Truyện Đầm Nhất Dạ
ưa,vào đời vua Hùng vương thứ 3, Vương có người con gái tên là Tiên Dung Mị nương, dung nhan xinh đẹp,tuổi vừa mười tám,nhưng không muốn lấy chồng,chỉ thích đi tuần du vui vẻ.Vương rất chiều con,cho nàng được như ý.
Mỗi năm,vào tháng hai,tháng ba,thuyền chở nàng lênh đênh ra ngoài biển,khi hứng cạn lai trở về.
Bấy giờ,đoạn sông Lô (1) ở Hưng Chử Xá có một người họ Chử,tên là Trưng Vân,sinh người con tên là Đồng Tử(2).Hai cha con,cha thì nhân từ,con thì hiếu thảo,gặp phải hỏa hoạn,của cải đều mất sạch,chỉ còn lại một chiếc khố. Mỗi khi đi đâu,cha con thay nhau đóng chiếc khố ấy.
Một hôm,trưng Vân ốm nặng,khi sắp chết,nói với Đồng Tử rằng;"Cha chết,cứ để cha ở trần mà chôn,giữ lại chiếc khố cho con để khỏi tủi hổ".
Đến khi Trưng Vân chết,Chử Đồng Tử đem khố liệm cho cha.Từ đó,không còn gì để che thân,lại thêm đói rét hành hạ.chàng phải ngâm mình trong nước,cầm cần câu câu cá và chờ khách buôn đi qua thì theo thuyền mà xin ăn.
Một hôm,thuyền của Tiên Dung đi tới,Đồng Tử hốt hoảng vì không có chỗ lùi lại để ẩn nấp. Quay nhìn bãi cát có vài ba bụi lau lác rậm rạp liền chui vào trong đó,bới cát thành lỗ,rồi nằm xuống,lại gạt cát che lên thân mình.Được một lát,thuyền tới,đậu ngay chỗ đó.Tiên Dung xuống thuyền dạo chơi trên bãi cát;chơi xong liền sai lấy màn chăng quanh bụi lau lác để làm chỗ tắm. Nàng vào màn dội nước tắm.Nước dội xuống,cát trôi đi,lộ ra thân hình Đồng Tử. Tiên Dung nhận ra,nổi giận nói:"Ta không muốn lấy chồng.Nay gặp người này lõa lồ thân thể cùng ở một chỗ,chẳng phải là do ý trời sao?"rồi nàng bảo Đồng Tử đứng dậy, cùng nhau tắm. Tắm xong đưa quần áo cho chàng,lên thuyền cùng ăn uống.Người trong thuyền đều cho là cuộc hội ngộ tốt đẹp,xưa nay ít khi gặp,Đồng Tử nói hết lai lịch của mình,Tiên Dung nghe mà than thở,bảo chàng làm vợ chồng vói mình.Đồng Tử khẩn thiết từ chối,,cho là không được.Tiên Dung bảo chàng:"cứ như thế,đừng chối từ nữa".Đồng Tử nghe theo lời nàng.Nàng liền sai người về tâu với Vương.Vương nổi giận nói:"Thân con gái không tiếc danh tiết,không biết xót phung phí,chỉ biết du chơi,đùa nghịch.Trời đã giúp ngươi thì ngươi không được trở về nuớc nữa!"
Tiên Dung lo sợ không dám trở về.Nàng cùng Đồng Tử lập nên chợ búa buôn bán với nhân dân để làm kế sinh sống.Nơi họ ở,cuối cùng trở thành thị trấn lớn.Các khách buôn đều rất kính trọng nàng, suy tôn nàng làm thị trưởng.
Một hôm,có người buôn lớn nói với Tiên Dung:"nếu phu nhân bỏ ra một cân vàng đem ra nước ngoài mua vật quí mang về,thì sang năm có thể lãi được mười cân".
Tiên Dung bèn nói với Đồng Tử:"vợ chồng ta là do trời xe duyên.mọi đồ ăn,thức mặc đều là do trời.Chàng có thể đem một cân vàng cho nhà buôn đi mua hàng,sang năm lấy lãi mà tiêu dùng".
Thế rồi Đồng Tử đi với nhà buôn đến núi Quỳnh Viên ngoài biển,trên núi có am nhỏ,trong am có đạo sĩ tên là Phật Quang.Đạo sĩ dạy phật pháp cho Đồng Tử;Đồng Tử vui vẻ ở lại.Chàng liền trao vàng cho nhà buôn đi mua hàng hóa,rồi đi theo đạo sĩ.Sau đó,nhà buôn đến chỗ đạo sĩ,lại cùng Đồng Tử trở về. Đạo sĩ tặng cho Đồng Tử một chiếc gậy,một cái nón,dặn rằng:"Mọi điều linh thông đều ở cả chiếc gậy và chiếc nón này".
Đông tử trở về,kể cho Tiên Dung nghe mọi chuyện.Tiên Dung cảm thấy rất khoan khoái liền bỏ cả nghề buôn bán cùng chồng đi ngao du khắp nơi,theo thầy học đạo.Bữa nọ,hai người từ ngoài biển trở về nhưng chưa tới nhà,giữa đường nghỉ lại,liền chống gậy,úp cái nón lên để che cho mình.Nửa đêm,bỗng dưng chỗ ấy biến thành thành quách,lâu đài,điện các,kho tàng,hành lang Kim Đồng,Ngọc Nữ xếp hàng đầy phía trước.Hôm sau người dân trông thấy rất kinh ngạc,tranh nhau đem dê,rượu, thịt đến dâng,xin làm bề tôi,đặt tạm các quan thị vệ,hình thành một quốc gia.
Vương nghe tin,cho là hai người làm loạn, liền đem quân đến đánh.Khi quan quân sắp tới,các quan xin cho chống cự.Tiên Dung cười nói:'Trơì đã sai khiến thì sống chết là do trời,làm sao dám chống lại cha mình?Thôi,cứ chịu nhận đánh giết,mặc vua cha sát hại".Bấy giờ quân lính mới được tập hợp,thế là tan rã cả,chỉ còn đứa hầu cũ và tiên dung ở lại.Quan quân tập hợp đủ mặt,đóng dinh ở bãi Tự nhiên,đến chiều tối vẫn chưa tiến quân.
Canh ba đêm ấy,bỗng nhiên trời đổ mưa to,gió lớn,sấm chớp nổi lên,cát bay,đá chuyển,cây đổ,nhà sập,quan quân tán loạn.Tiên Dung,Đồng Tử cùng bộ hạ cùng bay lên trời.Hôm sau,người ta đến xem thì chỉ thấy nơi ấy biến thành một cái đầm sâu nước cạn.Vương nghe tin,thở than hối hận,liền sai lập đền để thờ phụng hai người và đặt tên cho đầm là đầm Nhất Dạ,đặt tên cho bãi là bãi Mãn Trù(3),đặt tên cho chợ là chợ Đầm.
Sau này,khi Lý Nam Đế bị quân Lương vây hãm;Vua vốn sống ở động Dã Năng,sai tướng quân Triệu Quang Phục đem quân chống giử ở đầm này.Đầm này có nhiều chỗ rất sâu và rộng,khó qua lại.Thuyền độc mộc của Triệu Quang Phục khi tiến,khi lui,cướp lương giặc để làm núng thế của chúng.Quân Lương nhiều phen thất bại,không biết làm thế nào,khó tranh thế thượng phong.Trần Bá Tiên than rằng:"Người xưa một đêm lên trời,thực đúng vậy!"
Đến khi Hầu Cảnh làm loạn,Lương Vũ Đế gọi Bá Lương trở về,cho viên tì tướng Dương Sàn lên thay.Quang Phục cho trai giới cầu đảo ở trong đầm,cầu thần giúp dẹp giặc loạn.Bỗng thấy thần nhân từ trên trời bay xuống,nói rõ họ tên mình và bảo:'Ta vốn một lòng trung hiếu,học được phép bay lên trời.Nay Vương thành tâm khẩn cầu,nên tới giúp đỡ ".Nói xong,tháo móng rồng trao cho Quang Phục Bảo đặt ở hướng cung nỏ phát đi thì giặc nhất định sẽ tan tác.Quang Phục được móng rồng thế lực tăng gấp bội,Quân thanh vang dội,hăng hái vào sinh ra tử.Quân Lương thua to.Dương Sàn bị chém tại trận,tàn quân rút về phương Bắc,khi ấy Lý Nam Đế đã mất ở động Dã Năng,Quang Phục tự lập làm Việt Vương,xây thành ở Trâu Sơn,vũ Ninh.
Chú thích:
(1) Là sông Hồng ngày nay.
(2) Đồng Tử là "thằng bé" và Bé trở thành tên riêng.
(3)Tức bãi Màn che.
Nguyễn Hãng - Tác Phẩm Nguyễn Hãng - Tác Phẩm - Nguyễn Văn Toại