Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Kỹ Nghệ Lấy Tây
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương III - Mày Không Muốn Nhận Tao Là Chồng?
T
rời thì tối mà đường thì bẩn, đó là… phong cảnh sau Nhà Ngựa lúc 10 giờ đêm. Tôi đi như một người phiêu lưu, mạo hiểm, mắt nhiều khi chỉ thấy tối mịt, giày cứ thỉnh thoảng lại “hụp” xuống một vũng nước đánh bõm một cái, tai nghe thấy tiếng ngựa hí với đập móng xuống thềm lộp cộp mà thèm thuồng, mà cảm thấy có cái tư tưởng phi thường là mình cũng được yên nghỉ như một con vật nào bên trong bức tường ấy thì cuộc đời há lại chẳng tốt đẹp lắm sao!
Đây rồi, một ngọn đèn. Một ngọn đèn điện như vươn cổ soi hộ đường cho mình mà sáng cũng chẳng được mấy. Mà mắt thấy ánh sáng thì đôi giày vô tội lại sắp chịu một cái khổ hình khác, quãng đường sáng lại lầy nhầy những bùn mới đọng nước hơn những quãng tối tăm. Trước mắt tôi, những vết bánh xe đã hiện thành hình những con rắn bạc nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Người ta giàu trí tưởng tượng cũng nguy hiểm thật, vì tôi rùng mình nghĩ đến con đường nhỏ ở giữa cánh đồng có nhiều bãi tha ma mộ địa nhờ nó tôi sẽ về nhà bạn ở làng Cổ Mễ. Rõ khổ!
Nhớ đến câu: “Đã khuya, ông cứ nghỉ tạm đây với tôi” của bác “chủ tiệm”, tôi bỗng hối hận vô cùng. Song không lẽ lại khóc để hòng với ai? Rồi thì… những bức hàng rào với tường đắp bằng đất đỏ nó là đặc tính của những nhà ở Cổ Mễ, mới ban ngày khiến tôi ca tụng mãi là có vẻ thần bí như nhà ở Tây Tạng, thì bây giờ đã khiến tôi rùng mình phát sợ, sợ vì đã hiểu nghĩa chữ thần bí.
Chợt thấy từ cách chỗ ấy vài mươi thước đưa ra những tiếng gào thét và gắt gỏng với nhau.
- Toa ba mỏ nhá cút xê ăng co xê moa! Toi kích tê moi săng bảy dề, a lò phi nì phăm, phi nì ma ghi! A lò, kích! (Mày không có quyền về ngủ nhà này nữa. Mày bỏ tao đi mà không trả tiền, thế là hết vợ, hết chồng. Thế thì… đi, đi!).
Một vài phút thấy im. Sau lại có tiếng gắt, mà vẫn tiếng người đàn bà:
- No, se phi ni! Vắt tăng. (Không! Thế là hết! Đi, đi)
Tôi định thần nhìn… Hai mươi thước trước mặt tôi, trong một gian nhà gỗ lợp lá kia, dưới ánh sáng yếu ớt một ngọn đèn dầu, tôi thấy bóng dáng một người lính hai tay gãi sườn, chân giang rộng, đứng nghênh ngang lấp cả cái cửa mà nhìn vào để cho một người đàn bà áo trắng quần trắng cũng to lớn chẳng kém, tóc đã sổ, sừng sộ xỉa xói vào mặt rồi ân ái tặng mình những câu văn chương kia.
Người lính – chồng hay khách hàng? – vẫn cứ đứng im. Hình như hãy sử dụng cái im xem bên kia có sợ không đã… Người đàn bà nóng tiết, chỉ tay ra đường:
- Va tăng! Ê tút-suýt! (Bước ngay tức khắc!).
Bây giờ ông chồng bị đuổi mới hỏi, mà giọng vẫn bình tĩnh:
- Rê pét tơ cơ tuy viêng đờ đia (Mày thử nói lại những lời vừa nói tao nghe!)
Tức thì, rõ rẹo vào mặt chồng, người đàn bà lại:
- Moa ba bơ toa! Sí toa phe két sốt, moi điếc com măng đăng phe toa xếp linh ê toa pát sê công sây đờ ghe! (Tao không sợ mày. Nếu mày làm gì, tao trình quan tư bỏ nhà pha mày và lôi mày ra toà án binh).
Bốp một cái, cái tát đã vội chấm câu cho những câu mắng nhiếc với đe doạ “lăng loàn”. Người vợ lùi lại đằng sau hai bước, hai tay bưng giữ lấy mặt và cúi đầu đứng im. Nhưng, than ôi! Anh chồng bây giờ lại muốn cho vợ nói nữa, nói nhiều hơn trước, nói tệ hơn trước. Vì rằng lúc ấy nó mới xông vào, hai bàn tay nắm lại mà tặng vợ những cái “quai hàm” hình như trên sân đánh bốc nó muốn cho kẻ địch bị một miếng “nốc ao” để mình chiếm giải vậy! Tức thì tiếng mấy đứa trẻ con oà khóc lên như ri. Nhanh như chớp, một thằng bé độ 10 tuổi từ trong nhà chạy vụt ra. Nó sang nhà bên cạnh đấm cửa. Rồi thì, từ hai nhà bên cạnh đều thấy tiếng cửa mở và có hai bác lính lê dương khác, quần áo ngủ, đi guốc ta, vừa chạy sang cái nhà “khổ chủ” ở giữa, vừa lầu nhầu… Sau ba phút, phố Nhà Ngựa hết vắng vẻ, vì đã đầy những đàn bà con trẻ chạy ra xem.
Mải nhìn người đổ ra xem, tôi quay lại nhìn đến cặp vợ chồng kia thì không hiểu bởi duyên cớ vì đâu, cuộc chiến tranh đã bày ra một cục diện khác hẳn. Ông hàng xóm đang bị cái “ông chồng bị vợ đuổi” đấm đá cho một trận không tiếc tay. Một phút sau, ông hàng xóm khác nhảy vào đấm đá anh chồng bạo ngược. Sau cùng thì bị một người giữ hai tay, bị một người bóp cổ, bác lê dương khiêu khích trước nhất lả oằn người đi như một sợi tóc hơ trên một ngọn lửa rồi ngã xuống thềm nhà.
Bấy giờ tôi đã dám chạy đến tận nơi.
Lạ chưa! Phái phụ nữ với bọn trẻ con tò mò nhìn tôi mà những ngài lê dương lúc ấy không ai để ý đến tôi cả. Vậy cứ bảo họ đa nghi thì hiểu sao được!
Người vợ lúc này ngồi thở hồng hộc, xoa mặt, xoa lưng rồi nói một cách tự nhiên như chung quanh đấy ai cũng là đầy tớ mình vậy:
- Phe vơ nia ba tui! (Đi gọi lính tuần phòng!).
Chợt một bác lê dương khác vỗ vai sừng sộ hỏi tôi những câu bất nhã thế này:
- Thằng này! Mày đứng làm gì ở đây?
Tôi nghiêm mặt nhưng vẫn giữ lễ độ:
- Không phải chuyện mày tao! Tôi là một người viết báo đến lấy tin! Tôi là một người viết báo đến lấy tin.
Anh ta dịu giọng:
- Lấy tin về nỗi gì? Đó chỉ là chuyện vợ chồng người ta đánh nhau!
- Thế ngộ đã xảy ra một vụ án mạng?
Chợt lại một người thứ hai, mặt mũi sáng sủa, trông có vẻ học thức hơn, mỉm cười hỏi tôi rất nhã nhặn:
- Đấy, một việc như thế, ông sẽ bình phẩm người lính lê dương hay người vợ người lính lê dương như thế nào, tôi có thể biết trước không?
Nguy rồi. Một anh lễ phép bao giờ cũng đáng sợ hơn một kẻ thô tục. Người thô tục thực thà nên sự nóng nảy ấy không đáng lo. Điều này họ lịch sự tươi cười với mình, nếu họ trị mình là họ trị cho rõ đâu ra đấy. Tôi phải nghĩ rồi mới đáp:
- Một chuyện vợ chồng đánh nhau thì ở nước tôi là sự thường, có gì mà bình phẩm? Có lẽ tôi cũng chả viết nổi một cái tin vặt nữa. Tôi chỉ lấy làm kính phục các ông mà thôi. Các ông đã dám gác tình anh em đồng ngũ ra để che chở một người đàn bà. Đã chắc đâu người đàn bà ấy không có lỗi.
Thế là người lính lê dương lịch sự ấy được vui lòng. Vi chỉ so vai khẽ nói với tôi:
- Chính thế. Chúng tôi dân Tây phương không ai nỡ dùng đến một cành hoa để đánh một người đàn bà. Anh chàng kia đã đánh một người đàn bà, thế là không tốt, là làm một việc tổn danh dự cho chúng tôi. Chúng ta là phái khoẻ thì dù người đàn bà không ra gì nữa chúng ta cũng chỉ nên chịu nhường nhịn.
Bốn ông lính lê dương đi tuần đã rầm rộ kéo đến. Mãi đến bấy giờ, hai ông hàng xóm quý hoá mới thôi đè và bóp cổ giúi dưới thềm nhà ông bạn cô thế kia.
Người lính bị giải đi rồi thì lân bang cũng kéo về ngủ cả. Tôi ngạc nhiên ở chỗ lân bang coi một chuyện to như vậy chỉ là sự thường.
Rồi không bao giờ tôi có thể quên được cái cười gằn, cái cười nhạt, cái cười nghiến rít hai hàm răng lại, của người chồng bị hắt hủi, một cái cười có hứa một cuộc đổ máu, của người chồng tặng lại cho vợ khi bị bốn ông “ba tui” giải đi.
Trước khi bước vào gian nhà ấy, vẳng từ xa thấy còn đưa đến tai tôi một câu:
- Đã bị “công sây đờ ghe” rồi mà lần này lại thế, bà cho gọi là đi đứt!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Kỹ Nghệ Lấy Tây
Vũ Trọng Phụng
Kỹ Nghệ Lấy Tây - Vũ Trọng Phụng
https://isach.info/story.php?story=ky_nghe_lay_tay__vu_trong_phung