Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ðèn Cần Giờ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Không Kíp Thì Chầy
"B
ây giừ mình thèm cái gì?". Bích tự hỏi như vậy và hỏi xong là chàng thấy rõ là mình không thèm khát cái gì nhiều cả, nên mới hỏi lôi thôi.
Người ta nói kẻ ghiền á phiện, một khi ra khỏi khám là đi tìm món ma túy ấy ngay, như có một sức mạnh ma quái xô sau lưng họ. Bản năng chàng không lôi kéo chàng chạy tìm thứ gì, tức là chàng không nghe thiếu thốn thứ gì cho lắm.
Chế độ nhà tù ngày nay dễ thở hơn hồi Pháp thuộc, nên tuy không đầy đủ lúc ngồi lao, Bích cũng không tha thiết bao nhiêu với các món bên ngoài. Tuy nhiên, qua hàng nước đá, chàng ghé lại uống một ly yà nghe sung sướng lạ.
"Bây giừ công việc đầu tiên là đi hớt tóc cái đã, rồi sẽ hay. Hớt cho khéo, cạo râu cho sát, gội đầu cho sạch, chải gôm cho mướt, rồi đì tìm thằng Quang mà xin một bộ đồ. Tóc tai như vầy, quần áo nhàu nát sau ba năm được cất giữ trong kho, còn mong gì ló mặt tới đâu cho chúng còn nể mình?
Quang tử tế thật, nên chi chàng phải trễ nải trong việc khác của chàng. Nó mừng rỡ chàng, mất hết nửa giờ, hỏi chuyện đến một tiếng đồng hồ, bắt chàng đợi nó một tiếng đồng hồ nữa - có lẽ để đi chạy tiền - rồi dắt chàng đi ăn cơm chiều. Bữa cơn có rượu, kéo dây dưa đến bảy giờ tối.
Ra khỏi tiệm ăn, nó hỏi:
- Bây giờ anh đi đâu?
Bích tức lắm. Nó hỏi vậy, tức là nó không muốn chàng về nhà nó. Nên chàng đáp:
- Về nhà anh.
Rồi để cho Quang hoảng sợ một lúc lâu, để cho bỏ ghét, chàng mới cười hà hà rồi đính chánh:
- Nói chơi vậy chớ tôi còn phải đi đây có chút việc.
Thấy Quang thở ra giải thoát. Bích hối hận đã hù bạn một cách ác độc, nên vội bắt tay từ giã rồi đi mau cho Quang yên lòng.
Phải, chàng phải đi nơi khác. Chàng muốn đi sớm hơn nhiều. Ngặt phải đợi Quang nó hiến bộ đồ rồi mới đi được.
Tắc xi ngừng tại đầu ngõ hẻm ấy. Bích bằng lòng lắng. Sàigòn ngày nay thay đổi ngày một. Nhiều xóm quen mắt trên mười năm, đi xa hai tháng về là không còn nhận ra được nữa. Thế mà con đường hẻm nầy vẫn y nguyên như cũ thì có thích hay không?
Ba năm trước chàng tìm đến ngót tháng mới được con đường hẻm nầy. Nó không rộng, không đẹp, không mát, nhưng hai dãy phố đâu mặt nhau trong đó, rất hợp với ý muốn của chàng. Trong đó chỉ toàn người Tàu và người Ấn ở, tức là không có ai tò mò dòm ngó chàng. Chàng sang một căn, để Tuyết ở đó rồi không còn lo ai hỏi tới hỏi lui gì Tuyết về chồng con, không ai nhìn chàng bằng con mắt thám tử nữa, mỗi khi chàng đến và mỗi lần chàng ở đó ra đi.
Cảnh cũ thì còn, mà người xưa nay đã ra sao? Bích bỗng thấy mình bây giờ rất là thi sĩ. Chàng ngậm ngùi khan khan một lúc cho sướng chớ, tưởng tượng người xưa nay đâm ra kẻ thiên cổ (nàng đã bịnh nặng kia mà! Trong khám chàng hay được tin nầy), và khi vào nhà, một ông cụ khóc òa, đưa ra cho chàng một món quà lưu vật và một bức tuyệt mạng thư. Rồi chàng sẽ làm thơ:
Hoa đào năm ngoái còn cuối gió đông.
Bùi ngùi chưa đủ, chàng rất hãnh diện mà tưởng thấy mình đóng một vai tuồng tình nhơn đau khổ, đang lang thang về cảnh cũ tìm dấu người xưa, như trong phim chiếu bóng.
Hay biết bao! Cái câu chuyện lòng nầy, chàng sẽ kể cho Tuyết nghe, khi gặp lại nàng.
Trẻ con nô đùa trên ngõ hẻm có hơi khác xưa. Chúng đã lớn lên, và những đưa trẻ ba năm trước còn bò, nay đã chạy nhảy được. Không ai nhận ra chàng cả, mặc dầu có người lớn hóng mát nơi đó. Hay họ nhận ra, nhưng vì tánh tốt không tọc mạch vặt nên họ làm lơ đi cũng nên.
Bích đi mút hai dãy phố tám căn mỗi bên và vào tới trước căn nhà bên trái. Hồi trước có đến ba căn muốn sang. Chàng chọn căn chót, ở trong cùng. Nơi đó, ít người qua lại hơn bên ngoài. Rủi có xảy ra chuyện gì không tốt cũng ít ai thấy.
Chàng đang hồi hộp lại càng hồi hộp thêm khi thấy dáng nhà vẫn như trước. Hồi hộp thêm vì hy vọng người xưa còn đó, mà cũng vì quá sợ nàng không còn. Hy vọng mong manh khiến ta lo lắng hơn là hy vọng lớn, hoặc hơn là không hy vọng gì cả.
Cũng bộ bàn ghế tiếp khách bằng mây, cũng cái màu áo nệm trước, cũng cái tủ sách ấy. Trên tường, bức tranh bờ biển vẫn xanh một màu xanh mát rượi và hai người đờn bà Tàu bằng sứ vẫn ôm lấy hai dây trầu bà nó bò trên vách rồi giao nhánh lại với nhau.
Qua khung cửa sổ che bằng màn tuyn màu lợt lợt, Bích thấy thiếu phụ ngồi đưa lưng ra ngoài, mặt cúi xuống, chừng như đọc báo. Xem thật kỹ thì người ấy không phải là Tuyết, tuy cùng một vóc, cùng cái cổ trắng và no, cùng lối uốn tóc với Tuyết. Người ấy mặc áo bi- da- ma lụa màu, thì là người trong nhà, chớ không phải là khách. Tuyết lại không có bà con dòng họ gì cả, thì người nầy phải chăng là chủ mới căn nhà?
Bích đang lo sợ gặp nơi đây một người đàn ông, đang bị ám ảnh vì định ý ấy, nên bây giừ chàng thất vọng lắm. Phải, ở đời lắm khi ta thất vọng vì khỏi gặp cảnh khổ mà ta đinh ninh phải gặp. Thất vọng một giây, chàng lại đâm sầu. Thì ra, Tuyết đã đi rồi! Mà ở thành phố lớn, khó lòng người mới đến ở nhà nào, biết được người chủ cũ đi đâu để chàng hỏi thăm.
Bích đâm ra hối hận đã nghi oan cho Tuyết. Chàng vào khám tháng đầu, cả vợ lớn chàng lẫn Tuyết đều có đi "nuôi". Kế tòa xử vụ của chàng sao mà xử sớm thể? - và chàng bị kêu án ba nam. Vợ lớn chàng ẳm con vào thăm, khóc lóc nói hết cả tiền. Chàng khuyên mẹ con nó về quê. Vợ bé dư sức nuôi mà! Chàng thụt sáu trăm ngàn đồng của hãng xuất nhập cảng ấy, đưa gần hết cho Tuyết thì còn lo gì đói. Nhưng một tuần sau, Tuyết nhắn vào nói nàng đau nặng, rồi có tin nói nàng xụi cả hai chơn, không đi thăm được nữa. Bích tức giận lắm, nghi là Tuyết phụ mình để giựt, số tiền kia.
Thì ra, chàng nghĩ, Tuyết chắc bịnh thật tình và có lẽ chết rồi cũng nên, vì Tuyết rất thích căn nhà nầy, dẫu có phụ chàng, cũng ở đây luôn, chớ đâu có sang lại cho người khác như vầy.
Nghĩ tới đó chàng nghe yêu Tuyết hơn bao giờ cả. Chàng gặp Tuyết trong một tiệc cưới kia. Làm quen thì biết Tuyết góa chồng mà không con. Tuyết cũng biết rõ chàng có vợ có con. Người ta mách khéo cho chàng hay là Tuyết không tốt và "bảy da" lắm. Chàng không sợ, vì nghe mình khá khôn quỷ. Vả lại Tuyết đẹp quá, có sợ cũng phải dẹp cái sợ lại. Mà sợ làm gì. Bất quá chàng tốn với Tuyết năm ba ngàn rồi thôi, chết chóc gì đâu? Năm ba ngàn mà mua được trong nửa tháng người ngọc kia thì tưởng rằng không đắt giá lắm.
Nhưng chàng đã tốn quá số tiền dự trù mà vẫn chưa gần được Tuyết. Chàng đã đưa Tuyết đì ăn, đi xem hát, xem chiếu bóng, đã biếu Tuyết chiếc cà rá hột xoàn, đã đưa Tuyết đi nghỉ mát ở Vũng Tàu, thế mà tình bạn suông vẫn được trong sạch một cách đáng giận.
Con nhỏ bảy da thật, chàng nghĩ. Hên chi mà họ sợ và báo hiệu cho mình. Nhưng đã lỡ xuất vốn bỏ ngang cũng uổng nên chàng đã nhứt quyết chiếm lòng Tuyết cho kỷ được mới nghe, bất kỳ với giá nào.
Phải chi Tuyết không khứng thì chàng đã cam lòng. Đằng nầy nó cứ úp mở mãi, mà mỗi lần úp mở như vậy, hóa ra là nó tăng giá món hàng bằng cách nuôi dưỡng hy vọng của chàng. Nó thân mật cho chàng cắn câu, rồi lại dè dặt, nết na cho chàng yêu nó. Nó bắt chàng mua tiếng xưng hô "anh" của nó bằng một chiếc cà rá ba hột bốn ly, rồi sau đó, chận đứng sự thân mật lại: Chận đứng sự thân mật, nhưng bắt đầu khiêu khích bằng y phục, bằng dáng điệu, bằng cử chỉ của nó. Thành ra rốt cuộc chàng phải bước cái bước cuối cùng là xin đem nó về làm vợ. Nó hỏi:
Còn vợ anh?
- Anh bỏ, anh cho nó về quê, Bích đáp liều mạng như vậy.
- Trời ơi, người gì mà đoản hậu. Vợ anh là tình tấm mẳn mà anh còn bỏ được thì em sau nầy sẽ ra gì!
Bích bối rối nói:
- Thôi, anh không bỏ vợ, anh sang nhà riêng cho em.
- Hứ, ai chịu làm bé.
- Cũng ba bảy đường làm bé chớ. Vả làm bé mà toàn quyền về tiền bạc thì cũng bằng như là làm lớn.
- Toàn quyền! Toàn quyền! Anh làm như bạc của anh là bạc kho.
- Không là bạc kho, nhưng anh có thể chạy đủ cho em sung sướng, cho bù với cảnh làm bé mà em không thích.
Thế là lá bài cuối cùng đã đánh xuống từ tay chàng. Đó là lá bài dâng của. Tuyết mở đường cho Bích hạ lá bài ấy, là nàng "tới" ngay. Mười bảy bốn chục đấy.
Tuyết đã yêu chàng thật sự. Chàng cung phụng Tuyết đầy đủ về mọi mặt kia mà. Có hạng người chỉ "đi" đến mức nào đó thôi, mà làm bé là một lằn mức. Khi làm bé được, là họ cũng yêu chồng, cũng trung thành với chồng như bất kỳ bà vợ lớn nào.
Vì thế Bích yêu lại nàng và tính chuyện ăn đời ở kiếp với nàng chớ không còn nghĩ chuyện qua đường như trước. Nay nhớ lại vụ Tuyết bịnh, đoán Tuyết chết, Bích càng yêu Tuyết hơn lên.
Nàng chết thì số tiền kia về ai? Bích băn khoăn tự hỏi như vậy.
Ban đầu, chỉ vì Tuyết xài lớn quá mà chàng phải thâm lạm chút ít của hãng. Nhưng cứ khẻ mòn lần lần, chàng thấy không thể lấp nổi chỗ trống. Viễn ảnh ngồi tù chỉ làm chàng hoảng vừa vừa thôi. Hơn thế nó xui chàng liều, để ở tù cho đáng với ở tù. Vì vậy chàng đã nghiên cứu làm một vố thật to. Gian lận của hãng không khó bao nhiêu. Khó là sau khi bị bắt, làm thế nào khỏi lòi tiền trả lại.
Với nhà điều tra, Bích đã nhận hết tội lỗi. Chàng đã cắt nghĩa: "Tôi lỡ dại, cờ bạc và ăn xài lớn". Người ta kiểm soát lời khai của chàng. Sòng bạc 1thì quả chàng có đến nhiều lần. Những người giúp việc trong đó nhớ mặt chàng. Mưu mẹo của chàng không khó thực hành bao nhiêu. Vô ra thường ở Kim Chung mà không thua đậm là việc cũng tương đối dễ. Làm cho một vài nhơn viên trong đó để ý và nhớ mặt mình cũng chẳng khó khăn gì. Còn biếu buộc boa hậu cho phục dịch viên ở mấy tiệm nhảy cho họ nhớ mà khai ra, nếu ai có hỏi, cũng là trò dễ làm.
Nhờ thế, số tiền cướp cạn của hãng, chàng giao gần nguyên vẹn được cho Tuyết. Bây giờ số tiền ấy về tay ai, nếu Tuyết vắn số?
Sự tiếc của bỗng khiến cho chàng thấy ba năm ngồi tù là dài, là mất thì giờ, là mất thể diện một cách oan uổng, đau đớn. Chàng đinh ninh ra khám là sống đế vương, nên tự an ủi bằng viễn ảnh giàu sang đó. Bây giờ nguồn an ủi kia đã mất thì...
Bỗng người thiếu phụ đứng lên, xây ra ngoài. Nhưng nàng vẫn không ngó ra cửa sổ, mà chỉ nhìn vào vách, hình như xem lịch treo nơi đó.
Bích ngạc nhiên hết sức. Người đó là Rỉ, vợ bé của Tất, một người quen của chàng.
Ha ha, chàng reo thầm. Đi tìm vợ bé của mình, lại gặp vợ bé của thằng khác. Mà thằng Tất, nghĩ cũng bền sức. Tiền đâu mà nó cung phụng mãi cho cô Rỉ nầy? Chàng đoán sức nó kéo dài chỉ độ non một năm rồi đứt hơi. Mà ba năm rồi, Rỉ vẫn còn đây. Hay là Rỉ đã đổi chồng?
Dầu sao, cùng một giới làm bé với nhau, chắc Rỉ biết rõ về Tuyết. May quá, nếu chủ nhà là người khác thì thật bít đường thăm hỏi.
Bích toan bước lại gõ cửa ngoài thì chàng giựt mình, xúc động rất mạnh. Nơi khung cửa buồng, hiện ra một người đàn bà mà trong giây phút ngỡ là một bóng ma. Người đó là Tuyết. Không, Tuyết không thay đổi chút xíu nào, có phần đẹp hơn lên một tí thôi. Cũng cái lưng ong đó mà chiếc áo lỡ ôm sát vào, cũng dáng người dong dải trước mà đôi guốc cao gót giúp cho dong dải thêm. Nhưng đôi mắt xem ra sâu sắc hơn và vì thế quyến rũ hơn.
Tuyết tươi cười chớ không sầu muộn như chàng thường hình dung ra, khi nằm khám. Nàng nói với bạn:
- Mới hăm hai thôi ông ơi! Lão ấy hăm tám mới lãnh tiền. Bộ túng rồi sao?
Rỉ cũng cười, nhưng vẫn tiếp tục xem lịch rồi đáp:
- Không, tôi xem ngày ăn chay mà!
Lần nầy Bích không tính chuyện gõ cửa nữa. Nhà nầy là nhà của chàng mặc dầu Tuyết đứng tên. Chàng đã làm vua nơi đó, vua với cả đến trong lòng bà chủ, thì còn phải xin phép ai. Vả chàng lại muốn vào bất thình lình, vào một cách kiếm hiệp chơi cho vui. Chắc là vui lắm. Nhưng tiếc một cái là nhà có khách, chàng sẽ không âu yếm được Tuyết, Tuyết sẽ không chạy a lại bá lấy cổ chàng để mà khóc lóc, rồi nũng nịu nầy kia.
Cửa vào, một cánh khép, lột cánh mở, che bằng những dây chuỗi trúc. Bích thò bàn tay qua hai sợi chuỗi rồi huơi tay cho trúc kêu lắc rắc. Tiếng động ấy kéo mắt hai người đàn bà lại hướng đó. Nhìn thấy bàn tay đang huơi lên một cách kỳ dị, họ kinh khủng hết sức, trố mắt, há miệng mà nhìn, không nói gì được, không cử động được.
Bích thích chí lắm. Đoạn chàng sấn bước tới, đội tấm màn chuỗi ấy. Hai người đàn bà đã rụng rời tay chơn và toan chạy đi thì thân mình chàng đã lòi ra. Những dây chuỗi trúc chảy trên người chàng như nước, rồi bị vẹt ra sau.
Tuyết kêu lên một tiếng khủng khiếp rồi đứng đó như bị trời trồng. Rỉ không kêu la gì, nhưng cũng kinh ngạc cực độ.
Bích thấy hay hay như trong một phim trinh thám. Chàng thích chí cười hà hà rỏi hỏi:
- Tưởng ăn cướp hay tưởng ma?
Không ai đáp lại cả và câu hỏi đùa của chàng cũng không giúp tươi lại không khí trong phòng.
Chàng phải nói thêm, giọng kẻ cả:
- May là hai người. Nếu một mình em thì chắc em kêu cứu rồi. Nhà không có đờn ông thì khổ quá.
Rỉ trấn tĩnh lại được, tươi cười gượng rồi mời:
- Anh ngồi đây.
Bích ngạc nhiên lắm. Rỉ là chủ nhà? Sao nó lại mời mình ngồi ở một nơi mà mình ngự trị đã lâu? Tuy nghĩ vậy, chàng vẫn ngồi xuống theo lời Rỉ, vì chàng cảm nghe cái gì hơi khác lạ hơn khi xưa, ngồi để xem sao. Ngồi xong, chàng ngả người trên lưng ghế cho oai, vì lòng tự ái của chàng cấm đoán chàng có thái độ e dè trong cái nhà mà chàng đã tốn rất nhiều tiền để sang dọn. Chàng nói:
- Lại đây em. Anh đây mà. Tôi giỡn bậy bạ quá, làm em cưng tôi hết hồn.
Bấy giờ Tuyết cũng đã tỉnh hồn, nhưng vẻ lo lắng lại hiện ra rõ rệt trên mặt nàng. Thấy Tuyết vẫn làm thinh đứng đó. Bích lại hỏi:
- Em hờn hả? Thôi anh xin lỗi em. Rồi anh sẽ tạ lỗi em. Em không có đọc báo à?
Rỉ trả lời hớt:
- Báo có nói gì đâu về sự anh mã hạn. Họ làm sàm lúc anh bị bắt, rồi quên anh luôn.
- Bà người thân yêu cũng quên luôn như các báo. Có phải như vậy không?
Chàng hỏi câu đó rồi cười lớn nhưng giọng rất gượng gạo. Thấy rõ là chàng tủi, lại có ý sợ phải nghe người ta đáp rằng phải.
- Anh về hồi nào? Rỉ hỏi.
Lần nầy sự im lặng dâng lên từ nơi chàng. Nhưng nín lâu không được vì bồn chồn muốn biết sự thật, Bích đáp:
- Tôi về hồi nào, chuyện ấy không quan trọng. Quan trọng là chuyện Tuyết đi hồi nào kia. Đi nghĩa là... tôi muốn nói lòng Tuyết rời tôi mà ra đi. Tuyết không muốn nói chuyện với tôi, xin cô đáp giùm.
Rỉ nhìn bạn rồi giọng ra lịnh của nàng vang lên:
- Thì Tuyết cứ ngồi xuống, rồi cả ba đều nói chuyện. Có gì mà bà chết sững ra vậy.
Tuyết và Rỉ cùng ngồi xuống một lượt. Thấy Tuyết ngước lên nhìn đồng hồ treo lần nầy là lần thứ ba, Bích cười lớn.
- Anh ấy gần về. Thôi, tôi đi nhé!
Rồi chàng làm bộ đứng lên. Thấy không ai cầm cản gì, chàng tức mình nói:
- Nói chơi vậy chớ khiêng tôi, tôi cũng chẳng đi. Nhà của tôi, muốn cho tôi đi, ít ra cũng phải nói cái gì cho dứt khoát chớ.
Rỉ biết bạn khó mở lời, nên cứu Tuyết:
- Xin anh bình tĩnh lại, rồi chị em tôi kể hết cho anh nghe.
- Tôi chưa bao giờ mất bình tĩnh, chị biết cho chỗ đó.
- Thì anh không mất bình tĩnh. Nhưng xin anh cứ giữ cái bình tĩnh đó.
- Còn tùy.
- Như thế nầy. Chị Tuyết đau bại xụi thình lình...
- Có thật bại xụi hay không? Một người ăn uống đầy đủ khó mà bại xụi lắm. Một người dư cơm dư tiền để đi thầy thuốc mỗi khi có báo động trong người thì khó mà bại xụi thình lình.
- Tin hay không là tùy anh, tôi chỉ...
-... chỉ đọc lại cái giả thuyết mà Tuyết đã lập ra và cậy chị học thuộc lòng?
- Cái anh nầy! Sao mà anh cộc cằn với tôi quá như vậy.
- Tôi xin lỗi chị, tôi tức quá nên quên rằng người kể chuyện là chị.
- Quanh chị Tuyết, không có ai bà con thân thích cả. Bịnh bại xụi mà không ai đỡ đần thì anh biết, có thể nằm đó mà chết đói.
- Còn người ở?
- Thì cũng phải có ai sai khiến chúng nó, hứa trả lương chúng nó, chúng nó mới chịu tiếp tục làm việc.
- Vì vậy có kẻ ra... tay nghĩa hiệp? Ai đó vậy?
- Anh Bổn.
- À thằng Bổn khốn nạn!
Bấy giừ Tuyết ôm mặt mà khóc nức nở, Bích nghe thấy day lại nhìn nàng một cái rồi nói với Rỉ:
- Năm xưa cô ấy cũng đã khóc như vậy. Nào là: "Em không muốn xen vào để phá gia cang của anh, nhưng em yêu anh lắm, nên em mới khổ" nào là vân... vân... và vân... vân... Chắc cô ấy cũng đã khóc với thằng Bổn ngốc: Nào là "Anh ơi, cái ơn của anh nặng lắm, em vốn không muốn phá gia cang của anh, nhưng mà nếu không thì làm sao đáp nghĩa được!." Có phải như vậy hay không nè? À mà chị, tôi quên hỏi, tại sao chị lại ở chung với cô ấy?
- Anh Tất biểu tôi về ở chung với Tuyết cho đỡ tốn, căn buồng chúng tôi mướn trên đường Tự Do bây giờ lên đến hai ngàn rưỡi.
- Còn Tuyết cho chị ở chung, cũng cho đỡ tốn, vì chị chia sớt tổn phí với cô ấy. Vậy ra Tuyết đã xuống giá rồi à? Hừ, thế mà trước kia Tuyết còn đòi tôi sang phố lầu. Mới có ba năm mà sụt giá đến phân nửa!
- Anh tàn nhẫn lắm?
- Tôi tàn nhẫn thật đó. Nhưng cô ấy lại có nhơn từ gì hơn. Chị coi kìa, cứ một lát là cô ấy xem chừng đồng hồ một cái. Nhắc nhở mãi cho tôi sôi gan lên. Không sao đâu. Tôi với Bổn là bồ mà! Cả hai đều đi một xuồng, chiếc xuồng dại dột ở bến mê, thì có gặp nhau, chỉ ôm nhau mà khóc là cùng.
Tuyết tấm tức tấm tưởi nói:
- Em đã yêu anh thật tình trong mấy năm, thì dầu sao anh cũng nên tha thứ cho em...
Tuyết sao lại đẹp hơn trong lúc khóc? Đôi môi kia, thân thể kia lại khiêu khích hơn bao giừ hết khiến con người ba năm chay lạt là Bích bỗng thấy có thể tha thứ được dễ dàng. Tuyết duỗi hai chơn ra và Bích nhận thấy gót nàng vẫn còn đỏ như ngày nào, dầu bàn chơn nàng còn thon trong quai chéo của guốc mắc tiền như ngày nào. Bích nhìn khắp thân thể người cũ rồi thấy như đó là một giai nữ lạ còn lắm bí mật chàng thèm khám phá. Chàng mệt mỏi nói:
- Tha thứ thì tôi sẵn sàng tha thứ. Nhưng cũng phải nói thiệt hơn cho em nghe chớ.
Tuyết tiếp câu khi nãy:
- Anh thường bảo chừng nào em hết yêu anh thư cứ nói ngay ra, anh sẽ phóng thích em. Ngày nay sao anh lại...
- À ra vậy?
Bích nghe như ai đánh mạnh vào đầu chàng bằng chày vồ, chát chúa, còn hơn lúc nghe Tuyết đã vào chủ khác. Thì ra cái tha thứ mà nàng xin không phải tha thứ để trở lại với nhau, mà tha thứ là đừng làm rầy rà, lôi thôi gì cả. Hy vọng chốc lát rồi tuyệt vọng ngay, khiến chàng tức giận vô cùng. Nhưng quả chàng có nói như vậy với Tuyết. Số là chàng sợ bị mọc sừng, nói hờ cho Tuyết khai thật nếu nàng có yêu ai. Thà khai ra như thế rồi xa nhau vẫn hơn là làm mọi cho chúng hưởng.
- Tôi có nói như vậy thật, chàng đáp. Nhưng cô có bảo với tôi là hết yêu tôi, có bảo như vậy lần nào chưa? Cô làm thinh mà lấy chồng, tức là cô phản bội rồi đó. Nhưng thôi, vô ích, tôi cũng chẳng nài nỉ ở lại với cô. Tôi chỉ...
Bấy giờ, Tuyết chân nói, nếu anh cần dùng tiền, anh lấy đỡ vài ngàn cho qua buổi khó khăn mới ra, rồi em sẽ liệu mà giúp anh thêm. Dầu sao, tình cũ, nghĩa xưa, em cũng không quên được.
Bích cười dài một cái rất mai mỉa:
- Hừ... hừ... hừ... tiền. Tôi sắp nói đến chuyện tiền đây. Mấy trăm ngàn tôi đưa cho cô, giờ xin cô trả lại tôi phân nửa.
- Em ngỡ anh cho, nên em uống thuốc hết rồi.
- Ý chà! Bộ tôi nhà quê sao mà? Bại xui thì tiêm nước mã tiền một đồng một ống, tiêm sinh tố B1 ba đồng một ống, làm gì đến hết mấy trăm ngàn. Mà tôi cho cô hồi nào? Tôi nói: "Em cất đi, rồi ta cùng hưởng về sau". Cô nhớ hay không? Cô đã bá vào cổ tôi, hôn tôi rồi nhõng nhẽo xin: "Cho đứt em một phần ba đi". Cô nhớ hay không? Cô nhõng nhẽo tài lắm. Bây giờ mà cô nhõng nhẽo một lát là tôi thua ngay. Nhưng cô dại gì, tôi còn đâu tiền!
Tuyết cứ khóc như mưa.
- Cô dại lắm, Bích. tiếp. Có tiền nhiều, lại không sang nhà lầu mà ở, lại còn cho bạn ở đậu cho chật chội. Hà tiện lắm rồi chết cũng hai tay không, lại bị tôi biết nhà tìm về cho rắc rối. Thôi, tiền đâu đưa đây, tôi ra ngay, không khuấy rầy cô nưa đâu.
- Thật tình em uống thuốc hết rồi.
- Hà, năm xưa, tôi phải trưng nhiều bằng cớ thật, nhà điều tra họ mới thôi hỏi tiền tôi. Nay cô chỉ đưa ra một con bù nhìn "uống thuốc" thì mong manh quá. Đồng tiến là huyết mạch, cô nghe ra chưa? Đồng tiền của tôi lại là ba năm lao tù. Mất nó, tôi thà vào tù nữa mới đành dạ cho. Ở ngoài có những con em nó tình tứ quá, khiêu khích quá mà mình lại không xu thì chịu làm sao nổi. Vậy cô đưa hay là không, nói mau đi.
Giọng Bích trở nên câu máu, hăm dọa. Mắt chàng dữ tợn lạ lùng, đỏ ngầu và sâu hóm. Tuyết kinh hoảng vô cùng, nhưng còn nói gượng:
- Bộ anh muốn tới đây ăn cướp hay sao?
Bích đứng lên cười ha hả:
- Phải, tôi đã ăn cướp cạn của người ta, bị họ ăn cướp cạn trở lại. Bây giờ tôi đòi lại cái gì tôi đã mất. Chánh đáng lắm. Nhưng muốn bảo thế là ăn cướp cũng được.
Tuyết và Ri cũng đứng lên, toan chạy. Bích lại cười lớn:
- Một con mèo đón ngoài miệng hang của hai con chuột. Chạy đi đâu cho thoát. Nhưng chị Rỉ không can gì. Chị cứ ngồi đó.
Bích vừa nói vừa vói tay lấy con dao rọc giấy trên bàn. Con dao bằng kim khí bọc cơ-rôm bóng loáng, không bén bao nhiêu, nhưng nhọn hoắt. Chàng cầm dao theo lối cầm boa nha, đưa dao lên trước mắt Tuyết mà rằng:
- Kêu la cũng vô ích. Cô sẽ chết trước khi có người tiếp cứu. Nầy, cái ngực của cô, trước kia tôi xem như vàng ngọc, tôi sẽ đâm phập con dao nầy vào đó, đâm tới cán. Rồi tôi trở vào khám. Rụng đầu liền, hay hai mươi năm khổ sai, điều đó không có gì quan trọng. Tình với tiền, hai món ấy chỉ mất một món còn sống tạm được. Mất cả hai, đời thật lạt như nước lã. Chị Rỉ ơi, chị còn sống nhớ đừng làm cho ai mất cả hai thứ ấy một lượt, chị nhớ cho nhé.
Bích bước tới một bước, Tuyết lùi lại một bước. Nàng toan nhảy qua bên trái, Bích lườm lườm dợm bước sang phía đó. Nàng định thối qua bên mặt, Bích cũng tỏ vẻ đón rào toan tính mới của nàng. Cả hai dọn bộ như mèo vờn chuột, và như mèo giỡn chuột. Bích không ra tay liền, nói lôi thôi mãi cho Tuyết sợ chơi cho bỏ ghét.
Cùng đường, Tuyết van lơn:
- Em vui lòng chết dưới lưỡi dao của anh, nhưng anh cũng nên để cho em phân vài lời.
- Hà có vẻ tuồng dữ lắm, có vẻ tống tửu Đơn hùng Tín dữ lắm! Được, cứ nói đi!
Dáng đi của Tuyết uốn éo như con rắn. Mỗi lần nàng bước, nhìn phía sau thấy lưng nàng như dây tóc tiên quấn quít, bò lên. Bây giờ nàng lại uốn éo hơn bao giờ cả, từ từ bước lại gần Bích trong những bước rất mùi. Nếu sau lưng nàng có tranh sơn thủy và đâu đó vang lên vài tiếng dạo đờn thì cảnh nầy rõ là cảnh sân khấu cải lương, mà nàng sắp vô sáu câu áo não.
Tuyết hơi nghoẽo đầu, ưỡn ngực và đưa cánh tay trắng như bằng bột định níu lấy tay Bích. Bích vừa lùi lại, vừa hất mạnh tay nàng. Không biết mất thăng bằng thật sự hay làm bộ mà Tuyết té xuống gạch rồi nằm nghiêng một cách sỗ sàng. Bích hét:
- Vô ích, cái trò mơn trớn cổ điển của cô; trò khoe lưng cũng đã xưa lắm rồi.
Tuyết xấu hổ lại lồm cồm ngồi dậy. Không thấy Bích làm gì, nàng lại đứng lên.
- Có gì nói mau, Bích lại hét.
Không rõ nghĩ sao, Tuyết vụt chạy đi. Bích nắm đầu nàng lại và đưa cao tay cầm con dao lên. Cả hai người đờn bà đều kêu thất thanh một tiếng. Liền khi đó, một tiếng kêu khác vang lên nơi cửa, tiếng kêu ăn rập của hai người đờn ông.
Bích dừng tay, day lại, không phải vì sợ có người tiếp cứu mà vì giọng quen của tiếng kêu. Chàng buông đầu Tuyết ra, bỏ vẻ mặt hầm hầm, mỉm cười với kẻ mới đến. Hai người đờn ông ngoài cửa kinh ngạc quá, bước vào chưa được. Họ trố mắt nhìn cảnh tượng ấy rất lâu, đoạn Tất mới hỏi được:
- Mầy làm gì mà kỳ vậy Bích?
- Xử án Bàng quý phi, Bích đáp.
- Bỏ dao xuống coi! Bổn ra lịnh.
Bích bỏ dao xuống bàn rồi nói:
- Đây là muốn lịch sự với bạn chơi vậy thôi, chớ không phải để vựng lịnh mầy đâu.
Bấy giờ Bổn hoàn hồn, bước vào chống nạnh nhìn Bích mà hỏi:
- Làm gì mà ngang ngược quá vậy?
- Tính sổ gia đình.
- Tính bằng dao?
- Chỉ còn cách đó.
- Món nợ to lắm hả?
- Mầy muốn nói nợ tình chắc. Chớ còn nợ tiền thì mầy làm sao biết được. Ừ, món nợ lớn lắm.
- Mầy không nuôi người ta được nữa, mà còn muốn cấm đoán nguời ta tìm nơi nương dựa sao?
- Nương dựa? Vậy ra làm bé là một kỹ nghệ à? Thị trường nầy sụp, phải chạy đôn chạy đáo tìm thị trường khác thay thế? À, phải. Hèn chi lắm lúc họ tranh giành thị trường đến chém nhau túi bụi. Cũng hay! Nhưng bây giờ thị trường nầy đã trở lại, thì sao cái nhà sản xuất những nụ cười, những lời nũng nịu lại không...chịu tái lập "quan hệ bình thường"?
- Là tại thị trường của mầy có tiêu thụ mà không có ngoại tệ để thanh toán món hàng.
- Hà hà... mầy không biết gì ráo. Ngoại tệ tao đã dự trữ rất nhiều từ lâu. Nhưng thôi, mầy không biết việc riêng của tao thì đừng có can thiệp vào. Tao chỉ xin khuyên hai đứa bây điều nầy thôi là cái thứ đó độc như vi trùng. Cứ xem cái gương tao đây thì biết: ba năm tù, bây giờ, lát nữa đây, không rõ mấy năm nữa không biết. Mà có gì đâu? Những câu nỉ non giả dối, những trận cười giả tạo...
- Là tại mầy dại, làm quá sức mầy. Chớ khôn như tụi tao đây thì có sao đâu. Mầy thấy không, tụi tao cho hai ển về ở chung, coi có phải bớt tổn phí không? Còn giả dối? Có cái gì thiệt ở đâu? Cứ quên cái giả dối đi, cố tình tưởng là thật - lắm khi khỏi cố mà cũng vẫn tưởng thật được - thì nó sung sướng y như là thật. Mầy tưởng mê gái là dại à? Có lẽ. Nhưng không gì thế bằng cái dại đó, thì lỗ lã gì đâu.
- Thật là quân nói bướng. Tụi bây sẽ khôn hoài khôn hủy được chăng? Tao dám cá, không kíp thì chầy, hai đứa bây cũng theo gót tao. Hỏng cả một đời, hai em ơi. Đường anh đã đi qua, anh thuộc nẻo rồi. Hai em dại, chui đầu vào ngõ hiểm ấy làm chi. Mà bây giơ lỡ rồi, có lẽ dạy khôn cho, hai em cũng chẳng chịu nghe.
- Đi ra lập tức, đừng làm bộ anh hai người ta. Có vợ bé trước chưa chắc đã khôn hơn ai.
- Nếu tao không ra thì bây làm gì tao?
- Thì tụi tao một đứa nắm chóp mầy, một đứa đá đít mầy.
- Dở quá. Rồi thiên hạ, rồi nhựt trình sẽ nói sao? Họ nói mình giành vợ bé với nhau, coi có phải xấu hay không?
- Muốn tốt, mầy nói ba điều bốn chuyện rồi đi. Mà nói cho lịch sự, đừng nắm đầu nắm cổ ai hết, đừng cầm dao cầm hèo gì cả.
- Ấy, tao nói mầy không biết việc riêng của tao. Món nợ lớn lắm, mầy nghe ra chưa?
Bổn kêu Tuyết mà nói:
- Em à, nó nói gì mà dự trữ tiền nhiều lắm. Nó có gởi tiền em không. Thôi thí cho nó vài ngàn đi, cho êm chuyện.
- Anh ấy không thèm tiền em biếu.
- Thì thôi.
- Thì thôi làm sao được. Nầy, coi nầy.
Bích chụp con dao rọc giấy trở lại, rồi vói chụp đầu Tuyết. Bổn nhảy tới chụp tay cầm dao của bạn. Người tù mới ra khám không định gây sự với kẻ can thiệp, nên chỉ lấy chơn đạp cho hắn dang ra xa thôi. Người sau cũng không muốn đánh nhau với anh chàng làm dữ, ngặt thế nào cũng phải cứu Tuyết nên y bắt chơn Bích để vặn cho Bích té.
Bích mạnh lắm rút chơn lại và kéo Bổn theo. Nhưng Bổn cứ bám riết vào chơn ấy, khiến Bích co vô, duỗi ra mấy bận mà không thoát được. Bổn bị kéo tới, kéo lui trông rất buồn cười.
Tức giận tràn hông, Bích đưa dao lên toan đâm xuống. Tất hoảng sợ nhảy lại ôm lấy Bích đằng sau lưng. Bấy giờ Bổn trật tay để một cẳng của Bích ra, Bích sẵn con dao không chỗ đâm, đưa ngược dao ra sau để dọa cho Tất buông mình.
Thấy nguy, Bổn xách cái ghế nhỏ dựa vách đập vào tay cầm dao của Bích. Anh nầy tránh không kịp, đau quá buông khí giới ra.
Bấy giờ hai người chủ nhà ráp lại định ôm khách mà xô ra ngoài. Nhưng họ kém sức hơn Bích, nên cả ba ôm nhau mà vật xàng quây mãi. Bàn ghế ngã lổn rổn, Tuyết và Rỉ thì kêu khóc om sòm.
Tuy yếu hơn, nhưng sợ nguy hiểm khác, nên Tất và Bổn cố sức tống khách trong lúc y tay không. Họ ôm chặt lấy Bích, đeo dính như sam. Để thoát, Bích thoi, đánh túi bụi. Đỡ gạt thì sợ sẩy Bích, mà cứ ôm hắn mãi, chịu sao cho thấu với những quả đấm của hắn, hai người chủ nhà nỗ lực lần cuối cùng và vật ngã được tên hung dữ xuống đất.
Bích kêu lên:
- Trời ơi, chết tôi rồi.
Tiếng kêu ấy khiến cả nhà ngạc nhiên hết sức. Cái gì mà lớn sầm sầm như nó, mà mới té một cái là kêu chết om trời.
Nhưng thấy Bích nằm ngay đơ như cán cuốc, họ sanh nghi a lại cúi xuống dòm. Gì mà như có máu. Tất lật ngủm Bích ra thì trời ơi! Quả thật máu phun có vòi, ướt cả sơ mi của hắn. Con dao rọc giấy rơi khi nãy, không hiểu do sự tình cờ nào lại nằm chỏng lên, gác trên chiếc guốc cao gót của Tuyết. Bích té xuống đó, ngực đè lên mũi dao, và bị nó đâm sâu vào thịt, ngay tim.
Cả nhà chết đứng, không ai thốt được lời nào cả.
Bổn, mặt tái xanh, mồ hôi nhỏ giọt, nhìn cảnh tượng ấy rất lâu rồi lẩm bẩm:
- Không kíp thì chầy, thằng Bích nói đúng thật. Bây giờ họa đến nơi rồi, làm sao?
- Mình tự vệ chánh đáng. Tất đáp gượng.
- Phải, tự vệ, nhưng có cần gì tự vệ đến chết người ta không. Có khỏi vào tù không? Rồi họ rùm lên, mình mất sở làm, vợ con sẽ nói sao?
- Thì ra, mình ngỡ mình khôn, cũng chẳng khỏi khổ.
Ngoài kia, những người láng giềng Trung hoa rất ít tò mò, nghe la bu lại nói om trời như tàu sắp chìm.
--------------------------------
1 Câu chuyện xảy ra lúc còn sòng bạc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ðèn Cần Giờ
Bình Nguyên Lộc
Ðèn Cần Giờ - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=en_can_gio__binh_nguyen_loc