Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vô Gia Đình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3: Đoàn Hát Rong
Đ
êm trước tôi đã mê man trong một cơn ác mộng đầy sợ hãi lo âu, nên sáng dậy, cử chỉ thứ nhất của tôi là sờ lại giường, nhìn những vật chung quanh nhà để yên trí là trong đêm, người ta đã không bế tôi đi nơi khác.
Suốt buổi sáng hôm đó, ông Liên không nói gì. Tôi tưởng rằng dự định đem tôi đi Nhà-Phúc đã bỏ rồi. Có lẽ, mẹ tôi đã nói được cho tôi ở lại.
Nhưng đến trưa, ông Liên bảo tôi đội mũ và theo ông.
Sợ quá, tôi đưa mắt nhìn mẹ để cầu cứu. Nhưng bà ra hiệu cho tôi phải tuân lời, đồng thời, bàn tay bà sẽ đưa đi đưa lại, ngụ ý bảo không việc gì mà sợ.
Không nói năng gì, tôi bước ra theo ông.
Con đường từ nhà tôi vào trong làng xa quá, phải đi đến một giờ. Trong thời gian đó, ông không hề nói với tôi một câu nào. Ông bước khập khiễng, cổ cứng đờ, thỉnh thoảng quay cả hai vai lại nhìn xem tôi có còn theo nữa không.
Ông định đưa tôi đi đâu?
Câu hỏi này làm tôi buồn, mặc dầu bàn tay của mẹ tôi đã ra hiệu cho tôi vững lòng, và muốn thoát cái nguy hiểm tuy không trông thấy nhưng tôi đã cảm thấy tôi định chạy trốn. Vì thế, tôi cố ý đi chùn lại đằng sau. Khi nào cách xa ông, tôi sẽ nhảy xuống hố rồi trốn đi, ông không thể nào đuổi kịp tôi được.
Đầu tiên, ông bảo tôi bước theo gót chân ông. Nhưng sau đó có lẽ đoán được ý định của tôi, ông liền cầm cánh tay dắt đi.
Tôi chỉ còn nước theo chân ông thôi, hết nhúc nhích.
Chúng tôi cứ như thế mà vào tới trong làng. Trên đường, mọi người đi ngang qua đều quay đầu lại nhìn chúng tôi, vì lúc đó, tôi lếch thếch lôi thôi như một con chó giận dỗi đang bị xích cổ lôi đi.
Khi chúng tôi đến trước cửa hàng cà phê, một người đàn ông đứng nơi cửa gọi ông Liên và mời ông vào.
Ông liền nắm tai tôi và đẩy tôi đi lên trước, ông vào sau rồi đóng cửa lại. Tôi cảm thấy dể thở. Hiệu cà phê có vẻ không phải là một nơi nguy hiểm. Vả lại đã từ lâu, khi bước ngang hiệu cà phê, tôi muốn vào xem lắm.
Quán cà phê Đức Bà này không biết ấy là gì?
Đã bao nhiêu lần tôi hỏi thế?
Tôi thường trông thấy những người ở quán ra, mặt đỏ gay, chân lại run lẩy bẩy khi ra cửa. Mỗi lần tôi đi ngang qua thường nghe thấy tiếng kêu, hát ca rung cả cửa kính.
Người ta làm gì trong đó? Sau bức màn đỏ có những trò gì? Bây giờ tôi sẽ được trông thấy.
Trong khi ông Liên ngồi vào một bàn để nói chuyện với chủ quán là người đã gọi ông, tôi tìm chỗ gần lò sưởi để ngồi và nhìn liếc quanh tôi.
Trong góc gần nơi chỗ tôi ngồi, có một ông già, cao lớn, râu bạc, mặc một bộ quần áo kỳ dị chưa từng trông thấy bao giờ. Trên đầu đội một cái mũ phớt cao màu xám có cắm những lông chim xanh đỏ; mấy chùm tóc trắng bạc dài thỏng xuống tận vai. Trên người mặc một chiếc áo bằng da cừu, lông quay vào phía trong ôm chặt lấy người. Chiếc áo đó không có tay, nhưng từ hai lỗ lớn trên vai thò ra hai cánh tay mặc nhung mà một thời đã có màu xanh. Hai cái ghệt lớn bằng len cao lên đến tận đầu gối, và chúng được giữ chặt bằng những vải đỏ quấn chéo nhiều lần quanh chân.
Ông ta ngồi dựa vào ghế, bàn tay phải đỡ lấy cằm và khuỷu tay chống lên đầu gối co lại. Không bao giờ tôi trông thấy một người sống mà lại có dáng vẻ bình an như thế, chẳng khác chi một pho tượng trong Nhà Thờ.
Ở gần chỗ ông ngồi, có ba con chó đang nằm ép vào nhau cho ấm, không động đậy; một con chó trắng, một con chó lông đen và một con chó cái nhỏ lông xám, có vẻ tinh khôn và dịu dàng. Con chó trắng đội một cái mũ cảnh binh cũ kỹ, có dây da buộc xuống cằm.
Khi tôi tò mò nhìn ông già thì ông Liên và chủ quán thầm thì bàn tán. Tôi nghe thấy họ đang nói về chuyện của tôi.
Ông Liên bảo rằng ông ấy đang định đưa tôi đến gặp Xã Trưởng, để nhờ người này nói với Nhà-Phúc trả thù lao cho việc nuôi dưỡng tôi.
Điều này chắc mẹ tôi đã được biết rồi, và tôi hiểu ngay rằng nếu ông Liên nuôi tôi có lợi, thì tôi không lo sợ gì nữa.
Ông già như không để ý chuyện của hai ông kia, nhưng đã nghe được tất cả. Chợt ông giơ tay phải về phía tôi và hỏi ông Liên:
- Có phải thằng bé này nó làm phiền ông?
- Chính nó!
- Ông nghĩ rằng ban quản trị Nhà-Phúc quận ông sẽ trả công nuôi dưỡng hằng tháng cho ông chăng?
- Đương nhiên rồi! Thằng bé không có cha và tôi nuôi nó, phải có người ứng phó chi phí thì mới công bình chứ?
- Tôi không nói là không. Nhưng ông cho rằng bất cứ điều gì là công bình đều được thực hiện cả, phải không?
- Điều đó, không.
- Đúng vậy, không đời nào ông lại xin được tiền trợ cấp.
- Thế thì tôi cho nó vào Nhà-Phúc. Nếu tôi không giữ nó nữa, có luật nào lại bắt tôi nuôi nó suốt đời?
- Ngày xưa, ông đã thuận rước nó về, thế là ông đã cam kết giữ nó.
- Tôi sẽ không giữ nó nữa. Khi nào tôi cần cho nó ra đường, tôi sẽ cho nó ra.
- Có lẽ có một cách cho nó ra ngay bây giờ – ông già ngừng và nghỉ một tí rồi nói tiếp – cho nó ra ngay bây giờ mà ông lại được ít tiền.
- Nếu ông mách tôi kế đó, tôi xin thết ông một chai rượu và vui lòng thết.
- Gọi rượu đi! Việc ông tất xong.
- Chắc chắn?
- Chắc chắn.
Ông già bỏ ghế dựa, lại ngồi đối diện với ông Liên. Lạ lùng quá, khi ông đứng dậy, có vật gì lùng bùng trong áo da cừu của ông: tôi đoán trong đó có con chó con. Ông sắp nói gì? Có chuyện gì sắp diễn ra?
Tôi nhìn theo ông, lòng xúc động nặng nề.
- Ý ông muốn rằng thằng bé này không được ăn ở nhà ông lâu thêm nữa hoặc nếu nó cứ tiếp tục ăn thì người ta phải trả tiền ông, có phải thế không?
- Đúng thế, vì rằng…
- Khỏi “vì rằng”. Ông phải biết nguyên nhân đó vô ích cho tôi, tôi không cần biết nguyên nhân. Chỉ cần biết ông không muốn nuôi nó nữa là đủ rồi. Nếu vậy, ông cho tôi, tôi nuôi.
- Cho ông?
- Thì ông muốn trút gánh nặng mà!
- Cho ông một đứa trẻ như thế này, một đứa bé đẹp vì nó là một đứa bé đẹp, ông hãy coi xem.
- Tôi đã coi rồi.
- Minh, con lại đây.
Tôi bước run run đến cạnh bàn, ông già nói:
- Lại đây. Con đừng sợ.
Ông Liên nói tiếp:
- Ông nhìn lại xem.
- Tôi không bảo nó xấu, tôi không cần đến. Nuôi những quái thai không phải việc của tôi.
- Nhưng nếu là một quái thai hai đầu, hay là một thằng lùn.
- Thì ông đã không đuổi nó vào Nhà-Phúc. Ông phải biết một cái quái thai có thể có giá trị nếu người ta biết lợi dụng, hoặc cho gánh hát thuê, hoặc tự mình khai thác lấy. Nhưng mà thằng bé này không phải quái thai mà cũng không lùn, nó được cấu tạo như tất cả mọi người, thành ra nó không được việc gì.
- Được việc làm lụng chứ!
- Nó yếu quá.
- Nó yếu à? Coi lại xem. Nó khỏe như những đứa trẻ lành mạnh. Ông trông đôi chân nó kia, không có đôi chân nào thẳng thắn hơn.
Ông Liên vừa nói vừa vén quần tôi lên. Ông già chê:
- Mảnh dẻ quá!
Ông Liên nói:
- Còn hai cánh tay nữa.
- Tay cũng như chân, tạm được, nhưng không chịu đựng được nhọc nhằn lao khổ.
- Nó không chịu đựng được à? Ông nắn những bắp thịt nó xem.
Ông già đưa bàn tay xương xẩu ra sờ nắn bắp chân tôi, rồi lắc đầu bĩu môi.
Tôi đã từng chứng kiến một tấn kịch tương tự. Khi người lái đến mua bò nhà tôi. Người lái đó cũng sờ, cũng nắn. Người lái đó cũng lắc đầu, bĩu môi nói: Không phải giống bò tốt và không thể bán lại được. Rồi rốt cục lại cũng mua, cũng dắt đi. Ông già này biết đâu rồi sẽ mua tôi và dắt tôi đi không? Mẹ ơi! Mẹ Liên ơi!
Biết bao chuyện chẳng may, mà mẹ lại không ở đây, chẳng thể bênh vực tôi.
Nếu đủ can đảm thì tôi đã lên tiếng rằng chỉ đêm trước ông Liên bảo tôi mảnh dẻ, chân tay yếu đuối; nhưng tôi hiểu rằng dẫu nói lên cũng chẳng ích gì, chỉ rước thêm đòn gậy, nên tôi đành ngậm miệng nín thinh.
Ông già nói:
- Thằng bé như thế này, vơ tay là có cả lố. Nói thật với ông! Đây là đứa trẻ thành phố, thành ra không thích hợp làm việc ruộng đồng. Thử cho thằng bé dắt bò đi cày xem, ông coi nó chịu được bao lâu?
- Mười năm.
- Không đến một tháng.
- Nhưng ông hãy xem.
- Tự ông xem đi rồi biết.
Tôi đứng nơi cuối bàn giữa ông Liên và ông già, người đẩy qua, kẻ đẩy lại, nhiều lần. Sau cùng ông già lên tiếng:
- Thế này vậy, dẫu sao tôi cũng muốn có nó. Tuy nhiên, tôi chỉ thuê thằng bé chứ không mua nó. Mỗi năm, tôi trả ông 20 phật-lăng.
- 20 phật-lăng?
- Vậy là cao giá lắm rồi. Tôi trả tiền trước. Ông nhận lấy bốn đồng bạc đáng giá, đồng thời, ông cũng thoát được cái nợ.
- Nhưng nếu tôi giữ thằng bé, Nhà-Phúc sẽ trả cho tôi mỗi tháng hơn 10 phật-lăng.
- Chỉ 7, 8 phật-lăng thôi, tôi đã biết giá, mà ông còn phải nuôi nó nữa.
- Nó sẽ làm việc.
- Nếu ông cảm thấy nó có thể làm được việc, ông đã không nóng lòng xua đuổi nó đi. Người ta nhận nuôi trẻ trong Nhà-Phúc không phải vì chi phí nhận được, mà là công việc chúng làm cho họ. Chúng làm đầy tớ, những đầy tớ làm việc nhà thay vì có lương lại không được lĩnh công. Còn nếu ông nghĩ thằng bé này giúp ông được, ông phải nên nuôi nó.
- Dù sao tôi sẽ vẫn được 10 phật-lăng mỗi tháng.
- Nếu Nhà-Phúc thay vì giao cho ông, lại đưa về cho người khác, có phải ông chẳng được gì không? Có phải là ông vẫn bấp bênh chứ? Nếu ông làm giao dịch với tôi, ông không e ngại gì, ông không cần phải lo lắng, chỉ việc thò tay lấy tiền.
Nói xong, ông móc trong túi ra một chiếc ví da, đếm 4 đồng bạc trắng xóa, rồi ném lên mặt bàn, làm kêu những tiếng leng keng.
Ông Liên nói:
- Ông nên biết rằng, ngày nào đó thằng bé này sẽ có cha mẹ.
- Ích gì cho tôi?
- Có lợi cho người nuôi chứ! Nếu tôi không tính đến cái lợi đó thì không bao giờ tôi lại rước nó về.
Câu nói của ông Liên: “Nếu tôi không tính đến cái lợi đó thì không bao giờ tôi lại rước nó về” làm cho tôi khinh ghét ông ta vô cùng. Thực là con người tham ác.
Ông già nói:
- Chính ông đợi mãi, món lời ấy không đến nên ông mới định đuổi nó ra đường. Sau này nếu cha mẹ nó đến thật thì họ hỏi ai? Chắc là hỏi ông chứ hỏi gì tôi, người ngoại cuộc.
- Nếu chính ông gặp cha mẹ nó trước?
- Thế thì chúng ta giao ước rằng một ngày kia cha mẹ nó tìm đến thì món lợi phải chia đôi. Bây giờ tôi trả ông 30 phật-lăng.
- Đúng 40 phật-lăng.
- Không. Công việc của nó sẽ giúp tôi không đáng món tiền đó.
- Nào những việc gì nó sẽ phải giúp ông? Muốn chân tốt thì chân nó tốt, muốn tay tốt thì tay nó tốt. Tôi nhất định giữ giá đó. Thế ông bảo nó thích hợp việc gì cho ông?
Ông già tưng hửng nhìn ông Liên, nhắp nhắp cốc rượu rồi nói:
- Để cùng đi với tôi cho có bạn. Tôi có tuổi rồi, đôi khi sau một ngày đi rong mệt nhọc, chiều xuống, gió lạnh, mưa sa, tôi thường cảm thấy cô đơn, có nó tôi sẽ khuây lòng.
- Chắc hẳn vì thế mà chân phải cứng?
- Nó sẽ phải múa, phải nhảy, phải đi. Đi rồi lại nhảy, tóm lại là nó sẽ nhập vào đoàn ca vũ của ông Bầu Vỹ-Tiên.
- Thế đoàn ấy ở đâu?
- Ông Bầu Vỹ-Tiên là tôi. Còn đoàn của tôi, nếu ông nghi ngờ thì tôi xin giới thiệu ngay, chắc là ông cũng muốn biết.
Nói xong, ông mở cái áo da cừu ra, lấy ra một con vật lạ, ôm vào ngực. Chính con vật đó, nhiều lần tôi thấy nó lùng bùng trong áo ông mà tôi tưởng lầm là con chó con. Con vật đó là con vật gì? Có phải là con vật không? Tôi không tìm thấy tên để gọi con vật kỳ lạ đó mà tôi mới trông thấy lần thứ nhất. Hai tay và hai chân nó để trần, vì chính nó có hai tay và hai chân chứ không phải những cẳng như những con vật khác, nhưng da tay và da chân nó đều đen chứ không trắng hoặc có sắc thịt. Đâu nó cũng đen và to hơn nắm tay tôi. Mặt thì rộng và ngắn, mũi hếch có hai lỗ cách nhau, môi vàng. Nhưng điều làm tôi chú ý nhất là hai con mắt nó gần nhau, mở trừng trừng và sáng như gương.
Ông Liên kêu:
- A! Con khỉ!
Tiếng đó làm cho tôi bớt sợ vì nếu tôi chưa bao giờ trông thấy khỉ; nhưng tôi đã nghe nói đến nó một đôi lần. Vậy không phải là thằng bé tí hon đen sì đứng trước mặt tôi, là con khỉ.
Ông Vỹ-Tiên nói:
- Con này là đầu trò của đoàn tôi. Hảo-Tâm ơi! Con ra chào công chúng đi!
Hảo-Tâm đưa tay lên môi và gởi cho chúng tôi một cái hôn.
Vỹ-Tiên lại lấy tay vẫy con chó trắng, nói:
- Bây giờ, chú Lãnh-Nhi rất hân hạnh được giới thiệu các bạn trước quý khán giả có mặt tại đây.
Con chó trắng, từ nãy giờ vẫn nằm yên, vùng dậy, đứng bằng hai chân sau, hai chân trước khoanh vào ngực, cúi chào thấp quá đến nỗi cái mũ cảnh binh chấm đất.
Thi lễ xong, Lãnh-Nhi quay vào phía các bạn, một tay vẫn để ngang ngực, một tay ra hiệu.
Hai con chó khác, đã túc trực, liền đứng dậy, cầm tay nhau – như kiểu người ta dắt tay nhau – tiến lên sáu bước, rồi lại lùi xuống ba bước cúi chào toàn thể.
Vỹ-Tiên nói:
- Con mà tôi gọi là Lãnh-Nhi, có nghĩa là chỉ huy, nó là trưởng của những con chó kia. Nó thuộc giống chó Ý, rất thông minh, giữ việc truyền lệnh của tôi cho các bạn nó. Con lông đen kia, tráng kiện và phong nhã, nên gọi là Hiệp-Nhi. Còn con thứ ba, một con chó cái dòng dõi Anh Quốc, dịu dàng thùy mị, nên có tên là Thùy-Nhi. Cùng những nghệ sĩ tài ba này, tôi đã du hành qua nhiều nước, tùy theo vận khí may mắn hay là không, mà tiền thu thập được dồi dào hay ít ỏi, cũng chỉ để tồn tại trong cuộc sống này. Lãnh-Nhi!
Con chó trắng khoành hai chân trước lại.
- Lãnh-Nhi, lại đây nào, bạn của ta. Ta yêu cầu chú hãy lịch sự một chút. – mấy con vật này được dạy dỗ rất tử tế, tôi luôn luôn nói chuyện lịch sự với chúng – Chú vui lòng nói cho thằng bé đang tròn xoe mắt nhìn chú, bây giờ là mấy giờ.
Lãnh-Nhi buông xuống hai chân, đến bên người chủ, thò chân vào túi áo da, sau khi bới tìm trong túi áo khách ông già, nó lấy ra một chiếc đồng hồ lớn bằng bạc.
Nó nhìn rồi sủa lên hai tiếng rất rõ, hai tiếng mạnh mẽ rõ ràng, tiếp đó nó lại kêu lên ba tiếng nhỏ nhẹ.
Lúc ấy đúng là hai giờ ba khắc.
Vỹ-Tiên nói:
- Tốt lắm! Cám ơn chú, Lãnh-Nhi; và bây giờ chú hãy mời cô Thùy-Nhi ra nhảy dây để chúng tôi được thưởng thức tài nghệ cô một chút.
Lãnh-Nhi liền bới túi áo khách ông già lấy ra một cuộn dây. Nó ra hiệu cho Hiệp-Nhi. Con này chạy ra đứng một bên. Lãnh-Nhi ném cho nó một đầu dây. Rồi cả hai con cầm dây quay lên thả xuống. Khi dây quay đều tay, Thùy-Nhi nhảy vào trong vòng và nhảy lên, nhảy xuống dịu dàng, mắt nhìn chủ.
Ông già nói:
- Đấy ông xem. Đám học trò tôi rất thông minh. Nhưng khiếu thông minh đó cần được so sánh thì mới có giá trị rõ rệt. Vì thế, tôi muốn lấy thằng bé vào đoàn của tôi. Nó sẽ đóng vai con vật. Óc thông minh của đám học trò tôi sẽ được nổi bật lên.
Ông Liên hỏi:
- Ồ! Làm con vật…
Vỹ-Tiên nói tiếp:
- Phải có trí khôn. Tôi chắc rằng thằng bé này không chịu kém nếu nó được huấn luyện. Ta có thể tìm ngay bằng chứng nếu nó thông minh, nó hiểu, ở với ông Bầu Vỹ-Tiên nó sẽ được diễm phúc đi ngao du khắp nước Pháp và các nước khác nữa, được sống một đời tự do, không phải theo sau con bò, quanh năm suốt tháng không phải dầm dãi ở cánh đồng. Còn như nếu nó kém thông minh, thì nó khóc, nó kêu. Mà ông Bầu Vỹ-Tiên rất ghét những đứa trẻ làm tàng, ông không cần cho nó theo. Lúc đó đứa trẻ làm tàng sẽ phải vào Nhà Phúc để ăn ít và làm nhiều.
Tôi cũng khá thông minh để hiểu những câu nói ấy, nhưng từ chỗ hiểu đến chỗ thực hành có một quãng ghê gớm khó qua.
Hiển nhiên là đám học trò của ông Vỹ-Tiên ngộ thật, vui thật và được đi ngao du luôn luôn cũng là cái thú. Nhưng đi theo họ thì phải lìa mẹ tôi.
Nếu tôi không chịu đi, có lẽ tôi cũng không còn được ở với mẹ tôi nữa, người ta sẽ đưa tôi vào Nhà Phúc.
Óc tôi bối rối, nước mắt tôi ràn rụa. Chợt ông Vỹ-Tiên lấy đầu ngón tay sẽ đập vào má tôi mà nói:
- Thế là thằng bé này đã hiểu, vì nó không kêu. Nó đã biết lẽ phải. Vậy, ngày mai…
Tôi kêu lên:
- Ông ơi! Để con ở nhà với mẹ con. Con xin ông tha cho con.
Tôi đang nói, con Lãnh-Nhi kêu ầm lên làm lấp cả tiếng tôi. Nó vừa cắn vừa nhảy lên bàn chỗ con Hảo-Tâm ngồi. Con này thừa dịp mọi người quay lại nhìn tôi, bưng cốc rượu còn đầy của chủ lên uống. Nhưng Lãnh-Nhi là một trật tự viên tinh mắt đã nhìn thấy con khỉ uống vụng và là một đầy tớ trung thành đã chạy đến ngăn cản kịp thời.
Vỹ-Tiên bảo con khỉ:
- Hảo-Tâm, mi đã tham lam và ăn cắp. Lại ngay góc kia đứng quay mặt vào tường. Còn Hiệp-Nhi hãy lại canh nó cho ta. Nếu nó động đậy sẽ cho nó cái tát. Còn Lãnh-Nhi, tốt lắm. Đưa chân cho ta bắt.
Con khỉ chạy ngay vào góc tường, tiếng kêu chin chít. Còn con chó vẫy đuôi sung sướng, giơ chân cho chủ.
Vỹ-Tiên nói tiếp với ông Liên:
- Ta hãy trở lại câu chuyện ban nãy. Tôi xin đưa ông 30 phật-lăng.
- Không được. Đúng 40.
Cuộc bàn cãi bắt đầu. Ông Vỹ-Tiên ngừng lại nói:
- Thằng bé này đứng đây mãi, có vẻ buồn. Nên cho ra ngoài sân chơi một lát.
Đồng thời, ông đưa mắt cho ông Liên.
Ông Liên bảo:
- Phải đấy. Cho mày ra sân. Khi nào gọi mới được vào. Nếu không nghe tao cáu tiết.
Ra sân, tôi không còn bụng dạ nào mà chơi được. Tôi ngồi trên một hòn đá, tư lự. Cái số phận của tôi đang được định đoạt trong giờ phút này. Nó sẽ ra sao? Cái rét và cái lo làm cho tôi gai người.
Vỹ-Tiên và ông Liên bàn cãi lâu lắm, vì hơn một giờ sau ông Liên mới ra sân.
Ông lững thững ra một mình. Ông định dắt tôi giao cho Vỹ-Tiên chăng?
Ông bảo tôi:
- Thôi, đi về nhà.
Về nhà! Có lẽ tôi không phải xa mẹ tôi nữa. Tôi định hỏi ông Liên, nhưng không dám vì ông có vẻ buồn thiu.
Đường về lẳng lặng. Nhưng khi còn mươi phút nữa tới nhà thì ông Liên dừng bước, quay lại kéo tai tôi thật đau và dặn rằng:
- Về nhà, nếu mày bép xép, nhắc lại những điều mà mày đã nghe thấy ở quán cà phê thì mày chết với tao. Nghe chưa?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vô Gia Đình
Hector Malot
Vô Gia Đình - Hector Malot
https://isach.info/story.php?story=vo_gia_dinh__hector_malot