pháo ống lệnh ở đầu cổng nhà và làm cỗ bàn cúng tổ tiên.
Mồng năm tết, nhà vua tan tiệc yến khai hạ rồi, để cho quan lại và nhân dân đi lễ chùa, lễ đền; chơi ngắm thưởng ngoạn các vườn hoa có danh tiếng.
Tháng hai, dựng xuân đài81. Phường chèo (linh nhân) (伶人) đóng mười hai vị thần, ca múa ở trên đài. Vua coi mọi người đấu sức ở sân đền (quán đình): xem người khỏe vật nhau, trẻ con vật nhau. Ai thắng thì được giải thưởng. (An Nam chí lược, quyển 1, tờ 11a-b).
Tết Hàn thực82 làm bánh trôi (quyển bính) để biếu nhau.
Mồng bốn tháng tư là ngày hội tuyên thệ ở đền Đồng Cổ. Dân chúng kéo nhau đi xem và nghe, dập dìu nam nữ, người đông như nêm. Đời cho là một đám hội vui lắm.
Tết Đoan dương (mồng năm, tháng năm) làm chòi ở trong sông, vua ngồi trên chòi, xem thi bơi, chèo đò.
Cưới xin: vào tháng xuân, người mối đưa cau đến nhà gái, dạm hỏi (thông vấn). Hoặc dẫn tiền bạc thì từ hàng trăm đến hàng nghìn. Những nhà chuộng lễ nghĩa thì bất luận sính lễ nhiều hay ít (An Nam chí lược, quyển 1, tờ 12a).
Khi Trần Quốc Tuấn lấy Thiên Thành công chúa chính mẹ nuôi ngài là Thụy Bà công chúa83 tự ý, dẫn đến 10 mâm vàng sống làm sính lễ (Cương mục, quyển 6, tờ 34a).
Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròn (viên lĩnh), quần thâm (huyền thường), the lượt trắng (bạch la), thắt lưng lụa (hoàn khố). Giày dép thì thích làm bằng da.
Vương hầu tư yết Quốc chủ thì không đội khăn, tỏ ra là thân và sang; thứ dân không được đến hầu gần. (An Nam chí lược, quyển 14, tờ 5a).
Bấy giờ có các món chơi như chọi gà84, đánh cầu và đánh vật...
Quả cầu to bằng nắm tay trẻ em, sang thì kết bằng gấm. Khi tung ra, đối thủ không bắt được, thế là thua85.
Đánh vật, sử chép là “giao điệt”. Năm Nhâm Thìn (1232), con Trần Thừa là Bà Liệt (sau được phong là Hoài Đức vương là người giỏi võ nghệ, tình nguyện đăng vào đội “Đánh vật” (Giao điệt đội); một hôm, nhân chuyện đánh cầu với một người trong đội, bị vật ngã, chẹn họng, nghẽn thở, suýt tắt hơi. Trần Thừa bấy giờ làm Thượng hoàng, phải can thiệp, Bà Liệt mới khỏi chết86.
Về phụ nữ, phần “Chương phục” trong An Nam chí lược có chép: đồ mặc thường của vua thì quý màu trắng. Người nước ai mặc đồ trắng thì là trái phép (tiếm chế); riêng với phụ nữ lại không cấm trang sức bằng đồ trắng.
Tháng hai, năm Nhâm Tuất (1262) vua Trần Thái Tôn về chơi hành cung Tức Mặc87 có thưởng cho đàn bà làng Tức Mặc mỗi người hai tấm lụa (Toàn thư, quyển 5, tờ 27b).
Một người gái quê tuy bị tuyển vào cung, đã được lập làm thứ phi rồi, nhưng nếu muốn ra khỏi cung cấm, trở về nhà mình, lấy chồng khác, thì cũng dễ dàng, chứ không bị bó buộc gì cả. Điều đó, ta thấy ở truyện “Vạn Xuân phi” như đã chép ở phần “Nhân vật” trong An Nam chí lược.
Pháp luật xử tội hạng đàn bà có chồng mà phạm tội ngoại tình, tức hạng dâm phụ, cũng không tàn ngược như hình phạt đời sau khép vào những tội “đóng bè trôi sông” hay là “voi giày, voi xé”.
An Nam chí lược chép rằng: “Dâm phụ thì xử cho về với chồng mà làm tì (tớ gái), và chồng được phép tự tiện đem đợ hay đem bán...”
Dân gian, nam nữ kết hôn cũng rất dễ dãi: nếu có dẫn tiền cưới thì đến một trăm88. Nếu là con trai con gái nhà nghèo thì không có lễ hôn thú gì cả, họ chỉ tự do kết làm đôi lứa với nhau thôi89.
Có điều đáng chú ý là, đời Trần, trong hoàng tộc, đồng tính90 kết hôn, nhưng tục ấy chỉ riêng ở hoàng gia, chứ không thông hành trong dân chúng91.
Văn hóa
Văn hóa hồi đầu Trần cũng rất tấn tới, thịnh đạt.
Mỗi khi tuyên độc lời chiếu chỉ của nhà vua, nhân viên trong ti hành khiển phải giảng cả âm lẫn nghĩa cho dân thường (phàm thứ) dễ hiểu (Toàn thư, quyển 5, tờ 55a). Thế nghĩa là mỗi lần đọc tờ chiếu viết bằng Hán văn thì lại phải giảng dịch ra tiếng Việt để cho đám bình dân cùng được dự biết mọi việc nhà nước định làm.
Tháng tám, năm Nhâm Ngọ (1282), Nguyễn Thuyên được gọi là Hàn Thuyên92. Thuyên là người giỏi thơ phú nôm93 gây xu hướng cho người mình từ đấy hay làm thơ phú bằng quốc âm94.
Trong An Nam chí lược, mục “Phong tục” có chép: “... Khúc hát thì có khúc Nam thiên nhạc, khúc Ngọc lâu xuân, khúc Đạp thanh du, khúc Mộng du tiên, khúc Canh lậu trường, không thể xiết kể. Có khi dùng tiếng Việt95 làm thơ, phú và ban nhạc để tiện ca ngâm...” (quyển 1, tờ 12b).
Đời vua Trần Thái Tôn cũng rất chú trọng đến sử ký: trước có Trần Tấn do chức Tả tàng thăng Hàn trưởng đã làm được Việt chí, tức là Việt sử; sau có Lê Văn Hưu sửa Việt chí tức bộ Đại Việt sử ký: chép từ đời Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng gồm ba mươi quyển96.
Năm Đinh Hợi (1227), mở kỳ thi cho các con nhà tam giáo là Nho, Đạo, Thích97 muốn noi theo nghiệp nhà.
Năm Nhâm Thìn (1232), mở khoa thi Thái học sinh, tức là khoa thi tiến sĩ, chia làm ba giáp98 để định cao thấp.
Tháng hai, năm Đinh Mùi (1247), đặt ra tam khôi là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa (Toàn thư, quyển 5, tờ 15a-b).
Tháng tám, năm Đinh Mùi (1247), lại mở các khoa thi thông tam giáo (Nho, Đạo, Thích), có chia làm giáp khoa và ất khoa. (Toàn thư, quyển 5, tờ 15b).
Tháng sáu, năm Quý Sửu (1253), lập quốc học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu Công, Á Thánh (Mạnh Tử), vẽ tượng 72 người hiền (học trò Khổng Tử) để thờ.
Tháng tám, năm ấy (Quý Sửu, 1253) lập Giảng Vũ đường.
Tháng chín năm ấy (Quý Sửu, 1253) tuyển nho sĩ trong nước vào Quốc Tử viện, giảng Tứ thư, Lục kinh99 (Toàn thư, quyển 5, tờ 19a).
Hồi đầu Trần trình độ Hán văn đã cao. Những thư, biểu về việc ngoại giao với Mông Cổ: lời văn thì gọn và mạnh, lý sự thì nhũn và đanh. Chẳng hạn như tờ biểu năm Bính Dần (1266) xin nhà Nguyên miễn tuyển cáo tú tài100 và các thợ thuyền, tờ thư năm Tân Mùi (1271) gửi cho Trung Thư sảnh nhà Nguyên để biện bạch về việc không chịu lạy chiếu thư của vua Nguyên và không chịu đem voi biếu Mông Cổ, đều là những áng văn thư ngoại giao rất có giá trị101.
Bên cạnh Hán văn thịnh đạt ấy, bấy giờ cũng không quên nghiên cứu và học tập cả tiếng mán tiếng thổ, tiếng phiên,... Cho nên nhiều người đương thời như Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải đều thông hiểu các thứ tiếng ấy.
Nói tóm, hồi đầu Trần, lấy nhân hậu làm cơ bản kiến quốc. Đối với trong họ tông thất thì giữ tình hòa mục yêu thương102; đối với nhân dân thì có ý bình dị gần gũi. Tuy trung ương tập quyền, nhưng chính sự không độc tài chuyên chế; tuy phong tước, ban thái ấp, nhưng vương hầu không chia rẽ tranh giành, mà biết đồng lòng họp sức, chống giặc ngoại xâm103.
Văn hóa thì có sáng kiến đặt thơ phú nôm làm nhạc phả nôm, học rộng các tiếng phiên, tiếng mán,...
Đã trọng cả tam giáo (Nho, Đạo, Thích), mà riêng về đạo Phật, lại tỏ lòng rất sùng và có sở đắc104.
Nói đến Phật học đương thời, tất phải lấy vua Trần Thái Tôn và vua Trần Nhân Tôn làm tiêu biểu: Trần Thái có làm được kinh Khóa hư, Trần Nhân có nhiều câu kệ trong tập Trần triều thượng sĩ ngữ lục. Những kinh kệ ấy có sức rất mạnh trong công cuộc giác tha, độ tha105.
Người nguyên thủ một nước đã là bậc thành tâm mộ Phật, mà ông tướng ba quân lại là người “thuần túy”, “tinh trung”, nên từ chỗ trung kiên của các nhà lãnh đạo ấy rất dễ tỏa ra những ảnh hưởng cao quý là “xả thân cứu thế”, là “cúc cung tận tụy”. Một khi đã coi cái chết là “siêu thoát”, là “thành nhân” (làm trọn điều nhân) thì người ta có cái tinh thần rất cao để đấu tranh, có thể vượt hết bao nỗi khó khăn mà đi đến thành công rực rỡ.
Hội nghị Diên Hồng chứng tỏ rằng đương thời lấy “dân làm quý”, nên gặp những giờ nghiêm trọng, nhà cầm quyền cũng vui lòng hỏi ý dân về những việc có quan hệ đến vận mệnh nhân dân toàn quốc. Có thể nói đó là cái mầm chính thể lập hiến của đời sau...
Chính nhờ ở chính sự “cận dân” và “thân dân” ấy, nên trong mấy cuộc kháng chiến Mông Cổ, đức Trần Hưng Đạo đã huy động triệt để lực lượng của dân chúng. Vì vậy, trước cảnh cường địch vào sâu, thủ đô bị phá, nhân dân đã tự động mà tập kích giặc như Hà Bổng với các người mán ở trại Quy Hóa (Đinh Tỵ, 1257) hoặc siết chặt hàng ngũ dưới cờ các tướng mà đánh phá quân địch như Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền đem dân binh vào các lộ góp sức đánh bại giặc Nguyên ở Thăng Long và Chương Dương... (Ất Dậu, 1285). Mấy cuộc kháng Nguyên sở dĩ thành công oanh liệt, một phần tuy bởi đức Trần Hưng Đạo có đủ tư cách một chủ tướng, một đại nguyên súy, một tổng tư lệnh xứng đáng với vai trò lãnh đạo, nhưng một phần cũng bởi quân dân bấy giờ có lòng hy sinh, có tinh thần chiến đấu. Nội bộ đã vững chắc, chặt chẽ, nên người lãnh đạo mới huy động dân chúng được triệt để, mới áp dụng được phương lược lưu động chiến và những chiến thuật phục kích, truy kích và tập kích một cách có hiệu nghiệm như thế.
Vả, trong Quốc sử tiểu học lược biên tiết thứ 24, dưới đầu đề là “Trần gia hôn phong”, cũng chép: “...Nhà Trần, cô cháu và anh em con chú con bác đều lấy lẫn nhau... Nhưng mà quốc dân không bị lây theo. Sự giá thú nơi dân gian, trước giờ, trong chỗ huyết tộc, giữ rất nghiêm. Là vì cái học luân lý đã sáng tỏ, nên thói kệch một thời không thể lay chuyển họ được”. (Dịch theo nguyên văn chữ Hán).
Chú Thích
49. Tức là Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng, Khoái, Thanh Hoa, Hoàng Giang và Diễn Châu. Lộ ở đời Trần cũng như thừa tuyên ở đời Lê và tỉnh ở đời Nguyễn.
50. Như Tân Bình, Nghệ An, Thái Nguyên và Lạng Giang.
51. Như trại Quy Hóa, trại An Bang...
52. Cương mục giải nghĩa “sách” là “thôn”, e chưa được đúng. Tưởng phải nên nói: “sách là làng mọi tức là những làng trình độ hãy còn chưa tiến hóa”.
53. “Hoành” là hạng người phải tội đồ, bị liệt làm nô lệ.
54. Ba xã này thuộc huyện Đông Triều, Hải Dương.
55. Tên một trại, thuộc huyện Yên Hưng, Quảng Yên.
56. Nay là Bàn Than thuộc huyện Quế Dương (giáp Lục Đầu) tỉnh Bắc Ninh.
57. Nguyên văn: Giai viết: “Chiến!” Vạn nhân đồng từ, như xuất nhất khẩu (皆曰: “戰”萬人同許,如出一口).
58. Toàn thư chép là: “Mễ tam thăng trị tiền nhất cưỡng”. Cương mục chép là: “Mễ nhất thăng trị tiền nhất cưỡng”. Đây theo Toàn thư – Mỗi thưng là 316 tấc khối, ăn 10,354688 công thăng.
59. Người trưởng họ trong tông thất.
60. An Nam chí lược chỉ chép như thế, chứ không cắt nghĩa. Vậy nay tưởng nên giải thích cho rõ: Đó là một việc ngụ ý khuyến nông. Nhân tiết lập xuân, bắt đầu ấm áp, có thể khởi sự canh nông, cho nên quốc quân cử một người trong họ đứng thay má, dùng roi hối trâu cày ruộng. Làm lễ xong thì dự tiệc ăn mừng.
61. Năm 1244 nhằm năm Giáp Thìn. (BT)
62. Nguyên văn chép là “tiến tân” (dâng của mới).
63. Nguyên văn là “bộ liệp”.
64. Người bị hình phạt giam cầm nhiều năm. (BT)
65. Hạng nô lệ (hoành) phải làm ruộng “cảo điền”.
66. Đơn vị đong lường ngày xưa. Nguyên văn là “thăng” (升). “Thăng” của Trung Hoa xưa: 10 hợp là 1 thăng. Mỗi thăng bằng 316 tấc khối, tức là 10,354688 công thăng. TheoAn Nam chí lượcthì lối đong lường của ta xưa cũng như của Trung Hoa, vậy có thể nói: “thưng” ta với “thăng” tàu là một.
67. Câu này rất khó hiểu. Tra Từ nguyên thì “lương” có nghĩa là “thuế ruộng, thuế đất”; “thuế” theo Hán thư có nghĩa là thuê một phần mười về ruộng công và thuế do những hạng công (thợ), thương (buôn bán), ngu (quan coi nút và chầm), hành (quan coi rừng núi) góp vào. Vậy ý chừng câu trong An Nam chí lược ấy muốn nói: nông không phải đóng thuế ruộng, thương không phải góp thuế buôn bán.
68. Có lẽ tức là thứ tiền “thân dịch” như An Nam chí lược đã chép.
69. Năm 1248 nhằm năm Mậu Thân. (BT)
70. Trần Phế Đế. (BT)
71. Đời Trần, mỗi quan 10 tiền, mỗi tiền 70 hoặc 69 đồng kẽm.
72. Quyên góp để làm việc thiện. (BT)
73. Có điều nên nhớ: đời Trần tuy có công nghiệp sinh hoạt rồi, nhưng người thợ bấy giờ chỉ là hạng người làm việc thủ công theo lối công nghệ gia đình, chứ không giống như công nhân là hạng thợ thuyền bán sức lao động ngày nay.
74. Bấy giờ gọi “mẫu” là “diện”; mỗi “diện” tức một “mẫu”.
75. Phạm tội trộm, cướp.
76. Nguyên văn: “nhất thường cửu phần” (一償九分).
77. Nguyên văn “Cùng dân bất cấp giả hứa điển thục ư nhân” (窮民不給者許典贖於人).
78. Phiêu bạt. (BT)
79. Đời Trần Thuận Tôn mới đặt phép hạn chế ruộng, chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa thì ruộng không phải hạn chế, còn thứ dân thì ruộng không được quá 10 mẫu.
80. Thời gian tại vị. (BT)
81. Đời Lê gọi là đài “khán xuân”.
82. Theo lịch thì Hàn thực vào hai ngày trước tiết Thanh minh. Tục ta thường ăn tết Hàn thực vào ngày mồng ba tháng ba.
83. Thụy Bà là chị vua Trần Thái và là cô đức Hưng Đạo. Trong An Nam chí lược, có chỗ cũng nói đến một công chúa hồi đầu Trần tên là Thụy Tư. Có lẽ cùng là một người mà mỗi sách in một khác, vì chữ “bà” (婆) và chữ “tư” (姿) gần giống nhau.
84. Coi bài Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo.
85. Coi phần “Phong tục” trong An Nam chí lược.
86. Toàn thư, quyển 5, tờ 7a; Cương mục, quyển 6, tờ 11b.
87. Nay thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
88. An Nam chí lược, quyển 1, tờ 12a.
89. An Nam chí lược, quyển 1, tờ 11a.
90. Cùng họ. (BT)
91. Căn cứ vào lời của sử thần Ngô Sĩ Liên (người thế kỷ mười lăm) bàn ở sử Toàn thư, quyển 5, tờ 18a: “... Không với người khác họ mà với người cùng họ, kết hôn nhân: chỉ có nhà Trần làm thế...” (Dịch theo nguyên văn chữ Hán).
92. Người huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương.
93. Toàn thư, quyển 5, tờ 41 chép về việc này rằng: bấy giờ có cá sấu đến sông Lộ. Vua (Trần Nhân Tôn) sai Hình bộ Thượng thư Nguyễn Thuyên làm văn ném vào trong sông: cá sấu tự rời đi. Vua cho việc đó giống chuyện Hàn Dũ (đời Đường) bèn cho đổi họ làm họ Hàn. Thuyên lại giỏi phú thi quốc ngữ (nôm). Nước ta phú thi hay dùng quốc ngữ thực bắt đầu từ đấy.
94. Đến đời Trần Anh Tôn (1293-1314) có Thiên chương Học sĩ Nguyễn Sĩ Cố cũng giỏi thơ phú nôm.
* Trần Anh Tôn (1293-1314): Đây là thời gian tại vị. (BT)
95. Nguyên văn câu này: “... Hoặc dụng thổ ngữ vi thi phú, nhạc phả, tiện ư ca ngâm”. Đó vì tác giả An Nam chí lược, tuy là người Việt nhưng khi viết sách ấy, lại tự đứng vào địa vị như một người Mông Cổ mà viết, nên mới gọi tiếng ta là “thổ ngữ” (土 語).
96. Trong An Nam chí lược chép Trần Tấn “thường tác Việt chí” và “Lê Hưu” (không có chữ “văn” đệm giữa) “tu Việt chí”. Như vậy rất có thể là cùng một bộ Đại Việt sử ký mà Trần Tấn là người làm trước (tác), còn Lê Văn Hưu là người sửa lại (tu). Về vấn đề này, xin coi thêm bài Nước ta có sử từ đời nào của Hoa Bằng, đăng Tri Tân số 6, trang 2.
97. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. (BT)
98. Giáp thứ nhất, giáp thứ ba.
99. Việc giảng này đến đời Trần Anh Tôn vẫn cứ tiến hành. Sử chép: năm Hưng Long thứ 14 (1306), Nguyễn Sĩ Cố do chức Thiên chương Học sĩ làm việc giảng Ngũ kinh.
100. Xưa dùng tiếng “tú tài” có nghĩa như là kẻ sĩ, tức là chỉ về hạng người nho sĩ và thầy thuốc,...
101. Nguyên văn có chép trong Nguyên sử, quyển 209. Sẽ dẫn và dịch ở chương năm.
102. Xin đơn cử một việc như: tháng giêng, năm Mậu Thìn (1268), vua Trần Thánh Tôn bảo các vương hầu trong họ tông thất, tan chầu, vào trong điện nội và nhà Lan đình, cùng nhau ăn uống, có khi tối đến, không về được thì đặt gối dài, chăn rộng, liên giường ngủ chung để tỏ tình hữu ái. Đó là thực hành lời ngài thường nói cùng các anh em bà con trong họ: “... Chỗ đồng bào máu mủ, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui” (Toàn thư,quyển 5, tờ 31b).
103. Tuy cũng có một vài tên phản quốc như Trần Ích Tắc và Trần Kiện, nhưng đó là con số rất nhỏ.
104. Điều nhận thức được sau một quá trình. (BT)
105. Giác ngộ người khác, tế độ người khác.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trần Hưng Đạo
Hoàng Thúc Trâm
Trần Hưng Đạo - Hoàng Thúc Trâm
https://isach.info/story.php?story=tran_hung_dao__hoang_thuc_tram