Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hiệp Sĩ Không Hiện Hữu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
C
âu chuyện này diễn ra vào một Kỷ nguyên thế sự vẫn rối ren. Không hiếm khi người ta bắt gặp danh nghĩa, tư tưởng, hình thái, cơ chế không tương ứng gì với tính hiện hữu. Mặt khác, thế gian đã đầy ắp sự vật, năng lực, và những con người không danh hiệu cũng chẳng kỳ tích xuất chúng. Đó là cái thời khi ý chí và lòng kiên gan trong việc hiện hữu, để lại dấu ấn, cọ xát với tất cả những gì hiện diện đã không được vận dụng trọn vẹn, bởi vì nhiều người đã không phản ứng gì – do khốn khó, do u minh, hoặc do dù có thế nào họ cũng không sao – thế nên một số những tính cách ấy đã bị mai một vào hư không. Rồi cũng có thể tới một lúc nào đó, cái ý chí, cái ý thức tự thân ấy, vốn hết sức tan loãng, đã tụ lại, kết đóng với nhau, như thể các hạt bụi nước không thể nhận thấy tụ lại thành các cụm mây, và cái mối tụ đóng ấy, do tình cờ hay do bản năng, bắt gặp một danh hiệu, một dòng tộc – như hồi đó thường còn để trống – một cấp bậc trong quân ngũ, một tổng thể các nhiệm vụ để tiến hành cùng với các quy tắc đã xác lập – và nhất là – một bộ áo giáp trống rỗng, không có nó, với thời gian như nước chảy qua cầu, ngay cả một kẻ hiện hữu cũng có cơ bị biến mất, huống chi một kẻ không hiện hữu… Thế là Agilulfo nhà Guildiverni đã khởi sự hoạt động và săn tìm vinh quang.
Tôi, Xơ Teodora, nữ tu dòng Thánh Columba, là người kể chuyện này. Tôi viết nó trong tu viện, suy ra từ những thư tịch để lại, từ những câu chuyện phiếm nghe được ở phòng thăm viếng và từ một số chứng nhân hiếm hoi. Là nữ tu, chúng tôi rất ít có cơ hội nói chuyện với lính tráng, thế nên những gì không biết, tôi cố gắng tưởng tượng, nếu không thế, thì biết làm sao? Và không phải tôi đã rõ mọi thứ trong câu chuyện. Các bạn cần thông cảm: dù thuộc tầng lớp quý tộc, nhưng chúng tôi là những cô gái ở nông thôn, trước giờ sống thu mình trong những tòa lâu đài hẻo lánh, và sau đó, tại các tu viện; ngoài các mục vụ tôn giáo, Kỳ cầu nguyện ba ngày, Tuần chín ngày3, lao động ngoài đồng, đập lúa, hái nho, chúng tôi chưa từng chứng kiến: quất roi đày tớ, loạn luân, đốt nhà, treo cổ, quân xâm lược, cướp phá, hãm hiếp, nạn dịch hạch. Một nữ tu bé mọn thì có thể biết gì về thế gian nhỉ? Thế nên, tôi vất vả tiếp tục kể ra câu chuyện này, được tôi khởi sự để thực hành hạnh-sám-hối. Bây giờ chỉ có Thiên Chúa mới biết tôi sẽ làm thế nào để kể về chiến trận; và nhờ ơn Thiên Chúa, chiến tranh luôn luôn xa lánh tôi, trừ dăm ba cuộc đụng độ diễn ra trên dải đất dưới chân tòa lâu đài của gia đình được lũ trẻ chúng tôi theo dõi từ những lỗ châu mai giữa đám nồi đun hắc ín sôi sùng sục (bao xác chết không chôn rồi sẽ bị thối rữa tại các bãi cỏ, nơi chúng tôi tụ tập chơi đùa vào mùa hè sau đó, dưới một đám mây ong bắp cày!), tôi đã bảo mà, về chiến trận, tôi không biết gì.
Rambaldo cũng vậy, dù suốt quãng đời tuổi trẻ cậu đã không nghĩ gì khác hơn, và đây chính là trận thử lửa đầu tiên của cậu. Trên lưng ngựa, trong hàng ngũ, cậu đợi hiệu lệnh tấn công, nhưng hứng thú đâu không thấy. Có quá nhiều thứ trên người: áo lưới chẽn với khăn trùm kim loại, áo giáp với vành chắn cổ họng và bờ vai, phiến chắn bụng, mũ sắt với tấm che mỏ chim sẻ, chỉ vừa vặn để cậu nhìn ra bên ngoài, chiếc áo choàng khoác trên bộ áo giáp, một cái khiên cao hơn cậu, một cây giáo mà mỗi khi xoay xở thì quạt vào đầu đồng đội, và bên dưới, một con tuấn mã nhìn không ra, vì bị khuất dưới tấm phủ lưng đính vảy kim loại.
Thậm chí ý muốn đòi nợ máu tay thủ lĩnh Isoarre giết cha mình hầu như cũng sắp tắt trong cậu. Nhìn vào những tấm bản đồ đã đánh dấu tất cả các đội quân, các hiệp sĩ bảo cậu:
– Khi tiếng kèn nổi lên, cậu sẽ phóng ngựa tiến lên theo hàng ngang, chĩa mũi giáo cho tới khi đâm thấu tên Isoarre. Hắn lúc nào cũng chiến đấu ở vị trí này trong đội ngũ. Nếu phi thẳng hướng chắc chắn cậu sẽ chạm trán hắn, trừ khi toàn thể quân địch bị tán loạn, điều sẽ không bao giờ xảy ra trong cuộc xáp chiến đầu tiên. Lạy Chúa, luôn luôn có khả năng là hơi bị trệch, nhưng nếu cậu không đâm trúng hắn, thì cứ chắc mẩm là người đồng đội bên cạnh sẽ làm điều đó. – Nếu sự thể sẽ diễn ra như thế, thì còn gì để Rambaldo thiết tha nữa đây.
Hiệu lệnh khai chiến là tiếng ho. Rambaldo trông thấy một đám bụi vĩ đại màu vàng đang sấn tới, và vì đoàn tuấn mã của đội quân Kitô giáo cũng đang phi nước đại vùn vụt xông lên, nên từ dưới đất, một đám bụi vĩ đại khác cũng bốc lên. Rambaldo bắt đầu ho; và đạo quân của hoàng đế thì ục ặc ngột ngạt trong bộ áo giáp, thế là cậu vừa ho vừa lộp cộp phi về phía đám bụi vĩ đại quân ngoại-đạo, giờ thì cậu nghe ra tiếng ho càng lúc càng gần của đạo quân Hồi. Hai đám bụi vĩ đại nối vào nhau: toàn bộ dải đồng bằng ầm ĩ tiếng ho và tiếng giáo va nhau chan chát.
Tuyệt chiêu của lần xáp chiến đầu thật ra không phải là đòn đâm thấu (bởi mũi giáo va vào khiên có cơ bị gãy, vả lại, do dội ngược hoặc lỡ đà, bạn có thể bị cạp đất như chơi) mà chính là cú bẩy đối thủ khỏi yên ngựa, bằng cách thọc mũi giáo vào giữa cái bàn tọa và yên ngựa, alê-hấp! đúng vào lúc ngựa chồm tới. Song có thể bạn lại gậy ông mà lại đập lưng ông, vì khi giữ mũi giáo chĩa xuống, nó dễ bị vấp vướng vào cái gì đó, hoặc nhủi luôn xuống đất thành chiếc đòn bẩy bắn văng bạn khỏi yên ngựa. Vậy nên cuộc đụng độ giữa những hàng quân đầu là cả một cuộc bay lượn lên không trung của các chiến binh đeo bám trên cây giáo. Còn những đòn đâm ngang thì rất gay go, bởi mũi giáo chỉ cần hơi xoay đầu là đã đâm ngay vào sườn đồng đội hoặc kẻ thù, và lập tức gây ra một tình trạng ách tắc đến mức không ai còn hiểu trời trăng mây nước là gì. Thế nên, các tay cao thủ thì sống sót, phi nước đại, khoa gươm, trổ võ tung ra các nhát chém chẻ phăng đám người.
Rồi cũng tới lúc các tay cao thủ hai phe mặt đối mặt, khiên đối khiên. Những cuộc quyết chiến tay đôi bắt đầu, song mặt đất đã ngổn ngang xác ngựa và xác người, rất khó mà di chuyển, nơi nào không thể xáp tới, họ trút lời thóa mạ nhau. Tại đây, cấp độ và cường độ của lời thóa mạ là tối quan trọng, vì rằng tùy theo trường hợp đó là những lời xúc phạm chí tử, khát máu, vô phương chống đỡ, hay là những lời xúc phạm vừa phải, nhẹ tay, mà họ lôi ra những lời trả đũa khác nhau, hoặc thậm chí, những lời căm ghét khốc liệt truyền đời. Thế nên, mấu chốt là hiểu được lời nhau, điều không dễ giữa người Hồi và người Kitô giáo, và giữa các thứ ngôn ngữ khác nhau trong chính mỗi bên; trước một lời thóa mạ không thể giải đoán được, bạn có thể làm gì đây? Đành phải nhận nó, và có khi ngậm đắng nuốt cay với sự sỉ vả đó suốt đời. Thành thử ở giai đoạn chiến đấu này, có sự tham gia của các nhà thông dịch, một đội quân nhanh nhảu, tức tốc, trang bị nhẹ, cưỡi những chú ngựa tiều tụy, phi quanh quẩn, đón bắt những lời thóa mạ, và lập tức dịch ra ngôn ngữ của người tiếp nhận.
– Khar as-Sus!
– Lũ dòi bọ!
– Mushrik!
– Bọn đa thần!
– Mozo! Sozo! Escalvao! Marrano! Hijo de puta!
– Bẩn thỉu! Ngu ngốc! Đầu trộm đuôi cướp! Đồ con heo! Quân chó má!
– Zabalkan!
– Cứt đái!
Cả phe này lẫn phe kia đều ngầm đồng ý với nhau: không nên giết các nhà thông dịch ấy. Vả lại, họ lẩn đi cực nhanh, và trong tình thế hỗn loạn, hạ thủ một chiến binh nặng trình trịch, tọa trên con tuấn mã cao to, chân vó chỉ có thể di chuyển một cách vất vả vì bị đeo buộc các phiến giáp, đã là chuyện không dễ, nói chi việc hạ thủ các nhân vật phong phóc kia. Song bạn biết đấy: chiến tranh là chiến tranh, đôi khi cũng có chàng toi mạng. Lại nữa, nhờ viện cái lý do mình biết nói “quân chó má” qua hai thứ tiếng để kiếm lợi, họ cũng phải đứng trước những khả năng nguy khốn nào đó. Trên chiến trường, kẻ nào tay chân nhanh nhảu đều luôn có thể thực hiện một cuộc thu hoạch dồi dào, đặc biệt là khi tới nơi vào thời điểm thích hợp, trước khi những đám bộ binh lố nhố rớ đâu chộp đó mò đến.
Khi thu lượm chiến lợi phẩm, lính bộ binh thấp bé có lợi thế, nhưng khổ nỗi là đúng vào cái lúc trúng mánh thì các chàng kỵ binh trên yên ngựa giáng một cú mặt gươm choáng váng lên bọn họ và phỗng tay trên tất cả. Chiến lợi phẩm ở đây không phải là những thứ giật ra trên thân thể người chết – bởi lột quần áo một thi thể là công việc đòi hỏi một cuộc chú tâm đặc biệt – mà là toàn thể những thứ đồ vật vương vãi. Với cái tập quán xông vào chiến trường trĩu trịt các thứ mũ giáp cân đai và đồ trang trí cho ngựa chồng chất lên nhau, thì ở cuộc đụng độ đầu tiên, một mớ vật thể các loại sẽ bị rơi vãi xuống đất. Thế nên, còn ai nghĩ đến đánh với đấm mà làm gì? Cuộc chiến đấu lớn lao là để thu lượm đồ vật; rồi tối đến khi về lại doanh trại đem ra mà đổi chác và mặc cả. Vòng vòng cũng y những món đồ ấy chuyển từ doanh trại này sang doanh trại kia, từ đội quân này sang đội quân kia trong cùng một doanh trại; thế là cuối cùng, phải chăng chiến tranh chính là cái cuộc chuyền từ tay người này sang tay người kia các món đồ, mỗi lúc lại méo mó thêm một chút?
Những gì xảy đến với Rambaldo thì khác hẳn với những gì thiên hạ đã bảo với cậu. Cậu chĩa giáo xông lên, bồn chồn ngóng chờ cuộc đụng độ giữa hai tuyến quân. Đụng độ, họ đụng độ: song mọi sự dường như đã được tính trước, mỗi kỵ sĩ phi xen qua cái kẽ trống giữa hai địch quân mà không hề phớt chạm vào nhau. Trong một khoảng thời gian, hai tuyến quân tiếp tục phi, mỗi tuyến theo hướng của mình, xoay lưng về nhau, sau đó họ trở ngựa, tìm tới cuộc đối đầu, nhưng giờ thì khí thế đã nhụt. Ai còn tìm ra được tay thủ lĩnh Argalif Isoarre trong đám hỗn độn này nữa đây? Rambaldo phi đến húc khiên với một viên lính Hồi, nó rắn như một con cá khô. Nhường lối cho bên kia à, dường như cả hai đều không muốn, họ ghì khiên, trong lúc hai con tuấn mã cà vó trên mặt đất.
Viên lính Hồi, có gương mặt tái nhợt như thạch cao, bắn tiếng gì đó. Rambaldo kêu lên:
– Thông dịch viên đâu! Hắn ta nói gì thế?
Một chàng trong đội quân rỗi việc đang quanh quẩn bên dưới:
– Hắn ta bảo, ông hãy nhường lối cho hắn ta.
– Làm gì có chuyện đó!
Nhà thông dịch dịch; viên lính Hồi đáp trả.
– Hắn bảo hắn có nhiệm vụ phải tiến lên; không thì trận đánh không thể theo đúng kế hoạch…
– Tôi sẽ nhường lối nếu hắn chỉ cho tôi tên thủ lĩnh Argalif Isoarre đang ở đâu!
Viên lính Hồi vừa chỉ trỏ một ngọn đồi nhỏ, vừa nói to. Và nhà thông dịch:
– Ở đấy, trên cái gò bên trái!
Rambaldo trở ngựa, phóng nước đại rời đi.
Argalif, khoác áo choàng xanh, đang dõi nhìn chân trời.
– Thông dịch viên đâu!
– Có tôi.
– Bảo hắn tôi là con trai của hầu tước Rossiglione, và tôi tới đây để báo thù cho cha.
Nhà thông dịch dịch. Argalif quơ quơ bàn tay chụm ngón.
– Thế ông ta là ai?
– Ai là cha ta à? Đây sẽ là sự xúc phạm cuối cùng của nhà ngươi!
Rambaldo tuốt gươm. Argalif cũng tuốt theo. Nhân vật này là một kiếm sĩ tài ba. Rambaldo đang thất thế thì viên lính Hồi mặt màu thạch cao khi nãy nhào đến, vừa thở hổn hển vừa buông ra lời gì đó.
– Xin quý ngài dừng tay! – nhà thông dịch vội vàng dịch. – Xin quý ngài thứ lỗi, tôi đã nhầm; Ngài Argalif Isoarre ở trên ngọn đồi bên phải! Còn người này là Argalif Abdul!
– Xin cảm tạ! Ông quả là người trung thực!
Rambaldo nói, và dạt ngựa sang một bên, đưa kiếm lên chào Argalif Abdul, giật cương phi nước đại về phía ngọn đồi kia.
Nghe báo cáo Rambaldo là con trai của nhà hầu tước, Argalif Isoarre hỏi lại:
– Gì thế? – Cần phải la lớn, nhắc lại nhiều lần vào tai chàng ta.
Cuối cùng, chẳng thấy gì hấp dẫn, Isoarre vung gươm. Rambaldo xông vào. Nhưng khi gươm đã choang choang, thì cậu nảy ý nghi ngờ, cũng có thể tay này không phải là Isoarre, thế là khí thế của cậu có phần bị nhỡ nhàng. Cậu dồn hết tinh thần nâng cao nó, song càng dồn thì cậu càng cảm thấy kém chắc chắn về nhân thân kẻ thù của mình.
Thái độ thiếu cả quyết này có thể chí tử đối với cậu. Tuy nhiên, khi chàng chiến binh Hồi tới tấp tung ra những đòn tấn công càng lúc càng dồn ép, thì một đám hỗn chiến bùng phát dữ dội bên cạnh hai người. Một sĩ quan Hồi đang giao chiến trong đám đột nhiên bật ra tiếng hét.
Nghe tiếng hét ấy, đối thủ của Rambaldo giơ khiên lên như yêu cầu tạm ngưng cuộc đấu, rồi cất giọng đáp trả.
– Hắn nói gì thế? – Rambaldo hỏi nhà thông dịch.
– Hắn bảo: vâng, thưa ngài Argalif Isoarre, tôi sẽ mang cặp mắt kính đến cho ngài ngay!
– Vậy hả, thế thì tên này không phải là Argalif Isoarre!
– Tôi là người – tay đối thủ giải thích – giữ kính cho Argalif Isoarre. Mắt kính, vật dụng mà dân Kitô giáo các ông vẫn chưa biết đến, chính là những miếng kính lúp chỉnh lại cái nhìn. Isoarre bắt buộc phải đeo kính trên chiến trường vì bị cận thị, nhưng bởi nó được làm bằng thủy tinh, nên ở mỗi một trận đụng độ hẳn có cặp bị vỡ tan. Tôi có bổn phận phải cung cấp cặp kính mới. Thế nên tôi yêu cầu ông ngưng đấu, bằng không ngài Argalif, mắt yếu, sẽ thất thế.
– À, kẻ mang kính! – Rambaldo gầm lên, và không biết nên phanh bụng hắn bằng cơn thịnh nộ hay chạy đến đấu với tay Argalif Isoarre thực thụ. Nhưng dũng cảm gì khi chiến đấu với một địch thủ bị quáng mù?
– Thưa ông, ông phải để tôi đi – nhà cung cấp kính nói tiếp – bởi vì trong kế hoạch của trận đánh có ấn định rằng ngài Argalif Isoarre phải giữ gìn một thể lực tốt, và nếu ngài không nhìn rõ thì coi như thất trận! – Và anh ta vung vẩy cặp mắt kính, la lớn lại đằng đó: – Đây ạ, thưa ngài Argalif Isoarre, mắt kính đang được mang tới đây!
– Không được! – Rambaldo thốt lên và vung kiếm chém vào cặp mắt kính, nó vỡ tan.
Cùng lúc đó, đối với Isoarre, hầu như tiếng cặp mắt kính vỡ tan là một tín hiệu mình đã cùng đường, chàng ta nhào người tự đâm thẳng vào một mũi giáo quân Kitô giáo.
– Giờ thì mắt ông ta – nhà cung cấp kính nói – không còn cần cặp kính để ngắm nhìn các thần nữ Urì trên Thiên Đàng nữa. – Rồi anh ta thúc ngựa rời đi.
Thi thể thủ lĩnh Argalif Isoarre, bổ nhào xuống từ trên yên ngựa, chân bị đeo dính vào bàn đạp, con ngựa lôi nó theo tới tận chân Rambaldo.
Niềm xúc động được chứng kiến Isoarre phơi thây trên mặt đất, những ý nghĩ trái ngược giằng xé trong đầu, sự đắc thắng vì có thể bảo rằng cuối cùng thù cha đã trả, nỗi băn khoăn liệu việc mình chém vỡ tan cặp mắt kính dẫn đến cái chết của Isoarre có thể được coi như mình đã làm xong bổn phận hay không, nỗi bấn loạn khi thấy mình đột nhiên không còn mục đích để theo đuổi như đã có cho tới lúc này, toàn bộ, chỉ kéo dài một khoảnh khắc. Sau đó cậu chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khác thường khi không còn phải gặp lại cái ý nghĩ giày vò ấy giữa chiến trường, khi có thể phi vùn vụt, rảo nhìn, chiến đấu, như đang có một đôi chân mọc cánh.
Ám ảnh với cái ý tưởng hạ sát Argalif Isoarre cho tới lúc đó, cậu không hề để ý đến trình tự tác chiến, cũng chẳng nghĩ rằng có cái trình tự nào đó hiện hữu. Với cậu, mọi thứ đều hiện ra mới mẻ và dường như chỉ lúc này sự phấn chấn và sự kinh hoàng mới tác động đến cậu. Đất đai đã thu hoạch cái vụ mùa xác chết. Chúng đổ sụm trong bộ áo giáp, sõng sượt trong tư thế gãy khúc, tùy theo sự ngổn ngang của các đống phiến bọc đùi, phiến bọc cùi chỏ, hoặc lá chắn, có thể với cánh tay hoặc cẳng chân giơ lên không trung. Ở một số chỗ, lục phủ ngũ tạng trào ra các lỗ thủng kẽ đứt của những phiến áo giáp dày cộm, như thể bộ áo giáp không chứa một thi thể nguyên vẹn mà bị nhồi nhét ruột gan phèo phổi một cách lung tung, và khi vừa bị gãy rách thì phọt ra ngoài. Rambaldo hết sức xúc động trước cái cảnh tượng thảm khốc này: cậu đã quên rồi hay sao, rằng có lẽ chính cái dòng máu nóng hổi của con người là cái chất vận chuyển và tạo sinh lực cho tất cả các bộ vỏ bọc này? Tất cả, trừ một, ôi phải chăng đó là cái bản chất không thể nắm bắt của chàng hiệp-sĩ-võ-công trắng toát mà cậu cảm thấy lúc này đã trải ra toàn thể bãi chiến trường?
Cậu thúc ngựa rời đi. Mong ngóng được đối đáp với những bộ mặt sống, dù là đồng đội hay kẻ thù.
Cậu tới một thung lũng nhỏ: hoang vắng, trừ xác người và các đàn ruồi đang vo ve bên trên. Trận đánh đã tới hồi tạm ngưng, dù vẫn khốc liệt ở đầu bên kia trận địa. Rambaldo phi ngựa rà soát xung quanh. Chợt có tiếng vó cồm cộp: một kỵ sĩ xuất hiện trên một gò đồi. Một viên lính Hồi! Y nhìn quanh, gấp rút, giật cương tháo chạy. Rambaldo thúc ngựa bám theo. Giờ thì cậu cũng đang ở trên gò đồi; cậu trông thấy viên lính Hồi đang phi nước đại trên đồng cỏ và mất dạng giữa những rặng cây phỉ. Con tuấn mã của Rambaldo như một mũi tên: dường như nó chỉ trông chờ cơ hội được phóng chạy. Cậu trai trẻ hài lòng: cuối cùng, bên dưới những miếng vỏ vô hồn ấy, con tuấn mã vẫn là con tuấn mã, con người vẫn là con người. Viên lính Hồi rẽ sang phải. Tại sao? Lúc này, Rambaldo tin chắc mình sẽ đuổi kịp. Nhưng từ bên phải, một viên lính Hồi khác phóng ra từ rặng cây và cắt ngang con lộ. Cả hai viên lính ngoại-đạo cùng trở đầu ngựa, phóng tới đối đầu với cậu: một cuộc mai phục! Rambaldo vung gươm xông tới và hét lên:
– Quân hèn nhát!
Một viên lính nhào vào cậu, đội mũ chiến đen với cặp sừng trông như thể một con ong bắp cày. Cậu trai trẻ đỡ một nhát gươm và giáng mặt gươm vào khiên của y, nhưng con tuấn mã tạt sang một bên, và viên lính kia đã ép sát bên cậu, bây giờ Rambaldo phải phối hợp khiên và gươm, cặp đầu gối kẹp chặt vào sườn con tuấn mã, thúc nó tự xoay quanh.
– Quân đê tiện!
Cậu thét lên, cơn thịnh nộ đúng là cơn thịnh nộ, cuộc giao chiến đúng là cuộc giao chiến kịch liệt, và sự gắng sức để chống đỡ cùng lúc hai địch thủ thực sự là một cuộc suy sụt rã rời về cả khí huyết lẫn gân cốt, có thể Rambaldo sẽ bỏ mạng, vào cái lúc khi mà cậu chắc mẩm là thế gian hiện hữu, và cậu không biết nếu mình bỏ mạng bây giờ thì nên buồn như thế nào.
Cả hai tên lính áp sát cậu. Cậu giật lùi. Cậu cầm cán gươm mà như thể bám dính vào nó: để mất gươm là tàn đời. Thế rồi, ngay vào thời điểm cực kỳ khốn đốn đó, cậu nghe thấy tiếng vó ngựa phi nước đại. Trước loạt âm thanh như trống rền đó, hai kẻ địch cùng tách ra khỏi cậu; vừa giương khiên thủ thế vừa lùi ngựa. Rambaldo cũng xoay mặt lại: cậu trông thấy bên cạnh mình là một kỵ sĩ của đạo quân Kitô giáo, khoác chiếc áo choàng xanh dừa cạn trên bộ áo giáp. Một mào lông vũ dài, cũng màu xanh dừa cạn, lất phất trên chiếc mũ sắt. Chàng ta thoăn thoắt múa một ngọn giáo gọn nhẹ đánh bạt hai viên lính Hồi.
Lúc này Rambaldo và chàng hiệp sĩ không quen biết sát cánh bên nhau. Chàng hiệp sĩ vẫn tiếp tục múa giáo. Một trong hai kẻ địch buông ra một cú nhấp hòng hất tung ngọn giáo khỏi tay chàng hiệp sĩ. Song đúng lúc đó chàng hiệp sĩ áo choàng xanh dừa cạn giắt giáo vào yên ngựa, đưa tay rút cây đoản kiếm. Chàng ta xông vào kẻ ngoại-đạo; họ đấu tay đôi. Rambaldo, chứng kiến cách rút đoản kiếm vô cùng nhẹ nhàng của kẻ cứu viện không quen biết, hầu như quên bẵng mọi sự, ngẩn người nhìn. Nhưng chỉ một giây phút thôi: giờ thì cậu giơ khiên xông tới húc một cú cực mạnh vào kẻ địch còn lại.
Cậu sát cánh chiến đấu như thế với chàng hiệp sĩ áo choàng xanh dừa cạn. Và mỗi khi hai kẻ địch, sau một đợt tấn công mới vô ích, thối lui, thì người này lâm chiến với đối thủ của người kia qua một sự đổi chỗ chớp nhoáng, và thế là càng gây hoang mang cho kẻ địch bằng võ nghệ riêng của mỗi người. Chiến đấu sát cánh cùng một đồng đội thích hơn chiến đấu đơn độc nhiều, vì có thể cổ vũ nhau, an ủi nhau. Cái cảm xúc có một kẻ thù và cái cảm xúc có một người bạn tan hòa vào nhau thành cùng một sự nồng ấm.
Rambaldo, để tự động viên, thường xuyên hô to với chàng hiệp sĩ; còn chàng ta thì chỉ im lặng. Cậu hiểu rằng tốt hơn mình nên tiết kiệm hơi thở trong chiến đấu, thế là cậu cũng im lặng; nhưng cậu hơi phật lòng khi không nghe được giọng nói của người đồng đội.
Cuộc xáp chiến trở nên dữ dội hơn. Kìa, chàng chiến binh áo choàng xanh dừa cạn vừa bứng địch thủ khỏi yên ngựa; y bò lồm cồm dưới đất, chạy trốn vào rặng cây. Tay kia nhào tới Rambaldo, nhưng cú va chạm khiến gươm hắn bị gãy; sợ bị bắt làm tù binh, hắn trở ngựa, bỏ chạy nốt.
– Cám ơn người anh em! – Rambaldo vừa tháo mũ chiến vừa nói với người cứu viện – ngài đã cứu tôi – và chìa tay ra bắt. – Tên tôi là Rambaldo, con của Hầu tước xứ Rossiglione, hiệp sĩ tập sự.
Chàng hiệp sĩ áo choàng xanh dừa cạn không trả lời, không xưng tên, không bắt tay Rambaldo, cũng chẳng giở mũ chiến cho thấy mặt. Cậu trai trẻ mặt đỏ bừng.
– Sao ngài không trả lời tôi?
Và kìa! chàng ta quẩy ngựa, và phóng đi.
– Thưa ngài hiệp sĩ, dù ngài đã cứu sống tôi, tôi coi đây là một sự xúc phạm chết người!
Rambaldo hét lên, nhưng chàng hiệp sĩ áo choàng xanh dừa cạn đã rời xa.
Niềm biết ơn kẻ cứu viện vô danh, tình cộng thông lặng lẽ nảy sinh trong chiến đấu, cơn tức giận trước một kiểu khiếm nhã không ngờ, sự tò mò về một con người bí hiểm, nỗi day dứt vừa được thỏa lắng bởi chiến thắng đã lập tức tìm đến đối tượng khác; thế là Rambaldo thúc con tuấn mã đuổi theo chàng chiến binh áo choàng xanh dừa cạn, và kêu lên:
– Dù là ai, ngài cũng sẽ trả giá vì sự xúc phạm này.
Cậu thúc, cậu thúc, nhưng con tuấn mã không rời vó. Cậu giật giật cái hàm thiếc, chiếc mu che rớt xuống. Cậu lắc lắc người trên yên. Con tuấn mã chao đảo như một con ngựa gỗ. Thế là cậu nhảy xuống. Gỡ cái túi mõm và trông thấy con mắt trắng dã của nó: con vật đã chết. Một nhát gươm lính Hồi, xuyên qua lớp vảy bọc của tấm phủ lưng, đã cắm thẳng vào tim nó. Chắc chắn nó đã lăn kềnh ra mặt đất từ lâu nếu không được những miếng vỏ sắt đeo ở cẳng chân và cạnh sườn trụ giữ cứng đơ và như được cắm rễ tại chỗ. Nỗi xót xa của Rambaldo trước cái sự chết đứng kiên cường của con ngựa chiến sau khi trung thành phục vụ tới giờ phút cuối cùng đã chiến thắng cơn điên tiết một chốc: cậu quàng tay ôm cổ con tuấn mã bất động như một pho tượng và trao cho nó một nụ hôn lên cái mõm lạnh ngắt. Sau đó, cậu chỉnh lại người, gạt nước mắt, và chạy bộ rời đi.
Song cậu có thể đi đâu bây giờ? Cậu thấy mình chạy trên những con đường mòn lúc mờ lúc tỏ, trên một bờ thác giữa rừng cây, xung quanh không còn một dấu hiệu chiến trận nào. Vết tích của chàng chiến binh vô danh đã mất hút. Rambaldo đi lang thang, giờ đây cậu đành chấp nhận rằng chàng hiệp sĩ đã cao chạy xa bay, dù vẫn nghĩ:
– Nhưng dù có ở chân trời góc biển nào, mình cũng sẽ tìm ra chàng ta thôi!
Lúc này, sau một buổi sáng dầu sôi lửa bỏng, điều làm cậu khổ sở nhất là cơn khát. Cậu lần bước xuống một thềm đá bên dòng thác để uống nước, cậu nghe thấy tiếng cành cây chuyển động: một con tuấn mã đang gặm cỏ, nó được cột vào một cây quả hạch bằng một sợi dây thả lỏng, các phiến bọc cồng kềnh nhất đã được tháo ra, nằm gần đó. Không nghi ngờ gì nữa: đấy là con tuấn mã của chàng chiến binh không quen biết, hẳn chàng ta đang ở đâu đây! Rambaldo xông vào đám lau sậy sục tìm.
Xuống tới thềm đá, cậu nhìn qua kẽ lá: chàng chiến binh kia rồi. Mái đầu và thân trên vẫn được chiếc mũ chiến và bộ áo giáp bọc kín, nom như một con tôm hùm; nhưng các phiến giáp ở đùi, đầu gối, và ống quyển đã được cởi ra, tóm lại, khỏa thân từ thắt lưng trở xuống, và chàng ta đang chạy chân không trên bãi đá bên dòng thác.
Rambaldo không tin nổi mắt mình. Phần thân thể khỏa thân là của một người đàn bà: làn da bụng mượt mà tơ vàng, đôi mông hồng tròn lẳng, cặp chân dài thiếu nữ thon thả. Cái phần nửa thiếu nữ (phần nửa tôm hùm bây giờ càng mang một vẻ vô nhân và vô cảm) tự xoay quanh, tìm tới một chỗ thoải mái, bấm một chân vào mỏm đá bên này, một chân vào mỏm đá bên kia trên một lạch nước, cặp đầu gối hơi gập xuống, chống đôi cánh tay bọc phiến giáp sắt lên đó, đầu vươn ra trước, ván lưng xuôi ra sau, bình thản và lộng lẫy đi tiểu. Đó là một người đàn bà nhụy hoa hài hòa, lông măng mềm mại và tiết chảy dịu dàng. Rambaldo phải lòng tức thì.
Nàng chiến binh lần tới chỗ suối chảy xiết, hạ người xuống nước lần nữa, hắt vội cú gột rửa, thoáng rùng mình, rồi nhún gót chân trần đỏ hồng nhẹ nhàng phóng nhảy. Chợt nàng nhận ra Rambaldo đang nhìn trộm mình từ trong đám lau sậy: “Schweine Hund!”4 - nàng hét lên, rút con dao từ thắt lưng ra và nhào tới đâm cậu, không phải với kiểu thao tác của một nữ chiến binh võ công hoàn hảo như đã thể hiện, mà với một cuộc bùng phát dữ dội của một người đàn bà trong cơn tam bành ném vào đầu một người đàn ông: chén đĩa, cây chổi, hoặc bất cứ thứ gì đang cầm trên tay.
Tuy nhiên, nàng đâm trệch cái trán của Rambaldo trong đường tơ kẽ tóc. Cậu trai trẻ, lấy làm xấu hổ, tháo lui. Nhưng chỉ sau một chốc thì cậu lại thèm khát được tái trình diện trước nàng, bằng cách nào đấy bộc lộ với nàng nỗi tương tư của mình. Nghe thấy tiếng loảng xoảng; cậu chạy đến bãi cỏ; con tuấn mã không còn ở đó nữa; nàng đã biến mất. Mặt trời ngả bóng: chỉ đến lúc này cậu mới nhận ra rằng trọn một ngày đã trôi qua.
Mệt mỏi, lội bộ, quá khốn đốn bởi nhiều sự việc xảy đến với mình nên chẳng sung sướng nữa, quá sung sướng nên chẳng hiểu ra rằng mình đã đánh đổi cái nỗi khắc khoải lúc trước với một nỗi khắc khoải cháy bỏng hơn nữa, cậu trở về doanh trại.
– Quý ngài biết không, tôi đã báo thù được cho cha, tôi đã chiến thắng, tên Isoarre đã ngã gục, tôi… – song cậu kể một cách lộn xộn, vội vội vàng vàng, bởi cao trào cậu nhắm tới bây giờ là một cao trào khác – … đang cầm cự hai tên địch, thì một chàng hiệp sĩ phi tới cứu viện, sau đó tôi khám phá đó không phải là một chàng chiến binh, mà là một người đàn bà, đẹp tuyệt trần, tôi chưa trông thấy mặt nàng, nàng mặc một bộ váy ngắn xanh dừa cạn trên bộ áo giáp…
– Ha, ha, ha! – các đồng đội cùng lều cười lên khằng khặc, họ đang chúi mũi tự thoa dầu lên các vết bầm vết tím rải rác trên ngực và bắp tay, trong mùi mồ hôi mồ kê nồng nặc mỗi khi bộ áo giáp được cởi ra sau trận đánh. – Này chú gà con! chú muốn nhào vô nàng Bradamante hả! Ố ồ, nàng mà chịu đèn chú à! Nàng Bradamante thì hoặc là tướng hoặc là tiểu đồng giám mã thôi! Cứ lửng lơ con cá vàng thì có mà được nàng ghé mắt khối ấy! Rambaldo không thể thốt nên lời nào nữa. Cậu bước ra khỏi căn lều; mặt trời đang lặn, đỏ hỏn. Mới hôm qua đây, nhìn chiều xuống, cậu đã tự hỏi:
– Ta sẽ ra sao vào buổi hoàng hôn ngày mai? Đã vượt qua thử thách? Đã xác minh mình là một người đàn ông? Đã để lại một dấu chân trên nẻo đường trần?
Và đây, buổi hoàng hôn của ngày mai: các thử thách đầu tiên, đã vượt qua, bây giờ chả ăn thua gì, còn thử thách mới thì không biết đi đến đâu, lại vô cùng cam go, và sự xác minh chỉ có thể là ở đấy. Trong tâm trạng bất định này, Rambaldo mong được tâm sự với chàng hiệp sĩ khoác bộ áo giáp trắng toát, như thể với một người duy nhất có thể hiểu mình, chính cậu cũng không biết giải thích tại sao.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hiệp Sĩ Không Hiện Hữu
Italo Calvino
Hiệp Sĩ Không Hiện Hữu - Italo Calvino
https://isach.info/story.php?story=hiep_si_khong_hien_huu__italo_calvino