Chương 4
ại rìa các bậc tam cấp viện bảo tàng, Sean Reilly cẩn thận đứng phía ngoài dải băng vàng đen giới hạn hiện trường tội ác. Reilly vọc tay vào mái tóc nâu lúc nhìn xuống đường vẽ phác thảo đánh dấu vị trí cái thi thể không đầu của người bảo vệ. Hướng tầm mắt xuống thấp hơn, Reilly dõi theo vệt máu chạy dài tới chỗ có một dấu máu lớn bằng kích thước trái bóng bầu dục đánh dấu vị trí cái đầu.
Nick Aparo bước tới và nhìn quanh qua vai người cộng sự. Với khuôn mặt tròn, đầu hói và lớn hơn cái tuổi ba mươi bảy của Sean Reilly cả mười năm, Nick Aparo có chiều cao trung bình, dáng vóc trung bình và nhan sắc trung bình. Ngay cả khi đang nói chuyện với ông, người ta cũng có thể quên mất ông trông như thế nào, đó là một đặc điểm rất hữu ích đối với một nhân viên điều tra và cũng là đặc điểm mà Aparo khai thác rất thành công trong những năm Reilly quen biết ông. Cũng như Reilly, Aparo khoác chiếc áo gió rộng màu xanh đậm bên ngoài bộ comlê đen, với những chữ FBI màu trắng in trên lưng áo. Lúc này, miệng ông ta nhăn lại, vẻ tởm lợm.
“Tôi không nghĩ nhân viên điều tra và thám tử sẽ quá khó khăn trong việc nhận dạng gã này,” ông ta nhận xét.
Reilly gật đầu. Anh không thể rời mắt khỏi vị trí đánh dấu nơi chiếc đầu người bảo vệ đã nằm. Vũng máu chảy ra từ cái đầu giờ đã sậm lại. Reilly không hiểu vì sao lại là chặt đầu, không phải bị bắn hay đâm chết thì có vẻ đỡ khủng khiếp hơn bị chặt đầu sao? Anh bất chợt nhớ ra hình phạt hành quyết bằng cách chặt đầu là thủ tục tiêu chuẩn được ápở một số nơi trên thế giới. Nhiều nơi trên thế giới đã sản sinh ra những kẻ khủng bố với mục tiêu là làm đất nước này bị kìm hãm trong tình trạng căng thẳng ở mức báo động, những tên khủng bố mà việc lần theo tung tích chúng đã làm Reilly ngày đêm hao tâm tổn sức.
Reilly quay sang Aparo. “Bà vợ ông Thị trưởng thế nào rồi?” Anh đã biết tin bà ta bị vất lại một cách chẳng mấy lịch sự giữa công viên cùng với lũ ngựa.
“Bà ta chỉ sốc chút ít thôi,” Aparo đáp. “Cái tôi của bà ta xem ra còn bầm dập nặng hơn cái mông bà ta nữa đấy.”
“Cái hay là sắp đến kỳ bầu cử. Thật xấu hổ khi phải để cái cú bầm dập ngon lành như thế bị lãng phí.” Reilly nhìn quanh, tâm trí vẫn lùng nhùng chấn động bởi sự việc xảy ra trước đó, ngay tại nơi anh đang đứng. “Vẫn không có gì tại các chốt chặn sao?”
Các chốt chặn đã được dựng lên trong bán kính mười khối nhà, tại các cây cầu, các đường xe điện ngầm ra vào Manhattan.
“Chả có gì. Những tên quái đó biết rất rõ chúng đang làm gì. Chúng đâu có quẩn quanh để đợi một chiếc taxi.”
Reilly gật đầu. Bọn chuyên nghiệp. Tổ chức ngon lành.
Tuyệt.
Cứ làm như vào thời buổi này những tay amatơ không thể gây ra những thiệt hại như thế không bằng. Tất cả những gì chúng cần chỉ là vài bài học bay, hoặc một chiếc xe tải chở đầy phân bón, cùng với ý định điên loạn muốn tự sát – những thứ chẳng hề thiếu trong cái thời buổi này.
Reilly lặng lẽ xem xét quang cảnh bị tàn phá. Trong lúc đang quan sát, anh cảm thấy một sự thất vọng cùng cực và cơn giận dữ trào dâng trong lòng. Những hành động giết người điên cuồng bừa bãi, và cái xu hướng đáng phẫn nộ chuyên tấn công những người không có chút cảnh giác, chưa bao giờ khiến anh thôi sửng sốt. Tuy vậy, tại hiện trường tội ác này có điều gì đó kỳ quặc – thậm chí làm người ta bối rối. Relly nhận ra mình đang cảm thấy một sự khác biệt rất kỳ lạ trong vụ án này. Sau những vụ án tàn nhẫn và có thể là thảm khốc mà anh và các đồng sự đã cố gắng tiên liệu trong nhiều năm gần đây thì tất cả chuyện này có phần quá lạ lùng khó chấp nhận nổi. Reilly cảm thấy như bị mắc kẹt bên ngoài một cái lều lớn, bị cái yếu tố tầm phào quái gở nào đó làm lạc hướng khỏi sự kiện chính. Vậy mà thật phiền phức và bực mình làm sao, Reilly lại cảm thấy phần nào biết ơn điều đó.
Là một Đặc vụ Chuyên trách lãnh đạo đơn vị Chống Khủng bố Nội địa, từ lúc nhận được cuộc gọi, Reilly đã ngỡ rằng cuộc đột kích này cuối cùng sẽ rơi vào phần trách nhiệm điều tra của ình. Không phải Reilly cảm thấy phiền phức với loại công việc lạ lùng khó tin đòi hỏi sự kết hợp làm việc của hàng chục nhân viên đặc vụ và cảnh sát, cũng như những chuyên gia phân tích, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhà tâm lý học, nhân viên chụp ảnh và vô số những người khác. Đó là công việc mà Reilly luôn muốn làm.
Reilly luôn cảm thấy mình có thể tạo ra sự khác biệt.
Mà không, nói đúng hơn là làm cho điều đó được biết tới. Và anh sẽ làm vậy.
Cảm giác đó đã hình thành trong những năm tháng theo học ở trường luật Notre Dame[10], Reilly cảm thấy có nhiều điều sai lầm trong thế giới này – chẳng hạn như cái chết của cha anh, khi anh mới lên mười, là một bằng chứng đau đớn về thực tế đó – và Reilly muốn góp phần làm cho cái thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, ít ra là cho những người khác, nếu không phải là cho chính bản thân mình. Cảm giác đó trở nên không thể dứt bỏ được vào cái ngày mà, khi làm bài tập ở trường liên quan đến một trường hợp về tội ác chủng tộc, Reilly đã tham gia một cuộc họp tại Terre Haute của nhóm người chủ trương người da trắng là chủng tộc thượng đẳng. Sự kiện đó tác động sâu sắc đến bản thân Reilly. Anh cảm thấy mình đã chứng kiến sự xấu xa, và cảm thấy nhu cầu thúc bách phải am hiểu vấn đề nhiều hơn nữa nếu muốn giúp chiến đấu chống lại nó.
Kế hoạch đầu tiên của Reilly không được như anh mong muốn. Trong cơn bốc đồng đầy lý tưởng của tuổi trẻ, Reilly đã quyết định trở thành phi công Hải quân. Cái ý tưởng góp phần loại bỏ thế giới tội ác, từ buồng lái chiếc Tomcat bạc, nghe có vẻ rất hoàn hảo. May mắn thay, Reilly đúng là mẫu người mà Hải quân muốn tuyển mộ. Không may là họ lại có một suy nghĩ khác trong đầu. Họ đã có thừa những anh chàng muốn trở thành phi công siêu đẳng, và người họ cần là các luật sư. Các nhà tuyển mộ tận lực đưa Reilly gia nhập Tổng cục Quân Pháp và anh đã đùa cợt với ý tưởng này một thời gian, rồi sau cùng quyết định rời bỏ lĩnh vực này để trở lại tập trung thi vào ngạch luật sư tòa án bang Indiana.
Một cuộc gặp gỡ tình cờ tại hiệu sách đã làm Reilly chuyển hướng một lần nữa, lần này thì vĩnh viễn. Trong hiệu sách cũ đó, Reilly gặp một nhân viên FBI về hưu; ông ta vô cùng tự hào kể với anh về Cục Điều tra Liên bang và khuyến khích anh nộp đơn gia nhập FBI. Mẹ Reilly không thấy hào hứng chút nào khi nghĩ anh phải bỏ ra bảy năm ở trường luật để rốt cuộc trở thành cái mà bà gọi là “một anh cớm quanh vinh”, nhưng Reilly biết mình đã chọn đúng.
Reilly chỉ trải qua chưa tới một năm làm c của lính mới tại văn phòng Chicago, ghi chép công tác các đội tuần tra đường phố về nạn cướp giật, buôn bán ma túy, thì ngày hai mươi sáu tháng Hai năm 1993 mọi chuyện đã thay đổi. Đó là ngày một trái bom phát nổ trong bãi đậu xe bên dưới tòa cao ốc Trung tâm Thương mại Thế giới, làm thiệt mạng sáu người và bị thương hơn một ngàn người. Những kẻ âm mưu đặt bom đã lập kế hoạch làm tòa nhà này đổ sập qua tòa nhà bên kia đồng thời tuôn ra một đám mây khí xianua. Nhưng những hạn chế về tài chính ngăn cản không cho chúng đạt được mục đích: chúng hết tiền. Ngoài yếu tố quả bom quá thô thiển nên không hoàn thành được mục tiêu hiểm độc, bọn chúng còn không có đủ các hộp khí độc cho quả bom mà chúng đã đặt không đúng cột chính, cây cột bị đặt bom không đóng vai trò quan trọng trong kết cấu tòa nhà.
Cuộc tấn công tuy thất bại, nhưng đó lại là một tiếng chuông cảnh tỉnh. Nó cho thấy một nhóm khủng bố nhỏ có trình độ thấp và không tinh vi, với nguồn kinh phí hạn hẹp, cũng có thể gây ra thiệt hại rất lớn.Các cơ quan tình báo cấp tốc tái phân phối các nguồn lực của mình để đương đầu với mối đe dọa mới mẻ này.
Và chưa đầy một năm sau khi gia nhập Cục Điều tra Liên bang, Reilly trở thành nhân viên tác chiến của Ban Tác chiến thuộc Phân Cục New York của FBI. Phân cục này từ lâu đã nổi tiếng là một nơi làm việc tồi tệ nhất vì vật giá sinh hoạt đắt đỏ, những vấn đề về giao thông, và phải sống khá xa thành phố nếu muốn có được chỗ rộng rãi hơn thay cho cái phòng kho nhỏ như lỗ mũi. Nhưng dù vậy, thành phố này lại luôn phát sinh nhiều hoạt động hơn bất cứ nơi nào khác trong nước, nó vẫn là nhiệm sở mơ ước của hầu hết các đặc vụ, mới và non nớt. Reilly là một nhân viên như vậy khi mới được bổ nhiệm về thành phố này.
Nhưng giờ Reilly không còn là đặc vụ mới hay non nớt nữa rồi.
Khi nhìn quanh, Reilly biết vụ lộn xộn quanh đây sắp chi phối trọn vẹn cuộc sống của anh trong thời gian sắp tới. Reilly nhủ thầm sẽ gọi điện cho cha Bragg vào buổi sáng để báo cho ông biết anh không thể tham dự buổi tập sofiball [11], Reilly cảm thấy thật có lỗi, anh không muốn làm bọn trẻ thất vọng, và nếu có điều gì mà anh cố gắng không để công việc xen vào thì đó là những ngày Chủ nhật trong công viên. Chủ nhật này có thể Reilly sẽ có mặt tại công viên nhưng chỉ có một điều là vì những lý do khác kém phù hợp hơn.
“Vào bên trong nhìn qua chứ!” Aparo hỏi.
“Ừ,” Reilly nhún vai, nhìn lướt qua lần cuối cái quang cảnh kỳ dị xung quanh.
Nhật Ký Bí Mật Của Chúa Nhật Ký Bí Mật Của Chúa - Raymond Khoury Nhật Ký Bí Mật Của Chúa