Chương 4
ưới áp lực của chính phủ Trung cộng, Emmanuel bị đuổi về Pháp. Trung cộng buộc tội Emmanuel đã tài trợ cho các phong trào chống đối chính phủ, và đã hành động phản lại tư cách ngoại giao của mình. Emmanuel báo cho các nhà báo Tây phương biết những gì đã xảy ra cho Thu An, và tin tức nói về Thu An bỗng nhiên trở thành những hàng tít lớn trên báo chí thế giới.
Khi Emmanuel trở về Ba Lê vào một ngày tháng Mười lạnh lẽo, rất đông phóng viên vây quanh chàng và đặt rất nhiều câu hỏi về Thu An và mối tình của hai người.
- Thu An có phải là một người chống lại chính quyền Trung Cộng không?
- Không.
- Cô ta đã làm những gì?
- Cô ta chẳng làm gì cả.
- Vậy tại sao cô ta bị bắt giữ?
Emmanuel buồn bã trả lời, "Tại vì cô ta không may đi yêu một người Pháp."
Emmanuel vận dụng thời giờ và tìm sự trợ giúp của các viên chức chính phủ, và trả lời thật nhiều các cuộc phỏng vấn. Tháng Mười Một, các thân hữu của Emmanuel tổ chức một cuộc biểu tình, và cuộc biểu tình này lôi cuốn hàng trăm người khác tới tham gia. Các biển ngữ xuất hiện khắp thành phố, "Hãy Trả Tự Do Cho Lý Thu An." Hội Ân Xá Quốc tế xác nhận Thu An là một tù nhân của lương tâm.
Trong khi đó Thu An bị ghép vào tội "Phản động, hành động tồi bại" và "xúc phạm đến danh dự quốc gia." Nàng bị kết án và bị lưu đầy làm lao công cưỡng bách tại một nơi cách bắc Kinh 28 dặm, trong một tình trạng gần như cô lập. Sự cô đơn làm nàng tê dại. Nàng không được phép vẽ và đọc sách nữa. Người ta bảo cho nàng biết Emmanuel đã trở về Pháp và đã quên nàng rồi. Nhưng lúc nào Thu An cũng nhớ về Emmanuel. Rồi một hôm nàng được gọi lên văn phòng của quản đốc trại lao động cải tạo.
Hắn hỏi nàng, "Tại sao cô quan trọng đối với người Pháp như thế?"
Thu An chỉ biết lắc đầu trước câu hỏi này. Nhưng đêm đó, khi nằm trên chiếc ghế bố nhỏ hẹp, nàng cảm thấy vô cùng êm ái. Emmanuel đã không quên nàng.
Tình Ngỡ Như Trăng Lạnh Tình Ngỡ Như Trăng Lạnh - Nguyễn Vạn Lý