Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chuyện Bí Ẩn Thường Ngày
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mắt Xanh, Mắt Đỏ
1
Họ ở xa tít tắp dưới chân tôi, trông nhỏ xíu như đầu những cái đinh ghim. Tôi thấy sợ và thật đơn độc. Nếu buông thang tôi sẽ bị ngã ngay lập tức. Tôi sẽ rơi, sẽ vật vã, nhào lộn trong không trung. Không, tôi không được nghĩ tới chuyện đó. Gió thổi ù ù làm tóc tôi xõa ra. Cái thang cần cẩu vươn lên tít tận trời cao. Tôi có nên tiếp tục leo nữa hay không? Hay là xuống? Những ngón tay của tôi lạnh giá và cứng đơ đơ. Ai có thể giúp tôi đây? Chỉ có cái rôbốt nhỏ bé là có thể làm được chuyện này. Một tay tôi ôm chặt cái thang, còn tay kia tôi cố với cái rôbốt nhỏ tý xíu của mình. Tôi chỉ sợ ngã. Với những ngón tay run rẩy tôi tìm cách lấy cái rôbốt ở trong túi. Nếu như tôi tuột tay để rơi nó thì tôi không còn biết sẽ phải làm gì nữa. Tôi nói khẽ:
- Ôi rôbốt bé bỏng của ta, mi là cơ hội cuối cùng của ta đấy. Tôi kéo mũi nó và hai con mắt của nó bắt đầu động đậy.
2
Bốn giờ đồng hồ đã trôi qua kể từ lúc cái rôbốt bé bỏng của tôi giúp tôi ra quyết định. Và kể từ lúc bố và mẹ làm trái tim tôi tan nát quặn đau thì hai mươi bốn giờ đồng hồ đã trôi qua. Bố nói:
- Này, Hary, bố có tin không hay cho con. Bố và mẹ sẽ chia tay nhau. Bố mẹ không còn yêu thương nhau nữa.
Bố còn nói rất nhiều, nhưng tôi chỉ còn nhớ được có thế. Tôi chạy tới chỗ mẹ và ôm choàng lấy bà. Nước mắt tôi làm ướt đầm mặt mẹ. Có phải vậy không, hay là ngược lại nhỉ? Sau đó tôi chạy lại với bố và ôm cổ ông. Bố cũng khóc. Tôi kêu lên:
- Thế còn con, con thì sao?
Bố nhìn tôi buồn bã. Ông nói:
- Con phải chọn. Mẹ sẽ không ở đây nữa. Con có thể đi cùng với mẹ hoặc ở lại đây. Bố mẹ không muốn ép buộc con. Tất cả là do con tự quyết định. Con không phải vội, hãy suy nghĩ cho kỹ. Con phải tự quyết định lấy.
Tôi làm sao có thể tự quyết định những chuyện như vậy? Tôi cảm thấy mình như một cái kim giữa hai thỏi nam châm. Một thỏi hút tôi về phía bên này, một thỏi kéo tôi về phía bên kia. Còn tôi thì ngồi ở giữa. Tôi nhìn bố mẹ. Tôi yêu bố mẹ tôi. Tôi không biết mình phải làm gì. Đêm hôm đó gió bão ầm ầm, tôi trùm chăn kín mít và khóc thút thít. Sáng hôm sau tôi mặc quần áo. Còn có hai đôi tất, một đôi màu xanh, một đôi màu đỏ. Tôi không biết phải chọn đôi nào, tôi chìa tay định với đôi tất xanh nhưng lại ngần ngại. Tôi có cảm giác mình đã có một quyết định sai lầm. Thế là tôi cầm đôi tất đỏ, nhưng việc làm đó cũng không đúng.
Lúc đó cái rôbốt bé bỏng đã giúp tôi. Các bạn biết không, cậu ta có hai cặp mắt khác nhau. Nếu kéo mũi cậu ta thì mắt cậu ấy sẽ quay tít lên như bánh xe ở cỗ máy đánh bạc tự động. Có khi mắt xanh hiện ra nhưng cũng có khi là mắt đỏ, không ai có thể đoán trước được cả. Tôi lấy cái rôbốt ở trên giá và kéo mũi. Những con mắt của nó quay tít lên đến mức tôi không nhận ra màu gì cả. Sau đó dừng lại. Màu xanh. Tôi nói:
- Mắt xanh, tất xanh.
Tôi đi đôi tất màu xanh và mặc quần áo tươm tất. Sau đó tôi vào phòng ăn. Bố đã đi làm, chỉ còn mẹ ở đó. Mẹ hỏi:
- Con ăn cornflakes hay musli?
Tôi nhìn hai cái hộp nhưng không biết nên quyết như thế nào. Tôi lấy cái hộp cornflakes nhưng trong đầu lại nghĩ khác. Lấy musli hơn. Nhưng cái đó cũng không đúng. Làm thế nào bây giờ? Còn có một cách giải quyết khác. Tôi kéo mũi rôbốt của mình. Tôi tự nhủ: "Màu xanh là cornflakes". Mấy con mắt lại xoay tít và dừng lại ở màu đỏ. Tôi nhún vai tự bảo: "ừ thì lấy musli".
3
Tôi hôn mẹ, cầm rôbốt và đi tới trường. Tôi bước đi nặng nề và cảm thấy thật mệt mỏi, buồn bã. Không còn lâu nữa tôi sẽ quyết định đi với mẹ hoặc ở lại với bố. Mà tôi thì không thể làm được điều đó. Cuộc sống đầy những quyết định oái oăm, hãi hùng. Tôi chậm rãi bước đi, mắt như dính vào hai bàn chân.
Bỗng tôi dừng bước. Một con bướm đầy lông nằm lả trên mặt đường. Nó còn sống nhưng nằm yên bất động. Nó rơi từ trên cành cây xuống và không còn sức để bay lên. Có lẽ không lâu nữa nó sẽ bị dẫm nát. Tôi chỉ cần cúi xuống, nhấc nó lên và đặt lên cây. Tôi có cứu con bướm hay không? Tôi bèn hỏi ý kiến rôbốt. Tôi kéo mũi nó, mắt nó quay tít và tôi tự nhủ thầm: "Xanh là nên, đỏ là đừng". Những con mắt quay lia lịa, sau đó chậm dần và dừng lại – màu xanh. Tôi nói với con bướm: - Hôm nay là ngày may mắn của mày đó, bướm ơi. Tôi cẩn thận đặt nó lên một cái lá cây và ngay lập tức con bướm bắt đầu ăn. Tôi cảm thấy phần nào dễ chịu hơn. Tôi đã cứu được con bướm. Cái rôbốt của tôi quả có ích khi cần phải có những quyết định. Tôi đi tới góc đường và trông thấy một cảnh thật kinh sợ. Tim tôi như thắt lại. Hàng trăm con bướm đang giãy giụa vô vọng ngay trên mặt đường. Có lẽ cơn bão đã thổi chúng giạt tới đây. Tôi nghẹn ngào hỏi rôbốt:
- Ta có nên cứu những con bướm này không?
Những con mắt lại đảo lia lịa. Tôi tự nhủ: "Xanh là nên, đỏ là không". Câu trả lời là nên. Tôi cúi xuống và nhấc những con bướm lên. Tôi hết cúi xuống lại đứng lên không biết bao nhiêu lần. Những con bướm dường như biết ơn, chúng vội bám chặt vào những cái lá và ăn lấy ăn để. Thời gian trôi nhanh, phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ tôi mới đưa được một số bướm vào nơi an toàn. Tôi biết mình sẽ đến lớp muộn mất. Thế là cái rôbốt đã gây khó dễ cho tôi. Cuối cùng tôi mất trọn một giờ đồng hồ để cứu lũ bướm và cho tất cả lên cây.
Tôi nhìn đồng hồ. Tôi muộn mất đúng một tiếng đồng hồ. Ông Hanson sẽ nhìn chằm chằm vào cửa sổ văn phòng. Ông ta sẽ lao như một con rắn khi thấy tôi bước vào sân trường. Thật là ê chề. Tôi nhìn chằm chằm cái rôbốt của mình. Tôi bảo nó:
- Thế là mày thành công rồi đấy. Lần này là lần cuối cùng tao hỏi ý kiến mày nên quyết định như thế nào.
Giờ thì tôi biết cái rôbốt chỉ mang lại những điều không may cho mình. Bỗng nhiên tôi thấy tóc gáy mình dựng lên. Có ai đó đang nhìn tôi! Tôi linh cảm thấy điều đó. Khi quay lại tôi nhận ngay ra bà Weeck, bạn của mẹ. Bà quỳ hai đầu gối và đang nhổ cỏ vườn. Bà cười với tôi và khum những ngón tay vẫy tôi tới chỗ bà. Bà nói: - Cháu chờ bác một tí. Nói xong bà nặng nề đi vào trong nhà để mặc tôi đứng đợi. Phải một lúc lâu sau bà mới quay ra và đưa cho tôi một chiếc phong bì nhỏ. Bà nói: - Bác đã trông thấy cháu cứu lũ bướm nhỏ tội nghiệp như thế nào. Cháu thật là một cậu bé tốt bụng, không có đứa trẻ nào lại làm được như thế. Đây là phần thưởng dành cho cháu - và bà dúi vào tay tôi cái phong bì. Tôi có nên nhận hay không? Có hay không? Tôi không chắc chắn lắm. Tôi kéo mũi cái rôbốt. Xanh. Hai con mắt xanh nhấp nháy với tôi. Xanh là được. Bà Weeck đã quay vào nhà. Tôi nở nụ cười rạng rỡ và reo lên:
- Cháu xin cám ơn bác!
4
Tôi rảo chân tới trường. Tôi chưa bao giờ lại đi học muộn như thế này. Tôi xé cái phong bì và ngó vào. Một tờ 50 đôla. Tôi thật không ngờ một chút nào. Cái rôbốt bé bỏng mang lại cho tôi biết bao điều may mắn. Lần nào cũng vậy, mỗi khi tôi hỏi, nó đều có những câu trả lời đúng đắn. Máy hoạt động thật tuyệt. Nhưng còn chuyện tới trường thì thế nào đây? Làm sao tôi có thể thoát được con mắt xoi mói của ông Hanson? Hay là? Tôi tìm một câu hỏi. Một câu thôi, để hỏi rôbốt. "Ta có thể bỏ học được không? Không tới trường ấy mà?". Tôi kéo mũi nó. Khi mắt nó ngừng không xoay nữa thì hiện lên màu xanh. Hai màu xanh liền, nó bảo tôi có thể trốn học.
Thật là một quyết định tuyệt vời. Đây là một phương pháp tốt nhất để người ta có thể quyết định làm hay không làm. Tất cả những điều mà rôbốt khuyên tôi nên làm đều tỏ ra hữu ích. Tôi bước chậm hơn, một nhóm các cụ đứng choán đường đi. Họ đứng chờ trước cửa hàng bán đồ ăn, cửa hàng này chuyên bán món hamburger gói để mang theo. Một bà quản lý các cụ trông khó đăm đăm đang điều khiển mọi người.
- Nào, bà đừng đứng chắn ngang đường đi như thế này.
Bà ta hét to với một bà cụ vẻ nghễnh ngãng rồi ra lệnh:
- Bà đứng ở đây, để tôi vào lấy xa-lát cho.
Một ông già nói:
- Cô ơi, cho chúng tôi mua mỗi người một cái hamburger nào.
Khuôn mặt các cụ như rạng rỡ hẳn lên. Một cụ khác cũng nói:
- Cho tôi một hamburger.
- Phải, một hamburger. Mọi người đồng thanh reo to
- Ham - bur - ger, ham - bur - ger, ham - bur - ger.
Mắt các cụ ngời sáng, nếp nhăn trên mặt nở ra như những nụ cười. Bà quản lý lại quát to:
- Thôi đi nào, làm gì mà ầm ĩ lên thế, người ta đưa cho cái gì thì ăn cái nấy.
Bà ta nói với các cụ mà như nói với một bầy trẻ con.
Nụ cười trên khuôn mặt các cụ bỗng biến mất y như những con bướm bị gió thổi tung rơi lả tả từ trên cây xuống. Bà quản lý đi vào trong cửa hàng. Một cụ ông nói với tôi:
- Này, cháu có cái gì thế?
Ông gật đầu ra hiệu cái rôbốt. Ông cụ có vẻ người hiền lành. Cụ bảo tôi cụ tên là Fred. Cụ chăm chú lắng nghe khi tôi trả lời. Các cụ khác cũng tập trung nghe tôi giảng giải. Các cụ vây tròn xung quanh tôi vừa gật đầu vừa cười có vẻ rất thích thú khi tôi kể với các cụ về chức năng của rôbốt. Cụ Fred lắc đầu bảo:
- Tôi không thích như thế. Làm như vậy khác nào chỉ trông chờ vào may rủi.
Nhưng tất cả các cụ khác thì rất khoái chí. Một cụ nói rất to:
- Cháu cho nó hoạt động thử xem nào.
Một cụ khác đề nghị:
- Phải đấy, cháu làm cho chúng tôi xem đi!
5
Tôi nhìn những khuôn mặt vui vẻ của các cụ. Tại sao lại không? Tôi rút đồng 50 đôla và hỏi rõ to:
- Ta có nên khao mọi người không?
Sau đó tôi kéo mũi rôbốt. Con mắt nó xoay lia lịa. Tôi hét lên:
- Xanh là đồng ý.
Một cụ già móm không còn cái răng nào bảo tôi:
- Hamburger, hãy hỏi nó xem 15 hamburger có được không?
Tôi đáp:
- Okay, ta mua 15 xuất hamburger nhé? Được hay không nào?
Tôi kéo mũi của cái rôbốt bé bỏng.
Khi mấy con mắt đứng dừng lại hiện ra màu đỏ. Ông già móm tiu nghỉu. Ông hét to:
- Hai mươi, cháu thử hỏi nó xem, hai mươi có được không?
Những người khác cùng reo lên:
- Phải đấy, hai mươi, hai mươi xuất hamburger.
Tôi hỏi rôbốt, lần này mắt hiện lên màu xanh. Mọi người reo hò vui sướng. Tôi đi vào trong cửa hàng và gọi hai mươi xuất hamburger. Không thấy bóng bà quản lý đâu cả. Có lẽ bà ấy đi vào nhà vệ sinh. Các cụ nhai bỏm bẻm, có vẻ đói lắm. Vài ba cụ vỗ vai tôi và tôi cảm thấy thật thoải mái vì đã đem lại niềm vui cho các cụ. Riêng cụ Fred vui vẻ lắc đầu từ chối không ă n món hamburger.
Cụ nói:
- Tôi chờ món xalát.
Ông cụ móm nói:
nào.
- Thử một chuyện khác đi cháu. Hỏi nó về một việc khác xem
Cụ ấy có vẻ hồi hộp nóng lòng lắm. Cụ trông ra vệ đường và thấy chiếc xe buýt đỗ ở đó. Cụ reo lên:
- Hay lắm, chiếc xe buýt! Này, cháu thử hỏi xem chúng ta lấy cắp chiếc xe buýt này được không?
Mọi người cười đắc ý, mồm đầy hamburger và reo lên:
- Xe buýt, xe buýt, xe buýt!
Tôi băn khoăn không biết nên làm thế nào. Bà quản lý là người có trách nhiệm với chiếc xe này. Nhưng, cóc cần! Tôi nói với rôbốt:
- Chúng ta lấy xe buýt nhé?
Rồi kéo mũi nó. Mấy con mắt xoay tít. Xanh. Xanh là được. Các cụ chạy vội chạy vàng, xô đẩy, chen lấn nhau lên xe. Các cụ cười thích thú và nói oang oang:
- Bọn mình ăn cắp xe, ăn cắp xe.
Tôi vào hùa với các cụ. Ông cụ móm nhảy tót lên buồng lái và khởi động xe. Cụ khoe:
- Lão ngày xưa đã từng lái ô tô đua ở Philip Island, năm lần giành giải nhất, sáu lần giải hai, mười một giải cả thẩy.
Cụ nhả côn và chiếc xe lao đi. Tôi nhìn qua cửa xe ô tô và thấy bà quản lý lắm điều hớt ha hớt hải từ trong cửa hàng hamburger chạy ra. Bà ta giơ nắm đấm và la hét om xòm. Mọi người hò reo vẫy bà ta, vài ba người chụm ngón tay làm những ký hiệu không đứng đắn. Cụ Fred ngồi phía sau xe, mặt đầy vẻ lo âu ái ngại. Chiếc xe buýt phóng với tốc độ cao, tới gần một ngã tư. Cụ móm hỏi:
- Đi lối nào đây, phải hay trái?
Tôi đáp:
- Cháu không biết.
Cụ quát:
- Thì hỏi nó xem nào!
Tôi kéo mũi và hỏi:
- Rẽ trái được không?
Mấy con mắt xoay lia lịa, xe buýt vẫn chạy vùn vụt. Đến giữa ngã tư bỗng phanh kít lại bất thình lình và xe bị văng đi. Một bức tường gạch lao với tốc độ kinh khủng về phía chúng tôi. Mấy con mắt dừng lại ở màu đỏ. Tôi hét lên:
- Phải, bác rẽ phải đi!
Cụ móm gò mình đánh tay lái cho xe rẽ phải, bánh xe miết vào mặt đường kêu kin kít kéo theo một vệt khói xanh. Xe của chúng tôi chỉ cách bức tường chừng mươi xăng ti mét. Những người lái xe phía sau bóp còi inh ỏi. Họ có vẻ bực tức lắm. Nhưng những hành khách ngồi trong xe buýt lại rất hứng thú, cười nói vui vẻ để tận hưởng cuộc phiêu lưu đầy thú vị này. Cụ móm gào lên:
- Thế nào đây, nhấn ga nhé?
Câu trả lời là xanh.
Cụ móm y lệnh, nhấn ga và xe lao đi vun vút. Bỗng tôi nghe thấy tiếng là lạ. Tiếng còi xe cảnh sát rú inh ỏi mỗi lúc một gần.
Chết rồi, chúng tôi bị cảnh sát rượt theo. Cụ móm hỏi:
- Dừng xe hay chạy trốn?
Có ai đó nói:
- Dừng xe.
Đó là giọng bác Fred.
Bác cúi mình ra phía trước và rút chiếc chìa khóa khởi động. Bác nói:
- Liều lĩnh như thế là đủ rồi.
Chiếc xe buýt rùng mình và đột ngột đứng khựng lại. Các cụ lục tục bước ra khỏi xe và vẫn cười khoái trá khi xe cảnh sát đã tới gần. Tôi lẩn ra phía sau đám đông và thì thầm:
- Chạy, có hay là không?
Tôi kéo mũi máy rôbốt. Mắt nó xoay lia lịa và dừng lại ở màu xanh.
Tôi nhìn quanh quẩn tìm đường chạy trốn. Bỗng tôi trông thấy cái cần cẩu và cái thang dài ở phía bên cạnh. Tôi lại thì thầm:
- Cần cẩu, có được không?
Tôi hy vọng sẽ thấy con mắt màu đỏ. Nhưng mà không. Con mắt xoay tít và dừng lại ở màu xanh. Bác Fred bảo tôi:
- Thôi đưa đây!
Bác giật cái rôbốt từ tay tôi và xoay nó ra đàng sau. Phía lưng nó có một cái nắp. Bác lật cái nắp và vặn vẹo gì đó ở cái núm. Không biết bác ấy làm gì! Tôi hét lên:
- Không, bác đừng làm như thế, trả lại cho cháu đi! - Và giật lấy rôbốt từ tay bác Fred.
Một chú cảnh sát to cao, dữ tợn hét oang oang với đám đông:
- Ai là người chịu trách nhiệm về tất cả những chuyện ở đây?
Tất cả im phăng phắc. Sau đó lão móm quay về phía sau và chỉ vào tôi:
- Nó đấy, chính thằng nhóc này đấy!
Tôi ù té chạy. Tôi rảo chân chạy rất nhanh về phía cái cần cẩu. Cả đội cảnh sát rượt đuổi theo tôi. Rồi đám các cụ, cả bà quản lý đều chạy theo và hét ầm lên:
- Đứng lại, đứng lại.
Cuối cùng bà ta trượt chân còn tôi thì chạy bán sống bán chết về phía cái cần cẩu. Tôi ngước mắt nhìn lên, chân tay run lẩy bẩy. Tôi cảm thấy đầu mình như một quả bóng buộc vào một đầu dây. Tôi không muốn leo lên cái cần cẩu một tý nào, nhưng cái rôbốt đã ra lệnh cho tôi. Tôi đặt chân lên dóng thang đầu tiên và bắt đầu leo dần từng bước một. Tôi ngước mắt nhìn mây, nhìn trời và tự nhủ lúc này chớ có nhìn xuống dưới!
6
Thế là tôi lơ lửng giữa trời. Tôi lên đến giữa cái thang thì đứng chết dí ở đó. Tôi sợ thót tim nên không thể tiếp tục leo được nữa. Mà tôi lại càng sợ hơn nếu phải leo xuống. Đám người đứng ở dưới lố nhố như những cái đầu đinh ghim. Tôi đứng ở đây cũng đã khá lâu, hai bàn tay tôi như bị liệt, chân cứng đơ đơ không còn một chút cảm giác gì nữa. Tôi phải làm ngay một cái gì đó nếu không nhất định tôi sẽ bị rơi xuống đất như những con bướm rơi từ những cái cây xuống. Chỉ có điều sẽ không có ai đỡ tôi dậy và đặt tôi vào chỗ cũ. Bây giờ có ai đó đang leo bậc thang đi lên. Tôi không nhận ra người đó là ai vì xa quá, nhưng tôi có cảm giác người đó là bố tôi. ại, nếu như chẳng may bố bị ngã thì lỗi là do tôi. Tôi không biết mình phải làm gì. Tôi sờ soạng tìm cái rôbốt và rút mũi nó. Tôi giương mắt nhìn những con mắt rôbốt. Nhưng chúng đứng im thin thít. Tôi kêu lên:
- Trời ơi, sao lại thế này!
Tôi từ từ leo xuống từng bậc một mặc dù biết rằng việc này rất nguy hiểm. Cuối cùng tôi cũng xuống được tới mặt đất. Bố và mẹ ôm chầm lấy tôi. Các cụ già reo hò sung sướng, bác Fred nhìn tôi mỉm cười. Mấy người cảnh sát có vẻ bực bội lắm. Một người nói:
- Nó làm như vậy có khác nào tự tử hoặc làm người khác bị thương!
Bố tôi nói:
- Hôm nay cháu nó không được bình thường. Chúng tôi có nói với cháu chúng tôi sẽ ly hôn.
Mẹ tôi khóc thút thít. Khi về đến nhà, tất cả òa ra khóc.
Tôi hy vọng lúc này bố mẹ tôi sẽ nghĩ lại và không ly hôn nữa. Nhưng mà không. Cuối cùng thì tôi vẫn phải quyết định về chuyện giữa tôi với bố và mẹ. Tôi sẽ đi với mẹ hay là ở lại với bố? Tôi ngồi trên chiếc giường nhỏ của mình và muốn thử cái rôbốt một lần nữa. Tôi kéo mũi nó và bảo:
- Xanh là theo bố - mấy con mắt xoay tít rồi đứng lại, y như lúc nãy ở trên cần cẩu! Tôi quẳng cái rôbốt ra ngoài cửa sổ rồi đi vào phòng.
Bố và mẹ đang ngồi trong đó. Tôi nói rất to:
- Con nghĩ kỹ rồi. Bố mẹ bỏ nhau chứ đâu phải là con. Bố mẹ tự quyết định lấy, đây là chuyện của bố mẹ, không phải chuyện của con. Bố mẹ tôi nhìn nhau và tất nhiên cả hai người đều thấy tôi nói có lý.
7
Cuối cùng thì mọi chuyện kết thúc không phải là quá tồi tệ. Tuy rằng bố mẹ tôi vẫn bỏ nhau, nhưng mẹ không rời khỏi thành phố này. Mẹ tôi thuê một căn hộ cũng ở gần đây. Có lúc tôi ở với mẹ, có lúc tôi đến với bố. Tôi có quyền lựa chọn. Khi bố có chuyện bực bội, tôi đến với mẹ ít hôm, sau đó tôi lại về với bố. Mọi chuyện thực ra có thể tồi tệ hơn nhiều. Còn cái rôbốt? Nó đã bị mấy đứa trẻ tìm thấy khi chúng đi qua đường. Tôi mỉm cười và nghĩ đến bác Fred và đến những việc mà bác ấy đã làm. Một đứa trong bọn trẻ nói:
- Này, trông cái rôbốt này mà xem, nó có hai mắt xanh và hai mắt đỏ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chuyện Bí Ẩn Thường Ngày
Paul Jennings
Chuyện Bí Ẩn Thường Ngày - Paul Jennings
https://isach.info/story.php?story=chuyen_bi_an_thuong_ngay__paul_jennings