Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Love In The Dark
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
N
gồi trong xe ngựa bên cạnh ông Chambers từ Florence về, Susanna cầm một gói đồ rất cẩn thận.
Nàng đã tốn nhiều thời gian trong các cửa hiệu trên Ponte Vecchio để mua quà cho ông Dunblane.
Rốt cuộc sau bao nhiêu cân nhắc, nàng chọn một hộp âm nhạc thế kỷ thứ mười tám đàn một điệu nhạc ngắn vui tai mà chủ tiệm bảo là các nông dân từng nhảy múa trong thời trung cổ.
Hiện giờ, đoán biết nàng đang nghĩ gì, ông Chambers nói.
“Tôi đoan chắc Fyfe sẽ vui lắm khi nhận quà của cô. Ông ấy không còn người thân nào để nhớ đến ông ấy trong những dịp đặc biệt.”
“Tôi hiểu là ba mẹ ông ấy đều mất.”
“Phải, ông ấy luôn luôn là người cô độc dù...”
Ông Chambers ngưng lại và không nói hết câu.
“Tôi rất mừng là ông đã nói với tôi hôm nay là sinh nhật ông ấy,” Susanna nói. “Nếu không tôi cũng không biết.”
“Thực ra tôi nên tặng cho cô một món quà.”
Susanna ngạc nhiên nhìn ông Chambers, ông giải thích.
“Tôi không thể nào nói với cô là sự có mặt của cô ở đây đã đem lại khác biệt như thế nào, không những đối với chủ của tôi mà còn cả với tôi.”
“Tôi... tôi không nghĩ là tôi hiểu được.”
“Khi chúng tôi vượt Đại Tây Dương sau tai nạn của ông ấy,” ông Chambers nói, “tôi nghĩ mình sẽ không thể nào chịu nổi áp lực sống chung với ông ấy trong những hoàn cảnh như thế.”
Ông mỉm cười với nàng khi nói thêm.
“Tôi biết Fyfe từ lúc ông ấy chỉ là một cậu bé, và tôi từng ở trong cương vị không những là thư ký mà còn là cái mà hoàng gia gọi là đại tổng quản. Tuy nhiên, sau tai nạn ông ấy rơi vào tâm trạng tuyệt vọng về thị lực của mình. Tôi cảm thấy bất lực và cũng như là kẻ xa lạ đối với ông ấy cứ như tôi chưa hề biết ông ấy trước đó.”
“Chắc hẳn ông gặp nhiều khó khăn lắm,” Susanna thông cảm.
“Phải,” ông Chambers đồng tình. “Rồi cô tới, và mọi việc trở nên khác hẳn.”
“Ông tử tế mới nói thế.”
“Tôi thật tình mà. Cô không những giúp ông ấy qua giai đoạn khó khăn nhất trong đời mà còn đem cho ông ấy tầm nhận thức mới nữa.”
Ông Chambers bật cười.
“Tôi nói nghe có vẻ toàn thơ với thẩn, nhưng chẳng còn cách nào khác để diễn tả cô đã làm thế nào để giới thiệu với ông ấy những chủ đề mới, mà tôi nghĩ rằng, đã làm cho ông ấy sử dụng đầu óc theo cách ông ấy chưa bao giờ dùng khi trước.”
“Nghe ông nói như vậy thật là tuyệt!” Susanna reo lên. “Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ hạnh phúc đến thế.”
“Cô trông vui vẻ lắm,” ông Chambers tán thành, “cả người cô cũng rung cảm theo đấy.”
“Khi chúng tôi bàn luận về sách vở mà tôi đọc lớn lên thì rất là thích.”
Âm điệu của Susanna đầy xúc động, như thể nàng đang nói với chính mình, rồi nàng lo lắng nói thêm.
“Tôi mong sách mình đặt mua ở Paris đã gửi tới.”
“Tôi chắc là đã đến rồi,” ông Chambers đáp một cách trấn an.
“Danh sách dài lắm. Chúng tôi đều trở nên rất hứng thú với các sáng tác của Gustave Flaubert.”
“Tôi có nghe hai người tranh cãi về quyển Giáo Dục Cảm Tính,” ông Chambers nhận xét, “tôi thắc mắc là Phu Nhân Bovary có phải là tác phẩm văn chương thích hợp cho một thiếu nữ trẻ như cô không.”
“Tôi nghĩ khi chúng tôi tranh luận, Fyfe và tôi nghĩ về nhau như những người phê bình văn học!”
Nàng kêu lên khe khẽ có vẻ thích thú, khi nhớ lại họ đã giao đấu về Emaux et Camées của Gautier, ông Dunblane cho đó là tác phẩm cứ như của thợ làm ra còn nàng thì thấy trữ tình và thơ mộng.
Có lẽ, Susanna thầm nghĩ, sách mà nàng đọc bằng tiếng Pháp nghe thú vị hơn những quyển họ chọn bằng tiếng Anh hay Ý.
Tuy nhiên nàng biết, nếu thành thật mà nói, không phải sách có vấn đề mà chính là người đàn ông đang nghe!
Người đàn ông sẵn sàng đối đầu với nàng ngay lúc nàng dứt tiếng đọc, với những câu hỏi uyên bác mà nàng rất thích thú trả lời trong lúc nghĩ ra những câu hỏi khác để dồn ông ta vào chỗ bí.
Vấn đề khó khăn duy nhất là, giống như những nhà giáo khác, nàng cảm thấy khó mà vượt được học sinh của mình.
Chỉ bằng cách đọc vào đêm khuya sau lúc vào giường, và đọc mỗi giây mỗi phút khi nàng không thực sự ở bên cạnh ông ta, nàng mới cảm thấy mình có đề tài gì đó để kể cho ông ta nghe và có cách diễn tả mới mẻ.
“Như tôi vừa nói,” ông Chambers tiếp tục, “vì cô rất có ích, thật tình tôi nghĩ “tuyệt diệu” mới là đúng nghĩa, cái bệnh mà tôi đã nói tôi từng bị trước đây không còn đe dọa tôi nữa.”
“Ông muốn nói... bệnh tiểu đường của ông được chữa trị?” Susanna thắc mắc.
“Gần như hoàn toàn. Hôm qua bác sỹ, mà ngài William giới thiệu khi mình còn ở Anh cho cả ông Dunblane và tôi, đã khám cho tôi. Thực tế ông ấy đã cam đoan là tình trạng sức khỏe của tôi tốt!”
Susanna reo lên mừng rỡ.
“Ôi, tôi thật là mừng! Tôi biết ông cảm thấy không khỏe khi chúng ta tới đây và thực tình ông trông rất mỏi mệt và lo âu.”
“Cái nào cũng có,” ông Chambers nói, “nhưng bây giờ, cám ơn cô hơn là thuốc của bác sỹ mà tôi cảm thấy mình như một người khác hẳn.”
Ngày hôm sau khi họ tới biệt thự ông nói với Susanna.
“Cô Brown à, tôi e là tôi phải ăn uống kiêng khem tuyệt đối theo lời bác sỹ của tôi ở Mỹ. Ông ấy đã nghi ngờ, và cũng được xác nhận bởi bác sỹ chuyên môn ở Anh là tôi bị tiểu đường nhẹ.”
“Bệnh đó có nghĩa là trong máu có đường phải không?” Susanna hỏi.
Ông Chambers gật đầu và giải thích.
“Vì thế tôi không được ăn đồ ngọt hay bất cứ cái gì chứa chất đường. Đầu bếp hiểu chuyện này, và đương nhiên ông ta sẽ nấu cho cô những món cô thích. Cô chỉ cần bảo ông ta cô ưa món nào hơn là được.”
Thoạt đầu Susanna qúa chú tâm đến ông Dunblane nên thực tình không nghĩ đến những cái nàng ăn; nhưng món ăn tại biệt thự ngon đến nỗi nàng không muốn có thay đổi nào.
Họ đã dùng fritto misto, một loại soup đặc mà toàn thể dân Ý đều thích, tiếp theo là những món ngon lành như thịt bê non mềm nấu rượu trắng, vịt và ngỗng nhồi qủa mộc qua và tỏi, một món đặc biệt truyền thống của Florence.
Còn có rau tươi từ vườn và trái cây mọc sum xuê khi tiết trời trở nên nóng hơn và xuân bắt đầu chuyển sang hạ.
Trên bàn ăn sáng có loại fraises des bois (dâu tây nhỏ) và có cả anh đào, mơ, và mận xanh Susanna thấy đang chín trên cây.
Hầu hết thời gian nàng rất nhiệt tình nói chuyện với ông Chambers về những sở thích chung của họ, chính là Fyfe, đến nỗi nàng có chỉ có chút ít thời gian lưu tâm đến chuyện ăn uống của mình.
Có lẽ vì họ qúa biệt lập trong thế giới nhỏ của riêng mình nên họ đã trở nên rất gần gũi và thân mật với nhau.
Chính ông Dunblane đã nhất quyết bảo Susanna vào ngày thứ ba họ ở Florence.
“Tôi tuyệt đối không muốn gọi cô là cô Brown, tôi biết chắc đấy không phải là tên thật của cô.”
“Tại sao ông lại đoan chắc như thế?” Susanna hỏi ngược lại chỉ vì thích tranh cãi.
“Cô nói nghe không giống như một cô Brown nào đó,” ông đáp, “tôi cũng không nghĩ Susanna là cái tên phù hợp với cô.”
“Tôi chỉ có cái tên đó thôi,” Susanna trả lời. “Mẹ đỡ đầu của tôi chọn tên đó cho tôi.”
Nàng phân vân không hiểu ông ta sẽ nói sao nếu nàng thêm vào.
“Bà ấy đã để lại cho tôi một gia tài lớn.”
“Vậy thì đành phải là Susanna rồi,” ông ta vừa nói vừa thở dài, “và tôi hy vọng cô sẽ gọi tôi là Fyfe.”
“Nhân viên mà xưng hô với chủ theo kiểu thân thuộc như thế thì chắc chắn là trái với thường tình rồi.”
“Tôi đã nói rằng cô là nhân viên khác thường mà,” ông đáp. “Trên thực tế tôi cảm thấy cô mới là người đang ra lệnh còn tôi là kẻ chấp hành đấy chứ!”
Susanna bật cười nho nhỏ.
Nàng tuyệt đối chắc chắn như Lorenzo Vĩ Đại ông ta lúc nào cũng là người thống trị, là một nhà chỉ huy trong đời.
Thoạt tiên nàng cảm thấy ngượng gọi ông ta bằng tên, nhưng sau một thời gian nàng dần quen đi.
Bởi lẽ ông ta luôn gọi thư ký của mình là Chambers, nên Susanna không hề có vấn đề gì khi xưng hô với ông ấy bằng danh xưng nào khác hơn là ông Chambers, nhưng như thể ông ấy nghĩ sự kính trọng ấy là chỉ căn cứ vào tuổi tác của ông nên ông gọi nàng bằng tên.
“Ông có nhận ra,” Susanna nói khi ngựa bắt đầu leo lên đồi về hướng biệt thự, “rằng chúng ta đã ở đây gần cả tháng rồi không? Đôi khi tuần lễ trôi qua như là trong giây lát, mặt khác tôi cứ như là sống cả đời ở đây vậy và không hề biết gì đến cuộc sống nào khác.”
“Thời gian chỉ là tương đối thôi,” ông Chambers trả lời. “Khi người ta vui sướng thì nó qua trong chớp mắt; còn lúc lo lắng hay khổ sở thì nó kéo dài một cách đáng giận!”
Susanna không đáp lại.
Nàng đang suy nghĩ trong tâm trạng hãi hùng là ngày tháng của nàng sắp đến hồi bế mạc.
Khi tháo băng mắt, Fyfe sẽ không cần nàng nữa, nhưng dù thế nào đi nữa nàng biết mình phải rời khỏi nơi đây.
Nàng không thể nào chịu nổi cảnh tượng ông ta thấy nàng thực sự nhìn ra sao, khi ông ta hãy còn cho rằng nàng xinh đẹp như các bức họa trong viện triển lãm Uffizi.
Chỉ mới ngày hôm qua ông ta còn vô tình nhận xét.
“Tôi thích thấy chân dung cô được vẽ trong khu vườn này. Và dĩ nhiên khung cảnh thích hợp sẽ là hoa lan chung quanh cô.”
Susanna nín thở.
Nàng thường mô tả thổ lan khi nở rộ trông đẹp biết bao, cảnh ấy dạo trước nàng chưa từng thấy.
Họ quẹo ngay góc vườn, chỗ đó đóng khung chung quanh họ là những bụi lùm xanh tươi và những thân cây bách, một bức tranh đẹp đến độ nàng cảm thấy mình phải cầu nguyện mỗi khi thấy được.
“Có lẽ cô sẽ nhìn đẹp nhất trong hốc tường ở phòng khách,” Fyfe trầm ngâm nói. “Chỗ đó sẽ làm cho cô có cảm nghĩ dường như cô đang ở trong ngai thánh vậy.”
Susanna vội đứng lên.
“Ông qúa tưởng tượng rồi,” nàng nói. “Dù sao đi nữa, tôi không muốn được họa.”
“Tại sao lại không?” Fyfe hỏi. “Chắc chắn là những người yêu thương cô muốn nhớ cô trong hình ảnh bây giờ chứ? Giống như hồng vừa hé nụ.”
“Ông đang trích dẫn từ cuốn sách vớ vẩn nào đó mình vừa đọc hôm qua,” Susanna bực bội nói. “Tôi không có chỗ nào giống hoa hồng cả!”
“Nhưng cô chắc chắn nghe giống như một đóa hoa đầy gai nhọn!” Fyfe bắt bẻ.
“Cẩn thận đấy kẻo chúng chích ông đấy!” Susanna cáu kỉnh.
Thế rồi họ phá lên cười như hai đứa bé thấy trò chơi mình đang chơi vô cùng thú vị.
“Tôi đã nhắc ông trước đây là đừng nói về tôi mà,” Susanna vừa nói vừa ngồi xuống, “và để phạt ông tôi sẽ đọc một bài báo chán kinh khủng về tình hình thế giới!”
“Nếu cô đọc, tôi sẽ ném đồ vào cô cho mà biết!” Fyfe dọa. “Mù hay không mù, tôi dám cá là sẽ ném trúng cô!”
“Trong trường hợp đó tôi sẽ ném lại,” Susanna đáp, “tôi có lợi thế là thấy được mục tiêu tôi nhắm tới!”
“Cái đó không có gì khác biệt cả vì cô là phụ nữ bảo đảm cô sẽ ném hụt!”
Họ đấu khẩu với nhau theo kiểu sẽ làm cho ông Chambers vui hết biết.
Fyfe đã hết nhạy cảm khi nói đến thương tích của mình; ông ta không bao giờ nhắc đến việc bị mù vĩnh viễn nhưng lạc quan thảo kế hoạch sẽ làm những gì khi tháo băng mắt.
Tuy vậy Susanna lại muốn thay đổi câu chuyện sang hướng khác.
Nàng co cụm tránh né viễn ảnh sẽ xảy ra khi nàng không còn ở với ông ta nữa, khi ông trở về cuộc sống quen thuộc trước đó, với bạn bè vây quanh.
Đôi lúc nàng đọc tin tức về họ trên báo chí và ông ta sẽ đưa ra những nhận xét đầy miệt thị.
“Họ lúc nào cũng mô tả Loraine như là ‘cô gái đẹp nhất nước Mỹ’!” có lần ông ta nói thế. “Nhưng tôi nói cho cô biết cô ta tính tình như qủy vậy, khi mà cô ta giương móng vuốt cào cấu anh chàng bất hạnh nào, là cô ta vắt kẻ đó cạn khô!”
Trong lúc chàng nói, Susanna mừng là cô gái có gương mặt đăng trên tạp chí mà nàng đang nhìn đây không hấp dẫn được chàng.
Nàng thấy mình ghen tuông kỳ quặc khi chàng nhắc đến quá khứ một cách thích chí.
“Trời đất ơi! Tôi lấy làm mừng là rốt cuộc anh ta đã lập gia đình!” chàng nói đến vị thượng nghị sỹ trẻ tuổi danh tiếng nào đó. “Nhưng tôi nghĩ rằng chuyện đó có nghĩa là phải chia tay với những buổi tụ họp của bọn độc thân rồi. Chúa ơi, những lần đó vui hết chỗ nói! Chẳng có tên nào về nhà trước lúc trời sáng cả!”
Susanna không đáp lại và sau một hồi chàng nói.
“Tôi đoán là cô chưa bao giờ tham dự buổi tiệc tùng nào của người Mỹ?”
“Hay là bất cứ loại tiệc nào,” Susanna trả lời.
“Sao lại không?”
Khi toan nói rằng nàng không được phép tham dự, nàng chợt nhớ là mình đang đóng vai là người lớn hơn tuổi thật của mình.
Vì thế nàng giữ im lặng và một lát sau Fyfe lên tiếng.
“Tôi đoán chắc cha mẹ cô không đủ khả năng tổ chức tiệc tùng. Khi nào tôi khỏe lại, chúng ta sẽ tổ chức một buổi tiệc độc đáo và khác hẳn bất cứ buổi tiệc nào thiên hạ làm trước đây.”
Chàng ngẫm nghĩ một hồi rồi tiếp tục.
“Mọi cái đều thắp đèn sáng, vì tôi có thể nhìn được! Trong nhà, ngoài vườn, và cả hoa cũng được thắp sáng, còn có pháo hoa bắn sáng rực trên trời nữa.”
“Nhưng chúng đâu có gây ấn tượng như sao hoặc đom đóm chứ,” Susanna nhận xét.
Nàng nghĩ đến mỗi đêm khi mình lẻn ra bơi trong hồ, đom đóm dường như vây phủ quanh nàng như thể chúng là con cái của các vì sao. Chính ngay lúc đó nàng tưởng tượng chúng là những đốm sáng tỏa ra từ trên người nàng vì nàng là vị nữ thần mà mình đang đóng vai.
Nàng chưa hề hoàn toàn thâu tóm lại hết cảm giác ngất ngây của đêm đầu tiên khi nàng nghĩ mình là Vệ Nữ và trở thành một thể với kỳ quan và vẻ đẹp của toàn thể vũ trụ.
Tuy nhiên đấy là một niềm đam mê không bao giờ nhàm chán khi được bơi thân trần trong làn nước ấm, khi ngửi được hương thơm của vườn tược chung quanh nàng, và cảm thấy trời đang ban phúc cho mình.
“Cô đang nghĩ về chuyện gì?” bất chợt Fyfe cất tiếng hỏi.
“Tôi tự hỏi còn bao lâu nữa ông có thể bơi trong cái hồ đẹp mà ba ông xây.”
“Rất mau thôi,” ông đáp. “Giờ thì tay tôi không còn quấn băng và da đã lành hết rồi.”
“Tôi... rất mừng!”
“Clint bảo tôi có vài vết sẹo. Tôi đoán là chắc phải mang mấy cái đó suốt đời rồi, nhưng tôi không phải là phụ nữ nên không quan trọng. Da cô trắng phải không?”
Câu hỏi của chàng làm nàng giật mình. Nàng đưa tay ra như xem xét da mình lần đầu tiên.
“Tôi nghĩ trước khi tôi đến đây thì chắc hẳn là trắng,” nàng trả lời, “nhưng lúc đi dạo trong vườn không đội nón và che dù thì bây giờ hơi ngăm vàng một chút.”
“Như giọng của cô vậy.”
Cách chàng nói ẩn chứa gì đấy làm cho nàng thoáng lâng lâng.
Tối qua khi nàng rón rén ra vườn đi bơi, nàng ngồi trên thành hồ và ngước lên nhìn trời.
Trời không có trăng các vì sao rực rỡ đến độ trông rất tỏ tường. Đom đóm bay tung tăng trên bóng của chúng phản chiếu trên mặt nước.
“Đêm đầu mình đến đây,” Susanna tự nói với mình, “mình xin Chúa cho mình có tình yêu.
Chúa đã đáp ứng lời cầu nguyện của mình, nhưng tình cảm đó còn đau khổ hơn là vui sướng.”
Nàng từng đối mặt với sự thực cách đây một thời gian dài là nàng đã yêu Fyfe bằng cách mà nàng chưa bao giờ nghĩ có thể yêu ai như thế.
Được ở bên chàng chính là vui mừng, hân hoan.
Nhưng đó cũng chính là nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần khi biết rằng nàng không mang một ý nghĩa nào trong cuộc đời chàng và tương lai mai sau của nàng sẽ thiếu vắng chàng.
Nàng qúa thông minh để hiểu rằng câu chuyện thần thoại của mình làm sao có được kết cuộc hạnh phúc hay vị hoàng tử tuấn tú sẽ mãi chăm sóc cho nàng như nàng chăm sóc cho anh ta.
Nàng cũng biết quá rõ chàng sẽ nghĩ như thế nào khi nhìn thấy nàng.
“Mình yêu anh ấy!” Susanna tâm sự với những vì sao. “Và không bao giờ hối tiếc là biết đến yêu đương. Tình cảm đó hầu như lấp đầy cuộc sống của mình cũng như trong lúc này. Nhưng đấy chỉ là một giấc mơ thôi.”
Nàng miên man nghĩ rằng đấy là giấc mơ đẹp, kiện toàn đến độ mình phải qùy xuống cảm kích là điều mình khẩn xin đã được ban cho và còn tuyệt diệu hơn cả những gì mình từng mơ tưởng.
Nhưng sự tỉnh ngộ càng ngày càng kéo lại gần.
Rồi tiếp theo sẽ là đơn độc và nghĩ đến những năm tháng dài trước mắt khi Fyfe đã rời xa và nàng chỉ còn lại những ký ức về chàng.
Vì biết rằng mỗi phút, mỗi giây đều qúy báu, nàng luôn luôn ở bên cạnh chàng trừ những lúc chàng ngủ.
Do vậy nàng có rất ít cơ hội ngắm Florence, đơn giản chỉ vì ngắm các tòa nhà, tranh họa, và tượng điêu khắc cũng là phí phạm thời gian nếu thay vào đó nàng có thể ở chung với Fyfe.
Vì nàng yêu nàng muốn làm cho chàng hạnh phúc.
Nàng tìm thấy thư viện lớn trong biệt thự chất đầy những sách sưu tầm bởi ba chàng, hầu hết bằng tiếng Ý. Và ông Chambers quá đỗi sẵn lòng tán thành việc đặt mua thêm sách từ Rome và Paris mà nàng cảm thấy không những làm cho Fyfe hứng thú mà cả nàng cũng thích.
Nàng tôn sùng cô Harding, người đã khai sáng cho nàng về những nhà văn đại tài mà nàng chưa từng biết đến. Cha cô Harding từng là giáo sư dạy văn tại một trường công nổi tiếng và kiến thức của cô bao hàm trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà giờ đây Susanna thấy đã ra hoa kết quả cho mình.
“Tôi nghĩ tiếng Pháp hợp với giọng cô hơn các thứ tiếng khác,” Fyfe nhận xét sau khi nàng đọc Les Fleurs du Mal được viết bởi Charles Baudelaire.
Lại là một lựa chọn lạ lùng cho một thiếu nữ trẻ, dù nàng không để ý đến.
Baudelaire tìm ý thơ từ hiện thực. Ám ảnh bởi cảm xúc đọa đày của ngày tận thế đã đưa ông tới chỗ nổi loạn, báng bổ.
Ông khao khát khám phá thế giới bên kia, và thơ của ông đã gây ra những tranh luận về kiếp sau khiến Susanna và Fyfe giao đấu với nhau mãi đến lúc Clint cương quyết bảo rằng bệnh nhân của anh ta phải đi ngủ.
“Tôi không muốn bị bắt nạt!” Fyfe tức giận nói. “Vì Chúa, đừng có quang quác với tôi nữa!”
“Ông biết bác sỹ đã nói gì mà,” Clint phản bác. “ ‘Ngủ, ngủ, ngủ!’ Đó là lúc duy nhất cho lưỡi ông khỏi phải làm việc, chứ không phải là đầu óc.”
“Hễ tôi muốn thức trễ thì tôi cứ việc thức!” Fyfe gầm lên.
Susanna đứng dậy.
“Clint nói đúng đấy,” nàng nói. “Mai mình có thể bàn tiếp, thức trong đêm yên tĩnh tôi sẽ nghĩ ra thêm một số chiêu nữa để ngày mai nã pháo vào ông!”
“Chắc mẻm là thế nào cũng đi lục lạo sách vở để sáng tạo chiêu mới của cô!” Fyfe bẻ lại. “Chơi không công bằng! Thế nào tôi cũng tìm cách làm cho cô bó tay để lâu lâu tôi còn thắng cuộc đua này!”
“Có lẽ tôi sẽ tỏ ra hào hiệp và thỉnh thoảng cho ông thắng một lần,” Susanna đáp lại.
Nàng rời phòng ngủ trong lúc chàng gào lên sau lưng nàng rằng chàng không muốn nàng ban phát ân huệ. Nhưng nàng phá lên cười mãi khi vào phòng của mình.
Kế đến nàng thay áo và ngồi trên giường đọc cho đến lúc muộn đủ để ra vườn bơi.
Ngựa đã tới biệt thự và Susanna dõi mắt nhìn quang cảnh thoạt hiện ra của tòa nhà dài màu trắng giữa đám cây bách.
“Y như lên tới thiên đường để về nhà,” nàng nghĩ.
Nhưng nàng biết không phải biệt thự thu hút nàng nhưng là người đàn ông sống trong đó.
Lái thêm một đoạn ngắn rồi khi Susanna trông thấy hình ảnh đầu tiên của cửa trước nàng hít hơi.
Bên ngoài nhà có một số người, hình như tất cả mọi người đều nói cùng một lúc.
“Họ là... ai vậy? Họ muốn... cái gì?” nàng hỏi ông Chambers.
Nàng thấy ông nhíu mày. Khi ngựa dừng lại hẳn, và những người đàn ông đó, tám người cả thảy, quay lại với nét mặt tò mò nhìn những người mới tới.
Susanna thấy Clint đứng ngay ngưỡng cửa và nàng nhận ra anh ta đang nói với đám người đó. Thái độ anh ta trông có vẻ sao đó, đã âm thầm nói cho Susanna biết là anh ta đang phòng thủ.
Susanna xuống xe, mang gói quà một cách cẩn thận, và khi ông Chambers nối gót theo sau, một trong số những người đàn ông đó lên tiếng hỏi.
“Ông có phải là thư ký của ông Falcon không?”
“Nếu phải thì có quan hệ gì tới ông?” ông Chambers hỏi.
“Tôi đại diện cho báo New York Herald,” người đàn ông đáp. “Chúng tôi từng cố gắng tìm xem ông Falcon đi đâu, bây giờ tôi và những qúy ông ở đây là những người đại diện cho một số báo khác mong muốn ông ấy có đôi lời về kế hoạch phát triển xe mới của ông ấy.”
Ông Chambers bước lên bậc tam cấp dẫn vào nhà trước khi quay lại nói.
“Như các ông đã biết ông Falcon từng bị tai nạn rất nguy kịch. Hiện thời ông ấy không có gì để phát biểu cả và theo lời dặn của bác sỹ ông ấy không thể tiếp nhận phỏng vấn.”
Khi nói xong ông Chambers đỡ cánh tay Susanna và đưa nàng vào biệt thự.
Một loạt câu hỏi ồ lên ầm ĩ đuổi theo họ, Susanna lưu ý có vài câu là Anh ngữ, những cái kia là Ý, Pháp, và Đức.
Rồi người Mỹ của báo New York Herald hét toáng lên.
“Thế qúy cô xinh xắn đó là ai?”
Vào lúc này họ đã vào biệt thự, Susanna nghĩ chắc người phóng viên đó đang châm biếm mình.
Clint đóng cửa lại phía sau họ.
“Tôi mừng là ông vừa về tới thưa ông,” anh chàng tùy tùng nói. “Họ dai dẳng quá, tôi sợ là họ xông vào và khăng khăng đòi gặp ông chủ.”
“Anh biết là ông ấy ác cảm vụ đó đến cỡ nào mà,” ông Chambers đáp.
“Tuy nhiên hôm nay cũng không đến nỗi tệ bằng mấy ngày kia,” Clint nhận xét.
Susanna không hiểu tại sao anh ta lại nói như thế.
Họ đi dọc theo lối đi và nàng nhận ra ông Chambers đi thẳng đến phòng Fyfe.
Clint tiến lên trước mở cửa cho họ, và như thể quyết định nói trước, anh ta lên tiếng trước khi hai người họ kịp nói.
“Ông Chambers đuổi họ đi rồi, thưa ông, nhưng họ lì lợm kinh khủng!”
Khi nàng vào phòng Susanna nhìn Fyfe, như nàng đoán, chàng vẫn ngồi trong ghế bành gần cửa sổ. Rồi nàng khẽ kêu lên vừa ngạc nhiên vừa háo hức.
Mắt chàng hãy còn quấn băng, nhưng chỉ là một lằn băng thẳng bao quanh đầu, và tất cả mọi lớp băng từng làm chàng giống như xác ướp mà nàng từng thấy lần đầu đã được gỡ đi!
Cằm của chàng, phần dưới của má, nửa sóng mũi và cổ chàng đã thấy rõ ràng.
Bây giờ chàng thực sự trông như người sống.
Quên hết mọi thứ khác, nàng chạy băng qua phòng qùy xuống bên cạnh ghế của chàng và nói.
“Sao ông không... cho tôi biết? Làm thế nào mà tôi đoán được là chuyện này... sẽ xảy ra hôm nay?”
“Tôi muốn tạo cho cô một ngạc nhiên,” Fyfe trầm giọng trả lời.
“Tuyệt qúa! Thật là tuyệt! Trên mặt ông không có sẹo như ông từng mong đấy.”
“Clint bảo thế, nhưng cô có chắc không?”
“Hoàn toàn bảo đảm!” Susanna vừa nói vừa nhìn chiếc cằm trơn nhẵn của chàng.
“Giờ tôi cảm thấy mềm mềm vì râu đã cạo sạch,” Fyfe nói và đưa bàn tay lên, “nhưng tôi chắc chắn cảm thấy giống như người hơn, không còn cảm tưởng như hồn lìa khỏi xác nữa.”
“Ông đâu có bao giờ như thế chứ,” Susanna nói, “nhưng chuyện này vô cùng ngạc nhiên!”
Da chàng trông hơi hồng hồng, ngoài ra không có chỗ nào chứng tỏ là chàng đã bị phỏng. Giờ đây, nàng nghĩ, vấn đề duy nhất là giải phẫu mắt có thành công và mắt chàng được cứu hay không.
Nàng chưa kịp nói ra thì ông Chambers đã kể với chàng về đám phóng viên.
“Họ muốn ông phát biểu về những thử nghiệm kiểu xe mới.”
“Chính chúng ta còn chưa biết được cái gì nữa là.”
“Tôi đã nói là ông không có bình luận gì cả.”
“Đánh điện cho Stevens biết khi sẵn sàng thì phát ra một bản tường trình.”
“Tôi nghĩ ông tự làm thì tốt nhất,” ông Chambers nói. “Họ nói vẫn còn một số điều chỉnh cần phải làm, vì thế cứ để đám báo chí đợi đi.”
“Phải, ông nói đúng,” Fyfe tán thành. “Nếu họ nghĩ có bất cứ cái gì mới, thì chúng ta cứ bảo họ trở lại ngày hôm sau.”
“Tôi e là thế,” ông Chambers đồng ý. “Tôi cho rằng mình không thể nào hoàn toàn che dấu hết mọi chuyện được.”
“Tôi chỉ ngạc nhiên rằng họ không tìm được mình dạo trước,” Fyfe nói. “Ông đã biết là họ dai dẳng đến cỡ nào rồi một khi họ đánh hơi được tình tiết.”
“Có lẽ chúng ta gặp may,” ông Chambers nói, “và cho phép tôi nói là tôi thật là mừng rằng ông tiếp nhận vấn đề này bằng thái độ bình thản như thế.”
“Biết đâu tôi đã thu thập một số hiểu biết ngay trong cái thành phố của nhà thông thái này,” Fyfe đáp, “hay có lẽ Susanna đã dạy tôi đôi chút ý thức.”
“Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ điều sau chính là lời giải thích,” ông Chambers nhẹ nhàng nói rồi đi ra ngoài, nối gót theo ông là Clint.
Susanna hãy còn qùy bên ghế Fyfe.
“Tôi thật hoang mang và thắc mắc,” nàng nói, “tôi ngỡ tên ông là Dunblane.”
“Đó là họ của mẹ tôi và tôi lấy cái họ đó khi tôi muốn ẩn danh.”
“Vậy ông thực ra là Fyfe Falcon; chắc hẳn tôi đã nghe về ông rồi, nếu ông có xe hơi hiệu Falcon.”
Fyfe ngả đầu ra sau và bật cười.
“Danh tiếng đến thế à! Tôi luôn tin rằng mình là nhân vật quốc tế đấy chứ!”
“Vậy thì ít ra ông có thể vui lòng nói cho tôi biết ông quan trọng ra sao.”
Nàng kêu lên khe khẽ.
“Phải rồi! Ắt hẳn là ông đã đua bằng xe của ông! Hay ông là một trong những người đã lập kỷ lục tốc độ khủng khiếp trên bãi biển Daytona?”
“Đoán một lần đúng hết!” Fyfe thốt lên. “Tôi luôn nghĩ cô thông minh, thậm chí khi liên quan đến xe hơi!”
“Tôi thú thật là tôi không hề biết gì về xe cả,” Susanna đáp. “Ba tôi lúc nào cũng nhắc đến chuyện mua xe, nhưng thật ra ông ấy thích ngựa hơn, còn mẹ tôi thì đôi khi dùng loại xe điện Brougham, nhưng tôi nghĩ bà cảm thấy thanh lịch khi ngồi sau một đôi ngựa đẹp.”
“Đúng là báng bổ!” Fyfe kêu lên. “Bây giờ thì ‘bí mật đã bị tiết lộ’ cô đành phải nghe tôi ca tụng xe Falcon thôi, hễ cô chán thì cứ trút mọi trách cứ lên đầu các nhân viên báo chí vì họ đã moi tôi ra cho bằng được.”
“Ông đã sản xuất loại xe mới rất đặc biệt hả?” Susanna hỏi.
“Đó là kiểu sáu máy, bảy mươi hai mã lực,” Fyfe đáp, “tôi sẽ ghi danh nó vào cuộc đua năm tới từ New York đến Paris, và tự tay tôi lái.”
“Từ New York đến Paris?” Susanna lập lại. “Nhưng làm thế nào? Sao ông làm được?”
“Qua lối Seatle, Nhật, và Siberia,” Fyfe trả lời. “Khoảng mười hai ngàn dặm, và tôi đoán chừng tôi có thể thực hiện trong một trăm bảy mươi hai ngày.”
“Nhưng sao ông dám thử một thành tích phi thường như thế chứ? Chắc chắn là vô cùng nguy hiểm?”
Giọng nàng thoáng run khiến Fyfe đưa tay tìm tay nàng.
“Khi tôi rời New York thì thừa chết thiếu sống,” chàng nói, “và được mang tới London vì họ bảo tôi chỉ có bác sỹ giải phẫu London mới có thể cứu thị lực của tôi, tôi từng nghĩ rằng tôi chẳng còn cơ hội thấy cái quái gì nữa. Giờ thì tôi biết không những tôi có thể thấy mà còn lái xe mới của tôi nữa, như tôi từng dự định.”
“Sao ông có thể... chắc chắn như thế?” Susanna thì thầm.
Nàng cảm thấy người mình run lên với cảm giác lạ lùng xuyên xuốt thân thể vì chàng đang chạm vào tay nàng.
“Cô đã khiến tôi cảm thấy chắc chắn,” chàng trả lời. “Không phải cô đã tiếp hy vọng và lạc quan cho tôi bằng cách này hay cách khác từ lúc mình tới đây sao? Hiện giờ mình đang ở chặng cuối cô không thể nào bảo tôi rằng cô không tin là tôi thắng đến cùng chứ.”
“Vâng, dĩ nhiên là ông sẽ thắng!” Susanna khẽ nói.
Rồi như thể không chịu nổi khi nghĩ đến chuyện đó, nàng nói.
“Có phải ông lo lắng và khó chịu ngày đầu tiên mình tới đây khi tôi đọc về kiểu xe của Henry Ford, vì ông sợ xe của ông ta biết đâu sẽ thành công hơn xe của ông không?”
“Khi biết được ông ta cạnh tranh với xe của tôi thì đúng là kinh ngạc,” Fyfe đáp. “Bây giờ hiểu biết hơn, tôi nhận ra chúng tôi không ganh đua với nhau trong cùng thị trường. Tôi nghe được từ những nguồn tin tối mật là Ford dự định gia tăng sản xuất để giảm giá xe ông ta mỗi năm.”
“Cái đó có gây tổn hại cho ông không?” Susanna hỏi.
“Tôi không nghĩ thế,” Fyfe đáp. “Tôi đang chế tạo xe chất lượng cao – loại mà cô sẽ thấy hãnh diện khi ngồi trong đó.”
Lời chàng nói khiến Susanna buộc phải nghĩ đến lúc thấy nàng chắc chàng chẳng còn lòng dạ nào để tự hào về chuyện nàng ngồi trong xe của chàng.
Nàng đứng dậy nói.
“Mấy người phóng viên làm tôi quên mất hôm nay là ngày đặc biệt. Chúc ông sinh nhật vui vẻ, tôi có một món quà cho ông.”
Nàng đặt lên chân chàng gói quà nàng cầm trong tay trái.
“Sao cô biết sinh nhật tôi?” ông hỏi. “Tôi đoán Chambers nói cho cô biết.”
“Ông ấy bảo tôi ông hai mươi sáu tuổi.”
“Gần như là trung niên!” Fyfe nói. “Vì vậy tôi mong cô đối xử với tôi một cách tôn trọng nhé. Nhưng cô không cần phải mua quà cho tôi.”
“Tôi hy vọng... ông... sẽ thích.”
Chàng cẩn thận tháo lớp giấy gói, khi tháo xong chàng nói.
“Là một cái hộp, tôi nghĩ có họa hình thì phải.”
“Mở ra đi!” Susanna giục.
Chàng lần tay tìm cái chốt, khi chàng mở cái nắp có họa hình, điệu nhạc bắt đầu trổi lên và chàng reo lên mừng rỡ.
Ngắm nụ cười nở trên môi chàng, nàng nghĩ rằng trên thực tế chàng càng giống Lorenzo Vĩ Đại còn hơn là nàng thực sự kỳ vọng.
Cũng chiếc cằm mạnh mẽ, cũng khuôn miệng quả quyết, có lẽ bướng bỉnh, tuy nhiên vành môi lại có vẻ gợi cảm.
Trước ý nghĩ đó nàng nín thở vì biết rằng hầu như phụ nữ đeo đuổi Lorenzo và thấy ông ta quyến rũ, thì phụ nữ cũng đeo đuổi Fyfe.
Phần lớn mũi của chàng hãy còn ẩn sau lớp băng, nhưng tóc chàng có màu sẫm, dù hơi ngắn vì bị lửa xém nàng vẫn thấy mái phía trước gợn sóng chải ra sau trên vầng trán vuông vức.
Nàng đoan chắc khi thấy chàng toàn diện, về mặt nào đó có lẽ chàng mang tính cách Mỹ hơn, nhưng chắc chắn có nét tương tự với bức tượng sành bán thân của Lorenzo.
Như thể chàng cảm giác được sự xét đoán của nàng Fyfe hỏi.
“Cô đang nghĩ gì thế?”
“Nếu tôi nói ra sẽ làm cho ông tự cao tự đại!”
“Tôi không tin đâu. Tôi có cảm tưởng cô đang so sánh tôi với Lorenzo Vĩ Đại và đặc biệt bất lợi đối với tôi.”
Susanna thật sự không lấy làm ngạc nhiên rằng chàng lại có khả năng trực giác khi liên quan đến ý nghĩ của nàng.
Như thể do sự hướng dẫn của nàng, trong những tuần vừa qua chàng đã tập luyện “Tam Nhãn” để có khả năng lĩnh hội cao và chính xác đến độ đôi khi nàng quên bẵng là chàng thật ra đang mù.
Điệu nhạc trong chiếc hộp nhỏ kêu lanh canh chấm dứt nhạc khúc.
“Món quà xinh xắn lắm,” Fyfe nói, “và cô thật dễ thương, Susanna, khi tặng nó cho tôi. Tôi không cần phải nói với cô rằng tôi lúc nào cũng trân trọng nó.”
Nàng muốn hỏi chàng khi nàng rời khỏi chàng đôi lúc chàng có đem ra nghe và nghĩ đến nàng không, nhưng rồi nàng biết đó chỉ là một yêu cầu ngu ngốc.
Khi thế giới mộng tưởng này chấm dứt chàng sẽ trở lại thành một người hoàn toàn khác – cho xe của chàng, cho cuộc đua của chàng, cho cuộc chiến với các đối thủ của chàng không những trong trận đua mà còn vì sự ủng hộ của công chúng.
Đến lúc đó làm sao chàng còn mong muốn nhớ lại người phụ nữ chỉ là tiếng nói trong bóng tối?
‘Mình phải thực tế và vận dụng lý lẽ,’ Susanna thầm suy xét, ‘và đó có nghĩa là phải đối diện với sự thật rằng mình sẽ không bao giờ có ý nghĩa nào đối với chàng ngoại trừ chỉ là một ký ức, khi chàng sáng mắt.’
Ý nghĩ đó buồn thảm quá, và nàng nhất quyết không để nó phá hỏng khoảnh khắc qúy giá được ở bên chàng.
“Tôi có nhiều chuyện để kể cho ông về Ponte Vecchio,” nàng bắt đầu. “Dạo trước tôi không có thời gian vào các cửa hàng xem, mấy tiệm đó vui lắm! Có rất nhiều thứ chế tạo bởi các nghệ nhân Florentine mà tôi đoan chắc là trên thế giới không có cái nào tương đương!”
“Tôi cũng hay nghĩ như thế.” Fyfe nói. “Ngay sau khi tôi thấy được, tôi muốn mua cho cô một món nữ trang, Susanna, đó không chỉ bày tỏ lời cám ơn của tôi với tất cả mọi chuyện cô làm cho tôi mà còn để tăng thêm nhan sắc của cô.”
Từ ngữ của chàng mang đến đau đớn khiến Susanna phải nhắm mắt lại trong giây lát.
Tại sao nàng không nói cho chàng sự thật ngay từ lúc ban đầu? nàng tự hỏi mình cả ngàn lần rồi.
Sao nàng lại có thể giả vờ trở thành nhân vật khác, để bây giờ biết rằng chẳng bao lâu nữa chàng sắp đối diện với sự phát giác không những về diện mạo nàng mà còn về sự lừa dối hai chiều.
Tuy vậy nàng cảm thấy nhẹ nhõm khỏi phải nói bất cứ điều gì khi Clint vào phòng mang theo một bình nước trái cây, vì bây giờ thời tiết trở nên quá nóng, để thay cho món trà mà Susanna thường dùng khi mới đến biệt thự.
Đặt bình trên chiếc bàn kê ngoài hiên, Clint rót ra hai chiếc ly và để lên khay đưa cho Susanna trước rồi tới Fyfe.
“Cái này đựng thứ gì vậy?” Fyfe hỏi.
Trước khi Clint kịp trả lời Susanna kêu lên nho nhỏ.
“Ông ăn gian! Ông biết là ông phải đoán chứ.”
“Vẫn còn ra bài học cho tôi?” ông mỉm cười hỏi.
Nàng nghĩ mình chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì thật quyến rũ như lúc thấy môi chàng cử động.“Đương nhiên rồi!” nàng trả lời. “Cho dù khi tháo miếng băng chót ra ông có khả năng nhìn trong bóng tối như mèo và biết ông ăn gì uống gì bằng cách sử dụng giác quan một cách đúng đắn thì vẫn có ích kia mà.”
“Được rồi, thưa cô giáo. Tôi sẽ nghe lời cô thêm một chút xíu nữa thôi,” Fyfe đáp.
Chàng nhấp một ngụm nước trong ly và nói.
“Mình chưa từng uống loại nước quả này. Tôi nghĩ mình phải thử hết bây giờ đi.”
“Đoán đi!” Susanna nhắc.
“Tôi biết – là đào!”
Susanna liếc sang Clint.
“Đúng đấy thưa ông. Đây là lứa đào trong vườn vừa hái vào hôm nay, thấy mình thu hoạch được khá không, giờ tôi nghĩ chắc ông phải ráng chịu đựng thứ quả này trong mỗi bữa ăn rồi.”
Anh ta vừa nói vừa đi ra ngoài, Susanna bật cười.
“Mọi cái Clint nói đều có chút gai góc trong đó,” nàng nói, “nhưng có lẽ cái đó làm cho anh ta trở thành rất độc đáo.”
“Tôi may mới có được anh ta,” Fyfe nói. “Tôi biết rằng – tôi cũng may mắn có được Chambers và đương nhiên là cô nữa, Susanna.”
“Tôi đem... may mắn cho ông à?”
“Bây giờ thì cô đang câu lời khen!”
Chàng dừng lại trong giây phút trước khi nói.
“Cô không hiểu được cảm giác khi những miếng băng nóng bức, gò bó đó được tháo ra như thế nào đâu. Đôi khi tôi cảm thấy chúng làm tôi ngạt thở và chỉ muốn xé toạc ra.”
“Làm như vậy kinh khủng lắm.”
“Phải, tôi biết. Bác sỹ nói rất rõ ràng là nếu tháo băng ra trước khi da hoàn toàn lành lặn thì tai hại lắm.”
“Bây giờ... như ông nói... ông sắp trở lại... như trước.”
Khi nhìn chàng nàng nghĩ rằng, trong quan điểm của nàng chàng thực sự rất, rất là khác so với lúc trước.
Vì nàng quen nhìn cái đầu quấn băng trắng to tướng trước mắt, cho nên nàng hầu như không nghĩ rằng chàng lại có gì khác biệt.
Nhưng hiện giờ chàng trở thành người đàn ông rất hấp dẫn; một người đàn ông làm cho nàng cảm thấy e thẹn khi nàng chưa bao giờ cảm thấy ngượng ngùng trước đây; một người đàn ông khiến nàng rung động một cách khác biệt với cách nàng phản ứng khi trước.
“Phải, chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ trở lại y như trước,” Fyfe nói như thể chàng đang theo dòng tư tưởng nào đó, “tuy nhiên tôi hầu lưỡng lự trở lại với xã hội bên ngoài. Ở đây trong bóng tối tựa như sống trên hòn đảo giữa Thái Bình Dương vậy.”
Susanna cũng từng nghĩ như thế nhưng nàng biết điều đó không mang cùng một ý nghĩa đối với hai người họ.
‘Mình yêu anh ấy!’ nàng thầm nghĩ. ‘Nhưng không thể để anh ấy nhận ra bởi vì mình không chịu nổi lòng thương hại của anh ấy hơn là chịu đựng thấy ánh mắt kinh ngạc khi anh ấy trông thấy mình và nhận ra mình thực sự nhìn ra sao.’
Như thể ý nghĩ đó quá mức chịu đựng, nàng đặt ly xuống nói.
“Tôi đi coi xem sách từ Paris đã gửi tới chưa. Còn nhớ cái danh sách dài sọc mình đã liệt kê không? Tối thiểu thì hôm nay phải có vài quyển tới chứ, nhưng tôi không cách chi đợi được để xem sách của Gustave Flaubert tới hay chưa.”
Fyfe không ừ hử gì và sau một hồi nàng nói có phần do dự.
“Nhưng có lẽ bây giờ tôi đã biết ông là ai và ông cũng không phải giả bộ nữa tôi sẽ đọc cho ông nghe hết về xe hơi. Chắc chắn trong báo và tạp chí sẽ nói nhiều về đề tài đó.”
“Lạ thật,” Fyfe đáp, “nhưng khi cô vừa mới tới đây tôi không có thể nghĩ đến cái gì khác. Thậm chí làm thế sẽ làm tôi đau lòng, tôi cố tình không yêu cầu cô sau ngày đầu tiên để đọc về những chuyện đang xảy ra trong thế giới xe hơi, trước hết vì Chambers bảo tôi rằng xúc động nhiều sẽ làm trễ nãi sự bình phục của tôi, thứ hai là chuyện đó khiến tôi điên tiết vì không ở Mỹ và biết chính xác mọi chuyện đang diễn biến.”
Susanna lắng nghe nhưng không nói gì, và chàng tiếp tục.
“Hiện giờ tôi cảm thấy tôi có cả ngàn hứng thú đòi hỏi tôi chú ý tới, và lỡ như toàn bộ đế quốc Falcon sụp đổ thì đó là lỗi tại cô!”
“Adam thì lúc nào cũng đổ lỗi cho Eve mà!” Susanna vội nói.
Rồi nàng đỏ mặt vì nhận ra mình đã cho rằng mình là Eve của chàng, điều mà nàng không được quyền làm.
“Mình sẽ bàn về mấy cuốn sách của mình và mọi câu hỏi nảy lên trong đầu,” Fyfe kiên quyết nói. “Chúng thuộc về hòn đảo của chúng ta, Susanna, nơi đó không có đường xá và vì thế không có chỗ cho xe hơi chạy. Khi chúng ta lái thuyền ra khỏi nơi đó, tôi sẽ nói cho cô biết, và tôi mong cô tin tôi, rằng Falcon là loại xe tốt nhất và nổi bật nhất được thiết kế từ trước tới nay.”
“Tôi có quyền nghi ngờ cái đó,” Susanna đáp. “Là dân Anh, tôi đương nhiên nghĩ Rolls-Royce là loại xe hàng đầu trên thế giới, trong khi dân Pháp bảo đảm sẽ thách đấu lời phát biểu của ông bằng xe Dion-Bouton của họ.”
“Bây giờ đó là cái tôi phải trả lời...” Fyfe bắt đầu.
Chàng đang huyên thuyên thốt ra đủ mọi phẩm chất xứng đáng khen thưởng của xe Falcon thì ông Chambers bước vào phòng.
“Tôi có hai bức điện từ Mỹ,” ông nói, “và tôi cho rằng giờ Susanna đã biết bí mật ông là ai thì tôi có thể đưa mấy cái này cho ông trước mặt cô ấy.”
“Susanna chẳng hứng thú chút nào đâu, vì thế ông định không cho cô ấy biết thì cũng bằng thừa thôi,” Fyfe đáp. “Cô ấy chưa bao giờ nghe tới xe Falcon và chỉ ước được lái chiếc ‘Con Ma Bạc’ của Rolls-Royce!”
Mắt ông Chambers nhấp nháy tinh quái.
“Tôi thấy được đây sẽ là nguyên nhân tranh chấp thực sự. Thế tôi có cần gửi một chiếc Falcon cho cô ấy để chứng tỏ vì sao nó đáng được người ta ao ước không?”
“Chắc chắn không cần!” Susanna trả lời trước khi Fyfe kịp lên tiếng. “Chúng tôi vừa quyết định là sống trên đảo, vì thế lối thiết thực độc nhất rời khỏi đảo là bằng tàu.”
Nàng ra khỏi phòng trước lúc Fyfe kịp tìm câu cú trả lời, và khi bước xuống lối đi nàng vẫn nghe hai người đàn ông cười ha hả.
“Tất cả chúng ta đều vui vẻ,” nàng tự nói với mình. “Ôi Chúa ơi làm ơn, đừng cho anh ấy sáng mắt mau quá.”
Rồi nàng chợt cảm thấy khủng khiếp trước lời cầu xin ích kỷ đó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Love In The Dark
Barbara Cartland
Love In The Dark - Barbara Cartland
https://isach.info/story.php?story=love_in_the_dark__barbara_cartland