Chương 3 - Năm 1926
ải Phòng hồi Âu chiến trước, nhà cầm quyền Pháp dụng tâm ru ngủ tinh thần dân tộc của ta bằng câu chuyện “Pháp-Việt đề huề”. Nhưng… như một câu nói chua của tôi hồi bấy giờ “tay phải giơ ra nói đề huề, để tay trái luồn xuống lần lưng, móc túi!” ở Bắc kỳ, họ mở ra báo Nam Phong; lại lập ra hội Khai trí Tiến đức, để làm hai cơ quan cho chính sách thực dân ấy!
Dân ta trúng kế! Hơn mười năm, bọn thực dân được cao gối ngủ yên trên xương máu của đồng bào ta!
Giấc ngủ ấy, ngon lành mãi đến năm 1925, chúng mới giật mình! Giật mình vì tiếng bom của Liệt sĩ Phạm Hồng Thái ném Toàn quyền Méc Lanh khi qua Sa Diện.
Các bạn thứ cho tôi. Ở đây không phải chỗ kể đầu đuôi câu chuyện ấy. Chỉ biết rằng, vì việc đó mà chúng phải cố lùng bắt cho được nhà chí sĩ Phan Bội Châu ở ngoại quốc về. Rồi chúng phái Toàn quyền Varen sang. Varen là một lãnh tụ của đảng xã hội Đệ nhị Quốc tế nước Pháp. Ông tự xưng là tín đồ trung thành của Các Mác với Dô-rét!
Hai cái bài kèn đề huề đã bồ tịt lít kia lại được bọn chiếm nước và bán nước phùng mang thổi lên cực kỳ náo nhiệl!
Tin vào chủ nghĩa xã hội, tin vào các đảng Quốc tế, nhà lãnh tụ còn trẻ người non dạ của chúng ta mắc lỡm! Năm 1926, anh Học khi ấy còn học trong trường Cao đẳng, xin vào yết kiến và đưa một chương trình yêu cầu cải cách lên Varen. Khi vào tiếp kiến, quan toàn quyền sớm làm làm ra trò niềm nở ân cần! Nhưng khi ra, anh được tụi mật thám xúm lại khám mình và dọa nạt!
Anh chưa thất vọng, còn gửi cho Varen một bức thư điều trần nữa. Lần này thì bức thư khòng được trả lời… Và sau một hồi vơ vét cho nặng túi, sau khi ký thêm cho dân Bảo hộ mấy đạo nghị định thắt cổ, nào là cấm bán những vị cần dùng cho thuốc Bắc; nào là rút cho thêm hẹp quyền ngôn luận; ông Varen liền cuốn gói về Tày!
Varen cút! Bát ky ê sang! Anh còn chưa nản chì hoàn toàn!
Hồi tháng sáu năm sau (1927). anh còn xin phép Thống sứ ra một tập tạp chí nửa tháng, lấy tên Nam Thanh. Mục đích tạp chí là nâng cao trình độ tri thức, thể dục cho nhân dân, khuyến khích họ bỏ lối thích danh hão, thích làm quan, mà chú trọng về nông, công, thương nghiệp.
Một cơ quan dạy khôn nhau như thế lại chủ trương cho một tay có chí khí, có nhiệt tâm, đời nào họ cho phép!
Thích làm quan, thích ông nọ, bà kia, chính là cái giây xích, giây thừng, để chúng xỏ vào mũi, khoác vào cổ những dân trí thức xứ này, đặng sai họ làm ngựa, làm trâu, nếu không phải làm trâu, làm chó! Còn nếu đồng bào ta lại biết hiệp lực nhau mà mở mang thực nghiệp, thi tụi tư bản Pháp còn hòng gì chiếm lĩnh được kinh tế, lũng loạn được lợi quyền. Tuy nhiên, cái thâm ý ấy khi nào chúng chịu nói ra!
Chúng không cho anh mở báo, lấy cớ rằng anh đã gian trá trong sự đề chỗ ở. Trong giấy, anh đề là ở phố Hàng Quạt. Nhưng thực thì anh ở chung với tụi Nam đồng thư xã, một tụi có tư tưởng bài xích chế độ thực dân.
Nhưng đâu có phải thế!
Hồi ấy anh ở Hàng Quạt thật!
Chẳng qua anh hay đi lại với tụi tôi, thế thôi!
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)