Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Luyến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
L
ính Lạc Đạo của linh Mục Nguyễn Văn Chỉnh đêm nào cũng hành quân ở An Tập. Họ tác yêu tác quái, không coi ai ra gì. Những gia đình có chồng con, anh em theo kháng chiến, vào bộ đội, họ đều kê họng súng vào cổ, tra vấn quái đản, nói năng xách mé. Nhiều người bị báng súng giáng xuống thân thể. Họ còn tịch thu đồ đạc của dân, bảo làm chứng cớ. Lính Lạc Đạo gọi đó là những cuộc hành quân tiễu trừ cộng sản. Thực ra, họ đi càn quét hôi đồ.
Chính quyền Bảo Hoàng muốn làm sáng chính nghĩa quốc gia, cứ ngó ngơ chuyện này. Pháp cũng thế. Họ chỉ bắn nhau với kẻ thù ngoài trận địa, để chính trị cho Bảo Hoàng thao túng thị xã.
Một đạo quân do Pháp cung cấp đầy đủ súng đạn ra đời, không cần đến chính sách, sắc luật, sắc lệnh của Bảo Hoàng; không thèm biết luật pháp, tòa án của Bảo Hoàng, luôn luôn, xử tội đám giặc cỏ và bắt chúng nó xử tử, tù đầy, thú nhận tội ác chúng nó gây ra. Quận trưởng Vũ Tiên đành bó tay. Lính Lạc Đạo đã đâm sau lưng Bảo Hoàng và Pháp những nhát dao chí mạng. Dân chúng ngoại đạo, xưa nay, vẫn quý mến dân chúng nội đạo. Linh mục Nguyễn Văn Chỉnh và Lạc Đạo đã tạo nên cảnh chia rẽ tôn giáo trầm trọng ở những làng lân cận Vũ Tiên.
Ngoài thị xã, dân chúng đã khổ vì lính Bảo Chính, lính Lạc Đạo. Trong thị xã, dân chúng khổ hơn; Nguyễn Văn Chỉnh, linh mục chính tòa, Vương Văn Chừ, đại úy Bảo Chính, Trần Ngự Chiêu, trưởng ty công an... Mỗi vị là một sợ hãi lớn dần. Hôm nay, tháng 4, trời ấm áp, dân thị xã bắt đầu lo ngay ngáy: lính Bùi Chu - Phát Diệm của linh mục hoàng Quỳnh đã sang Thái Bình.
Bùi Chu - Phát Diệm là vùng đất tự trị. Lính của linh mục Hoàng Quỳnh sao không đồn trú khu tự trị, giữ gìn an ninh, trông chừng giặc giã, lại kéo nhau sang Thái Bình làm gì? Chắc bên kia sông Trà Lý nổ lớn, thiếu quân án ngữ, Bộ tối cao chỉ huy quân đội liên hiệp Pháp phải thuê lính Bùi Chu - Phát Diệm sang đây đánh mướn? Những chiếc xe căm nhông chở lính Bùi Chu - Phát Diệm, từ Nam Định qua phà Tân Đệ, vào thị xã. Đến ngã tư Vũ Tiên, xe chạy từ từ để lính Bùi Chu - Phát Diệm ngắm cảnh Thái Bình tiêu thổ kháng chiến. Dân chúng phố chính ra tận vỉa hè xem.
Khoa và Luyến cũng ra xem đạo nghĩa binh Bùi Chu - Phát Diệm. Họ mặc quần áo như lính Pháp xông trận, chân đi giầy xăng đá, đầu đội mũ cao bồi, bẻ một nửa vành làm duyên. Lon lá của họ khác với lon lá Bảo Chính Đoàn. Khuôn mặt họ đặc sệt chất Bùi Chu - Phát Diệm, giấu cách nào chả nổi. lính Bùi Chu - Phát Diệm đứng lên, quay mặt hai bên thành căm nhông, vẫy tay lia lịa, cười rất tươi. Dân thị xã cười lớn hơn, cười chế nhạo lính Bùi Chu - Phát Diệm, họ không hiểu.
- Hoan hô lính Buôi Chu - Phát Riệm!
Một người chào mừng họ bằng chính giọng họ phát âm. Trên xe, lính Bùi Chu - Phát Diệm móc thuốc là Gauloises Pháp mới phát cho, ném xuống, y hệt thuốc lá Tây quăng.
- Đừng để Việt Minh bắn tan xác. Các anh về với em nhé, Phát Riệm - Buôi Chu!
Một cô gái khôi hài đen. Chỉ khoáai lính đánh thuê Bùi Chu - Phát Diệm chết hết.
Người này:
- Phát Riệm cương quyết không đánh thuê!
Người nọ:
- Tiền nhiều hãy đánh thuê nghe, Buôi Chu!
Đoàn xe căm nhông đi hết. Nó rẽ vào giáo đường. lính Bùi Chu - Phát Diệm sẽ đóng quân chung quanh nhà thờ thị xã. Linh mục Nguyễn Văn Chỉnh sẽ hài lòng ghê. Dân chúng tản mạn về nhà. Họ bàn tán về lính Bùi Chu - Phát Diệm.
- Chẳng hiểu lính Bùi Chu - Phát Diệm có hỗn láo như lính Lạc Đạo không?
- Chúng nó như nhau.
- Cố đạo Hoàng Quỳnh cũng là cố đạo Nguyễn Văn Chỉnh.
- Cố đạo Nguyễn Văn Chỉnh ra cái thớ gì.
- Đúng. Cố đạo Nguyễn Văn Chỉnh xách dép cho cố đạo Hoàng Quỳnh không đáng.
- Chúng nó là kiêu binh Bùi Chu - Phát Diệm đấy.
- Như kiêu binh thời chúa Trịnh, hả?
- Sợ còn hơn.
- Kiêu binh thời chúa Trịnh toàn dân Nghệ An. Kiêu binh Bùi Chu - Phát Diệm toàn dân Ninh Bình.
- Kiêu binh mà đi đánh thuê?
- Đánh thuê nộp tiền cho cố đạo Hoàng Quỳnh.
- Pháp nó nghĩ gì về lính Bùi Chu - Phát Diệm đánh thuê cho nó?
- Dùng có lợi thì cứ dùng. Chứ Pháp nó khinh ra mặt!
Dân thị xã lạ lắm. Những người chung một dòng máu Thái Bình, khi bị úc hiếp, cam đành chịu ức hiếp. Sự ức hiếp đến mức nào ngừng lại, dân thị xã không bao giờ chống đối. Sự ức hiếp quá độ, sẽ bị chống đối theo từng giai đoạn. Dân thị xã về tề, đương nhiên quy thuận Pháp rồi, theo Pháp chống cách mạng thì chưa. Họ trung lập giữa Pháp và cách mạng, nghiêng cảm tình về cách mạng. Dân thị xã coi Bảo Hoàng bằng nửa con mắt. Chính phủ Bảo Hoàng bù nhìn rõ rệt. Dân chúng trọng chữ tín vô cùng. Người lớn đã nói, phải trung thành với lời nói, dân mới theo. Bảo Đại tuyên bố: Thà làm công dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ. Lời nói chưa kịp nuốt nước bọt, Bảo Đại đã làm quốc trưởng một nước nô lệ rồi. Cái chính nghĩa quốc gia không đời nào sáng tỏ nổi. Pháp chia sẻ quyền bính nát bấy. Và, phi luật pháp. Lính Lạc Đạo do Pháp ở Thái Bình nâng đỡ và dung túng. lính Bùi Chu - Phát Diệm được gọi sang đánh thuê. Dân thị xã mất niềm tin vào Pháp.
Giá như Bảo chính đoàn, Pác ti dăng, Phật giáo hay Thiên Chúa giáo đánh phá cách mạng, chẳng ai nói gì. Đằng này lính Lạc Đạo và Bùi Chu - Phát Diệm toàn những người đi đạo, đánh phá cách mạng, đánh phá luôn dân chúng đi đời sống trong vùng tề. Hỏi sao dân chúng không chịu nổi? Sự ức hiếp đã dài quá một năm, lính Lạc Đạo chưa thay đổi cung cách sống. Tự mấy trăm năm, ngày các linh mục Tây ban nha, Bồ đào nha, Pháp... sang nước ta truyền giáo, đạo Thiên Chúa sáng rực bầu trời Việt Nam, ngang hàng cùng đạo Khổng-Mạnh, đạo Lão, đạo Phật. Các vua u tối nhà Nguyễn đã sát đạo Thiên Chúa một cách dã man, tàn bạo. Đạo thầm lặng đã thắng vua hung bạo. Đạo Thiên Chúa có võ trang chống triều đình đâu? Người ta theo cái đức bác ái, vị tha của Chúa Giê xu mà thờ phụng Ngài. Hãy tìm kiếm trong tiếu lâm, ca dao xem có truyên, có câu thơ nào châm biếm, mỉa mai đạo Thiên Chúa? Ca dao đã chết từ trăm năm nay, nhưng mấy trăm năm về trước, ngay cả khi đạo Thiên Chúa gặp nạn, cảm hứng nào đã bắt thi sĩ ca dao lặng thinh trước Chúa? Không thể riêng đi đạo mới tôn vinh Chúa, đi đời còn tôn vinh Chúa nhiều hơn. Một đêm Giáng Sinh của người đi đời nồng thắm gấp bội 365 ngày của người đi đạo cầu nguyện. Người ta vẫn vui vẻ sống chung, chẳng hề chia rẽ tôn giáo.
Linh mục Nguyễn Văn Chỉnh và linh mục Hoàng Quỳnh không học lịch sử. Càng không học Thiên Chúa giáo sử ở Việt Nam. Các ông mới võ trang người công giáo thành những kiêu binh trong đạo quân Lạc Đạo và Bùi Chu - Phát Diêm, và xúi giết cách mạng, trong khi cách mạng không tàn sát, không thể tàn sát người công giáo như Minh Mạng.
Chuyện lính Bùi Chu - Phát Diệm dân thị xã nói chưa hết. Thì lại một tin mới: Mỹ qua Thái Bình. Buồn đi vui tới. Tấp nập. Mỹ chưa sang Thái Bình, chỉ nhân viên Việt Nam làm ở cơ quan viện trợ Mỹ đến thị xã thôi. Những người này đem chiếc xe mới toanh, láng bóng, sơn trắng y như xe của ty thông tin về thị xã, làm phương tiện lưu thông. Xe kín mít, hai bên viết chữ VIỆN TRỢ Mỹ, dưới vẽ hình hay bàn tay nắm chặt lấy nhau trên cờ sao sọc. Hai bàn tay thẳng hàng. Bàn tay nắm to hơn và mạnh hơn bàn tay bị nắm. Chắc bàn tay nắm là Mỹ, bàn tay bị nắm là nước nhận viện trợ. Cái bàn tay của chính phủ Mỹ đã kiêu ngạo và phách lối rồi! Không hiểu người Mỹ có phách lối và kiêu ngạo? Người Mỹ còn ở Sàigòn, Hà Nội, chưa thèm về Thái Bình đâu.
Xe viện Trợ Mỹ chạy khắp phố thị xã, oang oang phát thanh tại những chỗ dừng lại. Người ta nói: Mỹ giầu có và nhân đạo, viện trợ cho cả thế giới, cả Pháp và Đức, cả Ý và Nhật... Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam đủ thứ. Bây giờ, Mỹ viện trợ Thái Bình thực phẩm và thuốc DDT diệt trừ muỗi. Ngày mai, Mỹ sẽ viện trợ dân thị xã sữa bột, phó mát, vải vóc và DDT. Đồng bào chú ý. Mi cô của Mỹ tối tân, hô pác lơ của Mỹ vô địch, tiếng nói đâm vào lòng dân thị xã. Tuyên truyền nhân đạo của Mỹ giản dị, mộc mạc và có sữa, phó mát, thế là siêu đẳng. Sau đó, người ta mở cửa sau, phát sách in bằng song ngữ Anh-Việt: Vài nét đan thanh về nước Mỹ và cờ Mỹ giấy. Lần đầu tiên, dân thị xã chiêm ngưỡng quốc kỳ Mỹ. Đợi ngày mai, lĩnh sữa bột, phó mát và vải vóc, thị xã mới hoan nghênh Hoa kỳ giầu tình thương.
Khoa chạy sang nhà Luyến:
- Anh biết tin Viện Trợ Mỹ đã đến thị xã chưa?
Luyến cười tủm:
- Thị xã bé nhỏ, cách xa năm cây số còn nghe được alô alô của máy phóng thanh Mỹ mà.
Khoa nói:
- Nó cho em cuốn sách Vài nét đan thanh về nước Mỹ, song ngữ, em học tiếng Anh bằng cuốn này sẽ giỏi, anh ạ!
Luyến gật đầu:
- Ừ. Cần một cuốn tự điển thật tốt nữa.
Luyến ưu tư. Chẳng biết người Mỹ sang Thái Bình làm gì? Tại sao Mỹ kh6ng giúp Pháp ổn định tình hình bên kia sông Trà Lý? Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân, Phụ Dực, Quỳnh Côi... chiến trận đang nặng. Pháp phải thuê lính Bùi Chu - Phát Diệm tăng cường. Thế mà Mỹ lại đem sữa bột, phó mát, vải vóc viện trợ dân thị xã. Thì lạ lắm.
Thị xã Thái Bình bé nhỏ, trước ngày 9 tháng 3 năm 1945, đã bị đè lên đầu mình hai ông khách Pháp và Nhật. Khách Nhật chán ông chủ Việt Nam làm nô lệ cho hai người. Bèn đảo chính đuổi ông khách Pháp đi cho đỡ bẩn mắt. Ông khách Pháp đi, rồi ông khách Pháp lại về, một mình một chiếu thảnh thơi ngồi. Vẫn Bảo Đại làm nô lệ cho khách. Bình cũ thay đổi rượu mới cho hợp thời đại. Bây giờ, ông khách Mỹ cũng lò dò tới đây. Ông khách Mỹ có bắt chước ông khách Nhật không? Người Mỹ giầu có và nhân đạo. Không, chẳng có thằng ngoại quốc nào thưong mình cả. Sữa bột và phó mát là bước đầu trong âm mưu gì đó của người Mỹ.
Luyến cứ lặng thinh suy nghĩ. Để mặc Khoa đọc sách.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thằng Luyến
Duyên Anh
Thằng Luyến - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=thang_luyen__duyen_anh