Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mắt Thù
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
T
rưa chín hực trên những hạt cát bỏng. Thúy hối hả giục tôi về phòng. Bữa cơm đã qua trong tẻ nhạt lạnh lùng của những ý nghĩ riêng chất đầy trong mỗi đứa.
Tôi lây cái vội vàng gấp gáp của Thúy. Ít ra thì mình cũng có việc trong chiều nay. Nhìn hạnh phúc của người biết đâu chẳng là một thú vui.
Dùng trọn buổi chiều nay cho cuộc tình của Thúy và không nghĩ rằng mình sắp thủ vai nhắc tuồng trong màn kịch chưa đoán được đoạn kết. Tôi hỏi Thúy:
- Nói thiệt đi, có thêm tao, có trở ngại gì cho mày không? Nghĩ cho kỹ, không rồi tiếc.
- Bậy nào. Thúy nhăn mặt. Tụi tao mới. Đâu đã có gì. Tao muốn có mày để mày khách quan xét xem Phụng có yêu tao không?
- Cái quan trọng, theo tao không phải là Phụng có yêu mày hay không mà mày có chắc yêu nó không, đấy mới là vấn đề tiên quyết. Nếu mày thực bụng thì cứ việc tiến đến. Hạnh phúc của một người có ngay từ lúc trái tim người đó rung động.
- Mày lúc nào cũng ưa lý luận vặt. Thúy chê. Cái gì mày cũng nói được.
Tôi làm bộ giận hờn:
- Thì mày cứ trả lời tao đi đã.
- Ơ..ơ thì tao cũng có cảm tình với hắn nên mới nhận lời đi chơi chứ.
- Đã đành là cảm tình, nhưng cảm tình thế nào mới được chứ.
- Mày. Rắc rối vừa chứ. Thúy phát vào vai tôi. Tao... tao không rõ đã yêu hắn chưa, nhưng xa thì nhớ, mà gần rồi lại càng nhó hơn.
Tôi cười lớn:
- Thế là yêu rồi đó bà. Say đòn rồi đấy nghe con. Coi chừng à.
- Ừ thì tao mê. Thôi tao van mày. Nhanh nhanh một chút không hắn đến giờ.
Thúy ngồi ngay đơ cho tôi đánh phấn và tô một lớp son mỏng. Phấn son vào trông nó cũng còn "độ" lắm. Chưa đến nỗi nào. Thúy hỏi tôi nên mặc áo màu gì. Tôi bảo, chỉ có hai màu, một là xanh hai là trắng. Mặc thế vừa có vẻ trẻ trung vừa ra dáng học sinh đàng hoàng đứng đắn. Nó chọn áo màu xanh nhạt.
Xuống tới sân thì đã thây Phụng chờ sẵn. Thấy tôi, Phụng hơi ngạc nhiên nhưng có vẻ mừng rỡ:
- Có cả Nữ nữa? Hay quá.
Tôi nghĩ bụng có tôi thì ăn nhằm gì đâu. Không lẽ bạn lại muốn bắt cá cả hai tay.
Phụng hỏi tôi về Nhiệm. Tôi trả lời không có tin tức gì hết và đáng lẽ câu hỏi ấy phải để dành cho tôi, Phụng đùa:
- Nữ mà không có tin của nó thì còn ai có được bây giờ. Nhiệm nó đi như chim. Nhưng con chim đó bắt đầu muốn dừng chân xếp cánh ở đây rồi. Tôi không nói gì, lặng lữ theo Thúy, lên xe.
Con đường dẫn về thành phố chạy men bờ biển. Trong bộ thường phục, Phụng có vẻ hào hoa, lịch thiệp.Thúy luôn nhìn lên và mỉm cười âu yếm.
Nó uống giọng:
- Anh cho bọn Thúy đi đâu bây giờ?
- Tùy Thúy đó. À, Thúy hỏi thử xem Nữ muốn đi đâu?
Phụng nhìn tôi, chờ đợi. Tôi lắc đầu:
- Tùy ông bà.
Thúy cười rích rích, cấu vai tôi, nói nhỏ:
- Khỉ nào. Trong câu trách đó, tôi đọc được ý cám ơn và sung sướng của nó.
Phụng giữ vẻ nghiêm trang:
- Hay là mình đi uống nước đi. Bây giờ trời còn nắng quá. Có đi đâu cũng không tốt.
Thúy tán đồng. Tôi liên tưởng tới quán cà phê cây đa ở khu gia bin Pleiku ngày nào.
Phụng đưa chúng vào một quán nước ở trung tâm thị trấn. Ngay bên hông rạp xi-nê.
Quán sâu hoắm và hơi tối. Khách hầu hết là những thanh niên mặc đồ lính. Họ nhìn chúng tôi chòng chọc. Mặt họ, lộ hẳn vẻ chán chường khinh bạc. Nhưng có lẽ đó chỉ là cái chán chường khinh bạc giả tạo, vay mượn. Họ còn trẻ lắm. Sợ còn nhỏ tuổi hơn tôi nữa. Chỉ chừng hai mươi hay dưới hơn. Tôi không cảm thấy bất mãn chút nào, khi chạm phải những ánh mắt sòng sọc đó. Tôi thấy thương họ nhiều hơn. Nếu tôi là con trai, chắc chắn tôi cũng sẽ như họ. Tôi phải gánh chịu cái dĩ vãng đâu thương của thế hệ cha anh, trong khi, lý ra, trên nguyên tắc, chúng tôi không có một chút trách nhiệm nào về cái dĩ vãng mà mình không tạo nên đó.
Nhạc bập bùng mấy điệu mấy nước, quanh cái gọi là tình lính và tình người em hậu phương. Không khí trong quán ngột ngạt nặng nề vì khói thuốc. Tôi cố gắng giữ vẻ bình thản để cuộc vui của Thúy không bị phiền lây. Phụng bảo tôi: Vẫn uống nước cam vàng nhưng ít hơn hôm ở Pleiku. Tôi nói, làm sao được. Khi chúng ta không sống trong khung cảnh cũ. Không gian và thời gian chính là cái dấu ngắt hay dấu chấm của tư tưởng, nếp sống mỗi chúng ta. Cho dù có ở chỗ cũ, giờ khắc này, chúng ta cũng không thể như xưa được nữa. Phụng cười cho rằng ý Phụng không muốn nói thế. Phụng thì nhắc tới sự thiếu vắng của một người mà thôi.
Tôi ngụy biện:
- Thì những lời tôi vừa nói với anh, cũng chỉ dẫn đến kết luận duy nhất, không thành lời đó mà thôi.
- Anh có biết địa chỉ của anh Nhiệm không?
Thúy hỏi. Tôi nhìn Thúy dọ hỏi.
- Không, nhưng Thúy cần gì? Phụng trả lời.
- Thúy hỏi xem anh có biết thì liên lạc thử với anh ấy xem anh ấy có thường không.
Tôi nhìn Thúy, cám ơn. Tôi bảo điều ấy không cần thiết. Hãy để Nhiệm yên với đời sống của chàng. Liên lạc làm gì khi người ta không cần đến liên lạc đó. Phụng ghé sát tai Thúy, nói gì tôi không nghe rõ. Thúy cười thật tươi gật gật đầu.
Trời đang nắng gắt bỗng đột ngột đổ mưa lớn. Những hạt mưa rào rào đập xuống mặt đường. Chỉ một thoáng, nước chảy thành từng dòng lênh láng, đỏ đục. Mưa to nữa làm sao đi. Thành phố không có hệ thống ống cống mà. Tôi nói trong óc. Mấy chiếc xe nhà binh chạy ngang, tạt nước tung tóe. Tiếng bánh nghiến trên mặt đường sàn sạt, nghe như có một vật gì lăn lộn trên cát. Mấy chiếc xe khách trú bán hàng vặt, chạy vào hông rạp xi-nê. Quán báo bên lề đường vội hạ cánh cửa tôn, mở hé bằng chiếc que chống ngăn. Tôi chỉ còn trông thấy hai cánh tay cô bán báo cầm cuốn tiểu thuyết mở rộng. Những ngón tay của cô ta đen và to như mấy cặp lạp xưởng nướng. Chiếc cà rá nhận mặt ngọc thạch to gần bằng mặt chiếc đồng hồ tay, đeo lệch nơi ngón tay út cô ta, như một thách đố, xỉ vả người nhìn nó. Mấy tốp vợ lính nhớn nhác băng qua đường. Họ có vẻ vướng víu, lúng túng và hình như cũng ra chiều hãnh diện trong những tấm áo dài ny-lông màu đỏ ké hay xanh thắm.
Một lát. Mưa nhỏ lại và đều hạt hơn. Những cọng lá me thi nhau nhỏ giọt mái quầy báo như những nốt nhạc thánh thót gõ sâu vào khu vườn dĩ vãng ấu thơ của tôi. Những ngày ở Hà Nội. Ngày đã quá xa, thật xa và ký ức tôi không ghi nhận được đầy đủ.
Ngày ấy, tôi còn bé lắm. Khi người anh cả của tôi qua đời ( bị máy bay Pháp bắn tại Thanh - Hóa) mẹ tôi bàn với người anh thứ hai, đòi gia đình về Hà Nội. Lúc ấy tôi đang tản cư tại một vùng gần quê ngoại, vùng Đồng-lạc phía dưới tỉnh Hà-nam. Quyết định của mẹ tôi, một phần dựa vào chị dâu tôi. Ở nhà quen gọi là chị cả.
Chị cả có người anh là bác sĩ mở phòng mạch ở đường Gia Long gần lối đi lên hàng Trống. Ông này nhắn chị ra Hà-nội và bảo đã dành sẳn cho chị một việc làm tại phòng mạch của ông ta. Thế là chị tôi đi trước.
Sau khi thuê được gian phòng trong của một căn nhà ở phố Huế, chị tôi viết thư về hối thúc mẹ tôi đưa gia đình ra Hà-nội.
Ở phố Huế đâu được mấy tháng thì gia đình tôi lại dời nhà về đường Triệu Việt Vương vì căn phòng mới thuê được này rẻ và rộng hơn.
Ngôi nhà thứ hai mà chị tôi thuê, mặt trước ngó vào lòng phố Triệu Việt Vương, nhưng bên hông lại có cửa sau, mở vào con ngõ ăn thông sang phố Huế. Đúng hơn là thông với chợ hôm. Người ta gọi con ngõ này là Ngõ Tràng An.
Những ngày mưa ở ngôi nhà mới này tôi thường ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế da không biết ai gỡtừ chiếc xe GMC của nhà binh, gắn thêm chăn và đem bán cho nhà tôi. Trong chiếc ghế da đặc biệt đó, tôi thả tầm mắt tới dãy nhà ở bên kia con ngõ với những mái tôn thấp, nóc nhà chỉ cao bằng mấy cây đại (hoa sứ) già. Tôi nhìn mưa rơi trên những mái tôn đó hoài hoài không biết chán. Hay không thể không chán vì có chán cũng chẳng biết làm gì khác hơn để giết thì giờ thì cũng vậy.
Không biết dạo đó, tôi nghĩ gì khi nhìn mãi cảnh tượng buồn nản đó.
Nhưng nếu tôi không nhớ lầm thì đại khái hồi đó tôi hay mơ tưởng tới những miếng khế khô mằn mặn, chua chua. Nhất là thỉnh thoảng được nhai trúng một cái hột khế thì nó bùi tê cả lưỡi, không thể chê vào đâu được. Đôi khi tôi cũng thèm được ngậm những quả táo dầm nước đường vàng vàng ở sân trường Hàng Vôi vào những ngày mùa thu lạnh. Ờ, kể thì cũng ly kỳ. Hồi đó, trường Hàng Vôi lại nhận một số nữ sinh học chung với nam sinh, và tôi là một trong dăm đứa con gái lạc loài ấy.
- Nghĩ gì đó Nữ?
Tôi quay nhìn Thúy cười. Nghĩ gì? Không tôi chẳng nghĩ gì hết. Tôi đang hồi tưởng về một quãng đời thơ ấu mà tôi đã mất.
- Kỷ niệm đẹp nhất bao giờ cũng là kỷ niệm đã qua và mình biết chắc rằng không thể có lần thứ hai để hưởng lại. Câu ấy của ai? Tôi hỏi bâng quơ.
Phụng thả vội ngụm khói thuốc. Mùi thuốc hôi hôi, nhưng cụng thoảng một chút gì ngây ngất. Tôi liên tưởng tới Nhiệm. Giờ này chắn chàng cũng đang hút thuốc đây. Tôi buột miệng nói thành tiếng:
- Sài-gòn mùa này đã mưa chưa nhỉ?
Tôi biết vì sao Nữ lại hỏi câu vừa rồi. Phụng nheo nheo mắt, nhìn tôi. Biết hay khôngthì có ăn nhằm gì chuyện đó. Chúng ta sinh ra đâu phải để đi chung một đường. Mọi suy đoán điều đúng hay sai đều vô ích nếu không nhằm chúng đối tượng. Tôi bảo Phụng:
- Anh thông minh đấy chứ. Tôi mong có dịp vào chơi Sài-gòn. (Tôi cười lơ đãng như không để ý tới người đối thoại). Nghe nói Sài-gòn hoài mà không biết thì cũng quê thật.
Tôi nâng ly nước cam lên môi. Trời vẫn mưa hạt nhỏ và đều, thánh thót như những nốt nhạc gõ sâu vào khu vườn tuổi thơ tôi tan nát những ngày chạy loạn.
Tôi cho rằng một người Việt Nam chỉ đúng nghĩa là người Việt Nam nếu trong đời đã có hơn một lần chạy loạn. Tôi dám nói rằng chưa một người nào mở mắt chào đời trên quê hương này mà chưa một lần thấy máu lửa, sự thực thế đấy. Đã bao nhiêu thế hệ và sẽ còn bao nhiêu thế hệ kế tiếp nữa? Phải chăng sự thản nhiên chịu đựng, gần đây cũng đã trở thành một trong những đặc tính cá biệt của người Việt Nam?
Tôi bảo Thúy:
- Mưa chỉ làm buồn thêm những người xa gia đình mà thôi, phải không Thúy?
Thúy ngơ ngác:
- Gì... À mưa, dai ghê. Mất hết cả ngày giờ.
Phụng cười. nụ cười lẳng lơ, nhạt nhẽo. Nó không mang một nụ ý nào ngoài sự đụng đậy của hai cánh môi thâm, hé mở một vệt trắng đục lờ. Tôi chợt thấy tôi xa lạ và hoàn toàn không hề ăn nhập gì với những người đang ngồi trước mặt tôi đây. Tôi cảm thấy rã rời thân thể. Cơn mệt mỏi như nước triều dâng lên cao, cao thêm nữa... Tôi không còn thiết gì nữa... Tôi cũng không thể nghĩ, không thể nhớ gì khác hơn chiếc giường sắt êm ái. Ờ, chiếc giường mấy tầng trong dãy nhà nội trú. Tôi muốn trở về đó. Trở về thật nhanh. Về tới cái thế giới trầm trầm hiu quạnh, tôi không còn cảm thấy hãi hùng nếu bây giờ ném trả tôi về đó. Tôi muốn trở về. Tôi muốn được sải tay, sải chân, cởi bỏ hết quần áo, nằm lăn lộn trên chiếc giường ấy. Ở cái thế giới cô đơn tự do cần thiết đó, tôi không phải đóng kịch với bất cứ ai, kể cả với tôi. Tôi sẽ mặc sức tưởng tượng, mặc sức vẫy vùng trong những hình ảnh do trí tưởng tôi phóng lớn. Tôi sẽ nằm ở đó một mình, trần truồng và gậm nhấm chính cái cô đơn của đời mình. Tôi sẽ ra ban công, tôi sẽ xuống vườn hoa, tôi sẽ gặp những người con gái già cóc để không có ma nào nó thèm dớ tới. Và dù có yêu đời mấy chăng nữa, tôi cũng sẽ đâm ra bi quan chán nản ngay khi gặp họ. Tôi sẽ viết. Tôi sẽ ngủ. Đúng rồi tôi sẽ ngủ vùi cho thời gian cứ đi qua. Mặc sức mà đi qua, trên những dự tưởng không thành, trên những nhỏ nhen ty tiện, trên những tham vọng ngút trời của cái phận mang tên thú vật trong con người thịt xương nặng nhọc.
Tôi nghiến răng để cái ngáp tan đi trong miệng, tôi mệt quá rồi. Tôi không chịu được nữa. Cho tôi về. Cho tôi về đi. Trả lại tôi cái thế giới mà tôi đã hãi hùng lẫn trốn ấy. Thà trở về ngục thất mà có đời sống riêng còn hơn được vẫy vùng trong khoảng không mà tan chìm trong đó. Tôi muốn hét lên thật to. Tôi muốn ngã xuống, ngã ngay xuống. Nếu những viên gạch hoa dưới chân tôi đây là chiếc chiếu, nếu những mảng khói kia chính là những đám mây chiều la đà trên ngọn núi Bà Hỏa. Tôi bủn rủn, tôi níu tay Thúy:
- Nói với Phụng cho tao về trước. Tao mệt quá. Tao chỉ muốn ngủ thôi.
Thúy kinh ngạc. Nó trố mắt nhìn. Có gì đâu. Đời sống chẳng thường đem lại cho chúng ta những phút chán chường, bất thần sao? Đã mấy ai trong tuổi trẻ không có những ước mơ suy tính của một người luống tuổi.
Ai mà chẳng thế. Chiến tranh đã hun nóng chúng ta. Nó đã bắt chúng ta phải chín, phải rụng trước khi chúng ta kịp xanh. Nó cho chúng ta rất nhiều ưu tư về lẽ chết. Nhưng lại hầu như không có một chút thời giờ nào để trang điểm ngắm vuốt cuộc đời mình. Tôi cũng thế. Tôi đã già trước tuổi tôi quá nhiều. Tôi không có ý khoe khoang gì về cái đó. Có gì để mà khoe khoang. Nói chính là cái bi đát của tôi. Của một đứa con gái. Đứa con gái nào không mong mình trẻ đẹp mãi mãi. Tôi thường mơ ước được trở về cái tuổi chớm dậy thì mười ba mười bốn. Nhưng tôi đã mất nó. Mất nó từ khi tôi chưa kịp có ý thức gì về nó. Đời sống đã đẩy tôi về với những mơ ước cỏn con. Như mơ ước có một căn nhà nhỏ, có một vài đứa con. Có một chiếc ghế bành ( nếu được là chiếc ghế da nệm dày, cậy từ chiếc GMC nhà binh thì càng tốt).
Để những buổi trưa mất ngủ, những chiều không nắng, những ngày mưa, tôi sẽ thu mình thảnh thơi, không bận rộn, không suy nghĩ không mưu toan, ước muốn gì hết. Tôi chỉ muốn nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi trong tiếng thánh thót của những giọt mưa nhỏ và đều ( phải thật đều mới được). Và tôi sẽ có những phút bùi ngùi, ngó nhìn lại tôi, ngày nào khi những giọt mưa thánh thót ấy, bắt đầu gõ nhẹ, bắt đầu mở hé cánh cửa dẫn vào khu vườn dĩ vãng ấu thơ. Tôi sẽ thấy lại chị dâu tôi nay đã già.
Tôi sẽ thấy lại mẹ tôi, nay tóc người đã bạc, lưng đã còng, răng đã bắt đầu rụng nhiều. Tôi sẽ thấy, tôi sẽ thấy, cảnh tượng đời tôi, từ những ngày khuất sớm. Tôi cũng chẳng sung sướng gì khi ngắm nhìn lại cái mình đã mất. Nhưng tôi vẫn muốn nhìn tôi khao khát thèm muốn được nhìn lại, vì nó là một quãng đời duy nhất của tôi, êm đềm, thảnh thơi và yên lặng.
Sự yên lặng đến gần kề cô đơn, nhưng lại là cái yên lặng êm đềm mà ngày nay tôi đang ra công tìm kiếm.
Chiếc xe lăn bánh nặng nề. Tôi khép hờ hai mi mắt. Những cây trụ đèn thụt lui về phía sau, xếp thành hàng sau lưng tôi. Dĩ nhiên là tôi không thấy chúng. Chỉ có con đường trước mặt mở dài về phía biển động mạnh.
Trời chuyển bụng mưa mau, những hạt mưa lớn quất vào kính xe độp độp.
Tôi cảm thấy ớn lạnh như những giọt mưa đó bắn trúng vào thân thể tôi đang chảy tan thành dòng, dọc xuống chân tôi tê cứng. Thúy ngồi trong, nói gì đó với Phụng. Phụng quay ngang. Cúi xuống. Xe chao nghiên và tôi cảm mơ hồ cảm thấy mình lêu bêu trên mặt biển cồn sóng. Trời tụt hẫng xuống thấp. Bóng tối xăm xắm lướt ngang mặt tôi, thành một băng đen phủ quanh thân thể.
Có tiếng Thúy ú ớ kêu như bị ngộp nước...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mắt Thù
Du Tử Lê
Mắt Thù - Du Tử Lê
https://isach.info/story.php?story=mat_thu__du_tu_le