Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tâm Trạng Hồng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cô Hời Bán Thuốc
Ở xóm lao động ai cũng biết thầy Sanh, không phải tại vì thầy ta đẹp trai, hay có quyền thế, hay chi chi đó nữa, mà chỉ vì thầy ta chưa vợ.
Ờ, đã hăm chín tuổi rồi, có công ăn việc làm, lại con nhà nền nếp và khá giả mà mãi gần nửa đời người vẫn độc thân, cũng là một việc hiếm có đó chớ.
Dân Sài gòn tuy thờ ơ với nhau, đèn ai chỉ sáng nhà nấy thôi, chớ gia đạo ai làm sao, người ngoài cũng biết cả.
Trước hết có những chị bếp hàng xóm dòm dõ nhà mình. Họ tò mò như nhà mình là một cái thùng đựng con gì trong đó. Chị bếp nhà mình mà có việc ra ngoài là họ chụp ngay để điều tra: bên trong mấy người, đi chợ bao nhiêu v. v...
Điều tra xong, họ về báo cáo, phúc trình lại với các chủ nhà trong xóm. Các chủ nhà làm bộ không ưa nghe chuyện thiên hạ, nhưng tay thêu khăn, tai lại để ý lắng nghe những bí mật mà họ rất thích biết.
Người con trai già mà có vợ thì hóa ra một người đàn ông tầm thường. Nhưng nếu hắn còn độc thân thì, à lạ lắm thay! Người ta đánh dấu hỏi lăng xăng, người ta hồ nghi đủ thứ, người ta lập giả thuyết lu bù.
Các bà, các cô có em, có cháu gái chưa chồng rất chú ý đến con người đó. Còn nói gì các cô em, cô cháu nầy thì băn khoăn đặc biệt về cái thằng cha kỳ dị ấy.
Vì vậy, họ biết thầy Sanh, mà biết rất rõ. Anh chàng không đẹp trai lắm, nhưng không xấu. Không ngáo, nhưng vẫn không phải là tay lêu lỏng. Chàng ta là công chức, tức là địa vị rất vững. Cha mẹ còn đủ, một người chị chưa chồng và một em gái còn bé.
Cho đến tư tưởng của thầy mà họ cũng biết được thì quả là cái tài trinh thám của dân Sài-gòn đã khá cao vậy.
Cả nhà đều sốt ruột cho cảnh độc thân của thầy ta lắm. Ông cha bà mẹ thì rất thèm ẵm cháu nội. Cô chị thì vì có hiếu nên chưa lấy chồng, sợ cha mẹ không ai phụng dưỡng.
Một hôm, nhọc quá vì nội trợ, cô chị hỏi:
- Chị hỏi thật em, tại làm sao mà em không chịu lo bề gia thất?
- Con gái đời bây giờ làm em chán quá.
- Em đừng có vơ đũa cả nắm mà tội nghiệp người ta. Cũng có người vầy người khác. Như chị đây, không phải khuê môn bất xuất mà có hư hèn gì đâu.
- Em không nói về mặt hạnh kiểm đâu.
- Chớ em chán họ chỗ nào? Trời, con gái bây giờ đẹp hơn con gái ngày xưa nhiều lắm chớ!
- Đành vậy. Em chán là chán về tâm hồn họ kia. Không có cô nào đủ thông minh để nói chuyện cho mình ưa nghe cả. Cô thì nói toàn chuyện xi-nê, cô khác lại không ngớt lải nhải về du lịch, phần đông bắt mình cứ nghe chuyện cải lương và hột xoàn.
- Chớ em muốn họ nói chuyện gì?
- Thì chuyện mưa, chuyện nắng, hoặc không cần chuyện gì mà nói làm sao cho người ta ưa nghe kia, chớ hành tội người ta phải nghe mãi chuyện mình thích thì kém thông minh quá.
- Bộ em cưới họ về để cả ngày hai vợ chồng bây trò chuyện mãi với nhau à? Chị sợ rồi bây sẽ không có lấy môt phút để mà đàm đạo.
- Càng ít ngày giờ càng cần nói cho hay. Đã hiếm dịp nói mà nói toàn chuyện cơm nếp thì khổ lắm.
Ý kiến về con gái ấy, cố nhiên cũng được bên ngoài biết. Con gái hàng xóm nghe được, giận
thầy Sanh lắm. Cũng may cho thầy là không có chứng cớ, chớ nếu có, họ dám níu thầy ta mà cự lắm. Con gái bây giờ mà!
Thầy Sanh, trước kia có bạn gái rất nhiều, bây giờ thì không còn giao thiệp với phụ nữ nào cả. Thầy ta chán họ, họ giận thầy ta. Họ chỉ giận thôi, chớ không ghét, và biết đâu lại không có người yêu thầy?
Ngày bốn bận đi, về; còn chúa nhựt thì thầy dạo phố một mình ên.
Đó là một người con trai rất tò mò. Nhiều kẻ hay vỗ ngực tự xưng là thổ công Sài-gòn, nhưng chưa chắe đã biết Sài-gòn bằng thầy ấy.
Đố ai biết ở đường Hai-Mươi có cái gì lạ nè? Cái gì đáng chú ý, đáng nói đến, giữa cảnh phồn hoa của đô thành nầy? Không ai biết? Cố nhiên rồi! Các ông thổ công ơi, các ông thổ công chỗ nào đó vậy? Nè nghe thầy Sanh chỉ đây:
"Trên đường Hai-Mươi, có người biến trụ rào Bịnh-viện Bình-dân ra một cây da trước miễu. Thành ra dưới chơn trụ xi-măng ấy, thiên hạ đem chất đống nào là ông táo, bình vôi, cao ngồn ngộn: vỉa hè bỗng biến thành nơi tụ tập cô hồn như các chùa hư miễu nát ở thôn quê."
Sáng chúa nhựt nào, thầy Sanh cũng ra chợ Bến-thành, rồi bắt từ đó mà đi nữa, đi đâu? Tùy hứng.
Nhưng đi đâu cũng vẫn đi bộ, để mà xem xét.
Hôm ấy, noi theo đường Phạm-Ngũ-Lão mà ra Bồn-binh, chàng gặp một bọn người thiểu số ngồi sát vách thành "đề-bô" xe lửa.
Đó là những khách quen mắt, nếu không quen mặt, mỗi năm đến Sài-gòn độ ba, bốn kỳ. Họ là người Hời, gốc Ninh-Thuận, Bình-Thuận, vào đây để bán thuốc và bán những món nữ trang bằng mây đan nhuộm màu.
Thấy ai đi ngang, họ cũng gọi giựt ngược, rồi lấy ra khoe nào là rễ cây trị nhức mỏi, nào là thuốc cao trị tức, nào là trăm ngàn thứ lá khô gì đó.
Không, bọn ngươi nầy đã bị Sanh quan sát từ lâu rồi, và nhiều lắm rồi, họ không còn quyến rũ chàng được nữa.
Chàng nhìn sơ một lượt rồi quay mặt rảo bước. Bỗng một giọng nằng nặng kêu.:
- Chụ tạm ơi, mua thuộc! (chú tám ơi, mua thuốc).
Tiếng kêu ở cách xa đám kia đến hơn mười thước. Chàng để ý ngay vì đó là giọng con gái, tuy là giọng nặng của tất cả các thứ người sơn cước nhưng chàng vẫn phân biệt được là tiếng gái tơ, vì vẫn có điệu trong trẻo trong cái nằng nặng ấy.
Trai thích gái là thường. Mà Sanh để tâm đến tiếng gọi cũng bởi người gọi đó sao mà ở lẻ loi một mình, chớ không chùm nhum với nhau như bọn kia.
Chàng day mặt vào vách thành rồi đứng khựng lại như bị trời trồng. "Ờ, lạ quá! lạ quá!"
Chàng lẩm bẩm.
Cô gái Hời lẻ loi ấy sao mà trắng lạ, trắng hơn cả nhiều cô gái Sài-gòn nữa. Nước da ấy nổi bật lên màu đen huyền của bộ y phục Hời và khởi sắc thêm nhờ lu bù những vòng, kiềng, bằng mây nhuộm màu mà cô gái đeo nơi tay và nơi cổ.
Cô Hời nhìn chàng, vừa mỉm cười, vừa mời:
- Mua thuộc, chụ!
Sanh vui tươi lên, bước sấn tới nói:
- Kêu tôi bằng chú, tôi không mua.
- Chợ kêu bặng gì a? (Chớ kêu bằng gì a?).
- Kêu bằng anh.
- Không quen, không kêu bằng anh. (Từ câu nầy, xin không nhái giọng nặng nữa, cho bạn đọc dễ hiểu).
- Thì thôi vậy.
Sanh làm hộ toan bỏ đi, thì cô gái hỏi:
- Kêu bằng thầy được không?
Con bé nầy quỉ quái lắm đây! Nó biết nhượng bộ để níu khách, mà chỉ nhượng vừa đủ thôi không chịu lỗ lã.
- Cũng tạm được, chàng đáp. Nào cô bán thuốc gì đâu! Có thuốc cảm không?
- Không hiểu.
- Ơ... hơ... thuốc cúm ấy mà!
Sanh muốn chơi chữ để ghẹo cô gái, nhưng cô ta không hiểu bịnh cảm, thành ra chàng phải dịch ra là cúm, không còn chơi chữ được nữa.
- Thuốc cúm hả? Ở ngoài tôi, cúm, khỏi uống thuốc. Người Anh-Nam họ dạy chúng tôi, hễ cúm thì cúng lễ và đọc thần chú là hết ngay.
- Thần chú làm sao?
- Đọc như vầy:
Trăm lạy ông Cúm, Bà Co,
Ông ở xứ Nghệ ông mò vào đây.
Có thiêng xin hưởng của nầy,
Giúp cho tín chủ khỏi ngay tức thì.
Sanh nghe câu thần chú thi cười ngất rồi hỏi nữa:
- Còn thuốc gì khác?
- Lu bù thứ: thuốc tức, thuốc nhức, thuốc sốt rét, thuốc trị nọc rắn.
Kể một thứ thuốc là cô gái trình lên một cái quảu mây đựng đầy rễ xắt khúc và lá cây khô. Không thèm để ý tới lời khoe hàng, Sanh lại hỏi:
- Cô ở đâu mà vào đây bán thuốc?
- Tôi ỏ Ray Hài.
- Ray Hài là ở đâu?
- Ở Phan-Rang, đi sâu vô rừng.
- Sao còn trẻ quá, cô em lại phải lặn lội như vầy? Xem đám người kia! Họ toàn là đàn bà đứng tuổi không mà thôi.
- Cha mẹ chết hết rồi.
- Tội nghiệp dữ không. Còn chồng cô, sao không nuôi cô?
- Tôi giá chồng.
Sanh ngạc nhiên hết sức. Cô gái chỉ độ mười tám tuổi thôi, sao lại goá chồng được.
- Giá chồng, chàng hỏi gặng lại? Thế cô em lấy chồng được mấy năm rồi?
Cô gái cười như chim líu lo, rồi cười ngắt nga, ngắt ngưởng giây lâu mới đáp được:
- Giá chồng là giống Chà ấy mà!
Sanh kinh ngạc quá lẽ. Cô gái Hời nầy nói tiếng Việt chưa sạch giọng nặng, và đã biết nói lái rồi. Và câu nói lái ấy lại ám chỉ đến một việc mà chỉ người thông minh và có học sử địa mới hiểu được.
Theo sử thì nước Chiêm-Thành do một ông Hoàng Ấn-Độ đi phiêu lưu dẫn theo một đoàn tàu với mấy ngàn thủy thủ, đến đó khai hóa cho dân bản xứ và lập quốc cho họ. Mấy ngàn người phiêu lưu nầy lấy vợ bản xứ và lần lần, dân ở đó bị lai giống cả, nên ngày nay người Hời quả thật có những nét Ấn-độ trên gương mặt của họ.
Cô gái tự đùa dân tộc mình một cách tài tình và cũng đã đánh trống lảng một cách tài tình. Sanh hỏi đon hỏi ren cho biết cô ta đã có chồng chưa, nhưng rốt cuộc vẫn không biết gì.
- Giống Chà thì càng đẹp chớ sao, thi chồng nó càng cưng, càng khỏi lặn lội xa xuôi...
Sanh thành thật mà nói như vậy. Nét Ấn-độ trên vẻ mặt người đàn bà, giúp người này có một vẻ dữ tợn bí mật, không dễ yêu, nhưng dễ mê và dễ bị rù quến. Và quả cô gái Hời trắng trẻo nầy hao hao giống một cô gái Ấn Độ lai Việt ba bốn đời.
Lần nầy cô bán thuốc rừng mới chịu nói thật:
- Tôi chưa có chồng.
- Vậy à. Cô em có muốn ở luôn Sài-gòn hôn?
- Sài-gòn làm gì có rễ thuốc để đào mà bán. Ở đây lấy gì ăn?
- Cần gì bán thuốc. Cô em lấy chồng Sài-gòn là khỏi bán gì hết.
- Lấy chồng Anh-Nam được à? Họ có thèm mình đâu?
- Sao lại không thèm?
- Lúc lấy chồng chưa đuợc, thì sống làm sao?
- Tôi nuôi cô em. Cũng như nuôi một bạn gái gặp lúc túng cùng vậy mà.
Cô gái cúi xuống đăm đăm suy tính rất lâu, đoạn thò tay vào một cái giỏ mây lấy ra một con dao rừng sáng quắc. Con dao giống hệt cái mác mà nhỏ và rất ngắn, lưỡi trông chừng bén ngót như lưỡi đoản kiếm.
Dựng đứng con dao, cán chống lên vỉa hè, cô ta hỏi:
- Thầy liệu chắc lo cho tôi được trọn không?
- Sao lại không?
- Tôi muốn thầy thề.
- Ờ thì thề.
Sanh cười hì hì, không tin vụ mắc lời thề bao nhiêu.
Cô gái bỗng nghiêm nghị ra, nhìn trừng trừng vào khoảng không rồi nói:
- Hôm nay, tôi bỏ rừng mẹ của tôi, ở đây luôn với một người bạn vì tin lời người ấy. Nếu người bạn đó mà gạt gẫm hoặc bỏ tôi nửa chừng thì lưỡi dao đẫm máu con vật đầu tiên tôi giết trong đời, sẽ cắm vào ngực hắn để trả thù giùm tôi sự phản bội quê rừng của tôi.
Sanh rợn người lên. Chàng ngỡ con bé bắt chàng thề, và chàng sẽ thề bậy, ông vặn họng, bà bẻ cổ gì đó. Cái nầy chính nó lại nguyền; mà nguyền cái việc nó làm được mới ghê cho chớ.
Chàng lại rùng mình mà nhìn cặp mắt xa xăm của cô ta. Hình như tất cả cái man dại của rừng rú u linh hiện về đó, mộc mạc, chân thành, nhưng hung dữ lạ kỳ quyết không dung tha một phản bội nào cả.
Nhưng nghĩ kỹ, chàng cười thầm, chế nhạo cô gái rừng: "Được, cô em à, nửa chừng ta đây quất ngựa chuối, rồi cô em mới đâm ai?"
Nghĩ xong, chàng rủ cô gái:
- Thôi ta đi nè.
Cô Hời tươi cười trở lại, hỏi:
- Đi đâu?
- Cô em đừng ăn nói như vậy nữa, không đẹp. Cô em phải hỏi: "Ta đi đâu hở anh" để nghe cho êm tai. À, cô em không được nói "tôi" nữa, phải xưng "em" mới được. Cũng không được dùng danh từ "Anh-Nam" mà phải nói Việt-Nam.
- Vậy à, hở anh?
Sanh cười ngất mà rằng:
- Hễ nói "vậy à" thì phải thôi, chớ không nói "hở anh" nữa.
- Trời, rắc rối, khó khăn quá, khó còn hơn là qua các sơn khê trên núi, ở ngoài xứ em.
Sanh mê chết đi. Chàng biết gái rất nhiều nên đâm ra chán lối ăn nói của họ. Nay quen được với một cô gái Hời biết nói đùa có duyên như là "giá chồng giống chà", biết so sánh lạ lùng như là "khó hơn qua khe núi", biết nói bập bẹ tiếng Việt, thì mới lạ và thú vị biết bao!
Chàng cuối xuống xách giỏ cho người bạn mới rồi nói:
- Ta đi mua sắm vài thứ, rồi về nhà.
- Nhà anh ở xa không?
- Không xa.
- Cỡ hú một tiếng thì nghe hay không?
Sanh mê quýnh lên, sức muốn hôn đại cô Hời một cái. À con bé ăn nói mới ngộ nghĩnh chớ. Hú một tiếng! Nó nói y như là còn ở trong rừng.
Chàng kêu một chiếc xích-lô máy, rồi chỉ xuống chợ quần áo cũ. Cảnh tượng thật là kỳ lạ hết sức khiến khách qua đường ai cũng quay đầu lại nhìn: một chàng trai ăn mặc âu phục lịch sư, ngồi kề một cô sơn nữ cổ đầy vòng mây. Có người đoán đó là một đôi vợ chồng rủ nhau đi chụp ảnh mà chị vợ thì trá hình như vậy cho lạ mắt.
Chàng hỏi bạn:
- Em đi xe có thích không?
Cô Hời cười và nói:
- Thích lắm, vui lắm lắm. Ở Ray Hài chỉ có một con đuờng mòn trong rừng. Đi thì bằng xe bò, rất chậm.
- À, em tên gì?
- Em tên Chế-Bồng-Nga.
Sanh ngạc nhiên. Sao lại Chế-Bồng-Nga? Trùng tên với một ông vua Hời.
- Thật không? Chàng gặng hỏi.
- Tên cha mẹ em đặt ra, giả làm sao được hở anh.
- Giỏi, em dùng tiếng hở anh lần nầy trúng đa.
Vừa khen bạn chàng vừa suy nghĩ kỹ về cái tên ấy. Tên Chế-Bồng-Nga có vẻ con gái quá. Ông vua kia đặt tên như thế là bậy. Cô con gái nầy mang tên đó là hợp lắm.
- Anh muốn cho em sửa tên lại một chút cho có vẻ Việt Nam được không?
- Được, hở anh.
Sanh cười ngất:
- Cứ "hở anh" mãi, không phải lúc nào cũng "hở anh" nghe chưa em?
- Anh nói rằng nói như vậy là dịu, là êm.
- Tùy theo câu chớ.
Tuy rầy bạn, song chàng thích mê cái lối nói sai ấy. Nghe sao mà dễ thương lạ. Và từ đây hễ Nga nói câu gì chàng cũng lắng tai nghe, và đều ưa nghe cả, và nàng càng nói sai, chàng càng mê.
Xe tới chợ quần áo cũ, Sanh mua cho bạn hai áo bà ba, hai áo lỡ, nhiều quần và một chiếc áo dài. Chàng định sẽ đưa nó đi may thêm ở tiệm, nên chỉ mua ít thôi cho nó có mà mặc đỡ mấy ngày đầu.
Mua xong, lại kêu xe tắc-xi quanh co dạo phố, cho Nga xem Sài-gòn chơi. Trên xe, Sanh tiếp lại câu chuyện bỏ dở khi nãy:
- Nầy, anh muốn sửa tên em lại là Lê-Thị-Nga, được không?
- Lệ-Thị-Nga là làm sao?
Sanh xí gạt:
- Thì cũng y như Chế-Bồng-Nga vậy. Tiếng Việt Lê tức là Chế trong tiếng Hời đó.
- Tùy anh.
Đi dạo xong, họ dông tuốt xuống chợ cũ ăn cơm. Vào tiệm vừa ngồi xong, Sanh giựt nẩy mình. Một người cảnh sát đứng ngoài lề đường ngó vào lâu lắm.
Ừ, chàng nghĩ, nếu họ nói mình dụ dỗ gái tơ thì làm sao? Khổ quá, nếu nó ăn mặc ta thì không ai để ý, đằng nầy cái bộ đồ Hời của nó như đâm vào mắt người ta thì có chết hay không? Hay là thấy chướng mắt, người cảnh sát ấy nghi nó là gái ăn chơi nên ăn mặc ba lăng nhăng, xét giấy nó thì mình khổ lắm.
Bữa ăn không ngon vì lo lắng trên, mà cũng vì bận tính kế về nơi ăn chốn ở của Nga và chàng.
Kế hoạch cửa chàng là như vầy:
"Hiện giờ trong ruột xóm Sáu Lèo, có một căn nhà lá muốn sang. Chỉ hai ngàn thôi, một tháng tiền nhà hai trăm rưỡi. Chàng sẽ dối cha mẹ là xin phép nghỉ hăm chín ngày để đi Đà-Lạt. Thế là ở với bạn được trót tháng. Rồi hết hạn hăm chín ngày đó, sẽ tính kế khác.
o O o
Nội buổi chiều chúa nhựt đó. Sanh mua sắm đã đủ hai chiếc giường, một cái tủ nhỏ, một cái bàn con vài chiếc ghế, một cái lu. Cơm nước thì đặt họ xách, một phần ăn chín trăm, vì cô Hời nào có biết xào nấu gì.
Bốn giờ chiều là xong cả. Đôi bạn vui quá xá. Sanh dạy Nga:
- Cái bàn.
Nga lặp lại:
- Cái ban.
- Tủ kiếng.
- Tụ kiệng.
Rồi cả hai ngã ra mà cuời muốn lộn ruột, lộn gan.
Sanh nói:
- Mấy tiếng ấy chưa khó bao nhiêu. Những tiếng trừu tượng chỉ vật vô hình mớì là điên đầu. Thí dụ câu sau đây: "Anh Sanh ơi, lòng em như một sáng xuân, em nguyện dâng hết cho anh, và em thề yêu anh đến bạc đầu". Đâu em nói lại nghe coi.
- Câu ấy nghĩa là gì?
- Không cần học nghĩa, nói cho trôi cái đã, rồi hãy hay.
Nga học năm lần là thuộc hết.
Sanh dặn:
- Hễ anh đi đâu về là em chạy lại anh mà nói câu đó, nghe chưa. Bây giờ thì nói cái nầy, dễ hơn: "Em yêu anh lắm".
- Em yệu ạnh lặm.
- Em muốn áo đẹp.
- Em muộn ạo đép.
Sanh nhìn lại Nga, và nhớ đến việc may áo. Chàng bảo:
- Đâu em ra đứng ngay trước mặt anh cho anh xem.
Nga ngoan ngoãn vâng lời.
Thân thể nàng cũng khá coi. Nhưng mặc áo may ở tiệm nào, vừa vặn hơn, chắc là sẽ đẹp thêm. Mặt mày nàng cũng khá yêu kiều. Nhưng quả thật không đẹp. Cô gái Hời, trong y phục Hời, chàng thấy đẹp quá, vì người Hời được thế là đẹp hẳn đi rồi. Nhưng bây giờ nàng làm gái Việt, mà gái Việt chỉ đến mức độ đó, chưa phải là mỹ nhân.
Dầu sao, chàng vẫn mê, mê cách ăn nói ngộ nghĩnh của Nga, mê cái tâm hồn kỳ lạ còn dấu kín trong kia mà chàng quyết tâm sẽ khám phá.
Ăn cơm chiều xong, nói bậy bạ, nói lu bù thứ một hồi là đúng chín giờ đêm.
Sanh cầm tay bạn dẫn Nga vào buồng, vừa đi vừa nói:
- Đi ngủ đi thôi, khuya rồi. Ở Ray Hài em đi ngủ lúc nào?
- Lúc chim bay về núi.
Nghe nói ngộ nghĩnh, Sanh yêu bạn quá, ôm Nga mà hôn lên trán một cái. Nga thả trôi, không cưỡng một chút nào.
Khi hai người đến giường, Sanh ngồi xuống trước và kéo bạn theo.
Nga bịn đứng lại và nói:
- Anh phải ngủ ở ngoài chớ.
- Sao lạ vậy?
- Có phải vợ chồng đâu và ngủ chung.
Sanh cười hề hề, ôm đại cô gái Hời mà kéo xuống giường. Cô ta vùng một cái rất mạnh, vuột ra được, rồi trong nháy mắt vói tay hất gối, lấy dưới ấy ra con dao thề khi sáng.
Nàng hầm hầm nét mặt, cầm con dao thủ thế và nói:
- Đạo giáo và phong tục xứ tôi không cho phép như vậy. Nếu anh còn như thế nữa thì anh phải chết. Hoặc nếu anh giỏi hơn thì tôi chết. Đằng nào anh cũng không phạm tới tôi được.
Sanh như thấy tất cả man rợ của rừng thiêng lại hiện về nơi mắt Nga. Đây là sự cả quyết của một tâm hồn chất phác trung kiên với lời hứa của mình và tin tưởng hết lòng nơi lời hứa kẻ khác.
Chàng đứng lên bẽn lẽn và nói:
- Anh xin lỗi em!
Ra tới ngoài, chàng thở dài. Thì ra lỗ quá. Mình nào có dè phong tục nó nghiêm khắc như vậy. Ngỡ dụ dỗ nó để qua đường, nào dè chỉ tốn tiền toi. Mình nào có dư cơm, dư tiền gì để nuôi một cô gái rừng rồi còn phải gả cô ta lấy chồng nữa! Và, sao nó lại nói được nhiều câu tiếng Việt khó đến thế kia?
Sanh ngồi nhìn ngọn đèn dầu, hối hận cho ác ý của mình, và bối rối cho nẻo ra của tình thế.
Chàng ngồi đó không rõ bao lâu nữa, nhưng nghe chừng đã khuya lắm.
Bỗng chàng cảm giác một sự đụng chạm nhẹ trên vai. Day lại thì thấy Nga đứng đó, bàn tay nhỏ xíu đặt trên vai chàng.
- Anh có giận em không? Nga hỏi.
- Không, thật tình không. Tại anh quấy mà! Nhưng thấy em bằng lòng anh nắm tay, bằng lòng anh hôn, nên anh ngỡ...
- Đó là những cái nhỏ nhỏ không hề gì. Vả lại em cũng yêu anh, em yêu anh lắm. Mà phải là và chồng kia mới được nằm chung.
Rồi nàng ôm đầu Sanh, hôn lên tóc bạn.
- Thôi, anh đi ngủ đi, nàng nhỏ nhẹ nói và kéo Sanh lại giường của chàng.
o O o
Sanh tuy thế, vẫn chưa tuyệt vọng. Kinh nghiệm về đàn bà cho chàng biết rằng, bền chí là thành công. Huống hồ gì Nga lại yêu chàng thì...
Đạo giáo, lễ nghi, phong tục nào mà mạnh cho bằng sự kêu gọi của xác thịt?
Ngày hôm sau, chàng đưa bạn đi xem sở thú. Nga chỉ thích bồn bông và bãi cỏ thôi. Còn thú thì nàng chê. Nàng nói:
- Anh mà thấy cọp trong rừng khi cái mình vàng rằn đen của nó rẽ đám lá xanh mà ló ra thì mới đẹp. Cọp ở ngoài em, coi rất oai. Còn cọp ở đây, sao mà như chó trong chuồng.
Chiều ra bến tàu thì Nga thích mê. Nàng chưa bao giờ thấy nước, trừ cái chuyến đầu đi xe lửa vào Sài-gòn.
Ăn kem, Nga rất ưa. Và mỗi lần Nga khen cái gì là Sanh hy vọng thêm một lần. Tình nàng sẽ nở lớn và sự cắn câu thú đô thành sẽ sâu thêm, thì ngày kia...
Đêm nào đôi bạn cũng trò chuyện tới khuya. Thỉnh thoảng Nga hát, cho Sanh nghe những bài hát gì mà điệu nhạc thì buồn như nhớ nhung vạn kỷ.
Chàng chẳng hiểu gì ráo, nhưng đinh ninh rằng đó là tiếng khóc dân Hời nhớ tiếc quê cha đất tổ mà họ phải bỏ đi, trước sự Nam tiến mãnh liệt của người mình.
Nếu tìm bạn để trò chuyện thì Sanh đã mãn nguyện rồi. Nga không bị riêng một thứ gì ám ảnh để cứ bắt người đối thoại nghe mãi thứ đó. Hơn thế, những điều nàng nói lại mới lạ đối với chàng, luôn luôn thay đổi, hôm nay chuyện ma rừng, hôm sau chuyện phù thủy, bữa kia lại chuyện rắn to, chuyện hoa lá ăn thịt thú rừng v. v...
Nhưng người con trai nầy không định cưới cô gái sơn cước làm vợ và vốn bị xác thịt xúi dục, nên ác ý buổi đầu vẫn lẽo đẽo theo chàng.
Họ sống chung được nửa tháng rồi. Cô gái Hời thì học tiếng Việt rất tiến, nhưng sự tấn công tình ái của người trai Việt không đi đến đâu cả.
Lại chết một cái là cô gái sơn lâm ấy hồn nhiên, thẳng thắn một cách lạ. Cô yêu chàng thì cô cứ để cho chàng ôm trong tay. Thay áo, cô cũng chẳng cần che giấu như người văn minh.
Như thế tính làm sao đây với sự quyến rũ?
Có lúc Sanh định bỏ trôi tất cả, hôm nào đó, đi dạo một mình rồi đi luôn. Cho con bé trợt mỡ bò chơi. Nhưng tánh tham khiến chàng tiếc, không phải tiếc vốn đã bỏ ra, mà tiếc một người con gái dễ thưong.
Một hôm chàng nói vói Nga:
- Hay là để anh cưới em làm vợ?
- Phải, em cũng định hỏi anh coi tại làm sao anh nói yêu em lắm, mà lại không cưới em, phong tục xứ nầy kỳ quá! Nói yêu mà chỉ muốn việc khác thôi.
- Thì anh cưới em đây.
- Chừng nào cưới?
- Mai cưới.
- Hứ, làm sao mau quá như vậy cho được. Em biết rồi mà!
Em đã rõ phong tục ở đây. Cưới vợ lâu lắc lắm, phải đi hỏi, đi lễ, rồi mới cưới, mau lắm cũng cả tháng.
- Ai nói với em như vậy?
- Mấy chị đàn bà ở hai bên đây họ nói: em hỏi họ hôm trước.
- Trời, anh cấm em chơi với họ mà!
- Em chỉ hỏi có bấy nhiêu đó thôi chớ có chơi với họ đâu. Số là em ngỡ cưới vợ khó lắm nên anh không cưới em, em mới hỏi cho biết cách thức.
- Họ xí gạt em đó; cưới vợ là như thế nầy: Anh với em rủ nhau đi ăn nhà hàng, rồi về nhà thề với nhau, rồi ở chung với nhau một ngày là thành vợ chồng.
- Lêu lêu mắc cỡ, không biết ai xí gạt ai đa!
Cả hay cười xoà rồi Sanh hôn bạn một cái đoạn bảo:
- Đâu đem kể chuyện đường rừng nào hay cho anh nghe thử xem.
- Hay thì không thiếu chi chuyện hay. Nhưng để em kể một chuyện không hay lắm, mà liên hệ đến em cho anh nghe.
Năm đó cha em dẫn em lên nguồn...
- Nguồn gì?
- Nguồn là sông. Nhưng ngoài ấy không cứ có sông mà gọi là nguồn. Hễ đi sâu trên rừng già là họ nói lên nguồn.
- Lên nguồn làm gì?
- Đi buôn mọi. Ba em đi bán muối, đổi lấy ngà voi và trầm, đem về bán lại cho Việt
Nam. Ừ, năm đó cha em dẫn em lên nguồn. Không biết xích mích với người trên ấy làm sao mà họ giết ba em. Em chạy vuột được, hay nói cho đúng, họ không giận em nên để em chạy. Em băng rừng tám ngày đêm, ngủ trên cây, ăn toàn trái rừng, và uống nước suối, qua nhiều khe núi lạnh mình. Khe sâu thâm thẩm dưới ấy mà chỉ có một thân cây leo bò bắc ngang qua khe, phải ôm dây ấy mà qua. Còn độ nửa ngày đường nữa thì tới đồng bằng, thì em gặp một gò mối. Một con cọp mẹ đang cho con bú sau gò mối đó. Em không biết, đi trờ tới,
nó nghe động giựt mình ngỡ ai toan bắt con nó. Nó nhảy ra chụp em.
Em té quỵ xuống vì quá sợ, nên nó chụp hụt chỉ trúng chơn thôi. May sao có mấy người thợ rừng Việt Nam nghe la chạy đến cứu em. Bây giờ còn thẹo đây
Nàng nói rồi vén ống quần lên cho Sanh thấy cái thẹo khá dài nơi chơn.
Người con trai ngắm cảnh đó một giây thì thú tánh bỗng thức tỉnh. Chàng ôm lấy bạn, nhưng lần nầy sơn nữ nhìn thấy đôi mắt đầy tia máu của Sanh thì chợt hiểu nên kinh sợ vùng ra mà chạy.
Sanh rượt theo nàng bén gót và cố sức vượt qua khỏi cô gái để ngăn nàng lấy khí giới.
Bị ngăn cản, Nga toan đánh tháo lui nhưng không được.
Sanh đã chụp được nàng rồi và hai cánh tay cứng rắn của chàng như hai gọng kềm không cho Nga cựa quậy nữa.
Vốn thấp hơn, sơn nữ dùng đầu đánh hất lên trúng càm Sanh nghe một cái cộp. Nhưng chàng trai vẫn không nao núng.
Nga nhảy dựng lên để đánh bồi thêm, liên tiếp mấy bận mà Sanh ngước tránh được cả. Thừa lúc anh chàng lo ngước tránh, Nga chuyển hết thần lực vùng ra.
Sanh bị sút tay và thấy con mồi suýt thoát, chàng vật mạnh cho nàng ngã xuống. Chàng hú hồn mà chỉ thấy bạn ngã xuống giường thôi. Lúc vật Nga, chàng chỉ lo vật cho được, quên nguy hiểm; vật xong lại sợ Nga ngã mạnh quá xuống đất, rủi chết chăng? Nhưng may quá.
Sanh nhào lại thì bị Nga tống cho một đạp gần té ngửa. Chàng nhào tới nữa, lần nầy thủ thế nên bắt được chơn của cô gái.
Còn một giò, sơn nữ vẫn đạp lung tung. Chỉ còn một tay khó lòng mà bắt chơn kia được, Sanh bất động, thở dốc, vừa thở vừa tránh những cái đạp liên tiếp.
Giây lâu chàng liều mạng, chịu đựng và xáp bừa vào. Nga đạp được mấy cái thì Sanh đã tới sát quá, chơn co vào được mà tống ra không xa nên không còn hiệu quả nữa.
Bấy giờ tóc Sanh đã rơi xuống che khuất hết trán chàng. Mắt chàng dữ tợn một cách lạ kỳ, không dữ vì giận, muốn hạ địch thủ, mà vì dục vọng đã biến chàng thành một con thú thèm thuồng.
Nga đã đoán trước chiến lược của kẻ bạo hành, không để bị ôm cả tay nữa. Nàng lừa khéo thế nào mà Sanh chỉ ôm được thân hình nàng mà thôi.
Với hai cánh tay còn tự do, nàng ôm lại Sanh, rồi cả hai cùng ráng mà vật lộn với nhau.
Nga yếu hơn nhiều nên không mong thắng. Nàng chỉ vật cầm chừng để trườn lưng lần lên phía gốì.
Sanh sơ ý không thấy toan tính đó nên một khi kia, Nga đã tới đích, vói ngược cánh tay mà rút con dao thề.
Sanh thấy dao thì đã trễ. Chàng đang ôm Nga, hai cánh tay khép lại nơi sau lưng nàng mà bây giờ thì nàng nằm ngửa, hóa ra tay chàng bị đè xuống dưới.
Như vậy, chỉ ôm nhau vật thì mạnh thế, còn đỡ dao thì rút tay ra không kịp nữa.
Trong phút giây, Sanh thấy cái chết của mình thật vô lý hết sức. Chàng vốn không thiếu gì về xác thịt, mà tại làm sao điên cuồng trong một lúc đến phải chết dưới tay một cô gái Hời. Trời ơi, con người quả điên nhiều cơn điên khó hiểu!
Chán nản qua, chàng không còn sợ hãi nữa, nới rộng cái siết tay rồi nói:
- Anh chịu thua rồi đó. Em giết anh, anh cũng vui lòng, nhưng lảng xẹt ôi là lảng xẹt!
Nàng quát:
- Buông ra!
Sanh không riu ríu nhưng vẫn làm y theo lời bạn.
- Ngồi dậy! Nga lại quát.
Sanh lại ngồi dậy. Không phải vì chàng quá hèn, sợ chết đến nỗi biến thành một cái máy. Nhưng đã thua rồi, buông người ta ra và ngồi dậy là phải.
- Đứng xuống đất! Nga tiếp tục ra lịnh.
- Lùi vào vách trong!
Khi người con trai tội nghiệp nầy đứng yên sát vách trong, Nga dịu giọng nói:
- Em không muốn giết anh. Em chỉ tự vệ để ra khỏi nhà nầy đêm nay, để về rừng của em. Em không hối tiếc gì hết mặc dầu em rất muốn lấy anh. Nhưng anh quả không thật tình yêu em thì hối tiếc làm gì. Thôi anh ở lại mạnh giỏi, em đi đây.
- Khoan!
Lần nầy tới phiên Sanh quát.
- Khoan! Anh quyết định ngăn em của anh đi, dầu phải chết.
- Tại sao anh lại muốn chết dữ vậy?
- Vì anh đã yêu em quá rồi bắt đầu từ phút nầy.
- Yêu mà như vậy đó hả?
- Không. Khác. Anh sẽ cưới em.
- Như thế thì em ở, nhưng anh lại phải ra khỏi đây. Nếu không làm sao em dám ngủ.
- Ra thì ra.
- Khoan đi. Anh cưới em bằng cách nào?
- Anh thưa thật với ba má anh.
- Rủi ba má anh không bằng lòng?
- Bằng lòng mà!
- Rủi anh đổi ý?
- Thì em trở về rừng. Có lỗ lã gì đâu.
- Đành vậy nhưng bây giờ sẵn được thế, em buộc anh bảo đảm. Anh làm giấy hứa cưới, em mới chịu.
- Hà, hà, cưới hay không là quyền của tôi.
- Mà em yêu anh lắm rồi, bắt quyết anh phải cưới. Hai đứa yêu nhau, tại sao không cưới.
Sanh tức cười lắm. Con bé rừng rú thật thà, tin cái giấy quá xá. Thôi, chàng nghĩ,
để mình viết bậy bạ gạt nó chơi.
- Nào viết giấy!
Nga chỉ lên bàn:
- Anh ngồi lại, viết theo em đọc.
Sanh cười thầm, làm y theo. Nga đọc:
Tờ hứa cưới
Tôi là Phạm Kim-Sanh...
Chàng giựt mình hỏi:
- Sao em biết tên họ anh?
- Thì anh nói hôm trước.
Sanh không nhớ ra đã nói tên mình. Nhưng chàng không ngại. Nga đọc tiếp:... có dan díu với cô Lê-Thị-Nga...
Sanh nín cười muốn bể ngực. Đem ra Toà giấy nầy sẽ ăn trợt. Có cái gì chứng nó là Lê-Thị-Nga đâu. Mình cứ chối, nói nó lượm giấy ấy ở đâu không biết, thế là huề.....Cô Lê-Thị-Nga sở dĩ hiến thân cho tôi vì tôi hứa cưới cô. Nếu tôi phụ lời, tôi sẽ bị truy tố về tội dụ dỗ gái vị thành niên.
Sanh ngạc nhiên hết sức, không viết được. À, tại sao nó nó lại biết những danh từ "hiến thân", "vị thành niên", "truy tố", v.v...
Nhưng mặc kệ. Nội cái tên Lê-Thị-Nga đủ trợt mỡ bò rồi, còn nó học ăn, học nói ở đâu
không cần biết lắm.
o O o
Sanh kể đầu đuôi gốc ngọn cho cha mẹ và chị nghe. Chị chàng nghe xong cười ngất.
- Em thật là đồ đíên. Đùa gì mà đùa bất nhơn.
- Mà có lúc em yêu nó thật chị à. Nhứt là lúc sau cùng. Nó thì ngỡ em không yêu, nên định đi. Trong giây phút, em yêu quá, nói ra, nên nó ở lại bắt làm giấy. Bây giờ thì em không rõ em còn yêu nó nữa hay không. Cũng may là chỉ làm giấy bậy bạ thôi, chớ nếu bảo đảm bằng cái gì chắc chắn là khổ, nếu lòng mình thật không yêu nó.
- Chị muốn biết mặt con bé coi nó ra làm sao mà có lúc em yêu nó thật tình. Được không?
- Sao lại không?
- Mai, mười giờ sáng, em đưa nó lại đây.
- Xin đúng hẹn. Để chị xem. Cũng khá đứa, mặt mày khá đẹp, nhưng ngu lắm, tin giấy tờ lắm.
Mười giờ sáng hôm sau, chị của Sanh đang ngồi thêu áo thì Sanh bước vào, mắt lái chi, tay vói ra sau kéo tới một cô gái.
- Ô kìa, em Nga! Cô chị kêu lên thế rồi sửng sốt. Sanh cũng chết đứng ra.
Nga cúi đầu chào, rồi liền đó xin phép ra liền, nói là để cho cả nhà liệu tính.
Khi khách ra khỏi, người chị nói:
- Thôi chết em rồi. Nó là gái trong xóm nầy, chớ Hời gì đâu mà Hời.
- Trời ơi, thật sao chị?
- Nó là cháu bà Phủ Đẩu, ở cái nhà ngói cũ lụp xụp đằng kia.
Nhà ấy Sanh thường gọi đùa là "Hồ phụ nữ", ám chỉ đến một phim chớp bóng tên là "Lac aux dames". Trong nhà toàn đàn bà con gái không, con bà phủ, cháu bà phủ, người ăn cơm tháng. Cô nào, cô nấy cũng dạn dĩ mà chưa chồng. Có lần chàng làm quen với một cô nhưng sau chán quá, không giao thiệp nữa. Chàng không thấy mặt Nga lần nào nên mới lầm.
- Trời ơi, làm sao chị?
- Khổ lắm, chị nhớ ra nó họ Lê thật, thì các giấy tờ đó, một khi nó đưa ra tòa, em ở tù mọt gông.
- Thôi, em cưới quách nó là yên chớ gì. Nó cũng dễ thương lắm. Được không chị?
- Sao lại không, ở xóm này, nó không hề bị tai tìếng, lại giỏi nữ công.
o O o
Đêm tân hôn, Sanh hỏi Nga:
- Em đùa làm chi mà kỳ vậy?
- Nghe danh anh chán gái Việt, em mới giả làm gái Hời để nói chuyện cho anh mê. Em vốn yêu anh từ lâu, mà không được anh để ý. Chỉ có cách đó anh mới ngó em thôi.
- Còn làm sao em trá hình?
-...Giỏi lắm hả? Khó gì. Em đón tụi Hời, nài mua một bộ đồ, vài gói thuớc, biết anh hay quan sát dọc đườg, em ngồi đó là anh dính.
- Còn chuyện đường rừng và cái thẹo?
- Thì cứ cóp theo tiểu thuyết mà nói. Anh nào có biết trật trúng gì. Thẹo là thẹo chó cắn hồi em còn bé.
- À, con dao đâu?
- Em giấu rồi.
- Đưa đây.
- Ai dại gì đưa. Có nó, ai kia mới sợ em chớ. Nè, bây giờ em là gái Việt, anh còn yêu được không?
- Được như thường. Nội cái trò đùa của em cũng đủ tỏ bản lãnh em gớm lắm. Tâm hồn em chắc chắn rất phong phú, anh không chán hạng gái như vậy đâu.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tâm Trạng Hồng
Bình Nguyên Lộc
Tâm Trạng Hồng - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=tam_trang_hong__binh_nguyen_loc