Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Giờ Xấu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
M
ột con lừa vô chủ đứng tránh mưa dưới hiên nhà cha Anghen và cả đêm ấy nó cứ đá hoài vào tường phòng ngủ. Đó là một đêm không yên tĩnh. Sau khi ngủ được một giấc ngắn lúc trời rạng sáng, cha Anghen thức dậy với cảm giác người mình phủ đầy bụi. Những cây cam tùng đang ngủ dưới mưa bụi, mùi chuồng xí và khung cảnh buồn tẻ bên trong nhà thờ sau lúc chuông đổ hồi báo năm giờ, tất cả những thứ ấy như đã thống nhất với nhau để khiến cho buổi sáng ấy là một buổi sáng khó chịu.
Từ trong kho đồ thánh, nơi cha mặc quần áo để đọc bài thuyết giảng trong buổi lễ misa, cha Anghen nhận ra Trinidat đang thu hoạch vụ mùa của mình: những con chuột chết. Trong lúc ấy, các bà thường có mặt trong lễ misa đang bước vào nhà thờ. Trong lúc làm lễ misa, với nỗi thất vọng ngày càng lớn, cha nhận ra những nhầm lẫn của người phụ lễ, nhận ra cái thứ tiếng Latinh sống sượng của chính mình, và đến cuối cùng buổi lễ cha đã đi tới cảm giác thất vọng hoàn toàn từng khiến cha quằn quại đau khổ trong những giờ xúi quẩy của đời mình.
Cha đi ăn sáng thì vừa hay Trinidat, với thái độ kiên quyết, bước ra chặn bước cha. “Hôm nay có sáu con mắc bẫy, thưa cha”, cô nói trong khi lúc lắc cái hộp các – tông khiến xác con chuột chết va phải thành hộp. Cha Anghen cố tình tránh cái câu chuyện nhàm chán ấy.
- Tuyệt quá – cha nói. – Bây giờ chỉ còn việc phát hiện cho ra cái ổ chuột để cùng một lúc tiêu diệt toàn bộ lũ chuột.
Trinidat đã nhìn thấy các ổ chuột. Cô tường thuật lại chuyện cô làm sao xác định được các hang trong những địa điểm khác nhau của nhà thờ, đặc biệt là tháp chuông và hầm ngầm, và cô đã dùng vữa trát kín cửa hang lại như thế nào. Buổi sáng ấy cô đã bắt gặp một con chuột lồng lộn phá các cửa nhà thờ sau khi nó không tìm thấy cửa hang của mình.
Cha và Trinidat cùng bước ra sân lát gạch là nơi những cành cam tùng bắt đầu vươn dậy. Trinidat dừng lại ném những con chuột chết xuống hố rác. Khi cô bước vào phòng, cha Anghen sắp ăn bữa sáng. Sau khi cha mở chiếc lồng bàn ra, thấy sẵn có bữa sáng mà buổi sáng nào bà quả phụ Axit cũng gửi cho.
- Thưa cha, con quên mất rằng mình không thể mua bả chuột – Trinidat nói khi bước vào phòng. Đôn Lalô Môxcôtê bảo rằng nếu không có đơn thuốc của bác sĩ, Đôn sẽ không bán nó.
- Không cần nữa con ạ – Cha Anghen nói. – Bọn chuột sẽ chết ngạt ở trong hang rồi.
Cha kéo ghế đến gần bàn ăn. Cha sắp đặt chiếc tách, cái đĩa bánh trắng mịn và ấm cà phê có khắc hình con rồng, trong lúc Trinidat mở toang cửa sổ. “Ta phải chuẩn bị sẵn đề phòng chúng thì bao giờ cũng tốt hơn”, cô ta nói. Cha Anghen uống cà phê và đột nhiên cha ngừng lại, nhìn Trinidat đang tiến đến gần bàn ăn.
- Con bận tâm về chuyện đó lắm phải không. – cha hỏi.
Cha Anghen, ngay cả lúc đó và trước đó, không phát hiện ra bất kỳ một dấu hiệu lo lắng nào trên hàng lông mày rậm của Trinidat. Không thể ghìm được những cú run nhẹ ở các đốt ngón tay, cha không rót thêm cà phê nữa. Cha bỏ hai thìa đường vào tách và khuấy. Trong lúc khuấy đường trong tách cà phê, cha nhìn chăm chăm vào cây thập tự treo trên tường.
- Đã bao ngày con chưa xưng tội?
- Từ hôm thứ sáu.
- Hãy nói ta nghe – cha Anghen nói. – Có lần nào con giấu giếm tội lỗi của mình không?
Trinidat lắc đầu.
Cha Anghen nhắm mắt lại. Bỗng cha không khuấy cà phê nữa, đặt thìa lên chiếc đĩa, và nắm lấy cánh tay Trinidat.
- Hãy quì xuống! – cha nói.
Trinidat hoảng hốt đặt hộp các – tông xuống sàn nhà rồi quỳ gối trước mặt cha. “Hãy cầu khẩn Con Kẻ Có Tội”, cha Anghen ra lệnh. Trinidat nắm hai bàn tay lại để trước ngực rồi mồm lẩm bẩm cầu kinh cho đến khi cha đặt tay lên vai cô và nói:
- Được rồi.
- Thưa cha, con đã nói dối.
- Gì nữa?
- Con đã có những ý nghĩ xấu.
Đó là những câu xưng tội đã được sắp theo thứ tự trong sách của cha. Người xưng tội bao giờ cũng dẫn ra những tội lỗi ấy trong cùng một hình thức và trong cùng một trật tự. Lần ấy, không thể dề dà được, cha muốn đi sâu ngay vào nội dung cần thiết.
- Hãy cho một ví dụ – cha ra lệnh.
- Con không rõ. Đôi lúc con có những ý nghĩ xấu.
Cha Anghen đứng bật dậy.
- Chẳng lẽ không bao giờ con nghĩ mình sẽ tự tử sao?
- Thưa cha, không ạ.
Cha Anghen buộc Trinidat phải ngẩng mặt lên và nhận thấy đôi mắt cô gái đã lưng tròng nước mắt. Cha ái ngại lắm.
- Thế có nghĩa là bả chuột là chỉ dùng để giết chuột thôi phải không con?
- Thưa cha, đúng thế ạ.
- Vậy thì vì sao con khóc?
Trinidat định cúi mặt xuống nhưng cha nắm chặt tóc. Thế là nước mắt cô trào ra. Cha cảm thấy nước mắt cô như là dấm thanh đang chảy trên những ngón tay mình. – Hãy nín đi nào – cha nói. – Con vẫn chưa xưng tội xong.
Cha cứ để mặc cho Trinidat khóc thầm. Khi cha thấy cô đã nguôi cơn khóc, cha nhẹ nhàng bảo cô:
- Bây giờ con hãy kể hết cho cha nghe đi.
Trinidat đưa vạt váy lên xỉ mũi, cố nuốt trôi nước mắt mặn môi. Trước khi nói, cô đã lấy lại được giọng khàn khàn vốn có của mình.
- Ông chú Ambrixiô của con theo đuổi con ạ – cô nói.
- Sao lại như thế?
- Ông muốn rằng con để cho ông được ngủ một đêm trên giường của con.
- Sao nữa?
- Chỉ có thế thôi ạ. Con xin thề với Thượng đế Thánh thần rằng chỉ có thế thôi ạ.
- Đừng thề thốt vội – cha khuyên rồi hỏi: – Con ngủ với ai?
- Với mẹ và các chị em. Bảy người cả thảy trong cùng một phòng.
- Còn ông ta ngủ ở đâu?
- Ở phòng bên cùng với những người đàn ông khác.
- Không bao giờ ông ta qua phòng con chứ?
Trinidat lắc đầu.
- Hãy nói thật với cha đi. Nào, đừng sợ, hãy nói đi. Không bao giờ ông ta vào phòng con chứ?
- Một lần thôi.
- Như thế nào?
- Con không biết. Khi con thức dậy đã thấy ông ta ở trong màn rồi. Ông ta im lặng, bảo con rằng ông ta chẳng làm gì con mà chỉ muốn ngủ cùng con vì ông ấy sợ bọn gà trống ạ.
- Gà trống nào hả?
- Con không rõ ạ. Đó chính là điều ông ta nói với con.
- Còn con, con đã nói gì với ông ta hả?
- Con bảo rằng nếu không đi tôi sẽ kêu toáng lên để đánh thức cả làng dậy.
- Ông ta làm gì?
- Caxtula tỉnh ngủ, hỏi con có chuyện gì và con bảo chị ấy rằng chẳng có chuyện gì, rằng có lẽ con nằm mơ. Lúc ấy, ông ta im thin thít như một người chết và hầu như con không biết ông ta chui ra khỏi màn từ lúc nào.
- Ông ta vẫn ăn vận tử tế chứ?
- Như lúc ông ta ngủ: chỉ mặc có quần thôi.
- Ông ta có định sờ soạng con không?
- Thưa cha, không ạ.
- Hãy nói thật với ta đi.
- Thưa cha đúng như thế ạ. Con thề có Thượng đế Thánh thần.
Cha Anghen lại buộc Trinidat phải ngẩng mặt lên và lần này cha nhìn thẳng vào đôi mắt đẫm lệ của cô.
- Vì sao con giấu cha hả?
- Con sợ.
- Sợ gì hả?
- Thưa cha, không biết ạ.
Cha đặt bàn tay lên vai cô gái và khuyên giải dài dòng. Trinidat gật đầu vâng lời, ở cuối buổi xưng tội, cha cùng cầu kinh với cô gái bằng một giọng thầm thì: “Hỡi đức Chúa Giêsu của con, Thượng đế và Con người chân thực…” Cha cầu kinh rất thành khẩn với một sự sợ hãi rõ ràng. Chính vào lúc kết thúc, một ý nghĩ về nỗi bất hạnh bắt đầu làm chủ tinh thần cha.
Xã trưởng đẩy cửa và gào toáng lên: “Pháp quan”. Cô vợ pháp quan Accađiô xuất hiện ở phòng ngủ hai tay lau vào váy. – Hai đêm nay nhà tôi không về – cô nói.
- Tệ mạt thật. Hôm qua ông ta không có mặt tại văn phòng. Tôi tìm khắp nơi mà không thấy. Đang có việc khẩn lắm. Cô có biết ông ta ở chỗ nào không?
Người đàn bà nhún vai tỏ ý không biết. – Có lẽ nhà tôi ở chỗ mấy con điếm thì phải – cô ta nói.
Xã trưởng bỏ đi mà không khép cửa lại. Ngài bước vào tiệm chơi bi-a. Tại đây máy quay đĩa mở hết cỡ đang phát ra một bài hát ướt át. Ngài đi thẳng vào cuối phòng, hét tướng lên: “Pháp quan đâu”. Đôn Rôkê, chủ tiệm, ngừng việc rót vào các cốc “Không có ở đây, thiếu úy ạ”, đôn cũng gào to để trả lời xã trưởng.
Ngài đi sang phòng khác. Tại đây đám đàn ông đang chơi bạc. Không ai biết pháp quan ở đâu cả.
- Con c… – xã trưởng văng tục. – Ở cái làng không ai giấu nổi ai chuyện gì thế mà giờ đây ta cần biết pháp quan ở đâu thì không ai biết cả.
- Hãy hỏi kẻ đang viết những tờ rơi – Đôn Rôkê khuyên.
- Đừng đem chuyện tờ rơi ra để đùa ta nữa – xã trưởng nói.
Tại văn phòng của mình, pháp quan Accađio cũng vắng mặt. Mới chín giờ thôi mà viên thư ký đang ngủ gà ngủ gật ở ngoài hàng lang. Xã trưởng đi đến đồn cảnh sát, buộc ba lính phải mặc quần áo và ra lệnh cho họ đến tiệm nhảy tìm pháp quan Accađiô. Ngay sau đó, xã trưởng ra đường, không đi theo một hướng nhất định nào. Ngài tìm thấy pháp quan Accađiô trong một hiệu cắt tóc. Ông ta đang ngồi trên ghế, mặt trùm một chiếc khăn mặt bốc hơi nghi ngút.
- Tệ quá đi mất ngài pháp quan ạ – xã trưởng thốt lên. – Hai ngày nay tôi tìm ngài hoài mà không thấy.
Người thợ cạo bỏ khăn mặt ra, xã trưởng nhìn thấy đôi mắt sưng húp và hàm râu ba ngày không cạo.
- Trong lúc vợ đẻ ông biến đi đâu hả – xã trưởng hỏi.
Pháp quan Accađiô nhảy xuống khỏi ghế ngồi.
- Đồ cứt đái.
Xã trưởng cười ròn rã, đẩy pháp quan ngồi lại. “Cứ việc ngồi yên”, ngài nói. “Tôi tìm ông là vì có việc khác kia”. Pháp quan Accađiô lại ngồi duỗi chân trên ghế với hai mắt nhắm lại.
- Cắt tóc xong ông hãy về văn phòng – xã trưởng nói – Tôi đợi ông ở đấy.
Xã trưởng ngồi xuống chiếc ghế đợi.
- Mấy ngày nay ông ở đâu hả?
- Đằng ấy.
Xã trưởng ít khi đến hiệu cắt tóc. Đôi lần ngài nhìn thấy tấm biển treo trên tường đề “Cấm nói chuyện chính trị”, nhưng ngài không để ý vì nghĩ cũng bình thường thôi. Nhưng lần này ngài lại khó chịu trước tấm biển đó.
- Guarđiôla này – xã trưởng gọi.
Người thợ cạo đang lau dao trên quần mình bỗng dừng lại.
- Có gì vậy, thưa thiếu úy?
- Ai cho phép ông treo cái biển kia hả?
- Kinh nghiệm của tôi.
Xã trưởng kéo chiếc ghế đến bên bức tường rồi trèo lên gỡ tấm biển xuống.
- Ở đây người duy nhất có quyền cấm đoán một cái gì đó là Chính phủ – ngài nói. – Chúng ta đang ở trong thời đại dân chủ. Người thợ cạo lại tiếp tục làm việc. “Không ai có thể cấm đoán dân chúng biểu hiện tư tưởng của họ”, trong lúc xé tấm biển ngài nói thế. Ngài bỏ các mẩu giấy vào thùng rác rồi đến vòi nước rửa tay. Ngài tìm người thợ cạo ở trong gương và thấy ông ta đang lặng lẽ làm việc. Trong lúc lau tay, ngài không rời mắt khỏi ông ta.
- Sự khác nhau giữa trước đây và bây giờ – ngài nói – là trước đây chính khách ra lệnh còn bây giờ Chính phủ ra lệnh.
- Nghe rõ chưa hả Guarđiôla? pháp quan Accađiô nói trong lúc mặt đầy bọt xà phòng.
- Sao lại chưa – người thợ cạo nói.
Khi ra khỏi hiệu cắt tóc, xã trưởng đẩy pháp quan đi về phía văn phòng. Dưới trời mưa dầm dề, đường cái trơn nhuồi nhuội như láng xà phòng vậy.
- Tôi luôn luôn có ý nghĩ rằng nơi ấy là một cái ổ của những kẻ làm loạn – xã trưởng nói.
- Đồn vậy chứ thực ra bọn làm loạn không đến đấy – pháp quan Accađiô nói.
- Điều khiến tôi sởn gai ốc chính là điều đó. Nhìn bề ngoài cứ thấy bọn chúng quá ư hiền lành.
- Trong lịch sử nhân loại, chưa hề có một tên thợ cạo nào làm loạn. Ngược lại, chỉ có bọn thợ may làm loạn thôi.
Xã trưởng chưa buông cánh tay pháp quan Accađiô ra chừng nào chưa dẫn ông ta ngồi xuống chiếc ghế xoay trong văn phòng. Viên thư kí bước vào phòng miệng ngáp dài; tay cầm tờ giấy đánh máy. “Chính cái đó đấy – xã trưởng nói với viên thư kí – nào chúng ta làm việc thôi”. Ngài hất chiếc mũ kêpi ra phía sau và cầm lấy tờ giấy.
- Giấy gì thế này hả – xã trưởng hỏi.
- Giấy tờ của ngài pháp quan đấy ạ – viên thư ký nói. – Đó là danh sách những người viết tờ rơi đấy ạ.
Xã trưởng, với vẻ ngạc nhiên, đưa mắt tìm pháp quan.
- Ôi, của khỉ – xã trưởng thốt lên. – Cả ông nữa cũng bận tâm về chuyện nhảm nhí này sao?
- Cứ như thể đọc tiểu thuyết trinh thám – pháp quan nói. Xã trưởng đọc bản danh sách.
- Đó là một tư liệu quý – viên thư ký giải thích – tác giả của những tờ rơi kia phải là một trong những người ấy. Có đúng không nào?
Pháp quan Accađiô giằng lấy tờ giấy từ tay xã trưởng. “Đây là điều cực kỳ ngu xuẩn”, pháp quan nói đưa mắt nhìn xã trưởng. Sau đó nói với viên thư ký: “Nếu tôi là người viết tờ rơi, điều đầu tiên tôi phải làm là viết về chính mình và dán nó ngay tại nhà mình để tránh mọi nghi ngờ. Sau đó ông ta hỏi xã trưởng:
- Ngài có tin không, thưa thiếu úy?
- Toàn chuyện nhảm nhí của đám đông. Họ sẽ biết mình phải làm như thế nào. Chúng ta chẳng tội gì phải đổ mồ hôi vì cái chuyện nhảm nhí này.
Pháp quan Accađiô xé tờ giấy, vo tròn rồi ném nó vào sọt.
- Đúng thế – pháp quan nói.
Trước khi trả lời, xã trưởng quên khuấy mục đích của mình. Ngài để bàn tay trên mặt bàn và hỏi:
- Thế này nhé, chuyện mà tôi muốn ông tra cứu trong các sách vở của mình là vì lụt lội, dân chúng sống ở vùng trũng đã rời nhà lên vùng đất ở phía sau nghĩa trang vốn là đất của tôi. Trong trường hợp này tôi phải làm gì?
Pháp quan Accađiô mỉm cười, nói:
- Vì cái chuyện đó chúng ta chẳng cần phải đến văn phòng. Đó là chuyện đơn giản nhất trần đời: Hội đồng quản hạt chứng thực đất ấy là của chủ chúng và phải trả tiền cho ai bằng văn tự chứng minh được rằng mình là chủ của đất ấy.
- Tôi có đủ giấy tờ rồi.
- Thế thì chỉ còn mỗi một việc thôi. Ấy là việc chỉ định một người biết việc đến để họ đo đạc và đánh giá đất đai. Sau đó chính quyền trả tiền.
- Ai chỉ định bây giờ?
- Chính ngài chỉ định họ.
Xã trưởng đi ra cửa chính vừa đi vừa thắt lại đai lưng. Khi thấy ngài đã đi xa, pháp quan Accađiô nghĩ rằng cuộc đời chỉ là sự nối tiếp thường xuyên những cơ hội thuận tiện để có thể sống được.
- Chẳng việc gì phải run sợ trước một vấn đề quá giản đơn. – Pháp quan Accađiô mỉm cười nói.
- Tôi có run sợ đâu – xã trưởng nói một cách nghiêm chỉnh. Nhưng chuyện này vẫn có thể gây ra rắc rối đấy.
- Dĩ nhiên rồi, vì vậy phải chỉ định người trước đã – viên thư ký tham gia câu chuyện.
Xã trưởng nhìn pháp quan, hỏi:
- Có đúng thế không?
- Trong tình trạng giới nghiêm này, chuyện đó cũng không thể hoàn toàn vô tư được – pháp quan nói. – Nhưng, dĩ nhiên, danh dự cũng như địa vị của ngài sẽ trong sạch nếu được một người ngẫu nhiên tham gia vào cuộc thương lượng. Ông ta sẽ làm như vô tư để chứng thực rằng ngài là chủ nhân chân chính của những đất đai ấy.
- Vậy là tôi phải chỉ định người ngay – xã trưởng nói.
Ông Benhamin đổi chân trên bục mà vẫn nhìn chăm chú đám quạ đang tranh nhau một cỗ lòng ở giữa đường phố. Ông quan sát những cử động nặng nhọc của các con vật và nhận ra niềm hạnh phúc hiện rõ trên nét mặt của đám đàn ông đóng giả quạ trong ngày chủ nhật. Chú bé ngồi bên chân ông bôi ốc xi kem lên chiếc giày khác và lại gõ vào thùng để ra lệnh đổi chân trên bục.
Ông Benhamin, vốn trước đây sống bằng nghề viết thuê, chẳng hề phải vội vàng. Thời gian cứ trôi nhanh trong cửa hàng ấy, và ông cứ nhẩn nha tiêu từng xu từng xu một cho đến khi cửa hàng cụt vốn, chẳng đáng giá là bao.
- Dẫu đang mưa mà vẫn cứ nóng – cậu bé nói.
Ông Benhamin không đồng ý với cậu. Ông vận bộ đồ lanh mới nguyên, không một tí mồ hôi. Trái lại, cả vạt áo sau lưng cậu bé đẫm mồ hôi.
- Cái nóng chẳng qua chỉ là vấn đề của tâm lý mà thôi – Ông nói. – Nếu không để ý thì sẽ không thấy nóng như ta tưởng.
Cậu bé không bình luận. Cậu lại gõ một tiếng lên thùng và một lát sau công việc kết thúc. Trong cửa hàng buồn bã của mình, ông Benhamin mặc áo vét. Sau đó ông đội chiếc mũ nan rồi đi qua đường, đầu che chiếc ô. Ông gõ cửa sổ ngôi nhà đối diện. Một cô gái tóc đen dày cộm có nước da xanh tái bước ra.
- Chào Mina – ông Benhamin nói – Cô vẫn chưa ăn trưa sao?
Cô bảo rằng chưa và mở cửa sổ. Cô ngồi trước một chiếc sọt đựng đầy dây thép đã được cắt ngắn và giấy màu. Trong lòng cô có một cuộn chỉ, kéo và một cành hoa giấy chưa làm xong. Âm nhạc phát ra từ chiếc máy quay đĩa.
- Cô làm ơn trông giúp nhà hộ trong lúc tôi đi vắng nhé.
- Ông đi có lâu không?
Ông Benhamin đang để ý nghe nhạc.
- Tôi đến hiệu trồng răng. Chỉ nửa giờ thôi tôi đã về.
- Được, ông cứ đi. Nhanh lên đấy kẻo bà mù không muốn tôi cứ đứng ở cửa sổ.
Ông Benhamin thôi không nghe nhạc. “Các bài hát bây giờ đều chỉ là một mà thôi”, ông bình luận. Mina cắm một bông hoa đã làm xong lên đầu một que sắt vấn giấy màu xanh. Các ngón tay cô xoay cho bông hoa quay vòng nhịp nhàng với âm nhạc.
- Ông không thích âm nhạc – cô nói.
Nhưng ông Benhamin đã đi xa. Ông kiễng chân mà đi để khỏi làm cho đám quạ phải giật mình. Mina chưa trở lại làm việc chừng nào chưa thấy ông gọi cửa hàng trồng răng.
- Cứ theo cách nhìn nhận của tôi – trong lúc mở cửa, người trồng răng nói – con kỳ nhông có cảm nhận tốt ở đôi mắt.
- Có thể lắm – Ông Benhamin thừa nhận. – Nhưng ông nói điều ấy là vì sao nhỉ?
- Tôi vừa nghe đài thấy bảo rằng con kỳ nhông mù không đổi màu.
Sau khi để chiếc ô không cụp lại vào một xó nhà, ông Benhamin treo vào cùng một chiếc đinh chiếc áo ngoài, chiếc mũ. Sau đó ông ngồi xuống ghế. Người thợ trồng răng đang mài chiếc răng hồng trên máy mài.
- Người ta đồn nhiều chuyện lắm – Ông Benhamin nói.
Không riêng gì lúc này mà trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông Benhamin cũng nói với sự thận trọng cần thiết.
- Về những con kỳ nhông phải không?
- Về cả thế giới.
Người trồng răng cầm chiếc răng đã mài xong tiến đến gần chiếc ghế. Ông Benhamin lôi hàm răng giả ra gói nó vào khăn tay rồi đặt lên tủ kính ngay bên cạnh chiếc ghế. Không có răng vai so lại, các bộ vị gầy gò, ông có diện mạo của một vị thánh. Sau khi cắm chiếc răng giả vào lợi, người trồng răng buộc ông phải ngậm miệng lại.
- Thế đấy – người trồng răng nhìn vào mắt ông Benhamin nói. Tôi là một thằng hèn nhát.
Ông Benhamin cố thở một cái thật sâu nhưng người trồng răng lại giữ kín miệng ông lại. “Không đúng thế”, ông Benhamin nói. Cũng như cả bàn dân thiên hạ, ông Benhamin biết rằng người trồng răng là người duy nhất bị kết án tử hình mà không rời bỏ ngôi nhà thân yêu của mình. Người ta đã nã súng vào nhà ông khiến tường nhà lỗ chỗ vết đạn, người ta gia hạn cho ông trong hai mươi bốn giờ phải ra đi khỏi làng, nhưng đã không giết nổi ông cũng như không buộc được ông phải đầu hàng. Ông đã chuyển phòng khám chữa răng vào phòng trong và ông làm việc với khẩu súng lục trong tầm tay, tai lắng nghe mọi động tĩnh, cho đến khi qua đi những tháng khủng khiếp ấy.
Trong lúc tiến hành công việc, người trồng răng vài lần nhìn thấy trong mắt ông Benhamin bừng lên câu trả lời được biểu hiện trên những mức độ khác nhau của nỗi đau đớn. Nhưng ông ta vẫn giữ kín miệng ông Benhamin chờ cho răng giả chắc lại. Sau đó người trồng răng lỏng tay ra không bịt miệng ông Benhamin nữa.
- Tôi không nói đến chuyện ấy – ông Benhamin nói. – Tôi nói đến chuyện những tờ rơi.
- À! Vậy ra ông cũng bận tâm đến chuyện ấy đấy!
- Đó là triệu chứng của một xã hội rối loạn. Ông Benhamin tra bộ răng giả vào miệng và bắt đầu mặc lại chiếc áo ngoài.
- Đó là một triệu chứng, chứng tỏ rằng sớm hay muộn ai cũng biết – người trồng răng nói. Ông ta nhìn bầu trời mây đang vần vũ và nói tiếp. – Nếu muốn, ông hãy đợi cho đến khi trời tạnh hẳn.
Ông Benhamin khoác chiếc ô vào cánh tay. “Cửa hàng đang không có ai trông”, ông nói rồi nhìn nhưng đám mây đen nặng trĩu cơn mưa. Ông giơ mũ vẫy để tạm biệt.
- Aurelio này, hãy quên cái ý nghĩ ấy đi – từ cửa ông Benhamin nói. – Không một ai có quyền nghĩ rằng ông là một người hèn nhát vì ông đã nhổ cho tay xã trưởng một chiếc răng sâu.
- Vậy thì hãy đợi tôi một chút.
Người trồng răng đi ra tận cửa đưa cho ông Benhamin một tờ giấy gấp tư.
- Ông hãy đọc và lưu hành nó hộ.
Không cần phải mở tờ giấy, ông Benhamin cũng biết nội dung của nó rồi. Ông há hốc mồm nhìn người trồng răng.
- Lại một lần nữa sao?
Người trồng răng gật đầu thừa nhận và đứng im ở ngay cửa cho đến khi ông Benhamin đi khỏi.
Vào lúc mười hai giờ bà vợ gọi người trồng răng vào ăn cơm trưa. Anghêla, cô con gái hai mươi tuổi, mạng tất trong nhà ăn được bầy biện đơn sơ và nghèo nàn với những đồ dùng hầu như đã cũ từ khi mua về. Bốn trên tay vịn hàng lan can nhìn ra sân có để một hàng chậu cảnh sơn đỏ trong đó trồng các cây thuốc.
- Ông Benhamin tội nghiệp – người trồng răng khi ngồi vào bàn ăn đã lên tiếng nói: – đang bận tâm về những tờ rơi.
- Cả làng này ai mà chẳng phải bận tâm – bà vợ nói.
- Các bà các cô nhà Tôva đã bỏ làng đi rồi – Anghêla nói.
Mẹ cô đón lấy các bát to để múc súp. “Họ đang bán rào cả”, bà nói. Khi ngửi mùi súp nóng, người trồng răng cảm thấy mình xa lạ trước những lo âu của bà vợ. Ông nói: – Rồi họ sẽ trở về. Chẳng ai hổ người cả đời được.
Ông thổi thìa súp cho nguội trước khi đưa vào miệng húp. Trong lúc thổi ông chờ đợi lời bình phẩm của con gái mình, một cô gái, cũng như ông, hơi khó khăn, nhưng ngược lại trong ánh mắt lại biểu lộ một sức sống đến lạ. Nhưng cô gái không trả lời cha. Cô nói về xiếc. Cô bảo rằng có một người đàn ông dùng cưa, cưa đôi vợ mình ra, một thằng lùn rúc đầu vào mõm hổ để hát. Người trồng răng nghe con nói và lặng lẽ ăn. Cuối cùng ông hứa rằng tối ấy, nếu không mưa, cả nhà sẽ cùng nhau đi xem xiếc.
Trong phòng ngủ, trong lúc mắc võng để ngủ trưa, người trồng răng hiểu rằng lời hứa ban nãy của mình vẫn không làm cho vợ khỏi buồn phiền. Bà đã quyết chí bỏ làng ra đi nếu gia đình mình cũng bị người ta dán tờ rơi vào cửa nhà.
Người trồng răng nghe vợ nói mà chẳng hề ngạc nhiên. “Sẽ rất chi là thú vị – ông nói – nếu bằng đạn chì không thể đuổi chúng ta thì bằng tờ giấy dán vào cửa họ sẽ có thể đuổi chúng ta khỏi làng cũng nên”. Ông cởi giày, trèo lên võng và an ủi bà vợ:
- Mình cứ bình tĩnh. Cho đến lúc này tôi vẫn chưa thấy một dấu hiệu nhỏ nào chứng tỏ họ sẽ dán tờ rơi ở cửa nhà mình. – Bọn họ chẳng chừa một ai – bà vợ nói. – Tùy người thôi. Với tôi họ biết rằng phải trả giá đắt.
Bà vợ nằm dài trên giường với vẻ mệt mỏi: – Chí ít ra ông cũng phải biết ai là người viết tờ rơi.
- Đứa nào viết tờ rơi thì đứa ấy hẳn biết rõ.
Xã trưởng vẫn thường xuyên cả ngày không ăn, chỉ đơn giản là ngài quên hoạt động của ngài, sôi nổi trong một số trường hợp hết sức khác thường như thời kỳ triền miên trong căm thù và nhàm chán, trong đó ngài đi khắp làng với mục đích không rõ ràng hoặc là ngồi lỳ trong văn phòng, mặc cho thời gian trôi đi. Bao giờ ngài cũng đơn độc một mình, bao giờ ngài cũng như người mất hồn, không có hứng thú gì đặc biệt, cũng chẳng bao giờ nhớ tới thời kỳ thanh thản với những thuần phong mỹ tục. Chỉ khi nào bần cùng lắm ngài mới xuống khách sạn và ăn cái người ta mang cho.
Ngày hôm ấy ngài ăn cơm trưa với pháp quan Accađiô. Hai người ở bên nhau suốt cả buổi chiều cho đến khi hợp pháp hóa xong việc bán đất đai. Những người có hiểu biết đã thực thi đúng bổn phận của mình. Người được chỉ định thực thi nhiệm vụ trong hai giờ. Sau bốn giờ chiều một ít, khi bước vào tiệm chơi bi-a, cả hai xuất hiện trong diện mạo mệt mỏi như vừa từ cuộc thám hiểm nhọc nhằn trở về.
- Vậy là chúng ta đã làm xong một việc – xã trưởng nói trong lúc duỗi hai bàn tay.
Pháp quan Accađiô không đê ý đến ngài. Xã trưởng nhìn ông ta đang lần tìm chiếc ghế gần quầy bán hàng và đưa cho ông ta thuốc giảm đau.
- Cho một cốc nước nào – xã trưởng ra lệnh cho đôn Rôkê.
- Một chai bia lạnh – pháp quan Accađiô sửa lại, đầu gục trên quầy bán hàng. – Hoặc một chai bia lạnh – xã trưởng đính chính, rồi đặt tiền trên quầy hàng. – Ông được hưởng bia lạnh vì đã làm việc cần mẫn.
Sau khi uống xong bia, pháp quan Accađiô lấy ngón tay gỡ tấm da trùm tóc. Cả cửa hàng rung lên trong không khí hội hè bởi gánh xiếc diễu hành qua đây.
Từ trong tiệm chơi bi-a, xã trưởng nhìn gánh xiếc đi qua trong tiếng kèn đồng và thanh la khua inh ỏi. Đi đầu là một cô gái trong bộ đồ lấp lánh ánh bạc cưỡi trên lưng một chú voi con với hai tai như hai cái lá khoai sọ. Sau đó là những thằng phỗng và nhũng người nhào lộn. Trời đã tạnh hẳn và ánh nắng nhợt nhạt đã hun nóng buổi chiều. Khi âm nhạc ngừng để cho người đàn ông đi cà kheo đọc quảng cáo, cả làng dường như đứng dậy khỏi mặt đất trong một sự im lặng đầy huyền bí.
Cha Anghen. người từ trong phòng xem gánh xiếc diễu qua đầu gật gù theo nhịp của âm nhạc. Cái tâm trạng ngây thơ ấy theo cha trong bữa cơm và sau đó trong suốt đêm đầu tiên, cho đến khi cha làm xong việc theo dõi những người bước vào rạp chiếu bóng. Sau cùng cha lại gặp chính cha trong phòng ngủ. Sau khi cầu kinh xong cha ngồi đăm chiêu trên ghế xích đu mà không biết chuông chín giờ tối điểm và loa phóng thanh trong rạp chiếu bóng câm bặt từ lúc nào. Sau đó cha sực nhớ điều gì và cha đứng dậy đi đến bàn viết cho xã trưởng một bức thư.
Ở một trong những chiếc ghế danh dự của gánh xiếc, xã trưởng ngồi xem những tiết mục mở đầu.
Sau đó xuất hiện Caxăngđra, mặc bộ đồ nỉ đen, mắt bị bịt kín, trình diễn tiết mục đoán ý nghĩ của những người ngồi xem. Xã trưởng liền bỏ chạy. Ngài đi quanh làng và vào lúc mười giờ ngài trở về đồn cảnh sát. Tại đây, bức thư của cha Anghen đang đợi ngài. Ngài lấy làm ngạc nhiên trước bức thư trang trọng này.
Cha Anghen vừa bắt đầu cởi quần áo thì xã trưởng gõ cửa. “Của khỉ”, cha nói “Ta không mong ông ta đến nhanh như vậy”. Ngài bước vào, nói:
- Tôi thích trả lời các bức thư – ngài mỉm cười.
Ngài ném chiếc mũ kêpi khiến nó quay tròn như chiếc đĩa hát trên chiếc ghế xích đu. Bên dưới chum nước có để mấy chai nước ga. Cha Anghen lấy ra một chai.
- Ngài dùng nước chanh nhé?
Xã trưởng nhận lời mời của cha.
- Tôi làm phiền ngài – cha cố nói để đi thẳng vào vấn đề – Tôi muốn bày tỏ với ngài nỗi lo lắng của tôi trước thái độ im lặng của ngài đối với những tờ rơi.
Cha nói dưới một hình thức khó hiểu, nhưng xã trưởng lại hiểu nó rất cặn kẽ. Ngài lấy làm ngạc nhiên mà tự hỏi lòng mình vì sao nỗi lo lắng đối với những tờ rơi đã đưa cha Anghen đến cái bước này.
- Thưa cha, con lấy làm ngạc nhiên thấy cha cũng bận tâm đến những tờ rơi.
Cha Anghen lục ngăn kéo bàn để tìm cái mở nút chai.
- Cái mà ta băn khoăn lo lắng không chỉ đơn thuần là cái tờ rơi – cha nói mà không biết làm thế nào mở được chai nước ngọt – Cái mà ta quan tâm là tình trạng bất công có trong tất cả sự việc này.
Xã trưởng giằng lấy chai nước từ tay cha. Ngài dùng khóa chiếc ủng để mở nút với sự thành thạo tuyệt vời khiến cha phải để ý. Ngài liếm bọt nước bám ở quanh cổ chai.
- Ai chẳng có một đời tư – ngài nói – Thưa cha, thực tình con không thấy mình có thể làm gì được trong chuyện những tờ rơi.
Cha ngồi bên chiếc bàn làm việc. “Ngài nên biết”, cha nói. “Tóm lại, chẳng có gì mới lạ đối với ngài cả”. Cha đảo mắt nhìn khắp phòng và nói bằng một giọng điệu khác – Đó là một vấn đề cần phải làm trước ngày chủ nhật.
- Hôm nay đã là ngày thứ năm rồi ạ.
- Ta biết rồi mà. Nhưng có lẽ không nên chậm quá để ngài thực thi bổn phận của mình.
Xã trưởng định vặn cổ chiếc chai. Cha Anghen nhìn ngài đi từ đầu này sang đầu kia của căn phòng.
- Như ngài thấy đấy – cha nói – chẳng có gì là đặc biệt mà.
Trên tháp chuông, đồng hồ điểm mười một giờ. Xã trưởng đợi cho tiếng chuông ngưng hắn, lúc ấy hai tay chống lên bàn, cúi xuống trước mặt cha. Nỗi ấm ức bị dồn nén được thể hiện trên gương mặt cũng như trong giọng nói của ngài.
- Thưa cha, xin cha xét cho điều này ạ – Ngài nói – Đó là hiện nay làng ta đang yên tĩnh và dân chúng bắt đầu tin tưởng ở Chính phủ. Trong lúc này bất cứ một biểu hiện vũ lực nào cũng là một khiếm khuyết nghiêm trọng đối với một sự việc chẳng quan trọng gì cả.
Cha Anghen gật đầu tán thành. Cha định giải thích.
- Nói chung ta chỉ muốn đề cập tới những biện pháp cụ thể của nhà chức trách mà thôi.
- Trong mọi trường hợp xã trưởng tiếp tục nói mà không hề thay đổi thái độ – con bao giờ cũng nắm vững tình hình. Cha biết rồi đấy: Tại đồn cảnh sát con có sáu tên lính không làm gì mà vẫn lĩnh lương. Con không tìm cách để đổi họ đi.
- Ta biết mà – cha nói – Ta không đổ lỗi cho ai hết.
- Hiện tại, chẳng cần phải giấu giếm ai điều này: có ba người trong số họ là tội phạm hình sự được moi ra từ các trại tù và bọn chúng cải trang thành lính cảnh sát. Vì thế con sẽ không phạm khuyết điểm trong việc đẩy họ ra đường đỏ đi săn những bóng ma.
Cha Anghen dang rộng hai cánh tay.
- Rõ rồi, rõ rồi – cha thừa nhận – Dĩ nhiên điều đó là ở ngoài mọi tính toán. Nhưng vì sao ngài không dùng những dân lương thiện?
Xã trưởng vươn dài người để tu từng ngụm nước ngọt. Ngực và lưng ngài ướt đẫm mồ hôi. Ngài nói:
- Những công dân lương thiện như cha nói đang thú vị cười những tờ rơi.
- Không phải tất cả.
- Ngoài ra, làm cho dân chúng kinh dị và những chuyện chẳng có nghĩa lý gì thì cũng không đúng – với vẻ thoải mái, ngài kết luận: – Thưa cha, cho đến tận hôm nay con cũng mới biết rằng cả cha lẫn con đều có liên quan ít nhiều đến cái chuyện vớ vẩn này. Con nói chân tình đấy, thưa cha.
Cha Anghen lúc ấy đã có một thái độ đôn hậu của người mẹ. “Về một điểm nào đó điều ấy đúng”, cha nói thế và bắt đầu một sự phán xét công phu, trong đó cha đã tìm ra những đoạn văn chín muồi của bài thuyết giảng mà cha chuẩn bị từ ngày hôm trước trong bữa cơm trưa ở nhà bà quả phụ Axit.
- Sẽ bàn về một trường hợp rất kinh rợn thuộc về đạo đức, nếu có thể nói như thế – cha kết luận.
Xã trưởng cười một cách thật chân thành. “Được, được”, ngài nói gần như cắt ngang lời cha. “Nhưng cũng không nhồi nhét triết lý vào chuyện các tờ rơi thưa cha”. Ngài bỏ lại chai nước ngọt chưa uống hết lên trên bàn, và nói rõ ý nguyện của mình:
- Nếu cha đặt lên vai con những chuyện tày đình như thế thì cha phải xem con sẽ làm gì.
Cha Anghen cảm ơn ngài xã trưởng. Theo như ngài chứng minh, việc trèo lên bục giảng kinh hôm chủ nhật với một nỗi lo lắng ấy thì chẳng thoải mái gì. Xã trưởng cố làm cho cha hiểu mình. Nhưng ngài nhận ra rằng đã quá muộn rồi và ngài đang làm cha mất ngủ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Giờ Xấu
Gabriel José García Márquez
Giờ Xấu - Gabriel José García Márquez
https://isach.info/story.php?story=gio_xau__gabriel_jose_garcia_marquez