Vùng Biển Lặng epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Tập 4
áng nay, ở nhà buồn thật là buồn. Bích Ty theo me ra phố với bác Huy. Cu Quang đi học hè bên nhà cô Hạnh, còn bà nội thì đau lưng nằm trong buồng. Em mở ngăn kéo lấy kim chỉ ra thêu, chị Nữ về làng không thấy lên. Hôm kia chị nhắn với ông Rớt dưới đò đến bảo ba chị đau nặng lắm, chị phải ở lại với mạ săn sóc cho ông. Có lẽ còn lâu lắm chị mới có thể trở lên giúp việc lại đượ. Me bảo bà nội:
- Tội nghiệp con Nữ hiếu thảo, còn nửa tháng lương thôi cho nó luôn. Bữa nay còn nghỉ hè, con Vy ở nhà trông cửa hàng giúp me và nội được rồi.
Hôm trước, me có bàn với nội việc dẹp cửa hàng tạp hóa nầy đi, bây giờ me đủ sức lo cho gia đình rồi. Nhưng bà nội không chịu, nội bảo:
- Cửa hàng đồ gốm bên chợ An Cựu đã sang cho người ta rồi. Chừ còn cửa hàng ni để buôn bán kiếm lời mà đành dẹp nữa hay sao?
Me nói:
- Thưa mạ, mai mốt con về bên kia rồi thì cửa hàng còn ai trông nom. Mạ đã già yếu rồi, cần dưỡng sức cho khỏe. Con Thúy Vy bận đi họ. Nuôi người giúp việc thì thời buổi ni biết ai mà tin cậy được, chi bằng mạ nghỉ đi đừng buôn bán chi nữa, hàng tháng con sẽ phụ giúp thêm.
Bà nội lắc đầu:
- Con có lo thì lo cho ba đứa đó đi. Còn mạ, ngày ăn ba hột cơm, con đừng bận tâm làm chi.
- Mạ nói rứa sao phải. Con đã là vợ anh Bảo thì cũng như con gái của mạ, con có bổn phận phải lo cho mạ chớ.
- Không, mạ không có ý chi hết, mạ vẫn xem con là con gái mạ. Nhưng mạ muốn nói với con là, cứ để cửa hàng đó, mạ coi ngó cho vui tuổi già.
Em biết, bà nội có tự ái to lắm, nội không muốn nhờ vả đồng tiền của bác Huy. Chỉ còn một tháng nữa, me sẽ là vợ của bác Huy và tình cảm của me sẽ theo thời gian nghiêng dần về bác Huy nhiều hơn. Em cố làm mặt vui cho me yên lòng, tuy trong tâm hồn em rối vò như tơ.
Có tiếng rên nho nhỏ, bà nội đang vén màn bước ra. Em chạy đến đỡ nội:
- Mệ ơi, mệ bớt đau lưng chưa mệ?
Bà nội mệt mỏi ngồi xuống giường:
- Me mi đi mô rồi?
Em buồn buồn:
- Me đi sắm đồ cưới với bác Huy, có dắt theo con Bích Ty nữa.
- Rứa à, răng mi không đi?
- Con mắc ở nhà ngó hàng.
- Mai chừ có ai mua chi không?
Em nhăn mũi:
- Ế quá mệ ơi, dẹp quách cửa hàng ni cho rồi.
Bà nội nổi nóng:
- Dẹp, dẹp! Hở một chút là dẹp. Thiệt chẳng khác chi me mi, không đứa mô chịu nghĩ mà thương tao hết.
Hai giọt nước mắt ứa ra trên vành mi nhăn nheo, em hốt hoảng:
- Con xin lỗi mệ, mệ đừng giận, đừng khóc nữa. Trong gia đình mình ai cũng thương mệ cả mà.
Bà nội mếu máo:
- Thương mà rứa à, thương mà bất nhơn thất đức rứa à?
Em im lặng. Em biết tính bà nội hay tự ái và tủi thân lắm. Kể từ ngày ba em mất đi, chú Minh cưới vợ đổi vào Đà Nẵng, bà nội hay ngồi khóc một mình trước bàn thờ ba. Me hiểu nội nên me hết lòng săn sóc chiều chuộng nộ. Thế mà một đôi khi, nội cũng giận me bỏ hết hai bữa cơm vì một lỗi hết sức nhỏ nhặt. Việc mẹ bước thêm một bước nữa đã làm nội khổ tâm không ít. Nhưng nội thương me, nội gượng vui bằng lòng chấp nhận giữa me và bác Hu. Hôm me ngỏ lời xin phép nội, nội nhìn lên bàn thờ ba rồi nói với me:
- Con đã cho thằng Bảo biết chưa?
Me xúc động, lời run run:
- Thưa mạ, đêm nào con cũng thầm khấn nguyện anh Bảo phù hộ cho gia đình mình, phù hộ cho ba đứa con nên vóc nên người. Con vẫn nhớ anh Bảo, con vẫn thương anh Bả. Thưa mạ, anh Bảo là người đàn ông duy nhất mà con yêu kính muôn đời.
Tiếng reo của Bích Ty cắt đứt nguồn tư tưởng em:
- Chị Vy ơi! Chị Vy ơi! Em có cái ni đẹp lắm.
Con bé ôm con vịt bằng cao su to phồng che lấp cả người giơ lên cao:
- Me mua cho em để mai mốt em ra cửa Thuận tập bơi đó chị Vy.
Me bước vào, bác Huy theo sau mang trên tay nhiều gói lớn. Me đến bên bà nội:
- Sáng ni mạ thấy trong người khỏe không mạ?
Em nhanh nhẩu:
- Bà nội đau lưng đó me ơi!
Bà nội gạt đi:
- Con Vy nhiều chuyện, đau chi mô mà đau.
Me lo lắng:
- Để con bóp dầu cho mạ, nghe mạ.
Bà nội cản:
- Thôi, tao bớt rồi. Kìa, con Vy xuống pha nước cho bác Huy dùng đi con.
Bác Huy ngồi xuống ghế:
- Dạ, bác để mặc cháu.
Em bưng nước lên, me gọi:
- Thúy Vy, đến me biểu.
Me mở gói giấy lớn nhất, lấy ra hai sấp hàng tuyệt đẹp. Một sấp mướt như nhung màu bích ngọc, và một xấp màu hồng điểm những cành hoa phớt vàng và xanh nhạt thật trang nhã:
- Hàng Pháp mới về đó con. Me mua cho con hai áo dài để mặc cho có với người ta.
Me tránh nhắc đến ngày vui của me trước mặt em. Ngày đó, em cũng sẽ khoác áo mới vào người. Chỉ khác một điều, chiếc áo mới đó màu sắc vô cùng rực rỡ chứ không trắng toát một màu như tấm áo tang ngày ba mất. Em mân mê lớp vải mịn màng:
- Con còn nhỏ, mặc áo dài đắt tiền làm chi cho phí, me cho dì Nguyệt đi.
Me kéo em ngồi cạnh me, nựng má em:
- Me muốn con gái quí, con gái tiên của me phải ăn mặc thật đẹp, thật sang trọng như một cô công chúa.
Me quay sang bác Huy:
- Phải không anh?
Bác Huy gật gù:
- Thúy Vy một4 tuổi rồi, đâu còn nhỏ nhít gì, để me làm đẹp cho.
Me như nhớ ra điều gì:
- Chết, quên mất.
Me chạy đến chiếc giỏ xách đặt gần bực cửa, lôi ra một gói to bọc giấy nylon kín mít. Bà nội hỏi:
- Chi rứa con?
- Vịt quay mạ, để con đem ra bếp chặt dọn lên ăn, trưa rồi. Thúy Vy nấu cơm chưa con?
- Chắc cơm chín rồi me, con cắm điện từ lúc mộtmột giờ.
Bích Ty chạy vào:
- Chị Thúy Vy, có chị Cúc Nhật tìm kìa.
Em nhìn ra:
- Cúc Nhật hả? Chờ tao tí nghe.
Em lau tay vội lên tấm khăn treo trên lavabo:
- Có chuyện chi rứa Nhật?
Cúc Nhật đưa cho em tờ giấy:
- Con Hoàng Anh mở tiệc sinh nhật, nó nhờ tao sang mời mi, chiều mai 6 giờ đó.
- Rứa à. Mi định mua chi tặng nó đó?
- Chiều ni tao sang rủ mi đi phố lựa quà tặng nó nghe.
Me bưng mâm cơm đi lên:
- Cúc Nhật ở lại ăn cơm với Thúy Vy đi cháu.
Cúc Nhật lễ phép:
- Dạ thôi, xin phép bác cho cháu về kẻo ba me cháu trông. Chiều nay bác cho phép Thúy Vy đi phố với cháu mua quà sinh nhật tặng người bạn ạ.
Me cười thật tươi:
- Được, được, chiều cháu nhớ qua rủ Thúy Vy nghe.
Cu Quang đi học về vứt cặp trên bàn, me dẫn nó xuống nhà sau rửa mặt. Em nhìn theo:
- Lớn đầu rồi mà ngó như con nít mới đẻ.
Bác Huy ở lại ăn cơm trưa với gia đình, Cu Quang và Bích Ty không còn xem bác như người xa lạ nữa. Chúng nó nô đùa và đôi khi làm nũng với bác còn hơn đối với me. Me thường bảo bác:
- Anh đừng chìu hai đứa nó quá rồi chúng đâm ra lờn mặt.
Đối với em, bác Huy dè dặt hơn. Bác vẫn nhìn em bằng đôi mắt bao dung của một người cha. Nhưng trong câu chuyện, trong những vấn đề bác muốn bàn luận với em, em thấy có một sự suy nghĩ kỹ càng trước khi bác mở lời. Em không còn thấy bác dễ ghét nữa, mặc dù em biết bác đang cố gắng tạo thiện cảm với em. Bác đang muốn thay thế hình ảnh ba trong trái tim yêu kính của em. Nhưng không được đâu bác ơi! Dù cháu đã hết căm thù bác như xưa nữa, nhưng cháu vẫn không thương được bác, cháu vẫn thấy ghen với bác vì me đã san sẻ tình thương cho bác quá nhiều.
Vùng Biển Lặng Vùng Biển Lặng - Thuỳ An Vùng Biển Lặng