Người Khác epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 4 - Một Câu Chuyện Ccười
ồi ấy tôi còn bé lắm. Hình như có một chuyện nghiêm trọng đã xảy ra với cha tôi. Tôi chỉ nhớ láng máng, bằng những hình ảnh chồng chéo, lộn xộn rằng cha tôi dính vào một vụ gì đó khiến có vài người, mặt nghiêm trang, lạnh như đá, vài lần kéo đến nhà tôi. Tôi nghe loáng thoáng ai đó nhắc tới một lá thư nặc danh tố cáo cha tôi. Sau đó thời gian nhanh chóng phủ tầng tầng lớp lớp lên cái sự kiện kia và tôi thì khỏi phải nói, nhưng ngay cả những người khác - họa chăng chỉ trừ cha tôi - cũng chưa chắc có ai còn nhớ. Tôi mất hoàn toàn liên hệ với quá khứ bởi nhiều lý do. Vì thế tôi đâm ra ngạc nhiên khi suốt nhiều năm sống bên cha, có vẻ như ông luôn ở trong tâm trạng phấp phỏng chờ đợi điều gì đó. Tất nhiên tôi không đủ sức, đủ tự tin để hỏi cha. Vả, cũng là do tôi cảm thấy thế. Có điều đấy là những năm tháng buồn tẻ kinh khủng. Cảnh vật xung quanh tôi hầu như chẳng mấy thay đổi. Thỉnh thoảng là những đợt nóng phát điên phát rồi và nỗi khó chịu còn bởi lũ bọ chó. Sau đó là những đợt mưa kéo dài. Tôi nhìn ra ngoài trong trạng thái ký ức hoàn toàn đông cứng. Hai cây na già, có từ thời ông nội tôi, lưng gập xuống, oằn mình chèo chống với gánh nặng tuổi tác, da bóng loáng. Hình như chúng không thể già thêm được nữa. Về mùa đông, trong mầu xám xịt của trời đất, hai cây na rụng hết lá, khốn khổ trơ ra những đoạn cành sù sì khiến càng nhuốm thêm màu thê lương cho cảnh vật. Cha tôi thường nhìn chúng với nỗi lo sợ mơ mồ. Chẳng ai, có thể chính cả ông, biết ông đang nghĩ gì. Ngay cả ý nghĩ hình như cúng bị hoen gỉ, ngoại trừ những kẻ điên khùng hoặc mất trí. Cha tôi cho tôi tin rằng, một đời người không đủ để nghĩ điều gì đó từ gốc đến ngọn.
Thế rồi vù một cái mùa xuân đã ở ngoài cửa. Những gì đã chết đang nhoi nhóp sống lại. Trên những đoạn thân khúc khuỷu của hai cây na nứt ra những chiếc chồi mà ngay từ thuở lọt lòng đã cằn cỗi. Nhìn chúng như những đứa bé quái thai đã khiến tôi rùng mình. Bọn hoa dại, vô duyên, vô sắc thì vớ được dịp để nở tung tóe khắp nơi. Tiếng côn trùng mệt lử, thoi thóp, rên rỉ. Và một mùi ẩm mốc bao trùm. Tôi không thích mùa xuân. Khi tôi nói vậy với cha tôi thì ông nhìn tôi bằng ánh mắt của người tiền sử trước một giống vật đến từ hành tinh khác. Phải nhiều năm sau tôi mới thôi thắc mắc trước cái nhìn lạ lẫm ấy. Hóa ra ông hoàn toàn vô cảm với những gì xung quanh. Sự lạ lẫm của ông cũng do tôi tưởng tượng ra. Bởi vì tôi đồ rằng có thể cha tôi không biết tôi là ai nữa cũng nên. Tôi chỉ còn niềm ngóng trông về phía mùa hè. Nhưng khi nó đến bằng những đêm giông, sấm chớp lằng nhằng, vang động thì chính tôi lại như kẻ lạc lõng trong chính nhà mình. Dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn dầu ma dút tôi thấy cha thở khoan thai, mặt bớt căngthẳng, bớt vô cảm hơn. Hết cơn lôi đình của trời đất ông lại sống với tâm trạng muôn thuở: Vừa mong ngóng chờ đợiv ừa lo sợ điều chờ đợi ấy sẽ đến sau khi tạnh mua. Có lúc tôi đã nghĩ hay cha bị căn bệnh ám ảnh dẫn đến hoang tưởng về hạnh phúc và tai họa? Tuy thế, mặc tôi tha hồ phỏng đoán, bầy giun đất cứ tràn lên từ những chiếc hăng tăm tối trong sự thảm sát của lũ vịt cho đến khi khó thu nhè nhẹ xua đi mùi xác thịt cuối cùng để bầu trời sáng trong một cách đáng ngờ. Cha tôi thường dậy sớm - mũ áo chỉnh tề, vừa uống từng hớp nước trà vừa ngóng ra cửa,tuồng như chỉ chờ một tiếng huýt sáo là ra đi. Tàn ấm trà cha uể oải đứng dậy, vừa thở dài vừa nhìn những con chim bay vụt qua, mất hút vào mầu xanh khiến người ta có thể say.
Cái vòng tuần hoàn trên lặp đi lặp lại suốt trong những năm tuổi thơ của tôi, suốt những năm tôi trưởng thành và luôn mơ về một miền xa lắc, không có thực nhưng đầy cám dỗ. Giờ đây cha bảo tôi hãy gắng đợi cha xong việc.Điều đó thì đơn giản thôi. Tôi có thể chờ một ngàn năm. Tôi có thể chờ bốn ngàn năm, thậm chí một triệu năm, bởi tôi biết sau đó tôi vẫn là tôi, vẫn hai cây na già trở thành lịch sử của tôi, niềm hãnh diện của tôi về quá khứ. Tôi chỉ thương mẹ tôi đêmnào cũng khóc thầm liệu sau một triệu năm có còn nước mắt nữa hay không. Chính vì thương mẹ mà tôi giấu cha tôi thầm ước một sự thay đổi. Tôi giấu cha tôi, giấu người tình, vụng trộm chờ đợi một cơn lốc hay một trận động đất xóa đi trước hết là sự tẻ nhạt. Hóa ra đói khổ, đau đớn, gông cùm khôngbỉ ổi bắng sự tẻ nhạt, sự lì lợm của cảnh vật xung quanh. Nó khiến cái đáng ghét nhất là mặt người. Nó khiến sự độc ác có cơ hội để sinh sôi...
Nhưng rốt cuộc, sự thay đổi đầu tiên là cái chết của lão già làm nghề hoạn lợn. Thực ra lão chết từ đời tám hoánh nào chả ai nhớ. Chỉ đến khi bọn lợn không bị thiến xổ ra chạy lông nhông, cắn xé nhau... mọi người mới thấy ý nghĩa sự tồn tại của lão và mới nhớ ra lão đã chết. Cụ thủ từ cũng chết rồi, đâu như vào một đêmmưa gió năm ngoái hay năm kia gì đó. Cha tôi bị còng lưng phải chống gậy. Chính cái dáng còng gập xuống của ông cho tôi một chút cảm nhận mơ hồ về thời gian. Con trai tôi đã có thể bắt đầu gây tai họa. Thỉnh thoảng nó lại ước bao giờ cho lưng nó cũng còng gập được như ông nội. Điều duy nhất khiến nó khác hẳn là nó chẳng định chờ đợi điều gì cả.
Mẹ tôi mất đột ngột sau một trận ốm ngắn. Cha tôi như bừng tỉnh, giật mình bảo:
- Chết thật! Bà ấy đã tám mươi ba tuổi. Vậy thì bố chả già lắm rồi ư?
Cha tôi vươn thẳng người dậy, mặt lo âu nhìn ra ngoài, nơi hai cây na chỉ còn lại hai cái gốc. "Có lẽ mình không trụ được nữa rồi" - Ông lẩm bẩm.
Một hôm, sau khi tin chắc rằng mình không phạm một sai sót nào trong việc chờ đợi, cha tôi trở vào nằm lên chiếc sập gụ, nơi mẹ tôi từ giã cõi đời. Khi tôi vào thì cha tôi đang hấp hối. Cha cố mỉm cười nhìn tôi. Lần đầu tiên cha nhìn tôi chăm chú. Có lẽ để cha tin rằng thời gian chờ đợi của cha thực sự đã dài. Cha đã làm tròn bổn phận của một người đàng hoàng, đứng đắn. Rồi cha đưa tay vuốt chòm râu lơ phơ trên cằm tôi, thoáng một chút ân hận. Quả thực là vì cha mà tôi từ chối những chân trời xa xôi như ước muốn thời trẻ.
- Cho cha vuốt râu con lần nữa nào.
Tôi đỡ cha để ông thở dễ dàng hơn. Cuối cùng, bằng một cố gắng phi thường, tận dụng từng giây một, cha bảo tôi:
- Con hãy cố chờ để nói với họ là suốt ngần ấy năm cha đã nghiêm túc làm theo yêu cầu của họ. Cha đã chờ... Có con làm chứng,cha không hề dám đi đâu ra khỏi làng này. Con còn nhớ mặt anh bưu tá chứ. Chả lẽ...
- Có, con nhớ. Về già ông ta cũng bị còng...
- Cho cha gửi lời hỏi thăm anh ấy nhé.
- Vâng. - Tôi đáp nhỏ.
Thực ra tôi giấu cha tôi là ông bưu tá đã giải nghệ và chết cách đây vài năm. Cha khiến tôi nhớ đến cái lần, cách đây rất lâu rồi, ông ta vào nhà tôi và đem cho cha tờ giấy gì đó.
- Con nhớ nói cả với anh ấy, rằng ngần ấy năm cha vẫn chờ anh ấy.
Tôi im lặng nhìn cha. Trong một tâm trạng có vẻ bớt dằn vặt hơn, cha tôi từ từ nhắm mứat.
Lo xong việc cho cha, tôi quyết định rời làng, vớt vát một phần giấc mơ xa xưa. Các con tôi bảo: "đáng lẽ cha phải tỉnh ra sớm hơn". Tôi không thể nói với chúng lý do tôi ở lại. Chỉ có điều cho đến giờ tôi vẫn không biết cha tôi chờ đợi điều gì và quả là suốt ngần ấy năm ông không hề đi đâu để phải ngủ đêm ở nơi khác.
Tôi quyết định đem theo một vài kỷ vật cha tôi để lại. Chính vì thế mà lần đầu tiên tôi mở kho bí mật của ông. Chẳng có gì đáng giá ngoại trừ những thứ có liên quan đến cả mẹ tôi. Trong khi lục lọi, tôi làm rơi ra một tờ giấy vàng ệch, bụi bám đầy. Bản thân tờ giấy cũng có thể thành bụi nếu mạnh tay. Phải rất khéo léo tôi mới giở được nó ra để đọc dòng chữ xấu đến tệ hại:
"Yêu cầu ông có mặt ở nhà, để bất kỳ khi nào cần, chúng tôi sẽ gọi".
Chữ ký và dấuđã bị thời gian gặm mất, tuy thế còn sót lại hàng chữ ghi ngày tháng. Tự nhiên không hiểu sao tôi cười phá ra. Giờ đây, cái ngày tháng ghi trên đó có thể lấy làm mốc cho một câu chuyện cổ tích, và vì thế nó chẳng gợi lên trong tôi một ấn tượng cụ thể nào. Chẳng ai đi tìm cái ngày xửa ngày xưa là khi nào. Đơn giản nó là cái ngày xửa ngày xưa. Hồi ấy tôi còn bé, cha tôi còn trẻ. Và hồi ấy người ký giấy hẹn cha tôi, nhân danh pháp luật, vẫn còn sống.
Người Khác Người Khác - Tạ Duy Anh