Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hoa Rù Rì
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hoa Rù Rì
N
gày tôi mười chín tuổi, cây rù rì nhú lên cái lá thứ mười chín trong năm, số lá bằng số tuổi của tôi. Cha chưa bao giờ nói tới chuyện sinh nhật của tôi, và tôi thì cũng chẳng quan tâm đến điều này. Nhưng năm tôi mười chín tuổi thì cha... Có lẽ cái lá thứ mười chín đã tình cờ nhắc cha nhớ tuổi của tôi. Đó là tôi đoán vậy thôi.
Loài cây lạ lùng, nằm trên bệ cửa sổ, nơi có nhiều nắng trời nhất nhiếu khí trời nhất, vậy mà ba mùa xuân ẩm áp hạ ẩm ướt thu hây hây nhìn nó không chút sức sống, thân thì gầy gò còn ba cái nhánh tong teo trong nỗi vất vả làm chỗ nương tựa cho những cái lá quắt queo chẳng ra hình thù gì, màu nhờn nhợt xanh xanh tim tím mà sự tương phản với cái chậu xinh xắn hình đĩa tráng men màu sữa càng làm nổi bật. Nhưng khi gió mùa Đông bắc về thì nó thay đổi như một đứa con gái thay bộ áo quần vải bông thường ngày bằng một bộ váy áo sinh nhật. Toàn thân mơn mởn nhựa sống và ba cái nhánh nhướng lên vững vàng phe phẩy những cái lá xanh thẳm duỗi ra thon thon hình mũi tên, màu xanh tỏa hương mùa xuân. Gió mùa đông lạnh tận xương tủy và bụi mù trời, không đợi cha sai bảo tôi đã phải lấy báo cũ vê lại nhét chặt những cái khe hở trên từng cánh cửa gỗ. Nhưng rồi gió vẫn ầm ào len lỏi qua mái tôn tróc tróc như tiếng gõ rồi lăn tăn trên lớp la phông gỗ nứt nẻ từng vết dài và thổi bụi giăng khắp nhà. Bụi trên bàn ghế, mỗi lần ngồi là phải mỗi lần quét. Bụi trên màn chiếu, sáng vừa ngủ dậy nhưng trưa muốn nằm nghỉ vài phút thì phải giũ dọn. Bụi trên khay ly, mỗi lần uống là mỗi lần rửa... Vuốt tóc cũng thấy nhám sì.
Chậu rù rì trên bệ cửa sổ hứng bụi nhiều nhất dù cửa sổ suốt mùa đông không hề mở. Nhưng lớp bụi càng làm cho nó thêm kiêu hãnh vì mặc cho cây chổi lông gà trên tay tôi thô bạo phủi qua, những cái lá rạp xuống rồi lại ngẩng lên một cách cứng cỏi. Những vệt bụi nâu đỏ sướt sót lại trên mặt càng làm cho nó thêm đẹp một cách hoang dã và ngạo nghễ. Cha hay mắng tôi về điều này. Cha sắm riêng một cây chổi nhỏ xíu cho việc chăm sóc chậu rù rì, nhìn cha bên cửa sổ như là ông tiên với cây phất trần... Cách đây mấy năm khi tôi chưa lớn như bây giờ, mỗi lần bị cha mắng vì tội lười, sẵn chổi lông gà quét dọn bàn ghế tôi quơ luôn qua chậu rù rì chứ không thay chổi, tôi dỗi nói cha thương cây rù rì hơn con gái duy nhất. Có lần tôi khóc òa lên dọa ngày mai cha vắng nhà sẽ quăng chậu rù rì ra đường rồi ra sao thì ra, cha thất kinh.
Hồi đó, tôi có hai bài để vòi vĩnh cha. Một là những câu hỏi về mẹ và hai là ghen tị với chậu rù rì. Muốn một cái váy diện sinh nhật bạn bè, tôi làm mặt buồn nói bạn mình có mẹ dẫn đi chợ sắm cho biết bao là thứ. Vậy là cha cuống quít rút tiền tiết kiệm. Muốn một cặp kính thời trang mới nhất, tôi vùng vằng với chậu rù rì...
Cho đến khi đến nhà Bình, nhìn thấy mảnh sân rộng đầy ngập kiểng uốn mình rồng phượng, mỗi dáng được tạo dưỡng chăm chút hằng bao nhiêu năm trời mới thành hình, nghe người làm vườn nhà Bình kể chậu tùng dáng hạc bay này người ta trả bằng giá một chiếc xe gắn máy mà không bán, giò lan kia giá tương đương với tiền cha nuôi tôi mười năm ăn học... Tôi chợt thấy thương cha đến quặn lòng. Vườn của cha chỉ là cái bệ cửa dài một mét rộng hai mươi phân, và một chậu rù rì, thế thôi. Loài hoa rù rì chưa bao giờ tôi nhìn thấy, chưa bao giờ biết mùi hương đã đành mà lá cũng hiếm hoi, lâu lâu nó hé thêm một cái mám xanh xanh yếu ớt dưới nách rồi chuồi nhoài dần về phía ánh sáng, mỗi cái lá mới mọc lên là báo hiệu cho một cái lá sắp rụng xuống. Khi cái lá mới đã cứng cáp mà chưa thấy có lá cũ nào khởi lên dấu hiệu tàn lụi, cha vui lắm.
Cái lá thứ mười chín là một niềm vui.
- Con muốn sinh nhật thế nào?
Tôi nghe trong câu hỏi xiết bạo ân cần là tiếng sột soạt của cuốn sổ tiết kiệm mở ra, thấy thương cha quá đỗi. Từ ngày quen Bình, tôi thương cha nhiều hơn, nhiều hơn và khác hơn. Nhưng vậy thôi, chẳng biết làm gì. Cũng như chậu rù rì kia nhận của ba bao chăm chút mà mãi chẳng nở hoa.
- Con muốn sinh nhật thế nào? - Cha lặp lại.
- Hai cha con mình với nhau thôi, cha. - Tôi nói. Phút giây này thật sự tôi không nghĩ tới ai ngoài cha.
- Thêm mấy đứa bạn của con cho vui.
- Tụi nó ồn ào lắm cha.
- Nhưng chẳng lẽ thằng Bình... - Cha nói, giọng vui đến nỗi tôi biết nếu tôi không thốt lời mời thì chính cha sẽ thay tôi.
o O o
Sinh nhật có duy nhất một người khách là Bình. Bình nhớ ngày sinh ra tôi còn hơn là chính tôi nhớ. Thậm chí món quà đã được chuẩn bị rất công phu từ lâu. Cha biết điều này. Làm sao cha biết? Cha biết cái điều mà cho đến lúc nhận quà tôi mới biết là để có được khúc gỗ mun đúng như ý, Bình phải năn nỉ ông thợ mộc cắt bán một khúc nghĩa là hạ chiếu cao của một cái tủ thờ xuống mất hai mươi centimet. Thật không? Tôi thấy lòng xúc động quá thể.
Bức tượng gỗ có khuôn mặt của tôi đặt trên bệ cửa, cạnh chậu rù rì. Khuôn mặt được đánh bóng bên này còn bên kia thì để xù xì, nhìn ngộ ngộ, giống như là tôi lúc thức khuya học bài ngủ gục. Ba vỗ vai Bình, cử chỉ thân ái hiếm hoi tôi chưa thấy biểu lộ với ai bao giờ:
- Mai mốt con Thụy của bác có đi đâu thì cũng như vẫn có với bác ở nhà này.
Câu nói làm tôi muốn khóc. Cha nói như là tôi sắp theo ai đi mãi mãi bỏ cha lại một mình với bức tượng gỗ. Còn Bình thì cười, nụ cười xóa tan sự hồi hộp sợ món quà không vừa ý người nhận. Có vẻ như món quà này dành tặng cha hơn là tặng sinh nhật tôi.
Lọ hoa hồng ở giữa, ổ bánh kem và ấm trà, thêm một ít trái cây và mứt. Món mặn là bánh mì xăng uých kẹp chả lụa. Sinh nhật tựa như một bữa ăn khuya. Tiếng gió rít bên ngoài khiến không khí trong nhà thêm vẻ ấm áp. Bình lăng xăng kéo bàn đến cạnh cửa sổ theo ý của cha và lăng xăng dọn bàn theo ý của tôi. Xong xuôi, Bình xoa tay:
- Được chưa Thụy?
Tôi nhìn lên bàn với đôi mắt nội tướng. Trời, nhiều nhõi gì thì nhầm lần cũng đành chứ chỉ ba người mà bốn cái tách. Bình vò mớ tóc trước trán:
- Anh tưởng là phải dọn nguyên bộ mới đẹp!
- Còn chống chế nữa, một bộ của người ta là sáu cái. - Tôi lườm.
- Thôi cũng được - Cha vừa cười vừa đẩy cái tách thứ tư về phía chậu rù rì.
Ừ, mà cái bàn ở vị trí cạnh cửa sổ, chậu rù rì chiếm hẳn một chỗ như là bàn có bốn người. Bình lém lỉnh hơn, khẽ đẩy cái tách lệch qua một chút xíu về phía bức tượng gỗ mun rồi nhìn tôi nheo nheo mắt.
Người ta nói trong một bữa ăn mà dọn chén bát thừa thì thế nào cũng có khách. Đúng vậy. Lần lượt cha, Bình rồi đến tôi ngoái lại nhìn cửa ra vào nhưng rồi không ai chú ý nữa vì tiếng gió rít trên mái từng đợt nghe như tiếng gõ. Nhưng gió chưa bao giờ ho khào khào già nua như vậy. Tôi đứng lên mở cửa, môi mỉm nụ cười và chuẩn bị thốt lên lời mời, bất kỳ ai, đúng vậy, tôi định là sẽ mời người khách tình cờ dự sinh nhật của mình. Tôi nhớ đến cổ tích của An-đéc-xen... Nhưng mắt người khách chớp một cái rồi bất động, toàn thân sựng trước mặt tôi như pho tượng, cái miệng há ra định hỏi gì đó cũng cứng đờ trong tư thế há ra, những nếp nhăn quanh mép cong rúm lại... Gió từ sau lưng ông thổi thốc vào nhà khiến tất cả bay tung lên, tờ lịch trên tường xòa xuống nền, tôi thấy Bình vội níu lấy mép khăn bàn, lọ hồng chao nghiêng, mùi bụi nồng nặc, những cái rèm cửa phần phật bay.
Phản xạ tự nhiên là tôi đẩy cửa khép lại, chỉ chừa một khe nhỏ đủ để mắt tôi nhìn ra thấy ông. Mái tóc bạc trên đầu ông bay phơ phất.
- Mở cửa ra, Thụy.
Giọng cha vang lên sát tai tôi, nghe âm u như từ sâu thẳm vọng về. Cánh cửa rời khỏi tay tôi cầm... Cha đã kéo mạnh nó ra hay là gió?
- Vũ!
Mắt nhìn tôi mà tên cha tôi bật trên môi người đàn ông tóc bạc như một tiếng nấc. Vai cha nảy lên. Như muốn chắc chắn hơn, người đàn ông vươn mười ngón tay gân guốc tương phản khủng khiếp với mớ tóc bạc kẹp lấy hai vai cha. Gió lọt qua hai cánh tay vừa nhấc lên ào tới thổi vạt áo cha phập phồng.
Tôi sợ người đàn ông sẽ quắp cha bay đi như một con diều hâu cắp một con gà con. Sợ... Tôi muốn đến cạnh cha, bảo vệ cho cha... Nhưng tôi lại bước lùi về bàn... Bình ôm vai tôi sẵn sàng che chở. Cái nhìn bứt khỏi tôi, người đàn ông lia mắt sục sạo quanh phòng một cách nóng nảy thô bạo rồi miệng ông méo xệch khi nhìn thấy bức tượng gỗ mun bên dưới những cái lá hình mũi tên xanh thắm chao đảo nô đùa trước gió tựa như cánh cửa mở toang chính là điều nó mong đợi từ lâu.
o O o
Tôi thích Bình vì sự tài hoa, mến vì tinh tế. Bình không bao giờ thắc mắc hỏi về mẹ tôi, không bao giờ có những câu hỏi quan tâm khiến tôi tủi nhục, những câu hỏi ngày xưa tôi làm cha quýnh quáng lẩn tránh. Đến nhà chơi, Bình không bao giờ nói về vườn kiểng long ly quy phượng cũng như nhắc đến bố mẹ mình. Trong khi tôi mơ hồ thấy sự chênh vênh của mối tình thì Bình bình thản phớt lờ tất cả.
Và lúc này đây cũng vậy. Bình im lặng sắp xếp mọi thứ cần thiết cho một chuyến đi xa, xin phép trường cho tôi nghỉ học vài ngày. Rồi Bình ngồi cạnh tôi, cái túi xách nhét dưới gầm ghế phía trước Bình, chỗ tôi để trống cho dễ duỗi chân. Cha tôi và ông Phu ngồi hai ghế dãy bên kia trò chuyện khe khẽ, thỉnh thoảng đưa tay nhìn đồng hồ.
- Thụy lạnh nhiều không?
Bình hỏi khi xe đi qua một vùng đồi mù sương. Tôi lắc đầu nhưng Bình vẫn lấy cái khăn quàng len đưa cho tôi. Tôi quấn khăn hai vòng quanh cổ và sự ấm áp quá nơi cổ khiến toàn thân thêm lạnh hơn, hai tay thọc sâu vào túi áo bông mà vẫn co ro, những ngón chân tê điếng trong mũi giày kín mít. Rồi tôi nhận ra cái lạnh này là vì gió thốc qua khe hở dưới sàn xe, hơi đọng lại lơ lửng quanh chân.
Xe lắc lư bò lên từng đoạn. Càng lên cao càng mù sương. Chiếc xe như một lưỡi dao cắm phập vào màn sương và khi đụng vào cái chuôi thì nó khựng lại ngọ nguậy tìm cách xuyên qua. Tôi ngủ lơ mơ trong những cú giằng giật giữa xe và con đường, lơ mơ tưởng tượng về mẹ... Có ai sau chừng ấy năm chỉ biết mùi mồ hôi cha mà bây giờ biết mình còn có mẹ không? Ông Phu và cha nói mẹ hiền hậu và tốt bụng. Người hiền và tốt mà sao trời bắt khổ? Nỗi khổ khiến đến nay tôi mới biết về mẹ. Nỗi khổ khiến ông Phu quyết tìm ra tôi cho mẹ dù tìm ra tôi là khơi dậy trái ngang xưa.
- Thụy!
Bình gọi khẽ tên tôi, trong tay Bình là chiếc khăn mùi xoa. Tôi nhận ra mặt mình ướt đẫm. Tôi nhét khăn vào giữa hai hàm răng ngoảnh về phía cửa giấu khuôn mặt, khóc lóc để làm gì. Khung kính nhòa sương như một tấm gương cũ đầy vết ố, khuôn mặt tôi nhập nhòa trong khung kính cũng như một tấm gương cũ... Nước mắt tôi lại chảy ra, chẳng thể hình dung mẹ thế nào dù cha và ông Phu nói chỉ cần soi gương là tôi gặp mẹ ngay thôi. Đã từ lâu tôi dặn lòng mình thôi không réo đòi biết về người sinh ra mình nữa. Đã từ lâu...
Mẹ thuở đôi mươi giống tôi như đúc. Chỉ khác một điều là có đến hai chàng trai yêu mẹ. Sự chọn lựa thật khó khăn vì cả ba vốn từng là bộ ba thân thiết. Thân thiết từ thuở trường lớp cho đến khi cùng xung phong lên vùng cao, trái tim thanh xuân hừng hực khát vọng cống hiến và xây dựng. Một cô gái xinh đẹp và hai chàng trai giỏi giang trung hậu. Làm sao để vừa được người mình yêu vừa có được người bạn mình quý mến? Ngày xưa, thời của mẹ có những diễn đàn tình yêu để người ta được khuyên bảo nên chọn lựa thế nào không?
Cha trở thành bạn. Một tình bạn tận tụy trong sáng có đất trời vùng cao linh thiêng chứng giám, một tình bạn đã bước qua ngưỡng của tình yêu nên đẹp đến tận cùng. Lẽ ra mẹ là người hạnh phúc nhất, giàu có nhất thế gian... Nếu ông Phu không xung phong vào đoàn quân chiến đấu chống Pôn Pốt để rồi tin báo tử bay về... Mẹ khóc ngất trước cảnh phim chiếu từng đống từng đống xương người, chất cao như núi tiếp núi trên đất nước Campuchia, những thân người quờ quạng bốc cám nhét vào miệng cho đỡ đói...
Tôi thành hình vào một đêm mùa xuân. Phong lan nở tràn nơi nơi. Thanh niên xung phong thiếu gạo thiếu đủ thứ nhưng lan thì rừng rất hào phóng. Thanh niên xung phong thiếu gạo thiếu đủ thứ nhưng ngôn từ thì hào phóng như rừng. Những giò lan có tên gọi mộc mạc dễ nhớ dễ nhận từ người đầu tiên tìm thấy đặt cho được mang một cái tên khác hoa mỹ hơn cho xứng đáng với hoa và mắt người chăm bẵm ngắm nhìn. Mỗi giò lan có hai tên, tên thường gọi và tên khai sinh. Tên khai sinh được long trọng đặt cho vào lần nở hoa đầu tiên, khi bao đôi mắt trẻ trung thỏa lòng ngóng trông. Màu đỏ thắm rừng rực được đặt tên là Yên Chi, vàng óng kiêu sa là Hoàng Oanh, Bạch Linh trắng mơ quý phái, Điểu Liên hồng thắm khêu gợi, Thẩm Thúy tím thẫm bí ẩn, Ngọc Hạc xanh rờn vụng dại, Vân Đài xanh thắm nồng nàn... Chỉ có loài lá xanh hình mũi tên mãi chẳng nở hoa nên chưa có tên, giữa bao màu sắc đua chen, nó yếu ớt như mang trên mình gánh nặng của cả mùa. Cha thương nó quá...
Những giò lan treo quanh lán trại cùng lúc bung cánh buông xuống từng chùm từng chùm từng chùm lộng lẫy như pháo hoa lễ hội. Trạm xá mẹ nằm cũng sóng sánh hoa giăng như nến. Đêm mùa xuân, hương đất nồng nàn hương trời rạo rực hương rừng náo nức lòng người lâng lâng... Sương mùa xuân vỡ ra tí tách trong từng hơi thở ngây ngây, mầm xanh non líu ríu vỡ ra trong tiếng lá rào rạt...
Những bước chân cha vỡ ra trong cuộc kiếm tìm nhức nhối... Sông, suối, rừng bạt ngàn... Sông, suối, rừng bạt ngàn... Biết tìm đâu đây người vợ trẻ tuyệt vọng trước tin chồng? Cha vớt mẹ lên kịp trước khi trái tim trong thân thể tím tái ngừng đập. Tự tử? Trượt chân? Cha cởi áo quấn mẹ lại rồi bế mẹ từ suối chạy một mạch lên trạm xá, đoạn đường có chiều dài đủ làm khô bộ áo quần ướt sũng. Cô y sĩ nói chỉ chậm một chút thôi là... Cha chìa cánh tay mình ra, những đường gân mạnh mẽ cuộn cuộn sức sống mà đành bất lực “Hằng có cần máu thì chị hãy lấy máu của tôi đây”. Câu nói những ngày sau qua miệng kể của cô y sĩ trở thành lời tỏ tình đẹp nhất. Mẹ tỉnh dậy giữa mùi lan ngào ngạt ướp mật không gian. Cha bật khóc mừng tủi. Trạm xá đêm đó chỉ có một bệnh nhân, cô y sĩ dặn cha nếu có gì thì gọi... Con gió cuối cùng của mùa đông còn sót lại rùng rùng quét qua cánh rừng òa vỡ âm thanh hoang dại.
o O o
Những con kênh thủy lợi đã đào xong. Tiểu đội thanh niên xung phong rút qua một địa điểm khác. Cha mẹ tôi ở lại cùng người dân ngụ cư lập vùng kinh tế mới.
Ông Phu về. Không có ai làm chứng cho nỗi oan của cha tôi, của mẹ tôi.
Ông Phu về. Vinh quang trên ve áo và thống khổ trong tim. Nỗi thống khổ nhân đôi nhân ba vì tình địch đâu nào ai xa lạ! Nỗi thống khổ nhân bốn nhân năm nhân vô tận vì ông yêu vợ hơn bản thân mình! Ông không thể ghét bỏ vợ như ông muốn! Nỗi thống khổ của ông đày đọa mẹ tôi xuống ngục A Tỳ... Cha không đành lòng nhìn mẹ sống như đã chết.
Thôi, vợ mày tao xin trả, con tao là của tao. Vĩnh biệt.
Hằng ơi, rồi em sẽ có những đứa con khác. Hãy cho anh xin bé Thụy. Anh chỉ có mỗi một nó thôi.
Cha bế tôi đi dọc những con kênh long lanh nước, bóng hai cha con nghiêng xuống soi gương. Nước mắt cha rơi đắng cay, cha đến đây cùng bạn bè mình cùng tuổi xuân một thuở nồng cháy khát vọng hiến dâng mà giờ đây ra đi như một tội đồ. Vì đâu nên nỗi?
- Ngày mày đi Hằng buồn thê lương, Vũ! - Tóc bạc mà xưng hô mày tao nghe thật lạ, cứ như ông và cha tôi đang thuở trai tráng phập cuốc vào lòng đất quyết mở những con kênh quyết biến rừng hoang thành bãi bờ bát ngát - Hằng nấu nướng chăm sóc tao như một người vợ hiền mà hồn vía đâu đâu. Đêm, Hằng có những cơn giật mình thức giấc làm tao sợ. Hồi đó tao không hiểu... Chưa có con nên tao không hiểu... Mãi sau này tao mới biết đó là Hằng nhớ bé Thụy. Tao thật ngu, tưởng không còn thì Hằng dễ quên. Nếu bé Thụy ở lại thì chắc Hằng dễ nguôi hơn.
Nếu hồi đó bé Thụy ở lại thì bây giờ tôi ra sao? Câu hỏi lóe lên trong tôi rồi ngay lập tức tàn lụi ngay, không có chỗ cho tưởng tượng tiếp nối. Tôi mười chín tuổi, mười chín năm cha chỉ có tôi. Tuổi thơ tôi con gái không ra con gái con trai không ra con trai vì mái tóc cũn cỡn bởi cha không biết thắt bím không biết thắt nơ, những cái áo đầm cha mua thùng thà thùng thình được ngượng ngùng phân bua rằng để sang năm còn mặc được, khi tôi mặc vừa thì những vết ố đã sậm màu trên nền vải. Tuổi thơ tôi mùa hè mặc quần đùi áo may ô chơi trò trốn tìm, ông hàng xóm bật cửa cụng đầu tôi khóc vì cục sưng u trên trán còn ông thì nhăn mặt: “Thằng này con trai mà mít ướt thế”...
- Cho đén khi thằng cu Phiên ra đời, rồi chết vì một cơn cảm mạo. Hằng nói trời phạt vì đã bỏ rơi bé Thụy. Dở người từ đấy! - Giọng ông Phu vang lên âm thầm.
o O o
Chiếc xe lắc một cái trước khi dừng lại hẳn, đầu tôi đập vào khung kính không đau mà chỉ thấy tê buốt. Xuống xe, tôi phải đứng im vài phút đợi cho hai đầu gối qua cảm giác tê cứng. Bến xe ồn ào mà sự im lặng đông cứng trên khuôn mặt cha. Khi bế tôi rời nơi này, cha có buông lời thề...? Những con kênh đâu? Lán trại bằng tre nứa đâu? Phong lan đâu?... Tiếng rao hàng lảnh lót gần xa... Thấp thoáng từng nhóm du khách tò mò hỏi han... Mười chín năm đã biến khu kinh tế mới xưa thành thị trấn đông vui.
Tôi cầm tay cha, chỉ cầm tay cha mà không biết làm gì. Chưa bao giờ tôi thương cha như lúc này, thương cha và thương thân mình quá đỗi. Hồi đó mẹ để tôi ra đi dễ dàng đến thế sao? Bình đi sát vào tôi chở che. Ông Phu bối rối đứng riêng ra lẻ loi như chỉ một mình. Gió thổi châm chích thịt da.
Căn nhà ở lưng chừng chân đồi. Người đàn bà mặc áo len trắng đi đi lại lại trong sân chấp chới hoa cánh bướm nhiều màu. Gối chân tôi khuỵu xuống. Còn một đoạn nữa mà tôi không thể nào nhấc bước. Bình xốc vai tôi nói khẽ gì đó... Tôi loạng choạng. Trong màn sương lơ đãng giăng quanh, tôi thấy cha sải dài phía trước, cánh cổng mở ra, người đàn bà mặc áo len trắng đưa hai tay lên trời chới với...
Mẹ đấy ư mẹ? Người đàn bà khiến cha cô độc suốt đời đấy ư? Không giống con soi gương... Không giống... Thời gian thời gian thời gian... Thời gian không tính bằng phút giây không tính bằng giờ bằng ngày mà bằng năm tháng năm tháng năm tháng đằng đẵng đằng đẵng...
Lòng tôi không còn chút hờn giận, chỉ như xát muối. Tại sao lại thế này?
Ông Phu lắc lắc mái tóc bạc trắng như áo mẹ:
- Mẹ cứ dày vò là tại mẹ không chăm sóc cháu nên trời phạt. Ngày nào mẹ cũng nhắc tên cháu. Bác sĩ nói nếu gặp lại cháu, may ra...
Tôi đây rồi, sao mẹ vẫn dửng dưng?
Im lặng tức thở. Những giọt nước mắt lăn xuống má mẹ không một tiếng nấc, cứ như là nước mắt ứa ra từ da mặt, ứa từ hốc mũi, ứa ra từ đôi môi...
- Suốt bấy nhiêu năm tao cũng tin là trời phạt tao vì đã làm mày, Hằng và bé Thụy chia lìa.
Cha cứng đờ người giữa căn phòng lạnh giá. Rồi cha gào lên:
- Nhưng mày gọi tao về đây để làm gì?
Phải. Ông nằng nặc đòi cha phải theo tôi cùng về để làm gì?
Tôi lùi dần lùi dần lùi dần ra cửa. Tôi lùi mà không biết những bước lùi của mình đã đặt dấu chấm hết trong lòng mẹ. Phải tại tôi không? Trăm ngàn lần triệu triệu lần tôi tự hỏi... Tôi khốn nạn? Tôi khốn khổ? Lẽ ra phải ôm chầm lấy mẹ dù yêu thương dù khắc khoải dù trách móc... Nhưng tôi cứ lùi lại. Mắt tôi dán vào mẹ còn chân thì lùi dần như có bàn tay vô hình vừa lôi kéo vừa ru ngủ từ phía sau. Không ai nhúc nhích để giúp tôi cả. Cha đứng im, hóa đá. Õng Phu hóa đá. Cả Bình cũng vậy, hóa đá. Mẹ thì hóa đá từ lâu. Tôi đi như mộng du xuống chân đồi.
- Cô mua giùm cháu đi cô.
Giọng trẻ con mời chào nao lòng. Cậu bé đen đúa, hai vai quàng trĩu những cái túi cái giỏ thổ cẩm, hai bàn tay đưa ra trước mặt tôi hai vốc hạt bằng gỗ màu nâu bóng.
- Hàng đẹp mà cô.
Tôi chưa hiểu những cái hạt gỗ trong tay cậu bé để làm gì thì chiếc xe du lịch trờ đến dừng lại, cửa kính hạ xuống đột ngột và người tài xế thò đầu ra nhìn tôi:
- Cô chỉ giúp quán nào có bán hoa giải thoát.
Ngay lập tức cậu bé xỉa ngón tay về cái quán trước mặt:
- Kia kìa.
Người tài xế cho xe đậu sát lề đường và bước xuống. Màu đen bóng của chiếc xe như một dấu chấm nổi bật giữa không gian hiu quạnh quanh chân đồi. Cậu bé bỏ mặc tôi và chạy ù vào quán.
Quán như một cái lều cỏ, một cái bàn dài với hai băng ghế gỗ kê dọc hai bên. Vô số hoa lá bé bé xíu xíu trong những cái chậu nho nhỏ bằng đất nung treo giăng khắp nơi. Bà già chủ quán khăn trùm đầu màu cánh quạ, khuôn mặt nhô bên trên cổ áo lông dày sụ cũ kỹ không còn màu sắc mỉm nụ cười nhăn nheo, nụ cười không có tuổi khiến tôi rùng mình. Tôi dợm chân đi qua nhưng bàn tay vô hình giữ bước tôi lại. Lần này là từ phía trước, ngực áo tôi như có ai túm lấy lôi vào trong lều và ấn tôi ngồi xuống. Tôi lạnh run... vì gió lộng tứ bề?
Vóc dáng người tài xế cao lớn che khuất cả cửa lều:
- Có cây hoa giải thoát nào đang nở hoặc sắp nở không?
Cậu bé tháo những cái túi cái giỏ trên vai và đặt xuống bàn cùng với hai vóc hạt, điệu bộ sẵn sàng vâng lệnh bà già với tay lấy chậu hoa xuống trao cho khách. Nhưng bà già nhìn những cái chậu treo quanh bằng ánh mắt hờ hững, lắc đầu. Người tài xế lặp lại câu hỏi với vẻ hy vọng ngán ngẩm như anh ta đã lùng sục khắp thế gian và đây là quán cuối cùng. Rồi anh ta ngoái cổ nhìn ra, huơ tay ra hiệu không có. Tôi nhìn theo ánh mắt người tài xế, một thiếu phụ tuyệt đẹp trong chiếc áo khoác lông màu đào đang ngồi ở trong xe, khuôn mặt rười rượi buồn. Cái huơ tay khiến vẻ rười rượi sụp xuống thành tuyệt vọng. Có lẽ nỗi tuyệt vọng này khiến người tài xế không đành quay ra ngay, anh ta nhón chân đi chầm chậm quanh lều, xoi mói nhìn vào từng cái chậu dù không cần nhón chân thì vóc dáng cao lớn cũng đã phải cúi xuống.
Tôi tò mò nhìn theo từng chậu người tài xế lướt mắt qua, tên hoa giải thoát này tôi chưa từng nghe. Anh ta đi lom khom quanh lều cho đến chậu cuối cùng. Không có! Ý nghĩ vừa trỗi lên trong đầu thì tôi bắt gặp cái nhếch môi giễu cợt của bà già. Rõ ràng là người tài xế nghe ai nói mà xăng xái tìm đến chứ chưa nhìn thấy cây hoa này bao giờ. Và chắc chắc có nó ở đây! Rất rõ rằng khách sẵn sàng trả bất cứ giá nào. Tại sao bà lại lạ lùng thế kia? Cậu bé sốt ruột nhìn bà già, rồi cậu dậm chân.
- Ngày mai ngày kia quay lại chắc là có? - Người tài xế cố níu giữ một chút hy vọng.
- Làm sao già biết được - Câu trả lời vang lên phập phù như không phải bà nói bằng miệng mà là bằng mũi.
Người tài xế buồn rầu nhìn về phía thiếu phụ ra dấu không thể khác được. Thiếu phụ thẳng cứng như hóa đá. Chiếc xe lướt đi và khuất dạng trong sương mờ.
Bà già nhìn theo nhạo báng.
- Hoa giải thoát là thế nào hả bà? - Tôi bật hỏi.
Lớp da quanh mắt bà già nhăn tít lại, hai mắt bà như hai sợi chỉ màu nâu đất. Bà chỉ tay vào một chậu treo ở góc. Tôi nhướn người đứng lên. Bà ra hiệu cho tôi ngồi yên đó và đưa ngón tay đầy nếp da xếp lớp móng vàng khè về phía cậu bé vẫy vẫy. Cậu bé tươi tỉnh mặt mày vội nhấc cái chậu đặt xuống trước mặt tôi.
Tôi ớ người - Đóa hoa trắng muốt chúm chím như búp tay trẻ con nằm gọn giữa những cái lá xanh mướt hình mũi tên kiêu hãnh rướn lên.
- Cây rù rì. - Tôi buột miệng.
Cậu bé nhanh nhảu gật đầu:
- Cây tên là rù rì, hoa gọi là giải thoát.
Tôi nhìn bông hoa thắc mắc. Cậu bé tuôn một mạch như bài học thuộc lòng:
- Loài hoa này dành cho những kẻ yêu mà không lấy được nhau. Họ đau đớn họ dày vò và vẫn yêu mãi cho đến khi nào cây tình trồng xuống nở hoa thì họ mới được giải thoát khỏi mối tình của mình.
- Nhưng trồng bao lâu nó mới ra hoa?
Cậu bé há miệng ra nhưng rồi ngắc ngứ ngậm lại. Bà già mấp máy đôi môi đầy vết nứt nẻ, hai sợi chỉ hấp háy:
- Không hạn định. Một ngày với người này nhưng trăm năm với kẻ khác và trăm kiếp với kẻ khác nữa.
- Những chậu treo quanh đây là để bán?
- Đúng vậy.
- Thế sao bà không bán chậu hoa giải thoát này cho người ta?
- Người ta chỉ mua bán cho tặng cây rù rì. Không ai mua bán cho tặng hoa của nó mà được. Phải tự tay chăm sóc - Giọng bà già trầm bổng - Chăm sóc và thành kính nguyện cầu.
- Vậy chậu hoa đã nở này bà để làm gì?
Hai sợi chỉ vụt mở bừng ra:
- Còn để làm gì khác nữa?...
Bà già khúc khích cười, tiếng cười bay lượn trong bóng chiều khiến tóc tôi cứng lại. Cảm giác rờn rợn lan tỏa toàn thân nhưng tôi không cưỡng được ý muốn kỳ lạ là hỏi mua một cây rù rì. Để làm gì? Tôi không biết. Tôi chỉ muốn có nó ngay bây giờ, ngay lúc này, thế thôi.
Bà già sai cậu bé trao cho tôi cái chậu bằng quả bưởi non, cái cây be bé bên trong chỉ mới nhú lên hai cái lá tơ, màu xanh run rẩy. Giá tiền bằng vài cóc cà phê đen. Cậu bé chặn tôi lại trước lều, giọng muốn khóc, hai bàn tay xòe ra:
- Cô xem, ngày nào cháu cũng phải... Thế mà...
Chưa dứt câu kể lể đứt khúc thì một chiếc xe du lịch trờ tới, cậu vội quơ đống túi và giỏ trên bàn cùng những cái hạt gỗ chạy ào ra đường, giọng mời chào nao lòng vang lên...
Tôi quay nhìn vào lều... Cơn rùng mình xuyên suốt châu thân... Bà già đang mở to mắt nhìn tôi, đôi mắt trong suốt không một nếp nhăn, đôi mắt búp bê... Bàn tay nãy giờ túm ngực áo tôi lúc này lôi ngược từ phía sau, hướng vào cái lều cỏ... Ngón tay đầy nếp da xếp lớp móng vàng khè vẫy vẫy. Chân tôi đóng đinh xuống đất... Không. Nỗi kinh hoàng trong tôi phình ra. Tôi cắm đầu đi như chạy lên đồi... Tôi húc vào ai đó. Bà già! Tôi nhắm nghiền mắt lại. Bà...
Nhưng không. Giọng Bình lo lắng dịu dàng:
- Cả nhà tìm em khắp nơi. Em đi đâu?
Tôi ú ớ chỉ xuống chân đồi. Chẳng gì cả... Mù sương như tàn tro như khói bay lên...
o O o
Ông Phu cuồng nộ đi tìm cha và tôi cho mẹ đối mặt, hay linh tính tột cùng đã đưa đẩy ông làm điều đó?
Suốt đêm không ai ngủ và cũng không ai nhúc nhích, không một tiếng thở dài. Chợt tiếng kêu tắt nghẹn vang lên, tiếng kêu của ông Phu... Tất cả đồng loạt chồm dậy...
Mẹ nằm im, mái tóc hoa râm xõa trên gối, khuôn mặt thanh thản không tủi nhục không đau đớn không oán thán. Vẻ mặt của một đóa thùy dương đã bềnh bồng qua bao sông suối cuốn trôi mọi ước vọng. Mẹ đã chuẩn bị cẩn thận cho chuyến đi xa. Nhìn là biết mẹ rất cẩn thận - Bộ áo quán của mẹ rất thẳng thớm. Tối qua thấy mẹ chăm chút áo quần, ai cũng nghĩ là mẹ muốn tươm tất trước mọi người. Thậm chí là đã có mong manh hy vọng. Giờ đây mẹ nằm im, hai cánh tay duỗi ngang như thập tự.
Ông Phu khóc nức nở như một đứa trẻ bị lừa dối. Cha tôi ôm chặt vai ông. Khó biết là cha đang an ủi ông hay là cha đang dựa vào ông. Bình nắm cứng tay tôi, sợ tôi bỏ chạy như hôm qua. Nhưng tôi biết chạy đi đâu bây giờ? Tôi úp mặt trên ngực mẹ, khuôn ngực bằng phẳng và lạnh lẽo như một phiến đá. Nước mắt tôi rơi... Con thương mẹ, mẹ ơi! Con thương mẹ mà không thể làm gì cho mẹ cũng như con thương cha mà cũng không...
Mùi hương lạ xen trong khói nhang thoảng bay - Cái cây tí hon chiều qua tôi mang về đã nở hoa.
o O o
Biết bao giờ... hình ảnh trong gian nhà nhỏ lưng chừng đồi, bà già có đôi mắt giọng nói có tiếng cười phù thủy và bông hoa trắng muốt như búp tay nhập nhòa tâm trí như một cơn mê.
Chậu rù rì có hai cái lá tôi đã để lại bên mộ mẹ với niềm tin giải thoát. Nhưng mười chín cái lá của cha trên bệ cửa thì biết đến bao giờ? Và tôi nữa... tôi biết lòng mình đã gieo xuống hạt giống của loài cây mong ngóng. Tôi tưới tẩm nó bằng hình dung những ngày mẹ cha và nỗi đau cầm nắm được.
Đêm, thức khuya học bài nghe mùi khói thuốc lá bay từ phòng cha, chợt giật mình tôi tự hỏi có thật như tôi hằng nghĩ là cha đợi cây rù rì nở hoa?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hoa Rù Rì
Nguyên Hương
Hoa Rù Rì - Nguyên Hương
https://isach.info/story.php?story=hoa_ru_ri__nguyen_huong