Những Thứ Bạn Giấu Đi
ôi được đặt tên theo tên một kẻ tội phạm. Mẹ bảo đó là một cách nhìn đầy kịch tính, nhưng đôi khi sự thật cũng đầy kịch tính.
“Cái tên Miranda tượng trưng cho nhân quyền,” mẹ nói thế vào mùa thu năm ngoái, khi tôi bực bội vì Robbie B. bảo tôi trùng tên với một kẻ bắt cóc trẻ con.
Tôi để quên chìa khóa ở trường nên phải chờ mẹ gần hai tiếng rưỡi đồng hồ ở cửa hàng của chị Belle trên Đại lộ Amsterdam. Chờ một chút cũng chẳng sao. Tôi giúp chị Belle trông cửa hàng một lúc. Và dĩ nhiên, tôi cũng có mang theo sách để đọc nữa.
“Em vẫn còn đọc cuốn sách đó à?” chị Belle hỏi khi thấy tôi ngồi xuống chiếc ghế xếp kế bên quầy tính tiền, “Trông nó tơi tả quá.”
“Không phải là em vẫn còn đọc nó,” tôi đáp, “Em đang đọc lại đấy chứ.” Có lẽ tôi đã đọc cuốn sách này cả trăm lần rồi, đó là lý do vì sao trông nó khá nhàu nát.
“Ok. Thế em kể chị nghe xem. Dòng đầu tiên là gì nào?” chị Belle nói, “Chị không bao giờ đánh giá một cuốn sách qua bìa sách cả. Nhưng chị có thể đánh giá nó qua dòng đầu tiên.”
Tôi thuộc đến mức có thể đọc ngay dòng đầu tiên của cuốn sách mà không cần nhìn: “Đó là một đêm tối trời giông bão.”
Chị Belle gật đầu: “Kinh điển đấy. Chị thích thế. Câu chuyện nói về cái gì?”
Tôi suy nghĩ một chút: “Truyện kể về một cô gái tên là Meg - cha cô ấy bị mất tích và cô ấy phải đến một hành tinh khác để cứu cha.”
“Rồi sao nữa? Cô ấy có bạn trai không?”
“Cũng có,” tôi trả lời, “Nhưng đó không phải là vấn đề chính.”
“Cô ấy bao nhiêu tuổi?”
“Mười hai.” Thật ra cuốn sách không nói Meg bao nhiêu tuổi, nhưng tôi mười hai tuổi nên có vẻ như Meg cũng mười hai. Tôi đọc cuốn sách này lần đầu tiên năm mười một tuổi, khi đó Meg dường như cũng mười một tuổi.
“Ồ, mười hai tuổi,” chị Belle thốt lên, “Thế thì còn
khối thời gian cho chuyện bạn trai. Tại sao em không bắt đầu từ đầu?”
“Bắt đầu từ đầu là sao?”
“Câu chuyện ấy. Kể cho chị nghe từ đầu đi.”
Thế là tôi kể cho chị Belle nghe câu chuyện trong cuốn sách - không phải đọc mà chỉ kể lại thôi - bắt đầu từ chương đầu tiên khi Meg thức dậy lúc nửa đêm, hoảng sợ vì cơn bão.
Vừa nghe kể chuyện, chị Belle vừa làm cho tôi một cái bánh sandwich gà tây to và đem cho tôi khoảng mười viên kẹo vitamin C dẻo vì chị ấy nghĩ giọng tôi nghe có vẻ như đang bị nghẹt mũi. Khi chị Belle vào phòng tắm, tôi lấy trộm một chùm nho nhỏ. Tôi rất thích nho nhưng không bao giờ được ăn, vì mẹ không thích cái cách người ta đối xử với những người hái nho ở California nên mẹ không thèm mua nho nữa.
o O o
Cuối cùng thì mẹ cũng về. Mẹ ôm chị Belle nói: “Cô nợ cháu đấy!” Mẹ cứ làm như thể tôi là một gánh nặng ghê gớm chứ không phải một người cực kỳ hữu ích vì đã giúp chị Belle mở ba thùng đựng chuối xanh và lau chùi ngăn đá tủ lạnh. Rồi mẹ mua một hộp dâu, dù tôi biết mẹ nghĩ dâu của chị Belle đắt và không ngon. Mẹ gọi chúng là những VHD, nghĩa là “Vật thể Hình trái Dâu.”
“Làm thế nào Robbie B. lại nghĩ ra cái ý tưởng ngớ ngẩn là ai đó có thể đặt tên con gái mình theo tên một kẻ giết người được?” mẹ nói. Tòa nhà của chúng tôi hãy còn cách một quãng nhưng mẹ đã cầm sẵn chìa khóa trên tay. Mẹ không thích đứng mò mẫm trước cửa để làm mục tiêu cho bọn cướp.
“Không phải là một kẻ giết người,” tôi nói, “Một kẻ bắt cóc. Cha của Robbie B. là ủy viên công tố. Bác ấy nói rằng câu cảnh báo Miranda[1] được đặt theo tên một người tên là Miranda từng phạm những tội ác kinh khủng. Có phải thế không mẹ?”
“Cũng có thể. Câu ‘cảnh báo Miranda’ rất quan trọng, con biết đấy. Người ta cần biết rằng họ có quyền giữ im lặng và có quyền có luật sư. Hệ thống luật pháp nào mà lại không có...”
“Cũng có thể nghĩa là ‘đúng’ phải không?”
“... và sau này thì có Shakespeare, trong vở kịch Bão tố, Shakespeare đã nghĩ ra cái tên Miranda, con biết đấy.”
Những gì tôi nghĩ rất chính xác: Mẹ muốn trở thành luật sư bào chữa tội phạm - mẹ thi đậu trường luật, học sắp xong năm thứ nhất thì tôi ra đời nên mẹ phải nghỉ học. Hiện nay mẹ đang làm trợ lý luật sư ở một văn phòng luật nhỏ, kiêm cả tiếp tân và thư ký. Chú Richard cũng là luật sư. Mẹ và chú làm rất nhiều công tác luật từ thiện cho những người nghèo, đôi khi, thậm chí cho cả bọn tội phạm. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mẹ lại đặt tên mình theo tên một kẻ tội phạm cả.
Mẹ mở khóa cửa vào tiền sảnh. Cánh cửa kiếng khung sắt hẳn nặng đến hơn cả trăm ký nên khi cố sức đẩy cửa ra, gót giày mẹ trượt nghe rin rít trên sàn gạch.
Khi hai mẹ con đã vào nhà, mẹ tì người vào cánh cửa để đóng nó lại cho đến khi nghe cái tách, nghĩa là khóa cửa đã bập vào. Nếu chỉ đóng hờ thì cái khóa thường không ăn, mà như thế sẽ khiến mẹ lo lắng. Mẹ đã nhắc chủ nhà nhiều lần nhưng bác ấy không chịu sửa.
“Thế ông ấy có bắt cóc trẻ con không mẹ,” tôi nhấn nút thang máy.
“Thôi nào,” mẹ bảo, “Mẹ đặt tên con theo tên một con quái vật đấy, Mira. Xin lỗi nhé. Nếu con không thích cái tên đó thì cứ việc đổi tên khác đi.”
Mẹ là thế đấy. Mẹ không hiểu rằng một người sẽ gắn bó với cái tên của họ suốt đời, và biết được sự tích cái tên của mình như thế thì quả là một cú sốc.
Vừa lên lầu, mẹ vội vã vào bếp, cởi áo khoác quăng lên ghế, đổ nước vào nồi spaghetti rồi bật bếp lên nấu. Mẹ mặc một chiếc áo cổ lọ màu cam, váy bông chéo, mang vớ dài có sọc màu đen tím.
“Đôi vớ của mẹ đẹp quá,” tôi khịt mũi. Cũng có thể tôi giả vờ khịt mũi, vì những người trong sách tôi đọc luôn làm thế.
“Sáng nay con mới cằn nhằn mẹ vì đôi vớ này đấy, Mira.”
“Ồ,” tôi hơi bối rối. Mẹ thường vẫn còn đang ngủ khi tôi đi học, vì vậy nên tôi ít có dịp bình luận về quần áo mẹ cho đến khi mẹ đi làm về. “Thế thì sơn móng tay của mẹ đẹp quá.” Móng tay mẹ sơn màu xanh dương trông khá kỳ quặc. Hẳn mẹ mới sơn móng tay trong lúc làm việc hôm nay.
Mẹ tròn mắt: “Con bị sao thế? Khó chịu vì chờ mẹ ở chỗ chị Belle lâu quá hả? Hôm nay có quá nhiều việc - mẹ không thể về sớm được.”
“Không, con thích ở cửa hàng của chị Belle,” tôi thầm nghĩ không biết mẹ đã sơn móng tay trước, sau, hay là trong khi đang có quá nhiều việc như thế.
“Con cũng có thể tới nhà Sal mà.” Sal sống với mẹ cậu ấy, bác Louisa, trong một căn hộ ngay dưới căn hộ của chúng tôi. Trước đây tôi và Sal chơi với nhau rất thân.
“Con đã nói con thích chờ ở cửa hàng của chị Belle mà.”
“Cũng thế thôi. Mẹ nghĩ mình nên giấu một chìa khóa chỗ ống cứu hỏa, đề phòng lần tới con lại quên.”
Sau khi xong bữa tối, mẹ giấu chiếc chìa khóa dự phòng vào đầu ống cứu hỏa đầy bụi cuộn tròn ở đầu cầu thang. Cái ống nứt nẻ và bụi bặm, nằm yên như thể cả trăm năm qua. Mẹ luôn bảo rằng nếu lỡ cháy thật thì cái ống đó sẽ chẳng giúp được gì cả, và hai mẹ con sẽ phải nhảy qua cửa sổ xuống vườn nhà bên cạnh. Cũng may là căn hộ của chúng tôi nằm ở tầng hai tòa nhà.
Bạn dặn nhớ viết về chiếc chìa khóa. Nếu tôi quyết định viết cho bạn một lá thư, dù có lẽ tôi sẽ không quyết định như thế, thì đây chính là câu chuyện mà tôi muốn kể.
Người Bạn Bí Ẩn Người Bạn Bí Ẩn - Rebecca Stead Người Bạn Bí Ẩn