Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tình Nhân
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Truyện Thứ Năm: Chu Trình Kín
H
ọ rời bến ở Halifax ngay sau 3 giờ sáng. Sau sáu giờ mười lăm phút đỗ lại. Anh đã không gặp may. Họ bốc thăm, chọn số trên mũ viên sĩ quan Hai xem ai được lên bờ. Anh thua. Phải có một ai đó bị thua. Khác hẳn với đám thuyền viên của tàu đánh cá, chỉ có Bosman[1] và người tập sự, là người ít quan trọng đến mức mũ cũng không có số là ở lại. Lần thứ hai anh thua. Đã chín tháng bốn ngày rồi, anh không hề đặt chân lên đất liền. Bosman cũng không tham gia bốc thăm. Đơn giản là bác đi đến chỗ sĩ quan Hai, không nói không rằng, tháo số ở mũ của mình ra và đi xuống cabin dưới boong. Vì Bosman không thích thua.
Họ lấy dầu đốt, nước, đá và thực phẩm. Đổi cái động cơ tàu bị hỏng. Tại văn phòng cảng, bác sĩ bổ sung số moócphin dự trữ đã dùng hết trong sáu tháng cuối, aspirin và iốt. Moócphin, aspirin,iốt. Bác sĩ của cảng Canada chỉ gật đầu. Người đại diện chủ tàu Ba Lan, vẫn còn đang ngái ngủ, đến ngay sau nửa đêm cùng với đại diện của Lloyd, hãng bảo hiểm cho tàu, để chính thức nhận từ vị bác sĩ cái chân trái của Jacek bị tời thu lưới nghiến đứt. Bác sĩ chờ ở cầu tàu, và khi người của Lloyd đến,ông ta bảo Bosman và người tập sự đến kho lạnh. Chàng thanh niên trong bộ đồ hoa tiêu đen đặc trưng chạy xuống cầu thang, mấy phút sau cậu ta lên với một cái chi ướp lạnh phủ đá vắt trên vai.Trong chiếc ủng thủng màu đen thảm hại có mấy chữ JBL viết ngoằn ngoèo bằng bút dạ bạc phản chiếu ánh sáng từ chiếc giường, trong cái ống quần màu tím than nhạt đẫm máu.Phía trên, ở gần chỗ mà chân Jacek bị cáp kim loại của tời nghiến đứt, Bosman buộc túm cái ống quần bằng dây thép để đóng cơ thể anh lại, như thể đóng túi xách cho cà phê bên trong khỏi bay hơi. Người của bảo hiểm đẩy cái chân ướp lạnh vào cái túi nylon dài, ký vào tờ giấy bác sĩ đưa cho và đi xuống. Đại diện của chủ tàu Ba Lan đi theo ông ta.Đi trên bờ bê tông dọc theo con tàu, họ ở độ cao của cầu tàu chỉ huy, chỗ anh đang đứng và quan sát toàn bộ sự việc.Người của bảo hiểm dừng lại, đưa cái túi nylon cho người thứ hai, rút thuốc lá ra châm. Lúc ấy người kia nói gì đó và cả hai cùng phá lên cười.Từ cầu tàu anh nhìn thấy tất cả và cảm thấy buồn nôn.
Anh nhớ chính xác chuyện đó đã xảy ra như thế nào. Đó là ba tuần trước đây. Vào chủ nhật. Ngay trước nửa đêm. Từ sáng sớm đã có gió tây bắc,nhưng không đủ mạnh để hoãn buổi đánh cá và được nghỉ chủ nhật. Lần thứ tư trong ngày họ thu lưới. Hệ thống phanh của tời thu lưới bỗng không hoạt động.Người phụ trách ca ba, đang vận hành tời kêu lên gì đó, nhưng bị tiếng gió át đi. Chắc họ móc phải cái gì đó dưới đáy biển.Jacek đứng ở gần nhất. Do không để ý, cậu ta lại đứng dạng chân trên cáp kim loại nối từ lưới qua neo đến đường dẫn và đến tời.Khi lưới tời kéo cái vật cản hay đơn giản là cái lưới bị rách toạc, áp lực của cáp bị tụt xuống đột ngột, độ chịu đựng của tời không còn.Phanh bất ngờ chuyển động khi cái chân bị nghiến rời của Jacek rơi xuống mạn trái tàu giống như lá gan của con cá tuyết bị cắt ra.Anh còn nhớ Bosman đã lao về hướng tời và kéo Jacek ra ngay trước khi cậu ta bị quấn vào trống. Đến tận lúc ấy tời mới dừng lại.Anh không bao giờ quên được tiếng kêu thất thanh điên dại của Bosman:
- Mẹ kiếp, Jacek! Cậu làm gì thế?! Jacus[2], cậu sao thế, cậu vô ý quá… Mẹ kiếp, Jacus, cậu vô ý quá Jacus!!!
Từ cái ống quần đã sờn của Jacek, máu trào ra từng đợt, rỏ vào chiếc tạp dề bằng cao su dính đầy vây cá của Bosman. Bosman nâng Jacek trên tay,đi giật lùi về phía cầu thang dẫn xuống phòng ăn trên boong. Jacek cố bám lấy cổ ông như một đứa trẻ tập xe bị ngã sứt đầu gối đang được bế. Có một lúc Bosman không giữ nổi Jacek nên đã đi đến đuôi tàu và tựa lưng vào đó.
- Jacus, mọi cái rồi sẽ tốt thôi. Rồi cậu sẽ thấy, mẹ kiếp, Jacus, mọi cái rồi sẽ tốt – ông nhìn vào mặt Jacek và nói. – Jacek, đừng nhắm mắt, tớ van cậu đấy. Jacus, đừng làm tớ sợ, đừng có biến mất!
Bác ngẩng đầu, nhìn người phụ trách ca ba vẫn đang đứng chết lặng vì kinh hoàng cạnh cái đòn bẩy của tời và hét lên:
- Còn đứng đực người ra đấy à, hãy nhấc cái đít của cậu ra và gọi bác sĩ đến đây mau!!!
Người trưởng ca cúi người, luồn qua phía dưới những cái đòn bẩy bỏ không và vội vàng lên mũi tàu, nơi có cabin y tế. Bosman chạm môi hôn nhẹ lên trán Jacek. Chỗ chân tóc. Ông lướt môi lên trán Jacek, và thỉnh thoảng chụt mạnh một cái và nhắm mắt lại.
Bosman hôn Jacek! Bosman, người mà chỉ mới đây không thể cùng họ chia bánh thánh trong Lễ Giáng sinh, còn xấu hổ vì xúc động, và im lặng vì không biết phải đáp lại những lời chúc như thế nào và không biết phải làm gì với hai tay
khi họ ôm hôn và chúc bác nhân ngày lễ. Bosman, người mà chẳng ai biết tí gì về bác ta ngoài chữ “Maria” xăm trên vai phải, rằng bác đã ngồi tù mấy năm ở Ilawa và rằng bác sinh ở Kartuzy. Trên tàu chỉ có một người gọi bác bằng tên. Số còn lại bao giờ cũng gọi đơn giản là “Bos”. Người gọi bác bằng tên là thuyền trưởng, cho dù bác luôn gọi ông ta là “Ông thuyền trưởng”.
Bosman là một phần của con tàu này giống như cái mỏ neo hay cái tời thu lưới không may mắn kia. Bác luôn luôn ở đây. Có vai trò cũng như cái mỏ neo. Người ta biết là nó ở phía dưới mạn phần mũi tàu và người ta. biết là nó ở phía dưới mạn phần mũi tàu và người ta chỉ nghĩ đến nó khi cần thiết. Về Bosman thì người ta còn nghĩ đến ít hơn. Bác còn cô đơn hơn cả cái mỏ neo và dường như đôi khi nó còn chứa trong mình nhiều cảm xúc hơn bác. Và do đó mà giờ đây, khi bác hôn trán Jacek với một tình cảm như thế, tất cả đều nhìn bác như nhìn một cái gì đó làm họ ngạc nhiên, bối rối và lúng túng. Giống như thể cái mỏ neo bỗng nhiên có miệng. Chính anh cũng ngạc nhiên.
- Jacus, mẹ kiếp, đừng làm thế. Đừng biến mất – Bosman nhìn vào mặt Jacek và gào lên.
- Chỉ có một lần bác ngước mắt và nhìn tất cả mọi người đang tụ tập bên cạnh, và nói bằng một giọng rất điềm tĩnh, gần như nói thầm:
- Nếu một lát nữa mà bác sĩ không đến đây thì tôi sẽ thả lão ấy qua cái tời này. Tôi sẽ nghiền con chó ấy thành bột rồi thả xuống biển cho cá đớp.
- Hắn đâu rồi? Đúng lúc ấy thì bác sĩ xuất hiện, ngay sau anh ta là thuyền trưởng đi chân đất, mặc quần đông xuân trắng và cái áo may ô xỉn thủng lỗ chỗ phồng lên ở vùng bụng.. Bác sĩ cầm ống tiêm trong tay. Không nói không rằng, ông ta nhấc phần còn lại của cái chân, ngay ở chỗ bị cáp nghiến đứt, và chọc kim. Bosman dùng hết sức để ghì Jacek vào người mình. Giống như người ta ghì đứa trẻ khi nó bị tiêm. Cho đỡ đau. Một lúc sau cán được mang đến và Bosman nhẹ nhàng đặt Jacek lên tấm ải bạt xám. Jacek không muốn rời khỏi vòng tay bác.
- Jacus, buông ra nào. Jacus, phải rửa iốt cho cậu. Jacus, thực sự là phải rửa cho cậu. Jacus, buông ra đi, mẹ kiếp. Phải rửa cho cậu – Bosman cứ nhắc đi nhắc lại.
- Bos… - Jacek bỗng tỉnh lại – cô ấy đã bỏ cháu. Bây giờ thì chắc rồi.
- Thuyền trưởng đứng sau Bosman, gỡ hai cánh tay Jacek đang bám chặt lấy cổ Bosman; hai người nhẹ nhàng đặt Jacek lên cáng. Jacek nhìn vào mắt Bosman và nhắc lại gần như khóc:
- Bos, cô ấy bỏ cháu… Bác sĩ đi nhanh về phía phòng ăn, phải khó khăn lắm mới giữ được thăng bằng trên sàn tàu vừa được rửa bằng nước đá. Ngay cạnh phòng ăn, trong căn phòng lạnh ẩm thấp được sửa lại từ một cái kho nhỏ chứa thực phẩm, là cabin y tế thô sơ. Người phụ trách ca ba và thuyền trưởng khiêng cáng đi theo.
- Bosman ngồi trên boong, tựa lưng vào mạn tàu. Hai tay ôm đầu, im lặng. Mọi người từ từ giải tán, để bác lại một mình. Cần phải kéo lưới lên boong.
- Anh nhớ là một lúc sau thì Bosman đứng dậy, mở cái tủ kim loại treo cạnh cửa kho có đèn báo, lôi ra một cuộn dây màu nâu và dùng kéo cắt bỏ vỏ nhựa của một sợi dây gỉ. Bác đi về phía đuôi tàu, nơi có cái chân bị cắt rời ra của Jacek, nhấc lên, buộc túm cái ống quần bằng. vải chéo lại, giống như quấn cái túi nylon đựng đồ lỏng bằng một dải giấy bằng bìa cáctông hoặc nhựa để đồ bên trong không bị hỏng hoặc không bị đổ. Khi cái ống quần bị xoắn lại, máu bị vắt ra chảy sang tay bác. Xong xuôi, bác lau tay bằng tạp dề và đưa cái chân của Jacek ra trước mặt, đi về kho lạnh.
- Jacek luôn yêu những phụ nữ chẳng ra gì.
- Chính thế. Chẳng ra gì. Và nhẫn tâm. Nhưng người cuối cùng, người “chắc chắn sẽ bỏ” cậu ta sau khi cậu ta bị tời nghiến mất chân, là người tồi tệ nhất. Ai cũng biết điều đó. Kể cả người tập sự. Chỉ có Jacek là không. Cô ta coi Jacek như bệnh sởi hay đậu mùa, còn cậu thì tặng cho cô ta những bông hồng vì điều đó.
- Cậu ta gặp cô trong chuyến tàu từ Gdynia đi Swinoujscie. Cậu về thăm mẹ ở Malbork và quay về qua Gdynia để tối hôm sau điểm danh trên một con tàu chuẩn bị ra khơi.
- Khi không có ai để nhớ trong sáu tháng đi biển, Jacek trở nên nóng nảy kinh khủng. Cậu vẫn luôn như vậy. Sau cái lần bị người phụ nữ cuối cùng bỏ đi mà không để lại địa chỉ cũng như một xu nào trong tài khoản chung, Jacek chỉ chịu được cảnh không có “người đàn bà của mình” trên đất liền qua hai chuyến đi. Trong chuyến đầu, một tối nào đó cậu gọi điện về cho mẹ trong trạng thái say rượu, nhờ bà bằng mọi giá tìm hộ người phụ nữ đã vét rỗng tài khoản của cậu, và nói với cô ta “rằng cậu hiểu điều đó, rằng nói cho cùng thì đó cũng chỉ là tiền và rằng cậu tha thứ cho cô ta”. Bởi trên tàu, sau sáu tháng và nỗi nhớ, mà với một số người nó như căn bệnh scobút[3] làm người ta rụng răng, có thể quên thậm chí cả sự phản bội lớn nhất sau một cơn xúc động đột ngột. Rất may là mẹ của Jacek đã yêu con trai một cách lý trí, đủ để bà nói dối rằng mặc dù rất cố gắng nhưng bà không thể tìm thấy cô gái đó, bởi “chắc chắn cô ta đang ở trong một nhà tù nào đó rồi”.
- Trong chuyến đi thứ hai “không có ai trên bờ”, Jacek chỉ uống. Chỉ cần không phải làm việc là uống.
- Lần ấy trong chuyến tàu từ Gdynia, cô ta ngồi đối diện với cậu và nhìn trộm cậu. Xanh xao, buồn, lặng lẽ, với những nét phiền muộn trên gương mặt; có vẻ như cô ta đang cần được giúp đỡ. Cô ta đúng là người phụ nữ Jacek tìm kiếm. Vì cậu cho rằng những người phụ nữ đang phiền muộn thì gắn bó với con người nhanh hơn, mạnh hơn và bền hơn. Cũng như mẹ cậu, đã bị ông bố dượng say xỉn dùng dây bàn là quật cho tới khi người bà hằn lên đủ các màu sắc, còn bà thì mặc dù vậy vẫn cứ tồn tại bên cạnh ông ta và đi khắp các quán nhậu để tìm mỗi khi ông ta không về nhà vào ban đêm.
- Trước khi đến Swinoujscie, cậu đã kể cho cô ta nghe tất cả về mình, về sự cô đơn cực kỳ của mình. Họ bắt chung một taxi ở ga. Cậu dừng lại hình như chỉ để giúp cô ta mang vali lên tầng. Một lát sau cậu chạy xuống và nói với người lái xe là cậu không đi tiếp nữa. Cậu ở lại qua đêm. Tối hôm đó cậu vẫn chưa thấy băn khoăn gì về việc trong nhà tắm có treo một cái áo tắm đàn ông và bộ đồ cạo râu để trên giá phía trên máy giặt. Lần đầu tiên cậu chăn gối với một người phụ nữ chỉ vừa mới quen trên tàu mấy tiếng trước đây, và lần đầu tiên với một người đang có kinh. Đêm hôm ấy, sau hai chuyến đi không mong nhớ và ngay trước chuyến đi thứ ba, cậu đã nhầm lẫn sự đòi hỏi được thỏa mãn với tình yêu được toại nguyện. Sáng ra cô ta đánh thức cậu bằng một nụ hôn và vuốt ve tóc cậu tình cảm một cách khác thường đến mấy phút. Sau đó cô ta lôi cậu đến phòng tắm ở đầu kia hành lang. Với khăn tắm trong tay, trần truồng, họ lẻn qua hành lang trên cầu thang. Khóa trái cửa phòng tắm và cả hai cùng đứng dưới vòi hoa sen, ở đó cô ta đã làm với cậu những điều mà cậu mới chỉ được xem trong băng video mà thỉnh thoảng tay thợ điện chiếu trong cabin của hắn ở trên tàu. Và sau đó cô ta tặng cậu một tấm ảnh của mình và một tập thơ. Lúc chia tay, cô ta hôn tay cậu và thầm thì rằng cô sẽ đợi.
- Nhưng điều làm cậu xúc động nhất, là cô ta là sinh viên. Bởi Jacek có một ước mơ không thành là sẽ có một khi nào đó cậu tốt nghiệp đại học và sẽ thông minh như người anh của cha cậu, người được sinh viên gọi là “ông tiến sĩ”. Ngoài ra cậu còn chắc chắn là khi một nữ sinh viên đã quỳ trước mình dưới vòi hoa sen và làm những gì cậu mới chỉ thấy trong phim video ở cabin của tay thợ điện thì… thì phải là một tình yêu đích thực. Và đó là một ân sủng cực kỳ dành cho cậu. Một người đánh cá chất phác. Rằng nữ sinh viên và rằng đã quỳ trước chính cậu dưới vòi hoa sen. Cậu cầm bức ảnh của cô ta để trong phong bì, tập thơ và ngay trong taxi cậu đã cảm thấy rằng mình đã có lại niềm mong nhớ và từ giờ trở đi cậu có thể yên tâm đi biển và bắt tất cả cá trên thế giới này. Cuối cùng thì cậu ta đã có “người đàn bà của mình” trên đất liền. Cho cả sáu tháng nhớ mong.
- Mọi chuyện vẫn tốt cho đến nửa đêm, khi cậu đăng ký cuộc đàm thoại với người trực tổng đài. Mới khoảng mấy tiếng sau khi rời cảng. Cô ta không có nhà. Đã một giờ đêm. Cậu quay về cabin, lấy giấy dày để bọc cuốn sách cho khỏi bị bẩn và bắt đầu học thuộc những bài thơ. Sau ba tuần thì cậu đã thuộc hết. Và nhớ. Giống như một người đánh cá phải nhớ về người đàn bà của mình. Với việc xé tờ lịch mỗi tối một cách trang trọng khi một ngày nữa qua đi, với việc sờ vào bức ảnh được gắn bằng ghim lên tường phía trên giường trong cabin và với những tưởng tượng về cô ta khi đèn trong cabin tắt đi hoặc khi tắt đèn ngủ trên giường. Cậu luôn tưởng tượng về cái vòi hoa sen vào buổi sáng hôm ấy và về máu của cô ta trên người mình, khi họ yêu nhau vào tối đầu tiên khi cô ta đang có kinh. Không phải về tóc cô ta, không phải về ngực cô ta, không phải miệng cô ta và thậm chí cả bụng dưới của cô ta cũng không. Cậu tưởng tượng về máu của cô ta. Cậu tưởng như việc cho phép cậu tham dự vào một sự kiện như vậy, mà lại theo cái cách như vậy, là sự vứt bỏ hoàn toàn mọi ranh giới. Một sự riêng tư vô hạn, không có kết thúc, dứt khoát như vậy. Chưa bao giờ cậu nghĩ rằng đó có thể chỉ đơn giản là một sự tình cờ và rằng, một cái gì đó như vậy lại được thỏa thuận trước giữa người đàn ông và người đàn bà, và rằng có lẽ nó ít cái chung với sự riêng tư, mà có lẽ đúng hơn là với sự vệ sinh. Nhưng sau đêm hôm đó, Jacek ra đi bằng taxi với cuốn sách đầy thơ và với ước mơ về “người đàn bà của mình” trên bờ cho sáu tháng cô đơn tiếp theo. Và đối với cậu, máu ấy của cô ta trên người mình đã trở thành một biểu tượng. Lúc đầu là sự sung sướng không thể tả được, và ngay sau đó là máu không phải một thứ máu vớ vẩn nào đó, ví dụ như do đứt tay chẳng hạn. Sự kết hợp này là một cái gì đó hoàn toàn mới đối với Jacek. Nó có một cái gì đó của sự hiến dâng vừa tội lỗi vừa thánh thiện. Ngoài ra nó còn là một đề tài là lạ để mơ ước.
- Khi nhớ lại những gì Jacek đã kể về cái thứ máu ấy, anh nghĩ rằng nếu vào thời kỳ đó có thể phái Freud hay Jun đi biển cùng với những người đánh cá trong một chuyến đi chín tháng đến vùng New Fundland hoặc Đảo Cừu, thì lúc trở về họ sẽ viết ra những học thuyết hoàn toàn khác. Họ nấp sau những khối đá và chờ cho đến khi những cơn gió đã dồn họ cũng như tất cả những tàu khác từ ngư trường về đó, lặng đi. Đã ba ngày họ uống và không biết phải làm gì với quãng thời gian không có cá và không còn được đánh dấu nhịp sống bằng việc thả và kéo lưới bỗng đột ngột mất đi dòng chảy của mình một cách đau đớn đến vậy. Vào tháng thứ tư của chuyến đi, thì ngủ và etanol là có tác dụng tốt nhất đối với tất cả. Cần phải uống say rồi đi ngủ hoặc ngủ ngay ở chỗ vừa mới uống say.
- Khi đó Jacek đã thuộc hết những bài thơ trong cuốn sách của cô ta. Cậu đã nếm trải biết bao thất vọng khi gọi điện cho cô ta mà không gặp hoặc gặp nhưng không nhận được từ cô ta một chút tình cảm nào. Vào một ngày nào đó, nỗi thất vọng đã vượt quá giới hạn, Jacek cầm chai rượu trong tay, đi đến chỗ anh và kể lại tất cả từ đầu đến cuối. Cả về cái thứ máu ấy. Anh nhớ là khi ấy anh đã nói với Jacek:
“Jacek này, việc mà người phụ nữ có kinh mà vẫn để cậu cho vào hoàn toàn không có nghĩa là cô ta được sinh ra cho cậu và phải nghĩ đến việc cưới cô ta. Hãy chờ cho đến khi chúng ta quay về. Cậu hãy chắc rằng cô ta vẫn đợi”.
Hai tháng sau thì Jacek chắc chắn rằng quả thật cô ta đã đợi. Cô ta đi taxi đến cầu tàu để đợi cậu. Hóa ra là cô ta đã không sống ở căn hộ có phòng tắm phải đi qua hành lang ấy nữa, bởi vì “chủ nhà đã đuổi cô ta vì tội đi thư viện về quá muộn”. Jacek tin và đã thuê cho cô ta một căn hộ mới, và trả tiền trước cho nửa năm.
Trong thời gian ở trên bờ, họ sống cùng nhau. Hầu như tối nào họ cũng đi đâu đó. Nếu cậu không nấu và không chờ cô ta, thì có lẽ chẳng bao giờ họ cùng ăn trưa. Vào ban ngày hầu như cô ta không có nhà; cô ta giải thích rằng cô có giờ ở trường. Thậm chí cả thứ bảy. Cậu hoàn toàn không cảm thấy là mình có “người đàn bà của mình”. Chỉ có sex là họ vẫn có theo cái kiểu không bình thường như cái đêm đầu tiên. Một lần cậu bảo cô ta cùng vào phòng tắm. Khi đã vào phòng ngủ và nằm trên giường, cậu vừa hút thuốc vừa kể cho cô ta nghe về những tưởng tượng của mình về máu. Thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng nhất mà cậu có thể. Cô ta bật cười điên dại và trả lời:
- Nghe này, ông ngư dân! Ông đúng là một anh chàng mất nết tầm thường.
- Lần đầu tiên cậu thấy bị cô ta xúc phạm. Sau hai tuần thì cô ta đi trại sinh viên. Cậu ở lại một mình. Đã có những ngày cô ta thậm chí không gọi điện cho cậu.
- Cậu bắt đầu nhớ con tàu. Hàng tối cậu ngồi trước màn hình trong căn phòng trống trải, nghe những người mà mình không hề biết và những câu chuyện chẳng liên quan gì đến mình, bởi chúng chỉ dành cho những người ở trên bờ, uống rượu và nghĩ về chuyện mà có lần Bosman đầu tiên của cậu đã kể cho cậu nghe khi họ trực ca đêm. Đó là tàu của trường, họ đánh cá dọc biển Chile. Bosman nói rằng người đánh cá luôn nhớ. Không ngưng nghỉ. Nhớ trong một chu trình kín. Ông gọi vậy. Ở trên tàu thì nhớ nhà, nhớ người yêu hay con cái, lên bờ lại nhớ tàu, mà với một người đánh cá đích thực thì đó “là nơi duy nhất mà ở đó anh ta thấy mình còn có một ý nghĩa nào đấy”.
- Bosman đó mất đã lâu rồi, nhưng Jacek vẫn hay nhớ mình lắng nghe ông như thế nào những khi ông đứng quay lưng về phía cái máy đo siêu âm hắt ánh sáng xanh nâu lên khuôn mặt gầy guộc đầy nếp nhăn của ông.
- Vì con thấy đấy, con trai ạ - ông nói dịu dàng – sau hàng tháng trời, người ta trở về nhà và trong vòng một tuần, ngày nào cũng như Giáng sinh. Chỉ không có cây Noel và thánh ca. Rất trang trọng, ai cũng tốt với anh, mọi người đều muốn tạo cho anh một niềm vui nào đó và coi anh như một tặng phẩm mà họ tìm thấy dưới cây Noel. Nhưng sau đó Giáng sinh kết thúc và mấy ngày lễ qua đi, những ngày thường lại đến. Với họ đó là bình thường. Nhưng với anh thì không. Anh có những món nợ cực lớn từ cái gọi là cuộc sống bình thường, vậy là anh bắt đầu làm bù một cách tham lam, vội vã. Chẳng ai yêu cầu, nhưng anh vẫn kiểm tra bài vở của lũ trẻ, anh lôi sách vở của chúng từ cặp ra mà không hỏi một lời, anh đến trường gặp cô giáo cho dù chẳng có ai ở đó muốn nhìn thấy anh, nói chuyện với anh lại càng không, và anh nhất thiết muốn đá bóng dưới sân với cậu con trai cho dù có đang là cuối tháng Giêng đi nữa. Ngoài ra anh còn muốn tối nào cũng cùng vợ đi phố hoặc lên giường. Anh không thể hiểu, rằng cô ấy đang bị đau bụng vì đang bẩn mình, rằng cô ấy mệt mỏi sau một ngày làm việc, rằng cô ấy đang trong đợt ăn kiêng, đã quen với cốc trà xanh với chanh và yaourt không béo thay vì một bữa tối thịnh soạn, phim truyền hình nhiều tập và một giấc ngủ yên tĩnh không có tiếng ngáy trên chiếc giường rộng rãi với cửa sổ mở rộng trong phòng ngủ có cái tủ mà ở đó không có bất cứ một ngăn nào để anh có thể cất pizama và quần áo của mình.
Họ mở anh ra, con trai ạ, như mở một gói quà dưới cây Noel, vui được chốc lát rồi cất anh vào một góc nào đó bởi họ còn có những việc quan trọng hơn phải lo. Họ yêu anh, nhưng là anh của những ngày đi vắng. Cái người thỉnh thoảng gọi điện về, về nhà với những món quà, gửi những bưu ảnh sặc sỡ từ Macao gần Hongkong và có mặt trong cuộc sống của họ như một cuộc đến thăm ngắn ngày. Khi cuộc thăm viếng kéo dài, anh bắt đầu đơn giản là làm phiền họ. Nhưng bởi vì anh, con trai ơi, anh không phải là vị khách bình thường để người ta có thể vì tiện lợi hay tính toán mà quên đi được, và anh ở lại quá lâu, anh lại là bố, là chồng hoặc là người yêu nên họ rất khó nói thẳng điều đó với anh. Song anh nhìn thấy điều đó và cũng như họ kín đáo chờ ngày anh ra khơi, anh cũng kín đáo chờ ngày trở lại con tàu. Và anh nhớ. Lần này thì nhớ cabin của anh, nhớ người cấp dưỡng đã làm cháy món trứng chưng trong ngày thứ hai mươi mốt của chuyến đi, khi theo thống kê thì buổi nhiều người lên mạn tàu nhất, vì căng thẳng và tò mò, xem tời sẽ kéo được gì từ biển lên và cũng vì niềm vui được xé lịch vào mỗi tối. Và khi anh nghĩ về cái tờ lịch ấy khi anh đã ở đó, trong ngôi nhà của mình, lúc vẫn còn được ở trên bờ hoặc nằm trên giường bên cạnh người đàn bà đang ngủ thì anh khép lại chu trình vào thời điểm đó.
- Nhưng cậu vẫn còn trẻ, con trai ạ. Cậu hoàn toàn không bắt buộc phải đánh cá. Cậu có thể ra khỏi cái chu trình ấy, chưa phải là quá muộn.
- Song Jacek không từ bỏ chu trình ấy. Cũng giống như ông thôi. Bởi bất cứ ai sớm muộn gì thì cũng gặp được một Bosman giỏi về lý thuyết chu trình kín. Nhưng dẫu vậy, phải nhiều năm sau cậu mới tin vào nó. Nhưng khi đó thường là đã quá muộn để dừng chu trình đó lại.
- Jacek luôn yêu những phụ nữ chẳng ra gì.
- Người tập sự phải bỏ một chuyến đi vì gãy chân. Anh ta phải chờ trên bờ và bao giờ cái chân ấy phục hồi, anh ta sẽ đi trên các tàu hoa tiêu dẫn tàu vào cảng. sau đó sẽ quay lại tàu và được biên chế có thể có thể không còn là một người tập sự, mà như một thợ đánh cá trẻ. Anh ta gặp cô người yêu của Jacek vào một tối nào đó, khi đã say họ gọi điện đến một trung tâm môi giới tìm bạn ở Swinoujscie. Có hai cô gái đi taxi đến. Anh ta nhớ khuôn mặt cô ta từ bức ảnh được đính trên tường ở chỗ giường của Jacek. Anh ta nhớ cả những bài thơ mà thỉnh thoảng Jacek vẫn đọc, khi đã say. Và anh ta nhớ là thỉnh thoảng Jacek vẫn đọc, khi đã say. Và anh ta nhớ là thỉnh thoảng Jacek còn khóc nữa. Bởi trên tàu đánh cá, người tập sự ít quan trọng tới mức không chỉ không có số chờ lên bờ mà những người đánh cá lâu năm hơn còn có thể khóc trước mặt anh ta.
Anh ta nói dối là không được khỏe. Cả hai cô gái đều lên giường của anh bạn. Anh ta uống nốt ly rượu của mình và để lại phần tiền phải thanh toán rồi đi ra.
- Bos, cô ấy bỏ cháu… Bos!!!
- Họ ra khơi từ Halifax ngay sau ba giờ sáng. Sau sáu giờ mười lăm phút dừng lại.
- Anh thức dậy vào khoảng tám giờ. Kể từ lúc trực thăng của trạm trực ven biển Canada đưa Jacek đến bệnh viện ở Halifax sau vụ tai nạn thì chỉ còn lại mình anh trong cabin. Anh dậy, lấy chăn của mình, chăn trên giường Jacek, xỏ đôi tất ấm màu xanh tím than của Alicja đan cho, đút bao thuốc lá vào túi và đi ra mũi tàu. Đã rõ, họ không đến ngư trường và không thả lưới trước buổi chiều.
- Anh ngồi trên boong, sau cái máy thả neo cho đỡ gió. Ở chỗ này thì mọi người trên cầu tàu không thể nhìn thấy anh. Anh nhìn đường chân trời. Toàn bộ một màu xám. Anh châm thuốc. Biển đen bàng bạc, ánh lên màu kim loại xỉn, như thủy ngân. Một bóng mây khổng lồ lơ lửng bên trên. Tối và u ám. Tất cả các sắc thái của sự u ám. Gió như xui người ta tự vẫn. Chỉ có cái động cơ là quấy rầy. Vẫn có những khoảnh khắc như vậy, thường là sau một cơn bão và ở vùng Atlantic, khi sóng lặng. Vào buổi chiều. Bóng mây che khuất mặt trời. Màu xám của nước chuyển thành màu xám của không khí lúc nào không rõ. Nếu nghiêng người xuống mạn tàu, thả tay khỏi lan can, cho người rơi và chìm xuống làn sóng im lìm và không nghe thấy tiếng động cơ, thì có thể có cảm giác không trọng lượng trong cái màu xám ấy. Như thể thời gian ngưng lại và không gian không có điểm gốc. Nhiều người đã đến với cái trống rỗng ấy qua mạn tàu và chìm trong màu xám ấy. Họ đặc biệt sẵn lòng làm việc đó khi nỗi đau của cuộc đời giết chết niềm vui của cuộc đời. Dường như ngẫu nhiên, bởi đó là thất bại của người đánh cá, ra đi như vậy, cúi xuống hơi quá một chút và rơi vào cái màu xám ấy để lại đám nước bắn tung tóe. Vĩnh biệt. Con người chưa biết gọi sự kỳ lạ ấy và cả trạng thái tinh thần ấy của con người khi sau làn sóng im lìm kia là một màu xám, là gì. Kể cả trong môn tâm lý học cũng như bên bàn rượu trong các cabin trên tàu. Mãi sau đó, vào buổi tối, lúc ăn tối trong phòng ăn mọi người mới nhận ra là thiếu mất một ai đó. Họ thậm chí không biết phải tìm ở đâu. Do đó không để tâm đặc biệt mà chỉ ghi vào nhật ký tàu, rằng “số nhân viên bị giảm” và gửi fax cho chủ tàu đề nghị thông báo cho gia đình.
Thỉnh thoảng anh cũng nghĩ đến chuyện tự vẫn. Nhưng anh không bao giờ chỉ đơn giản nhảy qua mạn tàu. Có thể gần Kapsztad, Mauretania hay đảo Canada. Nhưng không phải ở đây. Ở Funlandia này. Ở đây nước mặn hơn và nhiệt độ thường dưới không, mà anh thì đơn giản là không chịu được lạnh. Alicja thức giấc vào ban đêm và đắp lại chăn cho anh, để anh không bị lạnh. Thỉnh thoảng anh tỉnh dậy, mở mắt, ôm hôn cô. Và sau đó cầm hai bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt của cô. Và họ rất hay ngủ như vậy. Bởi họ rất chú ý sao cho không ai bị lạnh. Cả trên giường, cả trong tim. Cho nên anh chắc chắn không khoái cái nước lạnh ở Fundlandia. Nếu đã chết thì phải khi nào thấy dễ chịu và nói chung là phải theo kiểu mà mình thích nhất. Biết đâu, đó sẽ chẳng là kỷ niệm cuối cùng.
Anh nghĩ đến tự vẫn thường là khi họ trở về đất liền. Tất cả mọi người đều chờ đợi, hưng phấn một cách long trọng, hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, cạo râu đến lần thứ hai hay thứ ba trong vòng hai giờ cuối, kiểm tra xem quà cáp đã được gói ghém chưa, mặc dù chúng đã được gói và nằm ngay ngắn trong tủ ngay từ lúc tàu qua eo biển Đan Mạch vào đến Baltic – còn anh lại cảm thấy buồn vì chuyến đi đã kết thúc.
Bốn năm trước đây anh cũng cạo râu hai lần trong vòng hai giờ đồng hồ. Và cũng sờ vào những món quà đã được gói từ lâu. Và nhai bốn cái kẹo cao su, để khi hôn Alicja không nhận thấy mùi rượu mà anh đã uống với Jacek sau bữa sáng. Họ cập bến nhưng không thấy cô. Anh gọi điện cho mẹ cô ở Poznan. Không có ai nhấc máy. Sáu tiếng sau, anh trai cô đi taxi đến. Cô đã mượn ôtô của anh ấy. Cô muốn làm anh bất ngờ và sẽ đón anh lên ôtô rồi đi thẳng đến Gdansk để ra mắt bố. Họ định cưới ở Gdansk. Đến Pila, một chiếc xe tải kéo rơmooc vì không muốn đâm vào một chiếc xe không đèn do một gã say rượu lái nên đã phanh gấp. Rơmooc xoay kéo trên đường, nhưng trước khi dừng lại nó đã thúc xe của Alicja vào cầu cạn. Cảnh sát nói rằng tất cả đều bị nghiền nát, thậm chí cả hai cái biển số, cho nên chắc chắn Alicja đã không phải chịu đau đớn.
Họ quen nhau được năm năm thì anh cầu hôn cô. Sau một năm họ đã cùng sống ở Poznan. Một tháng sau, lần đầu tiên anh nhìn thấy cô khỏa thân. Cô đưa anh đến triển lãm của Warhol ở Vacsava. Họ thuê khách sạn. Cô vào phòng tắm trong bóng tối hoàn toàn, khi cô quay ra, vì muốn tìm đồng hồ để xem giờ nên anh đã bật đèn ngủ. Cô đứng trước anh mặt đỏ bừng vì xấu hổ, còn anh không giấu nổi sự lúng túng, đã cúi đầu không nhìn. Từ tối hôm ấy, anh thực sự cảm thấy cô là người đàn bà của mình.
Không ai có thể chờ đợi được như cô. Không một ai. Anh đi biển hàng tháng dài, còn cô thì đợi. Họ cùng bóc những tờ lịch. Họ đã hẹn nhau cả giờ. Cô, buổi tối trong phòng ngủ ở căn hộ áp mái bé tí đi thuê, còn anh ở gần Island, Labrador hay Đảo Cừu. Cho nên ngày của anh chủ yếu kết thúc ngay đầu giờ chiều.
Ngoài những đoạn trích ngắn giống hệt nhau phía sau tờ lịch, họ còn đọc cùng những cuốn sách. Cô dạy anh đọc chúng. Sau đó dạy anh yêu chúng. Cô nói về toàn bộ quãng thời gian mà anh có ở trên tàu với lòng ghen tị, và tính ngày tháng bằng những cuốn sách mà cô đã đọc xong. Cô lên cả một danh sách những cuốn sách mà “những người đàn ông đích thực phải đọc ít nhất một lần trong đời”. Cô nói gần như đùa với anh rằng những người đánh cá có rất nhiều điểm chung với những người làm văn chương. Cũng hay rượu chè như những nhà văn, cũng hay tự sát như những nhà thơ. Cô sôi nổi kể về những giấc mơ của mình, cô đã sống trong những giấc mơ ấy trong ngôi nhà nhỏ với cái phôtơi xù lông và cái lò sưởi nhỏ, với những cuốn sách của Marquez, Kafka, Camus và Dostojevski trên giá sách. Bởi Alicja muốn người đàn ông của mình phải là một người tốt và hiểu biết. Và cô có thể tự hào về người ấy. Và cô tin rằng một người đánh cá cũng có thể hiểu biết. Bởi chẳng phải “tốt, đó chính là anh” đấy sao.
Cô mua sách, bí mật cho vào vali, vào túi và vào bao thủy thủ của anh. Sau đấy anh thấy chúng giữa những cái quần được gấp lại, giữa đám tất và đồ lót, ngập trong cái túi nylon dưới hàng cân kẹo sữa, loại kẹo mà anh cực thích, hoặc trong các hộp cáctông đựng giày, những đôi giày cô mua cho anh. Ở cảng hoặc khi họ áp mạn tàu hậu cần để lấy đá, nước ngọt, đổi lưới hay sửa chữa các sự cố, bao giờ cũng có thư và những gói sách đang chờ anh. Anh không còn chỗ để cất sách trong cái cabin chật hẹp chung với Jacek. Có lần anh hỏi người quản lý xem có thể để chúng trên cái giá trống trên vô tuyến ngay lối vào phòng ăn sĩ quan được không.
o O o
Tất nhiên là có thể. Sách thì đám này không đọc đâu, nên họ sẽ không cuỗm của cậu. Họ thích mấy cái tạp chí khỏa thân ở chỗ tay thợ điện hơn.
- Viên quản lý đã nhầm. Rất nhầm. Chỉ sau một tuần, sách bắt đầu biến khỏi giá sách. Mấy ngày sau lại quay lại. Trong các câu chuyện bên bàn ăn, trong cabin hay lúc uống rượu, hoặc khi làm việc trên boong, chẳng có ai công khai thừa nhận là đã đọc những cuốn sách để trên giá trong phòng ăn. Sau một tháng thì giá sách lúc nào cũng trống trơn. Hễ có ai để quyển nào lên đấy là nó lại biến mất liền. Vấn đề được đẩy lên, khi mọi người biết rằng tay thợ máy ba giữ sách hàng tuần trong cabin của hắn và thêm vào đó anh ta còn lấy bút bi gạch chân nhiều đoạn trong sách. Khi anh ta ký tên bằng đúng cái bút ấy vào biên lai nhận tủ thuốc cho buồng máy, bác sĩ đã phát hiện ra.
- Đã có lần trong bữa tối, bác sĩ, bị kích động như thường lệ - một số người khẳng định rằng anh ta đều đều xoáy moócphin ở tủ kính trong cabin và chỉ để không ai nhận ra, uống cạn nửa chai bia có mùi cồn – bắt đầu tranh luận với người trực tổng đài về chính trị. Bao giờ cũng thế, cứ đến đề tài này là ồn ào như chợ vỡ. Đến một thời điểm nào đó, thợ máy ba, ngồi đối diện, ủng hộ người trực tổng đài. Thế là tay bác sĩ gào lên:
- Còn mày thì muốn gì nào, đồ chó chết? Mày nghĩ rằng sách là chứng chỉ cho việc đọc của mày, để mày gạch lên đó từng đoạn, để thấy rằng mày chưa hề làm tình? Hơn nữa, mày đã giữ cuốn Cái trống thiếc của Grass dưới cái gối đầy nước dãi của mày hai tuần nay rồi. Thế nào, mày định thủ dâm với cái ông Grass ấy chắc?! Sách báo khiêu dâm ở chỗ tay thợ điện vẫn chưa đủ hay sao?
- Đấy, bằng cách ấy mới thấy rằng lúc rỗi rãi, những người đánh cá cũng đọc Grass, Hemingway, Dostjevski, Remarque rồi cả Anka Kowalska và Chmielewska, cho dù họ không thích thừa nhận điều này. Alicja cười khi anh kể chuyện này cho cô nghe sau chuyến đi.
- Cô cười thật tuyệt. Gần đây anh nghĩ rằng anh thèm cô mãnh liệt nhất chính là khi cô cười. Có lẽ cô phát hiện ra cơ chế ấy, có thể một cách có ý thức, nên hay khiêu khích trước, để anh trêu chọc cô, và ngay sau đó họ lên giường.
- Chưa bao giờ cô nghi ngờ về lòng chung thủy của anh. Bao giờ cô cũng bảo vệ quyền của mình đối với niềm tin ấy. Không bao giờ anh quên được có lần trong lúc uống rượu, ông anh trai cô đã tự hào kể lại Alicja đã trả lời khi bị một cô bạn đố kỵ đốp chát hỏi liệu cô có thực sự tin là anh chàng đánh cá của cô chung thủy với cô trong suốt những tháng dài xa nhau: “Bạn thân mến ơi, đương nhiên là anh ấy chung thủy với mình. Nhưng cho dù thế thì mình vẫn lo. Bởi nếu cứ nghĩ rằng sẽ có một đứa lẳng lơ nào đó hôn anh ấy rồi làm không như anh ấy thích, thì đơn giản là như một phụ nữ bình thường, mình rất tức”.
- Sau đấy ông anh còn kể rằng cái cô bạn đưa ra câu hỏi ấy đã bị nghẹn bánh khi nghe câu trả lời, còn cô bạn “như một phụ nữ bình thường” của cô ta chẳng bao lâu sau đó chuyển đến Poznan và trong các cuộc liên hoan, câu nói ấy được kể lại như một giai thoại. Bởi Alicja là thế. Không bị lệ thuộc. Thông minh. Đẹp. Yêu cuộc sống. Và yêu anh. Và vì vậy anh sẽ không bao giờ tự sát. Cả ở đây, cả ở bên bờ Mauretania ấm áp, cả ở bất cứ nơi nào khác. Bởi nếu thế thì với anh, những kỷ niệm sẽ chấm dứt. những kỷ niệm ví dụ như có lần cô nói: “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng chảy khỏi cái xô thủng. Còn sau đấy, khi anh đi rồi thì cái xô bỗng được hàn kín lại, và em có cảm giác như có ai đó cứ đêm đến lại bí mật đến đây và đổ thêm vừng vào đó”.
- Cho những kỷ niệm như vậy cần phải sống, thậm chí nếu không có ai để khép lại chu trình. Và rằng, những kỷ niệm sẽ mãi mãi mới. Sự thực thì không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi những kỷ niệm.
- “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng…”
- Anh nghe thấy tiếng chân bước đằng sau. Có ai đó leo lên boong mũi tàu theo những bậc thang kim loại. Anh vội dùng mu bàn tay đang cầm điếu thuốc lá lau nước mắt. Khói thuốc bay vào mắt làm cho chúng càng đỏ. Bosman đến chỗ xuồng cứu sinh. Bác ta không để ý thấy anh. Bác đi về phía mũi tàu, ngồi trên cái cọc buộc neo đã bong sơn và nhìn ra biển. Bác mặc chiếc quần lao động màu tím than có hai dây chun bắt chéo nhau qua lưng. Ngoài cái áo đông xuân đã tã, bác không mặc gì hơn. Lúc ấy là âm mười độ và gió thổi mạnh.
- Khuất sau xuồng cứu sinh, anh quan sát Bosman. Nếu phải mô tả bác bằng một từ, thì anh sẽ nói rằng Bosman đơn giản là một người khổng lồ. Cho tới lúc này anh chưa gặp – mà anh đã làm việc trên bao nhiêu con tàu rồi – một người đàn ông vạm vỡ và mạnh mẽ đến thế. Hai cánh tay bác thật vĩ đại. Chúng to tới mức bác không thể đeo đồng hồ, vì quai đồng hồ nào cũng quá ngắn, không một cái nào có thể vừa cho dù bác có cài ở lỗ cuối cùng. Cái lần họ dừng lại một ngày ở Plymouth ở Anh, Jacek đã đặt mua cho bác một chiếc quai đặc biệt trong một cửa hàng bán đồ trang sức và tặng bác một chiếc đồng hồ nhân dịp sinh nhật bác. Bosman xúc động vì lại có người nhớ đến sinh nhật của mình đến nỗi rơm rớm nước mắt khi nhận chiếc đồng hồ của Jacek; sau đó ở đâu và lúc nào bác cũng đeo nó. Khi moi ruột cá tay dính đầy máu, lúc đi tắm, khi kéo lưới bác đều có nó. Rồi một hôm, đơn giản là quai bị đứt, thế là Bosman đánh mất chiếc đồng hồ. Bác tìm suốt hai ngày. Bác quỳ xuống sàn tàu mà chuyển dịch từng mét một từ mũi đến đuôi rồi lại từ đuôi lên mũi, và tìm. Thậm chí bác còn xuống cả buồng máy, nơi mà bác chưa từng đặt chân tới. Một lần khi đã say, bác mới đủ can đảm để đến cabin của Jacek để xin lỗi, rằng cậu, “mẹ kiếp, tốt với bác như vậy, đã tặng bác đồng hồ, còn bác thì như một con chó con lại đi đánh mất”. Bởi Bos cảm thấy cần phải biết ơn lòng tốt.
- Anh nhìn Bosman ngồi im lìm như tượng và phân vân, không biết ngồi trên cái cọc buộc neo kia, bác ấy có đang phiền muộn về một người đàn bà nào đó không? Khi anh phân vân như vậy, thì trong cái nhà tù lưu động này, nơi mà những người ngụ cư có hợp đồng lao động, có quyền đình công và ngủ ít nhất bốn tiếng mỗi ngày, có đầu bếp và người quản lý, có vô tuyến, có thợ điện có chức năng cung cấp cho họ băng và máy nghe băng, phụ nữ lại sinh ra nhiều ức chế và nỗi buồn nhất. Những người phụ nữ hoàn toàn không có mặt ở đây. Như anh nhớ thì chính phụ nữ bắt những người đánh cá phải chịu nhiều điều tồi tệ nhất. Những người đàn bà vắng mặt.
- Lần đầu tiên anh có cảm giác ấy là hồi còn học trung cấp. Lâu lắm rồi, khi vận may trong nghề đánh cá không phải do việc bán cá tuyết hay cá meluc đem lại, mà do bán ô tự động cho những người hoảng loạn ở Ba Lan và ma túy ở Rotterdam cho những người thích “tới bến”. Đó là vào mùa Giáng Sinh. Anh mười bảy tuổi. Thậm chí còn chưa được tập sự. Họ chạy đến xưởng chế tạo mỏ neo trên biển Barent để dỡ hàng. Anh đứng trên cầu tàu và giữ bánh lái. Suốt tám tiếng của đêm Giáng sinh, từ lúc nhìn thấy ngôi sao đầu tiên đến lễ cầu nguyện lúc nửa đêm, anh chăm chú nhìn vào la bàn hồi chuyển, để không trượt ra ngoài hành trình cộng trừ bốn độ. Những người đánh cá lên cầu tàu từ lúc ca trực bắt đầu. Từ hồi tháng Tám, ngay sau khi rời cảng ở Gdynia, mọi người đã đăng ký đàm thoại với Ba Lan vào đêm Noel. Mỗi người không quá ba phút. Kết nối không được đảm bảo, bởi còn “phụ thuộc vào địa điểm của tàu khi đó”. Họ đã gặp may vì tàu đang ở đúng vùng được phủ sóng. Trạm thu phát ở ngay cạnh rađa, gần như chính trung tâm cầu. Trên cầu là Sĩ quan Một, Thuyền trưởng, vì là Noel, thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”. Tín hiệu thu xấu tới mức làm cho người ta nhớ lại tín hiệu thu được từ Đài châu Âu tự do vào cái thời mà châu Âu còn chưa được tự do.
- Một người đánh cá đến cầu tàu. Anh ta hơi bực. Anh ta có ba phút đã chờ từ Zaduszka và trước sự có mặt của thuyền trưởng, của thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”, giữa những tiếng sột soạt của máy thu, anh ta nói rằng đang nhớ, rằng anh ta rất khổ sở, rằng đây sẽ là Noel cuối cùng thiếu mọi người hoặc thiếu cô ấy, rằng anh ta đã chán ngấy tất cả, rằng anh ta muốn ôm cô ấy và rất lo vì lâu lắm rồi không thấy cô ấy viết gì. Nhưng cái mà anh ta muốn nhất là nói với họ hoặc cô ấy rằng họ hay cô ấy là quan trọng nhất đối với anh ta. Và anh ta muốn nghe, rằng anh ta cũng là quan trọng nhất. Và hoàn toàn không nhất thiết phải nói toạc móng heo ra như vậy. Thế mà trong vòng ba phút của anh ta, ba phút mà anh ta chờ đợi từ Zaduszka, anh ta được biết rằng “mẹ không muốn cái váy lót mà mẹ đã nhờ con mua nữa”, rằng “không phải mua loại kem ấy nữa, vì ở Ba Lan cũng có rồi” và rằng “nếu gửi cam qua Baltona thì bọn con trai sẽ thích lắm đấy”. Sau ba phút của mình, người đánh cá đi ra đón gió trong buổi tối Giáng sinh với tâm hồn bị thương tổn tới mức cả etanol, cả giấc ngủ cũng không giúp được gì. Và để chắc chắn anh, ta ở lại cabin và không quay lại với gió, để tránh những ý nghĩ ngu xuẩn nào đó. Bởi sau khi rời khỏi cầu tàu, anh ta thực sự muốn ra tận đuôi tàu. Hoặc xa hơn nữa.
- Chuyện đó xảy ra lâu lắm rồi. Giờ đây thật may mắn vì mọi chuyện đã khác xa, để nói chuyện với những người đàn bà của mình về cam và kem dưỡng da trước “những con chó con” đứng cạnh la bàn hồi chuyển. Bây giờ người ta quan tâm đến tính riêng tư và quan hệ giữa mọi người. Bởi trên tàu họ còn có cả công đoàn nữa. Ngoài ra, thế giới đã thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Gần đây anh còn nhìn thấy viên Sĩ quan Một mua một chiếc điện thoại di động với GPS vệ tinh ở Bremerhaven và anh ta có thể nói với bất kỳ ai và bao lâu tùy thích ngay trên boong mũi. Chỉ có điều viên Sĩ quan Một lại chẳng biết nói chuyện với ai.
- Nếu như anh không nhầm thì người đàn bà cuối cùng mà Bosman nói chuyện với, là thẩm phán của tòa án quận Elblag. Đó là một cuộc nói chuyện không dài. Trong phòng xử án chật kín người, bà ta hỏi bác có nhận tội không. Bác trả lời rất khẽ: “Đương nhiên” và lần ấy bà ta đã tuyên phạt bác năm năm tù vì tội “gây thương tật vĩnh viễn”.
- Nhiều năm trước đây Bosman đã đánh chồng của một chị cấp dưỡng trong bếp ăn của Nhà Đánh Cá ở Gdansk-Wrzeszcz, nơi bác đã sống trong chín tháng, vì bác sĩ nhà máy không ký sổ sức khỏe cho bác sau khi nhận định bác bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim.
- Bosman bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim khi lần đầu tiên bác được các bác sĩ khám bệnh trong trại trẻ, chỉ có điều cả rung cả loạn đều do sự cố. Gần đây, chúng xuất hiện và qua đi sau hơn chục giờ nếu bác không uống rượu. Sự ngẫu nhiên lại muốn bác có sự cố đúng vào lần kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Vì người đánh cá bắt buộc phải khỏe mạnh, nên bác tạm thời bị chuyển lên bờ. Bác phải làm việc “trong dây chuyền” ở xưởng và điều trị bệnh tim. Và cho tới lúc đó, Bosman mới bị đau tim.
- Thậm chí cả ở “dây chuyền” mọi người cũng gọi bác là Bos. Và ở Nhà Đánh Cá cũng thế. Và cả chị cấp dưỡng cũng gọi bác là “Bos”. Chị ta đứng bên trong ô cửa kính trong nhà ăn và phát cơm. Cái tạp dề trắng của chị sạch sẽ không chê vào đâu được, môi tô son màu đỏ thẫm, tóc được buộc bằng một chiếc khăn lụa và tên chị là Irena. Giống tên mẹ bác. Bao giờ chị cũng cho bác một suất gấp đôi và bao giờ cũng cười với bác, mặt ửng đỏ khi bác nhìn lâu hơn vào mắt chị. Thỉnh thoảng chị lại biến mất cả tuần; những lúc đó bác tìm chị và cảm thấy buồn. Sau đó chị lại về đứng sau ô cửa kính và thường có những vết tím bầm trên tay hay trên mặt. Có một tối, bác chờ chị bên cạnh khu đổ rác, ở cổng sau của nhà ăn. Bác đưa chị ra bến xe buýt. Họ đi quanh công viên để được lâu hơn. Sau đó thì tối nào bác cũng chờ chị cạnh khu đổ rác. Sau vài tuần thì chị không còn lên xe buýt nữa. Họ cùng đi bộ và trò chuyện suốt dọc đường về nhà chị. Bác quay lại một mình, cũng trên con đường đó, về Nhà Đánh Cá và hồi tưởng lại từng lời của chị.
- Một thời gian sau bác nhận thấy, duy nhất có ý nghĩa với bác đầu tiên là chờ đến bữa trưa, sau đó đến tối. Sau mấy tuần, Irena biến mất. Không nói một lời. Khi đó bác cảm thấy giống hệt như thỉnh thoảng bác vẫn cảm thấy hồi mình còn ở trại trẻ, khi bác ở lại một mình, duy nhất một mình, trên chiếc ghế dài ở phòng đợi và cô phụ trách dẫn bác về phòng, đưa cho bác bút màu và giấy vẽ, để bác có cái gì đó làm cho đỡ buồn. Còn bác lúc đó chỉ thích vẽ mỗi nghĩa trang.
- Tất nhiên là có thể. Sách thì đám này không đọc đâu, nên họ sẽkhông cuỗm của cậu. Họ thích mấy cái tạp chí khỏa thân ở chỗ tay thợ điện hơn.
- Viên quản lý đã nhầm. Rất nhầm. Chỉ sau một tuần, sách bắt đầu biến khỏi giá sách. Mấy ngày sau lại quay lại. Trong các câu chuyện bên bàn ăn, trong cabin hay lúc uống rượu, hoặc khi làm việc trên boong, chẳng có ai công khai thừa nhận là đã đọc những cuốn sách để trên giá trong phòng ăn. Sau một tháng thì giá sách lúc nào cũng trống trơn. Hễ có ai để quyển nào lên đấy là nó lại biến mất liền. Vấn đề được đẩy lên, khi mọi người biết rằng tay thợ máy ba giữ sách hàng tuần trong cabin của hắn và thêm vào đó anh ta còn lấy bút bi gạch chân nhiều đoạn trong sách. Khi anh ta ký tên bằng đúng cái bút ấy vào biên lai nhận tủ thuốc cho buồng máy, bác sĩ đã phát hiện ra.
- Đã có lần trong bữa tối, bác sĩ, bị kích động như thường lệ - một số người khẳng định rằng anh ta đều đều xoáy moócphin ở tủ kính trong cabin và chỉ để không ai nhận ra, uống cạn nửa chai bia có mùi cồn – bắt đầu tranh luận với người trực tổng đài về chính trị. Bao giờ cũng thế, cứ đến đề tài này là ồn ào như chợ vỡ. Đến một thời điểm nào đó, thợ máy ba, ngồi đối diện, ủng hộ người trực tổng đài. Thế là tay bác sĩ gào lên:
- Còn mày thì muốn gì nào, đồ chó chết? Mày nghĩ rằng sách là chứng chỉ cho việc đọc của mày, để mày gạch lên đó từng đoạn, để thấy rằng mày chưa hề làm tình? Hơn nữa, mày đã giữ cuốn Cái trống thiếc của Grass dưới cái gối đầy nước dãi của mày hai tuần nay rồi. Thế nào, mày định thủ dâm với cái ông Grass ấy chắc?! Sách báo khiêu dâm ở chỗ tay thợ điện vẫn chưa đủ hay sao?
Đấy, bằng cách ấy mới thấy rằng lúc rỗi rãi, những người đánh cá cũng đọc Grass, Hemingway, Dostjevski, Remarque rồi cả Anka Kowalska và Chmielewska, cho dù họ không thích thừa nhận điều này. Alicja cười khi anh kể chuyện này cho cô nghe sau chuyến đi.
Cô cười thật tuyệt. Gần đây anh nghĩ rằng anh thèm cô mãnh liệt nhất chính là khi cô cười. Có lẽ cô phát hiện ra cơ chế ấy, có thể một cách có ý thức, nên hay khiêu khích trước, để anh trêu chọc cô, và ngay sau đó họ lên giường.
Chưa bao giờ cô nghi ngờ về lòng chung thủy của anh. Bao giờ cô cũng bảo vệ quyền của mình đối với niềm tin ấy. Không bao giờ anh quên được có lần trong lúc uống rượu, ông anh trai cô đã tự hào kể lại Alicja đã trả lời khi bị một cô bạn đố kỵ đốp chát hỏi liệu cô có thực sự tin là anh chàng đánh cá của cô chung thủy với cô trong suốt những tháng dài xa nhau: “Bạn thân mến ơi, đương nhiên là anh ấy chung thủy với với mình. Nhưng cho dù thế thì mình vẫn lo. Bởi nếu cứ nghĩ rằng sẽ có một đứa lẳng lơ nào đó hôn anh ấy rồi làm không như anh ấy thích, thì đơn giản là như một phụ nữ bình thường, mình rất tức”.
Sau đấy ông anh còn kể rằng cái cô bạn đưa ra câu hỏi ấy đã bị nghẹn bánh khi nghe câu trả lời, còn cô bạn “như một phụ nữ bình thường” của cô ta chẳng bao lâu sau đó chuyển đến Poznan và trong các cuộc liên hoan, câu nói ấy được kể lại như một giai thoại.
Bởi Alicja là thế. Không bị lệ thuộc. Thông minh. Đẹp. Yêu cuộc sống. Và yêu anh. Và vì vậy anh sẽ không bao giờ tự sát. Cả ở đây, cả ở bên bờ Mauretania ấm áp, cả ở bất cứ nơi nào khác. Bởi nếu thế thì với anh, những kỷ niệm sẽ chấm dứt. những kỷ niệm ví dụ như có lần cô nói: “Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng chảy khỏi cái xô thủng. Còn sau đấy, khi anh đi rồi thì cái xô bỗng được hàn kín lại, và em có cảm giác như có ai đó cứ đêm đến lại bí mật đến đây và đổ thêm vừng vào đó”.
Cho những kỷ niệm như vậy cần phải sống, thậm chí nếu không có ai để khép lại chu trình. Và rằng, những kỷ niệm sẽ mãi mãi mới. Sự thực thì không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi những kỷ niệm.
“Bởi khi anh ở đây, thời gian trôi nhanh như thể những hạt vừng …
Anh nghe thấy tiếng chân bước đằng sau. Có ai đó leo lên boong mũi tàu theo những bậc thang kim loại. Anh vội dùng mu bàn tay đang cầm điếu thuốc lá lau nước mắt. Khói thuốc bay vào mắt làm cho chúng càng đỏ. Bosman đến chỗ xuồng cứu sinh. Bác ta không để ý thấy anh. Bác đi về phía mũi tàu, ngồi trên cái cọc buộc neo đã bong sơn và nhìn ra biển. Bác mặc chiếc quần lao động màu tím than có hai dây chun bắt chéo nhau qua lưng. Ngoài cái áo đông xuân đã tã, bác không mặc gì hơn. Lúc ấy là âm mười độ và gió thổi mạnh.
Khuất sau xuồng cứu sinh, anh quan sát Bosman. Nếu phải mô tả bác bằng một từ, thì anh sẽ nói rằng Bosman đơn giản là một người khổng lồ. Cho tới lúc này anh chưa gặp – mà anh đã làm việc trên bao nhiêu con tàu rồi – một người đàn ông vạm vỡ và mạnh mẽ đến thế. Hai cánh tay bác thật vĩ đại. Chúng to tới mức bác không thể đeo đồng hồ, vì quai đồng hồ nào cũng quá ngắn, không một cái nào có thể vừa cho dù bác có cài ở lỗ cuối cùng. Cái lần họ dừng lại một ngày ở Plymouth ở Anh, Jacek đã đặt mua cho bác một chiếc quai đặc biệt trong một cửa hàng bán đồ trang sức và tặng bác một chiếc đồng hồ nhân dịp sinh nhật bác. Bosman xúc động vì lại có người nhớ đến sinh nhật của mình đến nỗi rơm rớm nước mắt khi nhận chiếc đồng hồ của Jacek; sau đó ở đâu và lúc nào bác cũng đeo nó. Khi moi ruột cá tay dính đầy máu, lúc đi tắm, khi kéo lưới bác đều có nó. Rồi một hôm, đơn giản là quai bị đứt, thế là Bosman đánh mất chiếc đồng hồ. Bác tìm suốt hai ngày. Bác quỳ xuống sàn tàu mà chuyển dịch từng mét một từ mũi đến đuôi rồi lại từ đuôi lên mũi, và tìm. Thậm chí bác còn xuống cả buồng máy, nơi mà bác chưa từng đặt chân tới. Một lần khi đã say, bác mới đủ can đảm để đến cabin của Jacek để xin lỗi, rằng cậu, “mẹ kiếp, tốt với bác như vậy, đã tặng bác đồng hồ, còn bác thì như một con chó con lại đi đánh mất”. Bởi Bos cảm thấy cần phải biết ơn lòng tốt.
Anh nhìn Bosman ngồi im lìm như tượng và phân vân, không biết ngồi trên cái cọc buộc neo kia, bác ấy có đang phiền muộn về một người đàn bà nào đó không? Khi anh phân vân như vậy, thì trong cái nhà tù lưu động này, nơi mà những người ngụ cư có hợp đồng lao động, có quyền đình công và ngủ ít nhất bốn tiếng mỗi ngày, có đầu bếp và người quản lý, có vô tuyến, có thợ điện có chức năng cung cấp cho họ băng và máy nghe băng, phụ nữ lại sinh ra nhiều ức chế và nỗi buồn nhất. Những người phụ nữ hoàn toàn không có mặt ở đây. Như anh nhớ thì chính phụ nữ bắt những người đánh cá phải chịu nhiều điều tồi tệ nhất. Những người đàn bà vắng mặt.
Lần đầu tiên anh có cảm giác ấy là hồi còn học trung cấp. Lâu lắm rồi, khi vận may trong nghề đánh cá không phải do việc bán cá tuyết hay cá meluc đem lại, mà do bán ô tự động cho những người hoảng loạn ở Ba Lan và ma túy ở Rotterdam cho những người thích “tới bến”. Đó là vào mùa Giáng Sinh. Anh mười bảy tuổi. Thậm chí còn chưa được tập sự. Họ chạy đến xưởng chế tạo mỏ neo trên biển Barent để dỡ hàng. Anh đứng trên cầu tàu và giữ bánh lái. Suốt tám tiếng của đêm Giáng sinh, từ lúc nhìn thấy ngôi sao đầu tiên đến lễ cầu nguyện lúc nửa đêm, anh chăm chú nhìn vào la bàn hồi chuyển, để không trượt ra ngoài hành trình cộng trừ bốn độ. Những người đánh cá lên cầu tàu từ lúc ca trực bắt đầu. Từ hồi tháng Tám, ngay sau khi rời cảng ở Gdynia, mọi người đã đăng ký đàm thoại với Ba Lan vào đêm Noel. Mỗi người không quá ba phút. Kết nối không được đảm bảo, bởi còn “phụ thuộc vào địa điểm của tàu khi đó”. Họ đã gặp may vì tàu đang ở đúng vùng được phủ sóng. Trạm thu phát ở ngay cạnh rađa, gần như chính trung tâm cầu. Trên cầu là Sĩ quan Một, Thuyền trưởng, vì là Noel, thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”. Tín hiệu thu xấu tới mức làm cho người ta nhớ lại tín hiệu thu được từ Đài châu Âu tự do vào cái thời mà châu Âu còn chưa được tự do.
Một người đánh cá đến cầu tàu. Anh ta hơi bực. Anh ta có ba phút đã chờ từ Zaduszka và trước sự có mặt của thuyền trưởng, của thông tin viên và “con chó con ở cạnh bánh lái ấy”, giữa những tiếng sột soạt của máy thu, anh ta nói rằng đang nhớ, rằng anh ta rất khổ sở, rằng đây sẽ là Noel cuối cùng thiếu mọi người hoặc thiếu cô ấy, rằng anh ta đã chán ngấy tất cả, rằng anh ta muốn ôm cô ấy và rất lo vì lâu lắm rồi không thấy cô ấy viết gì. Nhưng cái mà anh ta muốn nhất là nói với họ hoặc cô ấy rằng họ hay cô ấy là quan trọng nhất đối với anh ta. Và anh ta muốn nghe, rằng anh ta cũng là quan trọng nhất. Và hoàn toàn không nhất thiết phải nói toạc móng heo ra như vậy. Thế mà trong vòng ba phút của anh ta, ba phút mà anh ta chờ đợi từ Zaduszka, anh ta được biết rằng “mẹ không muốn cái váy lót mà mẹ đã nhờ con mua nữa”, rằng “không phải mua loại kem ấy nữa, vì ở Ba Lan cũng có rồi” và rằng “nếu gửi cam qua Baltona thì bọn con trai sẽ thích lắm đấy”. Sau ba phút của mình, người đánh cá đi ra đón gió trong buổi tối Giáng sinh với tâm hồn bị thương tổn tới mức cả etanol, cả giấc ngủ cũng không giúp được gì. Và để chắc chắn anh, ta ở lại cabin và không quay lại với gió, để tránh những ý nghĩ ngu xuẩn nào đó. Bởi sau khi rời khỏi cầu tàu, anh ta thực sự muốn ra tận đuôi tàu. Hoặc xa hơn nữa.
Chuyện đó xảy ra lâu lắm rồi. Giờ đây thật may mắn vì mọi chuyện đã khác xa, để nói chuyện với những người đàn bà của mình về cam và kem dưỡng da trước “những con chó con” đứng cạnh la bàn hồi chuyển. Bây giờ người ta quan tâm đến tính riêng tư và quan hệ giữa mọi người. Bởi trên tàu họ còn có cả công đoàn nữa. Ngoài ra, thế giới đã thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Gần đây anh còn nhìn thấy viên Sĩ quan Một mua một chiếc điện thoại di động với GPS vệ tinh ở Bremerhaven và anh ta có thể nói với bất kỳ ai và bao lâu tùy thích ngay trên boong mũi. Chỉ có điều viên Sĩ quan Một lại chẳng biết nói chuyện với ai.
Nếu như anh không nhầm thì người đàn bà cuối cùng mà Bosman nói chuyện với, là thẩm phán của tòa án quận Elblag. Đó là một cuộc nói chuyện không dài. Trong phòng xử án chật kín người, bà ta hỏi bác có nhận tội không. Bác trả lời rất khẽ: “Đương nhiên” và lần ấy bà ta đã tuyên phạt bác năm năm tù vì tội “gây thương tật vĩnh viễn”.
Nhiều năm trước đây Bosman đã đánh chồng của một chị cấp dưỡng trong bếp ăn của Nhà Đánh Cá ở Gdansk-Wrzeszcz, nơi bác đã sống trong chín tháng, vì bác sĩ nhà máy không ký sổ sức khỏe cho bác sau khi nhận định bác bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim.
Bosman bị rung tâm nhĩ và loạn nhịp tim khi lần đầu tiên bác được các bác sĩ khám bệnh trong trại trẻ, chỉ có điều cả rung cả loạn đều do sự cố. Gần đây, chúng xuất hiện và qua đi sau hơn chục giờ nếu bác không uống rượu. Sự ngẫu nhiên lại muốn bác có sự cố đúng vào lần kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Vì người đánh cá bắt buộc phải khỏe mạnh, nên bác tạm thời bị chuyển lên bờ. Bác phải làm việc “trong dây chuyền” ở xưởng và điều trị bệnh tim.
Thậm chí cả ở “dây chuyền” mọi người cũng gọi bác là Bos. Và ở Nhà Đánh Cá cũng thế. Và cả chị cấp dưỡng cũng gọi bác là “Bos”. Chị ta đứng bên trong ô cửa kính trong nhà ăn và phát cơm. Cái tạp dề trắng của chị sạch sẽ không chê vào đâu được, môi tô son màu đỏ thẫm, tóc được buộc bằng một chiếc khăn lụa và tên chị là Irena. Giống tên mẹ bác. Bao giờ chị cũng cho bác một suất gấp đôi và bao giờ cũng cười với bác, mặt ửng đỏ khi bác nhìn lâu hơn vào mắt chị. Thỉnh thoảng chị lại biến mất cả tuần; những lúc đó bác tìm chị và cảm thấy buồn. Sau đó chị lại về đứng sau ô cửa kính và thường có những vết tím bầm trên tay hay trên mặt. Có một tối, bác chờ chị bên cạnh khu đổ rác, ở cổng sau của nhà ăn. Bác đưa chị ra bến xe buýt. Họ đi quanh công viên để được lâu hơn. Sau đó thì tối nào bác cũng chờ chị cạnh khu đổ rác. Sau vài tuần thì chị không còn lên xe buýt nữa. Họ cùng đi bộ và trò chuyện suốt dọc đường về nhà chị. Bác quay lại một mình, cũng trên con đường đó, về Nhà Đánh Cá và hồi tưởng lại từng lời của chị.
Một thời gian sau bác nhận thấy, duy nhất có ý nghĩa với bác đầu tiên là chờ đến bữa trưa, sau đó đến tối. Sau mấy tuần, Irena biến mất. Không nói một lời. Khi đó bác cảm thấy giống hệt như thỉnh thoảng bác vẫn cảm thấy hồi mình còn ở trại trẻ, khi bác ở lại một mình, duy nhất một mình, trên chiếc ghế dài ở phòng đợi và cô phụ trách dẫn bác về phòng, đưa cho bác bút màu và giấy vẽ, để bác có cái gì đó làm cho đỡ buồn. Còn bác lúc đó chỉ thích vẽ mỗi nghĩa trang.
Khi chị quay lại sau một tuần, tay bị băng và môi sưng vù thì bác đã đủ can đảm để hỏi. Chị kể cho bác nghe về người chồng của mình. Bác nghe chị và nhớ lại rằng tồi tệ nhất, cái mà bác không thể chịu nổi trong trại trẻ là khi một thằng cặn bã xăm đầy người đã đánh một đứa trẻ chỉ cao đến ngang người hắn mà hoàn toàn không có lý do gì. Họ đi ngang qua công viên. Bác ôm chị. Chị run rẩy. Nhỏ nhoi. Mong manh.
Bác tập những gì sẽ nói với chị. Tập suốt một tuần liền. Từ dây chuyền về phòng, bác tắm để tẩy sạch mùi cá trên người, khóa trái cửa để không ai bị quấy rầy, cạo râu, mặc bộ comple mà bác phải đặt may, vì cỡ bác thì không một cửa hàng nào có sẵn, thắt cravát, đứng trước gương và tập nói, rằng bác rất muốn chị không bao giờ bị ai đánh nữa và chị… ừm, rằng chị… ừm, rằng chị có…
Đó chẳng phải là một ngày đặc biệt nào hết. Chỉ đơn giản là bác không đến xưởng. Bác mặc comple và thắt cravát. Bác cầm hoa đứng đợi, như mọi khi, bên khu đổ rác. Bác đã không kịp nói với chị. Họ đến công viên vừa lúc một chiếc taxi đi đến và phanh kít lại. Một người đàn ông nhảy ra khỏi xe chạy đến và đấm vào mặt chị. Chị ngã xuống bãi cỏ, không nói một lời. Gã đàn ông định đá chị. Bosman quẳng bó hoa, tóm lấy gã đàn ông như tóm một con cá tuyết to trước khi thọc dao vào bụng nó để mổ. Sau đó bác thúc đầu gối vào mặt gã kia. Và một cú nữa. Và cú nữa. Bác nhìn khuôn mặt chảy máu của chị và đẩy gã kia xuống cỏ. Chạy đến chỗ chị và nắm tay chị. Chị thậm chí không khóc. Một xe cảnh sát chạy tới sau khi được người lái taxi thông báo.
Chồng chị bị gãy xương hàm và xương đòn gánh, dập mũi, chấn thương sọ não, dập xương sọ và gãy xương sườn chạm vào phổi phải.
Bosman ra tù sau ba năm. Chị không thăm bác một lần nào trong tù. Một năm sau khi rời Ilawa, bác tình cờ gặp thuyền trưởng trên đường từ Gdansk đến Swinoujscie nhận tàu, đang dừng lại ở Slupsk để chuyển tàu. Đúng hơn là thuyền trưởng đã gặp bác
Đó là ở phòng chờ trong ga, khoảng năm giờ sáng. Một nhóm những người vô gia cư đang ngồi sát tường ngay bên cạnh một kiốt đã đóng cửa. Một phụ nữ say khướt, quần ướt sũng nước tiểu đang quỳ và chửi bới gã đàn ông khổng lồ với miếng băng thấm máu trên mũi, tay cầm chai bia, miệng ngậm điếu thuốc lá. Người phụ nữ chạy đến chỗ gã đàn ông, đấm, đá hắn rồi chạy đi luôn. Khi người phụ nữ chạy lại để đá gã khổng lồ, thì một người đàn ông khác – – thấp, mặc chiếc áo vinilon có hàng chữ Unloved sau lưng – chạy lại giữ hai người và cố tách họ ra nhưng vô ích. Có một lúc người phụ nữ đứng và nói điều gì đó không rõ, người đàn ông mặc áo khoác lùi lại, gã khổng lồ rút điếu thuốc lá ra khỏi miệng và đưa cho người phụ nữ. Chị này hít một hơi thật sâu. Nhìn điếu thuốc một lúc rồi trả lại cho gã khổng lồ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra và chưa hề có cái đoạn giải lao vừa rồi, vừa hét “mày, đồ chó chạy rông” vừa lao vào để đá tiếp. Thuyền trưởng nhấc vali, đến gần để nhìn rõ hơn đám người này. Lúc ấy thuyền trưởng nhận ra bác.
- Andrzej, ông sao thế… Ông đánh nhau với đàn bà à? Bos, ông sao thế hả… Mẹ kiếp! Bos!!!
- Người đàn ông băng mũi quay lại. Người phụ nữ lợi dụng khoảnh khắc không chú ý đó, lao vào và dùng hết sức tát ông ta, làm miếng băng trên cái mũi dập rơi ra. Sau đó thuyền trưởng lùi ngày ra khơi lại một ngày để giải quyết cho Bosman mọi thủ tục làm việc trên tàu. Mọi việc thực sự được giải quyết khi thuyền trưởng gọi điện cho một trong số các giám đốc của chủ tàu – một người bạn từ thời sinh viên trong trường hàng hải – và nói rằng không có Bosman thì ông “đi chơi chứ không phải đi biển” và rằng ông “nói tếu rằng Bos là một phạm nhân, song với bọn cá thì phạm nhân hay hầu bàn, ai bắt chúng cũng như nhau cả thôi”.
- Kể từ khi đó, Bosman trở thành cái cái mỏ neo trên con tàu này. Và bác nhớ đời rằng phụ nữ, đó là nỗi đau. Đầu tiên là khi xăm tên họ lên cánh tay, còn sau đó là khi quên.
- Đã ngần ấy năm đi biển cùng Bosman, nhưng đến lúc này, khuất sau xuồng cứu sinh anh mới nhận thấy ở ông có một cái gì đó giống với Chúa.
- Gió lặng dần.
- Anh châm một điếu thuốc nữa, lùi sâu hơn một chút và khoác kín chăn.
- Trên những con tàu mà anh đã đi, rất ít Chúa. Những người đánh cá mê tín hơn là có tín ngưỡng. Cho dù điều kiện sống khắc nghiệt, mối nguy hiểm thường trực, cảm giác bị đe dọa và nỗi khổ hạnh đặc thù, mà anh coi chúng, không phải vô lý, là đồng nghĩa với đi biển – sau bảy tháng trên biển, tám mươi người đàn ông trên tàu coi nhau như bạn tù hay như anh em cùng dòng tu hơn là bạn bè trong một chuyến đi – anh đã không chạm trán với những biểu hiện rõ ràng về tín ngưỡng ở trên tàu. Tất nhiên, họ treo những cây thánh giá trong phòng ăn, một số vẫn có sách kinh trong tủ, nhiều người vẫn đeo dây chuyền có thánh giá và các biểu tượng tôn giáo, nhưng chính Chúa và tín ngưỡng thì hầu như chưa bao giờ là đề tài trong các câu chuyện và không có biểu hiện của những tình cảm tôn giáo. Nhưng chúng vẫn tồn tại và đôi khi tín ngưỡng vẫn hòa trộn với trực giác và nếu nó trở nên như vậy ở trên tàu, nơi không có chỗ để trốn chạy, thì thường thảm họa sẽ xảy ra.
- Họ đánh cá ở Alaska. Sau bảy mươi ngày, họ ghé qua Anchorage vào ban đêm để đưa một người bị nghi là viêm ruột thừa vào bệnh viện. Để thay thế anh này, chủ tàu đã tìm được một người Philipinnes đang chờ một tàu nào đó. Thực tế thì đã từ lâu, trên tàu ngoài dàn thuyền viên Ba Lan còn có cả người nước ngoài, cho nên việc này không khiến mọi người ngạc nhiên lắm, hơn nữa bất hòa vẫn xảy ra nên chủ tàu người Mỹ biết rằng “Người Ba Lan vốn chỉ thích cãi nhau với người Ba Lan”.
- Đó là một người Philipinnes nhỏ thó và thấp. Anh ta đeo kính và khi đứng trên cột buộc neo, trong bộ comple màu tím than, bên trong là chiếc sơ mi trắng thì nhìn anh ta giống như một cậu bé đi dự lễ ban thánh thể. Chẳng có ai muốn nhận anh ta vào cabin của mình, thế là anh ta bị đưa đến chỗ những người tập sự ở mũi tàu. Mọi người đều biết rằng đó là một sự bất công kinh khủng, vì trên tàu, cabin cho những người tập sự là nhỏ nhất. Nó chỉ có ba giường ngủ, nhưng cái thứ ba đã được những người tập sự dùng làm tủ vì tủ của họ quá nhỏ. Anh còn nhớ có lần tay thợ máy trẻ đã sống một tháng trời trong cái cabin đó nói đùa trong bữa trưa: -
- Cái cabin ấy nhỏ đến mức khi cái ấy của tôi nó lên, tôi buộc phải mở cửa.
- Những người tập sự lấy đồ từ cái giường cao nhất xuống và nhét vào bất cứ chỗ nào có thể nhét được để trả chỗ ngủ cho anh chàng Philipinnes. Ngày hôm sau, khi những người tập sự đi ăn trưa, không hề hỏi ý kiến ai, anh chàng Philipinnes lôi cái thùng loa stereo của một trong hai người kia ra, đặt ngay bên cạnh chậu rửa và làm thành một cái bàn thờ. Một cái bàn thờ bình thường được thu nhỏ lại của một người công giáo. Với những bậc thang, với cây thánh giá, trên đó treo Chrystus được làm từ con búp bê Ken thu nhỏ, được gắn bằng một cái đinh nhỏ và có vương miện gai thu nhỏ được làm từ một dải kem đánh răng đã cứng lại và những mẫu tăm. Quanh cây thánh giá, anh ta treo một sợi đen với những chiếc đèn màu đỏ và màu ôliu nhấp nháy. Nguồn điện cho đèn để cạnh tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đang quỳ được làm từ một con búp bê mắt xếch. Con búp bê được quấn bằng mảnh vải trắng và ở phần ngực to quá cỡ bị hở ra được đính lại phía sau lưng bằng ghim, một trái tim lớn sơn màu đỏ bị gai xuyên qua.
- Khi những người tập sự trở lại sau bữa ăn, thì anh chàng Philipinnes đang quỳ và cầu nguyện thành tiếng, những chiếc đèn nhấp nháy trên bàn thờ nhỏ, còn cả cabin ngập trong mùi hương đang cháy âm ỉ trong chiếc cốc đánh răng trên chậu rửa.
- Anh chàng Philipinnes tỏ ra là một người công giáo chính thống – buổi cầu nguyện ban trưa trở thành một nghi lễ cho một ngày. Anh ta không biết là họ tưởng tượng ra niềm tin vào Chúa khác hơn. Anh ta lôi từ trong túi ra một chiếc ví có ảnh Giáo hoàng và hôn ngay trước mặt họ.
- Khi tin lan ra khắp tàu, thì tất cả mọi người đều đến cabin của những người tập sự và họ chỉ gật đầu, còn anh chàng người Philipinnes thì ngồi trên chiếc giường cao nhất sát trần và cười tự hào, và chắp tay cầu nguyện.
- Anh chàng Philipinnes là một thợ đánh cá cừ. Cũng như họ, anh có thể moi ruột cá rất thuần phục hàng giờ liền, bao giờ cũng sẵn sàng mang đến, châm và ngậm thuốc lá và bao giờ cũng cười khi mọi người cười. Sau ba tuần thì anh ta biết nói “mẹ kiếp” rất đúng chỗ và theo yêu cầu của những người tập sự anh đã thôi không thắp hương trong cabin nữa. Thậm chí mọi người còn bắt đầu thích anh và còn mời anh ta đến xem phim con heo ở cabin của tay thợ điện. Nhưng cuối cùng anh ta phải bỏ vì khi các pha gây cấn diễn ra, bị hưng phấn anh ta thở mạnh quá và điều này đã khiến anh ta mất tự nhiên.
- Sáu tuần sau, tay thợ điện bắt gặp anh chàng Philipinnes ở mũi tàu.
- Và khi đó anh ta đến cabin, gọi anh ra hành lang và nói:
- Anh nghe này, cái gã da vàng ấy đi khắp mũi tàu, quần tụt xuống và khoe khắp thiên hạ cái “tẩu” của hắn! Lạy Chúa tôi. Đúng thế. Tôi vừa mới ở đó về mà. Một cái cỡ X nghiêm chỉnh! Chúng ta chỉ còn thiếu mỗi cái này nữa thôi đấy.
- Quả là không thể tin được. Một người thích khoe của quý trên “tàu đánh cá”! Steward, người ở cùng cabin với tay thợ điện ngay lập tức chêm vào: “Một người công giáo thích khoe của quý trên tàu đánh cá”. Mặt khác, tại sao tất cả trong tám mươi người đàn ông ở đây bị tách khỏi đời sống tình dục bình thường trong nhiều tháng lại cứ phải là những người tình dục khác giới và như Alicja nói, “chuẩn mực về công giáo – tình dục khác giới”?
- Việc tay thợ điện không phản ứng tức thì và giả vờ ngắm nghía cái tẩu của anh chàng Philipinnes đã khuyến khích anh ta làm lại
- Họ rình anh ta. Anh yêu cầu họ đừng làm thế. Mọi người không nghe. Họ săn anh ta. Hôm ấy như thường lệ, sau bữa tối họ lại rình. Trời đã tối. Tay thợ điện đi lên mũi tàu, miệng ngậm thuốc lá. Anh chàng Philipinnes chợt ra khỏi chỗ tối và đứng cạnh thang máy. Mọi người liền bật tất cả các đèn pha trên mũi tàu, kể cả cái mạnh nhất cạnh cái cẩu hàng, mắt hướng về anh chàng Philipinnes đang đứng, quần tuột xuống tận đất. Tay thợ máy Một ấn còi báo động, những người tập sự bắt đầu gào lên qua loa bằng tiếng Anh. Anh chàng Philipinnes sợ đến nỗi vãi cả đái. Anh ta đứng, thò chim ra tè và lắc như bị động kinh. Anh ta bỗng đột ngột kéo quần lên rồi chạy về cuối tàu và nhảy xuống nước.
o O o
Khi mọi người kéo được anh ta lên boong thì người anh ta lạnh đến mức bác sĩ không dám chắc là anh ta có sống nổi không. Anh ta vẫn sống. Mọi người vội đưa anh ta đến Anchorage. Hai người cứu thương của Hội Chữ Thập Xanh Mỹ
cáng anh ta lên xe cấp cứu của bệnh viện đã kịp đến bến. Những người tập sự kéo cái bàn thờ thu nhỏ đựng trong hộp cáctông theo sau anh ta. Thuyền trưởng phải đến Văn phòng Cảng để giải quyết việc phạt thợ máy Một vì tội “vô cớ dùng còi báo động, đe dọa tính mạng nhân viên trên tàu”. Cho đến hết chuyến đi, không còn ai dám đến xem phim con heo ở chỗ tay thợ điện nữa
. Cho dù sau tai nạn của anh chàng Philipinnes, ai cũng muốn quên đi thật nhanh và không nhắc lại chuyện đó nữa, nhưng chính sau chuyến đi ấy, lần đầu tiên anh nói chuyện về đề tài Chúa thực sự cảm động và sâu sắc đến thế
. Anh từ ngư trường trở về Ba Lan. Bằng máy bay từ Anchorage đến Moskva – thời gian gần đây họ thuê toàn bộ dàn nhân viên cho những tàu nước ngoài và đưa nhân viên đến tàu bằng máy bay - ở khoang hạng nhất, cạnh thuyền trưởng, người mà anh quen từ những chuyến đi của của trường. Một huyền thoại thực sự của nghề đánh cá Ba Lan. Tốt nghiệp Trường Hàng hải Hoàng gia ở Scotlen, trên bốn mươi năm đi biển và làm hiệu trưởng Trường Hàng hải Ba Lan một thời gian ngắn, bởi xa biển, ông chỉ chịu được ở đó có 2 năm
Họ nói chuyện gần như suốt chuyến bay. Cả về tín ngưỡng và về Chúa nữa. -
Bởi anh thấy đấy, thưa sĩ quan – thuyền trưởng có thói quen nói với ai cũng “thưa sĩ quan”, thậm chí cả với những người tập sự - chỉ mới hai năm trước đây tôi mới tin vào Chúa, sau khi vợ tôi mất – ông nói, mắt nhìn ra cửa sổ. – Khi có cô ấy thì tôi chẳng cần đến Chúa. Đã bao nhiêu lần cô ấy bảo tôi hãy tin. Cô ấy lôi tôi đến nhà thờ, còn những khi tôi được ở lâu lâu trên đất liền, cô ấy chở tôi đi dự các buổi lễ đặt tên, đi đám cưới, đám tang. Thời gian cuối thì chủ yếu là đi đám tang. Bốn năm trước đây, khi cô ấy đã bị ung thư, tôi về Gdynia vào lễ Phục sinh và đề nghị cô ấy lấy tôi lần thứ hai. Và cô ấy, thưa sĩ quan, đã đồng ý. Sau tất cả những gì tôi đã làm với cô ấy, sau hàng chục lần tôi đã bỏ lại cô ấy một mình hàng tháng trời để theo những đàn cá rong ruổi khắp thế giới. Sau những lễ Phục sinh vắng tôi, những lần sinh nhật và những lúc bọn trẻ ốm vắng tôi và sau ngần ấy đám tang vắng tôi. Anh hãy tưởng tượng mà xem, thưa sĩ quan!? Cô ấy đã đồng ý!
- Và khi ấy tôi đã gọi điện cho ông mục sư quen, người đã từng ở chỗ chúng ta trên “Turlejski” – anh cũng đã ở “Turlejski” với tôi phải không, thưa sĩ quan? – và là thợ máy Hai, chỉ có điều sau đấy ông ta bị điên và đã vào tu viện. Và tôi bảo ông ta là một tuần nữa tôi với Marta sẽ đến Lublin để làm lễ cưới trong nhà thờ của ông, lễ cưới mà ba mươi bảy năm về trước đã không có thời gian dành cho nó vì mải đi biển. Và nhờ ông lo cho một dàn đồng ca và người chơi đại phong cầm, và làm sao để tôi không phải học qua các khóa học mà bây giờ người ta thường làm trước đám cưới.
- Anh nhớ là sau khi nói vậy, thuyền trưởng ngừng lại một lúc, vẫy tay gọi cô tiếp viên và khi cô này đến ông nói:
- Cô có thể đổi cho tôi sâmbanh lấy chai vốtca lạnh được không?
- Khi cô tiếp viên đi, ông nói tiếp:
- Nhưng thậm chí ngay cả lúc tôi cùng với cô ấy đến bên bàn thờ trong lễ cưới, tôi vẫn chưa tin vào Chúa. Bởi đến khi đó tôi vẫn chưa cần đến cả Chúa, cả tín ngưỡng. Đặc biệt là tôi không cần đến tín ngưỡng. Bởi tín ngưỡng đôi khi, thưa sĩ quan, có một chút gì đó như ma túy. Bởi đôi khi tín ngưỡng giúp người ta dễ dàng yêu nhân loại hơn là yêu một người bạn cùng ca trực.
- Tôi bắt đầu tin kể từ khi cô ấy mất và tôi cảm thấy trống trải khủng khiếp trên thế gian này, và tôi phải tìm cho mình một ai đó, để không cô đơn như một ngón tay mỗi khi từ cầu tàu trở về nhà. Và khi đó tôi nghĩ rằng Marta cũng không muốn cô đơn và có thể cô ấy đã có lý trong suốt cuộc đời. Và khi đó tôi đã tìm thấy Chúa.
- Đôi khi tôi nghĩ là mình đã tìm thấy Người, còn sau khi Marta mất, đôi khi đơn giản là tôi thay đổi Chúa mà không thay đổi lời xưng tội. Nhưng ở trên tàu thì không có Chúa và tín ngưỡng. Từ ba mươi năm nay tôi đã sống như thế
- Nào sĩ quan, chúc sức khỏe – ông kết thúc, cười và nâng ly rượu.
- Khi họ uống cạn, ông ngã người ra và nói thêm:
- Nhưng tôi nói để anh biết, thưa sĩ quan, rằng nếu anh không có người đàn bà của mình, thì khi đó có Chúa sẽ tốt hơn cho con người ta trong cuộc đời này…
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tình Nhân
Janusz Leon Wiśniewski
Tình Nhân - Janusz Leon Wiśniewski
https://isach.info/story.php?story=tinh_nhan__janusz_leon_wisniewski