Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5 : Dự Án
T
rái bom nguyên tử thành hình sau trên sáu năm nỗ lực. Khởi điểm của nó là một khám phá diễn ra tại phòng thí nghiệm thuộc viện Đại học Bá linh. Vào mùa thu năm 1938, trong khi Âu châu ầm ầm chấn động bước sang một cuộc chiến tranh mới, hai nhà bác học Otto Hahn và Strassmann làm lại cuộc thí nghiệm của nhà khoa học Ý Đại Lợi Enrico Fermi đã thực hiện lần đầu tiên vào năm 1934. Lấy trung hòa tử bắn vào chất Uranium dẫn đến kết quả, từ đó có thể kết luận rằng: hạch tâm của chất Uranium tách ra làm hai chất nhẹ hơn. Khi tách ra như vậy, hạch tâm giải tỏa một năng lượng khủng khiếp mà nó cần đến để cấu kết hai chất kia lại với nhau.
Hahn và Strassmann trình bầy khám phá của họ cho một nữ đồng nghiệp là Lise Meitner từng hợp tác với họ trong giai đoạn đầu của cuộc thí nghiệm, nhưng gần đây phải bỏ nước Đức mà đi, vì bà là người gốc Do Thái. Bà Lise Meitner liền thông báo sự kiện kỳ quái đó của hạch tâm cho một người bạn là nhà vật lý học Đan Mạch Niels Bohr, và ông này chủ trương cần phải xúc tiến thêm nhiều cuộc thí nghiệm để hoàn thành lý thuyết mới về hạch tâm.
Sau khi dời Copenhague di cư sang Nữu Ước vào tháng giêng năm 1939, Niels Bohr là người đem thuyết về hạch tâm sang Hoa Kỳ. Chính tại Nữu Ước, Bohr đã nhận được một điện tín của người cháu Lise Meitner báo cho ông biết: nhiều cuộc thí nghiệm sau này đã xác nhận thuyết của Lise Meitner. Quả thực nguyên tử đã bị tách rời! Thế rồi Bohr tới Viện Khoa học Princeton và chia xẻ những điều ông biết với giới khoa học ở đây. Sau ông làm công bố thuyết mói về nguyên tử trong Tạp Chí Vật Lý Học.
Trong khi Hitler lao thế giới vào một trận chiến tranh, thì giới khoa học phổ biến cho nhau cuộc khám phá của họ về nguyên tử. Họ được biết rằng: nguyên tử tàng chứa một năng lượng khủng khiếp, và như vậy trên bình diện lý thuyết, người ta có thể sản xuất một thứ vũ khí có thể làm chuyển đổi chiều hưóng lịch sử. Ngày 11 tháng Mười 1939 Tổng thống Roosevelt tiếp người bạn thân của ông là Alexander Sachs, một nhà kinh tế học có thế lực và là một người bạn của giới khoa học gia, Sachs đến Tòa Bạch Cung với một bức thư cực kỳ quan trọng, được Roosevelt mở ra đọc ngay. Bức thư như sau:
« Thưa Ngài:
Những công trình nghiên cứu mới đây của Fermi và Szilard mà tôi được thông báo bằng những bản báo cáo viết tay, dẫn tôi đến hy vọng rằng: chỉ trong tương lai gần đây nhất, uranium có thể trở thành một nguồn năng lượng quan trọng mới. Một vài phương diện cụ thể của sự kiện đó dường như đòi hỏi sự lưu tâm đặc biệt, và nếu cần, đòi hỏi sự hành động mau lẹ của chính quyền... Trên lý thuyết khoa học có thể thực hiện sự phản ứng dây chuyền của hạch tâm trong một khối lượng lớn uranium. Từ phản ứng dây chuyền đó sẽ phát ra một năng lượng vô cùng lớn lao và một khối lượng khá lớn những chất mới tương tự như radium... Tuy không chắc chắn bằng, nhưng trên lý thuyết có thể quan niệm được rằng: một loại bom mới hết sức mạnh có thể chế tạo được, căn cứ vô những khám phá mới! »....
Bức thư do Albert Einstein, cha đẻ của thuyết nguyên tử ký tên.
Roosevelt rất chú ý đến bức thư, nhưng dường như ông mắc lo lắng đến nhiều vấn đề khác cần kíp hơn. Ông ngắt cuộc tiếp xúc với Sachs, và mời Sachs mai lại dùng bữa sáng với ông.
Nhà kinh tế học trở lại Bạch Cung ngày hôm sau. Có ý thức về bản lãnh của con người Roosevelt, Sachs quyết định sử dụng một chiến thuật khác để chiếnđấu cho cái «vụ nguyên tử» này.
Sachs kể cho Roosevelt nghe một câu truyện. Ông đem Roosevelt trở lại năm 1805 là năm mà Nã Phá Luân nung nấu tâm can nhằm xâm lăng Anh quốc, nhưng khổ nỗi lại thiếu phưomg tiện để vượt biển Manche. Một nhà khoa học Mỹ tên là Robert Fulton tới yết kiến Nã Phá Luân và đề nghị xây dựng một lực lượng tầu ống khói có thể vượt eo biển một cách dễ dàng. Nã Phá Luân dành một lát xem xét đề nghị của Fulton, rồi tống Fulton đi và coi Fulton là một anh khùng.Kể xong câu truyện, Sachs dừng lại, rồi hỏi Roosevelt: Lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng ra sao, nếu Nã Phá Luân trọng dụng Fulton?
Đọc đến đây mình cũng tự hỏi nếu Hitler mà trọng dụng Lise Meitner, một nhà khoa học mảnh mai có người gốc Do Thái thì không biết lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng ra sao????Hãy tưởng tượng trong tay Hitler có một quả bom nguyên tử?????
Roosevelt ý thức được ngay lập tức tầm mức quan trọng ghê gớm bức thư của nhà khoa học Albert Einstein. Ngửng nhìn bạn, ông nói:«Hiển nhiên ông không muốn để cho bọn Đức quốc xã làm nổ tan đất nước Hoa Kỳ». Quay nhìn bí thư Watson, ông ra lệnh: « Phải hành động về vụ này! ».
Quyết định là thi hành, Roosevelt liền thành lập một ủy ban nghiên cứu tiềm năng của nguyên tử chất uranium. Ông chỉ định Lyman Briggs làm chủ tịch ủy ban, chỉ định đại tá hải quân Hoover và đại tá lục quân Adamson làm hai nhân viên. Rồi hầu hết những bộ óc khoa học vĩ đại ở Hoa Kỳ đều lao vào một cuộc chạy dua nguyên tử với Đức quốc xã.
Việc làm của các nhà khoa học đại danh đó được phối hợp thành Văn Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển Khoa Học đặt dưới sự điều khiển của nhà khoa học gia Vannevar Bush. Từ đó trở đi ủy ban được quyền tiếp xúcthẳng với Tổng thống Roosevelt để giải quyết mọi khó khăn và xin ngân khoản. Hai năm sau, kể từ ngày Sachs đem thư của Einstein vào Bạch Cung, tiến sĩ Vannevar Bush nhóm họp với Tổng thống Roosevelt và phó Tổng thống Wallace, đề tường trình về những khám phá cuối cùng của các nhà khoa học. Bush báo tin: các nhà vật lý học đã ước lượng được số lượng uranium cần thiết để chế tạo bom nguyên tử. Ông đưa ra con số ngân khoản cần thiết để thiết lập một nhà máy, và thời gian cần thiết để chế tạo thứ vũ khí này. Bush, Roosevelt và Wallace thảo luận về vấn đề phải cấp tốc đưa chương trình nguyên tử vượt qua giai đoạn lý thuyết. Họ còn thảo luận về chính sách quân sự, hiện trạng nghiên cứu nguyên tử của Đức quốc xã, và cả vấn đề kiểm soát nguồn năng lượng này trong thời hậu chiến. Tổng thống Roosevelt chấp thuận phải xúc tiến mau lẹ công cuộc chế tạo bom nguyên tử. Ông cho Bush biết: ngân khoản sử dụng vào công cuộc này có thể lấy ở quỹ đen của chính phủ. Hai tháng sau, sau khi Nhật tấn công Trân châu cảng và Hoa Kỳ thực sự nhảy vào vòng chiến, Tổng thống Roosevelt tháo khoán ngân khoản làm bom nguyên tử. Hàng ngàn người được tuyển vào một đơn vị, chính thức gọi: Dự Án Manhattan và đưọc đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Leslie Groves. Sau những va chạm đầu tiên sự hợp tác giữa tướng Groves vàtiến sĩ Bush diễn ra rất tốt đẹp vì họ cùng kính trọng khả năng của nhau. Công cuộc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử được tập trung vào ba trung tâm hẻo lánh: Trung tâm Los Alamos ở tiểu bang New Mexico, trung tâm Oak Ridge ở tiểu bang Tennessee, và trung tâm Hanford ở Hoa Thịnh Đốn.
Tại trung tâm Los Alamos, công cuộc hoạch định bom nguyên tử được đặt dưới sự điểu khiển của Oppenheimer, một nhà vật lý học chuyên về lý thuyết, dáng người mảnh dẻ, tính tình dè dặt kín đáo. Ngoài khoa học ra,Oppenheimer còn rất am hiểu về văn học Đông Phương, và nổi tiếng là một nhà mỹ học, ghê tởm những hung bạo của chiến tranh. Hồi thiếu thời Oppenheimer từng tham gia và hoạt động cho nhiều tổ chức khuynh tả. Chính cái quá khứ đó đã gây nên nhiều sự phản đối kịch liệt khi ông được chỉ định góp sức vào Dự Án Manhattan được tiến hành trong vòng tuyệt đối bí mật. Trước những sự phản đối đó tướng Groves phải đích thân can thiệp. Groves cương quyết đòi người ta phải đối xử với Oppenhiemer như là người «tuyệt đối cần thiết cho Dự Án». Oppenheimer sau này chứng tỏ được rằng: tướng Groves quả đã có đôi mẳt sắc bén khi tiến cử và giữ ông trong Dự Án Manhattan. Trung tâm Oak Ridge là hai cơ sở khổng lồ ở vùng núi trong đó mấy ngàn con người tìm cách chế tạo chất uranium 235. Dân chúng đi qua nơi này cũng như đại đa sổ những người làm việc bên trong, đều không biết đến mục đich cuối cùng của cả cơ sở. Người ta lấy làmlạ không thấy nơi này sản xuất gì, không thấy xe vận tải đến chở hóa phẩm đi nơi khác. Trung tâm Hanford ở vào miền Đông Hoa Thịnh Đốn cũng là một cơ sở khổng lồ, và ở đây các nhà khoa học thực hiện sự kiện kỳ quái nhất của nguyên tử. Trong những tòa buyn đinh không có cửa sổ, các nhà khoa học, từ chất uranium chế tạo ra chất plutonium. Với chất plutonium này Hoa Kỳ đã có sẵn nguyên liệu làm bom nguyên tử kịp thời, để đánh lệch cán cân lực lượng quân sự.Vấn đề bây giờ là thiết lập nhà máy làm bom nguyên tử. Được hài lòng về công cuộc xây cất nhà máy chế tạo bom nguyên tử tiến hành tốt đẹp, tướng Groves thi hành phân khác của Dự Án Manhattan, được gọi là chiến dịch Dĩa Bạc chuẩn bị cho việc dội bom nguyên tử. Từ những căn cứ không quân rải rác khắp thế giới chừng 1500 phân tử ưu tú được lệnh về tập trung vào cuối tháng chín 1944 tại căn cứ bí mật Wendover, thiết lập giữa vùng đất hoang vu, cách Salt Lake City chừng 125 dặm về phía Tây. Nhân viên tại căn cứ Wendover thuộc đủ mọi loại chuyên viên quân sự. Họ lập thành Lực Lượng Hỗn Hợp 509, được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Paul Tibbets, Tibbets có nhiệm vụ huấn luyện cho lực lượng 509 thi hành sứ mạng dội bom nguyên tử trăm phần trăm hoàn hảo, xuống một mục tiêu chưa định, vào ngày giờ chưa định. Vào mùa hè 1941 đại tá Tibbets đã có mặt ở Wendover và ông lập tức thành lập phi đoàn dội bom 393 trong đó một số chiến hữu của ông đóng vai trọng yếu. Dưới quyền chỉ huy của đại tá Tibbets, thiếu tá Sweeney có nhiệm vụ huấn luyện một phi đội, thành lập vào mùa thu 1944 và được gọi là Phi Đội 15. Công cuộc huấn luyện rất khó khăn và tuy có nhiều ức đoán nhưng toàn thế phi đội vẫn không ai biết sự huấn luyện này nhằm mục đích gì. Bí mật được tuyệt đối bảo vệ ở Wendover. Một sĩ quan cao cấp tiết lộ một vài chi tiết vềWendover cho một sĩ quan không quân thuộc căn cứ khác, sau ngày nghỉ, khi trở về đến Wendover sĩ quan cao cấp đó đã thấy hành lý của mình xếp gọn vào va li. Ông được lệnh đi phục vụ tại một vùng gần Bắc cực cho đến khi chiến tranh kết liễu.Chỉ có một số rất ít người thuộc Lực Lượng Hỗn Hợp 509 được biết nhiệm vụ tối mật của họ là dội bom nguyên tử.
Thiếu tá Sweeney huấn luyện viên phi đội 15 một hôm được dẫn tới giữa vùng sa mạc và được cấp trên cho biết về nhiệm vụ đó.
Vào mùa xuân 1945 khoảng tám trăm người thuộc lực lượng 509 dời khỏi căn cứ Wendover đi Tinian thuộc quần đảo Mariana. Tuy Âu Châu đã im tiếng súng từ ngày 8 tháng năm, nhưng ở Thái Bình Dưomg…, chiến cuộc vẫn tiếp diễn khốc liệt. Và bây giờ Tổng thống Truman phải quyết định việc mà 509 được huấn luyện để thi hành. Ngày 18 tháng sáu trong một cuộc họp tại Bạch Cung, Tổng thống Truman hội đàm với các cố vấn quân sự và chính trị. Truman: Theo chỗ tôi hiểu thì bộ tham mưu liên quân đã cân nhắc mọi triển vọng của tình hình và nghiên cứu mọi kế hoạch có thể có. Bộ tham mưu liên quân đồng thanh đồng ý rằng: cuộc hành quân Kyushu đánh vào Nhật Bản, là kế hoạch hay nhất trong lúc này.
Trả lời: Đúng vậy!
Truman: ông Stimson, ý kiến ông thế nào?
Stimson: Tôi đồng ý chúng ta không có kế hoạch nào khác hay hơn... Tôi vẫn nghĩ đại đa số dân Nhật không tán thành cuộc chiến tranh hiện nay. Khối đa số đó vẫn chưa có dịp được nói lên tiếng nói của mình... Tôi cảm thấy ta phải làm một cái gì để nâng đỡ khối đa số đó và phát triển mọi ảnh hưởng mà họ có thể có... Truman hỏi ý kiến đô đốc William Leahy.
Leahy: Tôi không đồng ý với những vị cho rằng: bắt buộc chúng ta phải đòi cho kỳ được Nhật đầu hàng vô điều kiện. Trong tương lai gần và xa, tôi không thấy Nhật có thể trở nên một đe dọa cho thế giới, cho dù chúng ta không bắt được Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tôi ngại mình cứ khăng khăng đòi Nhật đâu hàng vô điều kiện sẽ chỉ làm cho Nhật tuyệt vọng hơn. Chúng càng tuyệt vọng thì thương vong Hoa Kỳ càng lên cao.
Truman:...Tôi thấy rằng lúc này tôi không thể chuyển hướng công luận Hoa Kỳ nhất quyếtđòi hỏi Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Tôi tin bộ Tổng Tham Mưu sẽ phải xúc tiến cuộc hành binh Kyushu.
Khi cuộc họp đình hoãn Truman yêu cầu phụ tá bộ trưởng chiến tranh McCloy cho biết ý kiến. McCloy nói: «Tại sao không sử dụng bom nguyên tử?». Cuộc họp lại tiếp tục và ý kiến của McCloy được đem ra bàn cãi. Tổng thống Truman chăm chú nghe những người ngồi quanh thảo luận về ưu điểm của chiến lược: trước hết cảnh cáo Nhật phải đầu hàng, và sau đó nếu Nhật không đếm xỉa gì đến tối hậu thư, thì sẽ dùng bom nguyên tử. Cuộc thảo luận sững lại trước một sự thật căn bản. Không có ai trong phòng họp được biết: bom nguyên tử thành hình ở Los Alamos có thật sự có hiệu lực hay không. Không biết rõ điều đó, mọi chiến lược tương tự đều không dùng được vào việc gì cả. Một lần nữa Truman lại khẳng định: ông tán thành chiến lược đánh chiếm Kyushu. Phi đội 15 còn lưu lại căn cứ Wendover cho đến cuối tháng Sáu. Thiếu tá Sweeney nay được chỉ định chỉ huy phi đoàn 393, nhận được một chiếc máy bay mới tăng cường cho lực lượng máy bay của ông. Đây là một chiếc B.29 với những cải thiện cuối cùng của khoa học được áp dụng vào ngành hàng không. Ngày 27 tháng sáu thiếu tá Sweeney lái chiếc máy bay B.29 đó hạ cánh xuống Tinian thuộc quần đảo Mariana. Tại đảo Tinian, dường như một phép lạ đã được thực hiện khiến nơi này thay đổi hẳn bộ mặt. Hàng trăm chiếc B. 29 đậu thành hàng chói lọi. Những con đường trải nhựa rộng rãi rập theo thành phổ Nữu Ước. Ở đây cũng có Broadway, có Forty-Second Street có Eight Avenue, và không đoàn 509 ở vào khu thượng Manhattan. Lý do an ninh đã bắt buộc những binh sĩ thuộc không đoàn này phải cô lập đối vói những đơn vị chiến đấu khác, cũng đặt căn cứ ở Tinian. Có hàng rào kẽm gai và lính gác bao vây, họ phải chịu đựng sự khinh bỉ của những phi công hàng ngày vẫn phải lái máy bay đánh phá Nhật Bản, hàng ngày có chiến hữu bỏ mạng vì đạn phòng không Nhật.
Thỉnh thoảng một chiếc máy bay thuộc không đoàn 509 thực hiện phi vụ tẩn công một hòn đảo địch ở vào nơi rất xa trên mặt biển. Nó chỉ chở một trái bom hình trái cam được gọi là «Pumpkin». Và khi được thả xuống, bom này nổ trong không khí bên trên mục tiêu. Một số binh sĩ không quân băn khoăn tự hỏi: phải chăng họ chịu bao sự huấn luyện chỉ để đi thả cái thứ bom Pumpkin này? Tại Tinian các binh sĩ thuộc không đoàn 509 chỉ vài ngày sau là quen với cuộc sống mới. Họ bơi lội, đánh bài, nhậu la-de, đọc sách báo, nghĩa là làm tất cả những việc của một người nhàn rỗi. Đêm nào cũng có chiếu bóng, mỗi tuần mỗi người được mua rượu uống một lần. Vào ngày 16 tháng Bảy trong khi phi đội 15 nhởn nhơ chơi thì ở trung tâm Los Alamos, người ta đem ra thử một trái bom nguyên tử plutonium tại vùng sa mạc. Với trái bom này, lần đầu tiên con người đã giải tỏa cái năng lượng làm sáng các vì sao từ cái thuở khai thiên lập địa. Bom nổ đã chiếu ra một làn ánh sáng chói lọi khiến cho những người dự khán vụ thử bom phải cúi đầu. Giấc mộng của họ nay đã trở thành sự thật kinh hồn. Tại Potsdam ở Đức, bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ Henry Stimson nhận được của viên phụ tá bức điện văn như sau: «Harrison gửi bộ trưởng bộ chiến tranh. Bác sĩ vừa trở về rất hoan hỉ và tin tưởng thằng nhỏ khoẻ như anh nó. Ánh sáng trong mắt nó có thể thấy từ đây tới Highhold và tôi có thể nghe thấy tiếng nó kêu từ đây tới trại của tôi».
Thằng nhỏ là trái bom nguyên tử plutonium. Highhold là nhà nghi mát của Stimson cách Hoa Thịnh Đốn chừng 250 dậm. Trại của Harrison ở Virginia.
Stimson mừng vô tả. Tuy phải đánh vật với phương diện luân lý của bom nguyên tử, nhưng Stimson vẫn giữ vững lập trường: nếu cần, thì cứ phải sử dụng đến nó để chấm dứt chiến tranh. Trong thư gửi cho vợ sau vụ thử nguyên tử ởLos Alamos, Stimson kể lại: ông vừa mới nhận được «tin vui về thằng nhỏ của tôi ở nhà». Sáng 17 tháng Bẩy ông báo cáo tin vui đó lên Tổng thống Truman ở Potsdam và yêu cầuTruman cảnh cáo Nhật phải đầu hàng ngay, nếu không sẽ bị tiêu diệt toàn diện. Vụ thử bom nguyên tử được thành công đã thay đổi hẳn thái độ của Hoa Kỳ tại hội nghị Potsdam. Thủ tướng Anh Churchill sau này viết rằng: kể từ ngày 17 tháng Bảy trở đi, Truman, người bị coi như còn măng sữa trong nghề, dường như đã thanh toán được hết mọi tự ti mặc cảm bên cạnh hai tay tổ là Staline và Churchill. Tại những phiên họp sau này, khi Stalin bác bỏ những đề nghị của Đồng Minh, Truman liền phản công với một giọng điệu cương quyết mà Churchill thấy là rất «khích lệ». Một trong những điều quan trọng được ghi trong nghị trình Potsdam là vấn đề Nga nhẩy vào chiến cuộc Á Đông. Theo sự thỏa thuận đã đạt được ở Yalta trước đây, Staline phải tuyên chiến với Nhật Bản chậm lắm là ba tháng sau khi chiến tranh kết liễu ở Âu Châu. Chỉ còn vài tuần nữa là hết thời hạn ba tháng đó. Tướng Marshall tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ chủ trương: Nga Sô cần phải tấn công Mãn Châu và như vậy bắt buộc Nhật phải đem quân từ chính quốc đối phó với Mặt trận này. Từ ngày 16 tháng Bảy, sự tham dự của Nga vào chiến cuộc Thái Bình Dương đã trở nên không cần thiết. Hoa Kỳ có thể độc lực đánh thẳng Nhật Bản trong một ngày rất gần. Tổng Thống Truman biết rõ điều đó. Bị thất vọng về Staline trong nhiều vấn đề, lúc này ông không muốn thấy Nga Sô có trường hợp kể công đã góp phần đánh quị sức kháng chiến của Nhật. Ông cũng không muốn thấy Nga Sôcan thiệp vào công cuộc của Hoa Kỳ ở Á Châu sau khi Nhật Bản thua trận. Tuy nhiên ông cũng hiểu: hiện tại ông không có cách nào bắt Nga không được khai chiến với Nhật vào tháng Tám nếu Nga muốn tôn trọng lời hứa tại hội nghị Yalta. Trong tình trạng đó, ông chỉ còn cách ngưng thúc dục Nga đánh Nhật và chờ những diễn biến mới trong những tuần lễ tới. Và những cuộc thương thuyết nham hiểm vẫn cứ tiếp tục tại Potsdam. Ngày 20 tháng Bảy người cầm đầu tổ chức gián điệp OSS là Allen Dullus đến Potsdam với một sứ mạng quan trọng. Ông báo cho bộ trưởng Stimson biết: nhà tài phiệt Thụy Sĩ tên là Jacobbson đã tiếp xúc với ông với tư cách là trung gian cho một nhóm viên chức Nhật làm việc tại Quốc Tế Ngân Hàng Thụy Sĩ. Nhóm người Nhật này muốn thương thuyết những điều kiện hòa bình với Allen Dullus để rồi đem những điều đó về Đông Kinh. Cũng như Trung Tá Fujimura, họ hy vọng sẽ thuyết phục được Đông Kinh phải lập tức chấm dứt chiến tranh. Dullus đặc biệt chú ý đến cuộc vận động này vì ông tin ở nhà tài phiệt Jacobbson. Dullus gặp được mặt Stimson đang bị cả ngàn chi tiết của hội nghị Potsdam quần nát người. Stimson không mấy chú ý đến câu chuyện của ông trùm gián điệp Hoa Kỳ. Vào lúc đó cả hai người đều biết rất rõ tình hình Nhật Bản đang trên đà suy xụp. Với một điện văn cắm tại bộ Ngoại giao Đức quốc xã.Dullus được biết tất cả những điện văn Đông Kinh gửi cho tòa đại sứ ở Bá Linh. Những điện văn này phác họa tình trạng trầm trọng ở chính quốc. Về phần Stimson, ông đã được đọc bức điện văn do Ngoại trưởng Nhật Togo gửi cho đại sứ Sato tại Mạc Tư Khoa. Stimson và Truman dã thảo luận về sự kiện Nhật dường như muốn tìm lối thoát trên căn bản một số điều kiện. Họ nêu câu hỏi: Nhật mưu mô gì phía sau cuộc vận động với Nga Sô? Họ vẫn nghi Nhật, vi Ủy Ban Tình Báo Hỗn Hợp phụ trách về địch tình mới đây đệ trình báo cáo như sau:«... Nói chung, Nhật Bản sẽ sử dụng đến mọi biện pháp chính trị để tránh bại trận toàn diện hay là đầu hàng vô điều kiện.
1.Nhật tiếp tục và có thể tăng cường nỗ lực để bảo vệ sự thống nhất chính trị...
2.Nhật tìm cách khiến cho đối phương phải tin rằng: chiến tranh rất tốn kém và sẽ kéo dài.
3.Nhật nỗ lực một cách tuyệt vọng để thuyết phục Nga duy trì trung lập... Đồng thời gieo rắc bất hòa một mặt giữa Hoa Kỳ và Anh, một mặt giữa Nga và các quổc gia Đồng Minh...
4.Nhật luôn luôn mở những cuộc thăm dò hòa bình, để chấm dứt chiến tranh với những điều kiện có thể chấp nhận được, và để làm suy giảm ý chí quyết chiến của Hoa Kỳ, và để gieo rắc bất hòa giữa Đồng Minh...
... Nhật Bản cho tin rằng... đầu hàng vô điều kiện có nghĩalà mất quốc gia dân tộc. Cho đến lúc này, vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ Nhậtsẽ phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện».
Nghi ngờ ý định của Nhật, vui sướng về sự thành công của bom nguyên tử, hẳn nhiên giới lãnh đạo Hoa Kỳ không mấy hưởng ứng triển vọng hòa bình từ Thụy Sĩ đưa tới. Jacobbson đã đến với Allen Dullus quá chậm trong trò chơi ngoại giao bí mật.
Tại đảo Tinian phi đội 15 đã lấy hỗn danh của phi công lừng danh Beahan để đặt tên cho chiếc B. 29 của họ. Chiếc máy bay này được họ kẻ mấy chữ: "Đại Nghệ Sĩ" lên đầu mũi máy bay. Phi đội 15 được lệnh thực hiện hai phi vụ. Một, vào ngày 21, không hoàn tất vì lý do máy móc. Phi vụ thứ hai được thành công hơn. Với một trái Pumpkin trong ổ chứa bom, Sweeney lái chiếc B. 29 đến Nhật Bản thả nó xuống mục tiêu ở Kobé. Sau khi thả bom Sweeney dượt lại chiến thuật tẩu thoát hỏa tốc mà ông đã tập kỹ từ một năm nay.
Cùng ngày hôm đó bộ trưởng chiến tranh Henry Stimson ghi vào nhật ký rằng: Hoa Kỳ «Không cần đến Nga Sô nữa».
Ngày 24 tháng Bảy Tổng thống Truman đã có chủ ý trong đầu óc khi ông đến dự phiên họp với Staline. Truman nói với Staline: Hoa Kỳ đã chế tạo một thứ vũ khí mới «có sức phá hoại phi thường» Staline chỉ chú ý vừa phải đến lời Tru man, và không hỏi gì thêm về chi tiết thứ vũ khí mới đó.
Ngày hôm sau Henry Stimson nhóm họp với Staline để thảo luận về vai trò của hai đại cường. Stimson nói: Hoa Kỳ hoan nghinh việc Nga Sô khai chiến với Nhật Bản. Staline trả lời: hai nước đã hợp tác với nhau tốt đẹp ở Âu Châu, nên bây giờ ông rất vui mừng được góp phần xương máu trong nỗ lực chung nhằm đánh Nhật Bản. Cả hai người cùng biết, trong một ngày rất gần bom nguyên tử sẽ được đem ra sử dụng. Stimson biết vì ông là bộ trưởng bộ chiến tranh, Staline biết qua tin tức của tổ chức gián điệp Nga. Tuy biết, nhưng hai người vẫn giữ đúng nghi thức hội đàm ngoại giao, chia tay nhau trong bầu không khí thân thiện, và làm ra cái vẻ không biết gì đến thứ vũ khí khủng khiếp nó sẽ dào thêm sâu cái hố chia rẽ Hoa Kỳ và Nga Sô.
Trong hai ngày 24 và 26, hai nhóm quân sự Hoa Kỳ và Nga Sô mở cuộc họp để thảo luận chi tiết mặt trận Nga Sô sẽ mở để đánh Nhật Bản. Những cuộc họp thân thiện, hầu như không có va chạm, nhưng hời hợt. Sự hợp tác của Nga Sô trong việc đánh Nhật, đối với Hoa Kỳ nay đã trở thành một điều vô lý.
Tại Đông Kinh, tất cả sự trông chờ nay được hướng về phía Mạc Tư Khoa. Ở đây đại sứ Sato đã cảm thấy làn gió lạnh từ Potsdam thổi tới. Ngày 20 tháng Bảy, Sato đánh điện cho ngoại trưởng Togo: «Tôi nghĩ Nhật phải chấp nhận bất kỳ điều kiện nào...»
Ngoại trưởng Togo rất bực mình về người của ông ở Mạc Tư Khoa, nhưng ông vẫn phải cần đến Sato trong cuộc vận động hầu như tuyệt vọng với Nga.25 tháng Bảy 1945, 19 giờ.
Người nhận: Sato
Người gửi: Togo
«... Đại tá hải quân Zacarias nói Nhật cóhai lựa chọn: hoặc một nền hòa bình theo chỉ thị sau khi bị tiêu diệt, hoặc đầu hàng vô điều kiện và hưởng bảo đảm của Hiến Chương Đại Tây Dương. Nếu coi những lời đó chỉ là mánh lới tuyên truyền, chúng ta sẽ lầm lớn... Chúng ta rất muốn bằng cách nào đó báo cho Hoa Kỳ biết rằng: trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta không thể nhận một cuộc đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên chúng ta không phản đối tái lập hòa bình trên căn bản Hiến Chương Đại Tây Dương».
Trong khi đại sứ Sato đang đọc bức kiện văn này tại Mạc Tư Khoa, thì chiến hạm Hoa Kỳ Indianapolis hạ neo tại hải cảng Tinian đang cho bốc lên bộ những thành phần của trái bom nguyên tử làm bằng chất uranium. Trước khi Sato kịp trả lời cho Đông Kinh, Đồng Minh công bố bản tuyên ngôn Potsdam, có tính cách làm lời cảnh cáo cùng đối với Đế quốc Nhật.
Hội nghị Potsdam kéo dài cả tháng trời, bế mạc với một tối hậu thư báo cho Nhật biết sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, nếu không đầu hàng vô điều kiện.
Thông cáo chung của hội nghị đề ngày 26 tháng Bảy vào lúc Attlee được bầu làm thủ tướng Anh và tới Potsdam thay thế cho Churchill.
Khi bản tuyên ngôn Potsdam đang được soạn thảo, Stimson đã mất nhiều công để nhấn mạnh với Truman rằng: nhân dân Nhật Bản cần được Đồng Minh cam kết tôn trọng ngôi vua của họ. Là một chuyên viên về các vấn đề Nhật Bản, từng cư ngụ nhiều năm ở Viễn Đông, Stimson hiểu rằng ngôi vua có một chỗ đứng rất quan trọng trong đòi sống của xã hội Nhật. Stimson lo ngại Nhật sẽ bác bỏ mọi điều kiện hòa bình nếu động chạm đến ngai vàng. Stimson biết: trong chính quyền Hoa Kỳ không thiếu gì người đang lớn tiếng đòi lật đổ chiếc ngai đó, trong số có cả Harry Hopkins cố vấn của cố Tổng thống Roosevelt, và thứ trưởng ngoại giao Dean Acheson.
Tổng thống Truman giữ thái độ mềm dẻo đối với vấn đề vua Nhật. Cả ông và ngoại trưởng Byrnes đều sợ trong lúc này dư luận Hoa Kỳ sẽ nổi công phẫn nếu chính phủ nhẹ tay đối với Nhật. Họ nghĩ: vấn đề ngôi vua ở Nhật nên được giữ lại để làm lá bài mặc cả trong những cuộc thương thuyết sau này với Nhật. Vì vậy họ gạt bỏ hẳn vấn đề đó ra khỏi bản tuyên ngôn Potsdam 26 tháng Bảy.
Ngày 27 tháng Bảy tại Đông Kinh, nội các Nhật nhóm họp để nghiên cứu bản tài liệu từ trời Tây truyền tới.
Họ chú ý đến những điều khoản có liên quan đến điều kiện đầu hàng. Điều khoản thứ mười ba nguyên văn như sau: «Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản ngay lúc này tuyên bố sự đầu hàng vô điều kiện của toàn thể quân lực Nhật, và bầy tỏ những bằng chứng thích đáng thiện chí của họ trong việc đầu hàng này. Đường lối khác đối với Nhật Bản là sự tiêudiệt hoàn toàn và mau lẹ».
Vào lúc này mấy chữ cuối cùng đó, thật chẳng có nghĩa gì đối với nhà cầm quyền Đông Kinh vì đất nước của họ không ngày nào là không bị B. 29 kéo tới dội bom, và vì họ không ngờ đến việc bên địch có bom nguyên tử. Những điều kiện đầu hàng ghi trong bản tuyên ngôn không có gì mới lạ đối với họ, vì họ đã tiên liệu nó từ lâu. Cái điều mà họ tha thiết muốn biết nhất là qui chế tương lai của Nhật Hoàng lại là điều mà tuyên ngôn Potsdam không nhắc nhở gì đến.
Thay vì có một quyết định đối với tuyên ngôn Potsdam, chính phủ Nhật lại chờ đợi kết quả cuộc vận động ở Mạc Tư Khoa. Khi báo chí hỏi Thủ tướng Suzuki về phản ứng của chính phủ Nhật trước tuyên ngôn Potsdam, Suzuki chủ ý muốn nói: chính phủ của ông lúc này vẫn «giữ lại lời bình luận», nghĩa là không bình bình luận gì cả. Điều tai hại là Suzuki đã dùng đến chữ «mokusatsu» để diễn tả thái độ đó của ông. Trong Nhật ngữ mokusatsu có nghĩa: khôngđếm xỉa đến, coi khinh, bỏ qua. Các hãng thông tẩn khi loan tin cuộc tiếp xúc với báo chí của Suzuki đã nhắc lại động từ mokusatsu tai hại đó. Hai ngày sau trong một cuộc họp báo chính thức Suzuki nhấn mạnh đến nghĩa đó bằngcách nhắc lại động từ mokusatsu. Lần này ông không có sự lựa chọn nào khác vì phe quân phiệt đòi hỏi chính phủ phải có lập trường cứng rắn đối với Potsdam. Như vậy Đồng Minh hiểu rằng: tối hậu thư của họ bị Nhật coi là điều không đáng bình luận, không đếm xỉa đến.
Lầm lỡ của Đông Kinh không hề được viên chức nào cải chính. Ngoại trưởng Togo dồn hết chú ý vào Mạc Tư Khoa. Tại đây đại sứ Sato nhận định: Đông Kinh quả đang sống trên mây và đã mất hết ý thức về thực tại. Sato vội vã khuyến cáo ngoại trưởng Togo: «Tuyệt đối không thể có một lý do gì khiến cho Staline lúc này thay đổi đường lối của mình, và ký kết một sự thỏa thuận nào đó với Nhật Bản».Sato quả đã hiểu tình thế, nhưng tiếng nói của ông từ bên kia bờ Châu Á gửi về, chỉ là tiếng kêu trong sa mạc.
Tại Potsdam, Truman phản ứng với thái độ «mokusatsu» của Nhật như người ta có thể đoán được. Ông ra lệnh cho cơ quan nguyên tử tiến hành mọi việc theo chương trình đã định.
Bộ trưởng chiến tranh Stimson thảo luận.Trong nhật ký ông ghi một cách tiếc hận: «Chúng tôi phải tiến hành... để chứng tỏ bản tối hậuthư thật sự có cái nghĩa như nó nói». Stimson viết thêm "bom nguyên tử quả là thứ vũ khí thích ứng bậc nhất», khi được đem dùng vào việc này.
Tổng thống Truman chủ trương dành cho Nhật vài ngày để trả lời yêu sách đầu hàng vô điều kiện. Thời hạn vài ngày đó đã gần hết.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig