Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Love In The Dark
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
K
hi Susanna ở ngoài hiên ngắm cảnh, độ chừng một tiếng sau ông Chambers đến bên cạnh nàng.
Thấy ông ôm một chồng báo lớn trong tay, Susanna quay sang nói.
“Lỡ như tôi làm cho ông ấy khó chịu thì tôi xin lỗi... thật xin lỗi.”
“Đó là lỗi của tôi,” ông Chambers đáp. “Tôi đem tờ New York Times theo từ London và ngu ngốc để trong phòng khách. Clint cầm lên rồi lại tưởng tôi định đưa cho ông Dunblane.”
“Hình như ông ấy khó chịu vì ông Henry Ford cho ra loại xe mới,” Susanna nói, “tôi nghĩ có lẽ ông ấy có những khoản đầu tư trong các ngành sản xuất khác nữa.”
Trong lúc đợi nàng suy nghĩ rằng sự sản của người Mỹ tạo ra rất nhanh mà mất đi cũng nhanh không kém. Ba nàng đã nhắc đến những vụ phá sản tài chính thảm hại ở Wall Street, và nàng nhớ có lần xảy ra cơn biến động kinh khủng vì một số bạn của ba đã đầu tư vào mỏ vàng mà lớp quặng đã cạn sạch.
“Có lẽ thế,” ông Chambers đáp, và Susanna cảm thấy ông không muốn nàng hỏi tới.
‘Chuyện đó đâu có liên quan gì tới mình,’ nàng tự nhủ. ‘Tuy nhiên, nếu ông Dunblane mất nhiều tiền thì ông ấy phải bán đi cái biệt thự tuyệt vời này và chắc chắn là không thể sống thoải mái như hiện giờ.’
“Tôi nghĩ ông Dunblane muốn cô quay vào với ông ấy,” ông Chambers nói, “tôi đề nghị sau khi ăn trưa, trong lúc ông ấy nghỉ ngơi, thì mình sẽ vào Florence và cô có thể ngắm sơ những bức tranh cô thích.”
“Mình thật có thể làm thế à?” Susanna háo hức hỏi.
“Mình sẽ thử xem sao,” ông Chambers hứa, “nhưng lỡ ông Dunblane cần cô thì tôi e chúng ta sẽ phải đợi đến ngày khác.”
Susanna vội quay lại phòng ngủ của ông Dunblane, khi nàng gõ cửa và ông ấy lên tiếng, “vào đi,” nàng ngạc nhiên thấy ông không nằm trên chiếc giường lớn phủ màn nhưng đang ngồi trong ghế bành gần cửa sổ lúc này đang mở rộng.
“Ồ, ông dậy rồi à!” nàng reo lên. “Tôi rất mừng. Tôi chắc chắn ông thở không khí tươi đẹp, ấm áp này thì rất quan trọng đấy!”
“Đừng lăng xăng nữa,” ông Dunblane đáp lại, “nếu cô có chuyện gì hay làm cho tôi bớt điên tiết thì tôi muốn nghe.”
Susanna lo lắng nhìn ông ta, cảm thấy ông ta hãy còn bực bội.
Vừa rồi nàng đã tự động cầm theo khá nhiều sách trên đường đến phòng ngủ của ông ta, và do nàng qúa náo nức với việc đi Florence nên nàng cũng không xem mấy cuốn sách kỹ lắm.
Bây giờ thấy một cuốn là cái nàng đã đọc cho ông ta trước đó về Lorenzo Vĩ Đại, và nàng cảm thấy có lẽ họ đã hết cái để nói về chủ đề đó. Thay vì thế, nàng ngó vội những quyển kia để tìm cái gì khác làm cho ông ấy hứng thú.
Rồi thật ngạc nhiên ông ấy cất tiếng.
“Tôi đổi ý rồi. Nói chuyện với tôi đi, kể cho tôi về cuộc sống của cô và tại sao cô phải ra ngoài kiếm sống.”
Hên là ông ấy không nhìn thấy được nét thảng thốt trong mắt nàng.
“Ông sẽ thấy đề tài đó chán lắm,” nàng tránh né. “Thà là nói về ông hay ngôi biệt thự tuyệt đẹp này mà ba ông làm cho nó thật toàn hảo còn hơn.”
Không nghe câu trả lời trước đề nghị này, sau một hồi nàng nói.
“Tôi cũng thích nghe ông kể về Florence. Khi người ta nói đến nơi chốn họ biết thì luôn luôn thích thú hơn nhiều so với sách hướng dẫn.”
“Tôi có một cảm giác,” ông Dunblane nói, “và bây giờ tôi dùng Tam Nhãn, rằng cô đang cố tình dụ tôi tránh những cái tôi muốn biết về cô đấy. Tại sao cô lại thần bí như thế, trừ phi cô muốn dấu chuyện gì đó?”
Susanna nghĩ thực tế ông ấy đang trở nên qúa ư nhạy cảm.
“Tôi không... đoán được tại sao ông... lại nghĩ như thế.”
“Cô Brown à, giọng nói của cô đã để lộ ra hết rồi còn gì,” ông đáp. “Khi cô lo lắng, như hiện giờ bởi vì cô cho rằng tôi đang đào sâu vào chuyện cô không muốn cho tôi biết, âm điệu của cô biến đổi hết. Tôi cho rằng hàng trăm người đã nói với cô rằng giọng nghe như tiếng nhạc vậy.”
“Không có ai... nói với tôi... như thế cả,” Susanna nói nhỏ.
“Vậy chắc họ điếc hết rồi, hay có lẽ vì tôi giờ đây đang mù, mù lần đầu tiên trong đời, nên tôi biết sử dụng tai mình một cách đúng nghĩa.”
“Hay là, như chính ông nói đấy, có lẽ đó là Tam Nhãn của ông!”
“Tôi đang nghĩ về chuyện đó. Hình như rất lạ rằng chưa có ai nói với tôi đề tài đó trước đây cả, dù tôi cho rằng khá nhiều người biết về lĩnh vực đó, thậm chí ngay trong thời đại khai hóa này.”
Susanna mỉm cười nói.
“Tôi từng đọc có những trường phái bí truyền, hoặc có các trường phái ở các miền khác trên thế giới được chăm nom bởi các vị lãnh đạo tư tưởng lớn.”
“Chuyện đó nghe có vẻ cường điệu như lời tuyên bố của phu nhân Blavatsky rằng có các vị đại sư sống ẩn trong rặng Himalaya, họ ở đó để dạy dỗ và hướng dẫn cho những người tin họ.”
Lối nói châm chích của ông ta khiến Susanna nói.
“Ông đúng là một trong những kẻ vô thần.”
“Đương nhiên rồi!” ông Dunblane đáp. “Tôi cho rằng chỉ có những phụ nữ chán đời không có chuyện gì khá khẩm hơn để làm mới nghĩ ra hàng lô thứ nhảm nhí như thế!”
“Tuy nhiên chúng ta đều biết các nhà tân tư tưởng vĩ đại như Phật hay Plato từng truyền đạt cho các môn đệ theo cách mà những tín đồ thường không hiểu nổi.”
“Làm thế nào mà cô biết được?”
“Tôi có thể trích một số thí dụ trong thánh kinh nếu ông muốn nghe.”
“Tóm lại tôi nghĩ rằng cô đã bị lừa gạt bởi nhiều thứ vớ vẩn không xác thực và sẽ bị chế nhạo bởi bất kỳ người nào có hiểu biết.”
Susanna suy nghĩ một hồi rồi nói.
“Thế ông có tin vào phép lạ không?”
“Tôi chưa bao giờ chính mắt thấy.”
Nàng ngập ngừng trước khi bày tỏ ý kiến.
“Ông vừa gặp tai nạn xe hơi rất thảm khốc. Ông không nghĩ rằng nhờ vào phép lạ mà ông thoát chết sao? Tại sao ông qua được cái tai nạn mà lẽ ra là chí tử đối với người kém may mắn hơn?”
Ngay khi nói ra nàng hầu như kinh ngạc với chính mình vì đã nói những điều rất riêng tư, tuy nhiên từ ngữ dường như thoát ra khỏi miệng nàng gần như vô thức.
Bầu không khí chìm vào yên lặng thật lâu trước khi Susanna cất tiếng bằng giọng nhỏ rứt.
“Thứ lỗi cho tôi... tôi không... nên... nói như thế. Tôi không muốn lại gây cho ông... bực bội.”
“Cô không làm cho tôi bực đâu,” ông Dunblane nói với âm điệu khác với giọng ông thường dùng lúc trước. “Cô chỉ khiến cho tôi tự hỏi những điều cô nói có đúng hay không. Tôi từng điên lên được khi bị tông xe, rất là căm giận vì bị mù, đến nỗi đến giờ phút này tôi chưa hề nhận thấy rằng thật là phi thường rằng tôi không bị giết chết tươi lúc đó.”
“Tôi nghĩ rằng vì lúc ấy ông muốn sống,” Susanna dịu dàng nói. “Có lẽ trên thế giới còn chuyện quan trọng và đặc biệt để cho ông làm, vì chỗ này cần đến ông. Tôi không cho rằng những việc này xảy ra đều là tình cờ.”
“Là phép lạ!” ông Dunblane tự nói với chính mình.
Rồi ngả vai vào nệm ghế cho người thoải mái hơn một chút ông nói.
“Thôi được, tôi sẵn sàng lắng nghe cô cắt nghĩa những lý thuyết của cô. Ít ra thì những cái ấy cũng mới mẻ và để cho tôi có chỗ suy gẫm.”
“Học Thuyết Bí Mật từng được giảng giải bởi nhiều vị lãnh đạo...” Susanna bắt đầu câu chuyện.
-o0o-
Họ trò chuyện và tranh luận mãi đến lúc ăn trưa, khi nàng rời phòng Susanna đoan chắc là ông Dunblane đã mệt, dù ông ấy không chịu thừa nhận.
Khi nàng và ông Chambers vừa dùng bữa xong trong hàng hiên thì Clint đến nói.
“Tôi đã đưa ông chủ vào giường rồi thưa ông. Ông ấy hoàn toàn sẵn sàng để ra ngoài và đã ngủ trước khi tôi rời phòng.”
“Tốt lắm,” ông Chambers bảo. “Anh nghĩ tôi có nên liên lạc với một bác sỹ không? Tôi biết ngài William đã biên thư cho một vị rồi.”
“Như thế chỉ làm phiền ông chủ thôi,” Clint trả lời, “tốt nhất là để ông ấy yên cho đến khi ông ấy ổn định sau chuyến đi.”
“Được, chúng ta sẽ làm theo lời anh đề nghị,” ông Chambers nói. “Còn bây giờ cô Brown và tôi sẽ vào Florence. Chúng tôi sẽ không đi lâu đâu phòng khi ông Dunblane muốn gặp chúng tôi lúc ông ấy thức giấc.”
“Ông có thể khẳng định đấy là điều ông ấy muốn,” Clint nói, “đặc biệt là cô Brown.”
Anh ta cười phô răng cười tinh quái với Susanna khi nói thêm.
“Cô làm cho ông ấy không nghĩ tới bản thân và thương tích của mình nữa, đó là liều thuốc tốt nhất cho ông ấy đấy.”
“Cám ơn,” Susanna mỉm cười nói.
Rồi nàng đứng dậy nói với ông Chambers.
“Tôi đi lấy nón, mất chừng một phút thôi.”
Nàng rất sợ họ phải hoãn lại chuyến thám hiểm vào lúc chót đến độ chỉ khi họ lái về hướng thành phố nàng mới thấy nhẹ nhõm rồi ngó quanh, háo hức với mọi cái nàng thấy.
Tối qua nàng đọc sách thật lâu về việc Florence đã trở thành trung tâm thời trang của thế giới trong thời trung cổ như thế nào, và không những phát triển hàng len từ vật liệu thô cho chính họ mà còn bán ra những mười ngàn tấm một năm cho Anh quốc, Flanders, và Pháp.
Nàng nghĩ thật vui qúa vì được mua lụa mà hiện giờ nhờ đó Florence trở thành nổi tiếng, và luôn cả hàng ren được chế tạo bởi các nữ tu trong những tu viện trong khắp các khu phố trên đồi. Mỗi nơi đều có đặc sản của họ, không nơi nào giống với nơi nào.
Rồi nàng sực nhớ mình phải chi tiêu cẩn thận, có lẽ chỉ ngắm hàng họ thôi chứ không nên mua. Có vài món nàng thấy người ta phơi trên cửa sổ cho khô trong các phố xá nàng đi ngang.
Màu sắc các tấm hàng ấy rất đẹp và nàng nhớ mình có đọc màu sắc của Florence là những màu đặc biệt của trời hoàng hôn lúc vào thu, hồng và lục, hoàng kim, đỏ thắm, màu xanh khi mây mưa dầy đặc, xanh rêu, vàng, ngà, và trắng phớt xám.
Họ lái tiếp và băng ngang sông. Susanna thắc mắc nhìn ông Chambers và ông giải thích.
“Không cần hỏi tôi cũng biết nơi đầu tiên cô muốn đi là viện triển lãm Uffizi – còn những nơi khác có thể đợi.”
“Cám ơn, ông tử tế qúa.”
“Tôi nghĩ là cô biết,” ông Chambers đáp, “viện triển lãm Uffizi được thiết lập bởi hoàng thân của dòng họ Medici vào cuối thế kỷ thứ mười sáu. Nó được dựng quanh bộ sưu tập khởi đầu bởi Cosimo il Vecchio, và cháu trai của ông ấy là Lorenzo Vĩ Đại đã nới rộng thành nơi lưu trữ các công trình nghệ thuật lớn nhất thế giới thời bấy giờ.”
Susanna nghĩ rằng trong Florence người ta luôn nhắc về Lorenzo, nàng biết khi đứng trước tượng sành bán thân của ông rằng ông ta nhìn y như những gì nàng từng kỳ vọng.
Nàng biết ông ta không đẹp trai một cách nổi bật, hoàn toàn không giống như những bức tượng điêu khắc của Michelangelo, nhưng nàng từng mong ông ta trông mạnh mẽ, rắn rỏi, và vô cùng kiên cường.
Gương mặt ông ánh lên vẻ cương nghị làm cho nàng cảm thấy ông ta chinh phục nhân loại không chỉ bằng thể lực mà còn bằng tinh thần. Nàng cũng nghĩ nếu ông ta nhìn vào mắt nàng, đôi mắt ấy sẽ nhìn thấu tận tâm hồn nàng và chắc là khó mà dấu được ông ta bất cứ điều gì.
Nàng đứng ngắm bức tượng lâu đến độ ông Chambers đã đi xem các món khác phải quay lại nói.
“Nếu cô muốn xem tranh của Botticelli trước khi mình về thì tôi nghĩ lúc này cô phải rời khỏi Lorenzo thôi.”
Susanna khẽ thở dài.
“Ông ta thật xuất chúng!”
Rồi nàng để ông Chambers đưa đi xem các bức họa nàng từng ước được ngắm đã từ lâu lắm, nhưng lại cảm thấy mình cứ lan man nghĩ đến cảm giác mà bức tượng Lonrenzo khơi động trong nàng, cảm giác ấy thật khác biệt với những gì nàng cảm thấy về mọi cái khác.
Có qúa nhiều thứ để xem, và mọi cái đều đẹp sững sờ đến nỗi chỉ khi về biệt thự nàng mới cảm thấy mình phải cố thổ lộ hết niềm vui chất ngất đã nhóm lên trong nàng.
Clint đang đợi họ, và nói một cách trách móc.
“Ông Dunblane đã thức dậy một lúc rồi và ông ấy có một sự ngạc nhiên cho các vị đấy.”
“Cái gì thế?” Susanna hỏi.
Nàng tháo nón, đưa tay vuốt tóc rồi vội vã đi đến phòng ngủ.
Clint mở cửa cho nàng và tia nhìn đầu tiên đến người đàn ông ngồi gần cửa sổ báo cho nàng biết sự ngạc nhiên ấy là gì. Cánh tay ông ta đã được tháo băng và bây giờ chỉ còn đầu và cổ vẫn bị bao lại.
Nàng khẽ kêu lên mừng rỡ.
“Khá hơn rồi! Khá hơn nhiều lắm!” nàng reo lên. “Bây giờ ông có thể cảm giác mọi vật bằng tay cũng như nghe bằng tai rồi.”
“Tôi nghĩ rằng những điều cô sắp nói sẽ thích hợp với dịp này,” ông Dunblane nhận xét.
Khi nàng bước về phía ông ta, ông nói bằng giọng điệu khô khan thường dùng lúc họ tranh luận với nhau.
“Tôi đoán là cô đang mong được ca ngợi những bức tranh cô vừa xem. Thế thì nói cho xong đi, vì cô đã định sẵn rồi dù tôi có cho phép hay không cũng vậy thôi.”
“Tôi có nhiều chuyện nói với ông lắm,” Susanna trả lời.
“Bảo đảm là nhiều thứ sẽ làm tôi chán chết. Tôi sẽ ráng không ngáp đâu, nhưng không chừng tôi lăn ra ngủ đấy!”
“Cái đó đương nhiên là tốt cho ông, vì vậy tôi đâu có thể phàn nàn!” Susanna vặn lại
Trong lúc nói nàng ngó vào bàn tay của ông ta và nghĩ rằng đôi tay ấy rất sống động.
Cô Harding chính là người đã dạy nàng khi đánh giá ai không những chỉ nhìn mặt họ mà còn nhìn luôn cả bàn tay của người ấy.
“Bàn tay cho em biết rất nhiều về tính cách của một cá nhân,” cô giáo nàng giải thích. “Tay có thể thô kệch, mềm mại, tài hoa hay dung tục. Chúng biểu lộ những bản năng nhạy cảm mà họ muốn dấu kín.
Giờ đây Susanna nghĩ rằng tay của ông Dunblane trông mạnh mẽ và hài hoà. Nàng cũng nghĩ rằng ai thông hiểu những điều như thế sẽ cho rằng khoảng cách dài giữa ngón cái và ngón trỏ nói lên tính hào phóng.
“Cô đang nghĩ gì thế?” ông ta hỏi.
“Tôi đang nhìn bàn tay ông.”
“Cô đang tìm cách xét đoán tôi qua bàn tay tôi sao, cũng như tôi xét đoán cô qua giọng của cô?”
“Tôi nghĩ xét như thế thì làm cho việc nghiên cứu tính cách qúa dễ dàng,” Susanna cãi lý. “Vì mỗi người chúng ta là một tổng thể phức tạp, chỉ xét một bộ phận sẽ có thể tạo cho người ta một ấn tượng hoàn toàn sai lầm.”
“Cô đang nói đến cô hay là tôi?”
“Có lẽ cả hai.”
“Hình như cô không muốn tôi nghĩ rằng cô có chất giọng thanh tao đặc biệt nên mọi tính cách của cô khác đều tương đương.”
Susanna nín thở, cố nghĩ cách phải đối đáp ra sao, nhưng trước khi nàng kịp nói ông ta thoáng bật cười.
“Tôi đang làm cho cô sao lãng không chú ý đến những cái cô muốn nói với tôi thôi.” Ông ta nói. “Thế nào rồi, cô giống ai nhất đây, thần vệ nữ hay là Đức Mẹ của Lippi, người làm cho cô ngưỡng mộ vì trí tuệ hơn là khuôn mặt đẹp?”
“Cả hai đều đẹp không thể tưởng,” Susanna trả lời, “lúc đó tâm trí tôi gần như không thể dứt ra nổi những kỳ quan tôi xem được chiều hôm nay trong viện bảo tàng rất, rất ư tuyệt vời.”
“Tuy vậy, tôi đợi nghe xem cô nghĩ gì về Lorenzo Vĩ Đại.”
Susanna giật mình và ngạc nhiên nhìn ông Dunblane.
“Sao ông biết là tôi đã xem tượng ông ấy?”
“Tôi hoàn toàn chắc chắn là cô sẽ tìm cho bằng được, vì bất cứ khi nào cô nói về ông ấy tôi biết rằng ông ấy gây cho cô hứng thú có lẽ nhiều hơn bất cứ người nào còn sống.”
“Sao ông biết được?” Susanna chất vấn.
“Hỏi sao khờ thế, vì chắc cô thấy được là giọng nói hoàn-toàn-biểu-lộ của cô đã nói cho tôi biết, hay biết đâu – tôi đang sử dụng Tam Nhãn!”
Susanna cảm thấy quê rằng có lẽ ông ta nhận ra nàng thực sự nghĩ đến Lorenzo Vĩ Đại hầu như ông ấy là người còn sống, suốt từ lúc nàng đọc về ông ấy trên xe lửa.
“Tôi nghĩ là cô biết,” ông Dunblane nói một cách chế giễu, “rằng ngài Guicciardini, người mà cô đọc là nhân vật chỉ trích đối nghịch, đã ghi lại rằng ông ấy là người phóng túng, đa tình, tuy nhiên lại chung thủy trong những cuộc tình mà thường thường kéo dài nhiều năm cơ đấy "
“Guicciardini lúc nào cũng bới lông tìm vết,” Susanna đáp. “Ông ta rõ ràng là ganh tị!”
Ông Dunblane phá lên cười và nàng nhận ra ông ta cố tình chọc để nàng biện hộ cho nhân vật mình ngưỡng mộ.
“Tôi tự hỏi,” ông ta ngẫm nghĩ, “nếu hôm nay cô gặp Lorenzo, nếu ông ấy đến biệt thự chiều nay, cô sẽ nghĩ như thế nào về ông ấy? Có lẽ cô sẽ thất vọng cũng không chừng. Các nhân vật anh hùng thường làm cho người ta vỡ mộng khi gặp người thật bằng xương bằng thịt.”
“Ông ấy chắc hẳn giống như tượng của ông ấy rồi,” Susanna cãi lại, “tượng đó miêu tả sống động ông ấy là người rất mạnh mẽ, đầy nam tính.”
“Đấy là cái cô trông đợi ở người chồng sao?”
“Tôi đã nói tôi sẽ không bao giờ lấy chồng mà,” Susanna trả lời, “và cũng không muốn... nói đến chuyện đó.”
“Vậy thì cô khác hẳn với đa số phụ nữ rồi, họ không những muốn kết hôn mà còn bàn về chuyện đó không ngừng miệng nữa!”
“Ông nên biết ơn là tôi khác với họ!”
“Tôi thấy khó mà tin nổi là cô lại chọn quan điểm như thế. Đã có đàn ông nào làm cô sợ và kinh hãi sao, hay có lẽ ruồng bỏ cô nên cô mới ác cảm với toàn bộ nam giới?”
“Không! Không! Không phải thế,” Susanna kêu lên. “Chỉ là tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ... lấy chồng thôi.”
“Vậy chuyện đó thì khác,” ông Dunblane nói. “Những điều cô nói lúc trước, hay đúng hơn là tôi nghĩ cô đã nói, rằng cô không muốn lập gia đình. Cái đó thì không giống khi nói rằng cô không có cơ hội.”
“Chúng ta nhất định phải nói về tôi sao?” Susanna hỏi. “Sao không để tôi thẩm vấn ông và hỏi tại sao ông không lập gia đình.”
“Câu hỏi đó rất dễ trả lời,” ông Dunblane đáp. “Tôi chưa hề gặp ai mà tôi cho rằng mình có thể chịu đựng suốt đời cả, và không giống như hầu hết đàn ông xứ tôi, tôi rất ác cảm với tòa án ly dị.”
“Vậy thì ông nên sống ở Anh,” Susanna nói, “ở đó như ông biết đấy ly dị bị cho là sỉ nhục, và rất ít người dám đương đầu với sự tẩy chay của xã hội sẽ biến họ thành sống dở chết dở cho dù họ thuộc về phía vô tội đi nữa.”
“Nếu tôi kết hôn thì hôn nhân sẽ là vĩnh viễn,” ông Dunblane nói chắc nịch. “Tôi ghét dư luận và không muốn nhà báo soi mói đời tư của tôi!”
Cách nói năng của ông ta làm Susanna nghĩ ông ta đã phải chịu đựng loại phiền nhiễu đó trong qúa khứ.
Rồi nàng nói.
“Nếu ông cho rằng tôi đã tìm thấy mẫu người đàn ông lý tưởng ở Lonrenzo, thì bức họa nào trong Florence miêu tả người phụ nữ lý tưởng của ông đây?”
Ông Dunblane bật cười.
“Cô không tóm tôi dễ như vậy được đâu! Một cái bẫy giăng thật khéo léo đấy cô Brown! Nhưng phụ nữ lúc nào cũng mào đầu như thế, để tôi nói cho cô biết kiểu nói chuyện này qúa ư là đàn bà con gái!”
“Ông khơi mào cơ mà!” Susanna phản bác.
“Nhưng tôi đang thắc mắc về cô trong cương vị của nam giới thôi.”
“Thì tôi chắc ông đâu có thể ở vào cương vị nào khác hơn nữa.”
“Sao cô lại nói thế?”
“Vì tôi nghĩ rằng như Lorenzo ông là người đàn ông mơ ước được vượt trội mọi người, được thống trị những người chung quanh ông, có nghĩa là nếu ở trong phạm vi rộng lớn hơn ông sẽ biến thành một bạo chúa!”
Nàng đang cố tình khiêu khích, dường như biết đấy là một thách thức ông ta nói.
“Hoan hô! Đấy là một cách hay để cô thoát ra khỏi tình thế bất tiện! Nhưng tôi cho cô biết, cô Brown à, giờ tôi thắc mắc về cô vì cô không cho tôi biết điều tôi muốn biết. Chính vì tôi không đọc sách được, nên tôi buộc phải đọc ý nghĩ của người khác bằng tai nghe và cảm giác thôi!”
“Tôi nghĩ đó là vì tôi thuyết phục ông làm, nên tôi không thể trách nếu ông thực hiện điều tôi khuyên, nhưng tôi muốn ông chọn người khác thay vì tôi.”
“Tôi cần nêu rõ rằng sự lựa chọn của tôi bị giới hạn,” ông Dunblane đáp. “Tôi đã biết tất cả mọi cái cần biết về Chambers và Clint, nếu tôi không phải tập trung vào gia nhân thì chỉ còn có cô thôi.”
Susanna trỗi dậy ra đứng bên cửa sổ và ngó ra vườn.
“Tôi nghĩ rằng nếu ông đến đây trong hoàn cảnh khác,” sau giây lát nàng nói tiếp, “biệt thự sẽ có nhiều người. Chắc hẳn nhiều láng giềng sẽ vui khi gặp lại ông.”
“Nếu cô nghĩ tôi muốn khách khứa thì cô lầm rồi,” ông Dunblane trả lời. “Tôi không thích bất cứ ai nhìn tôi như một tên hề.”
“Không ai nghĩ như vậy đâu,” Susanna vội nói. “Họ sẽ lấy làm tiếc, rất tiếc trước những chuyện xảy ra cho ông, nhưng đồng thời họ mừng là ông hãy còn sống.”
Trong lúc nói nàng thấy những ngón tay của ông ta cử động hưởng ứng theo lời nàng. Và bây giờ nàng cho rằng vì băng đã được tháo ra nàng cảm thấy hiểu được cảm giác của ông ta sẽ dễ dàng hơn.
“Ngày mai nếu ông khỏe hơn,” nàng nói tiếp, “ông có thể ngồi trong vườn, rồi ngửi được hương thơm của hoa, nghe tiếng ong vo ve và chim vỗ cánh trong lùm cây.”
“Tôi hiểu là cô đang bảo tôi phải tự nhận thức những cái đó.”
“Tôi không tin là ông chậm lụt đến nỗi nếu không có tôi giúp thì không tự mình để ý được.”
“Trước đây tôi chưa hề thuê một người đọc nào,” ông Dunblane nói, “và tôi chỉ phân vân không hiểu người đọc sách thuộc loại nhân viên nào.”
Susanna không đáp lại và ông tiếp tục.
“Cô nói chuyện với tôi hoàn toàn khác hẳn với các mà nhân viên tôi từng nói với tôi lúc trước.”
Susanna ngó ông ta một cách lo âu và lên tiếng.
“Tôi... xin lỗi nếu tôi có làm bất cứ điều gì phật ý ông. Tôi chỉ còn biết xin lỗi vì đây là lần đầu tiên tôi được nhận vào làm như nhân viên đọc sách.”
“Tôi đâu có trách cô,” ông Dunblane nói, “tôi chỉ nói là việc này không bình thường. Cô Brown à, những cái cô đang làm và tôi tôi nghĩ rằng cô làm một cách cố tình là bắt tôi phải động não. Tôi cứ thắc mắc là bác sỹ nào của tôi đã gửi cô tới. Chắc có thể là một trong những bác sỹ tâm lý mà dân Mỹ cho là không thể nào thiếu được chứ gì?””
“Cả hai đều không phải,” Susanna trả lời. “Tôi thấy quảng cáo của ông đăng trên báo The Times và đến liền ngay ngày hôm sau. Tôi cứ ngỡ khi tôi đến thì vị trí đó đã có người trám vào rồi.”
“Thực sự là tình cờ thôi sao? Không có ai đề nghị rằng cô nên giúp tôi à?”
“Không có ai cả,” Susanna đáp.
Trong lúc nói nàng tự hỏi, giống như nàng thường phân vân, là chuyện gì đang xảy ra ở biệt thự Lavenham. Nàng hiểu rõ cả ba lẫn mẹ nàng đều rất giận với cách xử sự của mình, và nàng thầm hỏi là họ bắt đầu ra sức tìm kiếm nàng như thế nào.
Susanna nghĩ nếu tìm được nàng, trận chiến hôn nhân của nàng lại khơi dậy. Và nàng sẽ đương đầu với vô vàn khó khăn để tìm cách trốn lần thứ hai.
Nàng rùng mình khi nghĩ đến đó, và ông Dunblane hỏi.
“Chuyện gì đang làm cô lo lắng?”
“Sao ông biết là tôi đang lo lắng?”
“Tôi không muốn ra sức diễn đạt điều mà cô có thể giải thích rõ ràng hơn tôi nhiều.”
Susanna thở dài.
“Làm ơn đừng mẫn cảm về tôi. Khi tôi thử tìm cách giúp ông bằng cách đề cập đến Tam Nhãn tôi đâu có muốn nó hướng về tôi.”
“Cô đang có chuyện dấu tôi và có lẽ mọi người khác,” ông Dunblane nói. “Cô đã làm chuyện gì? Phạm tội giết người sao?”
Susanna nhịn không nổi phải bật cười.
“Không đâu, đâu có ghê gớm như thế chứ.”
“Nhưng cô đang trốn tránh chuyện gì, hoặc là người nào?”
“Tại sao ông phải hỏi nhiều... như vậy?”
“Vì tôi có ít chuyện để làm, ngoài ra nếu cô muốn biết sự thật thì cô làm cho tôi cảm thấy hứng thú.”
“Mình hãy quan tâm đến chuyện khác đi. Còn có rất nhiều chuyện khác để nói mà.”
“Nếu cô muốn nhắc đến tranh thì cái mớ đó làm tôi chán muốn chết!” ông Dunblane khẳng định nói. “Những người đàn bà vẽ trên khung vải tất cả đều đã chết cả hàng thế kỷ rồi; cô hãy còn sống, đang sống sờ sờ ra đây này, và nhờ vào, như cô nói đó, vào phép lạ mà tôi vẫn còn sống! Mình hãy tập trung vào cái đó đi.”
Giọng ông ta dường như rung lên giữa hai người họ và Susanna trả lời.
“Để tôi nói cho ông biết... rằng nếu ông... cứ hứng thú về tôi, chỉ vì chẳng còn ai khác... thì thế nào ông cũng... thất vọng! Tôi nói cho ông biết trước... là quên tôi đi.”
Trong lúc nói nàng chợt nhận ra là trước đây mình thật khờ khạo không nói cho ông ta biết rằng mình không lôi cuốn và xấu xí khi họ vừa gặp.
Thay vì thế nàng lại cố tình để ông ta hiểu là mình giống như Thánh Nữ của Lippi và bây giờ đã qúa trễ để vãn hồi.
Giờ đây giải thích rằng nàng chỉ là một cô gái mập, nhan sắc mờ nhạt không người đàn ông nào muốn ghé mắt nhìn hai lần trừ phi anh ta muốn tiền của nàng thì qủa thật không thể nào làm nổi.
Nàng nhìn ra những đóa hoa, rực rỡ trong nắng và thâm tâm đau đớn tự hỏi vì sao mình không giống như những cánh hoa ấy.
“Mẹ tuyệt đẹp. Còn ba thì tuấn tú. May mỹ miều. Chúa ơi, sao chỉ có con là ngoại lệ?”
Khi nàng âm thầm tự nhủ, nàng nghĩ cảm tưởng của mình cũng tương tự như ông Dunblane khi ông ta kêu gào trong bóng tối vì sao ông ta không thấy được.
‘Cái khổ nạn ông ấy phải gánh vác,’ nàng nghĩ, ‘có lẽ chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng cái của mình thì bám lấy mình cả đời!’
“Lại đây đi,” đột nhiên ông Dunblane lên tiếng, giọng ông làm gián đoạn ý nghĩ của nàng.
Nàng tuân lời quay lại và đi về phía ông ta.
“Đưa tay cô cho tôi,” ông vừa nói vừa chìa tay mình ra.
Vì ông ta yêu cầu nên nàng đặt tay mình vào lòng bàn tay ông.
“Bây giờ hãy nói cho tôi biết chuyện gì làm cô khó chịu,” ông ra lệnh. “Tôi cảm giác được cái ấy đang truyền ra từ người cô như thể, giống như tôi vậy, rằng cô đang đau khổ.”
Những ngón tay nàng mấp máy trong tay ông nhưng ông không chịu buông ra.
“Nói cho tôi nghe đi,” ông cứ khăng khăng muốn biết.
Nàng cảm thấy ông ta đang chế ngự nàng, ép nàng phải làm theo ý ông muốn, cho đến khi kêu lên nho nhỏ nàng giật tay ra.
“Ông đang... thôi miên tôi, làm tôi... sợ.”
Nàng rời ông ta và lại bước đến đứng gần cửa sổ, không cần ngó lại nàng vẫn biết tay ông ta vẫn mở ra như thế trên tấm chăn phủ đầu gối.
Nàng sợ không những vì lời ông ta nói mà còn vì cảm giác nàng có được khi ông ta chạm vào tay nàng. Cảm xúc đó nàng chưa từng biết đến bao giờ.
Nàng cứ ngỡ rằng mình cảm thấy bất lực và bị áp đặt bởi người mạnh hơn mình, nhưng còn có thứ cảm giác khác nữa mà nàng không thể phân tích hay có ý làm như thế.
“Có chuyện tôi muốn nói...” ông ta bắt đầu, nhưng ngay lúc đó cửa mở và Clint xuất hiện với một cái khay.
“Chuyện gì thế?” ông Dunblane hỏi.
“Thưa ông, tôi đem trà đến cho ông, ông Chambers đang đợi cô Brown ngoài hiên.”
“Tôi sẽ... ra... gặp ông ấy ngay,” Susanna vội nói.
Nàng nghĩ giọng mình nghe có vẻ là lạ nhưng mừng là mình thoát ra được.
Khuya hôm đó Susanna không tài nào ngủ được. Nàng cứ trằn trọc, lăn tới lăn lui trên chiếc giường êm ái trong căn phòng đẹp mà nàng từng cảm thấy như là không gian bất khả xâm phạm cho đến lúc nơi này trở thành xáo trộn vì chính ý nghĩ và cảm xúc của nàng.
Trời cũng nóng bức.
“Tháng ba như thế qủa là chưa từng thấy,” hồi sớm ông Chambers nhận xét.
“Ở đây vào tháng tư trời thường thường rất nóng,” ông tiếp tục, “bác sỹ nhất định bắt ông Dunblane phải ở trong khí hậu ấm, vì thế tôi rất biết ơn cho dù bản thân tôi thấy khí nóng thật ngột ngạt.”
“Tôi lại thích,” Susanna trả lời ông, nàng cảm thấy ánh nắng làm cho lòng nàng ấm áp.
Nhưng bây giờ, trong buổi tối hôm nay nàng có cảm tưởng như không có đủ không khí để thở.
Nàng đoán giờ chắc đã hơn hai giờ sáng và từ chốn xa xa nàng ngỡ mình nghe được một trong số các nhà thờ trong Florence đã điểm giờ.
“Mình không ngủ được là do cứ nghĩ vớ vẩn về ông Dunblane,” nàng nghiêm khắc tự nói với mình.
Tuy vậy nàng cứ thấy mình quanh đi quẩn lại buổi trò chuyện với ông Dunblane, và đồng thời cảm thấy hình ảnh ông ta lẫn lộn với Lonrenzo Vĩ Đại trong tâm trí mình.
“Khi tháo băng, ông ta sẽ nhìn ra sao nhỉ?” nàng tự hỏi. “Có giống như người đàn ông đã thống trị Florence hàng mấy thế kỷ trước không?”
Nàng bật cười tự chế giễu mình vì đã tưởng tượng qúa nhiều. Rất có thể ông Dunblane là một người Mỹ bình thường, không hấp dẫn và nàng thì rất ư ngu ngốc khi khoác lên biết bao nhiêu ý nghĩ mơ tưởng về ông ta.
Tuy thế, vì ông ta và bức tượng bán thân của Lorenzo vẫn ám ảnh nàng, nàng xuống giường và bước đến cửa sổ.
Nàng kéo màn và thấy muôn vật bên ngoài còn đẹp hơn khi bóng tối phủ xuống.
Lúc này mặt trăng đã ló dạng, lấp lánh trên các mái vòm và tháp nhọn của thành phố; bầu trời đính đầy sao rực rỡ; và dưới kia Susanna thấy dòng sông lấp loáng ánh bạc trôi bên dưới những cây cầu.
Khu vườn tràn ngập bóng tối bí ẩn, nhưng nàng vẫn dễ dàng phân biệt được những thân cây bách và những mảng trăng trắng là chỗ thổ lan mọc.
Cửa sổ đã mở và bất chợt nổi cơn bốc đồng Susanna khoác chiếc áo choàng ngủ và xỏ chân vào đôi dép đế mềm, đi băng qua hiên ra đến bãi cỏ bên ngoài.
Không khí ấm và oi nồng. Khi nàng đi về hướng những bụi dạ hương, hương hoa dường như vây phủ quanh nàng như thể là đoạn nào đó trong mơ.
Nàng tiếp tục bước và bất chợt thấy một phiến gương lớn phản chiếu ánh sáng từ bầu trời và đom đóm lượn lờ bên trên, và nhận ra đấy là hồ bơi.
Thế rồi nàng nín thở trước khung cảnh tuyệt diệu ấy vì không gian tràn ngập hàng ngàn đốm đom đóm bay chấp chới.
Vẻ đẹp lấp lánh của chúng tựa như dải ngân hà trên cao, hòa lẫn với ánh sáng của Florence bên dưới. Susanna biết mình đang lạc bước vào cõi thần tiên.
Quang cảnh chất chứa nét quyến rũ lãng mạn chỉ có được vào lúc đêm xuống và Susanna nghĩ rằng đôi chân đã cố tình đưa nàng đến đây để nàng có thể bí mật xuống tắm, chỉ mình nàng trong đêm tối tĩnh lặng.
Nhân vật duy nhất có lẽ sẽ đi dạo vòng vòng là ông Chambers, nhưng lúc nàng chúc ông ngủ ngon thì ông bảo nàng ông đã mệt lắm rồi.
“Thời gian vừa qua tôi chưa được ngủ ngon,” ông bảo, “nhưng tôi có cảm tưởng là tối nay tôi sẽ ngủ một lèo tám tiếng.”
“Tôi xin lỗi nếu hôm nay tôi khiến ông phải làm qúa nhiều việc.”
“Tôi rất hân hạnh,” ông đáp, “nhưng việc kinh doanh của ông Dunblane có những vấn đề, tôi thú thật, là đã làm tôi rất mệt rã cả người trong vài tuần qua.”
Bây giờ nàng kết luận rằng ông Chambers đã ngủ say và tất cả gia nhân đã ở trong các khu khác của biệt thự, không có ai sẽ biết được nàng đang làm gì.
Nàng nhớ bên căn thủy tạ nhỏ cuối hồ có để áo tắm, nhưng lấy hết can đảm làm chuyện tầy đình, nàng làm một việc chưa bao giờ làm trước đây – quyết định tắm khỏa thân.
“Mình sẽ giả tưởng làm một vị nữ thần được miêu tả đẹp đẽ trong viện triển lãm,” nàng nghĩ, “như thần Vệ Nữ, nhưng không trỗi lên từ những ngọn sóng mà sẽ bước xuống nước với ánh trăng sao lấp lánh soi đường cho nàng!”
Trí tưởng tượng của nàng đã nắm bắt lấy ý tưởng đó và nàng đã không còn là Susanna tẻ nhạt, mập mạp, nhưng là Vệ Nữ, với thân hình cân đối tuyệt hảo mỹ miều như gương mặt của nàng và làn tóc vàng buông dài trên bờ vai trắng mịn.
Thật từ tốn, không hề vội vã Susanna di chuyển vào chỗ nước nông.
Rồi khi nước dâng càng lúc càng cao nàng lao ra bơi như nàng từng làm thuở còn nhỏ, tay chân cử động nhịp nhàng, khoan thai.
“Con trông y như con nòng nọc nhỏ vậy,” ba nàng hay chọc khi nàng và May bơi trong hồ nhà.
Nhưng giờ đây Susanna biết nàng không phải là động vật hay nhân loại nhưng siêu phàm như thần thánh!
Như nữ thần tình yêu, vị thần làm cho đàn ông hưng phấn để tìm tòi những cảm giác ngất ngây đắm say mà duy chỉ có cô ấy có thể đem lại cho họ và thiếu vắng tình cảm đó đời sống của họ sẽ trở thành hoang vắng tiêu điều.
Nước ấm và dịu như sữa trong lúc Susanna bơi lên bơi xuống thật lâu.
Cuối cùng nàng leo lên bậc thang và đi ngang qua vườn, tay giơ cao lên trời.
Đấy là biểu lộ của lòng tôn kính và cũng là cảm giác kỳ diệu. Trong giây phút ngắn ngủi nàng quên chính mình, trong lúc làn nước và ánh trăng đã cuốn nào vào trạng thái xuất thần, trong đó nàng là một phần của toàn thể vẻ đẹp nơi đây và chính bản thân nàng rất xinh đẹp.
Vì nàng hãy còn là Vệ Nữ, một niềm mong mỏi trong tâm khảm nàng chưa từng bày tỏ trước đây chợt dâng lên môi.
“Hãy cho con... có được tình yêu!”
Những từ ngữ đó chỉ là lời thì thầm nhưng nàng cảm thấy chúng như được cuốn lên đến tận trời cao bằng thứ quyền lực mà nàng không cách nào kiềm chế.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Love In The Dark
Barbara Cartland
Love In The Dark - Barbara Cartland
https://isach.info/story.php?story=love_in_the_dark__barbara_cartland