Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hồn Bướm Mơ Tiên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần bốn
N
gọc ở nương chè về, dáng điệu buồn rầu đứng tựa cột hiên chùa, nhìn vơ vẫn. Dưới chân đồi, thẳng cửa Tam Quan trông ra, con đường đất đỏ ngòng ngoèo đi tít về phía rặng tre xanh biếc, bao bọc mấy xóm xa xa. Bên đường lạch nước vẳng lặng phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh như tấm kính dài.
Cảnh đẹp bỗng gợi lòng thích hội họa của Ngọc.
Xưa nay chàng đi chơi đâu cũng thường đem theo giấy cùng hộp màu thủy họa. Chàng liền xuống nhà trai mở va li lấy các họa cụ lên ngồi vẽ.
Ðương hý hoáy trộn pha màu, nghe có tiếng cười khúc khích sau lưng, Ngọc quay lại và kêu: "Chú Lan!" Ðương buồn, gặp chú tiểu, chàng lại thấy lòng vui. Chàng cũng chẳng hiểu vì sao cứ vắng chú lâu lâu, là cảm thấy mình nhớ vơ, nhớ vẫn như thiếu cái gì mà không nhận ra. Song ở nơi hẻo lánh không mấy ai biết nói câu chuyện cho ra câu chuyện thì hai người trí thức làm gì mà chẳng chóng thành một cặp tri kỷ. Cái đó có chi lạ!
Chú Lan nghiên đầu ngắm nghía bức tranh rồi bình phẩm:
- Cây đại ông vẽ sao không có ngọn?
- Không cần có ngọn.
- Vẽ thế sái.
Ngọc mỉm cười:
- Nhưng gần quá thì trông sao đủ toàn thân cây được?
- Thêm vào chứ! Mà cảnh của ông không có người.
- Ấy tôi cũng biết thế, chính tôi đương muốn tìm một người làm kiểu mẫu hộ. Hay chú đứng cho tôi vẽ nhé?
- Cứ nghĩ ra mà vẽ không được à?
- Cũng được, nhưng không đẹp, vì không giống hệt dáng bộ... đi, chú làm ơn ra đứng tựa gốc cây đại cho một lát.
- Vâng, thì ra. Nhưng ông vẽ mau lên nhé.
Ngọc đặt cái bìa cứng lên hai đùi, cầm bút chì ngồi nghĩ ngợi:
- Chú nhìn ngang về phía rặng đồi bên tả. Ðược đấy. Chú đứng yên cho.
Ðộ mười lăm phút sau, Ngọc hai tay cầm giơ bức tranh. Nhắm một mắt lại ngắm nghía rồi mủm mỉm cười:
- Xong rồi, cảm ơn chú.
Lan vội vàng bước lại gần ngưỡng cửa, chỗ Ngọc ngồi. Thoạt nhìn, chú kinh ngạc:
- Chết! Sao lại vẽ tôi mặc áo tứ thân như con gái thế?
- Không hề chi. Tôi chỉ mượn chú làm mẫu để vẽ một người con gái đẹp thôi mà.
Chú Lan có dáng không bằng lòng, nguây nguẩy quay đi. Ngọc vội giật lại:
- Này chú, chú giận tôi đấy à?
Lạnh lùng, chú tiểu đáp:
- Ông khinh tôi quá. Lần này không biết là lần thứ mấy, ông chế riễu tôi, ông coi tôi như một người con gái.
- Không phải là tôi dám khinh chú. Chỉ vì chú đẹp trai lắm kia. Mọi lần, tôi không nhớ, nhưng lần này thì tôi xin lỗi chú, quả thực tôi không có ý gì chế riễu chú, tôi chỉ muốn vẽ bức tranh cổ tích.
Chú Lan tuy giận mà cũng không nhịn được bật cười:
- Tranh cổ tích thì cần gì có hình tôi?
- Ấy thế mới vẽ chú ra một người con gái... Chính tôi muốn thuật lại bằng nét bút sự tích bà công chúa đời đức Nhân Tôn xuất gia đầu Phật, câu chuyện chú kể cho nghe bữa nọ ấy mà...
- À ra thế.
- Ðây chú coi: công chúa vừa tới chùa, đứng tựa gốc đại già, nhìn về phía Thăng Long, nghĩ tới đức vua cha cùng hoàng hậu, rầu rầu giọt lệ rơi trên má...
- Thế thì ông vẽ sai rồi. Công chúa quả quyết đi tu, mới tới chùa là vui đạo Phật ngay...
- Truyện thực tế vẫn thế. Nhưng tôi muốn tả cái tâm tình công chúa lúc bấy giờ đương phân vân nửa muốn quay về nơi đế đô vì sơ cha mẹ nhớ thương, nửa muốn ở lại mà tu thành quả phúc.
Lan mỉm cười, Ngọc thấy Lan cười cũng cười theo, rồi nói luôn:
- Lúc bấy giờ có tiếng chuông chùa ngân nga như để đánh tỉnh cơn mê, như để gột rửa linh hồn trần tục của công chúa...
Lan lại cười:
- Ông vẽ sao được tiếng chuông?
- Vẽ được. Nghĩa là vẽ công chúa, con mắt lờ đờ ngước nhìn trời như đương nghe chuông chùa mà cầu khấn đức Thích già Mâu ni, xin ngài cứu vớt cho thoát được chốn trầm luân.
- Nếu ông vẽ được thế thì khéo lắm. Còn vẽ công chúa mặc áo tứ thân thì chắc ông theo sự tích Phật và Phật tổ khi đã rời bỏ cung điện, liền cởi bộ gấm đổi lấy áo cà sa của một vị hòa thượng...
Ngọc tuy không hiểu sự tích Phật cũng trả lời liều:
- Ấy chính thế.
Một lúc lâu, hai người ngồi im lặng trên thềm hiên chùa, mỗi người như đương theo đuổi một ý tượng riêng.
Về phía đông nam mấy trái đồi phản chiếu ánh chiều tà nhuộm một sắc da cam. Nền trời xanh nhạt, lơ thơ mấy áng mây hồng. In trên cánh đồng lúa chín, màu vàng thẫm, con cò trắng thong thả bay về phía tây, đôi cánh lờ đờ cất lên đập xuống loang loáng ánh mặt trời. Bên cái quán gạch cũ, ẩn núp dưới đám mây đen, trên con đường hẻm, và ba đứa mục đồng cưỡi trâu hát ngêu ngao trở về trong xóm.
Ngọc cất tiếng hỏi Lan:
- Trong cảnh này tôi tưởng tượng như còn thiếu một thứ gì.
- Ấy là ông tưởng tượng đó thôi.
- Phải. Cái cảnh đẹp thế kia, êm đềm thế kia, dịu dàng thế kia, tôi coi vẫn như không có linh hồn. Cũng như lúc nãy chú bình phẩm bức tranh của tôi, chê rằng thiếu vẻ hoạt động vì không có vẽ người...
Lan cười hỏi:
- Vậy thiếu cái gì?
- Thiếu ái tình... vì cảnh yên lặng, diễm lệ này. Tạo hóa chỉ để riêng cho những người biết yêu thưởng thức.
Lãnh đạm Lan trả lời:
- Không phải. Thiếu tiếng chuông, vì đến giờ thỉnh chuông rồi mà tí nữa tôi quên bẵng.
Dứt lời Lan vội vàng cắm đầu chạy. Ngọc gọi: Ðợi tôi với!
Rồi cũng chạy theo sau.
Khi lên đến đầu thang gác chuông, bỗng Lan kêu rú lên một tiếng, lùi lại. Ngọc vừa bước tới, thành thử Lan ngã ngay vào lòng chàng. Ngọc ôm bạn lim dim cặp mắt:
- Cái gì thế?
Câu hỏi như đánh thức linh hồn chú tiểu. Chú giật mình ẩy mạnh Ngọc ra rồi chạy tuột xuống chân thang. Ngọc theo xuống:
- Cái gì mà chú sợ hãi quá thế?
Lan thở hồng hộc ngồi xệp xuống bậc thang, nói không ra tiếng:
- Con.... rắn!
Ngọc ngơ ngác:
- Con rắn à? Chú trông thấy ở đâu? To hay bé?
Lan, mặt còn tái như gà cắt tiết, nhưng đã hơi hoàn hồn, mỉm cười gượng, trả lời:
- Bằng cái đũa cả ấy. Nó có đốm hoa.... Giời ơi! Hú vía!
- Chú để nó đấy cho tôi.
Ngọc quay đi tìm khí giới. Mấy phút sau chàng trở lại đem theo một cây đòn sóc. Lan đã hết sợ, ngăn lại:
Thôi, ông đừng đánh người phải tội. Ở nhà chùa không được sát sinh.
- Thế nó cắn mình nó có phải tội không.
Vừa nói chàng vừa xăm xăm chạy lên thang. Khi chàng gần tới nơi, Lan ngửa mặt trông, lo lắng:
- Ông hãy đứng lại nhìn quanh xem nó nằm ở chỗ nào đã, chẳng nhở vô ý dẫm phải nó, nó cắn thì khốn.
Ngọc theo lời, kiễng chân nhìn khắp một lượt rồi cúi xuống gọi:
- Chú Lan! Cứ lên. Nó chạy rồi, không thấy nó đâu nữa.
Chàng rón rén bước lên rồi xem xét lại một lượt khắp các xó gác chuông. Chú Lan cũng đã tới, nhớn nhác nhìn chung quanh chưa hết sợ.
- Bây giờ thì chú cư yên tâm niệm Phật thỉnh chuông. Rắn có trở lại đã có tôi tiếp chiến.
Câu nói khôi hài đã khiến hai người cười ran.
Rồi Lan bắt đầu thỉnh chuông. Còn Ngọc thì chống đòn sóc tựa vào tường, đứng khoanh tay, phưỡn ngực hút thuốc lá, trông ra dáng một tay hào hiệp và có vẻ tự phụ bênh vực được một người yếu đuối đã sẵn lòng ký thác sự bảo hộ cho mình.
Ðêm hôm ấy, Ngọc trằn trọc loay hoay trên chiếc giường tre, không sao ngủ được, trong lòng nghĩ vẫn, nghĩ vơ. Vì lúc chú tiểu sợ hãi ôm chầm lấy Ngọc, Ngọc có một cảm giác khác thường. Cảm giác ấy vẫn còn man mác trong lòng. Ngọc tự hỏi: "Sao khi anh em bạn ta đùa ôm ta như thế, ta không thấy tim hồi hộp? ... À phải rồi, chỉ vì ta yên trí rằng chú Lan là con gái".
Ngọc bỗng bật cười, cười sằng sặc. Ðêm khuya thanh vắng, Ngọc tự nghe tiếng cười của mình khanh khách giữa khoảng im lặng thì rùng mình ghê sợ.
Nằm mãi không ngủ được, Ngọc liền dậy mặc quần áo đi bách bộ ngoài hiên. Hôm ấy vào hạ tuần, trăng vừa mọc, trông như cặp sừng trâu treo ngược trên đỉnh đồi. Cũng là trăng khuyết nhưng đối với trí tưởng tượng của Ngọc thì trăng thượng tuần trông dịu dàng âu yếm mà trăng hạ tuần trông lạnh lẽo buồn tẻ.
Ngọc đi đi lại lại không biết bao nhiêu lượt trên hiên nhà trai. Khi tới phòng chứa là chỗ chú Lan ngủ thì như có sức mạnh thiêng liêng gì giữ chàng lại. Chàng dừng bước đứng lắng tai nghe. Không một tiếng gì lạ, chàng lại đi.
Một lần, Ngọc áp má vào cánh cửa buồng. Bỗng cánh cửa mở tung ra, làm Ngọc suýt té nhào. Thì ra buồng kho không có ai. Ngọc đứng nhìn quanh khắp một lượt, nghĩ thầm:
"Quái! chú này đêm khuya đi đâu thế? Ðược, ta cứ thung thăng bách bộ, thế nào hắn cũng trở về buồng." Khi đến đầu hiên bên kia, Ngọc trông lên chùa trên, nhác thấy ở chỗ khe cửa tò vò có một vật đen đen vừa đi vụt qua. Liền lần tới, se sẽ ẩy cửa bước vào.
Trong chùa lờ mờ tối. Trên bàn thờ, ngọn đèn dầu lạc leo lét chiếu ánh. Một cái bóng đen với bó hương tỏa khói.
Ngọc trụt giầy rơm, rón rén lại gần, thì thấy chú Lan cắm hương vào bát hương, rồi quỳ trên bục gỗ, chấp tay lâm râm cầu khẩn. Ngọc tuy núp sau cái cột ngay bên cạnh, nhưng vì Lan khấn nhỏ quá, không nghe rõ; chỉ thỉnh thoảng lọt vào tai Ngọc những mẩu câu, đại khái "Phù hộ cho đệ tử... đủ nghị lực... xa chốn trầm luân..." Lạ nhất là luôn luôn Ngọc nghe rõ Lan nhắc đến tên mình đi liền với một tên khác, hình như Thi thì phải.
Ngọc liền ở chỗ ẩn núp đi ra, định đến vỗ vai chú tiểu. Nhưng bấy giờ tâm trí để cả vào sự cầu nguyện, Lan không biết rằng Ngọc lại gần, thành thử chàng đứng ngay sau lưng mà chú vẫn không ngờ. Ngọc bỗng giật mình kinh sợ, vì chàng vừa nghe chú tiểu khấn một câu ghê gớm:
"Ðệ tử đã dốc lòng tin mộ đạo, không ngờ nay mới biết lòng trần tục vẫn chưa rũ sạch. Nhưng đệ tử xin thề ở trước mặt đức Từ bi..."
Nghe tới đó, Ngọc rón rén lui về phía cửa, rồi lẳng lặng bước ra.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồn Bướm Mơ Tiên
Khái Hưng
Hồn Bướm Mơ Tiên - Khái Hưng
https://isach.info/story.php?story=hon_buom_mo_tien__khai_hung