Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hai Nữ Tướng Cướp
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
IV - Vụ Cướp Biệt Thự B..
N
hiều năm sau khi kể cho tôi nghe chuyện về cô gái có đôi mắt màu lục, Arsène Lupin nói với tôi:
- Nếu là một nguyên tắc mà tôi phải trung thành, thì không bao giờ tôi giải quyết vấn đề khi chưa chín muồi. Để tìm cách khắc phục một số việc chưa rõ, cần phải chờ thời cơ hay sự khôn khéo của anh đem đến cho anh đầy đủ một số việc thực tế. Chỉ cần phải tiến lên thận trọng từng bước một trên con đường sự thật hợp vai tiến triển của những sự kiện.
Lập luận càng đúng hơn trong một số việc mà ở đấy chỉ có những cái trái ngược nhau, những điều phi lý, những hành động riêng biệt dường như không hề có một sự liên quan nào giữa cái này và cái khác. Không có một sự thống nhất nào. Không có một tư tưởng chỉ đạo. Mỗi cái tiến hành theo một cách riêng, rời rạc. Chưa bao giờ Raoul lại cảm thấy một tình trạng như vậy mà người ta phải dè chừng bao nhiêu về tất cả sự vội vàng hấp tấp trong những thứ mạo hiểm ấy. Những suy diễn, những trực cảm, sự phân tích, nghiên cứu, cũng chừng ấy cái bẫy cần phải hết sức tránh để khỏi sa vào.
Vậy còn lại cả ngày dưới tấm bạt của toa xe khi chuyến tàu hàng đang chạy về tận miền nam giữa những nông thôn đồng ruộng chan hòa ánh nắng, anh khoan khoái mơ màng, cắn táo ăn cho dịu cái đói; rồi không để mất thì giờ, anh đặt ra những giả thiết mong manh về cô gái xinh đẹp và về những tội ác và tâm hồn tối tăm ám muội của cô, tận hưởng những kỷ niệm về làn môi của anh đã gắn một nụ hôn lên đấy. Việc độc nhất mà anh tính đến là muốn trả thù cho cô gái người Anh, trừng phạt người có tội, bắt lại tên tòng phạm thứ ba, thu lại những đồng bạc của anh bị cướp đoạt, dĩ nhiên như thế là có lợi, nhưng tìm trở lại đôi mắt màu lục và đôi môi đã để tuột, biết bao khoái cảm thì sao?
Việc nghiên cứu chiếc túi da không cho anh biết được gì nhiều. Danh sách những tòng phạm, mối thông tin, liên kết giữa các thành viên... Than ôi! Miss Bakefield đúng là một tên cướp, theo tất cả những bằng chứng có giá trị nhất thì đã thận trọng hủy mất. Bên cạnh đấy là những bức thư của Lord Bakefield, trong đó đã toát lên toàn bộ sự dịu dàng âu yếm và trung thực của người cha. Nhưng không có gì chỉ ra được vai trò của cô gái trong vụ việc cũng như không có mối quan hệ hiện tại giữa cuộc phiêu lưu của người đàn bà trẻ nước Anh và tội ác của ba tên cướp hay cụ thể hơn là giữa Miss Bakefield và cô gái giết người.
Một tài liệu duy nhất gửi cho cô gái người Anh mà Marescal đã ám chỉ có liên quan đến vụ cướp biệt thự B... Đấy là một bức thư viết rằng:
"Tiểu thư sẽ nhìn thấy ngôi biệt thự ở bên phải con đường từ Nice đi Cimiez ở phía bên kia của Vũ đài La Mã. Đấy là một ngôi nhà đồ sộ trong một khu vườn lớn có tường bao bọc.
"Ngày thứ tư, của tuần thứ tư hàng tháng, ông bá tước già của biệt thự B... ngồi sau cùng của chiếc xe ngựa mui gập, đi xuống Nice với tên đầy tớ và hai người ở gái cùng với những giỏ thức ăn. Vậy là ngôi nhà vắng người từ ba đến năm giờ.
"Đi vòng xung quanh tường rào của khu vườn cho đến phần đất nhô ra phía trên thung lũng Paillon. Cánh cửa nhỏ bằng gỗ một mà tôi đã gửi chìa khóa cho tiểu thư ở người đưa thư này.
"Điều chắc chắn là ông Bá tước của biệt thự B... không nhất trí với vợ vì không tìm lại được gói chứng thư do bà cất giữ. Nhưng một bức thư do người đàn bà quá cố viết cho một người bạn gái; ám chỉ rằng, các chứng phiếu để trong một hộp đựng chiếc đàn vĩ cầm cất trên một ngăn. của chòi nóc, nơi chất đống những đồ đạc không còn dùng nữa. Tại sao lời ám chỉ ấy không có gì chứrng minh? Người bạn gái ấy đã chết cùng ngày bà nhận được bức thư ấy và bức thư bị lạc. Mãi hai năm sau mới rơi vào tay tôi.
"Trong này là sơ đồ của khu vườn và của ngôi nhà. Ở bậc thang trên cùng là tên chòi hầu như đổ nát. Cuộc thám hiểm cần phài hai người, vì một người làm nhiệm vụ tuần phòng, cảnh giới, dè chừng một bà hàng xóm là thợ giặt thường đến bằng một lối đi khác trong vườn bằng tấm cửa song sắt có chìa khóa riêng để mở.
Tiểu thư ấn định ngày (ngoài lề một tờ chú bằng bút chì xanh định rõ: 2H-4) và báo trước cho tôi để chúng ta gặp nhau trong cùng một khách sạn.
KÝ tên: G
Tái bút: Những tình hình tôi nắm về vấn đề lớn nhất chưa biết được, như tôi đã nói với tiểu thư là vẫn khá lờ mờ. Nó quan hệ đến một kho báu rất lớn, đến mối bí mật khoa học chăng? Tôi vẫn còn chưa biết gì cả. Vậy cuộc hành trình sẽ quyết định. Như thế việc can thiệp của tiếu thư sẽ rất có ích "
Cho đến lúc ấy, Raoul vẫn coi thường không chú ý tới lời tái bút khá kỳ cục ấy; chính là ở chỗ theo một thành ngữ mà anh thích là "có một bụi rậm, người ta không vào đấy được là do người ta tự đặt ra giả thiết rằng vào đấy rất nguy hiểm? Còn như vụ cướp biệt thự B... thì...
Vụ cướp này dần dần đã gây cho anh một sự quan tâm đặc biệt. Anh suy nghĩ nhiều lắm, tất nhiên là về phần phụ, nó giống như một bữa ăn đôi khi món ăn phụ lại có giá trị dinh dưỡng hơn món ăn chính. Vì vậy mà Raoul đáp tàu đến Midi nếu không sẽ bỏ lỡ tất cả, tuột mất một thời cơ tốt như thế.
Đến ga Marseille vào đêm hôm sau, Raoul lao từ trên toa hàng xuống và mua vé đi chuyến tàu nhanh để xuống Nice vào sáng thứ tư 28 tháng tư. Sau khi anh đã đánh thó được của một nhà tư sản tử tế mấy đồng bạc ngân hàng mới có tiền để mua một chiếc va li, bộ quần áo ngoài, mấy bộ quần áo mặc trong và chọn thuê phòng ở khách sạn Majestice Palace ở cuối phố Cimiez.
Anh ăn trưa ở đấy, đọc một vài tờ báo địa phương trong ấy có những mẩu truyện ngắn ít nhiều phóng đại về những sự việc trên chuyến tàu tốc hành. Đến hai giờ chiều anh bước ra, sau khi đã cải trang bằng trang phục mới và vẻ mặt cũng được thay đổi, ngay đến Marescal cũng không thể nhận ra được. Nhưng làm sao mà Marescal lại nghi ngờ được kẻ đã lừa phỉnh gã lại táo bạo dám thế chân Miss Bakefield trong vụ cướp một biệt thự đã được báo trước?
Raoul tự nhủ: "Khi một trái cây đã chín thì người ta phải hái. Mà, theo ta, quả ấy đã hoàn toàn chín thì ta sẽ thực sự là quá ngốc nếu để cho nó bị thối ủng. Miss Bakefield chắc sẽ không tha thứ cho ta về điều ấy".
Biệt thự Faradoni nằm bên đường cái và bao quát một đám đất rộng, gồ ghề trồng ô liu. Những con đường mòn lổn nhổn đá và hầu như lúc nào cũng vắng vẻ chạy theo ba mặt phía ngoài hàng rào. Raoul kiểm tra, để ý một cái cửa nhỏ bằng gỗ đã mục, xa hơn là một cửa song sắt. Anh thấy trong đám đất gần có một ngôi nhà nhỏ, chắc là nhà của bà thợ giặt, rồi anh trông thấy một chiếc xe ngựa cổ lỗ mũi gập đang đi về phía Nice; đấy là Bá tước Faradoni và người làm của ông cùng với một số thực phẩm. Đã ba giờ chiều.
"Nhà vắng người - Raoul nghĩ - ít có khả năng là người trao đổi thư từ với Miss Bakefield trong giờ này có thể chưa biết được vụ ám sát người đàn bà tòng phạm với hắn, nên hắn muốn mạo hiểm. Vậy chiếc vĩ gẫy vỡ sẽ về tay ta”.
Anh quay lại phía cửa nhỏ bị mọt. Anh đã nhận thấy tường có nhiều chỗ gồ ghề dễ leo, nên anh đã vượt qua dễ dàng, đi về phía ngôi nhà bằng những con đường vừa được sửa chữa. Tất cả các cửa sổ của tầng trệt đều mở. Cửa của phòng dẫn anh đến cầu thang, và bậc trên cùng là chòi. Nhưng anh chưa đạt chân lên bậc thang đầu tiên thì chiếc chuông điện đã reo lên. Anh tự nhủ: "Chà, ngôi nhà này có đặt bẫy chăng? Có phải là ông bá tước đã cảnh giác đề phòng?".
Tiếng chuông rung lên trong phòng ngoài, liên tục đến nhức tai, nhưng khi Raoul động đậy thì nó dừng ngay, để tìm hiểu lý do, anh kiểm tra bộ phận phát tiếng, gắn sát trần, nối với đường dây dọc xuống sát gờ tường dẫn ra bên ngoài, vậy là việc chuông reo không phải do Raoul gây nên mà do tác động từ bên ngoài.
Anh bước ra. Sợi dây chạy trên không, khá cao, mắc từ cành cây nọ sang cành cây kia, rồi theo hướng đi của nó. Sự việc chắc từ đây mà ra. Điều phỏng đoán của anh đã được khẳng định.
"Khi người ta mở cánh cửa nhỏ bị mọt, chuông reo ngay. Vì thế, có người nào đấy muốn vào đã thôi ngay khi nghe có tiếng chuông từ xa".
Raoul đi sang trái một ít, đến đỉnh một cái gò, cành lá tua tủa, từ đấy có thể thấy một ngôi nhà, toàn bộ đất trồng ô liu, và một phần tường gần cửa gỗ.
Anh đứng chờ. Một việc thứ hai xảy ra mà anh không đoán trước được: Một người đàn ông vượt qua tường và khi đã ngồi lên trên, hai chân thòng xuống hai bên, hắn gỡ đầu mối dây cho rơi xuống đất.
Quả nhiên khi cánh cửa bị đẩy ra, chuông không còn reo nữa và một người khác đi vào; đấy là một người đàn bà.
Trong đời sống của những kẻ phiêu lưu và nhất là bước đầu của những cuộc mạo hiểm của họ, sự tình cờ đóng một vai trò cộng tác viên thực sự. Nhưng sao lạ lùng đến thế. Có đúng thật là do tình cờ mà cô gái mắt màu lục có mặt ở đây cùng với một gã đàn ông có thể là do Guillaume?. Sự nhanh chóng của cuộc trốn chạy và của cuộc hành trình của chúng cùng với sự đột nhiên xuất hiện của chúng trong căn vườn ấy vào chiều 28 tháng tư và đúng giờ này chứng tỏ chúng cũng nắm được sự việc như anh. Và chúng cũng đi thẳng đến đích đúng như anh ư? Hơn nữa liệu Raoul có tìm được mối liên quan nào đây giữa những hành động của cô gái người Anh, nạn nhân và cô gái người Pháp, kẻ giết người không? Có tiền, có hành lý đăng ký ở Paris, những tên tòng phạm tất nhiên tiếp tục cuộc hành trình của chúng.
Cả hai đứa đi trở lại dọc theo những cây ô liu. Tên đàn ông hơi gầy, râu cạo nhẵn, có vẻ như một diễn viên khó mến, tay cầm một bản vẽ mặt bằng, bước đi với dáng điệu lo lắng, nghe ngóng, cảnh giác nhìn xung quanh.
Người đàn bà trẻ... Đúng vậy, dù Raoul không nghi ngờ gì về sự nhận dạng, anh đã dễ dàng nhận ra cô. Cô đã thay đổi biết bao. Nét mặt xinh đẹp ấy, hớn hở ấy và tươi cười ấy mà anh đã chiêm ngưỡng chừng nào trước đấy mấy ngày trong hiệu bánh ngọt trên đại lộ Haussamann! Đấy cũng không phải hình ảnh bi thảm mà anh nhác thấy trong hành lang của con tàu tốc hành. Nhưng đấy là một khuôn mặt đáng thương, căng thẳng, đau khổ, sợ sệt làm cho người ta phải động lòng xót xa khi nhìn thấy. Cô gái mặc một chiếc váy liền áo giản dị, màu xám không hoa mỹ và đội một chiếc mũ rộng vành che kín mái tóc màu hoe. Hai con người ấy vòng quanh cái gò nơi anh đang ngồi xổm giữa những cành lá để theo dõi chúng. Raoul có cái nhìn bất thình lình, chớp nhoáng như ánh chớp vào một cái đầu nhô lên phía trên tường và vẫn chỗ ấy, cái đầu đàn ông không đội mũ... tóc đen, rối bù... diện mạo thì thô lậu... Sự xuất hiện ấy không đến một giây.
Có phải tên tòng phạm thứ ba đứng quan sát trong lối hẹp không?
Người đàn ông và người đàn bà dừng lại xa cái gò hơn, nơi con đường của cửa gỗ và con đường của cửa song sắt hợp lại. Guillaume chạy tách xa ra về phía ngôi nhà, để cô gái ở lại một mình.
Raoul ở cách đấy nhiều nhất là năm mươi bước, hau háu nhìn cô gái, và nghĩ rằng, có một cái nhìn khác, cái nhìn của người đàn ông đang nấp có lẽ cũng ngắm nhìn cô qua khe cửa mọt. Phải làm gì nhỉ? Báo cho cô ấy ư? Kéo cô đi như ở Deaucourt và làm cho cô thoát khỏi những hiểm họa mà anh chưa biết ư?
Sự tò mò mạnh hơn tất cả. Anh muốn biết rõ. Giữa cái mớ bòng bong ấy mà có những ý kiến đưa ra trái ngược dễ làm rối, khi những cuộc tấn công đan xen nhau mà anh không thể hiểu rõ, anh hy vọng có được một sợi dây dẫn hiện ra trong một lúc nào đấy để anh chọn một con đường này hay con đường khác, để không còn phải hành động một cách hú họa vì lòng thương hại hay vì sự mong muốn báo thù.
Lúc này, cô gái dựa vào một gốc cây và lơ đãng mân mê cái còi đang cầm trong tay mà cô phải dùng trong trường hợp báo động. Khuôn mặt trẻ trung của cô, một khuôn mặt giống như của đứa trẻ con mặc dù cô không dưới hai mươi tuổi làm cho Raoul ngạc nhiên, những lọn tóc dưới chiếc mũ rộng vành hơi hếch lên rực rỡ như chúng bằng kim loại làm cho cô có một vang hào quang chói lọi trông đến vui mắt.
Thời gian trôi đi. Bất thình lình Raoul nghe tấm cửa sắt rít lên ken két và anh trông thấy phía bên kia gò của mình đang nấp, một người đàn bà bình dân đang đi tới ngôi nhà, vừa đi vừa khe khẽ hát, tay khoác một làn quần áo. Cô gái mắt màu lục cũng nghe thấy, cô dịch người đi, áp sát vào thân cây và ngồi thụp xuống sát đất; còn người thợ giặt thì tiếp tục đi không hề trông thấy cô lăn vào sau khối cây con đánh dấu nơi phân nhánh của hai con đường mòn.
Thời khắc đáng sợ đã qua đi. Guillaume lúng túng, sẽ phải làm gì khi đi ăn trộm phải đối mặt với một người đàn bà bất thần xuất hiện ấy? Nhưng bất ngờ, người thợ giặt đã vào trong nhà bằng một cửa dành cho người phục vụ và ngay lúc bà vừa đi khuất, Guillaume trở về với một gói bọc giấy báo có hình dáng như một chiếc hộp đựng đàn vĩ cầm. Vậy là sự đụng đầu không xảy ra.
Cô gái trẻ kín đáo nép mình ở chỗ nấp không nhìn thấy gã ngay, và khi tên tòng phạm của cô đến gần, lén lút bước trên sân cỏ, cô giữ nét mặt lo sợ như ở Beaucourt sau vụ ám sát Miss Bakefield và hai người anh em. Raoul căm ghét cô.
Guillaume được báo cho biết rất ngắn gọn là có mối nguy hiểm đang bám sát chúng. Gã lo lắng, rồi cả hai đi dọc theo gò, lảo đảo, mặt tái xanh khiếp sợ. Raoul suy nghĩ, đầy khinh miệt: "Đúng rồi, nếu đấy là Marescal hay những tên bảo vệ hắn đang nấp sau tường thì càng hay! Ta sẽ tóm cổ cả hai! Tống hết chúng vào tù!”
Có thể nói rằng, ngày hôm ấy những tình tiết đã làm thất bại tất cả những dự kiến của Raoul và mặc dù như thế nào thì anh cũng không hành động được dễ dàng và dù sao thì anh cùng chưa suy nghĩ hết. Cách cửa gỗ hai mươi bước tức là cách nơi ngồi rình ước chừng hai mươi bước, người đàn ông mà Raoul nhìn thấy cái đầu của hắn nhô trên đỉnh tường nhảy từ trên cành cây um tùm xuống con đường mòn, đã đột nhiên tống một cú đấm vào giữa hàm Guillaume, loại tên này khỏi cuộc chiến; chiếm lấy cô gái trẻ, ôm cô trên cánh tay như ôm một gói đồ. Xong hắn nhặt lấy chiếc hộp đựng vĩ cầm, lao nhanh, xuyên qua rặng ô liu, theo hướng ngược lại với ngôi nhà.
Ngay lập tức, Raoul lao ra. Tên đàn ông rộng vai, nhẹ nhàng, chạy rất nhanh, không hề nhìn lại sau, làm cho Raoul nghĩ rằng không gì có thể ngăn cản hắn về tới đích của hắn.
Hắn vượt qua một cái sân trồng chanh vươn cành đến tận một góc tường cao chỉ một mét, đắp đất nhô ra ngoài.
Tại đấy, hắn đặt cô gái xuống, cầm lấy hai cổ tay của cô để cho cô trượt xuống bên ngoài. Xong hắn tụt xuống nhảy ra theo sau khi đã ném chiếc hộp đàn xuống trước. Raoul tự nhủ: "Tốt lắm. Chắc hắn đã giấu một chiếc ô tô trên một con đường vắng vẻ chạy quanh ngoài khu vườn". Sau đấy, hắn dò xét một chút rồi đặt cô gái đã đờ ra không còn kháng cự lên đệm ngồi, rồi hắn trở về nơi ghế ngồi.
Khi đến gần, Raoul nhận thấy mình không nhầm: một chiếc xe hơi mui trần đang đậu đấy.
Chỉ sau hai vòng tay quay, chiếc xe nổ máy. tên đàn ông leo lên, ngồi cạnh con mồi. Xe lao đi ngay lập tức.
Nền đường xóc nẩy, lởm chởm đá. Động cơ ì ạch, gầm lên xành xạch. Raoul lao lên, dễ dàng đuổi kịp chiếc xe và leo lên thùng xe, nằm ép sau những ghế ngồi phía sau, được yên ổn nhờ chiếc áo khoác từ trên lưng ghế ở đằng trước thõng xuống. Kẻ tấn công không một lần trở mình, quay mặt lại trong cái náo nhiệt với tư thế ấy trong chiếc xe ì à ì ạch... gã chẳng nghe được gì ngoài tiếng động cơ.
Xe chạy trên con đường ngoài tường rào rồi đổ ra con đường cái lớn. Trước khi ngoặt xe, gã đàn ông đặt lên cổ của cô gái một bàn tay sần sùi và chắc nịch, rồi làu bàu:
- Nếu động đậy thi toi mạng nghe chưa? Ta sẽ bóp cổ như bóp cổ con bé kia, có biết điều ấy muốn nói như thế nào rồi chứ?..
Rồi hắn cười khẩy và nói tiếp:
- Vả lại, không còn ai ngoài ta, cô có muốn kêu cứu cũng chẳng được, hiểu không, hử, cô bé?
Những người nông dân, những người đi dạo bước trên con đường cái. Chiếc ô tô đi khỏi địa phận Nice lăn bánh đến tận vùng đồi núi. Người nữ nạn nhân không hề động đậy.
o0o
Làm sao Raoul lại không rút ra được những ý nghĩa lôgic bao hàm trong những việc làm và những lời nói ấy. Ở giữa cái rối ren ấy của những diễn biến mà đến nay không có một sự kiện nào tỏ ra là gắn kết với những sự kiện trước đây, anh đành đột nhiên chấp nhận ý kiến mà gã đàn ông là tên cướp thứ ba ở trên tàu hỏa, tên đã bóp cổ "con bé kia” tức là Miss Bakefield.
"Đúng như vậy - anh nghĩ - không cần phải vất vả nghĩ ngợi và suy diễn chính xác làm gì. Đúng thế. Và đây là một dấu hiệu có liên can giữa vụ việc của Bakefield và vụ việc của ba tên cướp. Hẳn là Marescal có lý khi khẳng định là cô gái người Anh bị giết do nhầm lẫn, nhưng dù sao, cả bọn người ấy cũng đã đáp xe tàu đến Nice với cùng một mục tiêu là cướp biệt thự B... Vụ cướp ấy do chính Guillauine phối hợp vạch ra, Guillaume rõ ràng là tác giả của bức thư ký tên G. Chính Guillaume ở trong cả hai băng nhóm và hắn cùng một lúc theo đuổi vụ cướp với cô gái người Anh và giải quyết vấn đề rất khó hiểu đã nói trong lời tái bút của hắn. Đã rõ rồi chứ? Về sau, cô gái người Anh chết, Guillaume muốn thực hiện phi vụ mà hắn phối hợp vạch ra. Hắn dẫn theo cô bạn gái có đôi mắt màu lục, bởi vì cần phải có hai người. Và phi vụ thành công nếu tên cướp thứ ba giám sát, trông coi cho các tòng phạm của hắn không nẫng mất vật cướp được và không lợi dụng cơ hội để bắt mất "đôi mắt màu lục". Với mục đích gì? Có phải vì tranh nhau người yêu giữa hai người đàn ông? Lúc này, chúng ta không cần biết nhiều về vấn đề ấy.
Chiếc xe chạy được vài kilômet, vòng về bên phải, lao xuống dốc hình chữ chi, rồi chạy về phía con đường cái Levents từ đấy có thể đến hẻm núi Var hoặc vùng núi cao. Rồi thì sao nữa?
"Đúng, khi ấy ta sẽ làm gì - Anh tự nhủ - Nếu cuộc hành trình dẫn đến sào huyệt nào đấy của bọn cướp? Ta phải chờ đợi để một mình ta đối mặt với nửa tá bọn điên loạn, để ta phải giành lấy đôi mắt màu lục ư?"
Một cố gắng đột ngột của cô gái trẻ đã quyết định việc ấy. Trong một cơn tuyệt vọng, cô gái tìm cách chạy trốn, có nguy cơ chết. Gã đàn ông vội vàng nắm giữ tay cô:
- Đừng làm bậy! Nếu cô có chết là chết vì tay tôi và đến giờ đã định. Cô đã quên điều tôi nói với cô trong chuyến tàu tốc hành trước khi Guillaume và cô giết hai người anh em. Cho nên tôi khuyên cô...
Chưa nói xong câu nói, tên đàn ông vừa kịp quay lại phía cô gái giữa hai lần quặt xe, đã thình lình thấy một cái đầu và nửa thân người chắn ngang giữa hắn và cô gái, cái đầu ấy nhăn nhó và nửa trên thân người đồ sộ choán chỗ của hắn, đẩy hắn vào góc. Rồi một giọng nói mỉa mai cất lên:
- Ông bạn già, khỏe không?
Tên đàn ông ngơ ngác. Xe lắc mạnh, suýt ném cả ba con người xuống rãnh sâu. Hắn ấp a ấp úng:
- Chết giẫm, đồ chết giẫm! Thế là thế nào, cái thằng này? Hắn ở đâu hiện ra thế này?
Raoul nói:
- Thế nào? Mày không trả lại cho ta ư? Chính vì mày nói đến chuyến tàu nhanh thì chắc là mày phải nhớ chứ, thế nào? Cái anh chàng mà mày đã nện ngay từ đầu ấy mà, cái anh chàng khốn khổ mà mày đã móc mất của anh ta hai mươi ba đồng bạc ấy mà, nhớ chứ? Cô gái đây dễ dàng nhận ra ta có phải không cô? Cô có đoán nhận ra người đàn ông đã bế cô trên tay trong đêm hôm ấy và cô đã từ biệt ông ấy, không lấy gì làm tử tế cho lắm, phải không?
Cô gái lặng thinh, co rúm người lại dưới chiếc mũ rộng vành của cô. Gã đàn ông tiếp tục lúng búng:
- Thế là thế nào, con chim kia? Hắn ở đâu ra.?
- Từ biệt thự Feradoni, nơi tao để mắt vào mày đấy. Còn bây giờ, mày phải dừng xe lại cho cô ấy xuống.
Gã đàn ông không trả lời. Hắn tăng ga.
- Mày làm tăng phải không? Nhầm rồi đấy ông bạn ạ. Chắc là mày đã đọc tên những tờ báo hàng ngày mà tao đã gượng nhẹ cho mày. Không nói lời nào về mày và sau đấy, chính tao mà người ta lên án người chủ nhà băng! Tao, hành khách vô hại chỉ nghĩ đến chuyện cứu mọi người. Nào, ông bạn đạp phanh đi và cho xe chậm lại.
Con đường ngoằn ngoèo chạy trong một cái hẻm cheo leo trên vách đá, viền bằng một con chạch lan can dọc theo những chỗ gấp của một thác nước. Con đường rất hẹp, lại bị cắt dọc bởi một tuyến đường xe điện. Raoul cho là địa thế thuận lợi. Anh nhổm người lên, dò xét phạm vi thu hẹp mỗi khi khúc ngoặt hiện ra.
Bất thình lình, anh nhổm hẳn lên dịch người sang ngang, mở rộng hai cánh tay đưa sang bên trái và bên phải của kẻ thù, thực sự ép lên người hắn và đưa hai bàn tay nắm chắc lấy tay lái.
Tên đàn ông bối rối, yếu đi, hoàn toàn ấp úng:
- Đồ chết giẫm! Nó điên mất rồi! Ôi! Chết chửa, nó cho chúng ta cắm đầu xuống vực... Buông tao ra, đồ ngu!...
Hắn cố giằng ra nhưng hai cánh tay đã ghì chặt lấy hắn như một cái cùm và Raoul vừa cười vừa nói với hắn:
- Hãy lựa chọn đi ông bạn. Cái vực sâu hay là xe điện sẽ chà nát! Kìa, xe điện đang lù lù trước mặt kia kìa. Dừng lại đi, ông bạn thân mến! Không thì...
Thật vậy, cái cỗ máy nặng nề, đồ sộ đã hiện ra cách năm mươi mét. Theo chiều hướng ấy khi xe đang chạy, việc dừng lại là phải ngay lập tức. Tên đàn ông rất hiểu và phanh gấp trong khi ấy Raoul nắm chắc tay lái, giữ xe bất động ngay trên hai đường ray xe điện. Mặt giáp mặt, có thể nói rằng ô tô và xe điện cùng đừng lại suýt húc vào nhau?
Tên đàn ông chưa ngớt cơn giận dữ:
- Chết giẫm, đồ chết giẫm! Thế là thế nào, cái thằng này! À, mày sẽ phải trả giá với tao!
- Hãy tính sổ đi. Có bút máy đấy không? Không à? Thế thì nếu mày không có ý định nằm lại trước mũi xe điện thì chúng ta giải phóng đường cho nó đi.
Anh giơ tay ra cho cô gái, dắt cô, nhưng cô từ chối, tự bước xuống và đứng chờ bên đường cái.
Trong lúc này, hành khách sốt ruột. Người lái xe điện hét lên ầm ĩ. Ngay khi đường đã được thông suốt, xe điện rùng rình chuyển bánh.
Raoul giúp gã đàn ông đẩy xe ôtô, hống hách nói với hắn:
- Mày có biết tại sao tao hành động không hả, ông bạn già? Này, nếu mày còn dám quấy rầy cô đây thì tao giao mày cho pháp luật. Chính mày đã chủ mưu trong vụ cướp trên chuyến tàu tốc hành và bóp cổ cô gái người Anh.
Gã đàn ông quay lại, mặt tái mét. Trên bộ mặt râu ria tua tủa, đầy những đường rãnh sâu hoắm của những nét nhăn, đôi môi của hắn run lên bần bật. Hắn ấp úng:
- Nói láo, tao không hề sờ tay vào...
- Chính mày, tao có đủ bằng chứng... nếu mày còn dối trá, thì mày phải lên đoạn đầu đài... Thôi hãy cút nhanh đi! Cứ để cái xe cà khổ lại cho tao. Tao sẽ chở cô ấy về Nice. Nào, xéo!
Raoul đẩy mạnh vào vai gã đàn ông, nhặt lấy gói bọc chiếc đàn vĩ cầm và nhảy lên xe. Nhưng anh lại văng ra một tiếng rủa:
- Mẹ kiếp! Cô ấy lại vù mất rồi!
Quả vậy, cô gái mắt màu lục không còn trên đường cái nữa. Xa kia, chiếc xe điện đã chạy khuất. Lợi dụng khi hai địch thủ đang cãi cọ nhau, cô gái chắc đã trốn lên đấy.
Nỗi tức giận của Raoul lại đổ xuống đầu gã đàn ông.
- Mày là thằng nào? Hả! Mày quen người đàn bà ấy ư? Tên cô ta là gì?
- Còn mày, mày tên gì? Tại sao lại...
Gã đàn ông cũng hung hăng, định giật chiếc đàn vĩ cầm ở tay Raoul và thế là cuộc đấu bắt đầu trong khi một chiếc xe điện khác lại đi qua. Raoul nhảy lên, còn tên cướp thì cố khởi động máy nhưng ô tô cứ ì ra không chịu nổ.
Raoul giận dữ trở về khách sạn. May mắn sao, anh thoải mái được đền bù lại, đã có được những tờ chứng phiếu của bà bá tước Faradoni.
Anh mở tờ báo bọc ngoài ra. Mặc dù chiếc đàn đã mất cần và tất cả những dây, núm vặn nhưng nó vẫn còn nặng hơn nhiều so với chiếc đàn bình thường.
Qua kiểm tra, Raoul thấy có một mảnh gỗ mảnh của cạnh đàn có vết cưa rất tinh vi ở xung quanh và được dán lại rất khéo, anh bóc ra.
Chiếc đàn vĩ cầm chỉ đựng bên trong một bó báo cũ làm cho người ta tin chỉ có thế, hay là bà bá tước đã giấu của cải ở nơi khác, hay là ông bá tước đã giấu của cải ở nơi khác, hay là ông bá tước đã phát hiện ra chỗ giấu, lặng lẽ hưởng những lợi tức mà bà bá tước muốn tước đoạt hết.
Raoul lầm bầm một mình:
"Vẫn tiếp tục tay không, chẳng được gì hết. à, mà cô ấy bắt đầu trêu tức ta làm cho ta bực bội, cô gái trăng hoa có đôi mắt màu lục! Thế mà cô ấy lại dám từ chối bàn tay của ta sao? Cô ấy lại oán giận ta về việc ta hôn trộm lên miệng cô chăng? Cô bé õng ẹo.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hai Nữ Tướng Cướp
Maurice Leblanc
Hai Nữ Tướng Cướp - Maurice Leblanc
https://isach.info/story.php?story=hai_nu_tuong_cuop__maurice_leblanc