Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mùa Tôm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
H
ôm sau, Karuthamma không ra khỏi nhà. Bên nhà sấy cá của Parikutti hôm đó công việc rất nhộn nhịp. Có nhiều phụ nữ từ miền Đông đến làm. Họ đang đóng bao cá khô.
Lúc ngồi không ở nhà, Karuthamma bỗng có một ý nghĩ day dứt. Không biết Parikutti có nhìn những người đàn bà kia cũng với con mắt như xoáy vào da thịt hay không?
Buổi chiều, các thuyền đánh cá về đến bờ. Chakki đem thúng ra bãi. Khi đi, bà còn dặn lại Karuthamma:
- Con ơi, hãy nhớ lời mẹ nhé!
Karuthamma hiểu rõ cô phải nhớ những gì.
Khi Chemban về đến nhà, Karuthamma dọn cơm cho ông ăn. Cô để ý thấy bố nhìn chăm chú. Một điều rất ít thấy ở ông. Ngày nào mà ông chả gặp cô. Thế tại sao ông nhìn cô như vậy. Karuthamma sợ bố biết chuyện bí mật của mình. Nhưng nếu ông biết thì con mắt của ông phải nghiêm khắc chứ.
Chemban cùng với một số dân chài khác làm việc cho một chủ thuyền trên cơ sở cùng làm cùng hưởng. Ban đầu, ông chỉ là một người cầm chèo. Bây giờ, ông đã là người cầm lái, người điều khiển con thuyền. Với tham vọng cả đời luôn ở trước mắt, Chemban không tiêu phí một đồng anna nào mà ông kiếm được.
Con gái ông đã lớn. Một đứa con gái như vậy dễ mắc chuyện rắc rối lắm. Chakki nói đúng, tất cả những điều bà ấy nói rất đúng. Có thể thông cảm nỗi lo của bà. Ông phải sắm bằng được thuyền và lưới cho mình, hay ông phải lo liệu việc gả chồng cho con? Vấn đề làm ông khó nghĩ. Chemban cũng có điều cần nói với con gái.
- Này con, cẩn thẩn đấy.
Karuthamma không trả lời bố. Chemban cũng không đợi trả lời.
Trả công cho những người làm xong, Parikutti ngồi xuống bậu thuyền trong bóng chiều êm ả. Chemban bước đến gặp anh. Karuthamma thấy hai người nhỏ to một lúc lâu. Cô phân vân không biết họ nói gì. Có lẽ cha cô hỏi vay tiền Parikutti.
Sau đó, Chemban và Chakki lại thì thầm với nhau một lúc lâu. Karuthamma rất muốn biết bố mẹ cô bàn bạc điều gì.
Tối hôm ấy, Parikutti lại cất tiếng hát bài hát quen thuộc của mình. Nằm một mình trong nhà, Karuthamma lắng nghe. Cô phải bảo với anh điều này, chỉ một điều thôi: anh không được nhìn vào ngực cô như thế nữa. Và anh cũng không được hát cạnh nhà cô như thế nữa.
Tối hôm sau, không nghe thấy tiếng hát của Parikutti. Trăng sáng vằng vặc và mặt biển đẵm ánh trăng. Tiếng nhạc của sóng biển dịu dàng lan về phương đông hòa với tiếng lá dừa xào xạc. karuthamma thấy nhớ tiếng hát của Parikutti. Cô ước mong lại được nghe tiếng hát ấy. Sao anh không hát nữa?
Sau bữa tối, Chemban ra đi. Chakki trông có vẻ bồn chồn không yên. Sao mẹ không đi ngủ? - Karuthamma nghĩ. Cuối cùng, Chakki giục Karuthamma đi ngủ. Cô nghe lời khép mắt lại.
Bỗng cô giật mình tỉnh giấc, “Karuthamma ngủ rồi ạ?”.
Karuthamma nhận ra giọng nói ấy. Trong giọng nói có một âm thanh run rẩy mà chỉ mình cô hiểu. Đó là Parikutti.
- Ừ, nó ngủ rồi. - Chakki trả lời.
Karuthamma cảm thấy có chút gì ngượng nghịu trong giọng nói của mẹ. Người cô lấm tấm mồ hôi. Cô ngồi dậy nhìn qua một lỗ nhỏ ở tấm vách ngăn buồng cô với buồng bố mẹ. Không phải là một bức tường đất hoặc đá, mà chỉ là một tấm vách làm bằng lá dừa. Chemban đang khiêng một bao gì nặng lắm. Không phải một hoặc hai bao, mà đến sáu bảy bao. Những bao cá khô.
Ngực Karuthamma đập thình thịch như muốn vỡ. Ngoài sân, Parikutti, Chakki, Chemban đang đứng nói chuyện nhỏ với nhau.
Hôm sau, Karuthamma hỏi bố mẹ về những bao cá đó.
- Cậu Muthalali mang đến gửi nhờ. - Chakki nói lảng.
- Tại sao cậu ấy không để ở nhà sấy cá của cậu ấy? - Karuthamma hỏi.
Sau một lát, Chakki dùng giọng gay gắt mắng:
- Mày hỏi những chuyện ấy để làm gì? Nó là gì đối với mày? Coi chừng mà ăn ở cho phải phép.
Karuthamma muốn hỏi mẹ rất nhiều. Parikutti không phải là gì đối với cô. Nhưng làm như vậy chẳng phải là lừa dối hay sao? “Mày phải giữ lấy thân”, cha cô bảo. Nhưng nếu mình lại để thân mình đi mắc nợ như vậy thì còn ra làm sao nữa? Karuthamma vẫn nín lặng.
Hôm sau, những bao cá ấy được đem bán. Hôm sau nữa, họ đánh được rất nhiều cá. Đánh được một mẻ, Chemban lại chèo thuyền ra biển đánh tiếp mẻ khác. Chakki đi chợ miền Đông. Panchami không có nhà. Còn lại một mình Karuthamma.
Parikutti sang gặp cô.
Karuthamma chạy vào trong nhà. Parikutti lặng lẽ đứng đợi ngoài sân. Anh bồn chồn. miệng và cổ anh khô khốc, anh nói:
- Chỗ cá anh đem đến cho hai ông bà là để bán lấy tiền mua thuyền vào lưới đấy. Không có tiếng đáp lại. Paritkutti nói tiếp:
- Gia đình em vẫn bán cá cho anh chứ? Anh có tiền trả mà.
Câu trả lời lẽ ra phải là: “Anh cứ trả giá cao vào thì nhà em bán cho anh”. Nhưng hôm đó, Parikutti không được trả lời. Lần đứng dưới bóng thuyền cũng nói với nhau chuyện ấy, hai người đã cười với nhau rộn rã, cười mãi, ghìm không nổi. Parikutti hi vọng cảnh đó sẽ lặp lại, nhưng chỉ có im lặng.
- Tại sao Karuthamma không nói gì? Em giận à? - Parikutti hỏi.
Parikutti tưởng như nghe thấy tiếng cô thổn thức.
- Em khóc ư, Karuthamma? Nếu em không thích anh đến thì anh đi vậy.
Cũng vẫn không có thiếng trả lời. Giọng Parikutti lạc đi:
- Anh đi vậy nhé, Karuthamma.
Lời từ biệt buồn tủi ấy khuấy động lòng Karuthamma, cô hỏi:
- Cậu Muthalali ơi, cậu có phải là người Hồi giáo không?
Parikutti không hiểu được ý Karuthamma. Anh nói:
- Sao em lại hỏi thế?
Khỏi phải trả lời. Làm người Hồi giáo thì có gì sai trái? - Cô tự nhủ.
- Sao cậu không đi nhìn những người đàn bà làm việc ở nhà sấy cá của cậu? - Cô buột miệng hỏi.
Thắc mắc của Karuthamma làm Parikutti giật mình. Hẳn cô cho rằng anh cũng để mắt đến những người đàn bà làm việc cho anh ở nhà sấy cá. Làm sao thuyết phục được Karuthamma là cô nhầm?
- Lạy thánh Ala, anh không nhìn ai như vậy. - Anh đáp lại thành thật.
Karuthamma sung sướng thấy Parikutti là một người đứng đắn. Nhưng cô đòi hỏi ở anh nhiều hơn chứ không chỉ là sự bày tỏ rằng anh không để ý đến những người đàn bà khác. Cô không biết làm cách nào để anh hiểu. Cô muốn kể hết với anh về đạolý bắt buộc một phụ nữ dân chài đoan chính phải sống như thế nào. Nhưng cô không nói ra được. Cô không đủ can đảm.
Hai người im lặng một lúc lâu. Thấy ngài ngại, Karuthamma bảo:
- Mẹ em sắp về đấy.
- Thì sao?
- Trời ơi, không được đâu, thế là sai. - Cô lo lắng nói.
- Karuthamma, em ở bên trong, anh ở bên ngoài. Thế thì có gì sai?
Ngay cả điều này nữa, cô cũng phải nói để anh hiểu. Nhưng bằng cách nào? Có rất nhiều điều phải nói mà cô không biết bắt đầu từ đâu.
- Karuthamma, em có nghĩ đến anh không?
- Có.
Parikutti đột nhiên thấy sung sướng.
- Thế sao em không ra đây với anh, Karuthamma?
- Không, em không ra.
- Anh sẽ không trêu em cười đâu. Anh chỉ muốn nhìn thấy em trước khi anh về thôi.
Không biết nói sao, Karuthamma chỉ trả lời:
- Không, em không ra được.
Một lát sau, Parikutti nói:
- Thế thì anh phải về vậy.
- Em sẽ nghĩ đến anh... mãi mãi. - Cô dịu dàng nói.
Anh không ao ước gì hơn.
Parikutti đi rồi, Karuthamma nhận ra rằng mình đã không nói được một điều nào định nói với anh, nhưng lại nói nhiều điều không nên nói ra.
Đêm ấy, dưới ánh đèn dầu, Chemban và Chakki đếm số tiền gom góp được. Tuy chưa đủ, nhưng ông khá phấn chấn. Ông nói:
- Ta đã xoay sở được khá nhiều mà chưa phải dính vào Uxép hay bất kỳ một đứa cho vay nặng lãi nào khác.
Bà vợ thở phào:
- Có những đứa nhét đầy tiền vào túi rồi lân la ra ngoài bãi biển xem có người dân chài nào bị sạt nghiệp hay không. Nếu ta dính vào chúng nó thì không bao giờ hết nợ. Rồi chẳng còn thuyền mà cũng chẳng còn lưới. Dành dụm đồng nào rồi cũng hết.
Uxep và Govidan, những kẻ làm nghề cho vay lấy lãi, đã nhiều lần hỏi Chemban có muốn vay tiền không. Bao giờ ông cũng trả lời: “Không”. Nhưng tiền thì chưa đủ. Phải làm gì bây giờ?
- Ta đi vay cậu Muthalali số tiền còn thiếu vậy. Sao không được? - Chemban nói.
Lần đầu tiên trong đời, Karuthamma thấy ghét bố và ghét cả mẹ nữa vì mẹ không chống lại ý bố.
Suốt mấy ngày sau, những người làm công bên nhà Parikutti hối hả sấy cá và đóng bao. Karuthamma hiểu rõ vì đâu có sự vội vã ấy. Thời gian gần đây, cô đã lớn lên nên hiểu được nhiều chuyện.
Chakki sung sướng trước viễn cảnh phát đạt mới trong cuộc sống của gia đình bà. Bà nói:
- Karuthamma, con ơi, sắp đến lúc nhà ta có thuyền lưới riêng rồi.
Karuthamma nín lặng, cô không thể chia vui với mẹ. Đó là điều đã thay đổi ở cô.
- Nữ thần Biển đã ban phúc cho nhà ta. - Chakki lẩm bẩm một mình.
Cơn giận của Karuthamma mỗi lúc một lên cao, bỗng bùng ra:
- Ta đi lừa dối người khác, liệu Nữ thần Biển không nổi giận hay sao?
Chakki nhìn vào mặt Karuthamma. Cô không nhìn tránh đi chỗ khác. Cô nói:
- Mẹ, sao bố mẹ lại đi lợi dụng người con trai tội nghiệp kia để sắm thuyền và lưới? Làm thế là không tốt.
- Con nói gì? Lừa dối thằng con trai ấy ư?
- Vâng - Karuthamma từ tốn nói.
- Nếu nhà ta vay của Uxep thì chẳng mấy chốc cả thuyền lẫn lưới đều rơi vào tay hắn. - Chakki bảo.
- Không phải thế, mẹ ạ. Nếu nhà ta vay tiền của Uxep thì sẽ phải trả đủ tiền vay lẫn tiền lãi.
- Thế ở trường hợp này, nhà ta không phải trả hay sao?
- Ở trường hợp này... ở trường hợp này... có thực bố mẹ định trả nợ hay không? - Karuthamma giận dữ hỏi lại mẹ.
- Vay cá khô của Parikutti tuyệt nhiên không có gì sai - Chakki biện bạch - Chembai chỉ ngỏ lời có một lần. Ông không hề nài ép. Ông cũng không lừa lọc, dối trá và sẽ trả nợ - hầu như chắc chắn.
- Bố mẹ đem các bao cá về nhà lúc nửa đêm. Tại sao không đem về ban ngày? Những việc làm như vậy sẽ làm cho biển cả trở nên cằn cỗi. - Karuthamma nói.
Karuthamma đã quá lời. Cha cô và mẹ cô đã đồng mưu với nhau làm một việc xấu xa khiến cho biển trở nên cằn cỗi. Cô đã nói như vậy. Chakki nổi giận.
- Mày nói gì? Nói bố mày ăn cắp phải không?
Karuthamma lặng thinh
Lấy quyền người mẹ, Chakki hỏi:
- Thằng con trai người Hồi giáo ấy là gì đối với mày? Tại sao những chuyện này lại làm mày đau khổ đến như thế?
Karuthamma định nói rằng anh không phải là gì đói với cô. Nhưng những lời ấy nghẹn lại trong cổ. Có thực Parikutti không là gì đối với cô không? Đến lúc này cô bỗng nhận ra: anh là tất cả đối với mình.
Chakki nhắc lại câu hỏi rồi bảo con:
- Xem chừng mày sắp gieo tai họa cho xóm làng đấy.
Karuthamma một mực bác bỏ lời buộc tội:
- Không, con sẽ không làm điều gì sai trái, xấu xa.
- Thế thì tại sao mày lại lo đến số phận của thằng Parikutti đến thế?
- Cứ cái đà này thì cậu ấy sẽ phải đóng cửa nhà sấy cá rồi bỏ đi mất thôi.
Chakki rủa con gái, rồi mắng mỏ cô. Karuthamma chỉ lặng yên nghe.
Đến khi cảm thấy mình sắp không ghìm nổi cơn giận nữa, Karuthamma nhìn thẳng vào mặt mẹ hỏi:
- Có phải vì bố hỏi mà cậu ấy đem cá khô cho nhà ta không?
- Chứ mày tưởng thế nào?
Chakki bỗng nhớ lại lần Karuthamma hỏi vay tiền Parikutti. Karuthamma cũng nghĩ đến việc ấy khi cô hỏi vặn mẹ.
- Chứ mày tưởng do mày hỏi mà người ta đem cá cho nhà ta đấy hả?
Karuthamma không thể nói với mẹ là hoàn toàn đúng như thế. Parikutti yêu cô. Cô chỉ nói:
- Thôi mẹ đừng nói với con gì nữa, mẹ ạ.
- Chứ không à? - Chakki dừng lời - Muốn được tiền của nó, tao đã phải nhảy nhót quanh nó và chạy theo nó đấy. Thế mà mày còn muốn buộc tội tao!
Karuthamma òa khóc.
- Mẹ, tại sao mẹ lại đi mượn tiền của cậu ấy, sau tất cả những gì mẹ đã căn dặn con? Và để rồi mắc nợ cậu ấy?
Karuthamma không nói tiếp nổi. Lời nói mắc nghẹn lại trong cổ. Sự thật bỗng nhiên sáng ra đối với Chakki. Điều con gái bà vừa thốt ra chứa đựng một ý nghĩa. Có một cái gì rất sai trái ở đây. Bà cảm thấy con bà sắp gây ra tai họa.
- Đã xảy ra chuyện gì rồi, con? - Chakki hỏi.
Karuthamma nức nở.
- Nó có đến đây không, con? Karuthamma nói dối:
- Không ạ.
- Thế thì có chuyện gì, con?
- Ngay dù cậu ấy có đến thì con đã làm gì sai trái đâu hả mẹ?
Chakki muốn chứng tỏ với con là bà không có ý làm hại ai. Tự bà, bà không mưu tính gì. Cố nhiên, bà đã không nghĩ đến những hậu quả mà Karuthamma lo sợ. Bà chỉ nhờ Parikutti giúp đỡ gia đình bà và Paritkutti đã sẵn sàng ưng thuận. Bà nhận ra rằng Parikutti là một người đứng đắn, nhưng anh còn trẻ người non dạ.
Tâm trí Chakki không còn thảnh thơi nữa. Có lẽ không cần phải vay số tiền đó cũng nên - bà bắt đầu nghĩ. Nhưng liệu Chemban có hiểu tất cả những điều đó không? Đêm hôm đó, Chakki lại dằn vặt Chemban về chuyện gả chồng cho con gái. Thuyền và lưới có thể gác lại sau. Nhưng Chemban không nghe. Ông bám riết lấy thuyền và lưới của ông.
Làm sao bà có thể nói thẳng thắn mọi chuyện với ông? Bế tắc, thấy mình lâm vào một cảnh ngộ không lối thoát, Chakki bảo:
- Suốt thời gian vừa qua, vì thuyền và lưới của ông, tôi đã đi về miền đông bán cá. Từ nay trở đi, ông đừng trông mong ở khoản thu nhập ấy nữa.
- Đừng à? - Chemban nhìn vợ - Bà bảo sao? Có chuyện gì nào?
- Đúng, tôi nói là làm đấy - Chakki nhấn mạnh.
- Sao cơ?
- Tôi phải để mắt đến con tôi.
- Thì sao?
- Nó lớn rồi. Tôi không để nó ở nhà một mình được.
Chemban không nói gì, dường như ông đã hiểu ra lẽ. Nếu Chakki không chịu đi miền đông bán cá thì hẳn có điều gì hệ trọng lắm.
- Có chuyện gì không hay? - Chemban Kunju hỏi.
- Không, cho đến nay thì chưa. Nhưng nhỡ ra thì sao?
Người ta cần thận trọng. Nhưng Chemban Kunju tin Karuthamma là một đứa con ngoan. Nó không phải là người nhẹ dạ. Dù để mặc nó một mình, nó cũng không sa ngã.
- Ai biết đâu. Khôn ba năm chỉ dại một giờ. - Chakki nói.
Chemban làm thinh.
Hôm sau, Chakki không đi miền dông bán cá nữa. Và chồng bà cũng không ép.
Đêm ấy lại có thêm những bao cá khô khác được đem về nhà. Chakki bất bình.
- Nhà ta không cần những thứ ấy.
- Ô kìa, làm sao thế? - Chemban hỏi.
- Sao ông cứ muốn lừa dối thằng con trai ấy?
- Ai lừa dối?
- Còn ai nữa? Ông có định trả nó tất cả số tiền hay không?
Chemban nói chắc chắn ông sẽ hoàn lại.
Karuthamma thấy mình cần phải báo cho Parikutti biết anh có thể sẽ không đòi được nợ, nhưng cô không tìm ra dịp nào gặp anh.
Rồi đến đêm, Parikutti lại mang tiếp một đống cá khô nữa đến nhà họ. Chemban nhận không một chút đắn đo. Ông cũng chẳng nói bao giờ ông trả tiền.
Karuthamma vừa giận lại vừa buồn vì cô không nói thẳng được với bố. Cô đổ lỗi cho mẹ. Tội lỗi mà cô phải cam chịu cho cả gia đình như một gánh nặng đè lên vai cô.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mùa Tôm
Thakazhi Sinvasankara Pillai
Mùa Tôm - Thakazhi Sinvasankara Pillai
https://isach.info/story.php?story=mua_tom__thakazhi_sinvasankara_pillai