Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tơ Lòng Còn Vương
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
B
óng ai dưới giàn tử đằng
Phải người năm cũ tim hằng ngẩn ngơ
Biết nhau từ tuổi dại khờ
Mộng lòng dang dở nên chừ còn vương
Trúc đào hoa mãi ngọt ngào sắc hương (thơ Th.H)
Nhiều năm sau, nơi xứ người.
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Trời thu gió lạnh êm đềm
Vàng sân lá đổ cho mềm chân em.
Tại vì hai đứa ngây thơ.
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn...
( Trúc Đào, nhạc Anh Bằng, thơ Nguyễn Tất Nhiên )
Đó là tiếng nhạc Đằng cài đặt cho điện thoại của mình từ gần một năm nay.
- Chào Trúc Đào, khoẻ không?
- Chào Đằng. Trúc Đào khoẻ, cám ơn. Còn Đằng thế nào?
- Đằng cũng vậy. Nghe tiếng nói của Trúc Đào dù đang bịnh cũng khoẻ lại ngay thôi, lúc nãy Trúc Đào bận hả?
- Đằng khéo ăn nói ghê. Trúc Đào ra phố bên ngoài ồn quá nên không nghe Đằng gọi. Về nhà mới nhìn thấy, xin lỗi nhé.
- Không sao đâu, Đằng gọi để hỏi xem Trúc Đào đã quyết định chuyện hôm trước Đằng đề nghị chưa đó mà.
- Trúc Đào đồng ý, hôm qua đã xin lấy nghỉ ba tuần tháng 8 được rồi.
- Ô thế thì vui quá chừng, cứ sợ Trúc Đào không đi được.
Cuộc hội ngộ giữa Đằng và Trúc Đào cũng ngẫu nhiên như trò đùa tạo hoá vào lúc không ai còn hy vọng tìm thấy nhau nữa!
Mùa hè của ba mươi năm trước. Ví von giống trận Đại Hồng Thuỷ trong Kinh Thánh thời Noah, nơi nào lũ tràn qua nó càn quét sạch sẽ cả nền văn hoá ưu việt, thế hệ ưu tú, đời sống bình ổn. Để lại đằng sau nó sự hoang tàn nát vụn của chết chóc đói khát và nhất là giá trị đạo đức lộn nhào. Đánh dấu sự thoái hoá tan rã của một thời hoàng kim, bắt đầu cho thời kỳ hoàn toàn đối ngược
Mọi người nhìn nhau e ngại, không biết kẻ đối diện với mình là người hay quỉ? Lương thiện hay tà tâm?
Những kỳ thi dang dở, những giấc mộng lụi tàn, những cảnh đời tả tơi như bóng ma vất vưởng. Linh hồn không ở đó, chỉ ăn để tồn tại như cái cây cọng cỏ.
Đằng gặp lại Trúc Đào vào lúc không hề chờ đợi nhất.
Là khi Đằng từ cao nguyên cùng anh Khải anh Phúc quay lại xứ biển để tìm cách ra khơi.
Ba Đằng bị bắt làm tù binh, rồi biền biệt mười lăm năm sau mới trở về.
Khải, Phú ở trại ít hơn ba, khoảng gần hai năm.
Thời gian đó má với Đằng vẫn ở lại Đà Lạt, hai anh về tiếp má và Đằng trồng hoa tưới rau cải cho ông bà ngoại. Sáng dậy thật sớm thồ hoa, rau ra chợ bỏ mối. Rồi vườn hoa của ông bà ngoại bị xung vào Hợp Tác Xã nên cả gia đình ăn lương tính theo công điểm trên chính mảnh đất mình thừa hưởng và làm chủ tự bao đời. Tường nhờ học bổng tiếp tục cao học nên kẹt bên Mỹ mất liên lạc luôn.
Trời chưa rựng sáng anh em Đằng có mặt tại bến đò như đã hẹn trước. Họ chia nhau rải rác để đừng bị để ý. Khải ngồi trong quán cóc uống cà phê pha bằng vợt, Phúc đội cái nón sùm sụp dưới chân là đống dụng cụ dao xẻng cuốc để làm ruộng, Đằng ngồi quán hủ tíu bên cạnh vẩn vơ ngó người bán ếch nhái xỏ xâu đặt trên cái xề ngồi chồm hổm mời gọi mọi người mua. Cả ba mặt mày đen nhẻm, áo quần phai màu củ kỷ nhưng gương mặt không giấu được nét thông minh khác hẳn dân đã quen suốt ngày dãi dầu mưa nắng. Tiếng người phụ đò hét lên inh ỏi:
- Ai đi miệt Thứ Bảy, Kinh Làng thì xuống nhanh nghe bà con ơi. Đò sắp chạy rồi, chuyến nầy là chót không đi thì phải chờ sáng mai mới có chuyến khác nghe bà con.
Nghe nói sẽ đi Kinh Làng, Thứ Bảy bất giác Đằng đưa mắt về hướng chiếc đò mà hành khách chín phần mười là phụ nữ vì ai cũng biết địa danh nầy, nơi mà chồng con anh em họ đang ngày đêm lao cải trông ngóng họ đến thăm nuôi. Thoáng thấy bóng cô gái đang sắp bước chân lên cây đòn dầy bắt từ bờ để lên đò có cái gì quen thuộc, như tia chớp quất mạnh làm tâm trí Đằng bừng tỉnh, anh chạy nhanh đến để nhìn cho rõ mặt.
- Trúc Đào, phải Trúc Đào không? Đằng cuống quít
Nghe ai gọi tên, cô gái chính làTrúc Đào giật mình quay lại nhìn. Một thanh niên dong dỏng cao, tóc cắt ngắn da ngâm đen đôi mắt sáng quắc. Ngờ ngợ quen quen...
- Đằng nè, Trúc Đào nhìn không ra sao?
- Trời ơi Đằng! sao tự nhiên có mặt ở đây?Thật không ngờ!
Trúc Đào thảng thốt kêu nho nhỏ, gương mặt thoảng ửng hồng. Cô đoán ra lý do.
- Còn Trúc Đào đi đâu vậy?
Đằng không trả lời mà hỏi lại, vừa đưa mắt nhìn vào bộ quần áo cô mặc:
- Đi thăm nuôi ba ở Kinh Làng. Còn ba Đằng sao rồi? Má Đằng khoẻ không?
Đằng chưa kịp trả lời thì người lơ đò cau có thúc giục:
- Chị gì đó có đi thì lên đò mau để tui còn rút đòn dầy cho đò chạy. Đừng đứng đó nói chuyện mọi người chờ kìa, tới giờ rồi.
Hai người nhìn sâu vào mắt nhau, có trăm điều để nói nhưng không thể thốt thành lời trước đám đông. Trúc Đào chỉ nói nhỏ:
- Thôi Trúc Đào đi. Đằng cẩn thận nha, chúc bình an.
- Đằng sẽ đến nhàTrúc Đào sau nhé, kính lời thăm bác khoẻ.
Con đò từ từ ra xa, Đằng vẫn còn đứng ngó theo lòng nao nao bao cảm xúc lẫn lộn.
Ngồi bó gối trên con đò nhỏ chật như mắm nêm các bà các chị ai cũng mang một hoặc hai giỏ đồ gồm đủ thứ thức ăn thịt cá kho hoặc xấy khô để ăn được lâu, nhúm đường, trà, cà phê, gói kẹo, cây kim cuộn chỉ... - mà để có được nó các người vợ phải đánh đổi bao giọt mồ hôi hòa giọt lệ, hoặc những vật dụng trong gia đình, những món đồ giá trị, kỷ niệm.. lần lượt đội nón mà đi -, tim Trúc Đào cũng đập dồn không kém Đằng, bùi ngùi như lại vừa để vuột thoát cái gì quí giá.
Ba cô đồng cảnh ngộ với ba Đằng, nhưng vì là công chức nên “chỉ được” ở trại phân nửa thời gian của ba Đằng thôi. Anh Long mất tích, chị Anh Đào bị sa thải về nhà phụ má may vá. Anh Kiệt xin vào hãng khiêng vác nước đá mỗi cây khoảng hai lăm ba mươi ký từ hầm đông lạnh chất lên xe hàng, không quen việc nặng và khí lạnh nên chỉ làm được hai ngày là ngã bịnh sốt mê man. Lại đòi chạy xe honda ôm, cả ngày lăn lóc ngoài đường bạn gặp nhìn không ra. Còn cô với Xuân Đào tập làm bánh chuối nướng, luộc khoai lang khoai mì sáng bày trước cổng hy vọng phụ thêm vài đồng. Má khóc mỗi đêm lúc tưởng các con đã ngủ, sáng ra mặt mày phờ phạc. Từng bộ áo dài tôn nét đẹp của má một thời, giờ biến mất dần trong tủ mỗi tháng gần tới đợt đi thăm ba.
Nhà sách của gia đình Kiên phải giao lại, ba mẹ anh trở về quê quán miền Đông. Giấc mộng làm luật sư để cưới Trúc Đào tan theo mây ngàn bay. Kiên đi buôn chuyến đầu tiên thì mất trắng suýt vào nhà giam, đành thử mua vài công đất trồng khoai lang khoai mì dưa rau chờ thời. Khoai cung cấp cho Trúc Đào Xuân Đào nấu bán.
Cô buồn rầu nghĩ sao ông trời oái oăm, cứ mỗi lần gặp Đằng là mỗi lần vội vã gấp gáp. Lần trước là do cả hai đều nhút nhát rụt rè, cố giấu tình cảm chẳng ai chịu mở lời trước vì sợ bị chối từ. Lần nầy thì do chuyến đò phải nhổ neo để kịp giờ vào chỗ hẹn, không có thời gian lẫn sự riêng tư cho cuộc trò chuyện. Có muộn màng không cho một bắt đầu?
Cô nghĩ tới Kiên, mà không xác định được đó là tình yêu hay tình bạn?!
Như một sự hiểu ngầm dù Kiên chưa chính thức nói gì, nhưng gần như mọi người trong gia đình đều mặc nhiên chấp nhận tình yêu Kiên dành cho Trúc Đào. Cô không cãi chính cũng không ưng thuận.
Anh lenvào đời cô bằng những bước chân nhẹ nhàng êm ái không hấp tấp vội vả, không ồn ào sôi động mà bằng sự tinh tế của một người trầm lặng
sâu sắc. Anh đón nhận cuộc sống nghiệt ngã thực tiển, tìm cách chiến thắng nó chứ không để bị đánh gục bởi nó. Bên anh, người ta có cảm giác an toàn, chở che.
Còn Đằng giống như một giấc mơ cổ tích, một mộng tưởng thầm kín,một cơn mưa mây nhưng khuấy động dữ dội những sấm rền. Mỗi lần gặp lại Đằng là mỗi lần lòng cô dậy sóng
Người xin hồn người vuông sân vắng.
Mà bóng ưu phiền vẫn bước qua.
( thơ Th.H )
Cách bốn năm giữa hai lần gặp, cơ hồ Trúc Đào đã sống qua một cảnh đời khác. Lần trước trông cô thanh thoát trong bộ quần áo hợp thời, tóc xoã lửng vai nụ cười toả sáng của một nữ sinhthơ ngây tinh khiết, tương lai tràn đầy hứa hẹn. Lần này Trúc Đào mặc quần đen áo bà ba màu nâu phù sa, đội nón lá quai đen. Chiếc nón chằm thô kệch bằng loại lá xấu dành cho người nông dân đội ra đồng có cái che mưa nắng chứ không mỏng manh đài các như nón bài thơ xứ Huế mà ngày xưa cô thường che nghiêng nghiêng làm dáng đến trường. Cô xách một chiếc giỏ đan bằng lác của các bà mẹ thường dùng đi chợ, đựng lỉnh kỉnh gói lớn gói nhỏ, tóc dài được cột lại gọn gàng. Gương mặt vẫn xinh đẹp như xưa nhưng đượm vẻ u buồn khiến lòng Đằng tê điếng. Anh nói thầm: ngay cả mặc áo rách vá vai em vẫn quí phái không lẫn với ai được Trúc Đào ơi. Lẽ ra anh phải tìm em từ lâu rồi chứ. Tại sao tôi là thằng ngốc vậy trời!
Cảm giác hối tiếc thời gian phí hoài cứ trì nặng trái tim mà Đằng chẳng còn dịp nào để sửa chửa, bù trừ, hay thực hiện lời vừa hứa với Trúc Đào là sẽ liên lạc vì cùng ngày đó anh em Đằng trốn xuống tàu ra đi thành công
Lúc ngồi bó gối dưới hầm tàu đánh cá lênh đênh ngoài biển khơi chẳng biết có tới nơi cần tới không, anh lại tự chưởi rủa mi là tên hứa nhăng hứa cuội, là tên to đầu chết nhát. Sắp ra đi không hẹn ngày về, thân có thể làm mồi cho cá thế mà còn hứa hẹn. Hình dung cảnh Trúc Đào chờ tin ngày qua ngày để rồi buông ra câu kết luận suy cho cùng tên Đằng vẫn cư xử như thằng oắt con mười hai tuổi dạo nào mà càng tự giận thân.
Khi đến đảo bình yên, Đằng viết thư về cho má và dặn bằng mọi cách chuyển cho Trúc Đào một lá thư viết riêng. Nhiều tháng sau má Đằng trả lời là nhờ các anh con cô sáu tìm nhưng gia đình Trúc Đào bị đuổi đi vùng kinh tế mới biệt tăm rồi. Từ đây là bắt đầu cho chuỗi ngày đêm Đằng sống trong sự dày vò ân hận. Cái câu “tại sao mình không đi tìm Trúc Đào sớm hơn” cứ trở đi trở lại hàng trăm, hàng nghìn lần trong đầu cho đến tận nhiều năm sau nầy.
Ở đảo ba anh em nhờ liên lạc được với Tường lúc nầy đã có việc làm ổn định trong ngành khoa học, việc bảo lãnh dể dàng mau lẹ nên bốn anh em sớm đoàn tụ. Anh Tường khuyến khích, nuôicác em tiếp tục học nên kết quả sau mấy năm cả ba đều tốt nghiệp có việc làm ổn định.
Thời gian trôi....
Một năm trước, đầu tháng năm, đảo Victoria thuộc Vancouver, Canada.
Một thiếu phụ tuổi trung niênnhưng dáng dấp trẻ trung thanh lịch đứng
làm dáng dưới giàn hoa tử đằng, hỏi cậu trai độ hai mươi bốn tuổi đang giơ cái iphone chờ chụp ảnh:
- Nhìn tóc mẹ xem có được chưa, cái bụng có to quá kỳ không con trai?
- Đẹp rồi mẹ, bụng mẹ đâu có to mà lo dáng mẹ còn đẹp hơn của con gái nữa à. Giờ mẹ cười tươi lên nhé.
Cậu hướng dẫn mẹ cười, nghiêng về bên phải, xong bên trái, tay vin cành hoa tím để cậu chụp nhiều kiểu
- Đẹp lắm mẹ. Mấy hình nầy mẹ post lên facebook là bảo đãm nhiều ông nhảy vào xin kết bạn mệt nghỉ cho xem.
- Thôi đừng đùa con, mẹ không màng đâu. Hai mẹ con thế nầy là hạnh phúc rồi.
- Giờ con còn ở nhà thì mẹ thấy đủ, nhưng mai nầy con đi làm xa thì mẹ sẽ buồn lắm.
- Không buồn đâu, mẹ sẽ tìm những thú giải trí khác như trồng hoa, thăm các dì cậu, sách vở... Con đừng quên mẹ là con mọt sách mà.
Hai mẹ con tiếp tục vừa đi tìm cảnh để chụp thêm vừa trò chuyện, không để ý người đàn ông mang kính mát đang quan sát họ từ lúc chụp hình cạnh giàn hoa tử đằng.
Người đàn ông nầy dắt theo hai cô con gái sinh đôi độ mười lăm tuổi.
- Daddy ơi, lại chụp hình cho hai đứa con dùm đi. Nhà daddy trồng hoa màu đỏ mà cây nầy hoa trắng đẹp quá.
- Ok, daddy lại đây. Nhưng nhanh lên nhé.
Ý cô con gái nói về cây trúc đào! Người đàn ông có vẻ gấp gáp, muốn chìu con gái chụp hình cho xong để còn chạy theo hai mẹ con người đàn bà.
- Ô daddy chưa xong mà. You đi đâu thế? Hai cô bé tiếng Việt Anh lẫn lộn.
- Chị em tự chụp với nhau, chờ ở đây daddy quay lại ngay
Rồi không đợi trả lời, anh đã bỏ đi một đoạn xa. Ngó dáo dác, kia rồi hai mẹ con người phụ nữ đang đứng cạnh chiếc cầu bắc qua con lạch nhỏ nơi khu vườn Nhật Bản. Cậu con trai tiếp tục chụp hình cho mẹ, anh tiến lại gần:
- Hai người có muốn chụp chung hình không? Tôi sẽ làm dùm cho. Anh hỏi giọng mất bình tĩnh.
Cả hai mẹ con quaynhìn người vừa lên tiếng đề nghị, cậu trai chưa kịp
trả lời thì người phụ nữ thoáng khựng lại, mở to mắt:
- A...có phải... phải..ơ...
- Trúc Đào đúng không? Là Đằng nè.
Vừa nói anh vừa gỡ chiếc kính mát ra khỏi gương mặt rắn rõi, đuôi mắt có nhiều vết chân chim, tóc cắt gọn gàng đen pha lẫn bạc hai bên thái dương.
- Trời ơi Đằng thật sao? Người thiếu phụ kêu thảng thốt.
- Là Đằng thật mà.
- Sao lại có thể thế được? Sao chúng mình có thể gặp lại hôm nay được?
Trúc Đào, thiếu phụ đúng là Trúc Đào, vừa lấy tay chận lên trái tim vừa lập bập những lời tối nghĩa.
- Là bởi vì Thượng Đế đã thấu lời cầu nguyện của Đằng đó.
Cậu con trai hết đưa mắt từ mẹ mình sang người đàn ông như dò hỏi.
- Hai người có quen nhau à?
- Mẹ với bác Đằng là bạn học cũ từ hơn ba mươi năm. Xin giới thiệu với Đằng đây là Dave con của Trúc Đào.
Sau phần giới thiệu, sau niềm vui cho sự hội ngộ bất ngờ mọi người quay lại tìm hai con gái của Đằng, xong kéo nhau vào cafeteria uống nước. Dave đề nghị đưa hai cô con gái sinh đôi đi loanh quanh để không gian riêng tư cho đôi bạn-lớn-mất-dấu- ba- mươi- năm trò chuyện.
Hàng nghìn lần Đằng nhủ thầm trong những ngày buồn chán vô vị những đêm dài mất ngủ là nếu định mệnh còn cho gặp lại Trúc Đào thì anh sẽ trút ra bao nhiêu điều canh cánh trong lòng, sẽ nắm chặt không để vuột cô nữa dù có động đất hay gió bão thế nhưng giây phút đầu chỉ có hai người ngồi đối diện nhau họ lại cảm thấy ngượng nghịu ấp úng như cái thuở 17tuổi. Chỉ đến khi Trúc Đào hỏi mẹ của hai cháu đâu sao có ba cha con đi chơi vậy thì Đằng mới lấy lại phong độ của người đàn ông tự tin, và mỗi người lần lượt kể lại câu chuyện đời gián đoạn từ dạo gặp nhau trên bến đò đi Kinh Làng Miệt Thứ.
Gia đình Trúc Đào bị đuổi đi vùng kinh tế mới nơi đồng khô cỏ cháy nước mặn như muối, đĩa vắt như bánh canh. Hể nơi nào không có tia nắng mặt trời chiếu là hàng đàn muỗi bay vo vo bám từng mảng vào người hút máu. Chịu đựng chừng một tháng thì Kiên lặn lội đi tìm, đề nghị gia đình Trúc Đào về căn nhà lá anh cất trên mấy công đất trồng khoai tá túc tạm. Kiên cưới Trúc Đào.
Một năm sau thời cơ đếnKiên cùng anh Kiệt, Trúc Đào, Xuân Đào vượt biên. Chị Anh Đào ở lại phụ với má nuôi ba và ngóng tin anh Long. Mấy năm sau ba về, anh Long cũng trở về thân tàn dạ. Chị Anh Đào làm vợ anh Long. Rồi mọi người hội tụ bên Mỹ theo diện H.O.
Duy có Trúc Đào cùng Kiên sang Canada vì lúc đó ba mẹ anh đã sang trước bên nầy bảo lãnh. Kiên ngày đi làm hãng thịt bò nuôi vợ con tối ghi danh học tiếp, Trúc Đào cũng xin vào xưởng may làm bán thời gian cho đến lúc Kiên học xong là ngưng vì Kiên không muốn vợ cực khổ. Cuối cùng anh thực hiện được giấc mộng trở thành luật sư, chấm dứt quãng đời gian khó sau cả chục năm vật lộn với tiếng Anh và các kỳ thi luật rối rắm. Tưởng cuộc đời sẽ phẳng lặng như vậy cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt nhưng cơn bệnh ung thư não quái ác đã cướp đi người chồng chung thuỷ của Trúc Đào, người cha gương mẫu của Dave sáu năm trước. Để tránh quạnh hiu cô độc, Trúc Đào xin làm hai mươi giờ mỗi tuần trong nhà sách của bạn Kiên.
- Hồi xưa Trúc Đào mơ trở thành văn sĩ hay ký giả. Mộng không thành giờ làm nhân viên bán sách cũng là một cách tiếp cận với văn chương vậy. Trúc Đào nói.
Phần Đằng sau khi học xong ra có việc làm ổn định cứ mỗi cuối tuần anh thường lân la tiếp xúc với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân người Việt...để dò tìm tin tức Trúc Đào, hy vọng cô cũng sang bên nầy hay ít ra có ai biết tin gì về cô. Ngày lại ngày qua. Rồi do nhu cầu công việc, hãng yêu cầu Đằng qua châu Âu làm vài năm. Mỏi mệt với thời gian anh ngưng tìm kiếm chấp nhận chỗ làm mới. Ở Hòa Lan anh gặp và cưới vợ, một người có dáng dấp nét mặt từa tựa Trúc Đào – cách nay mười sáu năm rồi quay về Mỹ sống. Vợ chồng có hai cô bé sinh đôi xinh xắn. Ba má Đằng sau đó cũng được anh Tường bảo lãnh chứ không đi theo diện H.O, chị Khanh người yêu của anh lấy chồng vì không thể chờ đợi, sau anh cưới vợ người Mỹ là đồng nghiệp trong ngành khoa học, hai người rất hạnh phúc mãi đến giờ. Ước mộng của ba Đằng về già trở về xứ biển đã không thành, mà phải sống đời lưu vong.
- Trúc Đào sang Canada thảo nào Đằng dò la tin tức mà không biết được. Mà Đằng lại không biết tên của ba má và anh chị em của Trúc Đào, Đằng quả thật người vô tâm. Còn mẹ của các con Đằng đâu sao không đi cùng hả? Cô ấy không sống với Đằng từ bốn năm nay rồi. Hai con ở với mẹ và cha dượng, Đằng được gặp con mỗi hai tuần một lần và chia nhau các kỳ nghỉ. Lần nầy tới phiên Đằng, đáng lẽ đưa con đi chơi xa nhưng công việc ở hãng nhiều Đằng phải làm thêm cho xong, ngày nghỉ còn ít quá nên sang đảo Victoria chơi cho gần. Láng giềng với nhau mà chưa có dịp đến, nhờ vậy giờ mới gặp lại Trúc Đào.
Cha con Đằng đã dự tính ở lại Vancouver ba hôm để đi thăm các vùng lân cận nên Trúc Đào ngỏ ý mời đến nhà đãi cơm cho biết nơi mẹ con cô sinh sống.
- Dave nối nghiệp cha, đã ra trường đang tập sự chỗ ngày xưa Kiêncộng tác. Nhưng cháu tình nguyện gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc qua các quốc gia châu Phi châu Á kém phát triển vài năm rồi mới quay về Canada hẳn. Tháng tới đi rồi.
Đằng khen:
- Vợ chồng Trúc Đào khéo nuôi cậu con có lý tưởng cao đẹp quá.
- Đó là tự cháu chứ vợ chồng Trúc Đào đâu quyết định. Giờ con còn ở nhà vui, mai nầy đi xa bỏ Trúc Đào lủi thủi.
- Thì Trúc Đào qua sống với ba má, các anh chị em
- Ba má mất hết rồi, giờ chỉ còn các anh chị em thôi. Canada như quê hương thứ hai của mình rồi, bỏ đi thì thấy quyến luyến.
Đằng định nói chỉ cần Trúc Đào gật đầu sẽ có người sẳn sàng rước cô về Mỹ ngay lập tức nhưng thấy quá sỗ sàng nên ngưng kịp.
Từ đó hai người thường xuyên gọi điện cho nhau. Dịp xuân Washington là mùa hoa anh đào nở, Đằng mượn cớ mời Trúc Đào sang anh đưa đi ngắm. Thuyết phục mãi có thêm Dave đồng minh Trúc Đào mới đồng ý nghỉ ba ngày.
Tiết trời mát mẻ, đôi bạn xưa hòa cùng dòng người tha thẩn dưới những con đường hai bên là hàng ngàn cây vươn cành đan xen nhau chi chít triệu triệu đoá hoa trắng, hồng mơn mởn. Gió xuân dìu dịu thổi cho những cánh mỏng manh rời cành bay lả tả xuống đất xuống mặt hồ, đậu cả trên tóc trên vai du khách khiến lòng mọi người lâng lâng như lạc vào cảnh thần tiên.
Đằng giản dị trong áo sơ mi xanh nhạt quần màu cà phê sữa, mặt rạng rỡ bước đi tự tin. Trúc Đào thanh thoát trongchiếc áo đầm trắng điểm vài đoá hoa thuỷ tiên vàng, tóc xõa lửng vai, gương mặt với làn da trắng hồng mịn màng để tự nhiên không son phấn ngoại trừ môi thoa lớp son bóng màu anh đào. Lúc Đằng chụp mấy kiểu cho cô dưới một rặng hoa cạnh bờ hồ thì có nhóm người Việt Nam đi ngang dừng lại đề nghị giúp chụp hai người chung nhau, họ nói:
- Anh chị đẹp đôi quá mà không chụp chung hình về rửa lớn chưng trong phòng uổng lắm, cảnh đẹp mà người cũng xứng đôi.
Đằng đưa mắt hỏi ý kiến, cô gật nhẹ đầu:
- Ừ, thì chụp có sao nào.
Mãi gần đây Đằng mới dám nói lời yêu, rụt rè như trai mới lớn. Và đề nghị Trúc Đào về sống chung. Cô từ chối. Đằng tiu nghỉu hỏi:
- Tại sao? Trúc Đào không yêu Đằng hả?
- Không phải, Trúc Đào có yêu Đằng chứ.
- Vậy sao Trúc Đào từ chối về sống với Đằng. Chúng mình sẽ cưới nhau chính thức mà, nếu cần sẽ làm lễ thật lớn như phong tục người VN, đi Hawaï hưởng trăng mật, hoặc thuê một căn nhà cất trên ngọn cây sống vài tuần giữa rừng, hay đi Bắc cực Nam cực xem mặt trời mọc giữa đêm hè tùy Trúc Đào lựa chọn
Đằng thử dụ dỗ cô bằng những hình ảnh lãng mạn nên thơ nhưng cô cứ một mực nói là chưa được bây giờ đâu. Đằng năn nỉ:
- Chúng mình để lỡ ba mươi năm rồi mà Trúc Đào, thời gian đâu còn bao nhiêu nữa.
- Đằng nói đúng, chúng mình đã để lỡ ba mươi năm vậy thì thêm vài tháng hay một hai năm nữa cũng đâu có khác gì. Tạm thời chúng mình cứ duy trì tình trạng nầy để xem có phải chúng mình yêu nhau cần nhau thật sự hay là chỉ thoả mãn cái khát vọng chưa đạt tự ngày xưa. Ở xa thì nhớ nhung về nhau mà khi sống chung nhà thì xung khắc. Có thể chúng mình lầm lẫn tình cảm hồi thời trẻ là tình yêu mà thật sựkhông phải thì sao
Biết không thể ép buộc Trúc Đào, Đằng đành hài lòng với việc gọi điện, gởi mail, thăm nhau vào dịp lễ. Lần nầy Đằng rủ Trúc Đào cùng đi vacation qua vài nước châu Âu chơi nửa tháng, được cô bật đèn xanh anh vui mừng hớn hở.
Phải tìm mưu kế để làm siêu lòng cô nàng khó tính mới xong.
Trong hành lý anh có mang theo một hộp vuông vắn mỗi cạnh khoảng 3cm trong chứa chiếc nhẫn bằng bạch kim gắn một hạt đá quí nho nhỏ, sắc trắng lóng lánh nhưng giản đơn. Dự tính khi đến Venice xứ Ý được mệnh danh thành phố của tình yêu, anh sẽ đưa cô đến trước sân Đại Giáo Đường St- Marc và làm liều quỳ một gối xuống trước mặt người đẹp đưa chiếc hộp nhung đen ra cầu hôn như trong phim hoặc truyện tình ướt át để xem nàng trả lời sao. Chỉ nghĩ thôi mà mặt Đằng đã thấy nóng bừng vì cái cảnh cải lương mà anh sắp đóng vai trước sự chứng kiến của bàng quan thiên hạ đến từ khắp nơi trên thế giới rồi đây. Amà có thể thành công lắm chứ vì theo anh biết thì người châu Âu rất lãng mạn tình tứ, họ sẽ vổ tay hoan hô biểu đồng tình với anh và trong bối cảnh nửa thực nửa mơ như vậy chả lẽ cô nở nhẫn tâm từ chối. Chắc chắn mấy nữ du khách Nhật sẽ xúc động mà khóc cho xem. À ha! Thử liều một phen mới được.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tơ Lòng Còn Vương
Thanh Hà Switzerland
Tơ Lòng Còn Vương - Thanh Hà Switzerland
https://isach.info/story.php?story=to_long_con_vuong__thanh_ha_switzerland