Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lữ Đoàn Mông Đen
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
Ông nghị Mân vừa bán được cho hãng Alcan mấy ngàn tấn mủ khô với một giá rất cao, nên ông thích chí vô cùng.
Sáng hôm nay ông vô sở thật sớm để gởi người thơ ký riêng của ông chạy tìm mua ngay cho ông một cái bông xe Falcon để ông tặng rể ông.
Đó là một viên kỹ sư canh nông trẻ tuổi, rất ngoan, con nhà có đức mà ông quý vô cùng. Chỉ còn hai tháng nữa là cử hành hôn lễ, bên suôi ông không giàu nên ông định giúp rể ông, mà cử chỉ giúp đỡ đầu tiên là cho nó một chiếc xe cho nó phương tiện xê dịch coi cho được.
Người thơ ký riêng nầy vào buồng giấy của ông Mân để nhận lịnh và luôn tiện mang thơ từ vào. Hắn đi rồi, ông Mân không có việc gì làm nên xem thơ tín ngay.
Một giấy báo giá cao su hằng bữa của hãng Alcan, một bức thơ của Bình Dương ái hữu hội, một giấy thúc thuế, và một bức thơ lạ.
Ông xem bức thơ lạ ấy sau rốt hết, và mồ hôi nhỏ giọt, mặc dầu buồng giấy của ông có gắn máy lạnh.
Ông đã bị hù rồi, ông đầu hàng nên êm chuyện. Mà cái vụ hù ấy xảy ra trước khi ông làm suôi. Người hù chỉ hăm dọa công bố bức ảnh, nhưng mặt khác họ lại chủ trương lành mạnh xây dựng thì không hiểu họ làm sao mà dám công bố ra cho khỏi sợ xốn mắt dân chúng, khỏi mang tiếng phổ biến ảnh khiêu dâm.
Ông đầu hàng là vì ông sợ họ hại ông bằng cách khác mà thôi.
Chi như cái tên vô danh tiểu tốt nầy thì đáng khiếp thật. Nó không nói chuyện công bố công biếc gì hết, mà chỉ nhắm vào cái chỗ yếu nhứt của ông là gia đình của chú rể chưa cưới con gái ông.
Thật là nguy! Ông Mân tự thề rằng từ đây ông mà có đi giải trí lành mạnh, ông sẽ trá hình làm ông Ba Tàu thì yên tâm nhứt. Có đi nhảy, ông vui vài tiếng đồng hồ rồi về, lạy các bà vũ nữ ba bốn chục lạy, không hề dám bắt bồ với các bả nữa, cho dầu chỉ một đêm thôi vì cái bản mặt của ông không còn em nào mà không biết.
Nhưng cái tai nạn bây giờ, tính sao cái đã? Ba trăm ngàn đối với ông không bao nhiêu, nhưng thằng khốn kiếp nầy lại cho ông biết nó còn một bản "chụp lại". Nếu nó lưu manh ông sẽ bị làm tiền mãi mãi.
Ông Mân định đi tìm kẻ hù ông để bắt đền. Từ ngày ông đầu hàng, ông rất mực thiện cảm của họ. Ông sẽ bắt đền họ cái chỗ họ bất cẩn, để lọt một bức ảnh vào tay người khác. Họ là người biết tự trọng thì không thể họ cho em út làm tiền ông, họ chỉ bất cẩn thôi.
Để khỏi mang tiếng, họ sẽ mần thịt thằng nầy.
Đó là một mẹo tự vệ rất hữu lý và rất tài tình, nhưng rốt cuộc ông Mân vẫn không dám thi hành mẹo ấy. Ông sợ thằng ấy cố lỳ chịu chết để trả thù và bạn nó sẽ làm đúng theo lời dặn của nó thì chết chớ chẳng chơi.
Ông thở dài, nhẫn nại chịu số phận, lấy giấy ra sao lại lời nhắn tin, rồi đích thân ông mang đến nhà báo "Buổi chiều".
Xong, ông ghé ngân hàng để rút đủ ba trăm ngàn đồng toàn giấy lớn.
Báo tên là "Buổi Chiều" mà lại đề ngày buổi sáng hôm sau, nhưng vẫn ra buổi chều hôm nay, mới là kỳ cục. Ngày giờ hẹn là l l giờ trưa mai. Nhưng sợ sáng mai hoặc chiều nay bị kẹt cái gì, không đi lấy tiền được thì khổ với kẻ vô hình.
Đêm nay, ông lại sẽ khổ với bà. Không dám cất tiền tại sở, ông chỉ còn mang số bạc khá lớn ấy về nhà. Nhưng bà xã sẽ hạch sách thì biết ăn làm sao nói làm sao. Thật là ham vui một buổi chịu sầu không biết mấy năm mà nói.
Được, lát nữa về nhà, ông sẽ vứt cặp da lên bàn viết như là cặp chỉ đựng giấy. Rồi ông sẽ lừa thế cất cặp vào tủ sách, tủ nầy có khóa. Tôi tớ ông chắc không dè trong ấy có bạc đâu mà phải lo lắm. Còn đêm nay, thì ông nhứt định nằm nhà.
° ° °
Ông Mân gọi rượu khai vị rồi ngồi đó đọc một tờ báo Pháp phát hành vào buổi trưa.
Ông ngồi đưa lưng ra đường Hai Bà Trưng, tức đưa mắt ra cửa phòng ăn, và ông đang trải tờ báo lên mặt bàn, tránh che cái mặt ông để kẻ ấy có vào là thấy được ông ngay.
Hắn không có dặn ông mang dấu hiệu riêng nào thì hẳn hắn phải biết mặt ông.
Ông chỉ phải đợi có năm phút thôi. Có lẽ hắn rình ở đâu bên nhà đèn, đợi ông vô ngồi yên nơi rồi vào theo liền.
Ông thấy một thanh niên đẹp trai xăm xăm tiến về phía ông. Hắn dừng bước lại trước bàn ông, nghiêng mình thi lễ và nói:
- Tôi là Nguyễn Văn Hai.
Hôm kia, đọc xong bức thơ, ông muốn bẻ họng tên nầy ngay.
Nhưng ông đã hết giận rồi, nên bình tĩnh chỉ chiếc ghế trước mặt ông một cách lặng lẽ.
Thanh niên lặng lẽ ngồi xuống. Ông hỏi hắn:
- Anh uống gì?
- Dạ, cháu xin một chai COCA-COLA thôi.
- Bồi, một COCA-COLA. À, anh có ăn cơm với tôi không?
- Thưa ông không!
- Vậy cho xem ảnh đi.
- Vâng, nhưng ông nhận điều kiện chớ, nghĩa hễ đúng là ảnh của ông với lại của Thu Mai là chi tiền ngay?
- Nhận.
- Và ông biết rằng tôi còn một bức chụp lại, do bạn tôi cất?
- Biết. Tôi lương thiện.
Định không sợ sệt gì cả, thò tay rút bóp và đặt úp bức ảnh trước mặt ông nghị Mân, trên tờ báo mà ông trải ra trên bàn.
Ông Mân dở hé ảnh lên xem như là một con bạc xem lá bài cào thứ ba. Ông hồi hộp lâu lắm mới dựng đứng bức ảnh và rụng rời. Thật là không chối cãi gì được.
Ông cười, sau mấy mươi giây choáng váng rồi hỏi:
- Anh là nhiếp ảnh viên?
- Thưa không. Chắc ông cũng đoán biết rằng một tay nhiếp ảnh viên mà làm xong công việc ấy rồi thì bị tịch thu máy ảnh liền, hay ít lắm cũng bị tịch thu cuốn phim. Không ai được ảnh cả, trừ người tổ chức.
- Anh ở trong ban tổ chức?
- Dạ, cháu còn trẻ con, đâu được cái danh đó.
- Trẻ con mà đã thạo làm săng-ta rồi. Khá lắm đấy. Nếu anh làm tài tử, tôi khuyên anh nên giải nghệ ngay, sau vụ nầy. Nguy hiểm lắm.
- Dạ, cháu xin vâng lịnh ông.
- Để tôi đưa tiền cho và tôi sòng phẳng với anh, anh nên đốt bức ảnh kia đi nhé.
- Dạ.
- Anh nên biết rằng tôi đã bắt bồ với kẻ hù tôi rồi, và tôi có thể mần thịt anh. Đừng có lộn xộn nữa đa nhé.
- Dạ, cháu đâu dám.
Ông Mân mở cặp ra, lấy tiền vứt lên bàn: sáu gói tất cả, mỗi gói mười ghim.
Định rất bối rối vì chàng không có gì để đựng liền cả. Ông Mân bảo hắn lấy tờ nhựt trình của ông mà gói lại. Chàng mừng rỡ và hối hận quá, mắc cỡ đối với con người tốt bụng như vậy. Những lời khuyên răn của ông ta, không phải là lời lẽ của kẻ đã cho lính rình đâu đó.
Chàng gói xong, đứng lên nghiêng mình thi lễ thật sâu, rồi đi ngay.
Định không ăn cơm trưa, chàng sợ mất tiền. Chàng nhịn đói đợi giờ các ngân hàng mở cửa để gởi số bạc nầy vào đó tạm vài bữa, và mãi đến lúc mở cửa vào nhà, tim chàng mới thôi đập mau, vì chàng cứ sợ lính thộp cổ dọc đường.
Bỏ ăn trưa, người con trai mạnh khỏe nầy vẫn không nghe đói. Chàng mừng quá hóa no, không phải mừng vì được tiền, mà được Lan.
Vâng, bao hoạt động, thủ đoạn, liều lĩnh của chàng hổm nay là "vì" Lan, "cho" Lan để được
"với" Lan, Lan không có đòi hỏi gì cả, nhưng không muốn Lan có một người bồ quá nghèo.
Định lại quên đói vì bận băn khoăn về lời hứa với Thu Mai. Chàng có thể nuốt lời mà Thu Mai không dám làm gì chàng cả. Nhưng chàng chưa hẳn là một tên lưu manh chánh hiệu nên cứ nghe khó chịu trước ý nghĩ bội ước.
Rốt cuộc, chàng quyết định ăn gian phân nửa, chỉ biếu Thu Mai năm mươi ngàn thôi.
Định loay hoay với những ý nghĩ ấy mãi và xem lại đồng hồ thì đã hai giờ mười lăm rồi.
Chàng đi tắm rửa, thay y phục, phân tiền ra làm hai gói, gói lớn đựng hai trăm bốn chục ngàn, sẽ gởi ở chương mục tiết kiệm của Việt Nam Ngân Hàng, gói nhỏ đựng hơn bốn chục ngàn, chàng để ở nhà, dưới nệm, gói mười ngàn nhét ở túi quần bên trái còn mười ngàn nữa cũng nhét vào túi quần, nhưng bên phải.
Rồi chàng ra khỏi nhà, bắt tắc-xi, dông tuốt xuống đại lộ Nguyễn Huệ.
Khi gởi xong số bạc là hai trăm tư, Định mới an lòng và đi ăn đỡ một tô mì, uống một chai băm-ba.
Giờ thì chàng đã tươi tỉnh hẳn rồi, nên lại bắt tắc-xi để vô Nguyễn Trãi. May quá, Thu Mai có ở nhà, đang giỡn với con, một đứa gái lên bốn.
Thấy mặt tên ăn cướp ảnh, Thu Mai nửa mừng nửa lo, không biết hắn tới để sanh chuyện gì nữa hay để thực hiện lời hứa.
Không muốn "bị" đón tiếp bằng bộ mặt đưa ma, Định nói mau:
- Có lúi cho em đây.
Tức thì sắc diện Thu Mai tươi như hoa. Nàng bảo con vào chơi ở trong buồng rồi hỏi:
- Sao lẹ dữ vậy, người quân tử?
- Hễ giỏi chạy thì nó lẹ chớ sao. Nhưng không được như ý.
Thu Mai hơi lo, hỏi:
- Nghĩa là làm sao?
- Anh đòi ba trăm, nó chỉ đưa một.
- Mà anh cũng nhận.
- Ừ.
- Chúa ngục.
Người đẹp đã muốn xổ nho rồi đó.
- Không, anh không dại đâu. Tại nó liều.
- Nó liều làm sao?
- Nó nói tiên tổ các nhà báo cũng không dám đăng bức ảnh đó thì làm sao mình công bố ra được, như vậy nó đấm thèm sợ mình.
- Anh ngu lắm đa nghen. Chớ phải để cho em làm thì ăn chắc.
- Em lấy lẽ gì để nói cho nó sợ?
- Biết đâu, tùy cơ ứng biến chớ.
- Thôi đi bà nội, mổ cũng có sạn đầu chớ không vừa gì đâu. Nhưng rủi gặp một thằng liều thì vô phương cạy gỡ. Nó nói, xấu vài ngày chớ chẳng xấu hoài mà lo, đòi nhiều quá, nó lầm lỳ cho khỏi tốn đồng xu nào hết.
Em nè, anh đến đây là để giữ lời hứa với em, chớ anh trốn mất, em cũng chẳng biết đâu mà tìm. Nhưng vậy em tính sao? Em lấy hết, anh cũng phải đưa, nhưng em nỡ nào?
- Em tới bốn đứa con.
- Còn anh thì sắp có vợ.
- Chớ anh muốn chận bao nhiêu?
- Công bình là hơn. Cả hai đứa đều có công như nhau thì mỗi đứa phân nửa vậy.
Thu Mai xụ mặt vùng vằng:
- Thật là xui xẻo, phải xổ bông lông mới được.
- Khỉ khô! Phong long, chớ bông lông là cái quái gì.
- Thôi đi, lãng xẹt, nói chuyện tiền đây không nói để nói chữ nho.
Người đẹp thật là không còn gì tiên phong đạo cốt trong đăng-xin cả. Định an ủi:
- Bức ảnh ấy, em cất đó cho con hai đuôi nó nhắm chớ cũng chẳng đẻ ra đồng xu nào cho em. Giờ được năm chục ngàn nên em thấy là hên.
- Thôi, đưa đây, đừng có nhiều lời.
Định móc túi ra và mắt Thu Mai sáng lên. Nhưng chỉ thấy có hai ghim rồi Định ngồi yên luôn, nàng nhảy đong đỏng lên rồi hét:
- Sao lại có mười hè?
- Còn bốn chục, anh chỉ đưa với điều kiện.
- Thằng ăn cướp! Lại còn điều kiện gì nữa đó?
- Là tối nay em nghỉ làm, ở nhà với anh.
- Thôi đi!
- Anh sẽ tới hồi tám giờ. Nếu không có tiền, em đi cũng chẳng muộn mà!
- Nhưng đi hay không đi, không quan trọng. Cốt là có tiền. Nếu anh vác cái mặt không lại đây thì sao?
- Thì em sẽ sử dụng chổi chà hay gì tùy em.
- Tức chết đi thôi nè trời!
- Gì mà tức?
- Chổi chà mà làm gì. Em có ham đánh chổi lên đầu thằng xỏ lá nào đâu, em chỉ cần tiền thôi.
- Đã bảo anh có thể trốn luôn kia mà! Anh tới đây là em tin cậy anh được rồi đó.
Thu Mai chỉ làm thinh. Định nói:
- Cười một cái coi, không thôi anh quất ngựa chuối đi mất cho mà coi.
Thu Mai mỉm một nụ cười héo hon. Định hôn lên tóc nàng một cái rồi nói:
- Má bầy trẻ còn đường lắm. Đã ba mươi chưa?
- Hăm hai.
- Hăm hai mà có con năm tuổi. Như vậy năm tới má bầy trẻ sẽ hăm mốt cho mà coi. Thôi anh đi đây. Nó hẹn chiều nay mới đưa thêm chớ đã lấy được trọn vẹn số tiền đâu. Và tối anh đến, với số tiền, và khuya anh ra đi, với một chút xíu tình của em.
Thu Mai vẫn còn xụ mặt.
Định rời cô vũ nữ nầy rồi thì đi rảo các sa lông xe cũ. Chàng tìm một chiếc Peugoet 203 mui trần, hai chỗ ngồi, kiểu xe tuy xưa mà vẫn còn phong độ lại không quá hao xăng, quá cao giá.
Nhưng qua sáu sa lông rồi mà chẳng gặp chiếc nào cả, khiến chàng sốt ruột ghê lắm. Chàng nhứt định chỉ gặp Lan khi nào có xe, nhưng lại nôn nao gặp Lan, nhưng xe lại tìm không ra thì biết làm thế nào bây giờ.
Bọn chủ sa lông họ đề nghị hễ chàng còm măng thì họ kiếm ngay cho chàng đầu hôm sớm mai, nhưng chàng không dại, đưa lưng cho họ đập bằng cách ấy.
Ngày mai, chàng sẽ đi lục lạo nữa, nhưng chàng lại muốn gặp Lan ngay bây giờ. Sốt ruột quá!
Định tuy còn trẻ tuổi, vẫn khá kinh nghiệm. Thu Mai tuy có gương mặt và tấm thân diễm lệ như vậy, nhưng thật ra thì chẳng ra cái mẹ gì hết khi ân ái với ả ta. Tuy nhiên ái tình thú vật vẫn giúp chàng tạm quên được "Tình Yêu" phần nào. Vì thế mà chàng mới chận lại bốn mươi ngàn để bắt cóc Thu Mai đêm nay chớ chàng có thèm khát gì ả ta đâu.
Những cậu thất tình mà không dám tự tử, những cậu yêu mà chưa được họ đã hành động như chàng. Đó cũng là một cách mượn rượu giải khuây, cái thứ men tình nầy là men mục không làm họ say được, nhưng mà cũng... đỡ buồn.
Khi Định trở lại căn nhà ở hẻm Nguyễn Trãi, vừa chung vô đầu hẻm là chàng ngây người vì chàng đụng đầu hai thiếu nữ mặc đầm, y như Lan và cũng như Lan, họ đẹp như một buổi sáng.
Nhưng mấy giây sau đó, chàng hơi buồn buồn. Thiếu nữ xóm bình dân mà mặc đầm đi đâu thì có đến 99 phần trăm chắc chắn là họ đi làm sờ-nách-ba.
Một ngày kia, Lan rất có thể gia nhập vào đạo nữ binh nầy lắm. Lan mà ngày nay chàng để ở trên tất cả.
Và bao nhiêu người đẹp như Thu Mai, như Lan, như hai cô lúc nầy, bao nhiêu người đẹp loại ấy làm cho nhan sắc mất hết cả tính cách thiêng liêng của những tác phẩm đẹp tuyệt vời.
Vâng, một mỹ nhơn là một nghệ phẩm quý giá vào bực nhứt trong thiên hạ. Người ta hy sinh ngai vàng để được người đẹp, chớ có bao giờ ai dám hy sinh tài sản để được một bức tranh, một quyển sách đâu.
Nhưng người đẹp là như thế đó a! Lan chỉ mới bị hoen ố có một lần thôi, nhưng Lan cũng sẽ bẩn thỉu đúng mức cao độ vi trùng như hàng vạn người đẹp khác loại nầy.
Mà nào ngoài ai biết đâu? Gặp Thu Mai, gặp hai cô bé nầy lượn phố ban ngày, những gã con trai như chàng cứ ngẩn ngơ đuổi theo họ bằng mắt, rồi tối về nhà mơ mộng viễn vông, bởi có một số gái nầy họ thông minh quá, cố lấy cho được một bề ngoài con nhà lành, trông cứ như là nữ sinh, hoặc như là vợ một kỹ sư, hoặc như Thu Mai chẳng hạn.
Định có phải là một anh con trai mới lớn lên, hoàn toàn dốt gái đâu, vậy mà chàng vẫn cứ còn phải bước thêm từ vỡ mộng nầy đến vỡ mộng khác, thì có đau cho những giấc mộng của bọn thi nhơn hay không chớ.
"Vọng mỹ nhơn hề thiên nhứt phương" thì hay lắm. Các nàng chỉ nên mờ ảo ở đằng xa thôi, chớ nên đến gần các nàng, dòm sát quá mà phải buồn. Chàng rất hối hận đã lao đầu vào "Lữ Đoàn Mông Đen", cái nghề có khả năng đập tan tất cả ảo ảnh của cuộc đời, cái nghề tai hại nó chỉ cho kẻ hành nghề thấy toàn bề trái của những cái gì đẹp đẽ, sang cả trong xã hội: một ông gia trưởng bị nhơn tình cho mọc sừng, sau khi gạt vợ ở lại nước ngoài, rồi đi mua con gái để gỡ gạc, một ông gia trưởng khác làm trò con heo, cả hai ông đều đứng đắn, đều được người ngoài kính nể, vì địa vị, tư cách của họ, với lại một Thu Mai trẻ như hăm hai, đẹp như minh tinh màn bạc, là mẹ của bầy con nheo nhóc, mà có lẽ bốn đứa mang bốn màu da khác nhau. Cái buồng ngủ của riêng là buồng ngủ đờ-luýt mà cứ còn mang những dấu vết bẩn thỉu thầm lặng mà tưởng tượng là bắt nhờm rồi thì không biết bên trong buồng trong còn chứa đựng cái gì tồi tàn nữa hay không thì chẳng rõ.
Cửa mở, nhưng màn buông. Một bức màn đỏ, Hồng lâu đây mà! Người xưa không có nghiên cứu màu sắc một cách khoa học như người thời nay, nhưng họ cũng biết dùng màn nóng là màu hồng rồi. Đó là màu kích thích.
Định không gõ cửa, cứ vén màn vào đại và bắt gặp Thu Mai đang trang điểm trước bàn phấn. Đứa bé gái có lẽ là trưởng nữ của nàng bắt chước mẹ lấy bông phấn chậm lên mặt nó. Nó làm không đều tay, mà da mặt của nó màu bánh ích, thành thử trông nó giống như chú hề.
Thu Mai ngồi đưa hông ra ngoài, đã thấy chàng trong gương, nhưng chẳng buồn day ra, chẳng buồn chào hỏi gì cả.
Định cũng chẳng thèm nói gì, cứ nhìn con bé rồi nghĩ miên man, tự hỏi không biết mấy năm nữa thì má nó sẽ bán nó, và tự hỏi có phải chăng là bà ngoại nó năm xưa nào đã bán má nó cho một chú chệt già kia?
Đã bốn con, Thu Mai vẫn chưa bị méo mó cho lắm, nên Định không phải thấy cảnh tang thương lúc người đẹp trang điểm chưa xong. Có những người đẹp mà ta không bao giờ nên rình xem lúc họ trang điểm cả. Họ mà bắt quả tang đang rình họ, họ cũng chẳng làm gì ta, nhưng ta lại phải chịu một sự trừng phạt nặng nề vô cùng là phải chứng kiến một cảnh bể dâu "trông thấy mà đau đớn lòng".
Ruộng dâu hóa bể thật đó chớ! Cho đến những quả núi cao ngất nơi họ cũng đã bị gió bụi thời gian làm chài xuống và muốn chảy thành suối.
Thu Mai đã xong cái việc quan trọng nhứt trong ngày, trong đời của nàng, công việc nhờ đó mà sống, công việc sơn phết bức tường sắp đổ và bắt đầu đóng rêu.
Nàng ra lịnh cho con:
- Mai, đi vô trong chơi đi con.
À, té ra con bé tên là Mai. Chắc má nó tên thật là Nguyễn Thị Mẹt. Thế hệ của nó có phước hơn, được mang một tên cúng cơm dễ coi, khỏi phải nhờ bồ đặt giùm biệt hiệu như má nó.
Bé Mai bỏ bông phấn liền, và nhảy mấy cái là tới cánh cửa ba-nô giả, mở cửa biến mất liền. Khi cánh cửa ấy được mở ra trong mấy giây, Định nghe trong đó trẻ con đang họp chợ hay đang đánh giặc gì đó không rõ, có tiếng la hét, có tiếng khóc, có tiếng cười, lại có tiếng mắng chưởi thô tục của bà bếp kiêm chị vú, kiêm con sen mà chàng đã thấy mặt rồi.
Thu Mai bước theo con để móc cửa lại ở bên ngoài, bỏ tù lũ kia trong ấy. Chàng không tin rằng con bé Mai lại ngoan đến thế, vâng lời mẹ thấy mà thương. Có lẽ nó đã phải ăn hàng trăm chục trận rồi, những trận roi biến nó thành cái máy chạy trốn mỗi lần có khách mà má nó cần sự vắng mặt của nó.
Thu Mai chưa buồn mặc áo, chỉ có sú-cheng thôi. Nàng khoanh tay lại và hất mặt lên để nghinh người khách như thầm hỏi: "Có hay không, mầy nói đại ra cho tao biết để tao tính cái số phận mầy?"
Định mỉm cười hỏi đùa:
- Cây chổi chà đâu?
Thu Mai không đáp, bước lại giường giở nệm lên và rút từ dưới ấy ra một con dao yếm. Nàng nói:
- Không thằng xỏ lá nào mà ra khỏi nhà nầy một cách lành lặn được cả, không mang theo kỷ niệm nơi trán, cũng để lại đây một ngón tay.
Định cười hề hề:
- Súng lục không sợ dao. Nhưng có đây bà nội ơi, đừng làm vậy, anh mất cả hứng thì uổng đêm nay lắm.
Nói rồi Định thò hai tay vào túi quần, Thu Mai ngỡ chàng rút súng nên toan nhảy đến ra tay trước. May thay, chàng lẹ làng móc bạc ra từ hai túi quần, mỗi túi đựng hai chục ngàn, rồi vứt tiền lên nệm.
Định nghe một tiếng "rổn" dưới gạch, nhìn lại thì con dao yếm nằm sát chơn tường và người đẹp cười xinh tươi như nàng tiên trong đăng-xin, bước tới chụp lấy vai chàng bằng hai tay rồi nói:
- Té ra trên đời nầy cũng còn người quân tử!
- Còn, nhưng toàn là quân tử Tàu không mà thôi, anh đây cũng vậy. Anh giữ lời hứa với một mục đích rất không đẹp: Anh chỉ muốn chinh phục em mà thôi, chớ không có quân tử cái khỉ khô gì hết.
- Và em đã bị chinh phục rồi đó.
- Nhưng mà bà lại du côn như phu gạo, khiến kẻ si tình nầy mất cả nguồn thơ.
- Em phải làm beo với lũ cọp chớ, với người quân tử thì em vẫn là em nhỏ cần được anh hùng che chở chớ.
Thu Mai kéo thật mạnh và thật đột ngột vai của Định, thành thử chàng bị xô vào người nàng và nàng canh tài tình thế nào mà đưa má ra thật đúng vào cái giây mà mặt chàng chạm phải mặt nàng.
Hôn cưỡng bách người đẹp một cái, rồi Định cười nói:
- Anh thật không dè mà một con người đi được những bước mềm và nhẹ như mây bay, lại du côn đến thế.
Thu Mai kéo bạn lại giường, hất tiền để lấy chỗ ngồi rồi nói:
- Anh chưa biết, chớ có lần em đã đánh gãy giò hai thằng phu xích lô đạp.
- Dốc hoài.
- Thiệt đó chớ. Chuyện chỉ mới xảy ra năm ngoái đây thôi.
- Kể cho nghe thử coi.
- Chẳng, năm ngoái em có chồng...
- Có chồng? Sang nhỉ?
- Chồng thật ấy, chớ có phải là nuôi ma-cô đâu, mà anh cho là sang. Ba thằng út bây giờ đó mà.
- Vậy à? Thế anh ấy bây giờ ở đâu?
- Chết rồi.
- Chết, nghĩa là bị em khai tử đại nơi lòng em?
- Anh muốn hiểu sao tùy thích anh. Nhưng sao anh lại không hiểu rằng chính nó đã khai tử em nơi lòng nó.
- Ừ cũng có thể là như vậy. Nhưng hiện trong buồng chỉ có trẻ con thôi chớ?
- Không tin thì cứ xét nhà.
- Thôi, đủ lắm rồi, vô trong ấy điếc tai lắm. Kể tiếp đi.
- Ờ, em có chồng. Đêm đó, anh ấy nói đi chơi tới sáng, chuyện cũng bình thường xảy ra, nhưng khuya lại, em về thì chính anh ấy mở cửa.
Em đi bằng xích lô đạp. Một chiếc xích lô đạp thứ nhì theo sau bén gót, chiếc ấy chở một ông Huê Kỳ.
Em bị lỡ bộ, bắt buộc phải trở trái làm mặt. Em làm bộ, như vừa chợt thấy chiếc xe sau và nổi xung thiên lên, em chưởi lớn:
- Đ...m... thằng xích lô chó đẻ nầy, mầy lén lén chở Huê Kỳ theo tao đó hả? Tiên nhơn cha mầy, ông bà ông vải cha mầy, cao tằng cố tổ cha mầy.
Chính em gọi nó, trả giá hẳn hoi, chớ chú Huê Kỳ đâu biết gì, và chính em trả tiền xe cho khách, lần nào cũng vậy.
Bị chưởi bất ngờ, thoạt tiên nó kinh ngạc vô cùng, nhưng rồi nó cũng nổi xung thiên, chưởi lại em tan nát ông bà hết. Tuy nhiên, đàn ông không thể đấu khẩu mà thắng lại với đàn bà cho được, nên thằng xích lô chở em, nó chẳng ăn nhằm gì vào vụ đó, cũng xen vô binh bạn đồng nghiệp của nó trước một chuyện chướng đời.
Cả xóm đều mở cửa ra xem. Chú Huê Kỳ ngơ ngác không hiểu sao người đẹp rủ chú về nhà, lại bỗng nhiên khai chiến. Rồi thấy thiên hạ đổ xô ra đông quá, chú ta hoảng, co giò tẩu thoát.
Hai thằng nhứt định không chịu thua và thằng chở Huê Kỳ toan phân bua với cả xóm rằng, chính em gọi khách cho nó đi, em sợ quá, cần bịt mồm của nó ngay, nên nhảy tới đấm vào mũi của nó liền.
Cả hai thằng đều ráp nhau mà đánh em, em co chơn lên, rút chiếc giày ra, nện gót nhọn hoắt lên đầu chúng nó, chúng nó đau quá cũng co giò chạy, nhưng cả hai thằng đều vấp té gãy giò hết cả hai.
Định cười ngất một hơi đến tức ngực, tức bụng. Chàng càng vỡ mộng thêm, sau câu chuyện ngược xuôi của người đẹp, nhưng quả thật chàng được quên "Tình Yêu".
Người đẹp có một tòa thân thể rất dễ mê, có làn da mát rượi thì Lan tạm bị đẩy lùi vào cửa buồng trong, buồng tâm trí của anh ấy, và bị bỏ tù trong đó, như lũ trẻ nheo nhóc trong kia.
Định yêu cầu:
- Em nói chuyện tâm tình nghe cho mùi tí coi, anh đã thấy cô Thu Mai du đảng rồi.
- Biết nói gì bây giờ. À nè, anh nói anh sắp cưới vợ hả?
- Ừ.
- Thật đáng tiếc. Nếu không, anh làm chồng em thì ta sẽ có nhiều áp phe ngon lành lắm. Hay là có vợ mặc có vợ, cứ làm chồng em như thường đi.
- Sao lại phải làm chồng em mới làm áp phe được?
- Anh phải khai gia đình tại đây anh mới có quyền.
- Có quyền để chi?
- Để làm áp phe chớ để chi.
- Thôi đi bà, tôi hiểu rồi.
Không, chàng không thích hù mấy ông nhà giàu si Thu Mai, giả đò đi đâu về thình lình bắt gặp vợ ngoại tình. Không, công việc đó để cho lũ ma cạo chúng nó làm.
- Em không có chuyện tâm tình thì nói chuyện tâm tình của người khác, của bạn đồng nghiệp của em.
- Biết nói gì bây giờ? À nầy có hai con bé nầy hay lắm!
- Hoan hô.
- Cả hai đứa đều gốc là con nghệ sĩ, một đứa là con họa sĩ trứ danh, một đứa là con một nhạc sĩ tên tuổi.
- Hay.
- Một đứa cứ khoe với khách nguồn gốc rạng rỡ của nó, còn đứa kia cố giấu dòng họ như mèo giấu phân.
- Con thứ nhì là con tốt.
- Anh nói đúng. Cáo mượn oai hùm làm gì. Vũ nữ thì chỉ
cần đẹp và nhảy giỏi, còn có làm con vua thì chẳng ai cần, càng khoe càng tội nghiệp vong linh người chết.
- Té ra em cũng khá về tấm lòng.
- Xí, chớ bộ anh tưởng em là quỉ sứ hay sao? Con thứ nhì dễ thương lắm, hành nghề một cách lén lút và cứ khóc lóc mãi vì đau cho số phận. Có lẽ đó là một vũ nữ độc nhứt Sài Gòn còn biết đau một niềm đau loại ấy. Mấy con khác chỉ đau vì bị tình phụ thôi, chớ tụi nó đã dứt khoát được rồi với dĩ vãng khi bước vào nghề.
Định ngủ quên luôn cho tới sáng bét tại đây, vì chàng lười ra đi lúc mệt và vì người đẹp níu kéo chàng lại với hy vọng mong manh chàng thích đời sống vợ chồng với nàng chăng?
Sáng ra, chàng dậy thì ngoài kia nắng đã lên cao. Người đẹp tang thương không biết bao nhiêu, vì nàng đã tẩy hóa trang lúc chàng vừa ngủ quên, triển lãm gương mặt xanh dờn ra và lối tóc chải rối, tầm phổng bên trong, bị sự lăn trở trong giấc ngủ biến thành một cái ổ quạ, giờ nó rối như là tình hình thế giới chớ không còn rối một cách nghệ thuật nữa.
Bắt buộc phải rửa mặt và chải đầu, Định miễn cưỡng đi ra sau và thấy lũ trẻ ăn xôi, ăn cháo, chàng ngán ngẩm thế sự, làm vội vàng cho xong để rồi ra đi, không bao giờ dám trở lại đây nữa cả.
° ° °
Chiếc Peugeot ấy, Định phải trả tới bảy chục ngàn 1, hơi mắc, nhưng máy mới làm lại, tất cả các-dét cũ đều được thay, bình mới, mới sơn nữa thì cũng không phải là mua hớ.
Xe lấy hồi mười một giờ là chàng muốn đi gặp bạn ngay. Nhưng nắng quá sợ Lan từ chối thì đau không biết bao nhiêu. Chàng bứt rứt cho tới năm giờ chiều thì quyết định ra đi. Chàng sẽ đưa Lan đi ăn cơm ở ngoại ô có cảnh đẹp, có gió mát, tình cảm của Lan đối với chàng sẽ khác đi.
Nhưng chàng bỗng giựt mình, giờ nầy Liên còn ở nhà. Nhưng Liên còn ở nhà mặc Liên chớ, Lan đã chẳng được thả lỏng từ bao lâu nay à? Lan đã chẳng được nàng dùng làm quà biếu cho chàng à? Có thể Liên sẽ mừng rỡ lắm mà thấy chàng với Lan đã là đôi bạn thân với nhau rồi, chàng lại chững chạc, bề thế, chớ không phải như là những thằng bạn oắt con khác của Lan.
Nhưng Định nhứt định không để cho Liên biết rằng Lan và chàng đã thân nhau rồi. Cũng vì cái tự ái đực rựa. Dầu cho chàng có chinh phục Lan khó khăn bao nhiêu đi nữa, Liên cũng cứ đinh ninh rằng chàng đã nhận quà. Không, mối tình giữa Lan và chàng không tội lỗi gì cả, nhưng phải nặc danh đối với Liên. Chàng ăn cơm xong, mới ghé nhà bạn, một căn nhà khiêm tốn, nhưng nằm tại mặt tiền đường, đường Nguyễn Thông nối dài.
May quá, Định đã lo lắng vô ích vì sợ Lan đi vắng. Cửa mở lớn, nhà sáng đèn, và Lan đang ngồi đọc báo trên chiếc đi
- văng.
Mãi đến lúc chàng đóng cửa xe lại một cách oai phong, Lan nghe tiếng động mạnh mới giựt mình ngước lên trông ra ngoài. Lan chưa thấy chàng, và chiếc xe lạ làm cho nàng ngạc nhiên lắm.
Khi Định xuất hiện ra nơi khung cửa thì Lan càng kinh ngạc hơn, bởi nàng đinh ninh rằng Định chỉ là một thầy ký khiêm tốn mà thôi.
- A, anh! Lan reo lên, sau nhiều giây ngậm câm vì lạ lùng. Mời anh vào!
Lan mặc sơ mi, quần ta, cả hai đều may bằng vải nhơn tạo màu ngà, nặng mình và dịu như toile-de-lin, và nhờ thế mà nàng xác nhận với Định rằng eo nàng đẹp thật, nhớ những lần nàng mặc đầm, Định có thể ngỡ rằng nàng ăn gian ở điểm nào, mặc dầu lần gặp sau rốt chiếc camisole của Lan cũng rất thành thật.
Định chỉ bước tới một bước thôi, rồi hỏi:
- Lan có bận gì không?
- Dạ không.
- Có hẹn không?
- Dạ cũng không.
- Đi chơi được chớ?
- Rất hoan nghinh.
- Vậy mời Lan đi uống nước.
- Nhưng anh ngồi chớ, Lan còn phải thay áo.
- Không anh không ngồi để cho Lan ngại, không dám trang điểm lâu lắc. Anh thích Lan đơn sơ.
- Đồng ý. Nhưng ít lắm cũng phải tốn năm phút.
- Không, hai phút thôi.
- Cái anh nầy! Nóng như Trương Phi! À, anh thích em mặc gì?
- Em mặc gì cũng đẹp tuốt hết.
Nhà nầy không có trẻ con, nhưng cũng có một bà già, Định thoáng thấy đang làm công việc dưới nhà bếp. Có không khí gia đình chớ không phải không khí khách sạn như nhà Thu Mai. Lẽ cố nhiên là phải như vậy, tuy nhiên Định cũng rất thưởng thức cái tự nhiên phải có ấy và chàng nghe cô gái chửa hoang đẻ lạnh thơm hơn Thu Mai nhiều quá.
Chắc là Lan phải nỗ lực ăn mặc tốc hành trong ấy, vì chàng cho Lan hai phút, nhưng vẫn chuẩn bị tính thầm để phải đợi năm phút. Vậy mà mới có ba phút qua là Lan đã bước ra.
- Đẹp! Chàng chỉ khen có một tiếng thôi nhưng cái tiếng độc nhứt ấy nói rất nhiều.
Lan tươi như hoa, không phải vì tuổi trẻ và trang phục, trang điểm mà vì rằng vui dạ không biết bao nhiêu và Định thấy nàng đẹp hơn mấy lần trước nhiều nhờ vẻ tươi vui ấy.
- Khỏi xin phép ai chớ, chàng hỏi.
- Dạ khỏi, em đã dặn bà bếp coi chừng nhà là đủ rồi.
Lan ba hồi xưng "Lan" ba hồi xưng "Em". Định đoán rằng nàng chỉ quen xưng tên mà thôi, với tất cả mọi người và rán sức để lối xưng hô, riêng đối với chàng.
Định mở cửa phía trong cho Lan lên trước rồi mới đi vòng qua bên kia.
- Chắc em đã ăn cơm rồi? Chàng hỏi khi rồ máy.
- Dạ em ăn rồi.
- Vậy ta đi dạo mát thôi em nhé?
- Hay lắm.
Định cho xe chạy và kể lể:
- Anh muốn đến mời em ra ngoại ô ăn cơm, hồi còn thật sớm lận kia. Nhưng rồi anh lại thôi. Anh không muốn Liên biết em với anh quen thân nhau.
- Sao lạ vậy? Lan hơi nghi nghi lo lo. Nỗi sợ ấy chỉ có thể là vì hai người đã có gì với nhau rồi. Thông thường ai cũng phải hiểu như vậy.
- Em không thể nào hiểu được đâu.
Lối trả lời ăn trợt của Định càng làm Lan nghi hơn. Nàng đoán rằng Định không thể bịa láo được, nên đánh trống lấp bằng cái câu có vẻ bí mật ấy.
Thế nên, bỗng dưng sự tươi vui đào ngũ ngay gương mặt của nàng mà Định chưa hay biết.
Định cứ nói huyên thuyên và Lan cứ làm thinh từ đầu mùa chí cuối và khi đậu xe lại trước một hiệu ăn và giải khát hay lắm, chỉ mới khai trương có hai hôm thôi và Định thấy đó là nơi lý tưởng nhứt để họ biết nhau nhiều hơn, một hiệu ăn uống rằm ven sông Bến Nghé vốn của người Pháp, bị bỏ lâu rồi giờ ta khai thác dưới cái tên mới là Ngân Đình, khi ấy Định mới chợt thấy là chỉ có một mình chàng nói thôi.
Chỗ nầy sáng đèn và chàng day lại thì thấy Lan buồn hiu.
Chàng ngạc nhiên trước sự thay đổi nơi Lan, mới nắng khi nãy đây, không thấy trời kéo mây mà lại sắp mưa.
- Lan! Định gọi khẽ.
- Dạ.
- Sao lại buồn?
- Không, không có gì hết.
- Chắc em không thích ở đây? Vậy ta đi nơi khác.
Nói xong, Định cho xe rồ máy rồi quanh chữ U để chạy qua bên Tân Thuận.
Thật ra chàng chỉ kiếm cớ để đi nơi khác, làm bộ đoán ý của Lan vậy thôi. Chàng hiểu Lan bất bình về chuyện gì và định tìm nơi vắng vẻ đễ dỗ nàng hơn là ở một nơi đông đảo và sáng sủa.
Chàng cứ làm thinh, cho xe chạy mau và qua khỏi cầu Tân Thuận chàng mới nói:
- Đã là bạn của nhau, thì nên tha thứ nhau những chuyện lặt vặt. Bằng như có nỗi bất bình lớn em nên nói thẳng ra để ta cùng giải quyết là hơn. Anh mến em vì tánh cởi mở của em, nhưng sao em lại bỗng dưng bưng bít như thế nầy?
Giờ thì Lan đã hết buồn rồi. Nàng cảm thấy là cần dứt khoát nên chịu nói, nhưng vẫn nói dối:
- Em không thích lén lút đánh bạn với anh. Anh là người ơn của gia đình em, sao lại để cho anh phải được công khai đến thăm em.
- Không, em không thể hiểu đâu.
- Không có cái gì mà trí óc em không thể không hiểu. Em không biết thì có. Nhưng lối tránh né giải thích của anh lại chọc cho em muốn biết, và giờ nghi ngờ, nên em nghĩ lung tung chớ không có buồn gì hết.
- Em nghi ngờ gì?
- Rất dễ hiểu quá. Không sao mà thái độ của anh làm cho em nghi ngờ rằng giữa anh với chị Liên đã có gì. Như thế cũng chẳng tội lỗi gì. Chính đã có gì với chị Liên còn muốn chèn ém như thế nầy mới là không tốt.
Em muốn biết sự thật. Nếu sự thật là thế thì ta lại càng nên công khai giao thiệp với nhau để em tránh tiếng không hay và để ngăn anh làm xằng.
Định nghe nhẹ nhõm cả người và cho xe chạy vùn vụt. Chàng cười ha hả mà rằng:
- Em quên hết chuyện trước. Chính em đã thú thật rằng khi nghe lõm bõm câu chuyện, em đoán được cái gì trong đêm kinh khủng đó. Và em cũng đoán đúng một điểm là anh đã từ chối đề nghị của Liên. Như vậy làm thế nào có gì giữa Liên và anh được!
Lan cũng sực nhớ lại những chi tiết đó rồi tươi cười trong bóng tối, Định không thấy nhưng biết được ngay và Lan khen:
- Gió mát quá!
- Nàng nói bằng một giọng rất vui vẻ.
Xe qua khỏi chợ Phú Xuân rất xa. Định cũng nghe gió mát lắm vì gần tới mũi Nhà Bè rồi. Chàng yêu đời ghê vì Lan đã nhận sự lén lút. Nàng chỉ đòi công khai vì nghi chàng đã tằng tịu với Liên, không muốn hai chị em có chung một người nhơn tình mà thôi.
Con đường đã tới chỗ tuyệt đẹp. Đằng xa kia là sông rộng, tuy trời tối, Lan vẫn biết đó là sông vì mặt sông ban đêm cũng hơi sáng vì phản chiếu trời sao. Họ xuống xe, đậu lại bên đường rồi đi bộ ra tận mũi đất, nơi mà con đường như rơi ngay xuống sông. Định đề nghị:
- Ta còn no, nhưng nên ăn bậy vài con tôm nướng để lấy chỗ ngồi cho mát nghen em?
- Tùy anh.
Người vùng nầy họ đặt bàn ghế la liệt ở những bãi đất ven sông và bán năm bảy món ăn, rượu với các loại nước ngọt.
Định gọi trước hai chai nước cam, rồi hỏi Lan:
- Nếu anh muốn đưa em đi dạo mát ở ngoại ô xa, rồi ăn cơm ở đó luôn thể, thì làm thế nào, vì Liên kỳ đà, bất tiện quá?
- Ừ thật là mất tự do cho anh. Anh phải báo trước ít lắm là hăm bốn tiếng đồng hồ, giống mời khách quá không còn thú vị gì hết. À, sở anh có điện thoại chớ?
Định bối rối quá. Dĩ nhiên, sở chàng có điện thoại, nhưng chàng không hề tới sở và chàng cũng chẳng biết sở ở đâu. Chàng liên lạc với thượng cấp trực tiếp của chàng, một người xưng là thiếu tá Bân, trên lầu của một cửa hiệu sửa tủ sắt ở Chợ Cũ. Nơi đó cũng có điện thoại nhưng không thể dùng để nói chuyện.
- Anh
chạy áp phe, nhưng muốn dùng điện thoại của hãng nào cũng được. Có lẽ em cũng chỉ cọp điện thoại của bạn hữu mà thôi. Như vậy ta khó lòng mà gọi nhau.
- Không khó. Muốn nhắn em cái gì cấp bách cũng được, anh cứ gọi số 22.048, đó là điện thoại tư gia của con Minh bạn em. Anh cứ nhờ nó nói lại với em là anh cần gặp em giờ nào đó trong ngày có khẩn cấp thì nó chạy đi tìm em ngay. Chỗ hẹn là hiệu Brodard, nhưng khỏi cho nó biết chỗ ấy.
- Rất đồng ý. Nhưng nếu nó lại đi vắng?
- À, còn cái điểm đó nữa. Nhưng nó không hề đi đâu trước 9 giờ sáng.
- Vậy thì cũng tạm được.
Định phục dịch cho bạn để tránh cho nàng khỏi nóng tay và bẩn tay.
Lan nghe rất thích được phái nam săn sóc. Nàng không hề đi ăn với ông Mạnh, còn với lũ bạn trai đồng lứa của nàng thì chúng nó bất kể. Chúng nó bảo rằng nữ lưu đã đòi nam nữ bình quyền thì có lên xe buýt, rán mà chen lấn để giành chỗ ngồi, lấn không lại người ta thì rán mà đứng chớ đừng có mong ai nhường chỗ.
Xe buýt đã vậy thì ăn là chuyện dễ quá, chúng nó lại càng không hề giúp đỡ. Chúng nó tuyên bố bôi xóa một cách vĩnh viễn hai tiếng "nịnh đầm" trong hành lý ngôn ngữ của chúng nó, và đứa nào nịnh đầm bị gọi là ông cụ.
Lan đã nhìn nhận rằng thái độ của chúng nó hữu lý và công bình, nên không hề bất mãn. Nhưng giờ nàng mới nghe rằng, nếu cuộc đời mà như thế thì bớt đẹp đi nhiều quá.
Nàng bỗng dưng thấy rằng phụ nữ dầu sao cũng cứ là phụ nữ, với tất cả đặc tính riêng biệt của phụ nữ và cứ thích được nam phái phục dịch. Cố làm đàn ông chỉ thiệt cho mình, vì cái bọn ba gai bây giờ chúng nó quan niệm như vậy, mình không cãi vào đâu được hết, thì đừng hòng mong ai vị nể, giúp đỡ phục dịch nữa.
Thật là oái oăm cho phụ nữ Việt Nam, mấy ngàn đời bị làm nô lệ cho nam phái, nay vừa tập tành làm đàn bà, làm đầm để được nam phái nịnh, đâu có mấy năm ngắn ngủi, thì lại mất cái ưu thế ấy ngay, tuy không trở lại tình trạng nô lệ xưa, nhưng "bị" ngang hàng với đàn ông cũng chẳng sung sướng gì cho lắm.
Ăn xong con tôm đầu, Lan nói đùa:
- Nãy giờ anh chỉ tính chuyện tìm Lan, mà không hề xét trường hợp Lan tìm anh. Chắc anh không muốn Lan tìm anh, sợ Lan đụng đầu với ai hử?
Định cười lên hả hả một lần nữa rất thích chí:
- Là tại anh không dám mong ân huệ đó ấy chớ. Với lại hễ tối là anh đi.
- Anh ra đi hồi mấy giờ?
- Hồi bảy giờ. Đi ăn cơm ấy chớ cũng chẳng đi đâu, nhưng rồi thế nào cũng gặp anh em rồi đi luôn, em khó mong gặp anh.
- Có gì mà khó, Lan sẽ đến trước bảy giờ như hôm nọ là chụp được anh. Chỉ lo có người trong ấy.
- Không bao giờ có ai cả. Nè, Liên có bao giờ làm áp lực cho em đến thăm anh lần thứ nhì hay không?
- Không. Em đoán rằng chị Liên si anh.
- Kha... kha... gì làm cho em đoán như vậy?
- Từ ngày ấy đến nay, chị Liên buồn bã cả ngày, trông đến tội nghiệp.
- Có lẽ Liên bị ai cho trợt vỏ chuối.
- Không, nếu chị ấy mà có nhơn tình là em biết ngay.
- Làm sao em biết được?
- Ban ngày chị ấy nằm nhà luôn. Còn ban đêm thì nửa tiếng đồng hồ sau khi các vũ trường đóng cửa là chị ấy đã về tới nhà.
- Điều đó cũng chẳng chứng tỏ gì. Có thể Liên đang si người khác.
- Không thể có chuyện ấy. Trước ngày đó, chị ấy không buồn bực mà chỉ lo lắng vì em thì có. Nhưng sau ngày đó thì chị ấy như kẻ mất hồn. Không lẽ mới gặp anh nào có một ngày mà si đậm đến như vậy.
- Biết đâu? Tiếng sét ấy mà! À, còn chồng Liên đâu?
- Anh ấy qua đời sáu năm rồi.
- Anh trẻ hơn Liên nhiều quá thì chắc Liên xem như em nhỏ. Chính em đã chẳng coi bọn đồng lứa với em là trẻ con à?
- Qua cái tuổi nào đó rồi, người con trai biết kinh nghiệm sống thì hết trẻ con nữa, cho dẫu y trẻ hơn người đàn bà đến mười tuổi.
- Không lẽ bọn đồng lứa với em đều thiếu kinh nghiệm hết ráo?
- Anh đừng tưởng hễ lũ nó đã gần gũi với con gái được một vài lần rồi là có kinh nghiệm đâu. Lũ nó không biết sự bền chí là cái gì hết, dễ dãi thì sự tấn công chớp nhoáng của lũ nó có kết quả liền, nhưng nếu gặp một thành trì kiên thủ thì chúng nó vụng về trông buồn cười ghê lắm.
Lan chỉ ăn hai con tôm thôi và kêu no lắm. Mặc dầu được bạn phục dịch nàng vẫn bẩn tay sơ sịa.
- Ở đây họ lôi thôi lắm, không có nước cho ta rửa tay nữa.
Định nói rồi, vừa đứng lên vừa rút khăn mu-xoa ra đi lại mé nước. Nước đang lớn đầy "mà" nên chàng chỉ cúi xuống là nhúng khăn được, vắt ráo rồi bước trở lại trao cho Lan.
Giây lát sau, chàng chùi tay chàng cũng chính bằng chiếc khăn đó, và không thể cất một chiếc khăn ướt được, chàng vứt luôn xuống sông.
Lan cười mà rằng:
- Nếu anh không có chùi tay anh bằng khăn ấy, em ngỡ rằng anh đã nhờm tay em.
- Cô hay ngộ nhận lắm đấy nhé. Hồi nãy, nếu cô không có ngộ nhận, không có buồn ta đã ghé Ngân Đình có phải là sạch sẽ hơn không.
- Em đâu có buồn.
Lan cố đính chánh cái tin tưởng của Định rằng nàng đã buồn, sự cố ý thấy rõ quá và nhờ vậy mà Định lại thấy rõ được điều khác là tự ái của Lan to lắm, nàng không muốn thú nhận đã yêu Định một cách gián tiếp bằng nỗi buồn ấy.
"Ừ, nàng có yêu mình, nàng mới phải buồn, khi ngộ nhận rằng mình đã yêu Liên".
Định nghĩ như vậy rồi nghe sướng mê tơi, không phải vì được Lan yêu như vậy mà vì lẽ khác. Cả hai đứa đều là hai cây tự ái, hai cây kiêu hãnh trên đường tình, cô thì yêu mà không chịu thú nhận, còn cậu thì chỉ thích chinh phục thôi, chớ không hả miệng hứng trái chín rụng.
Tự ái đực rựa của chàng sẽ được thỏa mãn vì chàng sẽ phải cam go chiến đấu trong cuộc chinh phục. Chàng sướng là vì vậy.
Lan là gái đã hoen ố
- ít lắm là về mặt xác thịt
- nàng lại bị chị nàng làm quà biếu chàng. Như thế Lan không đáng giá cho chàng yêu. Nhưng chàng lại muốn yêu Lan, thì chỉ có sự kiêu hãnh của Lan mới xóa được chỗ thiếu điều kiện của nàng mà thôi, bởi vì sự kiêu hãnh ấy cho chàng có dịp chiến đấu để chinh phục mà bọn đực rựa rất thích, lại cứu vãn được hoen ố của Lan về mặt tinh thần; không, Lan không phải là một cô gái dễ dãi, "cho" bừa bãi đâu, Lan xứng đáng một mối tình lớn.
Đây là một hiện tượng lạ lùng nhứt trong đời tình cảm của con người. Cũng vẫn cứ là cô gái ấy với tâm hồn ấy, với cái dĩ vãng không được nhẹ nhàng bao nhiêu ấy, mà chỉ cần một chi tiết nhỏ thôi, nàng đã biến ra khác hẳn rồi, trong lòng một người con trai đã biết không sót một ly về cuộc đời thầm kín của nàng.
Người con gái phải hơi hơi bí mật một tí mới được con trai yêu, nếu các cô mà không bí mật hoàn toàn được. Tò mò là bản chất của đàn ông, họ tìm thấy trong sự khám phá một thú vị vô song. Bí mật về tâm hồn, bí mật về dĩ vãng, bí mật về thân thể, ba thứ ấy mà tiết lộ cả ra, các cô không còn sức quyến rũ rào nữa cả.
Nam phái họ đi xem thoát y vũ, không phải vì cái pha cuối cùng mà họ đã dư biết, mà chính vì những pha đầu, kế tiếp nhau mà trải qua, những pha ấy cho họ cái ảo tưởng rằng, họ đang khám phá.
Cũng cứ vì những lẽ ấy mà con gái Âu-Mỹ ngày ray, không được yêu bao nhiêu mà chỉ được thèm muốn qua đường thôi, bởi họ đánh bạn với con trai dễ dàng quá và phơi bày thân thể của họ ra trắng trợn quá lắm, khiến bên nam đã thường phải than thở: "Than ôi, thời thơ mộng xưa, mà các cô khuê môn bất xuất, các cô mặc kín từ cổ tới gót, thời thơ mộng ấy nay còn đâu!"
Lan đã bị phơi trần ra, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, dưới mắt Định ngay từ phút đầu mà cô cậu biết nhau, thì nếu Lan không có được một sắc đẹp ngoại hạng, chắc Định không buồn áp lại nàng.
Gặp lại rồi, có lẽ rồi cũng chẳng đi tới đâu, nếu nàng không kiêu hãnh.
Có phải chăng đó là thủ đoạn của thiếu nữ nầy để cứu vãn những cái đã mất rồi, nơi tâm trí Định?
Không. Chỉ trong vòng có mấy tháng mà Định đã sống bằng năm, bằng mười một người con trai thường, đã biết quá nhiều về chuyện đời và lòng người thì không thể nào mà một thiếu nữ mười bảy tuổi lại cao tay ấn hơn chàng nổi. Nàng kiêu hãnh thật sự và thật tình.
Thình lình có tiếng nhạc rất to ngoài sông. Đôi bạn ngước lên thì thấy một chiếc tàu treo rất nhiều dây đèn màu, đang trở đầu để đổi hướng mũi tàu quay về hướng thành phố.
- À, tàu Bạch Tuyết!
- Lan nói.
Định chưa biết tàu đó là gì, nên hỏi:
- Tàu gì vậy Lan?
- Cách đây ba tháng, ai đó không rõ, đã có sáng kiến dùng chiếc tàu cũ ấy để chở khách dạo mát trên sông Bến Nghé, từ bến Bạch Đằng ra đây, mỗi chiều mấy bận, có lẽ chuyến nầy là chuyến chót của họ.
- À, hay quá, mai mốt ta đi chơi dưới sông Lan nhé.
- Thôi em đã ngấy rồi.
- Lạ, một trò chơi mới bày ra có ba tháng mà em đã ngấy rồi? Bộ em đi thường lắm hả?
- Không, em ngấy tại chị ba. Thật ra, em chỉ đi có hai lần thôi.
- Sao Liên lại làm cho em ngấy?
- Lần đầu em với chị ấy đi một mình, nghĩa là không có người lạ mặt xen vào. Em không thấy thú lắm, vì khách quá đông, ồn ào như vậy thì...
- Hình như là tuổi trẻ thích ồn ào mà?
- Định nói như một ông già.
- Ừ, nhưng chỗ ồn thì cần ồn, còn chỗ yên tĩnh như đi chơi mát trên sông, phải cần tịnh chớ, ồn thì không còn gì nên thơ nữa hết.
"À, thì ra Lan không quá ham sống ồ ạt như bao nhiêu cô gái 17, 18 khác, họ chỉ cách mình có năm, sáu tuổi, mà như là thuộc vào thế hệ khác, mình theo không kịp nên hơi sợ họ. Lan còn biết thích sự yên tịnh phần nào, thích phần nào vẻ thơ mộng của cảnh vật, của thiên nhiên, tức còn gần gũi mình".
- À, Định hỏi lại, anh chận lời em mãi, thành ra anh chưa được biết tại sao em lại ngấy.
- Lần thứ nhì, thằng Thiên, thằng bạn trai của em, nó tới rủ em đi, em từ chối. Không hiểu tại sao chị ba chỉ lại nài nỉ em đi, gần như là ép buộc, em phải làm vui lòng chị ấy, vì chỉ cũng đi, em ngỡ chỉ ưa đi chơi sông lắm, không nỡ từ chối nữa. Nhưng em giống như một đứa trẻ bị bắt phải ăn một món mà nó không ưa, ăn rồi, từ đó, thấy món ấy là nó nghe buồn nôn.
Định thừ người ra, rồi nghĩ ngợi lung tung. Chàng hơi hơi tin rằng khi Lan nói Liên si chàng là nàng chơn thật, chớ không phải nói đùa.
Liên sống trong không khí trẻ trung của một hộp đêm, nên ảo tưởng làm cho nàng quên mất rằng nàng già, và dĩ nhiên tình cảm của nàng nghiêng về hạng người trẻ tuổi.
Sự nài ép đứa em gái nàng, bắt nó chơi mát trên sông với nàng, nhứt là với một bạn trai trẻ tuổi của nó, là một hiện trạng tâm lý mà khoa học gọi là "sống qua trung gian" (Vivre par personne interposée).
Vâng, nàng muốn sống với tuổi trẻ, đi ra ngoài với tuổi trẻ, nhưng không đủ điều kiện để được họ mời, nên nàng phải ké hân hạnh của Lan. Trong lúc đi chơi như vậy, nàng có ảo tương rằng nàng đi với một người bạn trai trẻ của chính nàng.
Đôi khi người ta "Yêu qua trung gian" nữa. Một người bạn nhạc sĩ của chàng đã tâm sự cho chàng nghe một chuyện lòng rất kỳ thú của hắn.
Có lần hắn yêu một cô gái học trò. Hắn đẹp trai, lại tài hoa, chỉ phiền là hắn đã có vợ rồi.
Cô nữ sinh cũng rất cảm tình với hắn, nhưng cô ta dè dặt và tìm cách lánh mặt chỉ vì tình trạng gia đình của hắn, còn cô nọ, thì không thích phiêu lưu.
Cô nữ sinh có một người chị đã lớn tuổi, chồng con đùm đề. Bà chị biết tất cả, biết anh chàng nhạc sĩ đã có vợ, biết hắn thầm yêu em mình, biết em mình muốn tránh. Vậy mà bà cứ sắp đặt cho hai người gặp nhau.
Bà ta giấu chồng rằng anh nhạc sĩ đã có vợ, để cắt nghĩa được với chồng những lần bà ta tổ chức đưa cô cậu đi ăn, đi nghe nhạc, hoặc đi chơi mát ở các ngoại ô xa. Ừ, đời bây giờ con gái khó gả lấy chồng, thì khi có một cậu nào gắm ghé con em ta, thì ta phải thộp chắn ngay, miễn là ta phải đi theo mà coi chừng hai đứa nó. Ấy, bà ta giải thích với chồng như vậy.
Người đàn bà bốn con ấy, bằng lòng vui sống như vậy trong nhiều năm, không bao giờ khiêu khích người con trai đó cả, nhưng thấy rõ là bà ta hạnh phúc vô cùng trong suốt thời gian đó.
Ấy, bà ta đã "Yêu qua trung gian", ngoại tình trong tinh thần vậy.
Đôi bạn lên xe để về thành phố vì gió ở mũi Nhà Bè mạnh quá, mà Lan thì mặc Camisole, không chịu lâu được ngọn gió nầy. Với lại, "đi dạo mát" chỉ là một lối nói thôi, chớ thật ra, họ chỉ cần trò chuyện với nhau tự do hơn ở nhà thôi.
Khi xe chạy ngang qua quán "Cháo cá chìa vôi", thình lình Lan hỏi:
- Anh có khinh Lan lắm không?
- Đâu có, sao Lan hỏi vậy?
Lan không đáp. Nàng hỏi vậy vì kinh nghiệm bản thân của nàng cho nàng biết rằng hễ nàng mà đi dạo mát với một người bên nam phái như thế nầy, bất luận kẻ ấy ở vào tuổi tác nào, 17 hay băm ba, thì rồi thế nào người ấy cũng tán tỉnh nàng hay tỏ tình với nàng, mà mấy thằng già lại càng tệ hơn mấy thằng đồng lứa với nàng nhiều, mấy thằng trẻ thấy dấu hiệu gì, mới ngộ nhận, tưởng được nàng khuyến khích lên mới tấn công, còn mấy thằng già, hễ đi với chúng nó là chúng nó tưởng là cầm chắc trong tay rồi.
Nàng nghĩ đến mấy người lớn tuổi bằng những tiếng "mấy thằng" và "chúng nó", vì nàng đã biết cái bộ mặt thật của lũ ấy rồi, bên ngoài coi nghiêm trang, đứng đắn thế chớ lũ ấy bẩn thỉu về chuyện yêu đương, chịu không được.
Kinh nghiệm đó làm cho nàng ngạc nhiên lắm mà nhận thấy rằng Định không hề tán sơ nàng nữa chớ, đừng nói là tỏ tình.
Lan không đáp, lại cắt nghĩa những điều mà nàng cho là rất cần nói ra, để Định bớt khinh nàng:
- Chị ba chỉ không may rồi lại bị lây nhơn sinh quan của thời đại nên em mới hỏng.
Định không chú tâm tới sự kiện hỏng hay không hỏng của Lan, nhưng rất ham nghe về Liên mà chàng không dửng dưng như trước được nữa. Chàng hỏi:
- Liên không may làm sao?
- Chỉ góa bụa cách đây ba năm, tức năm chỉ hăm bảy. Nhưng chỉ còn trẻ đẹp quá. Không may là ở chỗ đó.
- Anh tưởng góa bụa mà còn trẻ đẹp là may mắn lắm đó chớ.
- Anh quên rằng em đã đưa ra hai sự kiện hay sao? Còn sự kiện chị ấy góa bụa năm chị ấy hăm bảy.
"Còn trẻ đẹp, chỉ còn ham "sống" và còn cần tình yêu. Nhưng những người đàn ông cùng lứa với chỉ thì chưa ai góa vợ hết, hoặc nếu chưa cưới vợ thì họ cũng chẳng cưới góa phụ, vì họ cưới con gái 18 được kia mà. Đó là cái không may của chỉ. Nếu chỉ đợi mười năm nữa hãy góa chồng, sẽ "có ngay những ông góa vợ làm bạn với chỉ..."
Định cười ha hả cãi:
- Thì bây giờ, chắc cũng có khối ông góa vợ muốn cưới Liên.
- Nhưng họ già hơn chỉ nhiều quá.
- À, ra vậy.
Lan giải thích tiếp:
-... hoặc nếu chị ấy góa chồng năm chị ấy hai mươi mốt, rồi giấu mất tình trạng góa bụa của chỉ, chỉ cũng đã được con trai cưới.
- Nhưng tại sao Lan chỉ nói đến chuyện "cưới" mà không nói chuyện "yêu". Hiện giờ đang có người đồng lứa với Liên và yêu Liên chớ.
- Không thể có. Bọn ba mươi, họ còn điều kiện yêu 18, 20 thì họ không yêu chị ba làm gì.
- Nếu anh yêu Liên?
- Định hỏi đùa.
- Thì anh là một người đặc biệt và em sẽ giúp anh.
- Sao lại đặc biệt?
- Anh biết thưởng thức một nhan sắc mà bất kể những chuyện không ổn khác, như tuổi tác chẳng hạn, mối tình của anh không phải tầm thường đâu. Nhưng nói đùa hay nói thật đó?
- Nửa đùa nửa thật.
- Như vậy thì nên nghe lại lòng anh xem sao. Em đã nói em cảm giác rằng chỉ si anh.
- Khỏi nghe. Anh không ham làm người đặc biệt.
- Thì thôi vậy. Nhưng anh cứ ngắt lời em mãi.
- Anh xin lỗi em.
- Ấy đó, không may của chỉ là như vậy đó. Chỉ lại bị lây nhơn sinh quan của thời đại là hoảng hốt sợ xuân tàn...
- Hình như là người xưa cũng có hoảng hốt kia mà.
- Có. Người xưa đã hát:
"Ngồi buồn lo bảy lo ba, Lo cau trổ muộn lo già hết duyên".
Nhưng họ không hoảng hốt thái quá như đời bây giờ. Hốt hoảng, chị ấy cứ làm đỏm, làm dáng, tốn tiền nhiều hơn là ăn ở nữa, và chẳng những nêu gương không hay cho em, chỉ còn tập em làm đỏm, làm dáng, cho em học nhảy, thả lỏng em.
- À, điểm đó thì anh không hiểu.
- Có gì đâu mà không hiểu. Chỉ thương em đó, nhưng thương bằng một tình thương kỳ cục chỉ sợ em sẽ không may như chỉ nên muốn em hưởng cuộc đời kẻo hoài. Em mà không bị ông Mạnh, em cũng yêu đương bừa bãi, nghĩa là cũng đã hỏng.
Xe đã qua khỏi cầu Tân Thuận và kể như đã vào thành phố rồi.
- Rất tiếc!
Định chỉ nói khẽ với chính chàng thôi, nhưng Lan nghe được, nên nàng cũng phụ họa:
- Ừ, thật đáng tiếc.
Định giựt mình vội cải chánh:
- Không, anh nói chuyện khác, chớ không phải phê bình về hoàn cảnh của em đâu.
- Chuyện gì mà đáng tiếc?
- Đáng tiếc là ta đã trở về thành phố.
- Dầu sao cũng phải trở về chớ. Vả, con đường nầy là đường tuyệt đạo, anh có muốn đi luôn, đi xa hơn cũng chẳng được vì xích tới một chút là đã rơi xuống sông Nhà Bè rồi.
- Không, em không hiểu đâu.
- Ừ, em không hiểu thật nên mới hỏi anh tại sao.
- Lạ quá, khi ta đi xa nơi ta ở, ta nghe như là dạn hơn. Nếu ta còn cha mẹ thì cảm giác ấy có căn cứ bởi ở gần nhà, gần một cây số cũng còn nghe là gần, ta như sợ hãi sự coi chừng của cha mẹ. Còn anh, anh hoàn toàn độc lập thì không hiểu tại sao. Có lẽ thấy thiên hạ đông đảo chung quanh, ta sợ dư luận chăng?
- Anh nói, em nghe em giựt mình. Bộ anh đã có ý quấy?
- Không phải. Anh chỉ định nói với em một điều thôi.
- Anh nói bằng ống loa hay sao mà phải sợ dư luận?
- Đó chỉ là nỗi sợ bâng quơ thôi, nỗi sợ vì ảo tưởng. Nếu ở Nhà Bè em có mắng anh thì sự kiện anh bị em mắng vẫn cứ có như thường, và rồi thiên hạ cũng sẽ biết như thường, do em kể lại, nhưng anh lại không sợ vì lúc anh chọc cho em mắng anh, anh có ảo tưởng được không gian, được sự vắng vẻ che chở, thành thử anh dạn hơn.
Một đứa bé ở trong nhà, cha mẹ nó đi vắng, nó ít khi dám làm bậy, ra sân thì đã khác rồi, ra đường còn khác hơn, đi ngoại ô, nó có thể trở nên du đãng và đi xa hơn, đi ra Nhà Bè chẳng hạn, nó thành ăn cướp như chơi.
- Em đã hiểu, lại còn biết rằng anh muốn nói gì. Nhưng hãy khoan. Anh nên lắng nghe lại lòng anh. Nếu anh đang buồn chỉ vì thiếu trò giải trí và cần được em trả ơn, em sẽ sẵn sàng. Không, anh đừng làm bộ quân tử vô ích. Anh mà có bắt em trả ơn, em cũng chẳng dám khinh anh đâu. Và ta nên thẳng thắn và sòng phẳng là hơn.
Chí như nếu y là chuyện tình cảm thật sự thì đã khác rồi. Anh biết sao lại khác hay không? Vì trả ơn anh, em không nghĩ gì cả và rồi ta chia tay nhau trong nụ cười.
Còn như anh mà nói chuyện yêu đương, em sẽ dấn mình vào thế giới yêu đương, rồi sẽ phải thất vọng đau khổ nữa cũng nên. Lòng em đã chết và vừa được hồi sanh, em không muốn cho nó chết một lần nữa, mà anh cũng không nên giết nó làm gì.
- Anh đã lắng nghe kỹ lòng anh rồi.
- Nhưng anh chỉ nghe một mình, có thể nghe trong lúc cao hứng nào đó. Bây giờ anh cần nghe lại, sau lời yêu cầu của em, chừng ấy mới có thể gọi là lắng nghe kỹ càng.
Định thấy Lan già giặn như người lớn. Ấy người lớn hay trẻ con gì, không liên hệ đến tuổi tác. Chỉ có cuộc sống mới đánh dấu lên con người. Mà Lan đã sống.
Chàng càng nghe thích Lan hơn. Chàng là kẻ có khuynh hướng yêu hạng người già giặn nên mới bị xúc động trước người góa phụ ba mươi ba. Chàng chọn Lan vì thành kiến thông thường của con người, khó lòng mà bất kể tuổi tác được, khó lòng mà quên rằng Liên đã ba mươi ba.
May mắn thay, thiếu nữ chưa có thẻ căn cước nầy lại biết đời và lòng người nhiều quá, khiến cho sự chọn lựa của chàng được vững hơn.
- Em cho anh mấy chục phút đồng hồ để anh lắng nghe lại lòng anh?
Lan cười ngất rồi nói:
- Nếu nghe tốc hành như vậy thì đâu có cần nghe. Ít lắm cũng phải hai đêm.
- Vậy anh sẽ lánh mặt trong hai đêm.
- Ừ, mà nếu anh nghe khác thì vào đêm thứ ba anh không nên đến, để tránh cho em khỏi phải ngộ nhận. Anh cứ đến chơi, nhưng tình cảm có thay đổi thì năm mười đêm sau sẽ đến và ta cứ là bạn với nhau như thường.
- Đồng ý, và ta đi dạo thêm vài vòng là trong thành phố chớ. Định đề nghị khi xe qua khỏi cầu quây cũ và chàng quẹo tay mặt.
- Mấy chục vòng cũng được.
Định đã quyết định rồi, mà chỉ chiều ý Lan để coi cho được vậy thôi, chớ chàng sẽ không thèm hỏi đi hỏi lại cái lòng của chàng làm chi cho nó lôi thôi. Chàng là kẻ không có đủ một tấm lòng để hoài thai một mối tình lớn thì chẳng cần cân nhắc, đắn đo làm gì cho nhọc trí.
Sở dĩ chàng muốn yêu Lan là tại con người như vậy, kẻ khô cằn nhứt cũng cần một chút xíu tình cảm cho nó đẹp cuộc đời vậy thôi, chớ Lan nó bị dâng, hoặc tự dâng nó sẽ giống hệt Thu Mai thì không còn gì là thơ mộng cả. Đối với Định, "Tình Yêu" chỉ là một ảo tưởng, nhưng mà là một ảo tưởng rất cần thiết, không có không xong.
Nhưng chính vì nó là ảo tưởng nên không cần phải mệt vì nó.
Chàng ngỡ mình đã gặp "Tình Yêu" tức là đã tin tưởng rằng có "Tình Yêu" thật sự trên đời nầy, nhưng không tin lắm.
Tình yêu cũng như là một tín ngưỡng tôn giáo, con người phải tự nhiên mà có tín ngưỡng, hoặc phải được giáo dục để có tín ngưỡng, hay bị hoàn cảnh điều kiện khách quan cho họ tín ngưỡng một cách đột ngột mà Định thì không ở trong ba trường hợp ấy.
Chàng bỗng đâm sợ Lan. Hình như là nó thoáng thấy được con người thật của chàng là như vậy hay sao không rõ mà nó bắt chàng một thời hạn suy nghĩ có 48 tiếng đồng hồ, tức quá ngắn ngủi không đủ đâu vào đâu cả.
Thật ra thì thời hạn ấy quá đủ, mà năm phút cũng quá đủ bởi nó đã sẵn sàng đền đáp ơn nghĩa và yêu cầu chàng sòng phẳng thì chàng đâu có phải giả dối với nó, hoặc suy nghĩ lâu cho mất công. Dầu sao, chàng cũng được kia mà. Có lẽ nó để cho chàng có thì giờ để mà dám "Không" giả dối.
"Ừ. Không" giả dối với phụ nữ, coi vậy mà cũng khó dám lắm chớ không phải chơi đâu. Đó là thói quen thâm căn cố đế của đàn ông, nếu không nói là bản năng của họ. Họ nịnh phụ nữ một cách tự nhiên, như là thở, mà họ tán tỉnh những cô gái mà họ khinh cũng một cách rất tự nhiên, như là trước khi ăn phải uống "áp-bê-ri-típ" để khai vị vậy.
Bên cạnh chàng, không phải là một cô gái ngây thơ 17 nữa, mà là một thiếu phụ sành đời, và một lần nữa. Định lại khám phá thêm được lòng mình, là chàng thuộc người có khuynh hướng yêu, hay ít ra cũng thích, người sành đời hơn là gái trong trắng thơ ngây.
Và tự nhiên, gương mặt của Liên lại hiện lên, đẹp hơn Lan nhiều quá và hẳn là phải già giặn hơn Lan rất nhiều. Chàng đã từ chối không gọi Liên bằng "chị Liên" lúc trò chuyện với Lan, có phải chăng là tiềm thức chàng trước đó đã không chịu nhận vai chị của Liên, mà không chịu nhận vai ấy, tức nó đã nghe nàng phải thủ vai khác?
Thấy bạn cứ ngậm câm mãi, Lan hơi ngạc nhiên, nàng đâu có ngờ hắn bận nghĩ lung tung. Nàng nói:
- Nếu anh không thích đi nữa thì đưa em về. Anh không có bổn phận làm tài xế, mà em cũng không ưa đi dạo một mình.
- À, anh xin lỗi em, anh bận suy nghĩ về cái điều mà em bắt anh suy nghĩ.
- Anh sẽ nghĩ đến nó lúc anh dỗ giấc ngủ. Đụng xe trong thành phố không chết, nhưng cũng phiền lắm.
Định cười ha hả mà rằng:
- Đi dạo mát với người đẹp không cần nghĩ ngợi, cũng có thể đụng xe như thường. Vậy em cứ xem cái trò đụng xe là chuyện phải xảy ra, không nay thì mai, không mai thì tháng tới, và đừng sợ vô ích. Nhưng anh không muốn về, cũng không muốn thả em xuống.
- Thì cứ chạy nữa, nhưng cấm anh câm cái miệng như vậy.
- Ừ, anh sẽ nói. Cứ sợ rồi em lại cấm nói quá nhiều. Em nhỏ của anh chưa bao nhiêu tuổi mà đã độc tài rồi.
- Em chỉ độc tài với anh thôi.
- Sao anh lại phải chịu cảnh không may ấy?
- Em cũng không biết tại sao. Tại như vậy, tại tự nhiên, em nghe có quyền độc tài với anh.
- Tàn nhẫn.
Định rủa bạn như vậy, nhưng chàng nghe sung sướng vô cùng. Lan nó nghe như vậy không có gì lạ đâu, đó là hình thức nhõng nhẽo, mà nó nói nó nghe có quyền nhõng nhẽo là không đúng. Thật ra là nó nghe nó thích nhõng nhẽo mà nó thích nhõng nhẽo với ai là nó yêu người đó.
- Ừ, cứ mà độc tài đi, rồi có phải đòn, đừng có khóc đa nghen cô. À, chúa nhựt nầy Lan có rảnh hay không?
- Để xem, hôm nay là thứ hai. Rảnh, em không hề hẹn với bạn hữu trước lâu ngày như vậy. Đi đâu?
- Đi chơi xa.
- Mấy ngàn dặm?.
- Chỉ mấy mươi cây số thôi, vừa đi vừa về không tới một trăm cây. Ta đi tắm thác nước trên Trị An.
- Hoan nghinh, nhưng vẫn giấu chị Liên chớ?
- Lẽ cố nhiên là không nên nói đi với anh, chớ em vẫn phải cho Liên biết rằng em đi vắng từ sáng đến chiều.
- Em thật không thể hiểu cái vụ giấu chị ba ấy.
- Bỏ đi, đã bảo em không sao hiểu được kia mà. Nhớ đem theo may-dô và khăn lông nhé.
- Tuân lịnh. Còn hoàng tử thì nên đem cái gì ăn, nếu ở lâu trên ấy. Em không thích ăn ở mấy cái quán gió trong rừng đâu.
- Ô Kê. Anh sẽ đón em tại quán phở Turc đường Hai Bà Trưng hồi 7 giờ sáng, ta ăn điểm tâm rồi lên đường.
- À, té ra phở "Tuyệt" trước kia tên là Turc?
- Ừ, vì nghe đâu hồi tiền chiến, quán ấy phát tích tại đường Turc.
- Nghĩa là không phải của đồng bào di cư?
- Hình như là ông ấy cũng di cư, nhưng di cư hồi trước chiến tranh chớ không phải mới di cư năm kia đâu.
Lúc Định về tới nhà chàng, hồi mười giờ rưỡi thì chiếc xe nằm vạ ngay.
Mới chơi xe lần đầu, chàng không biết nó mắc bịnh gì, mà cũng chẳng buồn tìm biết, vì chàng mù tịt về động cơ ô tô. Chàng chỉ hú vía rằng nó đã có lòng nhơn đức không trác chàng mà cho người đẹp nằm đường, bao nhiêu đó là đủ cho chàng đội ơn nó lắm rồi, còn bịnh của nó thì để mai hãy hay, mà nhứt định thầy thuốc phải trị lành nó trong hai ngày đêm, vì chiều bữa kia, chàng sẽ rước Lan đi ăn cơm, sau khi đã "không thèm" suy nghĩ hai đêm, theo lời Lan khuyên.
Đêm nay Định vui, nhưng không khỏi nghĩ ngợi về chiếc xe và những cô con gái xinh đẹp. Chiếc Peugeot nầy, chủ cũ của nó đã cho sơn lại thấy mà mê, nhưng bên trong của nó đã rệu, vì mới đi chơi Nhà Bè về một chuyến là nó đã nằm vạ rồi.
Một cô Lan tuyệt sắc mới 17 tuổi, mà đã là mẹ của một đứa con giấu đâu đó (nếu nàng thọ thai sớm hơn vài tháng và không có phá thai) thì đố ông trời mà biết được sự thật về nàng.
Có thể rồi ngày kia sẽ có một cậu mang sính lễ tới rước nàng về một cách trịnh trọng cũng như chàng đã rước chiếc Peugeot khổ mới sơn lại nầy.
Đời sống đô thị là như thế, ta có muốn nó khác cũng chẳng được bởi ta không thể ngăn đô thị mọc lên, mà cũng không thể rời đô thị để ẩn dật ở thôn quê, thì người đô thị nên rán mà chịu vậy, đừng có kêu ca vô ích, đừng hoài cổ tầm ruồng, phong hóa ở thôn quê vào tới đây là tự nhiên không còn hữu hiệu nữa, chẳng ông trời nào mà gìn giữ nó nổi, trừ phi cấm một quốc gia có đô thị.
Ở đây, gia đình rất khó mà giữ con gái, nếu không nói là không thể giữ được. Hơn thế, tiền bạc nhiều quá, họ bận lượm tiền, đâu còn thì giờ giữ con. Những gia đình không bận lượm tiền như gia đình Lan thì bận chạy gạo.
Trong khi đó thì rừng nhà cửa ở đây lại sầm uất hơn chồi bụi ở thôn quê, dễ núp lén hơn.
Con gái ở quê đẻ một lần rồi mét chằng, mét ưởn, con gái ở đây chúng nó rất giàu phụ tùng để cứ làm được con gái hoài hoài, chẳng hạn như Thu Mai đã bốn năm con rồi mà vẫn còn hấp dẫn đối với cả một anh con trai hăm bốn là chàng.
Con người chưa có được tín ngưỡng đối với "Tình Yêu" lại càng vô thần... tình hơn trước nữa. Đây là một anh con trai không may mắn, vừa để chơn tới ngưỡng cửa cuộc đời thì gặp toàn những Lucie, những Bích Nguyệt, những Marlène Hoàng những Thu Mai rồi tới cái cô Lan vừa được sơn phết lại nầy.
Thế nên chàng yên trí rằng tất cả con gái của các thành phố, nhứt là thành phố Sài gòn đều như vậy hết.
Định bật cười khi nhớ lại những lời quảng cáo của chủ cũ chiếc xe mới... sơn lại.
- Nè, ông ấy nói, chiếc xe nầy dễ thương lắm đấy nhé. Tôi dùng nó đã sáu năm nay, nó không hề nhõng nhẽo bao giờ. Có se da ấm đầu thì nó báo trước, tôi cho vô ga ra kịp lúc, không hề ạch đụi dọc đường dọc sá gì hết ráo. Máy móc và các-dẹt đều còn như mới tinh hảo.
Chắc ngày kia Liên cũng sẽ quảng cáo cho Lan như vậy.
- Nè, chị nói cho cậu biết, con Lan nó nhút nhát lắm, sợ không hạp với tánh con trai đời bây giờ, ưa lấy vợ bặt thiệp và biết giao thiệp. Nhưng cậu tập nó những điều ấy có mấy hồi đâu. Nhảy đầm thì năm bữa là nó biết ngay, cái khó là dạy nó nấu cơm, kho cá, mà chị đã dày công rèn luyện nó gần mười năm rồi.
Nó hay mắc cỡ với con trai lắm, nhưng cậu cứ tới chơi, chị sẽ nắm đầu nó ra, bắt nó ngồi tiếp chuyện với cậu.
Nhưng mà thôi, Định tự can mình, ta phải quên sự thật mới được, chỉ nên nhìn nước sơn của những chiếc xe hơi cho mát con mắt, chớ chui đầu vào ca-bô, hôi dầu nhớt lắm, hôi xăng lắm, hôi khói lắm. Nếu con gái mà cô nào như cô nấy thì nên tạm yêu một cô chỉ mới hỏng máy có một lần như cô Lan là đỡ khổ là vậy. Dầu sao, Lan cũng là người thiếu nữ được mình biết rõ nhứt, biết đâu một thiếu nữ khác lại không bẩn bằng mười Lan.
° ° °
-
A lô, thưa có phải là nhà riêng của cô Minh đó không ạ?
Định dùng máy nói ở phòng điện thoại công cộng để gọi người trung gian liên lạc với Lan, hồi 9 giờ thật đúng, giờ mà Lan cho rằng người ấy chưa đi đâu cả.
- A lô, thưa phải. Ở đâu gọi, và gọi ai, thưa ông?
- Tôi xin nói chuyện với cô Minh.
- Minh đây, nhưng ai đó?
- Dạ, tôi là bạn của Lan, tôi tên Định.
- Vậy à, và bạn của Lan thật à?
- Nếu không, tôi làm gì biết tên cô, và biết số điện thoại của cô.
- Cắt nghĩa tạm xuôi. Vậy thì mầy ở cái xó nào mà ra, từ thuở giờ tao không hề nghe nó nói tới tên mầy?
Định bật cười, đoán biết rằng Minh cũng đồng lứa với Lan, chắc là hai đứa thân nhau lắm, và Minh ngỡ chàng cũng là một thằng oắt con 17, 18 như lũ bạn nhảy Tuýt với các nàng, như Dũng, con của lão Mạnh chẳng hạn.
- Thưa chị hai. Định đáp, thằng em của chị hai ở bên Tây mới về.
- Tây Tạng, Tây Trúc hay Tây Bá Lợi Á?
- Dạ Tây Ninh.
- Hèn gì! Mầy xin nhập bọn, sao không thấy cúng tổ một con gà?
- Thưa chị hai, em của chị hai chưa ghi tên, chỉ còn dự bị thôi, và sẽ nhờ Lan tiến dẫn.
- À, ra vậy. Nhưng cần cái gì?
- Chị hai làm ơn nói lại giùm với Lan là em mời Lan đi uống nước hồi năm giờ chiều nay rồi đi xi-nê xuất thường trực chót, kế đó, đi ăn cơm.
- Trời, bộ mầy tưởng nó không biết đói hả? Sao mời bất nhơn vậy? Xuất thường trực chót ở các rạp lớn, ra khỏi rạp là đã gần chín giờ rồi.
- Còn tùy Lan nữa chớ. Nếu Lan xấu chứng đói lắm thì bỏ xi-nê, dầu sao cũng ăn cơm.
- Ô KÊ. Nhưng chắc mầy không dám tới nhà nên mới cậy tao. Chắc mầy đã nói gì bậy bạ bị chị Liên cho ăn chổi chà?
- Dạ không bao giờ có chuyện ấy. Điều tra lại thì biết, người đẹp đừng có nghi oan cho em.
- Nhưng hẹn nhau tại đâu?
- Lan biết nhà em.
- Nói láo ông táo bẻ cổ đa nhé, em nhỏ! Đâu có chuyện gái phải tìm trai. Cô cậu hẹn nhau ở đâu nà? Tao rất muốn biết mặt mũi mầy ra sao.
- Không có vấn đề hành tội Lan phải tìm em. Nhưng đi ăn cơm gia đình ấy mà chị. Ông bố ổng có xe mà đâu có chịu đi rước bồ của em. Lan phải đến nhà em là vì vậy.
- Vậy thì té láo cái vụ Tây Ninh của mầy rồi.
- À, cái đó thì em xin thú tội.
- Thôi được, để chị hai mầy nói lại giùm cho.
- Thanh kêu nhé.
Định hạ máy nói xuống và biết rõ con người của Lan, qua cuộc đàm thoại nầy, rõ còn hơn gặp mặt Lan một trăm lần.
Cứ bằng vào cách ăn nói của người bạn thân của Lan thì bọn nầy là bọn tự xưng là "Thế hệ buồn nôn" đây. Giữa chúng nó với nhau, chúng nó cứ mầy tao, mi tớ, nhưng với bạn trai của chúng nó, chúng nó cũng thường xưng hô như vậy nữa.
Tuy nhiên điều trên không chứng tỏ rằng Lan hẳn là bọn theo cái triết lý "Cuộc đời là phi lý". Có thể nàng chỉ nhập bọn vì ham vui, ăn nói như họ mà không cảm nghĩ như họ, hay có cũng chỉ phần nào thôi.
Những cô cậu trong bọn ấy mà có bản ngã thật sự không thể nào ngửi được chàng là một thanh niên hơi cổ điển, giống người thường hơn là giống bọn triết lý "buồn nôn", mặc dầu về tuổi tác, về ăn chơi chàng lại gần gũi các cô cậu ấy.
Lan đã không thấy chàng quá cổ lỗ, hơn thế có cảm tình với chàng nhiều cho đến đỗi đêm nay gặp nhau, chỉ gặp nhau thôi, là xong chớ chàng khỏi phải nói gì nữa, nếu nàng không bội ước, sự giao ước tuy không hề được nói ra mà ai cũng phải hiểu là có, vì nó là như vậy đó: chàng phải suy nghĩ hai đêm, nếu đổi ý thì nên để lâu hãy trở lại, điều ấy có nghĩa rõ rệt rằng nếu chàng không đổi ý, và nàng sẽ "Ừ". Nếu không "ừ" thì đâu có cái điều kiện trở lại ngay hay không trở lại ngay.
Chiếc Peugeot, chàng vừa lấy ra mười lăm phút trước đây. Họ đập tới bốn "ghim", vừa đập vừa cắt nghĩa lu bù, nhưng chàng không hiểu gì cả, mà cỡ chàng hiểu, chàng cũng chẳng biết họ nói thật hay nói láo, như là đi khám bịnh nơi bác sĩ vậy mà, nếu có bác sĩ không đủ lương tâm họ dọa rằng cái ruột của mình sắp đứt đến nơi rồi, mình cũng không kiểm soát được.
Lúc rời phòng điện thoại bước lên xe, Định bật cười "Cái người tiêu xài quá khả năng tài chánh của y, cần phải được Lữ đoàn mông đen theo dõi", là chính chàng, chính kẻ có phận sự theo dõi người khác.
Chiếc xe ho lao nầy cứ khỉa mỗi tháng hai lần bốn ghim như vậy, rồi lại cứ đổ xăng để chở người đẹp đi chơi, rồi lại trả tiền những bữa ăn coi cho được với người đẹp thì sớm muộn gì chàng cũng phải tái bản cái cú Thu Mai lần thứ nhì, lần thứ ba, lần thứ tư với những Thu Mai khác, cố nhiên và rốt cuộc ông tiểu xếp lữ đoàn sẽ đi nghỉ mát chẳng sai.
"Không, thượng cấp của mình đã chọn người sai lầm, người làm công việc nầy phải là một tay ăn chơi mà đã ngấy sự ăn chơi rồi, không còn sa ngã được nữa, không thôi công việc nầy sẽ nát bét vì nhiều nguyên nhơn: Mấy đêm nay, mình công tác không thường xuyên và còn sẽ lơi công tác hơn nữa, nếu được Lan rồi; mình lại có thể sẽ làm bậy nhiều việc tai hại hơn là vụ Thu Mai nữa.
"Đó là về phần quyền lợi của nhà nước. Riêng cá nhơn mình thì, bị xô vào một thế giới như thế nầy quá sớm, mình sẽ không còn gì mình nữa cả, không phải vì ham ăn chơi (thật ra mình có ham đâu) mà vì mình trót biết quá nhiều chuyện bỉ ổi, không còn tin yêu cuộc đời nữa!"
Định bật cười lúc rồ máy, nhưng xe chạy đi chàng lại nghe nao buồn: mất tin yêu cuộc đời cũng bằng như là đã chết rồi.
Bọn ăn chơi, coi vậy mà không sao cả, bởi chúng đâu có biết gì nhiều về những bề trái động trời như chàng. Bất quá, là chúng nó túng tiền, thỉnh thoảng, lâu lắm, mới có một thằng ngốc sạt nghiệp vì các nàng, chỉ có thế thôi.
Chàng có thể vì chiếc xe hơi khổ nầy, vì ăn xài với Lan mà vào tù, nhưng tâm hồn chàng vẫn không chết như là đã "bị" biết những điêu "trông thấy mà đau đớn lòng".
Định "làm" triết lý với những chữ "Nếu". Nếu ông chủ hãng ấy không chỉnh chàng trước mặt một người đẹp kia, chàng đã không cự lại, không bị đuổi, không thất nghiệp, và không làm nghề nầy.
Nếu chàng biết nhảy trước khi nhận công tác, chàng đã khỏi phải làm bộ si Liên và khỏi bị nàng lợi dụng, khỏi biết Lan, khỏi yêu Lan, khỏi mệt vì tiền như bây giờ.
Nếu Lan nó không kiêu hãnh, chàng có muốn yêu nó rồi, cũng chẳng thèm yêu vì chàng khinh nó.
Vân vân và vân vân...
"Nhưng không phải người nào cũng có thể chọn đời của họ, ngay cả như ông Diệm, chắc cũng đâu có phải ổng đã chuẩn bị để làm tổng thống. Quả có anh hùng tạo thời thế, nhưng mình lại không phải là anh hùng!
"Thôi thì cứ vui với cái viễn ảnh chiều nay gặp Lan rồi hãy hay".
Định tự nhủ mình như vậy rồi chạy tuốt xuống Chợ Cũ để nạp báo cáo.
Tiệm sửa tủ sắt Trần Ôn là một tiệm công nghệ thật sự chớ không phải là cơ sở trá hình.
Chủ tiệm cho thuê phía trước của từng lầu độc nhứt để thượng cấp trực tiếp của chàng dùng làm văn phòng liên lạc, và chàng chỉ được lên đó để gặp ông xưng là Thiếu tá Bân ấy có một lần thôi. Có nạp báo cáo, chàng trao phong bì cho người chủ tiệm hay vợ y, như là tới đó để nhờ sửa cái gì.
Gia đình nầy là gia đình người Việt gốc Hoa, có lẽ là người tín cẩn vì lý do gì khác chớ xem ra họ sống về nghề của họ rất đầy đủ, không xen vào công việc của người thuê lầu, không bao giờ hỏi gì lôi thôi cả.
Chàng lãnh lương hay tiền phụ cấp ăn chơi bằng ngân phiếu, cũng qua ngõ nầy, nhưng trong trường hợp ấy thì chính chàng nhận bao thơ. Có chỉ thị mới chàng cũng nhận bao thơ ở đây.
Hôm nay không phải cuối tháng mà chàng lại có bao thơ, nên Định vội về nhà ngay để xem cái gì cho biết.
Chàng xé bì thơ ra. Luôn luôn giấy tờ chàng nhận được là giấy trắng thường, không có in tên sở nào trên đó hết, chữ đánh máy và ở dưới cũng không có ký tên ai hết.
Giấy ấy như vầy:
"Gởi tất cả các khu T.L riêng cho M.A.X. 207
"Một nhơn viên Tổng Ngân Khố tên là Paul Nguyễn Trần vừa bị bắt về tội hối mại quyền thế.
"Cuộc diều tra sơ khởi cho biết rằng y ở ngạch trung cấp mà đi xe Huê Kỳ, có ba hay bốn vợ bé, và là một khách gần như là thường trực của các hộp đêm.
"Vậy mà không nhơn viên nào có báo cáo về người công chức nầy cả.
"Đành rằng y không phải là mới ăn chơi đây, và đành rằng Lữ Đoàn chỉ mới thành lập, nhưng thời gian một tam cá nguyệt nay rất đủ cho các khu gặp y, biên y, báo cáo về y.
"Không thể tin được rằng suốt ba tháng trời y không có đi chơi.
"Đây là cảnh cáo chung, nhưng sẽ có biện pháp riêng cho khu nào mà kẻ nói trên thường lui tới".
Định quẹt diêm một cách máy móc để thủ tiêu ngay bức thơ cảnh cáo nầy. Nếu là chỉ thị thì chàng còn cất để đọc đi đọc lại vài lần cho nhớ rồi mới đốt chớ thơ nầy thì không có gì.
Không có gì, nhưng lại đáng lo. Chàng băn khoăn tự hỏi không biết cái ông ký kho bạc mắc dịch Paul Nguyễn Trần có lui tới những khu rừng thuộc vùng kiểm lâm của chàng hay không?
Thật là mắc dịch, những ông ký lương vừa đủ nuôi con, lại ghiền hộp đêm, báo hại chàng, và chắc là các đồng nghiệp khác của chàng ăn ngủ không yên vì các ổng.
Cái ông Paul Nguyễn Trần nầy mà đi chơi khu nào thì chết thằng trưởng khu ở đó, chết chắc chắn, vì va đã bị bắt tức đã phạm tội rồi, chớ không phải là chỉ mới bị chánh quyền chú ý đến.
Mỗi khu chỉ gồm có vài hộp đêm (đăng-xin, trà thất, quán ăn có ca nhạc) nhưng mà khó kiểm soát không biết bao nhiêu!
Đã bảo khách chơi người mình có tật vỗ ngực xưng tên, nhưng cũng có những thằng lưu manh, những con cáo già, chúng nó xưng láo khoét hết, mấy em ca-ve cũng đến điên cái đầu với mấy thằng đó.
Mà nó là những thằng không tên không tuổi như cái ông ký mắc dịch kia, chớ Định đã có một cò-léc-xông ảnh của mấy ông bự xộn của bọn văn nghệ sĩ và ký giả rồi, không phải lo vì những người ấy bao nhiêu, vả lại, phần đông họ cũng đã bị thiên hạ nhận diện được thì ảnh của họ cũng bằng thừa.
"Nếu như hắn giải trí ở khu mình? Định lại tự hỏi thầm, rồi tự trả lời: thì ô-rơ-voa Lan, Lan ơi! Tiền đâu mà anh đổ xăng, tiền đâu mà ta đi ăn, đi tiêu khiển với nhau!"
Rồi chàng cười khà, lấy làm thú vị, nếu cuộc đời mà oái oăm đến thế: tối nay chàng được Lan mai chàng bị đuổi và mất Lan. Không mất ngay. Nhưng sẽ mất. Thật là giấc mộng hoàng lương, tình duyên chưa chín một nồi kê!
Đáng lý gì ngày hôm nay là ngày vui mà nó lại hóa thành ngày lo sợ của Định.
Lần trước bị mất sở, chàng xem như là không có gì, lần nầy chưa chi chàng đã muốn phát đau ốm vì rầu.
Một lần nữa, Định lại mất lòng tin trước "Tình Yêu". Nếu phải có tiền mới yêu nhau đậm đà được thì tình yêu xấu xí quá, mặc dầu người yêu đẹp vô cùng.
"Nhưng không có tiền ai yêu mình? Cái ông ký mắc dịch Paul Nguyễn Trần ấy ổng được tới ba bốn bà yêu vì ổng đã cung cấp đầy đủ cho ba, bốn bà đó. Ổng vào tù rồi, thử hỏi còn sót
lại mấy bà trung kiên chờ đợi ổng?
"Lan nó nhận tình yêu của mình không vì tiền thật đó, nhưng nếu mình cứ nằm nhà uống nước lạnh để đợi nó đến thì còn lâu lắm nghen bà con".
Nó sẽ đến một lần, rồi hai lần rồi hỏi:
- Còn xe anh đâu?
Anh sẽ đáp:
- Anh đã bán rồi. Com-măng xe mới sắp qua.
Thế là nó đến nữa.
Nhưng xe mới đợi mãi, chắc tàu chìm, nên không thấy tăm dạng gì hết, nó tốn tiền tắc-xi, nó sẽ bỏ cuộc, mặc kệ anh nghen anh, em có khối thằng nó đem xe tới rước, tuy chỉ là xe hai bánh thôi, nhưng xì-cút-tơ coi vậy mà bảnh hơn chiếc Peugeot ông cụ của anh nữa!
Thế nên "anh" mới ngồi bó gối mà buồn trước chỗ bước xuống có thể xảy ra của "anh".
"Anh" tính sổ lại thì anh chỉ còn có sáu ngàn, mà hôm nay chỉ mới có 17 thôi, còn tới 13 ngày nữa mới nhận được bao thơ.
"Anh" phải hà tiện mới được, và đêm nay "anh" đãi em cho le chơi, chớ những đêm khác thì chỉ nên ăn cháo cá Chợ Cũ, hoặc bánh cuốn Phan Đình Phùng thôi em nhé!
Định lại nhớ đến ông ký ngân khố, một ông ký khác chớ không phải ông mắc dịch Paul Nguyễn Trần báo đời ấy đâu. Ông kia là người đứng đắn và chàng được quen biết năm ngoái. Ông ta làm ngân khố tỉnh và đứng thâu tiền phụ tay cho ông trưởng ty bận phát tiền và kiểm soát các việc khác.
Ông ấy đã tâm sự với chàng rằng thấy tiền nhiều như vậy mà ông ấy không hề động lòng tham, không phải vì ông ấy lương thiện hoặc vì thấy là khó ăn nhưng vì lẽ khác.
Tiền kho bạc không gợi ý hưởng thụ nên ta dửng dưng trước tiền ấy, nó nhắc nhở với ta rằng đó là tiền do mồ hôi nước mắt của người dân góp lại để đài thọ các chi tiêu về công ích.
Ở các hộp đêm, không ai thấy tiền đâu cả, nhưng vào đó rồi thì nó bắt nghe mê tiền ghê lắm, bởi ta thèm hưởng thụ và ta biết rằng muốn hưởng thụ phải có tiền.
Ta nghe mê các nàng bao nhiêu, mê nhạc, mê rượu bao nhiêu là mê tiền bấy nhiêu, đừng nói gì mấy thằng không xu như chàng, mà cho đến những ông triệu phú cũng cứ nghe mê tiền như thường khi vào đó. Hưởng thụ ở đó không thắm gì cả đối với sự nghiệp của các ổng nhưng nó lại chọc các ổng thèm hưởng thụ cách khác, nơi khác, còn tốn tiền nhiều hơn nữa, chẳng hạn như thèm cưới một cô vợ bé Nhựt Bổn như ông Sokarno thèm đi Las Vegas một chuyến cho biết thú ăn chơi ở đó vân vân...
Lan cũng thèm tiền ghê lắm khi nó đi ngang qua các hiệu may áo đầm, các hiệu bazar lớn bán nước hoa thượng hảo hạng, đó là không kể đến những trò vặt vạnh như xi nê, kem, quà bánh vân vân...
Nói tóm lại ở các đô thị, con người bị tiền bao vây quá mức, không coi tiền là thần tượng cũng không thể thờ ơ được với tiền.
Đừng tưởng mấy người không ăn chơi họ không mê tiền đâu. Họ không ăn chơi thì vợ đua đòi, thấy cô ký bên cạnh mới sắm đôi bông hột xoàn thì vợ ta nó đã bắt đầu tụng kinh mỗi đêm: "Ba nó nè, em xấu hổ với bạn bè quá! Chị phán bên kia cũng đồng địa vị với ta, mà nay quần nầy, mai áo nọ, lại hột bạc, hột xoàn lu bù, còn em thì cứ đôi bông cẩm thạch cá kèo nầy hoài!"
Tất cả mọi hạng người đều bị tiền bạc vây, nhứt là hạng người có của "Phong hóa xuống chính vì sự bao vây ấy, mà sự bao vây do đời sống đô thị tạo ra chớ nhứt định không phải tại cái gì cả. Mà không thể không có đô thị được thì rán mà chịu vậy". Còn, còn một giải pháp là cấm xa hoa, ở tất cả mọi mặt chớ không cấm riêng một món, chẳng hạn như nhảy đầm mà được đâu, cấm trực tiếp hay gián tiếp, gián tiếp nghĩa là không cho ai làm gì có tiền cả. Nhưng giải pháp ấy lại còn không thể được hơn nữa, vì nó trái với căn bản tổ chức xã hội của ta.
° ° °
Định ngồi giữa hiệu, trái với thói quen của chàng là trốn ở góc nào đó. Ngồi như vậy cũng như chàng dán giấy lên ngực, giấy viết chữ thật to "Anh đây em ơi", để khỏi phải chốc chốc dòm chừng ra ngoài, ngóng đợi một người không vì chàng bị một góc tường án đi.
Chàng được thoải mái muốn làm gì thì làm. Nhưng lạ! Khi ta phải ngóng cổ cò để rình ai, ta cứ tưởng khỏi rình, ta sẽ tự do ghê lắm, và dùng sự tự do ấy một cách hay ho lắm. Nhưng giờ được tự do. Định lại không biết làm gì, không lẽ cứ nhìn mặt bàn, không lẽ cứ ngắm món giải khát như sợ ai uống hết, không lẽ vô lễ dòm ngó khách hàng quanh ta.
Thành thử rồi chàng cũng cứ đưa mắt ra ngoài, y như phải chờ đón Lan.
Thình lình, Định thấy một dáng người đứng gần chàng, y kéo ghế để ngồi xuống, chàng day lại thì đó là người có hẹn với chàng:
- Dòm cô nào ngoài ấy?
- Lan cười hỏi như vậy.
Thì ra, chàng đón phía bên Tự Do còn Lan thì vào hiệu do cái cửa bên đường Nguyễn Thiệp.
- À, dòm một người đẹp chưa xuất hiện.
- Xí, có cả khối cô đi ngang qua đây.
- Nhưng cô của anh lại đi trên con đường nhỏ xíu ở bên hông hiệu nầy, mới họt-rơ cho anh chớ. Em uống gì?
- Để em liệu cho em.
- Thế nào, đi xi-nê chớ?
- Không nên đi xuất thường trực chót. Hay là ta ăn cơm trước rồi coi xuất đêm 9 giờ rưỡi.
- Cũng được. Nhưng nếu như vậy thì ta không được ăn ở ngoại ô xa. Ăn xong, không được nói chuyện với nhau gì hết là phải vội chạy về liền, mà chưa chắc đã kịp.
- Thôi thì bãi cái vụ xi-nê. Vả lại, phim ở các rạp lớn, em đã xem hết.
- Trời, bữa nay mới có thứ tư họ vừa đổi phim hai ngày là em đã xem rồi hết.
- Ừ. Nhưng cũng chỉ có vài rạp thôi. Rạp lớn có mấy cái đâu, mà hai ba rạp lại chiếu trùng phim với nhau thì một ngày đủ cho ta xem hết các phim mới.
Lan mặc một cái ra-kết, loại áo mà các hiệu may gọi là tay-dơ-dẹt-xây (Tailleur Jersey) khiến trông nàng hơi già.
- Sao Lan lại ăn mặc như vậy?
Lan cười đáp:
- Em hiểu ngay anh muốn nói gì. Đây là lối ăn mặc của người lớn tuổi, phải không?
- Ừ.
- Nhưng em sợ anh bắt hứng gió Nhà Bè như đêm nọ, lạnh quá.
Định cười ngất rồi nói:
- Không, ở ngoài ấy chỉ có vài món ăn chơi, mà ta phải ăn cho no. Nhưng nếu em thay chiếc ra kết bằng một chiếc Săn-đai thì tuyệt. Săn-đai hay ở chỗ trời nực, mặc không nghe nực nhiều bao nhiêu, mà trời lạnh thì mặc được ấm.
- Nhưng em cũng sợ anh đưa vào những chỗ sang trọng, mà vào đó với chiếc săn-đai, không đứng đắn chút nào.
À, thì ra Lan cũng còn cổ điển, biết chịu theo phong tục ước lệ chớ không "buồn nôn" chánh hiệu con nai đâu. Định rất sung sướng mà thấy mình đoán đúng.
Trong một ngàn thanh niên nam nữ cố lấy tác phong bất chấp ước lệ xã hội, chỉ có vài ba cô cậu là đủ can đảm bất chấp thật sự, không kể bọn du đãng thất học, bất chấp thật sự nghĩa là bất chấp trong bất kỳ trường hợp nào, với bất kỳ ai và sẽ bất chấp trọn đời.
Bao nhiêu cô cậu khác, chỉ theo mốt một thời gian mà trong thời gian ngắn ngủi một hai năm ấy, họ cũng không theo một cách trọn vẹn, chỉ theo khi nào họ gặp họ với nhau mà thôi.
Rồi thì qua cái thời son trẻ ấy, họ sắp hàng trở lại, để nối đuôi theo những lớp trước mà đi trên đường đời, có mới hơn lớp trước thật, nhưng sự thay đổi không thấy rõ quá.
Định cười nói:
- Cô đoán hai điều, đều sai bét hết. Ta chỉ đi ăn cơm bình dân ở một xóm ngoại ô thôi.
- Nếu vậy lát nữa lên xe em sẽ cởi ra-kết, vì ở trong ra-kết có săn-đai.
- Vậy à?
- Anh nhà quê lắm. Chớ không thấy gì trong cổ ra-kết sao?
- Anh cứ ngỡ đó là sơ-mi nhỏ và chẹt.
Định lại nghĩ đến nhu cầu tiền. Cô bé nầy như bao nhiêu cô bé khác của thời đại, lại bày đặt mặc đầm, mà áo đầm thì vải hay công gì cũng mắc tiền kinh khủng. Chắc chắn là cô bé có đủ kiểu áo, đủ kiểu duýp hết vì không cần kiểu y phục cho người lớn tuổi mà cô ta vẫn sắm thì biết những thứ cần dùng, cô ta sắm dư bao nhiêu?
Người đẹp mắc tiền ghê hồn! Đứa nào không xu mà trèo đèo thì vào tù cũng đáng kiếp!
May là người đẹp nầy không thuộc hạng rúc rỉa tiền bạc mà còn "hạm" ngân quỹ gia đình đến thế, còn nói chi những người đẹp chuyên môn tạo nhà lầu, bằng tiền của những yêng hùng, thì còn mắc không biết bao nhiêu "Nhứt tiếu thiên kim" vẫn cứ còn đúng mặc dầu loài người đã trải qua ba trăm đời rồi, từ cái thời mà câu nói trên đây được thốt ra.
Cũng chỉ tại cái trò khỉ tình cảm mà loài người bày đặt ra, chớ nụ cười của Thu Mai chỉ có năm trăm thôi, mà có kém nụ cười của Lan tí nào đâu. Tình cảm và độc quyền. Ừ, còn tại cái tánh ham độc quyền ấy nữa.
Nụ cười của Lan chỉ để dành riêng cho Định thôi, suốt thời gian nào đó.
Định hỏi bạn:
- Em có dè là hôm nay anh gặp em hay không? Hay tưởng anh đi luôn?
- Nửa tin, nửa không tin là ta gặp nhau hôm nay.
- Giờ thì hẳn đã tin rồi chớ?
- Cố nhiên.
- À, cái cô bé Minh ấy, hách một cây đa nghen!
Lan đang ngậm ống sậy hút nước cam vắt vội nuốt ực một cái, buông ống ra để cười, vì sợ sặc. Nàng cười ngặt nghẹo rồi nói:
- Nó cứ tưởng anh là một thằng 17, 18, nên nó kêu anh là thằng Định.
- Ừ, nó mầy tao, mi tớ với anh trong điện thoại.
- Nó cứ hỏi nhà anh ở đâu, em không nói, nên nó đoán được rằng ta hẹn nhau ở đâu đó. Nó đòi em phải trình diện anh với lũ nó ngay.
- Vậy bao giờ anh phải đi nạp mình?
- Không có vấn đề đó đâu.
- Sao vậy?
- Anh không chơi được với lũ nó, mà lũ nó cũng chẳng thèm chơi với anh thì trình diện làm gì cho mất công. Đối với lũ nó, hăm bốn như anh là ông già rồi.
- Như vậy ta phải giao thiệp lén lút sao? Đâu có được, cô năm?
- Cũng không có vấn đề lén lút.
- Nghĩa là?
- Rất giản dị. Ta giao thiệp công khai mà không cần sự chấp nhận của bọn nó, chỉ có thế thôi. Em chỉ trình diện anh khi nào...
- Khi nào?
- Khi nào anh cưới em.
- Sao chừng đó lại cần trình diện?
- Thì có đám cưới, phải có sự trình diện ấy chớ.
- Không sợ tụi nó tẩy chay một con bạn lấy ông già?
- Không, anh chỉ già, nếu anh muốn nhập bọn đi chơi. Nhưng nếu anh là chồng thì không già. Tụi nó còn phục anh nữa và sẽ tới đông rần rần cho anh coi, vì tụi nó quan niệm rằng một người chồng phải chững chạc như anh, chớ lóc chóc như mấy thằng kia thì không đủ điều kiện.
- Còn người tình?
- Người tình cũng vậy, cũng phải chững chạc phần nào. Lũ 17,18 chỉ là đi chơi thôi.
Vì cái "phong tục" ấy nên con Minh nó mới suy luận và đề quyết là ta nhơn tình với nhau hoặc anh gắm ghé cưới em.
- Và ý kiến của nó như thế nào về anh?
- Không có ý kiến gì hết. Về ta thì có.
- Về ta thì sao?
- Thì dĩ nhiên là nó cười chê đứa nào đi lấy chồng. Có nhơn tình cũng bị lũ nó chê cười nữa.
- Nhưng rốt cuộc có lẽ nó đi lấy chồng trước nội bọn!
Đôi bạn cười xòa với nhau rồi Lan xác nhận lời bạn một cách gián tiếp bằng lời giải thích sau đây:
- Nó có điện thoại riêng ở tư gia, anh biết là nó giàu lắm! Má nó sẽ mua chồng cho nó nay mai, chắc chắn là như vậy.
- Và nó sẽ hết "buồn nôn" trước cuộc đời?
Định có một ý nghĩ rất ngộ nghĩnh sau câu ấy, nhưng chàng không dám nói ra. Chàng mà nói ra thì Lan sẽ đứng dậy đi ngay, nếu không tát tai chàng.
Câu ấy là như thế nầy: "Hay nói cho đúng ra là nó sẽ buồn nôn, khi ốm nghén, sau tám tháng lấy chồng".
Định hỏi:
- Các cô các cậu hình như không tin ở tình yêu?
- Chắc tụi nó làm bộ. Em cũng vậy, trước khi em hỏng, tức còn trong trắng, em cũng làm bộ là không tin ở tình yêu, cho đúng mốt vậy mà! Nhưng lúc ấy mà như vậy thật là vô lý. Chưa biết tình yêu ra sao cả lại không tin ở nó.
- Minh có đẹp không?
- Anh thấy là mê liền
- Lan hóm hỉnh đáp.
- Nghe giọng nói thì dễ thương lắm.
- Ừ, để em giới thiệu cho.
Lan nói rồi xụ mặt, không thèm ừ hữ gì nữa cả, sau mỗi câu nói hay hỏi của Định.
Định cứ nói mãi một mình bỗng thấy mình trơ quá, gọi bồi trả tiền rồi nói:
- Ta đi ăn cơm, em nhé.
Lan vẫn ngồi đó mà làm thinh. Khiến Định phải hạ giọng xuống:
- Đừng có làm xi-căng-đan ở đây, kỳ lắm. Có ông ký giả ổng ngồi trong xó kia, coi chừng ổng đăng nhựt trình thì chết.
Định dọa như vậy, chớ không có ông nhựt trình nào cả, và quả nhiên Lan sợ, đứng dậy, nhưng đi ra trước chớ không cùng đi với Định. Định buồn cười quá. Đã "buồn nôn" mà còn sợ bị đăng nhựt trình. Lan còn cổ điển, còn trưởng giả hơn cả những người đang ở trong hàng ngũ trưởng giả nữa, họ thì họ có làm cái gì họ mới sợ, còn Lan, chỉ mới bị dọa một cách vô cớ đã hoảng lên rồi.
Thật là chiếc áo không làm nên thầy tu chút nào.
Lan còn bé bỏng, không biết gì nhiều mà sợ đại vậy thôi. Nhưng dầu sao nỗi sợ ấy cũng chứng tỏ rằng căn bản thật của nàng không phải là bất chấp ước lệ của xã hội như bọn của nàng thường khoe.
Định càng biết rõ Lan, càng thích, mà đồng thời cũng càng lo. Nếu Lan là người bình thường thì nàng sẽ yêu thật sự, sẽ đau khổ khi dứt tình, rắc rối không biết bao nhiêu.
Người đẹp giận, bỏ đi luôn ra đại lộ Nguyễn Huệ, khiến Định càng buồn cười hơn. Xe chàng đậu ở đằng ấy. Thế nên chàng bình thản nối bước theo bạn và khi Lan quẹo qua khỏi phòng chưng bày kiểu mẫu của hãng Intemational thì nàng khựng lại vì chợt thấy chiếc Peugeot sơn trắng đục của Định.
Định nói khẽ:
- Lên xe rồi, em chưởi mắng gì anh thì mặc sức mà chưởi nhưng đừng để người ta thấy mình giận nhau. Như em không đi ăn cơm, cũng xin cho anh đưa em khỏi khu nầy vài trăm thước, chớ bạn hữu của anh quanh đây đông lắm, chúng nó mà thấy cảnh nầy thì chết anh.
Không biết là Lan bị gạt thật sự hay làm bộ bị gạt để ra khỏi giận hờn một cách đẹp mặt, nên khi Định vội vã phóng trước lại mở cửa xe thì nàng bước lên tự nhiên.
Mãi cho tới lúc xe chạy trên đường, Định mới nói:
- Lan ơi, anh đã suy nghĩ kỹ, đúng hai đêm, theo điều kiện của em thì đâu có vì một giọng nói trong điện thoại mà anh đổi ý, em nghĩ lại thử xem có phải là anh biện hộ cho anh thành thật hay không?
- Anh không đổi ý, nhưng có mầm đổi ý trong anh.
- Tầm bậy. Anh nói giọng của Minh "dễ thương" chớ có nói "khả ái" đâu.
- Dễ thương, hừ, dễ thương. May là chỉ mới nghe cái giọng.
- Nếu đã thấy Minh, mà Minh dễ thương, anh cũng sẽ nói là Minh dễ thương. Chừng nào anh nói nó đáng yêu, chừng ấy em hãy hành tội anh, và anh không còn nói ra nói vào gì được nữa hết.
- Nhưng cũng cấm anh thương nữa.
- Vậy à? Thì em có nói anh mới biết mà chừa chớ. Thôi, lạy cô độc tài, tấm lòng thương bậy từ nay xin chừa.
Lan bật cười và Định nói:
- Hễ cười rồi thì huề, hổng giao giận nữa đa nghen.
- Hư, anh hư lắm. Em không chắc được anh yêu hơn ba tháng đâu.
Để đánh trống lấp, Định hỏi:
- Em nói rằng má của con Minh sẽ mua chồng cho nó, mà mua bao nhiêu và loại gì. Anh làm cuộc-chê, có thể đó là một áp-phe ngon lành lắm.
Lan cưới ngất rồi rủa:
- Mắc dịch! Anh coi con người như món đồ sao chớ?
- Là tại anh thành thật, thẳng thắn, trắng trợn như bọn "buồn nôn" của em. Anh hỏi em vậy chớ các mụ mối họ không làm nghề cuộc-chê về con người hay sao?
Chỉ có điều là họ tự xưng là mai mối chớ không xưng là cuộc-chê, còn việc của họ nói là "làm phước cho hai gia đình", chớ không nói là làm áp-phe như anh, nhưng chung qui, họ với anh cũng cá mè một lứa với nhau mà thôi chớ nào có khác gì đâu.
- Nhưng anh đã làm áp-phe về con người lần nào chưa?
- Chưa. Tại cái tiếng "mua" của Lan nó giúp anh phát minh được nghề mới ấy.
- Nếu vậy em cũng được hưởng hoa hồng chớ, vì sáng kiến còn quan trọng hơn là hành động nữa.
- Dĩ nhiên là như vậy.
- Đây, hễ bác sĩ, kỹ sư, dược sư hoặc luật sư thì một triệu đồng tiền mặt, đưa trước khi cưới.
Định lắc đầu:
- Ít quá.
- Nhưng nó rất đẹp. Cái đó không đáng kể à?
- Bọn đào mỏ chúng nó cóc cần sắc đẹp.
- Theo anh thì bao nhiêu mới vừa?
- Còn tùy.
- Tùy gì? Tùy kẻ nào phải đài thọ thù lao cho thằng cuộc chê. Nếu đó là chú rể tương lai, anh lấy hết ba mươi phần trăm, chú ấy sẽ còn cái khỉ khô gì? Nếu má của Minh thuê anh câu chồng cho Minh thì một triệu cũng tạm được.
Xe đã chạy tới mũi tàu Phú Lâm do đường Duy Linh nối dài, Định quẹo cua tay trái, vào đường Hậu Giang2 và mấy phút sau, chàng đậu lại trước quán Đồng Quê.
Câu chuyện áp phe cưới gả bị gián đoạn cho đến lúc chàng gọi món ăn xong, mới được tiếp nối trở lại.
- À, cái đó thì hổng được.
- Sao lại không?
- Kẻ lạ mặt như anh, sờn sớt vô đề nghị nầy kia, ai mà tin. Nếu có em bảo đảm thì trôi. Nhưng bạn của em mà em làm cuộc chê cái kiểu đó, em sẽ xấu hổ đến tự tử mất.
Đôi bạn cười xòa với nhau.
Định cười vui thật sự, nhưng trí chàng lại xem xét nó một cách nghiêm trang.
Chàng thấy rằng nếu tái bản cái cú ông Mân-Thu Mai thì nguy hiểm lắm, vả cũng chẳng có thường để mà tái bản. Vậy thì cứ làm như các công ty nặc danh gặp gì buôn nấy.
Chàng có một thằng bạn khá thân hồi hai cậu còn học đệ nhị, tức năm chàng 18. Sáu năm đã qua rồi, và nghe đâu là nó học kỹ sư Arts et manufactures trong Phú Thọ thì phải. Xứ ta không có kỹ nghệ thì nó dám đang thất nghiệp lắm.
Nhưng Định còn giữ cái áp phe nầy cho thật chín mùi nên lo ăn uống cái đã và nói chuyện khác.
Trong khi Định ăn bánh hỏi tôm nướng thì Lan ăn chạo là món mà chàng ăn không được. Chàng có tật không bao giờ nuốt trôi những món ăn ngòn ngọt.
Cái khẩu khiếu ấy thật là mâu thuẫn với lối thích về phụ nữ của chàng. Chàng ưa bề ngoài lập thể mà bề trong cổ điển, nói một cách khác, chàng thích hạng gái ăn mặc, đi đứng, tác phong đợt sống mới mà cảm nghĩ lại giống gái bình thường. Tức ngọt pha với mặn đấy.
Cũng vì thế là Liên đẹp hơn Lan nhiều lắm, chàng lại từ chối, chỉ vì thế thôi, chớ không phải vì Liên già. Liên cổ điển từ trong tới ngoài, tới cả mái tóc nữa. Chàng đã khen cái búi tóc của Liên, nhưng chỉ khen cái khía cạnh mỹ thuật thôi, chớ không mê nó, Liên toàn mặn, không pha ngọt. Vậy mà chàng lại chọn Lan vì Lan bên ngoài "buồn nôn cuộc đời" mà ở căn bản thì lại rất sợ bị đăng nhựt trình, vừa mằn mặn lại vừa ngòn ngọt.
Ăn xong món đầu, họ nghỉ ăng trắc.
- À, trở lại cái vụ mua chồng
- Định nói.
- Nữa, bộ anh muốn làm cuộc chê chồng thiệt sao chớ?
- Không anh hỏi về khía cạnh khác. Trong bọn đứa nào ghét lấy chồng thật sự, đứa nào ghét giả dối.
- Con Minh ghét giả dối. Nhưng anh đâu có biết tụi nó mà hỏi chi tiết. Đại khái, đứa nào giàu, ghét giả dối, đứa nào nghèo ghét thật tình. Nói nghèo thì không đúng lắm, phải nói thiếu điều kiện lấy chồng.
- Hai thứ ấy khác nhau thế nào?
- Như con Tuyết, con của một ông Phán, nó cũng nghèo, nhưng nó ghét giả vì nó có điều kiện lấy chồng. Nó còn cha, còn mẹ, còn họ hàng rất đông, con trai dạn cưới những đứa gia đình đông đủ hơn là những đứa trơ trọi chỉ có hai chị em như em. Chính em là đứa thiếu điều kiện. Nhưng em lại ghét giả thôi, ngoại lệ mà!
Mà giả hay thật, thật là khó phân biệt. Thật ra thì em ghét thật, nhưng chỉ thật ở bề ngoài, ghét vì thấy không thể lấy chồng được nên cố sắp đặt đời mình theo lối lông bông cho tới già, sắp đặt xong thì đâm ra ghét sự lấy chồng. Có lẽ vì ganh tị chăng?
Nói gì thì nói, Định cũng thấy rằng bọn nầy thành thật về chuyện lòng của họ, như người Tây Phương. Đúng là vì ganh tị mà các cô ghét sự lấy chồng.
Còn mấy lẽ nữa mà chàng đoán rằng Lan không đủ can đảm nói ra. Người ta lấy chồng vì ba lẽ: sinh kế, sinh lý, tình cảm. Sinh kế thì bọn nầy khó mong được ai dám rước về cho tốn tiền, sinh lý thì bọn nó dư xài mà sự dư xài giết chết tình cảm mất rồi.
Vậy lẽ thứ nhứt (nhưng tức thứ nhì, lẽ thứ nhứt thật sự là ganh tỵ) lẽ thứ nhứt là vì họ không hy vọng hai lẽ chót là vì họ không cần.
Tóm lại, ghét sự lấy chồng là vì ganh tị, vì không hy vọng, vì không cần.
Họ lại ăn. Từ đây cho đến hết bữa, họ chỉ nói chuyện nắng mưa chớ không đá động tới vấn đề nào, dầu lớn, dầu nhỏ cũng vậy.
Định không muốn cho không khí có thể trở nên nặng nề, hoặc căng thẳng, thì chỉ cười đùa với nhau là thượng sách.
Ăn xong, Định rủ bạn đi rửa tay, nhưng Lan ngăn chàng lại:
- Lúc mới vào quán, anh đã rửa tay, như Tây... Ninh...
Nhớ vụ Tây gì và Tây gì của Minh, Định cũng cười ngất, Lan cũng cười, nhưng tiếp:
-... như Tây. Nhưng cục xà bông công cộng của các quán ta còn nhiều vi trùng hơn tay của ta nữa. Em đã muốn ngăn anh mà ngăn không kịp. Không, anh nên đi ra nhà bếp múc nước lu bằng gáo mà rửa tay anh, anh nhún nước khăn mu-xoa của anh đem ra đây cho em lau.
- Ý hay lắm.
Đêm nay, Định lại phải vứt xuống rạch một chiếc khăn mu-xoa nữa như đêm họ đi Nhà Bè, và chàng thấy rằng không nên mang theo mu-xoa luýt nữa. Khi nào cần đi ăn cơm với Lan, chàng sẽ sắm vài chục khăn dệt ở Chợ Lớn và bán trên các vỉa hè.
Lúc xe mới bắt đầu chạy, Định đã hỏi:
- Lan nè, anh xin nhắc lại rằng, anh đã nghĩ kỹ hai đêm rồi.
- Ừ, rồi sao nữa?
- Thì em đã bảo anh nghe lại lòng anh trong hai đêm, và nghe xong, tìm em, tức là không thay đổi ý kiến.
- Ừ, rồi sao chớ?
- Em hỏi lạ! Anh không thay đổi ý kiến chớ sao?
- Nhưng ý kiến về gì, anh chưa hề nói ra cho em nghe.
Định bật cười mà rằng:
- Cô bé rắc rối lắm. Tôi tưởng ta ngầm hiểu với nhau là đủ rồi, và tôi tin chắc rằng cô bé đã hiểu.
- Đúng là em đã hiểu nhờ đoán mà thôi, mà không có gì dễ gây ngộ nhận bằng đoán.
- Khá mồm mép.
- Không, em chỉ thành thật mà nói như vậy.
- Cũng được. Thôi thì anh nói. Nhưng anh nói trắng trợn chớ không cần văn hoa, vì anh nói chỉ để xác nhận những gì em đã đoán, thì không cần phải vòng vo Tam quốc. Anh yêu em, chỉ có thế thôi.
- Em có xứng đáng cho anh yêu hay không?
- Thì anh đã nghĩ trong hai đêm.
- Không, anh chỉ hỏi lòng anh có quả thật yêu em hay không. Giờ thì em hỏi anh đó.
- Anh không cần nhớ chuyện đã qua.
- Anh nên nhớ. Có một yếu tố tối quan trọng mà chính em, em còn nhớ và cứ đau, thì sao anh lại không cần nhớ.
- Yếu tố gì mà quan trọng?
- Anh đã sai lầm. Chắc anh nói thầm trong bụng: "À, nó không có yêu ông Mạnh, thì tâm hồn nó còn trong trắng". Sai! Em mà có yêu ba bốn nhơn tình rồi, em cũng còn giá trị. Nhưng em đã xuống thấp vì nhận tiền của ông Mạnh. Em chưa hề yêu, nhưng em đã hoen ố chính vì điều đó. Hiện giờ anh không thấy, nhưng rồi anh sẽ thấy.
- Không, anh đã thấy, nhưng anh đã nghĩ khác em. Nhận tiền không do tâm hồn xúi biểu, thì tâm hồn em vẫn còn trong trắng.
Khi xe từ dưới mé sông đổ lên Trần Nhưng Đạo, Định thấy bạn cứ làm thinh mãi, nên chàng nói, mà nói chuyện khác, vì chàng biết rằng Lan không còn lý do gì để từ chối:
- Nhớ sáng chúa nhựt đi tắm thác nước em nhé.
- Dạ. Nhưng anh làm như từ đây tới đó, ta không gặp nhau nữa.
- Anh biết đâu là em sẽ cho anh gặp nữa, lại còn sợ cái cô Minh rắc rối, cô ấy đi khỏi, hay phá anh chơi, không chịu trao lời nhắn tin của anh.
- Từ đây, ta không cần tới nó nữa.
- Đồng ý. Nhưng làm sao ta gặp nhau?
- Mỗi lần chia tay nhau ta hẹn kỳ gặp tới.
- Tiện, nhưng cũng rất là không... ơ... không tự do, chẳng hạn ta hẹn nhau mốt nầy gặp nhau, nhưng mai anh lại nhớ em, muốn gặp em thì sao?
- Hay là để em tới nhà anh mỗi ngày?
- Rủi không gặp anh thì cũng như không.
- Em để giấy lại.
- Ăn gian nghen cô bé. Như vậy, cô bé có quyền muốn gặp tôi khi nào cô bé có hứng, còn tôi muốn gặp cô bé khi nào tôi nhớ thì tôi đành cô đơn.
- Ai biểu anh muốn giấu chị Liên! Người ta đi cho anh tự do tới nhà kia mà! A, hay là như vầy. Em cũng không hề đi đâu trước chín giờ sáng, mà giờ đó thì chị ba em còn ngủ say. Vậy có muốn nói gì anh tới trước giờ đó một chút, nhưng cũng đừng tới sớm lắm, vì em dậy cũng hơi trưa, lại còn bận ăn sáng nữa, bận dặn chị bếp đi mua ăn, lu bù công việc.
- Cũng tạm được.
Lúc xe đậu trước cửa nhà Định, chàng cũng không nói gì cả, cứ tự nhiên vói tay qua mở cửa xe cho bạn, làm như Lan đã ưng thuận ghé lại với chàng, rồi chàng xuống xe và quả nhiên thấy bạn cũng xuống ở bên kia.
--------------------------------
1 Xin nhớ rằng đây là giá thời đó.
2 Năm ấy hai con đường còn một chiều.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lữ Đoàn Mông Đen
Bình Nguyên Lộc
Lữ Đoàn Mông Đen - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=lu_doan_mong_den__binh_nguyen_loc