Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Yêu Nước
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
Anh Vũ,!!!Có lẽ anh đã hiểu chút ít về gia đình và quê hương tôi, vì ngày xưa, đã có lần tôi nói với anh. Nhưng tôi chắc rằng anh không thể nào rõ tấm lòng tôi đối với nó. Hôm nay, một lần nữa tôi nhắc lại nó với anh, chẳng phải là để nhớ tiếc xuông cái đất quê cằn cỗi ấy và những người gia quyến thân yêu, mà chính vì nó đã đào tạo ra một "Tôi" ngày nay, một tâm hồn được cảm hoá trong yêu đương cũng nhu được cứng rắn vì rạn lửa.!!!Quê tôi ở một vùng xa, thật xa, nơi đấy chứa toàn những hạng người lầm than lam lũ. Họ lo cày bừa, trồng trĩa, gặt hái, suốt đời đổi giọt mồ hôi lấy hột gạo, không biết rằng mình khổ, cũng không hề ngỏ lời than van. Đời họ sống phẳng lì như những con vật. Chỉ có tôi là một kẻ đến sau, tôi được cái may mắn bước chân đến nhà trường. Khi tôi vừa đọc bập bẹ được vài câu tiếng Tây, cả gia đình và những người thân quyến tôi đều lấy đó làm thú vị. Những buổi chiều hè, họ xúm quanh bên tôi, kêu nài: "Nào, đọc tiếng Tây lên nghe thữ nào". Tôi phải lấy giọng, ráng đọc chẫm rải từng tiếng: "Tôi tên Bão. Tôi yêu quê hương tôi. Tôi yêu gia đình tôi". Họ lặng yên nghe, bỗng cất tiếng cười vang lên khi tôi ngừng, có khi những giòng lệ sung sướng cùng theo tiếng cười mà lăn dài xuống má. Rồi họ reo lên: "Người ta bảo đó là tiếng vịt kêu.Thế là nghĩa gì nhỉ?" Tôi phải cắc nghĩa cho họ nghe. Tất cả đều thán phục sự hiểu biết của tôi.!!!Ông tôi bảo: "Ta không lầm mà cho nó đi học. Thời thế đã đổi khác rồi. Nó làm vinh hạnh cho chúng ta và sẽ đền đáp gấp mấy cho chúng ta". Tôi run run đáp: "Chắc như thế, ông ạ!", và khoan khoái thấy bao nhiêu cặp mắt hiền lành chất phát đang thao tháo nhìn tôi.!!!Ngày tôi rời quê lên Sàigòn để vào trường lớn, tất cả cái xóm quê hẻo lánh đã tiễn tôi đi. Họ góp nhóp những số tiền đã tiện tặn, sắm sang cho tôi đủ các vật: quần áo, giày vớ, khăn, nón. Họ bảo nhau: "Phải cắt trừ hao, vào trường lớn nó sẽ mau mập và mau lớn". Nhưng mấy bộ đồ ấy vẫn phùng phình với tôi, vì tôi vẫn không lớn, không mập. Các bạn nhìn tôi chế nhạo. Tôi không mấy quan tâm. Và mỗi lần chúng cười, tôi cũng cười theo cho đở ngượng. Trong lòng tôi đã mang bao nhiêu mỹ cảm đối với quê hương, chẳng những thế, tôi còn có một sứ mạng là sẽ đền đáp một cách xứng đáng những tấm lòng tốt. Vì vậy mà tôi ráng học. Luôn sáu năm, tôi là một tên học trò giỏi giắn và siêng năng nhất lớp.!!!Nếu cuộc đời cứ chảy qua như vậy thì đã không có gì biến đổi, và tôi sau này đã có một chức phận ở quan trường, sẽ sống một cách yên phận như tôi đã ao ước. Nhưng một sự tình cờ đã xoay hẳn lại, làm cho tôi không thể giữ tâm hồn mình được bình tĩnh nữa.!!!Một hôm, được nói chuyện với giáo sư T. về anh em sinh viên Pháp, Nga, Anh, và những sự hoạt động của họ khi họ đã hồi quê, giáo sư thở dài nói một câu khiến tôi phải thắc mắc: "Phần nhiều về đến nhà rồi, họ vẫn ngu như muôn ngàn người khác. Cũng lầu ngà, vợ đẹp, họ nghĩ đến họ hơn là nghĩ đến xứ sở". Tôi nghĩ thầm: "Lầu ngà, vợ đẹp là ngu hay sao? Trên đời mấy ai lại không muốn sự giàu sang?" Nhưng từ đấy, tôi bắt đầu lưu tâm đến những hoạt động của trí thức. Tôi thấy ngoài hạng trí thức chỉ lo vinh thân phì gia, còn một hạng chỉ sống đạm bạc với nghề viết báo, nghề dạy học và nghề…ngồi tù. Cứ vài ngày nghe họ bị xét bắt, vài ngày nghe họ tuyệt thực phản kháng, vài ngày nghe họ trở vô tù. Tại sao họ lại làm thế? Họ làm như vậy có ích gì cho xứ sở đâu, nếu quả họ là những người mà giáo sư T. đặc biệt chú ý? Tôi quyết định sẽ hỏi giáo sư T.!!!Để trả lời tôi, giáo sư đưa cho tôi mấy quyển sách chánh trị, vừa bảo: "Xem xong mấy quyển sách nầy, em sẽ hiểu. Đó là mấy quyển sách cấm, mấy anh ở ngoại quốc lén đem về. Em coi phải dè dặt". Tôi vâng lời, về phòng thức suốt đêm để đọc. Tôi đọc say mê luôn hai ngày. Tôi chỉ mới mang máng hiểu chớ chưa nhận định được rõ rệt, thì buổi sáng thứ ba trong lúc tôi vừa ngủ dậy, bỗng có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở. Năm người lính bước vào, một người nghiêm giọng bảo:!!!- Chúng tôi được lịnh đến xét nhà cậu.!!!Tôi ngạc nhiên nhưng vẫn cung kính hỏi:!!!- Các ông muốn tìm gì?!!!- Sở mật thám cho biết rằng cậu hiện giữ mấy quyển sách cấm.!!!Tôi xanh mặt. Sao mật thám lại biết mấy quyển sách ấy tôi đang xem. Hay giáo sư!!!T. tố cáo? Tuy vậy tôi thẳng thắn đáp:!!!- Các ông khỏi cần phí công tìm. Mấy quyển sách ấy ở đầu giường kia.!!!Một người của sở mật thám nói:!!!- Nếu vậy hay. Mời cậu theo chúng tôi về bót.!!!Tôi gật đầu rồi theo họ đi.!!!Vì đã đủ tang cớ nên tôi bị tống vào khám. Tôi lặng lẽ bước vào, tâm trí chưa kịp có một ý nghĩ gì. Tôi cũng không thấy mình buồn hay là sợ. Đây là một căn khám dành riêng cho tù nhân chính trị nên rộng rãi, khoảng khoát. Việc làm trước nhất của tôi là quan sát qua quang cảnh trong khám. Tôi vừa đưa mắt nhìn qua, lạ chưa, một dáng người làm cho tôi dừng mắt lại: giáo sư T!!!Giáo sư trông thấy tôi, cười nói:!!!- Em cũng vào đó sao?!!!Tôi thuật lại việc bị xét nhà cho giáo sư nghe. Ông nghe xong, thản nhiên nói:!!!- Em đã hiểu những điều mà em thắc mắc chưa?!!!- Em chỉ hiểu quyền lợi và bổn phận của mình, nhưng chưa thấu đáo ngưyên lý và phương pháp.!!!- Nếu vậy nơi đây mới chính là trường học hữu ích cho em.
Giáo sư chỉ mấy tội nhân đang ngồi vui vẻ nói chuyện bên cạnh, tiếp:!!!- Họ là những giáo sư mới của em đó.!!!Tôi đến chào từng người theo lời giới thiệu của giáo sư T. Tôi thấy họ không có vẻ gì là tội nhân, họ giống như những nhân viên của một hội kín đương bàn chuyện quốc sự.!!!Thế là từ đây, tôi đã trở nên một nhân viên tập sự của hội. Tôi được nghe những câu chuyện mà sáu năm nay tôi chưa hề nghe ở nhà trường, chưa hề nghe ở ngoài đời. Tâm hồn tôi mở rộng ra. Có một cái gì bồng bột, hăng hái dâng lên, làm cho tràn trề hy vọng. Trước mặt tôi, những mạch sống cũ càng đã đỗ vỡ. Chưa cần một phản kháng, bao nhiêu xích xiềng phong kiến đã rơi tan tác xuống mặt tôi.!!!Bây giờ tôi mới hiểu tại sao dải đất Việt Nam với bao nhiêu nguồn lợi phong phú, mà những người dân quê suốt đời vẫn dốt nát lam lũ. Tôi mới hiểu rằng giúp đở họ, trả ơn họ bằng tiền bạc chưa đủ, phải cải tạo đời sống họ, làm cho họ bừng tỉnh dậy, trao cho họ một lợi khí để họ tự đòi lấy quyền lợi mình. Tôi lấy làm thoả mãn với sự hiểu biết mới mẻ nầy, và tôi quyết thực hành một ngày này kia khi tôi ra khỏi ngục.!!!Nhưng từ khi hiểu biết được những điều ấy, những ngày ở ngục tôi lại thấy nó nặng nề. Trong lúc đó, căn ngục lần lần đầy dẩy. Vá khi đầy, người ta lại đem bớt đi, đưa họ về cấm cố ở những miền xa. Cứ mỗi một người vào, lại thêm một câu chuyện lạ ở bên ngoài. Cứ mỗi một người ra, tất cả đều ái ngại thay cho tánh mạng người ấy. Nhưng họ không hề than thở, không hề rên xiết, không hề rơi lệ. Họ bước đi những bước nặng nề với nụ cười quả quyết trên môi.!!!Có những đêm đứng tựa bên song cửa, lòng tôi tha thiết nhớ quê hương. Chẳng rõ khi hay tin tôi bị bắt, gia đình tôi sẽ khổ sở đến bực nào, những người bạn quê thân yêu của tôi sẽ lo lắng đến bực nào! Có lẽ họ tưởng tôi đã chết. Có người hằng đêm cầu nguyện cho tôi. Nhiều khi những ý tưởng rùng rợn đến với tôi, tôi nghĩ biết đâu một khi chết, tôi sẽ không được an nghỉ dưới miếng đất êm ấm ở quê nhà, mà tôi phải vùi thây ở một phương trời lạnh lẽo nào, thân mình vẩy đầy những vết đạn. Tuy nghĩ thế, tôi vẫn không nao núng. Tâm hồn tôi đã cứng rắn lắm rồi!!!!Chính đến lúc nầy tôi mới thấy tôi hoàn toàn thành một tay cách mạng…!!!Hơn một năm sau, nhơn một cuộc phản kháng của tù nhân chính trị, tôi được ân xá. Một con đường đã vạch sẵn cho tôi rồi, tôi chỉ còn hăng hái tiến bước. Không một trở lực nào có thể ngăn nổi những gót chân đã hoàn toàn giác ngộ.!!!Đó là đoạn ký ức đáng ghi nhớ nhất của đời tôi. Nhờ nó mà tôi đã tìm ra chân lý của cuộc đời, tôi tưởng chép lại cho anh xem, không phải làmột việc vô ích.!!!Phải thế không, anh Vũ?!!!Bạn của anh,!!!BÃO
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Yêu Nước
Thẩm Thệ Hà
Người Yêu Nước - Thẩm Thệ Hà
https://isach.info/story.php?story=nguoi_yeu_nuoc__tham_the_ha