Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tình Ơi Là Tình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
V
í dụ như paula. paula người nhà quê. cho đến nay cuộc sống nhà quê nó kìm hãm cô - giống như đối với các bà chị là erika và renate, cả hai đã lấy chồng. quên cả hai đi được rồi, tựa hồ như họ không hề có mặt trên thế gian này vậy. với paula thì khác, cô là em gái nhỏ nhất trong bọn và vẫn còn có mặt sờ sờ trên thế giới này. paula 15 tuổi. đã đủ tuổi để được phép suy nghĩ xem sau này sẽ làm gì: nội trợ hay bán hàng. bán hàng hay nội trợ. ở tuổi cô thì các cô gái đồng niên đã đủ tuổi để suy nghĩ xem sau này sẽ làm gì. học hết phổ thông cơ sở rồi, đàn ông trong làng làm thợ rừng hay thợ mộc, thợ điện, thợ lắp ráp, thợ nề, hay vào nhà máy, hoặc đi học nghề thợ mộc, thợ điện, thợ lắp ráp, thợ nề, song rồi thì lại chui vào rừng làm thợ rừng thôi. các cô gái sẽ thành vợ họ. thợ săn là một nghề tốt hơn, du nhập từ bên ngoài. giáo viên và linh mục thì không có, làng chẳng có nhà thờ và trường học. cả nghề trí thức của ông trưởng cửa hàng mua bán cũng từ bên ngoài đến, dưới quyền ông luôn có ba phụ nữ người làng và một cô bé học nghề ở làng đến làm việc. các bà các cô cho đến khi lấy chồng thì vẫn là bán hàng và phụ việc bán hàng, lấy chồng rồi thì cũng hết bán hàng, vì chính họ đã bị bán đi rồi, cô bán hàng kế tiếp sẽ thế vào chỗ họ và tiếp tục bán hàng, cứ thế tuần tự thay đổi.
Năm này qua năm khác, một vòng tuần hoàn tự nhiên hình thành: sinh ra và đi làm và gả chồng và đẻ con gái làm nội trợ hay bán hàng, đa số bán hàng, con gái vào làm, mẹ về chầu trời, con gái được gả chồng, thôi việc, tự mình đẻ tiếp con gái, cửa hàng mua bán là vòng tuần hoàn tự nhiên, rau quả trong cửa hàng phản ánh các mùa và đời người với mọi hình thái thể hiện, tấm kính duy nhất trong cửa hàng phản chiếu khuôn mặt chăm chú của những cô bán hàng tập trung đến đây đợi đám cưới và đợi cuộc sống. nhưng đám cưới bao giờ cũng đến một mình, không đến cùng cuộc sống. đã có chồng thì hầu như chẳng bao giờ phụ nữ làm việc ở cửa hàng, trừ khi ông chồng vừa thất nghiệp hay bị trọng thương nặng. nát rượu thì mặc nhiên rồi.
Nghề thợ rừng của ông chồng thì nặng nhọc và nguy hiểm, thường xuyên có người đi mãi không về. vì vậy chừng nào còn trẻ họ thi nhau tận hưởng cuộc sống, từ 13 tuổi trở lên là khó có cô gái nào được họ để yên, cuộc chạy đua của cả làng bắt đầu, những cặp sừng được húc cho rụng, nghe ầm ầm khắp làng. tiếng ầm dội qua thung lũng.
Cuối thời thanh xuân của mình các chàng trai kiếm một cô vợ chăm chỉ và căn cơ về. tuổi xuân chấm dứt. tuổi già bắt đầu.
Đối với phụ nữ là chấm dứt cuộc đời và bắt đầu đẻ con. trong khi đàn ông từ tốn chín chắn và bắt đầu có tuổi và sa vào rượu bia - chả là rượu giữ sức khỏe và ngừa ung thư cho đàn ông - thì vợ họ thường hấp hối kéo dài năm này qua năm kia, lắm khi lâu đến mức họ chứng kiến cả cơn hấp hối của các con gái mình. các bà bắt đầu ghét con gái của mình và muốn để chúng chết càng nhanh càng tốt và cũng chết như chính mình ngày xưa đã từng chết. vì vậy: phải có chồng thôi.
Đôi khi có cô con gái không chịu chết nhanh như mẹ muốn, mà thích làm nghề bán hàng và sống thêm vài năm nữa! thích sống cơ! hi hữu còn có trường hợp định làm bán hàng ở thị trấn, nơi có những nghề khác như linh mục, giáo viên, công nhân nhà máy, thợ lắp ráp, thợ mộc, thợ nguội, lại còn thêm cả thợ đồng hồ, thợ làm bánh, hàng thịt, và bán xúc xích! và còn khối nghề nữa. khối lời hứa nữa về một cuộc sống tương lai tươi đẹp hơn.
Song chẳng dễ dàng gì mà trói chân được một chàng trai với tương lai tươi đẹp hơn. nghề nghiệp tử tế hơn thì cũng đem lại những thứ tử tế hơn, ai có nghề tử tế hơn thì cũng được đòi người khác phải đem lại cho hắn thứ gì tử tế hơn, tuy vậy người ta không nên chấp thuận, nếu không, cái nghề tử tế hơn đó lại muốn thứ gì tử tế hơn nữa, và chấm hết. thằng thợ phụ cưa thì đợi chứ nghề tử tế hơn thì không bao giờ. hầu như chẳng có cô gái nào từ đó trở về, ngoại trừ về thăm nhà và ẵm một đứa con hoang không bố.
Số ít ỏi còn lại thì thỉnh thoảng cũng về thăm nhà để cho bố mẹ xem mặt các cháu, xem bọn nó sống sướng ra sao, chồng thì ngoan ngoãn và có bao tiền nộp hết và chỉ rượu chè tí ti, và bộ bếp mới tinh và máy hút bụi mới và rèm cửa mới và cái bàn trong góc cũng thế và tivi mới, và bộ sofa mới mua thì mới tinh và bếp mới mua thì tuy đã qua sử dụng nhưng cũng như mới, và nền nhà thì tuy đã mòn nhưng lau chùi như mới. và đứa con gái thì vẫn còn như mới, nhưng sắp thành nhân viên bán hàng và chóng già và qua sử dụng. nhưng tại sao nó tránh được tàn tạ, khi mà mẹ nó cũng già và tàn tạ rồi? đứa con gái sắp qua sử dụng rồi, cần phải thế, và phải có ai đó thay thế từ đám linh mục, giáo viên, công nhân công nghiệp, thợ lắp ráp, thợ mộc, thợ nguội, thợ đồng hồ, hàng thịt! và hàng xúc xích! và khối thứ ê hề khác nữa. tất cả lũ ấy liên tục cần đàn bà và cũng sử dụng họ, song chính mình thì không bao giờ chịu mua một bà vợ đã qua sử dụng để sử dụng tiếp cho tàn tạ. không. giờ thì phức tạp rồi. lấy đâu ra đàn bà chưa qua sử dụng khi họ luôn bị sử dụng? không có mại dâm, nhưng có hàng đống trẻ con ngoài giá thú. những cô gái đáng lẽ không được làm chuyện đó thì lại cứ làm, mà thật ra người khác làm chuyện đó với cô chứ, người ta chăm chăm làm chuyện đó với cô, giờ thì cô đứng trơ ra đó và phải tự làm việc, kể cả công việc mà thực ra dành cho đàn ông, và đứa con ở với bà ngoại để chịu sự căm-ghét-cả-mẹ-lẫn-con. phụ nữ qua sử dụng ít khi được lấy, và nếu có thì bởi khách hàng đầu tiên. từ đó trở đi họ suốt đời phải nghe: tôi mà không lấy cô thì chẳng đứa nào lấy, lúc đó thì tự xoay tiền ở đâu ra mà nuôi con, nghĩa là đến phút cuối cùng tôi vẫn lấy cô, giờ thì cô có thể dùng tiền của tôi, sau khi tôi đã dùng tiền mua rượu trước đó rồi, bù lại thì tôi thoải mái dùng cô lúc nào cũng được, nhưng, con gái nhà này thì cấm đứa nào lấy và sử dụng bất hợp pháp, tôi sẽ chú ý để nó đừng giống mẹ nó ngày xưa cho người ta xơi TRƯỚC.
Nó sẽ đợi đến khi ai đó lấy nó, rồi sau đó, sau đó nó mới cho phép xơi. nếu mà nó cũng như cô, nghĩa là để bị xơi trước, thì sau đó may lắm lắm mới có ai lấy cho. và may mà con gái nhà này có một người bố như tôi.
Cái chết từ từ này khủng khiếp thật. và đàn ông đàn bà cùng nhau chết mòn mỏi, đàn ông trong quãng thời gian ấy còn có lúc nọ lúc kia, hắn canh vợ như con chó xích trước sân, hắn canh vợ trong khi đang chết, và trong nhà thì vợ canh chồng, canh những vị khách đàn bà đến nghỉ hè, canh con gái, canh tiền nội trợ để khỏi bị biến thành rượu. từ bên ngoài, chồng canh vợ, canh những vị khách đàn ông đến nghỉ hè, canh con gái, canh tiền nội trợ để thuổng vài đồng mua rượu. cứ như thế họ đem lại cái chết cho nhau. và đứa con gái thì sốt ruột để rốt cuộc cũng được phép chết, và bố mẹ đã sắm sửa cho cái chết của con gái: khăn lạnh và khăn mặt và khăn lau bát và tủ lạnh đã qua sử dụng. ít nhất thì chết rồi vẫn còn giữ được tươi.
Còn paula sẽ ra sao nhỉ? bán hàng hay nội trợ? nói ngần ấy thứ nhưng chớ quên paula là trung tâm câu chuyện, paula sẽ ra sao? chết sớm hay muộn? hay chẳng thèm bắt đầu sống? chết luôn? không thể đợi được vì sau đó sẽ quá muộn, và đẻ con rồi và mẹ chết luôn, thay vì chết sau lễ cưới? KHÔNG! paula muốn học may cơ. chưa bao giờ trong làng này có ai muốn HỌC thứ gì cả. sẽ không ổn đâu. bà mẹ hỏi: paula, mày không thích bán hàng sao, ở đấy có thể sẽ làm quen ai đó, hoặc làm nội trợ sau khi đã làm quen được ai đó?
Mẹ nói: paula, mày PHẲI làm nghề bán hàng hoặc nội trợ. paula trả lời: mẹ ạ, hiện tại không có chỗ đào tạo bán hàng còn trống. mẹ nói: thế thì ở nhà, làm nội trợ, giúp tao trong nhà và ngoài chuồng trại và hầu hạ bố mày giống như mẹ hầu bố và hầu cả thằng anh mày khi nó từ ngoài rừng về, tại sao mày lại phải hơn mẹ mày cơ chứ, tao chưa bao giờ là cái gì hơn mẹ tao cả, cũng là nội trợ thôi, vì hồi đó ở đây chưa có nghề bán hàng, và giả sử chẳng may có nghề ấy rồi thì bố tao đã đập chết tao rồi.
00:00 / 03:13
bố tao đã nói là tao phải ở nhà và giúp mẹ và hầu bố, khi bố đi làm về, và ra quán mua bia, đường đi về mất tám phút, đi lâu hơn thì tao bẻ cổ mày. và tại sao mày lại phải sướng hơn hả con gái của mẹ? ở nhà thì hơn, và giúp mẹ khi bố và anh gerald về nhà, và có khi tao và bố và anh mày sẽ bẻ cổ mày thật đấy, NGHE CHƯA HẲ?
Nhưng paula nói, mẹ ơi con không thích, con thích học may cơ. và sau khi học may xong thì con muốn tận hưởng cuộc sống một chút, du lịch italia và mua vé đi xem phim bằng tiền tự kiếm ra, và sau khi được hưởng cuộc sống một chút rồi thì con muốn lần nữa, lần cuối cùng, du lịch italia, và một lần nữa, lần cuối cùng thật mà, mua vé đi xem phim bằng tiền tự kiếm ra, và sau đó con sẽ tìm một tấm chồng ngoan ngoãn, hay không ngoan lắm, như bây giờ càng ngày càng thấy nhiều trong phim, và con muốn cưới và đẻ con. và con yêu chồng yêu con, yêu cùng lúc nữa, đúng thế, yêu! sẽ có hai đứa, một trai một gái. và sau đó thì con uống thuốc ngừa thai để chỉ có hai đứa thôi, một trai một gái, và lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm. và từ giờ con chỉ phải may cho bọn trẻ và cho con, và có một ngôi nhà tự xây với người chồng chăm chỉ.
Mẹ nói là tao sẽ nói cho bố và gerald biết. cả đời bà đi xem phim giỏi lắm là ba lần, và phim không hay và không làm bà thích, và bà vui mừng khi về đến nhà. tao chưa đi italia lần nào, chưa bao giờ, xem tivi thú hơn nhiều, trong đó thấy cả thế giới mà không nhất thiết muốn hoặc phải đến đó. hồi bố tao còn sống, tao làm việc cật lực vì ông ấy, sau này tiếp tục làm việc cật lực vì bố mày và thằng gerald, và bây giờ, khi mày đủ tuổi để cùng tao làm việc cật lực thì bỗng dưng mày không muốn nữa mà định học nghề may sạch sẽ. hãy quên chuyện đó đi, trước khi bố và thằng gerald phải ra tay. tao nói cho bố và gerald biết ngay đây. ngay bây giờ!
ý của bố và gerald là trong khi chính họ lao động nặng nhọc bẩn thỉu trong rừng thì paula chớ có chọn nghề thợ may nhàn hạ sạch sẽ để trốn tránh. chớ có tin rằng tránh được bố ghét khi làm cái việc sạch sẽ ấy, trong khi bố ngày xưa phải cưới mẹ vì mày, à, không phải vì mày mà vì chị mày, giờ thì chị mày có gia đình rồi nên không bị nghe chửi. nghĩa là chúng tao đã ghét mẹ mày vì được làm việc nhà sạch sẽ trong khi chúng tao phải làm những việc bẩn thỉu nặng nhọc, nghĩa là trong cơn men chúng tao đã bao nhiêu lần đánh cho mẹ mày thừa sống thiếu chết, nghĩa là chúng tao đã ném đôi ủng bẩn thỉu vào mặt mẹ mày và cái quần bẩn thỉu lên ghế, ném cái quần lao động bẩn thỉu lên bộ ghế đệm hồi-ấy-còn-mới, nghĩa là mày cũng muốn được chúng tao ném đôi ủng bẩn thỉu vào mặt và cái quần bẩn thỉu lên ghế để tí nữa phải đi cọ rửa chứ gì? chúng tao có giây phút nào quên được sự ghét bỏ thành thật và sạch sẽ đối với mẹ con mày không? không. thấy chưa! trừ hôm sinh nhật, lễ thiên chúa giáng sinh hay khi xảy ra tai nạn trầm trọng, vậy mà mày định đi học may!
Nhưng paula vẫn tiếp tục ngắm cuộc sống tươi đẹp hơn, bất cứ nơi nào cô túm được nó, bất cứ đâu, trong rạp xem phim hay ở đám khách nghỉ hè, nhưng bao giờ thì cuộc sống tươi đẹp hơn ấy cũng là của người khác, chẳng khi nào của mình.
Thỉnh thoảng cô vẫn nói: lương học nghề thì bố mẹ cũng cần chứ, và nghề bán hàng thì thật ra cũng phải học chứ. và áo cưới của con, bố mẹ nghĩ xem, lúc đó thì con tự may lấy áo cưới!!! và con cũng may đồ cho mẹ, và cho bà và cho cô và cho mọi người, tất cả mọi người. và tiết kiệm được khối tiền, và con gặp nhiều người sạch sẽ, và chính con cũng là một trong những người sạch sẽ ấy, vì con tự may áo dài mới cho mình để có thể vừa mắt một người đàn ông tử tế hơn.
Và mọi người sẽ nói là con sạch sẽ, và thậm chí có thể được một anh thợ mộc, thợ nề, thợ lắp ráp hay anh hàng thịt lấy làm vợ! hay hàng xúc xích!
Và paula ngắm suốt ngày cuộc sống tươi đẹp hơn ấy như một cái gì mà một ngày nào đó cô có thể sở hữu được, mặc dù nó không được tạo ra cho cô.
Và, vì cô không đáng phải làm việc nhiều, hay vì ông bố tối đến muốn yên tĩnh, và vì ông không thể giết chết cô được, ngay cả khi ông rất muốn, bởi vì đơn giản là ông quá mệt để nổi đoá lên một lần thứ hai, và vì nói cho cùng thì ông cũng chẳng thèm quan tâm, và vì paula hứa cả trăm thứ, kể cả hứa tối đến giúp mẹ trong chuồng trại, và vì tiền là tiền, cuối cùng paula vẫn cứ được học may.
Và kể từ giờ phút đó trở đi, paula nhìn cuộc sống tươi đẹp hơn với cặp mắt khác hẳn, như một thứ gì đó mà người ta thậm chí có thể vớ lấy được, cho dù trước hết người ta phải lên gấu và chiết eo đã.
Nghĩa là những năm học nghề của paula bắt đầu trong cuộc sống tồi tệ hơn và sẽ chấm dứt trong cuộc sống tươi đẹp hơn. hy vọng những năm ấy không chấm dứt trước khi chưa kịp chính thức bắt đầu.
Và hy vọng là cuộc sống tươi đẹp hơn ấy không rơi vào tay người mà sau khi lên gấu và chiết ly biết đâu lại không mặc vừa nữa!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tình Ơi Là Tình
Elfriede Jelinek
Tình Ơi Là Tình - Elfriede Jelinek
https://isach.info/story.php?story=tinh_oi_la_tinh__elfriede_jelinek