Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nhím Thanh Lịch
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2: Những Phép Màu Của Nghệ Thuật
T
ôi tên là Renée, năm mươi tư tuổi. Từ hai mươi bảy năm nay, tôi làm công việc gác cổng ở tòa nhà số 7 phố Grenelle, một dinh thự to đẹp có sân vườn bên trong, chia làm tám căn hộ cực kỳ cao cấp, tất cả đều có người ở và đều rất rộng. Tôi đã góa chồng, người thấp, xấu xí, béo ủng, bị chai chân và vào những buổi sáng khó ở, tôi còn thở như voi mamút. Tôi không được học hành, vốn dĩ luôn nghèo khổ, kín đáo và mờ nhạt. Tôi sống một mình cùng mới một chú mèo đực to béo, lười nhác và chẳng có gì đặc biệt ngoài việc chân bốc mùi khó chịu khi bị trái ý. Cả nó và tôi đều không mấy cố gắng để hòa nhập với đồng loại sống xung quanh. Vì tôi hiếm khi tỏ ra dễ gần, cho dù luôn lễ phép, nên người ta không yêu quý tôi, nhưng dù sao họ cũng chịu đựng tôi, bởi vì tôi quá đúng với hình mẫu mà xã hội vẫn quan niệm về một người gác cổng của tòa nhà: tôi là một trong vô vàn bánh xe làm quay ảo tưởng lớn và phổ biến cho rằng ý nghĩa của cuộc sống dễ dàng được nhận ra. Và vì ở đâu đó có viết là các bà gác cổng thường già, xấu xí và khó tính, cho nên ngay dưới vòm trời đáng ghét kia cũng được khắc hàng chữ lửa nói rằng các bà gác cổng ấy nuôi những con mèo béo ú lười nhác, chúng thường ngủ gà gật cả ngày trên những chiếc gối tựa, vỏ gối được móc bằng tay.
Tương tự như vậy, người ta cũng cho rằng các bà gác cổng suốt ngày xem tivi, trong khi con mèo của họ ngủ lơ mơ, rằng tiền sảnh của các tòa nhà nhất định phải có mùi thịt bò hầm rau, mùi súp bắp cải hay ragu nấu đỗ. Tôi vô cùng may mắn được làm gác cổng ở một tòa nhà sang trọng. Tôi thẹn đó. Ông de Broglie, cố vấn Tham chính viện sống ở tầng hai, đã có giải pháp cho vấn đề này. Ông muốn chứng tỏ với bà vợ rằng cách giải quyết của mình lịch thiệp nhưng cương quyết: tống khứ những thứ mùi bình dân ra khỏi không gian chung. Tôi nhẹ nhõm cả người, nhưng tôi giữ kín điều này hết mức, bề ngoài vẫn làm ra vẻ đây chỉ là sự phục tùng miễn cưỡng.
Đó là chuyện của hai mươi bảy năm trước. Từ đó hàng ngày tôi đến cửa hàng thịt mua một lát giăm bông hay gan bê rồi nhét vào trong túi lưới, giữa gói mì và bó cà rốt. Tôi khoái chí trưng ra thức ăn của người nghèo, nhưng đó là những loại thức ăn được đề cao do có đặc điểm đáng kể là không gây mùi - vì tôi nghèo nhưng lại sống trong nhà của những người giàu có -, để cùng lúc thỏa mãn được cả điều kiện đã thỏa thuận và con mèo của tôi. Chú mèo Léon béo lên chỉ nhờ những đồ ăn lẽ ra dành cho tôi, nó ních chặt bụng những thịt lợn và mì trộn bơ, trong khi đó tôi có thể thấy no mà không gây xáo trộn khứu giác của người khác và chẳng ai nghi ngờ gì về khẩu vị của tôi.
Vấn đề tivi thì nan giải hơn. Hồi chồng tôi còn sống, tôi vẫn quen với chuyện ông ấy kiên nhẫn xem tivi và tránh cho tôi gánh nặng này. Tiếng tivi vọng đến tiền sảnh tòa nhà đủ để tiếp tục kéo dài trò chơi của các thứ bậc xã hội. Sau khi Lucien mất, tôi phải vắt óc suy nghĩ để duy trì vẻ bề ngoài như vậy. Khi còn sống, ông ấy gánh đỡ cái nghĩa vụ bất công này cho tôi; khi mất đi, ông ấy mang theo cả cái vẻ ít học, vốn là thành trì không thể thiếu được để chống lại sự ngờ vực của những những xung quanh.
Tôi đã tìm được giải pháp nhờ sử dụng thiết bị không nút bấm.
Từ nay, cái chuông nối với một cơ chế hồng ngoại giúp tôi biết được những ai đã đi qua đi lại trong sảnh, vì thế người ta không cần bấm bất cứ nút chuông nào mà tôi vẫn biết sự có mặt của họ, mặc dù tôi ở khá xa. Trong khi đó, tôi ở căn phòng trong cùng, nơi tôi thích ngồi trong phần lớn thời gian nhàn rỗi của mình. Ở đó không có tiếng ồn và các loại mùi luôn đi kèm thân phận của tôi, tôi có thể sống theo ý mình mà không bị tách rời khỏi những thông tin cốt yếu đối với công việc thường trực: ai vào, cùng với ai và vào lúc nào.
Như vậy, khi đi qua sảnh, những người sống trong tòa nhà nghe thấy âm thanh nghèn nghẹt, qua đó họ biết rằng có một chiếc tivi đang được bật và, do thiếu trí tưởng tượng chứ không phải do có cảm hứng tưởng tượng, họ nghĩ tới hình ảnh bà gác cổng say sưa trước máy thu hình. Trong khi đó, tôi lui vào chiếc ổ của mình, không nghe thấy gì nhưng tôi biết ai đang qua lại. Trong căn phòng bên cạnh, qua ô cửa mắt bò đối diện với cầu thang, ẩn sau tấm rèm bằng vải mutxơlin trắng, tôi bí mật nhận diện người qua lại.
Băng video, rồi sau đó là đĩa DVD thần diệu xuất hiện càng làm thay đổi triệt để hơn nữa các sự kiện theo ý muốn của tôi. Do hiếm khi có chuyện một bà gác cổng khoái xem phim Chết ở Venise và từ phòng của bà ấy lại vọng ra tiếng nhạc của Mahler, nên tôi rút bớt số tiền tiết kiệm mà hai vợ chồng khó khăn lắm mới ki cóp được, để mua một cái tivi khác đặt trong phòng riêng của tôi. Trong khi chiếc tivi ở bên ngoài, vật bảo đảm cho cuộc sống bí mật của tôi, vẫn gào rú mà tôi không nghe những chuyện điên rồ dành cho những kẻ không có đầu óc, thì tôi ngây ngất xúc động, nước mắt tuôn trào trước phép màu của nghệ thuật.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 1
Theo những vì sao
Trong bình cá vàng
Tiêu tan
Bề ngoài, đôi khi người lớn bỏ thời gian để ngồi và ngắm nhìn cái thảm họa chính là cuộc đời họ. Khi đó, họ luôn ca thán mà không hiểu gì, và cũng giống như lũ ruồi luôn luôn lao vào cùng một tấm kính, họ chạy đôn đáo, đau khổ, suy sụp, sa sút tinh thần và tự hỏi về những sự việc rắc rối đã đưa họ đến nơi mà họ không mong muốn. Thậm chí những người thông minh nhất còn biến điều đó thành một thứ tôn giáo: sự trống rỗng đáng khinh bỉ của cuộc sống tư sản! Đã có những kẻ vô liêm sỉ kiểu này cùng ăn tối cùng với bố tôi: "Ước mơ thời trẻ của chúng ta ra sao rồi?" họ hỏi, vẻ tỉnh ngộ và thỏa mãn. "Đã bay đi hết và cuộc đời là một con chó." Tôi rất ghét sự sáng suốt giả tạo này của tuổi trưởng thành. Sự thật là họ cũng như biết bao người khác,vẫn là những đứa trẻ không hiểu điều gì đã xảy ra với chúng và tỏ ra rất cứng rắn trong khi thật ra lại đang muốn khóc.
Tuy nhiên, điều này rất dễ hiểu. Sai lầm chính là việc bọn trẻ tin vào lời nói của người lớn, và khi đã trở thành người lớn, chúng lại trả thù bằng cách lừa dối con của chính mình. "Người lớn giữ bí mật cuộc sống" là lời nói dối phổ biến mà tất cả mọi người buộc phải tin theo. Ở tuổi trưởng thành, khi người ta hiểu ra đó không phải là sự thật thì đã quá muộn. Bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn nhưng số năng lượng sẵn có thì đã bị lãng phí từ lâu vào những việc ngớ ngẩn. Khi đó người ta chỉ còn biết tự ru ngủ bằng cách cố sống của mình và lừa dối chính con cái mình để cố tự thuyết phục mình hơn nữa.
Trong số những người mà gia đình tôi thường qua lại tất cả đều đi theo cùng một con đường: thời trẻ, họ cố thử kiếm lợi từ trí tuệ của mình, vắt kiệt sức như vắt chanh để theo đuổi con đường học hành và kiếm cho mình một vị trí cấp cao, rồi cả cuộc đời phải hoảng hốt tự hỏi tại sao những hy vọng đó lại dẫn đến một sự tồn tại vô nghĩa đến vậy. Người ta cho rằng mình theo đuổi những vì sao, nhưng kết cục họ lại giống như lũ cá vàng trong bình cá cảnh. Tôi tự hỏi liệu có đơn giản hơn không khi ngay từ đầu, người ta dạy cho lũ trẻ con rằng cuộc sống là vô nghĩa. Việc này chắc chắn sẽ làm mất đi một vài khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi thơ, nhưng sẽ giúp người ta tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể khi lớn lên - chưa nói tới việc người ta sẽ tránh được ít nhất một chấn thương, đó là chấn thương với bình cá.
Năm nay tôi mười hai tuổi, sống ở nhà số 7, phố Grenelle, trong căn hộ dành cho người giàu. Bố mẹ tôi giàu, gia đình tôi giàu, do đó tôi và chị tôi cũng sẽ giàu. Bố tôi từng là bộ trưởng, hiện nay là nghị sĩ và chắc chắn sẽ lên tới chủ tịch Quốc hội, sẽ uống rượu trong hầm của lâu đài Lassay 1. Mẹ tôi... Vâng, mẹ tôi không phải là một ngôi sao nhưng được học hành tử tế. Bà theo học tiến sĩ văn chương. Bà viết giấy mời ăn tối không có một lỗi nào và thường làm khổ chúng tôi bằng những câu trích dẫn văn học ("Colombe, đừng xử sự như công tước Guermantes 2", "Rận con của mẹ, con đúng là công tước Sanseverina 3").
Mặc dù vậy, mặc dù may mắn và giàu có, nhưng từ lâu lắm rồi, tôi biết rằng điểm đến cuối cùng chính là bình cá. Tại sao tôi lại biết điều đó? Bởi vì tôi rất thông minh. Thậm chí đặc biệt thông minh. Nếu so với lũ trẻ con bằng tuổi tôi thì thật là một trời một vực. Vì không muốn bị chú ý và vì trong một gia đình mà trí tuệ là giá trị tối thượng, một đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt sẽ không bao giờ được bình yên, nên khi ở trường, tôi cố gắng giảm bớt thành tích của mình, nhưng ngay cả như thế, tôi vẫn luôn đứng đầu lớp. Người ta có thể nghĩ rằng học cùng với những đứa trẻ bình thường là quá đỗi dễ với tôi, khi ở tuổi mười hai, tôi đã có trình độ của một sinh viên dự bị đại học sư phạm năm thứ hai. Nhưng không hề! Tôi phải khổ sở để tỏ ra thấp kém hơn trình độ thật của mình. Tuy nhiên, về mặt nào đó, điều này giúp tôi không chết vì buồn: tôi dùng tất cả thời gian lẽ ra dùng vào việc học và hiểu để bắt chước phong cách, các câu trả lời, các cách làm, các mối lo lắng và các lỗi nhỏ nhặt của những học sinh giỏi bình thường. Tôi đọc tất cả những gì cô bạn Constance Baret, đứng thứ hai ở lớp, viết trong giờ toán, giờ tiếng Pháp và giờ lịch sử, và do đó tôi biết mình phải làm gì: tiếng Pháp là một loạt từ liên kết với nhau chặt chẽ và đúng chính tả, toán là viết lại một cách máy móc những phép tính vô nghĩa, còn lịch sử là một chuỗi sự kiện gắn với nhau bằng những kết nối logic. Nhưng ngay cả khi so sánh với người lớn, tôi cũng tinh nhanh hơn đa số họ. Thế đấy. Tôi không đặc biệt tự hào về điều này vì tôi chẳng liên quan gì cả. Nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ không đi tới bình cá. Đó là một quyết định đã được cân nhắc kỹ. Ngay cả đối với một người thông minh như tôi, cũng học rất giỏi, cũng khác với những người xung quanh và tài giỏi hơn đa số, thì cuộc đời cũng đã được vạch sẵn, buồn đến phát khóc: dường như không một ai nghĩ đến chuyện nếu sự tồn tại là vô nghĩa, thì thành đạt cũng không có giá trị gì hơn thất bại. Chỉ thoải mái hơn thôi. Lại nữa: tôi cho rằng sự sáng suốt làm cho thành công trở nên cay đắng, trong khi sự tầm thường luôn cho phép hy vọng điều gì đó.
Vậy là tôi quyết định. Tôi sắp qua tuổi trẻ con, nhưng mặc dù tin chắc rằng cuộc đời là một trò đùa, tôi vẫn không nghĩ rằng mình có thể chống chọi đến cùng. Thực ra, chúng ta đều được lập trình để tin vào cái không tồn tại, bởi chúng ta là những sinh vật không muốn đau khổ. Thế là chúng ta tiêu tốn tất cả sức lực để tự thuyết phục bản thân rằng có những thứ xứng đáng với công sức bỏ ra và rằng vì thế mà cuộc sống có ý nghĩa. Tôi rất thông minh, nhưng vô ích, tôi không biết có thể chiến đấu chống lại sự tiến triển sinh học này trong bao lâu nữa. Trong tương lại, khi bước vào cuộc chạy của người lớn, liệu tôi có còn đủ khả năng đối mặt với ý thức về sự vô nghĩa không? Tôi không tin là có. Chính vì thế, tôi đã quyết định: cuối năm học này, đúng vào sinh nhật mười ba tuổi của tôi, ngày mười sáu tháng Sáu tới đây, tôi sẽ tự tử. Cần lưu ý là tôi không định làm việc đó một cách ầm ĩ, như thể đây là một hành động dũng cảm hay thách thức. Ngược lại, tôi không muốn ai nghi ngờ gì cả. Người lớn có mối liên hệ quá khích với cái chết, nó trở thành một sự kiện lớn lao, người ta cứ làm to chuyện chứ đây chỉ là sự việc bình thường nhất trên đời. Thực ra điều quan trọng đối với tôi không phải là chết mà là chết như thế nào. Phần Nhật trong tôi đương nhiên nghiêng về seppuku 4. Khi nói "phần Nhật trong tôi", tức là tôi muốn nói: tình yêu của tôi với nước Nhật. Tôi học lớp tám, và dĩ nhiên tôi chọn tiếng Nhật làm ngôn ngữ thứ hai. Thầy giáo dạy tiếng Nhật không khó tính, ông nói nuốt từ tiếng Pháp và rất hay gãi đầu lúng túng, may mà cuốn sách giáo khoa không đến nỗi nào. Từ khi khai giảng tới giờ tôi đã tiến bộ nhiều. Hy vọng rằng sau vài tháng nữa tôi có thể đọc nguyên bản của những cuốn manga yêu thích. Mẹ tôi không hiểu nổi tại sao một-đứa-con-gái-thông-minh-như-con mà lại thích đọc manga. Tôi thậm chí không buồn giải thích với mẹ rằng "manga" trong tiếng Nhật chỉ có nghĩa là "truyện tranh". Mẹ cho rằng tôi đã bị nhiễm thứ văn hóa thấp kém, còn tôi thì không giải thích để mẹ hiểu đúng. Tóm lại, sau vài tháng nữa, tôi sẽ đọc được truyện của Taniguchi bằng tiếng Nhật. Nhưng tôi phải nói tiếp câu chuyện: việc này phải diễn ra trước ngày mười sáu tháng Sáu, vì ngày mười sáu tháng Sáu, tôi sẽ tự tử. Nhưng không phải kiểu seppuku. Chết kiểu đó thật đầy ý nghĩa và cao đẹp, nhưng... tóm lại... tôi không muốn đau đớn tí nào. Quả thật, tôi ghét đau đớn; tôi thấy rằng khi người ta quyết định chết, chính là vì người ta cho rằng nó nằm trong trật tự các sự việc, nên cần phải hành động nhẹ nhàng. Cái chết, đó hẳn phải là một sự chuyển tiếp êm ái, bước trượt nhẹ nhàng tới nơi yên nghỉ. Có những người tự tử bằng cách nhảy qua cửa sổ tầng năm, hoặc uống thuốc tẩy Javel, hoặc treo cổ! Thật điên rồ! Thậm chí tôi thấy như vậy thật là đáng xấu hổ. Chết để làm gì nếu không phải là để tránh đau đớn? Về phần tôi, tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho lối thoát của mình: từ một năm nay, hàng tháng tôi đều lấy một viên thuốc ngủ trong cái hộp để ở đầu giường của mẹ. Mẹ dùng nhiều thuốc đến nỗi nếu ngày nào tôi cũng lấy một viên thì mẹ cũng không nhận thấy được, nhưng tôi quyết định phải hết sức thận trọng. Không nên phó mặc cho may rủi khi mình có một quyết định mà người khác không dễ gì hiểu được. Không thể tưởng tượng được mọi người sẽ nhanh chóng chặn ngang những dự định là ta thích nhất như thế nào, với những câu nói vô vị kiểu như "ý nghĩa của cuộc sống" hay "tình yêu con người". Rồi lại: "tuổi thơ thiêng liêng".
Thế là tôi bình thản tiến dần đến ngày mười sáu tháng Sáu mà không hề lo sợ. Có kẻ chỉ hơi tiếc một chút. Nhưng thế giới như nó vốn có không phải để dành cho những nàng công chúa. Điều đó không có nghĩa là vì định chết mà người ta phải sống lay lắt như một cây rau đã thối. Thậm chí hoàn toàn ngược lại. Điều quan trọng không phải là chết, cũng không phải là chết ở tuổi nào, mà là người ta đang làm gì vào lúc chết. Trong truyện của Taniguchi, các nhân vật chính chết khi đang trèo lên đỉnh Everest. Nhưng vì tôi không có cơ hội leo thử K2 5 hay Grandes Jorasses 6 trước ngày mười sáu tháng Sáu tới, nên đối với tôi, đỉnh Everest là một đòi hỏi trí tuệ. Tôi tự đặt mục tiêu là phải nghĩ ra được càng nhiều càng tốt những bài suy nghĩ sâu và viết chúng vào cuối vở này: nếu như không điều gì có ý nghĩa cả, thì ít nhất trí óc cũng đi ngược lại được ý kiến này, đúng không? Nhưng vì phần Nhật trong tôi khá lớn, nên tôi thêm một yêu cầu bắt buộc: suy nghĩ sâu đó phải được viết dưới dạng thơ ngắn kiểu Nhật: hokku (ba câu) hay tanka (năm câu).
Bài hokku mà tôi thích nhất là của nhà thơ Basho:
Túp lều của dân chài
Lẫn với cá tôm
Những chú dế mèn!
Đó không phải là bình cá, không, đó là thơ ca!
Nhưng trong thế giới mà tôi đang sống có ít chất thơ hơn trong túp lều của dân chài Nhật Bản. Liệu các bạn có thấy bình thường không khi bốn người sống trong căn hộ bốn trăm mét vuông, trong khi rất nhiều người khác, có thể trong số đó có cả những nhà thơ không được công nhận thậm chí không có cả một nơi ở tạm được và mười lăm người phải chen chúc trong hai mươi mét vuông? Mùa hè năm nay, khi thấy báo chí nói rằng tại châu Phi, người dân sống trong một tòa nhà tồi tàn đã chết vì cháy cầu thang, tôi nảy ra một ý tưởng. Họ chúi đầu cả ngày trong chiếc bình cá, họ không thể thoát ra ngoài được bằng cách tự huyễn hoặc mình. Nhưng bố mẹ tôi và chị Colombe lại tưởng mình đang bơi trong đại dương bởi vì họ sống trong căn hộ rộng bốn trăm mét vuông, đầy đồ đạc và tranh.
Vậy thì ngày mười sáu tháng Sáu, tôi định làm cho họ nhớ lại một chút: tôi sẽ đốt căn hộ (bằng que châm lửa cho lò nướng). Chú ý, tôi không phải là tội phạm: tôi sẽ làm chuyện này khi không có ai ở nhà cả (ngày mười sáu tháng Sáu là thứ Bảy, mà chiều thứ Bảy, chị Colombe đến nhà anh Tibère, mẹ đi tập yoga, bố đi câu lạc bộ, chỉ một mình tôi ở nhà), tôi sẽ thả bọn mèo qua cửa sổ và báo cứu hỏa đủ sớm để không kịp có nạn nhân nào. Sau đó, tôi bình thản đi ngủ ở nhà bà và mang theo thuốc ngủ.
Không có căn hộ và không có cô con gái, có lẽ họ sẽ nghĩ đến tất cả những người dân châu Phi đã chết, đúng không?
Chú thích
1.Nơi ở của chủ tịch Quốc hội Pháp. (từ đây các chú thích đều là của người dịch)
2.Nữ nhân vật nổi tiếng của Proust
3.Nữ nhân vật nổi tiếng của Stendhal
4.Tự sát bằng cách rạch bụng, theo cách của các samurai
5.Đỉnh núi cao thứ hai trên thế giới, nằm ở vùng biên giới Trung Quốc - Pakistan
6.Nhóm núi trong dãy Alpes, là đường biên giới giữa Pháp và Ý, gồm sáu đỉnh, cao nhất là đỉnh Walker (4.208m)
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nhím Thanh Lịch
Muriel Barbery
Nhím Thanh Lịch - Muriel Barbery
https://isach.info/story.php?story=nhim_thanh_lich__muriel_barbery