Tình Khúc epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 4 -
ảo Khuyên lăn tròn một vòng trên giường, tay ôm gối, mắt nhắm nghiền lại cố xua khỏi tâm trí những hình ảnh cô nhìn thấy bên nhà Đăng trưa nay.
Thế là Khuyên đã biết những cô gái trẻ, đẹp, ăn mặc sang trọng đúng moden vào nhà anh để làm gì rồi. Thật ghê tởm đáng khinh bỉ. Vậy mà Bảo Khuyên lại mơ mộng nghĩ Đăng như về một người hùng xuất hiện kịp thời, kịp lúc để cứu mẹ cô tai qua nạn khỏi.
Thật ra Khuyên, mẹ và cô Hai đều lầm Đăng. Ai cũng tưởng anh là người đàng hoàng. Bản thân cô cũng tin như vậy, dù Khuyên biết Đăng giao thiệp rộng, quen nhiều cô gái chỉ nhìn thoáng qua cũng biết không phải con nhà tử tể
Thở dài một cái, cô ray rứt chẳng biết có nên nói với mẹ những gì mình thấy không, khi dạo này bà rất qúy Đăng. Bà xem anh như ân nhân của mình vì nghĩa cử hào hiệp. Bỏ bạc triệu ra trang trải thuốc men, viện phí, mà bà hoàn lại thì Đăng xua tay bảo: "để thư thả".
Lúc đó Khuyên vô cùng sung sướng khi nghĩ rằng anh làm thế tất cả vì mình. Bây giờ cô lại xấu hổ khi qúa bộp chộp chủ quan. Cô không hiểu gì về Đăng hết dù hai người đã trò chuyện với nhau nhiều hơn trước. Đúng là cô chưa hiểu gì về Đăng hết
Nhếch môi đầy cay đắng, Bảo Khuyên lại nhớ tới trưa nay. Mẹ sai cô mang bọc nho sang biếu Đăng, việc này cũng thường vì hổm rày mẹ vẫn hay trả lễ như thế mỗi khi có người mang qùa đến thăm bệnh thế nhưng việc làm đầy ý nghĩa này hôm nay với cô thật đầy ấn tượng
Khi bước vào, Bảo Khuyên thấy Đăng nằm dài trên salon, tay phì phà điếu thuốc. Cô chưa kịp gõ vào cánh cửa khép hờ, thì từ trong một cô gái bước ra, điều làm Khuyên chết sững là cô ta không mặc quần áo, thân thể mà cô nhớ là trắng hồng, tươi mát như vừa mới tắm xong ấy đượcc quấn hờ trong một chiếc khăn lông màu đỏ, ngắn củn cởn. Cô ta nhún nhảy tới salon và sà xuống nữa nằm nữa ngồi kế Đăng. Vừa lúc đó anh nhìn thấy Khuyên nên vội bật dậy đi như chạy tới cửa.
Khuyên nhìn anh bằng ánh mắt khinh bỉ, cô nghe giọng mình run lên:
Mẹ tôi gửi cho anh. Xin lỗi! tôi không cố ý
Đăng cầm bọc nho và giữ chặt tay cô, Khuyên mím môi giật tay về và chùi vội vào áo.
Giọng Đăng trầm xuống gần như thì thầm:
Bảo Khuyên, nghe anh giải thích
Khuyên lạnh lùng:
Xin lỗi! Tôi không có thời gian và cũng chả thắc mắc gì để phải nghe giải thích
Cô đã chạy như bị ma đuổi về nhà và thẩn thờ như mất hồn lạc vía cả trưa nay. Nếu lús đó Khuyên đứng lại, Đăng sẽ giải thích ra sao nhỉ? Những lời của cô mới ngốc chứ
Nói thế có khác nào thú nhận rằng: "Tôi rất quan tâm tới anh, tôi giận anh, và tôi ghen".
Bảo Khuyên buồn bã giấu mặt vào gối. Cô nằm mãi đến khi nghe tiếng bà Lý gọi:
Khuyên à! có khách
Cô mới vùng dậy bước xuống bếp, giọng mệt mỏi:
Ai vậy cô Hai?
Hoàng An với bà Hồng Hạc nào đó. Con ra mang nước cho khách đi.
Tự dưng Khuyên chớp mắt khi nghe nhắc đến An. Anh đã tỏ ra rất lịch sự khi vài ba hôm lại ghé thăm mẹ, và lần nào An tới Khuyên cũng chui tọt vào bếp. Cô không muốn trái tim mình cứ phải phân vân khi nghĩ một lúc tới hai người con trai. Khuyên đã trọn Đăng, và cô đã lầm, liệu Hoàng An có bù đắp được những hụt hẫng cô đang mang không?
Nhìn mình trong gương cô vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trên trán, mỉm cườii làm duyên rồi bưng khay sinh tố đu đủ ra. Khuyên không muốn An nhìn thấy vẻ ủ dột của mình lúc này.
Vẫn như những lần trước, Bảo Khuyên sẽ làm duyên dáng chào khách của mẹ và dĩ nhiên thế nào cô cũng được nghe khen: ngoan, dễ thương, và mẹ sẽ mỉm cười hài lòng
Khách thăm mẹ hôm nay là bà Hồng Hạc, người cô từng nghe An kể về cuộc đời. Bà ta không phải là người hạnh phúc dù giàu có. Khuyên chợt nôn nóng gặp mặt để xem bà ấy như thế nào. Cũng vì bữa tiệc chiêu đãi bà ta mà mẹ bị nạn, bà ta đến thăm mẹ là đúng thôi
Nhẹ nhàng đặt ly nước xuống bàn, Khuyên hết sức dịu dàng:
Mời cô và anh An dùng nước
Đang nói chuyện với bà Dung, bà Hồng Hạc vụt ngước nhìn lên. Mắt bà nhíu lại tò mò rồi ngạc nhiên:
Đúng là cô bé rất giống Tố Lan cháu gái tôi, Hoàng An nhận xét không sai chút nào.
An tủm tỉm cườii:
Vậy là hôm nay có người chứng minh lời của anh trước kia là đúng rồi nhé
Bà Hồng Hạc bưng tách trà lên uống và tiếp tục câu chuyện đang nói dở với bà Dung.
Bảo Khuyên không thấy tự ái, cô mừng vì khỏi phải nghe những lời khen lấy lòng ở đầu môi chót lưỡi mà các bà bạn mẹ cô vẫn hay khen.
Khẽ lếc An một cái, Khuyên tới bàn ngồi cắm đầu vào vở. Anh chàng thủng thỉnh bước tới ngồi ghế kế bên, giọng ngọt như mía lùi:
Gần thi rồi chắc em học giữ lắm?
Khuyên lơ lửng:
Đâu có, tôi học tài thi phận mà. Cố làm chi cơ chứ?
Nhìn đăm đăm gương mặt Khuyên, An tỏ vẻ lo lắng:
Vậy sao trông em xanh xao, hốc hác thế?
Hốt hoảng Khuyên đưa tay sờ lấy mặt, cô bồn chồn vì nhận xét của An. Chả lẽ cô xuống sắc đến thế sao? Ngày nào cũng soi gương mấy lần, Khuyên có thấy gì đâu.
Đang còn Hoàng mang, Khuyên bỗng nghe An thầm thì:
Nhưng em như vầy mới đẹp và thu hút, đôi mắt này hớp hồn bao nhiêu người rồi?
Bảo Khuyên cau mày:
Anh đừng có nói xàm nữa. Cô Hạc của Tố Lan ngồi đó, anh không thấy mắc cỡ khi đi tán người khác sao?
An nhún vai:
Anh nói đúng lời của trái tim mình, chớ có tán ai đâu mà mắc cỡ
Bĩu môi Khuyên dài giọng:
Y như hát cải lương, chỉ tiếc tôi lại thích nhạc póprock.
Mắt An ánh lên tinh quái:
Gì chứ Pop-Rock bạn thì bạn anh và con bé Hoàng Điệp rành lắm. Có một thời tụi nó là dân có nghề nổi tiếng của disco Topten đó
Khuyên khịt mũi:
Chuyện bạn bè, em út của anh sao lại nói với tôi. Lạ thật!
Tại vì anh biết em rất muốn nghe. Nầy nhé! Hắn là dân nhảy chuyên nghiệp nên chuyện đưa gái nhảy về nhà qua đêm là chuyện thường tình. Đeo đuổi một cô gái nào đó là thói quen của hắn. Trong thời gian đeo đuổi hắn diễn kịch hay đến mức khó cô nào từ chội Đến khi cá đã cắn câu rồi thì...chậc...chậc...Hắn sẽ phớt tỉnh như chưa bao giờ quen biết
Bảo Khuyên nhịp nhịp tay trên bàn:
Tội nghiệp những con cá đã bị hắn câu. Nè! Cá nhà anh chắc phải ướp muối nhiều lắm, nên mới còn tươi đến bây giờ
An hơi khựng lại, nhưng anh mau chống nói:
Ôi! Con bé Điệp thì nhằm gì. Nó có bản lĩnh riêng chứ!
Khuyên mỉa mai:
Tôi đã thấy bản lĩnh của chị ấy rồi. Thật dữ dằn!
An tinh quái:
Anh chỉ sợ em không có được chút nào bản lĩnh khi bị...đá như con bé Điệp ấy chứ
Điều đó anh khỏi phải lo - Rồi không dằn được lòng, Khuyên nói - Chưa lần nào tôi nghe hắn nhắc tới anh, ngược lại anh đi nói xấu bạn mình nhiều qúa! Đúng là nhiều chuyện
Hoàng An hất mặt lên:
Nhưng toàn những chuyện có lợi cho em. Con gái dễ động lòng trước những nghĩa cữ đẹp lắm!
Khuyên gằn từng tiếng:
Anh nghĩ vậy là lầm:
Hai người im lặng trừng mắt nhìn nhau. Bảo Khuyên bỗng ghét gương mặt đẹp trai và đôi môi mỏng đang cười ỉm chi của An chưa từng thấy.
Cô đứng dậy định bỏ vào trong thì nghe có tiếng người gọi mình. Hậm hực ném về phía An một cái liếc, Khuyên ngoe nguẩy bước ra.
Tới sân cô thấy cu Tin, em của Trúc Ly đang đứng xớ rớ bên tủ kem.
Khuyên ngạc nhiên:
Chuyện gì vậy cu Tỉn
Thằng nhóc chớp mi:
Chị Hai đưa chị cái này nè
Đưa tay cầm mảnh giấy, cô giơ ra trước đèn nheo mắt đọc:
"Bài tập lý khó qúa, tao mò hoài không ra, xin dì Dung tới học với tao đi! Tối nay ba mẹ lại trực, tao không bỏ nhà được..."
Tốt thôi! Có cớ để bỏ gã lẻo mép ngồi một mình rồi.
Vò đầu thằng bé cô cười:
Cưng về nói chị Hai chuẩn bị, chị sẽ sang ngay với ba hủ yaourt.
Chẳng đợi cô nói dứt câu, thằng bé đã nhảy chân sáo ra cửa. Khuyên vội vã bước vào nhà
Chưa kịp mở miệng, bà Dung đã hỏi?
Ai vậy Khuyên?
Bảo Khuyên ngập ngừng:
Dạ, cu Tin. Nó bảo Trúc Ly làm bài tập lý không được, con bé định tới đây nhưng khổ là dì Thu lại trực đêm.
Bà Dung ngắt lời:
Vậy con tới nhà nó. Bạn bè phải giúp nhau.
Nhưng còn mẹ thì sao?
Bà Dung mỉm cườii:
Đã có cô Hai ở nhà, con khéo lo!
Mặt Khuyên tươi hẳn lên, cô ríu rít:
Cám ơn mẹ! Con sẽ về trước chín giờ
Khuyên chạy vội về bàn học lấy sách vở. Cô chợt nghe bà Hạc nói với mẹ:
Con gái tôi chắc trạc bằng cháu Khuyên. Rất tiếc tôi không còn nó nữa...
Bà Dung trầm giọng:
Tôi có nghe chị Nhi nói cháu trai bị tai nạn xe hơi. Nhưng không rõ con gái chị qua đời vì lý do gì?
Bà Hạc kêu lên:
Ồ! Cháu vẫn còn sống, vẫn còn sống
Bà Dung vội vàng nói trong nỗi ngạc nhiên:
Ôi! Xin lỗi chị. Tôi bộp chộp quá.
Ngước mặt nhìn bà Hạc, Khuyên thấy mặc bà ta thẩn thờ như đang nghĩ ngợi điều gì. Rồi thở dài một cái, bà thì thầm đau đớn:
Nhưng nó ở đâu tôi không biết, mẹ con tôi thất lạc nhau khi con bé mới bảy tháng tuổi.
Bảo Khuyên tròn mắt nhìn bà Hạc, cô buột miệng;
Bảy tháng tuổi! Chưa biết đi, làm sao lại thất lạc hả cô?
Giọng bà Hạc như nghẹn lại:
Người ta đã đánh cắp nó.
Bà Dung phẫn nộ:
Ai lại làm chuyện độc ác thế này chứ!
Nhè nhẹ lắc đầu, bà Hạc ngập ngừng:
Tôi không thể nói trước được, nhưng lần này về nước, tôi nhất định tìm cho ra con gái mình dù biết đây là chuyện mò kim đáy biển
Bà Dung ái ngại nhìn bà Hạc:
Muốn tìm lại cháu ít nhất chị phải có một đầu mối gì đó
Tôi hiểu chứ. Suốt tháng nay tôi đã nhờ người đi tìm cái gọi là đầu ối như chị vừa nói.
Bảo Khuyên tò mò nhìn kỳ bà Hạc hơn. Cô nhận ra những nét nhăn nằm sâu trong khoé mắt đuọc trang điếm khá kỹ của bà. Những nếp hằn năm tháng này chứng tỏ bà đã trải qua một khoảng thời gian dài nhọc nhằn về thể xác, lẫn đau khổ về tâm hồn
Tự dưng Khuyên thấy cảm thông với bà, cô nhỏ nhẹ nói:
Cô là người tốt. Cháu tin chắc cô sẽ gặp lại chị ấy mà
Bà Hạc cười héo hắt:
Sao cháu biết cô là người tốt?
Khuyên ấp úng:
Điều này cháu không biết, mà cảm nhận bằng trực giác
Bắt gặp cái nhìn nghiêm nghị của mẹ, cô vội vàng nói:
Xin lỗi cháu đã qúa lời. Cháu xin phép cô ạ!
Quay sang phiá An, cô rất ư dịu dàng:
Anh An ở chơi nhé!
An đứng lên nói nhỏ:
Chơi với ai đây chứ? Em đúng là qủy quái, kiếm cớ bỏ anh ngồi một mình cho đành
Khúc khích cười, Khuyên chạy tuốt ra đường, ngang nhà Đăng, cô thấy đèn tắt tối om, cửa kín then cài. Không có ai ở trong, nhưng chuyện đó liên quan gì tới cô cơ chứ?
Thở dài, Khuyên lầm lũi bước cho nhanh. Tới nhà Ly, cô đứng ngoài rào gọi vọng vào.
Cu Tin từ trong phóng ra, miệng nhai nhép nhép
Bảo Khuyên kêu lên:
Tôi chết! chị quên đem yaourt rồi.
Vừa mở cửa, thằng bé vừa nói:
Đâu có sạo Em có món khác ngon hơn nhiều. Món này để dành được, chớ đâu như yaourt phải ăn liền
Bảo Khuyên hỏi:
Món gì mà em khen giữ vậy?
Chocolate! Hết ý luôn, có chừa phần chị nữa đó!
Thằng bé cười hì hì kéo tay Khuyên vô phòng khách. Cô đứng khựng lại khi thấy người ngồi trên salon không phải là Truc Ly. Khuyên muốn chạy về nhà, nhưng hai chân cô cứ ù một chỗ. Thật qúa bất ngờ
Bảo Khuyên ấp úng khi Đăng tiến về phía mình:
Tại sao anh ở đây? Trúc Ly đâu?
Đăng trầm giọng:
Ly vừa vào trong.
Trấn tĩnh lại, Khuyên nghiến răng:
Anh tài thật! Định tán tỉnh cả Trúc Ly. Con bé thuộc gia đình tử tế, buông tha nó đi!
Trừng mắt nhìn Khuyên, Đăng từ tốn:
Bất chấp em nghĩ gì, anh muốn nói chuyện với em.
Tôi không muốn nghe.
Đăng lầm lì:
Em phải nghe.
Anh buộc tôi à?
Bảo Khuyên nghênh nghênh nhìn lại Đăng. Hai người kình nhau trong im lặng
Trúc Ly bước ra, con bé reo lên:
Hay qúa! Nhân vật chính tơí rồi. Hai qúy vị cứ tự nhiên đi. Tôi sẽ biến ngay.
Kéo tay Trúc Ly lại, Khuyên gằn tiếng:
Mày nói vậy là sao? Gọi tao tới để biến à?
Ly tròn xoe mắt rất ngây thơ:
Chớ chả lẽ ngồi đây làm kỳ đà?
Bảo Khuyên cau có:
Tao không hiểu mày nói gì
Đăng chen vô:
Anh đã nhờ Trúc Ly mời em tới vì muốn giải thích nhiều điều...
Giọng Khuyên lạnh tanh:
Nhà tôi lúc nào cũng mở cửa và rất hiếu khách, cần gì anh phải làm thế! Hừ! Tôi về đây.
Trúc Ly nhăn nhó cản lại:
Đừng Khuyên! Mày giận tao à? Thật ra tao chỉ muốn tốt cho cả hai. Có chuyện gì hiểu lầm cứ từ từ giải thích phải hay không? Lúc nào cũng ào ào như tàu siêu tốc --Ấn Bảo Khuyên xuống salon, đã thông tư tưởng xong mới được về đấy! Tao đi làm bài lý đây!
Khuyên làm thinh hất mặt nhìn trần nhà. Lòng cố dịu lại và bắt đầu giao động khi nghe Đăng mở lời:
Anh muốn giải thích về chuyện trưa nay ở nhà anh.
Bảo Khuyên bướng bỉnh:
Không liên quan tới tôi, tôi không nghe.
Giọng Đăng thản nhiên nhưng đầy uy quyền:
Dúng là không liên quan, nhưng em là hàng xóm của anh, em phải nghe để hiểu đúng láng giềng chứ!
Cho dù là như vậy, anh cũng đâu cần bày trò gạt tôi tới đây vào lúc này.
Không tự ái trước câu nói của Khuyên, Đăng khẽ nói:
Không được gặp riêng em. Không được ngồi kế em, đêm nay anh sẽ thức trắng vì mất ngủ
Người Khuyên nóng bừng lên. Dù vừa nghe An nói Đăng diễn kịch rất xuất sắc, cô cũng không sao ngăn cảm giác thích thú, khi được tán tỉnh bằnh những lời du dương như hát ấy, con nhỏ ngố ạ!
Nghiêm mặt lại cho thật khó khăn, Bảo Khuyên gằn giọng:
Đừng xọ chuyện nọ qua chuyện kia nữa. Anh muốn giải thích gì nói hắt đi cho rồi.
Đăng trầm tỉnh:
Trước tiên anh muốn biết em nghĩ thế nào về anh?
Khuyên so vai hờ hững:
Chả nghĩ gì hết, đầu óc tôi bận học hành
Nhưng khi thấy cô gái quấn cái khăn tắm củn cởn trong nhà nhà anh. Chắc em cho rằng anh là người vô đạo đức, thay nhân tình như thay áo?
Bảo Khuyên cuộn tròn quyển vở trong tay, cô dài giọng:
Điều này tôi nghĩ từ lâu rồi, chớ không phải mới trưa nay. "Mỹ nữ" xuất hiện ở nhà anh là chuyện như ăn cơm bữa mà. Chỉ tại tôi vô ý nên phải mục kích một màn chướng mắt thôi
Đăng điềm đạm:
Phải nói em chưa quen mắt mới đúng. Với anh những cô gái ấy là khách hàng, anh chỉ quan hệ với họ vì công việc và chấm hết
Khuyên châm chọc:
Đó là loại công việc gì mà kinh dị thế? Tôi nhớ anh không phải họa sĩ cũng không phải là điêu khắc gia, nên các cô ấy đâu thể nào là người mẫu của anh.
Khoanh tay trước ngực, Đăng nói:
Anh đã nói họ là khách hàng của anh. Họ tới thuê anh xăm mình
Nhỏm người lên khỏi salon, Khuyên hỏi lại với vẻ ngạc nhiên cùng cực:
Anh vừa nói gì? Xăm mình à?
Đăng chậm rãi gật đầu:
Đó là nghề tay trái của anh. Xăm mình là model thời thượng của dân chơi hiện giờ đó
Bảo Khuyên vuốt vuốt tóc:
Nhưng... nhưng đây đặc quyền của giới anh chị giang hồ kia mà. Sao con gái lại...lại...
Đăng chép miệng:
Anh đã bảo xăm mình là model mà! Họ là những người lập dị, muốn được thiên hạ để ý ngưỡng mộ. Họ còn là gái nhảy, gái giang hồ muốn gây ấn tượng với khách bằng những hình xăm trên ngườii thật đặc biệt, ở những vị trí thật khó tưởng tượng, như vị trí xăm của cô nàng trưa nay chẳng hạn
Mặt Khuyên đỏ ửng lên, cô thấy khó chịu vì những điều anh vừa nói
Dường như Đăng biết Khuyên mắc cỡ, nên anh phân trần:
Xin lỗi! Nếu những lời vừa rồi chói tai em, nhưng thực tế cuộc sống luôn có mặt trái mà em chưa biết tới
Bảo Khuyên trầm ngâm:
Tôi nghĩ anh đâu khó khăn đến mức phải làm nghề này để kiếm sống?
Đăng gật đầu xác nhận:
Đúng vậy! Nhưng dù sao anh cũng kiếm khá bộn tiền nhờ nó. Giúp thiên hạ làm đẹp theo kiểu ngông nghênh, lập dị của họ, đâu có gì sai phải không?
Khuyên xua tay:
Tôi không biết -- Rồi cô tò mò -- Anh học cái nghề đặc biệt có một không hai này ở đâu vậy?
Đăng cườii cười:
Đã là nghề có một không hai làm sao có người dạy. Anh tự làm thôi. Cũng đâu có khó khăn gì, ăn thua quen tay và biết sáng tạo mẫu cho đẹp, độc đáo phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Mẫu thế nào thì gọi là độc đáo?
Đăng thoải mái tựa lưng vào ghế. Anh phấn khởi khi Bảo Khuyên đã hết làm mặt ngầu với mình, cô lại còn quan tâm tới công việc của anh nữa chứ.
Đăng giải thích:
Xăm mình trên người nhưng cũng phải biết tôn ty lớn nhỏ. Thông thường bộ Tứ Linh gồm Long, Ly, Quy, Phụng là chỉ có dân anh chị thuộc hàng đại ca, có máu mặt trong giới giang hồ mới được đặc quyền xăm, như lúc nãy Khuyên đã nói. Sau đó là tới bộ mãnh thú như sư tử, hổ báo, rồi độc thú gồm bồ cạp, rắn cũng dành cho giới dân chơi. Ai cũng cầm kim xăm được hết, hơn nhau ở chổ làm sao cho con vật sống động như thật. Và mẫu mà phải đặc biệt, thậm chí duy nhất, chỉ có một mới nghệ thuật và mới moi nhiều tiền của thiên hạ được
Bảo Khuyên vuốt mũi:
Còn các cô gái? Họ xăm hình gì?
Đăng ngập ngừng một chút:
Bông hoa, bướm, chim, đủ thứ và dĩ nhiên không thiếu trường hợp các nữ quái yêu cầu xăm rắn, bò cạp, sư tử, đại bàng
Khuyên thắc mắc:
Tại sao anh vào nghề này?
Đăng xoa cằm:
Đầu tiên cũng vì bạn bè. Anh có thằng bạn chơi thể thao, hàng ngày hắn thích vận áo thun ba lỗ, quần short tới các cậu lạc bộ tập thể hình để cử tạ. Thấy nhiều gã xăm hình bắp tay bắp chân, hắn mê lắm nên mới định xăm. Ai ngờ gã làm nghề này hét giá cao qúa, hắn chịu không thấu đành ôm hận trở về, nhưng lòng tức anh ách
Thế là anh xăm cho ảnh?
Đúng vậy!
Bảo Khuyên tủm tỉm cười:
Hắn ta gan thật. Lỡ anh xăm đại bàng thành gà mái thì chết!
Hơi chồm người ra trước, Đăng nói:
Anh đâu tệ dữ vậy. Dù không phải như họa sĩ nhưng ngoài trường kiến trúc ra, anh cũng là dân mỹ thuật công nghiệp mà. Với anh, vẽ mấy con vật trang trí ấy có khó gì. Nói thế chứ trước khi xăm vào da hắn, anh phải bỏ cả tuần đế xăm thử vào da heo mua ở chợ. Tới lúc ưng ý với tác phẩm rồi, anh mới làm đẹp cho bắp tay hắn một chú bò cạp lửa đỏ chót mà khắp đất sài gòn này bảo đảm tìm mỏi mắ vẫn không ra con thứ hai--Ngừng nói một chút như để thăm dò thái độ của Bảo Khuyên, Đăng mới tiếp tục -- Hắn ta có thân hình lực sĩ, thích phô trương, nên từ khi có còn bò cạp đeo bắp tay, lúc nào hắn cũng chơi áo ba lỗ để khoe " tác phẩm nghệ thuật" này. Tiếng lành đồn gần, tiếng giữ dồn xa, chả biết thiên hạ đồn gì mà dân chơi ùn ùn kéo tới năn nỉ ỉ ôi xin xăm giùm
Bảo Khuyên gật gù:
Và anh trở thành chuyên nghiệp từ đó?
Ồ không! Anh chỉ làm theo kiểu tài tử thôi, phải hứng thú mới có tác phẩm đẹp
Khuyên hấp háy mắt:
Anh cho đây là việc sáng tạo nghệ thuật sao?
Đăng nhứn vai:
Anh không cho là gì hết. Như đã nói với em, đây là nghề tay trái, có thu nhập khá so túi tiền sinh viên. Dĩ nhiên anh làm không phải vì túng thiếu, mà vì thích.
Bảo Khuyên bĩu môi:
Sở thích của anh và những người lập dị kia là theo đuôi tụi tây, trông gớm chết
Đăng có vẻ riễu cợt:
Ai nói với em xăm hình theo đuôi phương Tây? Này nhé, ông bà ta từ thời họ Hồng Bàng, đã biết xăm mình để xuống biển mò ngọc trai không bị thủy quái ăn thịt rồi đó!
Khuyên liếc anh một cái sắc hơn dao lam:
Xì! Nói chuyện với anh thật thấy ghét. Ý anh muốn nói xăm mình là một hình thức nhớ về cội nguồn chắc?
Đăng nhìn cô, giọng thật ấm:
Anh không biện minh cho việc làm đó. Nhưng nếu em ghét, anh sẽ giải nghệ
Bảo Khuyên chớp mi tránh ánh mắt nóng bỏng của Đăng, cô yếu ớt:
Sao anh nói vậy? Tôi đâu có quyền ghét hay ưa việc làm của anh.
Đăng nghiêng nghiêng đầu ngó Khuyên:
Nhưng nếu anh bỏ nghề, em vẫn thích hơn phải không?
Khuyên làm thinh, hai gò má cô đỏ ửng lên trông thật đáng yêu. Đăng thấy nhẹ nhõm trong lòng khi nghĩ cô bé đã nghe lời con sói hoàn lương rồi. Bảo Khuyên đúng là cô bé ngây thơ, nhưng anh không còn là con sói gian ác nữa
Từ lúc quen Khuyên tới nay, Đăng đã thôi vờn những con thiêu thân ham lao vào đèn ở những sàn nhảy. Tự nhiên anh chán ngang xương cái không khí ồn ào, hừng hực như muốn xốc dựng người ta lên của Break Dancing. Anh quá chán các cô gái trẻ nhưng rất sành sỏi ăn chơi, vừa nhai chewing gumthổi vỡ bong nóng bụp bụp, vừa dập Rap liên tục đến mức không nhấc nổi chân tay lên. Ngược lại, Đăng muốn trái tim mình đập mạnh, mỗi khi ngồi ngoài hiên chờ Khuyên thướt tha trong tà áo dài đi học về ngang nhà. Đăng muốn nghe cô ríu rít kể trăm ngàn chuyện ở lớp học, và muốn được nghe cô chanh chua trêu ghẹo rồi cất tiếng cườii giòn tan mỗi khi anh vờ thua, không đáp lời được
Đăng muốn được yêu qúy Bảo Khuyên trong thầm lặng, không phô trương. Anh thật sự hạnh phúc khi nhận được những tình cảm trong sáng ngây ngơ cô dành cho mình
Chắc chắn Bảo Khuyên có nghĩ tới anh, Đăng qúa lọc lõi để nhận ra điều này. Lúc trưa, khi cô bé giật mạnh tay lại, rồi vội vã chạy về nhà, anh không chịu nỗi vì bứt rứt. Đăng ân hận đã không nói với cô về cái nghề qủy quái nhưng rất dễ hái ra tiền của mình từ trước để bây giờ khó xử.
Sau năm sáu tiếng đồng hồ miệt mài với tác phẩm của mình, Đăng đi ra đi vào không yên, anh sợ Khuyên hiểu lầm rồi buồn bực ảnh hưởng tới việc học, và anh chịu không nổi khi nghĩ Khuyên đang rất khing mình nên vừa nhìn thấy chiếc Dream của An ngừng trước nhà cô, Đăng vội ba chân bốn cẳng chạy tới cầu cứu Trúc Ly. anh lo cái lưỡi độc địa của An sẽ làm Khuyên giao động thêm trước những gì đã thấy nên vội tìm Ly. Cô bé mồm mép lách chách này chắc sẽ giúp anh gặp được Khuyên, nếu tối nay mẹ Ly lại trực đêm.
Và vận may lại mỉm cười với Đăng khi Trúc Ly sốt sắng nhờ cu Tin bắn tin với Bảo Khuyên. Anh đã nói hết những điều cần nói rồi. Khuyên có thông cảm chưa nhỉ?
Đăng lặnh thinh nghe cô bé thủ thỉ:
Thật ra trưa nay tôi hoảng vô cùng khi nhìn thấy vây. Tôi không quen sự tự nhiên qúa trớn như thế. Phải chi trước đây anh nói về việc này thì đâu có hiểu lầm
Bỗng dưng Đăng thấy xốn xang. Anh ngập ngừng thú nhận:
Vẫn còn nhiều chuyện anh chưa thành thật với em.
Bảo Khuyên cong môi:
Như chuyện mẹ anh phải không? Lần đó tôi ghét anh ghê gớm khi biết anh đã nói dối. Nhưng sau đó tôi cố nghĩ, phải có nguyên do nào đấy anh mới chối bỏ mẹ mình
Đăng ngập ngừng:
Cám ơn Khuyên đã nghĩ tốt về anh.
Bảo Khuyên xua tay:
Tôi chẳng tốt đâu. Nghĩ như thế để thấy mình không bị xúc phạm đó thôi. Nhưng tại sao anh nói dối? Anh sợ không được cảm thông à?
Đăng lắc đầu, giọng anh chợt khô khan:
Tại anh không muốn nhắc tới bà ấy, anh không có mẹ. Nếu là em, em sẽ nghĩ gì khi bị mẹ đem bán từ nhỏ
Khuyên tròn mắt:
Đem bán là sao? Tôi chưa hiểu?
Bật cười chua chát, Đăng bảo:
Nghĩa là anh như một món hàng, khi mẹ anh cần tiền đã bán nó đi.
Khuyên hết sức ngạc nhiên:
Nếu vậy người nuôi anh lâu nay không phải là dì ruột à?
Đăng gượng gạo:
Là dì ruột đấy chứ! Thoạt đầu bà ta bỏ bê anh, dì Kim mới đem về nuôi, ba năm sau bà ấy đến đòi bắt anh lại và nói rằng con nít cỡ này đem bán cho người hiếm muộn rất có giá. Thật là vô lương tâm và vô trách nhiệm phải không? Trên đời này được bao nhiêu người có mẹ giống anh chứ
Bảo Khuyên xót xa nghe những lời như than của Đăng. Đăng oán hận người đã sinh ra anh cũng phải thôi. Nhưng mẹ anh bây giờ ở đâu, tại sao Hoàng an lại bảo rằng cả thế giới này đều biết bà ấy?
Cô rụt rè hỏi:
Bác ấy bây giờ ở đâu, chắc anh biết mà?
Đăng nhếch môi:
Biết chứ! Bà ấy đang làm tài phán cho một sàn nhảy trong chợ lớn. Lương lộc cũng chả đến nổi nào, nhưng tiền có bao nhiêu cũng không đủ vì bài bạc và tiêu xài hoang phí. Mỗi lần rỗng túi bà ấy lại tìm đến anh.
Để làm gì?
Đăng cười nhạt:
Để đòi tiền, y như anh mắc nợ bà ta!
Bảo Khuyên ngớ ngẩn buột miệng:
Thật hả? Thế anh có đưa không?
Đăng nói:
Lúc anh mới lên Sài Gòn bà ta không bao giờ ghé nhà trọ, dù dì Kim đã cho bả địa chị đến lúc anh xăm mình có khá tiền thì bà ta xuất hiện
Nhưng tại sao bác ấy lại biết anh đã kiếm ra tiền?
Giọng Đăng vẫ đều đều:
Các cô gái nhảy dồn đại đến tai bà ta. Mới đầu anh dứt khoát không lòi ra dù một xu. Tiền ấy anh mua qùa gới về quê và đi nhảy thâu đêm suốt sáng. Có một thời anh sống như ông hoàng với bao nhiêu cô gái ở cạnh bên, anh đã định bỏ học, nhưng nghĩ tới dì Kim, lại không đành
Thở dài một cái, Đăng trầm tư:
Đúng là người ta khó học tiếp khi đã kiếm ra được tiền dễ dàng bằng thứ công việc khác
Khuyên sốt ruột:
Rồi sau đó thì sảo
Đăng nói:
Anh còn một đứa em gái khác cha trạc bằng tuổi em. Bà ta luôn mồm hăm dọa rằng nếu qúa túng tiên bả sẽ bắt nó rước khách, dầu con bé vẫ đang đi học. Chính vì Hải Đường, mỗi tháng anh phải gởi tiền cho bà ta, dù anh thừa biết con nhỏ em mình ham chơi hơn ham học, suốt đêm nó quay cuồng trên các piste bóng loáng. Biết đâu chừng tự bản thân nó cũng đã kiếm được tiền bằng cái nghề bà ta dọa sẽ cho nó làm rồi cùng nên.
Bảo Khuyên cau mày:
Nói vậy anh chả có trách nhiệm gì với chị ấy sao?
Trách nhiệm đó được quy ra cụ thể bằng tiền hàng tháng rồi còn gì
Khuyên phụng phịu:
Tại sao lại chua chát đến thế? Với em ruột mình anh còn như vậy thì đừng hòng làm anh ai khác
Đăng nhún vai:
Em trách anh đành chịu, nhưng anh không thể có trách nhiệm hơn nữa với người chả có trách nhiệm với bản thân. Hải Đường và anh không cùng được dạy dỗ chung, nó sống và nghĩ qúa khác những cô gái đồng trang lứa. Anh muốn nhận lại tình cảm đả bỏ ra cho nó cũng vô vọng. Hải Đường giống bà ta chỉ biết tiền, cần tiền. Chính vì vậy đối với nó, anh cho rằng mình đã tròn bổn phận
Khuyên nheo nheo mắt:
Và chả thấy gì là ray rứt?
Đăng im lặng. Anh không muốn biện hộ cho mình, cũng không hy vọng Bảo Khuyên hiểu anh hơn nữa. Cô bé có cuộc sống qúa yên ấm, chắc gì đã thông cảm với người luôn khát khao hạnh phúc như anh.
Tự nhiên Đăng thấy chán ghê gớm. Anh đã hấp tấp nhờ gọi Khuyên đến đâu chỉ giải thích về cái nghề tay trái qủy sứ của mình. Anh muốn được cô chia sẽ buồn vui, bù đắp những thiếu hụt anh đang đi tìm kìa, nhưng có lẽ Đăng thất bại rồi, Bảo Khuyên đã chẳng cảm thông, lại còn chất vấn anh những câu hỏi mai mỉa thật dễ ghét. Mà anh phạm sai lầm gì chứ
Đăng bỗng nghe Khuyên hỏi:
Còn bác trai? Ông ở đâu mà không nghe anh nhắc tới?
Giọng anh dịu ơn khi nghe nhắc đến ba mình:
Ba anh có một gia đình riêng hạnh phúc, có công việc làm ăn thuận lợi, có vợ giỏi, con ngoan, ông cũng đâu màng gì tới thằng con bị bỏ rơi như anh.
Bảo Khuyên nhận thấy Đăng có chút tự ty trong từng lời, từng chữ, dù anh không gay gắt khi nói về mẹ mình, nhưng đối với cha ruột, Đăng cũng chả ưa thích, thương yêu gì. Bỗng dưng Khuyên thấy lo khi nhận ra lâu nay mình thầm để ý một người, mà chả hiểu gì về anh ta. Đó có phải là yêu không nhỉ?
Bảo Khuyên bối rối liếc trộm Đăng và cụp vội mắt xuống khi thấy anh đang chăm chú nhìn mình
Giọng anh lại vang lên buồn bã:
Anh biết khó có ai hiểu mình. Anh từng mong được thông cảm từ nhiều người, nhưng điều ấy thật không dễ. Những người đến với anh thường vì những thứ khác hơn là để hiểu để thông cảm. Anh sẽ buồn nhưng không trách nếu Bảo Khuyên nói rằng: "Anh bất hiếu với cha mẹ, vô trách nhiệm với em út, và buông thả với bản thân? Với anh, cuộc sống vẫn còn nhiều thứ vô vị, nhưng không vì thế mà anh chán đời, ngược lại anh luôn khát khao tìm kiếm những gì mình chưa có
Bảo Khuyên ngây ngô hỏi:
Thế...anh đang tìm điều gì?
Đăng xua tay:
Tìm được anh sẽ nói cho Khuyên biết trước tiên.
Sao tôi lại được vinh dự ấy?
Đăng nhìn cô chăm chú:
Tại vì em là người duy nhất mà anh có thể lộ mọi chuyện
Trấn tĩnh trước lời nói đầy ẩn ý của Đăng, Bảo Khuyên chanh chua:
Xì, không dám đâu! Tôi không quen giữ bí mật của người khác. Thố lộ chuyện riêng với tôi chẳng khác nào tự thú với cả thế giới
Nếu nhờ em, cả thế giới này hiểu anh, cũng tốt đấy chứ
Bảo Khuyên làm thinh, vo vo tròn quyển vở trong tay. Đã biết những cô gái ấy tìm Đăng vì mục đích gì rồi, lòng Khuyên có thanh thản hơn đâu, trái lại cô càng thấy rối như tơ khi nghĩ tới Đăng. Anh không đơn giản như Hoàng An. một người có cuộc đời riêng nhiều uẩn khúc, ít bao giờ sống sông hạnh phúc và cũng khó đem hạnh phúc tới cho người khác. Trúc Ly đã lý sự như thế trong một lần tranh luận với tụi bạn trong lớp. Con bé làm như rành thế nào là bất hạnh, thế nào là hạnh phúc lắm vậy
Lần đó Khuyên nhớ mình ngồi yên không tham gia, đấu khẩu, dù mồm mép cô cũng thuộc loại có quai. Khuyên im lặng vì chỉ nghĩ tới mẹ. Cô băn khoăn chả hiểu bà có hạnh phúc không khi lúc nào cũng đầu tắt mặt tối vì công việc. Mẹ luôn bảo nếu phải ngồi không chắc bà sẽ điên mật Vậy với mẹ hạnh phúc là được làm việc. Còn Khuyên hạnh phúc là gì?
Trước đây cô cảm thấy hạnh phúc khi có mẹ bên cạnh. Bây giờ thì khác. Có mẹ vẫn chưa đủ. Trái tim cô vẫn khao khát, vẫn chờ đợi một điều gì đó không rõ. Phải chăng Bảo Khuyên cũng tìm kiếm những cái mình chưa có như Đăng?
Bất giác cô chớp mi liên tục khi nghe Đăng đọc:
"Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đã đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mắt
Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu."
Em đã nghe đoạn thơ này bao giờ chưa?
Bảo Khuyên gật đầu:
Của Bùi Minh Quốc chứ gì? Tôi đã nghe nhiều người ngâm nga, nhưng tại sao anh lại hỏi tôi về nó chứ?
Đăng nói nhanh:
Tại vì anh không muốn giống anh chàng ngớ ngấn trong đoạn thơ ấy. Anh đã may mắn tìm thấy, và không đời nào để mất điều mình mong đợi bao lâu.
Bảo Khuyên đánh trống lảng:
Thật tôi chả hiểu gì cả. Khả năng cảm thụ văn học của tôi thuộc loại kém nhất lớp, nếu anh nói về chuyện nấu nướng chắc tôi hiểu nhanh hơn, vì tôi vốn có năng khiếu về ẩm thực mà
Đăng tủm tỉm cười. Anh luôn thích lối nói chuyện thông minh của Khuyên. Cô bé luôn nói ngược, nói ngang và chối bỏ điều mình nghĩ trong lòng. Đêm nay xem Đăng thành công trong việc đã thông tư tưởng với Khuyên. Còn những gì nữa Đăng chưa dám nói vội. Anh vẫn thắm thía khi nghe Phát trêu mình
"Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái
Hoa nồng hương mà trái lắm khi chuạ.."
Thằng khỉ gió ấy còn chêm vào rằng:
Chua như yaourt nhà nàng thì ê răng lắm!
Đăng muốn đợi Bảo Khuyên khi thi xong mới tiến tới bước quan trọng nhất. Như vậy có chậm chân không. Khi Hoàng An cũng đeo đuổi theo cô bé như hình với bóng. Đâu có gì chứng tỏ Khuyên ác cảm với An. Thằng ôn đó còn được hậu thuẩn bởi bà mẹ mồm mép ngọt ngào và thủ đoạn nữa kìa.
Gia đình Hoàng An là một gia đình trưởng giả học làm sang. Ba của An trước kia là thợ hồ, gặp lúc thiên hạ đua nhau xây nhà, ông phất lên nhờ lãnh thầu một số công trình công cộng. Hoàng An từng nếm mùi nghèo khổ dù hiện tại gia đình đã bề thế chả kém thua ai, hắn vẫn sống nề nếp hơn Hoàng Điệp. Bà Nhi có thời gian làm tạp vụ trong nhà hàng, nên lúc nào cũng mơ cuộc đời của các bà mệnh phụ giàu có sang trọng mà bà thường nhì thấy. Bây giờ đời bà đã đổi thay, tiền bạc dồi dào, tội gì phải ép xác. Bà muốn được trọng vọnh như những người xưa kia bà phảI khép nép cúi chà. Chính vì thế bà mới nuông chiều, bày vẽ cho Hoàng Điệp đua đòi vung vít. Con bà hư với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, thế nhưng bà lại mừng khi nghĩ nó đã hoà nhập vào giới thượng lưu quen tiêu tiền như vứt giấy vụn, giới qúy tộc mà bà luôn ngưỡng mộ
Thoạt đầu đến nhà An chơi rồi quen Hoàng Điệp, Đăng không nghĩ cô gái ấy là một dân nhảy có nghề của các disco trong thành phố vì trong Điệp còn bé qúa, lại bị đau tim nữa.
Tình Khúc Tình Khúc - Trần Thị Bảo Châu