Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
L
ê Đình Điểu nghe tin tôi là nạm nhân bị " đàn áp văn nghệ " sớm nhất. Ngày hôm sau, buổi học chiều mấy ngày sau, suốt buổi học anh không nói gì. Giờ tan học. Điểu rủ tôi về nhà anh chơi, vẫn căn nhà vắng vẻ đó, ba má Điểu chưa đi làm về.
Ngồi trên ghế mây ở bao lơn nhìn xuống con hẻm nhỏ, anh vào thẳng vấn đề:
- Này bạn, tôi thấy không chịu nổi rồi đó.
Tôi biết Điểu muốn đề cập đến chuyện gì, nhưng vẫn vờ hỏi:
- Chuyện gì vậy bạn?
- Còn chuyện gì nữa, chuyện cậu bị ông chú tàn nhẫn đánh một trận vì bạn sáng tác văn nghệ, thằng em họ bạn, thằng Hoà ấy, đã kể cho tôi hết rồi, hôm bạn không có nhà. Có phải bạn bị hai chục cái chổi lông gà vào mông chết lên chết xuống, còn bị xát muối ớt vào đít không, chưa hết còn bị phạt nhịn cơm một ngày. Có phải vậy không, tội nghiệp hoàn cảnh bạn mồ côi....
Tôi nghệt mặt ra, thằng con ông chú đã kể với bạn tôi quá đáng. Có bị đánh đòn thật, vì tội ghi tên thật dưới bài viết, nhưng đâu đế nỗi thê thảm như thế. Thằng nhóc đặt điều, khi tôi bị đánh thì anh em nó vỗ tay nhảy choi choi lấy làm khoái chí lắm, nói với bạn tôi thì chúng lại ra vẻ thương xót. Thương xót khỉ mốc gì.
Tôi nhìn Lê Đình Điểu thú thật:
- Tôi có bị ông chú " đục " một trận thật, nhưng không thê thảm thế đâu, thằng em tôi nói hơi quá đáng, thật tình chú tôi, cũng như cha, thương tôi, thấy tôi ham mê văn nghệ sợ tôi xao nãnhg việc học, nhưng đó là theo quan niệm của ông.
Lê Đình Điểu ra vẻ khó chịu:
- Tôi thì không chịu lối cha mẹ giáo dục kiểu đàn áp con như vậy, vả lại chúng ta không làm gì bậy, không lêu lổng chơi bời, chúng ta lành mạnh, chúng ta vẫn là học sinh giỏi trong lớp.
Tôi gật đầu biểu đồng tình:
- Tôi đồng ý....
- Nhưng tại sao lại để ông chú đàn áp vậy?
- Tôi làm gì được, ông có quyền.
Điểu cười nhạt, gật gù rất là ông cụ non:
- Nói tóm lại tôi hiểu hoàn cảnh bạn.
Giọng Lê Đình Điểu nhỏ lại:
- Bạn là người có tài, nhưng sớm mồ côi, ngheò khó, phải sống nhờ vào họ hàng mới ra nông nỗi này. Tôi hiểu thế đấy, nhất định tôi phải có một bài báo " đối thoại với các đấng làm cha mẹ ". Bài báo đó sẽ đăng vào báo của chúng mình.
Lê Đình Điểu nhất định giữ ý kiến ấy, tôi có giải thích mấy anh cũng không chịu hiểu khác. Chẳng những thế, Điểu còn phê bình chú tôi là con người đàn áp văn nghệ, con người không tình cảm, không có cả " con tim "..... Ôi thôi không biết lá bao nhiêu từ ngữ ghê ghớm khác. Anh tanói mà tôi phát ớn, phát sợ. Nếu ông chú tôi có mặt ở đây, tôi không biết phải chui đâu mà trốn.
Tôi xua tay:
- Thôi thôi, tôi xin " ông ".
Chúng tôi mới ngồi nói chuyện với nhau một lúc mà trời đã xế chiều, nắng tắt dần dưới ngõ hẻm. Tôi nghĩ đến chú, có lẽ giờ này ông đã về, ông luôn luôn về nhà đúng giờ, nếu tôi về muộn cũng có điều hơi phiền.
Tôi nói với Điểu:
- Muộn rồi, tôi phải về bạn à!
- Ngồi chơi chút đi, mình còn nhiều chuyện bàn với nhau.
- Còn chuyện gì đâu.
- Ủa, bạn quên là tết năm nay mình phải làm môt số đặc san cho nhà trường à!
- Chuyện đó là của mấy anh lớp trên, chứ mình chỉ phụ thôi.
- Cho bạn biết thi văn đoàn Lãng Bạc của mình chính là nòng cốt đó, lớp mình tuy nhỏ nhưng quy tụ nhiều tài hoa, thi văn nhạc hoạ đủ cả. Số báo xuân này mình phải làm thật vĩ đại, phát hành rộng rãi.Mỗi gia đình học sinh bắt buộc phải mua một số báo xuân với giá đặc biệt để ủng hộ cho quỹ học sinh, có thể đăng ký mua thêm để biếu. Các anh lớn lớp đệ nhị đệ nhất đã đi khảo giá in, giá giấy rồi, một vị mạnh thường quân sẽ cho vay tiền không lấy lời để làm báo, miễn là do các học sinh làm.
Những lời nói đầy phấn khởi của Lê Đình Điểu tự nhiên hớp hồn tôi, tôi quên luôn lời " chú dạy ", mắt sáng lên và tôi cũng trở nên nồng nhiệt hăng hái:
- Mình phải làm thật hay, bài vở xuất sắc mới được.
- Đương nhiên, nhưng bạn có chịu viết một truyện ngắn đặc sắc không?
- Viết chớ, mình sẽ hết sức cố gắng.
Lê Đình Điểu cười ha hả, bắt tay tôi thật chặt:
- Có thế chứ, vậy thì ngày mai c húng ta bàn tiếp, bây giờ thì bạn có thể về với ông chú hắc ám của bạn được rồi.
Tôi đạp xe về nhà, đèn đường đã bật sáng, tôi vừa nghĩ đến lời Lê Đình Điểu, vừa nghĩ cách nói dối về muộn. Có lẽ ở nhà đã bắt đầu ăn cơm, tôi biết chắc rằng tôi vẫn được để phần đàng hoàng. Rồi đầu óc tôi cứ lẩn quẩn nghĩ hoài đến tờ báo xuân của nhà trường. Truyện ngắn tôi sẽ viết, những bài thơ, tuỳ bút, phóng sự của bạn bè. Tôi hình dung số báo xuân, khổ hơi to một chút để trình bày, dầy những 30 trang, tranh bìa vẽ lại bức tranh dân gian. Tranh lợn gà chuột gì đó, truyền thống vẽ tranh làng Đông Hồ. Nơi đó cũng xa xôi rồi, ở miền Bắc xa xôi kia, nay đã chia cắt. Tryuện ngắn của tôi phải cảm động khóc lên được.Tôi nghĩ đến truyện ngắn tôi 9dọc hồi nhỏ khi còn ở miền Bắc, trời lạnh nằm trong chăn bông, vùi mặt khóc rưng rức, cảm đông như truyện " anh phải sống " của Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn, rồi còn bao nhiêu truyện ngắn khác tôi đã đọc. Riêng tôi cũng phải có một truyện ngắn cảm động chứ. Thiếu gì, ngay chính những ngày thơ ấu của tôi, những ngày lưu lạc thuở nhỏ tản cư. Ngày bác cả tôi bị Tây giết bỏ lại bác cả gái què quặt. hôm đó tôi đã khóc biết bao nhiêu nước mắt. Bố tôi khóc liền mấy đêm, rồi một buổi sáng sương mù ông giã từ vợ con lên đường.
Tôi hiểu rằng ông đi để trả thù cho cái chết tức tưởi của anh. Bóng ông mờ dần vào rừng núi thượng du Bắc Việt. Tôi cõng thằng em trên lưng đứng nhìn theo cha. Chỉ nghĩ như thế thôi tôi đã thấy cay cay ở mũi và chớp nhanh mắt.
Tâm hồn tôi như thế, tôi không mơ làm văn sĩ sao được. Đầu tôi đầy ắp dĩ vãng và những điều suy nghĩ. Tôi phải thực hiện ngay đêm nay. Tôi nhấn chân trên bàn đạp.
Tôi qua cầu Quay về hướng SG, vọ tình qua đường Lê Thánh Tôn, qua khám lớn SG cũ, nay bị phá sập, còn trơ gạch vụn cỏ đã mọc đầy. Mấy năm trước, sinh viên di cư đã cắm trại ở đây chờ sắp xếp về ký túc xá Minh Mạng. Tết năm di cư đầu tiên, trời lạnh như tết miền Bắc, các sinh viên di cư nhớ quê hươngnổi lửa trại, liên hoan đón giao thừa, cùng nhau nhắc lại những cái tết quê hương. Trời bất chợty đổ mưa, những cơn mưa nhẹ, như bụi, như mưa xuân miền Bắc. Ca sĩ Minh trang, vợ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước bất ngờ xuất hiện. bà đứng trước đống lửa rừng rực và hát. Bài " hướng về Hà Nội " của Hoàng Dương. Hà Nội ôi! hướng về thành phồ xa xôi..... Tôi không hiểu tại sao mình lại có mặt buổi lửa trại đó và cũng buồn nhớ quê hương. Tôi nghe tiếng khóc xụt xùi, trời vẫn mưa hạt nhẹ và ngọn lửa vẫn bùng bùng.
Tiếng hát như có thêm sinh khí càng não nùng.....Sự im lặng sau bài hát đến trống vắng, những con người buồn đến lặng thinh. Rồi một tiếng khóc không nín được, oà lên, lây lan sang ngưòi khác. Hình như trong đó có cả tôi, dù rằng tôi đã xa Hà Nội trước đó mấy năm rồi. Nay tôi lại hướng về những ngưòi di cư, những người cùng quê hương miền Bắc với tôi.
Tôi muốn ghi lại buổi lửa trại đêm giao thừa năm đó từ lâu lắm rồi, vì tôi nhớ như in, nhưng mấy chục năm cầm bút tôi đã bỏ sót nó.....Như từng bỏ sót nhiều điều, nhiều chuyện. Dĩ vãng đó nằm trong thuở tôi mơ làm văn sĩ.
Sau khi bỏ học trường Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, còn có tên tây Enfant de troupe. Tôi ở lại SG. Tôi không vào được trung học công lập, đành học trường tư. Thầy Bùi Giáng, giáo sư việt văn, tôi là học trò của thầy. Ông là người phóng khoáng chỉ thhích làm thơ, dạy học và rong chơi. ông đứng ngoài chính trị và các phe phái. Khi đó cuối cuộc chiến, không thiếu gì các giáo sư theo phái này theo theo phe phái kia, dĩ nhiên lôi kéo cả những học sinh về với phe mình. Rồi hiệp định Genève, chia đôi đất nước. Cuộc di cư ào ạt. những người Bắc di cư toả rakhắp miền Nam. Ngôi trường Kiến Thiết cũng trống vắng nhiều học sinh. Tôi hỏi ra nhiều ngưòi đã theo gia đìnhhoặc đoàn thể tập kết ra Bắc. Chính bạn bè tôi cũng ở trong số đó. Tôi không hiểu tại sao có tình trạng ấy. nguời thì di cư người thì tập kết. Tôi trở nên cô đơn. Tôi lần mò xuống trại học sinh Phú Thọ chơi. những người bạn mới, cùng quê hương xứ sở tôi. Thỉng thoảng tôi gặp người bạn quen, ở Hà Nội của tôi thuở xa xưa. Tôi hỏi một người họ hàng rằng sao lại có trường hợp ấy. Tôi được trả lời vắn tắt. Rằng không ai bỗng dưng bỏ làng nước, mồ mả tổ tiên mà ra đi. Chuyện chính kiến là chuyện của người lớn, tôi không mấy quan tâm. nhưng tâm hồn tôi lãng mạn. Tôi sẵn sàng cảm động khi nghe một bài hát về Hà Nội, quê hương miền Bắc, những mảnh đời khổ sở của các học sinh miền Bắc, nghề kiếm tiền ăn học của một số đông học sinh di cư hồi ây là nghề bỏ báo cho các nhà tư nhân hoặc dạy học tư gia. Báo chí của ngưòi di cư bắt đầu ra đời, chỉ vài tờ thôi, người ta nói là báo chống cộng. Có thật nhân dân miền Bắc đang phải sống dưới một sự cai trị hà khắc?
Những cuộc đấu tố giết ngưòi kinh khủng mà người ta gọi là cải cách ruộng đất. Quả là kinh khủng, nếu chuyện đó có thật. Cả triệu người chết oan ức sau một cuộc chiến dài 9 năm, bao nhiêu xương máu đổ ra. Bao nhiêu người đã hy sinh. Một chiến Điện Biên phủ long trời lở đất, cho dân tộc hay cho chế độ? Tôi mệt óc vì những chuyện như thế. Những ngày chúa nhật buồn tôi thường đạp xe xuống nghĩa địa Đô Thành thăm mả bố, thì giờ rảnh rang, tôi đạp xe xuống ông Tạ, ngã tư Bảy Hiền rồi bà Quẹo. Ngoại vi đô thành, khi đó còn hoang vu lắm. Loáng thoáng nhà dân dọc đường, một vài chỗ có nhữnng ngôi nhà thờ đơn sơ bằng gỗ mọc lên, khu người Bắc di cư thiên chúa giáo. Tôi nghe tiếng ru, điệu ru à ơi miền Bắc, tiếng thổi kèn đu đủ mà hồi bé tôi từng nghe những người làm xiếc ở chợ miền Bắc, tất cả những hình ảnh đó, âm thanh quen thuộc đó đã nằm im trong đầu tôi, nay bùng lên, như ngọn lửa. Có tiếng hát nào đó ở quán cà phê Thăng Long:
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu....báo nhiêu mộng đẹp xây lên thành khói tan thoe mây chiều........
Tôi tạt vào quán Thăng Long uống ly cà phê, nghe nhạc và ngồi nhớ về miền Bắc, để thấy mình như một kẻ ly hương......Tất cả ở đây đều có phong cách Bắc Kỳ.....Tha hồ mơ mộng....vì những lý do như vậy, tôi sang trường di cư do một ông anh bà con, giáo sư Nguyễn Hữu Quyền xin cho. Tôi đỡ được một khoản tiền đóng học phí mỗi tháng.
Nhà anh Quyền ở Ông Tạ. Hai bác sinh ra anh cũng ở đó. Có dịp tới thăm. Đã có lần anh Quyền khuyên mẹ tôi mua nhà ở khu Ông tạ, vì gia đình tôi chưa có một căn nhà riêng, vẫn phải ở nhờ nhà chú. nhưng mẹ tôi phải lo buôn bán nên ít khi có nhà. Mẹ tôi chê vùng Ông Tạ xa thành phố nên không mua nhà nơi đó. Tôi vào trường di cư, tôi có thêm một số bạn mới. Lòng nhớ quê hương có dịp tăng trưởng trong một cái đầu nhậy cảm.
Trời đã tối hẳn. Tôi thả hồn mơ mộng mãi nên quên cả đường về. tôi đâm hoảng, tự trách mình sao vô tâm vô tính như thế. Tôi nghĩ đến cây chổi lông gà rung rung trong tay chú. Đã chót rồi, nhưng tôi không quên ghé tiệm tạp hoá mua cho con bé Hạnh mấy kẹo bạc hà. Ngộ lỡ tôi có bề nào thì có con bé Hạnh và chó Lu an ủi. Không như thằng bé Đức cầm sẵn chổi lông gàđưa tôi để " dâng " lên chú. Thằng Đức nổi tiếng là thằng " ác " nhất nhà, thằng Hoà thì chỉ biết cái thân mình, thằng Hiền láu cá vặt, chỉ riêng con Hạnh có lòng " từ bi " xứng đáng nhận những cái kẹo của tôi.
Về đến nhà trời đã tối hẳn, khác hơn mọi khi, bảy giờ mà những đưa em, con chú tôi còn đưa nghịch ngoài sân.Con bé Hạnh và con chó Lu sủa mấy tiếng thân ái. Bé Hạnh nhanh nhẩu:
- Anh ơi! bác mới về, bác mua nhiều kẹo bánh lắm cơ, bác đang ngồi nói chuyện với ba má ở sân nhà sau.
Mẹ tôi về, tôi dúi vội cái kẹo vào tay bé Hạnh, dắt xe đạp vào nhà. Mẹ tôi và chú thím ngồi nói chuyêngị ở bàn ăn, bây giờ là lúc ngồi uống nước trà, ăn bánh tráng miệng, nhưng trước mặt chú tôi vẫn là ly nước lọc. Tôi sững sờ nhìn mẹ, bà hơi già đi so với hồi đầu niên học, tóc bà đã điểm vài sợi bạc. Tôi chào mẹ, chú tôi đang dở nói chuyện với mẹ, hình như về chuyện chọc hành của tôi, ông nhìn tôi:
- Chị thấy đó, mãi giờ này nó mới chịu về.
Tôi nói dối, chống chế ngay:
- Dạ, cháu phải tới nhà bạn chép bài.
Chú tôi chỉ hừ hừ, như thói quen của ông:
- Vào ăn cơm, xong rồi gọi các em vào phòng học, muộn nửa tiếng rồi, chú còn phải nói chuyện với mẹ cháu. Có gì không hiểu mang sách ra hỏi chú.
Anh em tôi ngồi học, thật ra có học hành gì được. Tôi thì nao nức về mẹ, còn mấy đưa em thì chọc phá lung tung. Chín giờ tối, như thường lệ, chúng tôi gấp sách, tự động đi làm vệ sinhbuổi tối rồi vào phòng ngủ.
Mẹ tôi ngồi chờ tôi ở căn nhà ngang. Căn phòng chú tôi dành riêng cho tôi và mẹ tôi mỗi khi về. mẹ tôi pha sẵn một bình trà và vài phong bánh đậu xanh. Dưới ánh đèn nê ông, bây giờ tôi mới có dịp quan sát mẹ kỹ hơn. Mẹ tôi mới hơn 40 tuổi, nhưng trông già như ngưòi 50, bà gầy guộc, nước da xanh men mét. Có lẽ bà đã lma lũ quá sau khi cha tôi mất đi, ngoài ra bà và dì tôi con phải nuôi 2 đứa em còn nhỏ. Mẹ tôi rót trà, mà thuở sinh của cha tôi không thể thiếu mỗi buổi tối và sáng sớm, giọng mẹ tôi mệt mỏi hỏi:
- Con học hành hồi này thế nao?
Tôi ăn uống tự nhiên và trả lời mẹ chung chung:
- Con học hành vừa đủ, trên trung bình.
Mẹ tôi im lặng một lát, uống từng hớp trà nhỏ:
- Mẹ biế tcon còn có thể học giỏi hơn nữa, chỉ vì con không cố gắng đó thôi. Tôi đành im lặng, đúng như mẹ tôi nhận xét, tôi có thể học giỏi hơn, bằng chứng là ở lớp dưới, nhiều lần tôi đã đứng nhất lớp.
Giọng mẹ tôi buồn bã:
- Cả nhà đều đặt hy vọng vào con, riêng mẹ chẳng kể đến làm gì, con còn hai em nhỏ, con là anh cả torng nhà. Mẹ cố gắng, nhưng một ngày nào đó mẹ tuổi già sức yếu, các em con đều trông cả vào con. Con nên sống thực tế một chút đừng có mơ mộng hão huyền. Con thấy một đời nghệ sĩ của bố con đó.....
Giọng mẹ tôi trở nên ngậm ngùi, hình như trong giọng nói của bà có nước mắt. Lòng tôi nao nao thương mẹ, tôi hứa nhỏ:
- Con cố gắng.
Đúng là chú tôi đã mách mẹ tôi vì tôi mơ làm văn sĩ. Tôi phải nói thế nào cho mẹ tôi hiểu tôi không có tội gì hết.
Dù đang ngồi với mẹ, tôi vẫn mơ đến số báo xuân của nhà trường do chính chúng tôi thực hiện. Một truyện ngắn hay bài tuỳ bút nào mang tên tôi trên báo. Cả trường sẽ biết đến tôi, kể cà các thầy cô, nhất là thầy dạy văn, ông sẽ cười hỉ hả. Tôi biết được chính ông là người chọn bài vở cho số báo.
Nguồn tư tưởng của tôi bị cắt đứt, khi mẹ tôi nói sang chuyện kkhác:
- Này con, con bắt đầu lớn rồi đó, vì hoàn cảnh gia đình mình, các em còn nhỏ, mẹ muốn sau ba năm gia đình mình xum họp trở lại, cà dì con cũng có mơ ước như mẹ. Ngoài chuyện học hành ra con còn phải giúp mẹ và dì chăm non hai em nên người.
Tôi bâng khuâng hỏi mẹ:
- Làm thế nào được khi gia đìng ta.....
Mẹ tôi trả lời dứt khoát:
- Chuyện đó mẹ đã lo rồi và đã nói chuyện với chú thím, bà nội, mẹ sẹ đưa dì và cả hai em về, mẹ đã có đủ tiền để mua một căn nhà nhỏ trong hẻm nảy đây, địa điểm buôn bán được.
Mẹ tôi im lặng uống nước trà và ăn bánh, một lát bà nhình thẳng vào mặt tôi:
- Còn chút vốn liếng, mẹ mở một tiệm tạp hoá trong xóm. gia đình mình cùng lo hàng họ buôn bán, con giúp gia đình những lúc rảnh rang sau giờ học hành.
Vậy là tôi được trao trách nhiệm, mẹ tôi ngồi nói chuyện đến khuya, cùng bàn đến tương lai cho gia đình nhỏ bé của chúng tôi Hai đưa em nhỏ của tôi, một trai và một gái út, chúng phải được chiều chuộng, dậy bảo và học hành. Tôi thấy mình trở thành một ngưòi quan trọng, một khúc quanh lớn trong đời tôi chăng? Đêm khuya, mẹ tôi đã đi ngủ, nhưng tôi không ngủ được, tôi ngồi mãi ở bàn học nhìn ra ngoài trời đêm.
Vầng trăng lưỡi liềm sắp lặn ở cuối trời, có lẽ đêm đã khuya lắm, tôi vẫn ngồi đó và mang giấy bút ra. Rồi tôi quên hết hiện tại, chỉ còn hình ảnh cha tôi lung linh, trong bộ quần áo bộ đội kháng chiến chìm dần trong màu xanh của nuúi rừng Việt Bắc. Dòng sông Thái Nguyên từ mạn ngược, nước lũ đổ về chảy xiết, chiếc cầu treo Đại Từ nối từ đầu núi này qua núi kia đong đưa như đưa võng, đằng sau kia là núi Tam Đảo mờ sương không nhìn thấy ngọn. Tiếng hát bài " Tạ từ " của nhạc sĩ Tô Vũ cất lênm trong hồn tôi. Rồi đây khi mùa dứt chiến chinh......Gió đem khúc nhạc thanh bình......
Tất cả những điều đó được giải bày trên những trang giất đặc kín chứ. Tôi đang viết văn. Tôi nghe tiếng gà gáy đâu đó, tiếng xe cộ bắt đầu chuyển động ngoài đường. Thành phố SG thức giấc. Tôi không ngờ hồn tôi đã đi cả ngan cây số trong một đêm, tới tận đầu nước VN.
Tôi ký vội tên thật của mình dưới tập bản thảo.
Tôi úp mặt trên những tờ bản thảo rồi ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mẹ đang nhìn tôi. Không biết bà đang nghĩ gì, nhưng đôi mắt ấy không có vẻ trách móc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
Nguyễn Thụy Long
Thuở Mơ Làm Văn Sĩ - Nguyễn Thụy Long
https://isach.info/story.php?story=thuo_mo_lam_van_si__nguyen_thuy_long