Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4 :Ngoại Giao Trong Thất Trận
V
ào mùa hè 1944, tuy đã lật được Tojo nhưng Hội Đồng Cố Vấn Hoàng Cung vẫn chưa lung lay được chính quyền quân phiệt mà Tojo là đại diện. Trong công cuộc lãnh dạo chiến tranh, phe quân phiệt vẫn mạnh hơn bao giờ hết, nên nhân vật kế vị Tojo chỉ có thể là một nhân vật dung hòa giữa hai phe. Tân thủ tướng là tướng Koiso, tuy không có ảo tưởng gì về kết cục của cuộc chiến, nhưng lại không muốn thương thuyết hòa bình vì sợ Hoa Kỳ đòi hỏi những điều kiện quá khắc nghiệt. Thành hình trong sự dung hòa, chính phủ Koiso quả ít có triển vọng làm được việc. Khi tướng Marshall đổ bộ lên Leyte vào tháng Mười 1944, Koiso thêu dệt thêm và đoan quyết với đồng bào ông: đây là trận quyết định cuối cùng, chắc chắn sẽ đem phần thắng về cho Nhật. Koiso đã bổ chửng khi được Bộ tư lệnh tối cao cho biết: trận cuối cùng đó không diễn ra ởLeyte mà tại Luzon. Vào lúc quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Luzon (tháng Giêng 1945, thủ tướng Koiso muốn cải tổ cơ cấu chỉ huy quân sự, vì ông thấy chính phủ bị gạt ra ngoài mọi quyết định chiến lược. Khi Koiso hỏi: sau Luzon Hoa Kỳ sẽ đổ bộ nơi nào? Giới quân sự đều đồng ý: Hoa Kỳ sẽ đổ bộ lên đảo Đài Loan. Khi Hoa Kỳ đổ bộ lên Okinawa vào ngày 1 tháng Tư, thủ tướng Koiso bật cười giận dữ. Ông nhớ lại, một hôm một người có vẻ điên khùng đột nhập văn phòng ông và nghiêm chỉnh tiên đoán với ông rằng Okinawa sẽ là chiến trường kế tiếp Luzon. Rõ ràng một tên điên khùng lại có ý kiến xác đáng hơn những chuyên viên quân sự.
Ngày 5 tháng Tư 1945, Koiso đòi cải tổ cơ cấu quân sự để thủ tướng được tham dự vào công cuộc quyết định chiến lược. Trong ngay đó, giới tướng lãnh và đô dốc từ chối việc xét lời yêu cầu của Koiso. Koiso không còn biết làm gì hơn là từ chức, và mấy tiếng đồng hồ sau, ông từ chức thật. Một ông già ngoài tám mươi tuổi là đô đốc hải quân Suzuki lên kế vị Koiso. Việc Suzuki vọt lên ghế thủ tướng là một sự đột ngột và đáng lấy làm lạ, ít ra cũng lạ đối với riêng cá nhân ông. Ngày 5 tháng Tư, Suzuki được mời đến dự một phiên họp của Hội Đồng Cố Vấn Hoàng Cung. Được biết ông được chỉ định thành lập chính phủ mới, Suzuki tìm đủ mọi lý do để từ chối. Cuối cùng, Hầu Tước Kido, một nhân vật thân tín của Nhật Hoàng Hirohito phải mở cuộc họp riêng với ông và nói: “Nhật Bản lâm tình trạng quá nguy kịch. Với tư cách là chủ tịch hội đồng này, tôi yêu cầu ông nhận nhiệm vụ để cứu đất nước”. Và Suzuki đành phải nhận lời. Mấy tiếng đồng hồ sau Suzuki vào bệ kiến Hirohito. Trước mặt Nhật Hoàng, Suzuki vẫn còn nói đến nhược điểm là ông thiếu kinh nghiệm chính trị và ông đã già yếu. Nhật Hoàng khuyến khích: “Không kinh nghiệm chính trị, tai hơi nghễnh ngãng, đều không thành vấn đề quan trọng”. Hirohito muốn Suzuki ngồi vào ghế thủ tướng vì ông tin tưởng ở Suzuki là người có thể cứu vãn được tình thế. Trước đây đã có lần ông nói với Suzuki: “Tôi chỉ có thể ngỏ hết tâm sự cho Suzuki hay”. Dù không nói rõ là ông muốn Suzuki mở cuộc thương thuyết hòa bình, nhưng viên đô đốc già đã đoán được thâm ý của Hirohito.
Suzuki trở nên thủ tướng chính phủ Nhật Bản trong khi trận Okinawa đẫm máu vẫn hãy còn tiếp diễn một cách khốc liệt. Binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu tại đây không thể ngờ rằng: Nhật Hoàng đã trao vận mạng dân tộc cho một người mà ông hy vọng sẽ sớm đem lại hòa bình. Về phần Suzuki, khi lên cầm quyền ông không hề có ý thức về tầm mức quá lớn sự thua trận của Nhật Bản. Trường hợp mỉa mai là chỉ ít ngày sau Hoa Kỳ cũng thuộc quyền một lãnh tụ chưa hề thực sự cầm quyền. Ngày 12 tháng Tư, Tổng Thống Roosevelt sau 12 năm cầm quyền liên tục đã tạ thế, và để lại cho ông Phó Tổng Thống cái trách nhiệm kết liễu trận thế chiến, và thực hiện hòa bình lâu dài.
Ngay sau lúc tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng Thống Truman phải liên miên dự những phiên họp báo cáo tình hình. Tại những phiên họp này các cố vấn Bạch Cung chuẩn bị cho ông đối phó với tình hình, và thực hiện những quyết định nghiêm trọng. Ngày 8 tháng Năm 1945, ngày Đức quốc xã đầu hàng. Tổng Thống Truman mới nhậm chức được hai mươi sáu ngày. Đêm hôm trước ông và gia đình dọn vào Tòa Bạch Cung, và ngủ tại đây đêm đầu tiên. Ngày 8 tháng Năm trước đoàn ký giả tụ tập tại văn phòng, Truman loan báo tin thắng trận tại Âu Châu. Ông nói:“Đại tướng Eisenhower cho tôi biết quân lực Đức quốc xã đã đầu hàng Liên Hiệp Quốc. Những lá cờ của tự do đang phấp phới khắp Âu Châu... Chúng ta trả được món nợ đối với Thượng Đế, đối với tử sĩ, và đối với con cái chúng ta”. Rồi ông nói tiếp: “Nếu cần phải nói một khẩu hiệu cho những tháng tới, thì khẩu hiệu đó là: Làm việc, làm việc và làm việc thêm nữa! Chúng ta phải làm việc đế kết thúc chiến tranh. Chiến thắng của chúng ta mới được có một nửa”. Truman không hề quan trọng hóa sự việc. Những vấn đề quân sự và ngoại giao mà Hoa Kỳ phải giải quyết đều có tầm mức lớn lao. Truman ý thức được rằng: bang giao giữa Hoa Kỳ và Nga Sô đã từ tư cách Đồng Minh chuyển thành kình chống nhau. Những cố vấn quân sự của ông lúc này vẫn hy vọng là Nga Sô sẽ lâm chiến ở Á Đông để cùng với Hoa Kỳ đánh bại Nhật Bản. Nhằm việc đó cố Tổng thống Roosevelt tại hội nghị Yalta đã thỏa thuận dành cho Stalin một số quyền lợi về lãnh thổ ở Viễn Đông. Trong khi đó thì nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ ở Mạc Tư Khoa là đại sứ Harriman chủ trương một đường lối cứng rắn đối với Nga Sô, Harriman còn lo ngại: nếu Nga Sô lâm chiến đánh Nhật Bản, họ sẽ đòi một giá quá cao. Về mặt trận Thái Bình Dương phần thắng tất nhiên về tay Hoa Kỳ, đó là điều Truman không hồ nghi gì cả. Tuy vậy con số thương vong Hoa Kỳ vẫn lên cao tới mức độ đáng lo sợ, nhất là khi chiến thuật phòng thủ của Nhật đã trở nên tuyệt vọng. Với tư cách Tổng Tư Lệnh quân lực, Truman thấy Hoa Kỳ phải mua bằng giá quá đắt chiến thắng ở Thái Bình Dương. Ngưòi ta không lấy làm lạ: Truman không được hoàn toàn vui vẻ khi ông báo tin thắng trận ở Âu Châu.
Tân Tổng thống Hoa Kỳ đánh vật với câu hỏi: làm sao để chiến thắng mau lẹ ở Thái Bình Dương? Tân Thủ tướng Nhật nỗ lực tìm một đường lối kết liễu chiến tranh. Trong khi đó thì nhân viên ngoại giao và tình báo của cả hai bên đều theo đuổi nhiều kế hoạch có hy vọng chấm dứt được chiến cuộc.
Vào lúc chiến tranh Âu Châu tàn cục, và khi quân đội Đồng Minh bắt đầu đe dọa thủ đô Bá Linh, có vài nhân viên tòa đại sứ Nhật tại đây đã vưọt biên giới sang Thụy Sĩ, và sáp nhập vào tòa đại sứ Nhật tại thủ đô Berne. Trong số những người vượt biên đó có một sĩ quan hải quân không tiếng tăm gì, đó là Trung tá Fujimura. Tại Berne, người quân nhân cao to và ăn nói hòa nhã đó, nối tiếp mọi liên lạc với một người bạn cũ là bác sĩ Friedrich Hack. Tuy là người Đức nhưng bác sĩ Hack đặc biệt dành rất nhiều cảm tình cho Nhật Bản. Hack có rất nhiều bạn thân ở Nhật. Ngay từ năm 1910 Hack đã là một nhà kinh doanh lớn ở Viễn Đông. Tại đây ông kết giao với vài sĩ quan trẻ thuộc hải quân Nhật. Hack vun trồng tình bằng hữu đó trong nhiều năm. Vào năm 1938 nghĩa là lúc ông gặp khó khăn ở quê hương ông là Đức quốc xã, Hack có dịp cần đến tình bằng hữu xưa cũ đó. Tại Đức, Hack cộng tác với ngoại trưởng Ribbentrop trong một thời gian khá lâu, và qua sự cộng tác đó ông trở nên một nhân vật trong giới thân cận với Hitler. Không may cho ông là ông lại dám ra phản đối chính sách của chính phủ quốc xã, và đột nhiên thấy mình trở thành một phần tử "bất hợp pháp“, Ribbentrop quyết định thanh toán Hack. Một bản cáo trạng liền được ngụy tạo để buộc tội ông và ông sắp bị đưa đi trại an trí, có thể là chung thân. Được tin Hack lâm nạn, vài sĩ quan hải quân Nhật tới gặp đại sứ Nhật tại Đức và yêu cầu ông này vận động cứu Hack. Nhà cầm quyền Đức quốc xã vì muốn duy trì mối giao hảo với Nhật Bản nên đã trả lại tự do cho Hack và bắt buộc Hack phải đi sang Nhật mà ở. Tại Đông Kinh Hack chưa phải là đã thoát hiểm. Mật lệnh được trao cho tòa đại sứ Đức ở Nhật: phải tìm cách giết Hack vào lúc nào xét ra thích hợp. Biết được điều đó, một lần nữa Hải quân Nhật lại phải hành động để bảo vệ sinh mạng cho người bạn của họ. Hack được phái sang Thụy Sĩ vói tư cách nhân viên của Hải quân Nhật để ký kết việc mua bán những vật liệu chiến lược. Khi Đức khởi cuộc chiến ở Âu Châu, nhân viên mật vụ quốc xã bỏ quên Hack, và Hack định cư hẳn ở Thụy Sĩ để làm việc cho tổ quốc nuôi của ông là Nhật Bản. Bằng lòng với cuộc sống sung sướng ở Thụy Sĩ, Hack rất vui mừng được làm những việc có thể làm được để trả ơn những ân nhân của ông ở Nhật. Những hành động gây chiến của phe quân phiệt Nhật trong năm 1939 đến năm 41 làm cho ông lo âu. Ông viết nhiều bức thư gửi cho các bạn hữu hải quân ở Đông Kinh kêu gọi Nhật phải thận trọng trong những vấn đề quốc tế. Khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào thảng chạp 1941, Hack vô cùng tuyệt vọng. Có một vài ý kiến về tiềm lực của Hoa Kỳ, ông không mấy thưởng thức những chiến thắng không có tương lai của quân đội Nhật. Ngay trước lễ Giáng Sinh năm đó, Hack bầy tỏ nỗi lòng trong một bức thư gửi cho một người bạn của ông làm việc tại tòa đại sứ Nhật ở Đức. Người bạn đó là Trung Tá Hải quân Fujimura. Trong thư ông viết: nước Nhật thân yêu của ông khi tấn công Hoa Kỳ đã phạm một lầm lớn chí mạng! Fujimura thấy bức thư đó trong văn phòng sau một bữa tiệc mừng lễ Giáng Sinh do đại sứ Nhật thiết đãi nhân viên. Rượu và những tin chiến thẳng của tổ quốc khiến cho Fujimura được hưởng những giờ phút say sưa thích thú. Ông mở thư ra đọc, và khi đọc hết bức thư ông bừng tỉnh cơn say, và suy nghĩ, và không hiểu tại sao Hack lại có giọng điệu bi quan đến thế này. Hack khuyến cáo: Nhật phải tìm mọi cách kết liễu cuộc chiến càng sớm càng hay. Nghĩa là kết liễu cuộc chiến trước khi guồng máy kỹ nghệ Hoa Kỳ thực sự chuyển vận để nghiến nát Nhật Bản. Fujimura cất bức thư, và đêm hôm đó, trên những đường phố âm u vả đầy gió của thành phố Bá Linh, Fujimura cảm thấy một mối lo âu xâm chiếm tâm tư. Liệu Hack có lý hay là không? Lẽ nào Nhật lại bị bại trận? Với thời gian, lời tiên tri của Hack đã trở thành sự thật, và đôi bạn cũ thường thư từ với nhau luôn. Midway, rồi Guadalcanal, rồi Saipan rồi Leyte: Nhật Bản đã bị đánh quị đùi gối. Tại Bá Linh, Trung tá Fujimura chẳng biết làm gì khác hơn là ngồi nhìn, ở Berne, Hack đọc báo và tức giận vì cảm thấy mình không làm được điều gì để cứu nguy tổ quốc nuôi. Fujimura có mặt tại thủ đô Bá Linh và có dịp chứng kiến guồng máy chiến tranh quốc xã sụp đổ. Ông biết đồng minh của Nhật ở Âu Châu đang trong cơn hấp hối. Càng ngày ôngcàng thêm kinh hoàng vẽ những tàn bạo ghê hồn của chế độ Hitler. Là một nhân viên cao cấp của tòa đại sứ bạn, ông được hưởng nhiều đặc quyền, đáng kể nhất là quyền được mua bán chợ đen. Nhờ chợ đen, ông có phương tiện cung phụng cho những viên chức mật vụ Đức nhiều thực phẩm khan hiếm. Ông được họ tin cẩn, và do đó ông đã cứu được bảy người Do Thái khỏi phải bỏ mạng trong phòng hơi độc, bằng cách lo cho họ trốn khỏi nước Đức. Trong những ngày cuối cùng của Đức quốc xã, Fujimura vượt biên giới sang Thụy Sĩ với ý định tìm cách cứu tổ quốc. Ông bắt liên lạc với bác sĩ Hack, và đôi bạn cũ mưu đồ một lối thoát cho Nhật Bản. Họ đồng ý phải tìm một đầu mối tiếp xúc với Hoa Kỳ. Đầu mối đó hiện có mặt tại Berne. Ở con đường Harren êm ả, cơ quan gián điệp Hoa Kỳ mang cái tên tắt OSS(Office of Strategic Services) đặt một trung tâm chỉ huy những hoạt động bí mật ở khắp Âu Châu.
Tổ chức gián điệp OSS đó được quyền trực tiếp vói Tồng thống Roosevelt và ông này rất chịu người cầm đầu của tổ chức là cựu luật sư Donovan, một người có rất nhiều sáng kiến, Roosevelt cho phép Donovan được tùy tiện mở cuộc chiến tranh bí mật. Nam nữ nhân viên của OSS xâm nhập khắp nơi trên lục địa Âu Châu. Họ thành công cũng nhiều, và sự thất bại của họ nhiều khi gây tai hại lớn. Đặc điểm của họ là thực hiện những công tác khác thường. Một trong những công tác đó đã đem lại sự đầu hàng của quân đoàn Đức quốc xã ở Bắc Ý Đại Lợi. Khi Tư lệnh quân đoàn này là tướng Wolff muốn đầu hàng để tránh cho binh sĩ khỏi phải đổ máu thêm một cách vô ích, thì chính tổ chức OSS đã dàn xếp cuộc tiếp xúc giữa Hoa Kỳ và Anh để quyết định chi tiết đầu hàng. Trong khi Wolff đang xúc tiến thương thuyết với Đồng Minh thì những điệp viên của OSS đã cứu ông thoát khỏi bàn tay của mật vụ Đức. Fujimura và Hack biết rõ chuyện mới xẩy ra đó. Hack liên lạc với OSS và dàn xếp được một cuộc gặp gỡ không chính thức. Địa điểm gặp gỡ là một khách sạn nằm dưới chân núi Jungfrau. Fujimura và Hack vào khách sạn, đi tới bao lơn, và cùng trò truyện với nhau trong chốc lát. Về hình thức hai người là hiện thân của sự tương phản. Vóc dáng ngay thẳng của Fujimura nói lên rằng trong quá khứ ông đã chịu sự huấn luyện Quân sự. Hack, với bộ đồ bằng vải len, với cây dù và chiếc mũ cao đứng tựa vào lan can có dáng dấp như một nhà quí tộc nhàn nhã ngắm cảnh.
Nhìn ông người ta không thể không nhớ dến cựu Thủ tướng Anh Neville Chamberlain. Từ trong khách sạn, có hai người lặng lẽ quan sát họ. Rồi từ trong khách sạn hai người bước ra ngoài bao lơn, đứng thơ thẩn như một cặp du khách thường tình. Hai nhóm trao đổi với nhau vài lời, rồi cả bốn kéo nhau vào phòng ăn, cùng ngồi với nhau tại một chiếc bàn góc phòng. Sau đó là bữa ăn. Hai người Hoa Kỳ tự giới thiệu là Paul Blum và White. Họ nói những chuyện phiếm, không đả động gì đến chuyện chiến tranh. Fujimura biết hai người ngồi phía bên kia bàn còn nghi ngờ ông và tìm cách dò xét cá tính ông, đo lường giá trị ông. Fujimura chịu đựng, vì ông muốn làm việc cho tổ quốc ông. Bữa ăn chấm dứt giữa những chuyện vui đùa và hai người Hoa Kỳ không tỏ dấu hiệu là họ muốn có cuộc gặp gỡ thứ hai. Trong ba ngày Fujimura đợi họ nhưng không nhận được tin gì cả. Rồi một trong số hai người Hoa Kỳ tới gặp Hack và ngỏ ý muổn xúc tiến cuộc thương thuyết.
Ngày 3 tháng Năm giữa thanh thiên bạch nhật Hack tới đường Herren đế gặp Paul Blum. Hack trao cho Blum một mảnh giấy được Blum đọc rất kỹ. Mảnh giấy viết như sau: “Ông Fujimura, tùy viên hải quân Nhật tại Thụy Sĩ muốn hết mình làm việc hướng về cuộc thương thuyết trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nhật- Bản, muốn biết ý kiến của Hoa Kỳ về vấn đề này“.
Không có một lời nào nói về những điều kiện hòa bình. Kèm theo mảnh giấy là tờ Fujimura tự khai tiều sử để Blum có đủ bảo đảm về cá nhân ông, một điều tối cần cho những cuộc gặp gỡ sau này. Hack còn được biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã cho Cơ quan OSS hay là mối liên lạc mà họ báo cáo, đáng được xúc tiến thêm. Blum yêu cầu Hack tiếp xúc với Đông Kinh.
Khi Hack kể lại cho Fujimura về kết quả cuộc gặp gỡ với điệp viên Hoa Kỳ, Fujimura cảm thấy nở nang cả người. Ông dành vài ngày để soạn thảo một bức điện văn tối khẩn bằng mật mã, và chỉ được đệ trình lên cấp cao nhất trong bộ Hải quân ở Đông Kinh. Vào ngày 8 tháng Năm là ngày Đức đầu hàng, bức điện văn đó tới tay đô đốc Toyoda và Yonai. Trong bức điện văn có một điều gian dối. Fujimura nói dối là chính Hoa Kỳ đã bắt liên lạc với ông, chứ không phải ông chủ động tìm đầu mối liên lạc với Hoa Kỳ. Về Allen Dullus người cầm đầu OSS ở Âu Châu, Fujimura viết: “Y là một nhân vật chính trị quan trọng ở Hoa Kỳ từng cộng tác trong một thời gian khá lâu với Lippmann và Stettinius. Y được sự tin cậy đặc biệt của Tổng thống Roosevelt... “. Kết luận, ông khẩn khoản: “xin thượng cấp cho chỉ thị ngay lập tức”. Fujimura nôn nóng, nhưng những người khác thì không. Hai ngày sau, điện văn vẫn chưa thấy trả lời, ông đánh luôn bức thứ hai, xin chỉ thị gấp của bộ Hải quân. Vẫn không trả lời. Sốt ruột viên Trung tá hải quân đánh luôn hai bức điện văn nữa, trong đó có thêm chi tiết: nhiều đơn vị bộ binh Hoa Kỳ rời Âu Châu xuống tầu sang chiến đấu ở Á Đông. Đông Kinh vẫn im lặng! Ngày 16 tháng Năm Fujimura viết về việc làm của Allen Dullus trong vụ thương thuyết cho quân đoàn Đức quốc xã đầu hàng ở Bắc Ý Đại Lợi. Bốn ngày sau ông diễn tả lại nước Đức bại trận trong điêu linh đổ nát. Ngày hôm sau, tức ngày 21 tháng Năm, Đông Kinh trả lời. Bộ Hải quân Nhật thực sự rất chú ý đến những bức điện văn của Fujimura, và đặc biệt lưu tâm đến triển vọng một cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Nhưng bộ Hải quân nhận địnhcuộc thương thuyết đó khác với đường lối mà Fujimura định liệu. Giới đô đốc Nhật rất đa nghi. Điện văn trả lời xác định:“Điểm chính cuộc tiếp xúc của Trung tá với OSS được hiểu rõ. Nhưng có vài điểm chứng tỏ: đây là một âm mưu của địch. Vì lẽ đó yêu cầu Trung tá phải hết sức thận trọng“. Fujimura vô cùng thất vọng. Phía sau lời lẽ bức điện văn trả lời ông thấy phe bảo thủ do đô đốc tham mưu trưởng Toyoda cầm đầu, vẫn chiếm ưu thế trong Hải quân. Ông thấy đúng sự thật. Toyoda không dám để cho giới sĩ quan tương đối trẻ có sáng kiến thương thuyết hòa bình, và ông sợ bị phe quá khích thanh trừng.Fujimura chưa chịu bỏ cuộc và đánh thêm một bức điện văn nữa: “Theo chỗ chúng tôi được biết, chúng tôi có thể nói đây không phải là một âm mưu của địch“. Đông Kinh không trả lời bức điện văn này, và lờ luôn, nhiều bức khác được tiếp tục từ Thụy Sĩ gửi về.
Sang đầu tháng sáu, Fujimura gửi tới bức điện văn thứ 16. Ông không hy vọng và cũng không nhận được trả lời. Ông thổ lộ với Hack: “Chỉ còn mỗi cách là tôi đi Đông Kinh, đích thân trình bầy sự việc lên các đô đốc”.
Một lần nữa Hack lại tới gặp nhân viên OSS và kể cho họ biết những khó khăn của Fujimura, điệp viên Paul Blum có sáng kiến về một đường lối hành động mới. Blum nói: Hoa Kỳ biết rất rõ mọi sự việc xẩy ra trên đất Nhật — dừng lại một lát — Tại sao Nhật lại không cử chính khách cao cấp, hay một tướng lãnh hay một đô đốc sang Thụy Sĩ? Hoa Kỳ bảo đảm phương tiện hàng không cho họ di chuyển từ Nhật sang Thụy Sĩ. Đề nghị của OSS nhằm hai mục tiêu: tránh cho Fujimura có thể bị nguy đến tính mạng, và đưa cuộc thương thuyết lên bình diện ngoại giao cao cấp.Hack nhảy bổ đến tòa đại sứ Nhật để nói cho Fujimura về đề nghị của Blum. Fujimura lại liên lạc với Đông Kinh, và sau khi giải thích đề nghị của OSS, ông nhận xét:“Trong tình trạng đen tối hiện nay, liệu ngài bộ trưởng hải quân có thấy đường thoát nào khác là thương thuyết hòa bình với Hoa Kỳ?“. Năm ngày sau Đông Kinh trả lời: “Ý của Trung tá được hiểu rất rõ. Yêu cầu Trung tá cùng với đại sứ ở Thụy Sĩ và những nhân vật liên hệ thi hành những biện pháp cần thiết“. Ký tên: Yonai, bộ trưởng hải quân. Đô đốc Yonai xưa nay vẫn nổi tiếng là người thận trọng, ông rất muốn cử một nhân viên cao cấp đi Thụy Sĩ để bắt liên lạc với địch, nhưng ông biết phe chủ chiến còn mạnh, và nhân vật đó chắc chẳn sẽ bị giết trước khi ra khỏi Đông Kinh. Ông liền có sáng kiến chuyến giao “vụ Fujimura“ sang cho bộ ngoại giao tùy cơ định đoạt.Thế là vụ Fujimura bị chìm. Với ngày tháng trôi qua, giấc mộng của viên sĩ quan Hải quân cũng tan biến theo. Rồi Trung tá Fujimura không còn nghe thấy tiếng nói của chính phủ Nhật, rồi ông cũng không còn là Trung tá Hải quân nữa. Sau khi chiến tranh đã kết liễu, Đô đốc Yonai gặp Fujimura tại Đông Kinh. Yonai nói với ông: “Tôi nhận hoàn toàn trách nhiệm đã làm hỏng một trường hợp có thể thương thuyết với Hoa Kỳ. Tôi không biết dùng lời lẽ nào để tạ tội về việc này “.Fujimura đã thua trong cuộc tranh đấu, nhưng vẫn có một sĩ quan cũng của Hải quân là Đại tá Ellis Zacharias mở một cuộc tranh đấu tương tự như ông. Khởi cuộc tranh đấu gần như cùng lúc với Fujimura. Zacharias hoạch định chiến thuật hết sức cẩn thận. Là một trong số rất ít chuyên viên Hoa Kỳ về tâm hồn Nhật Bản, Zacharias tin rằng Nhật sẽ chịu thương thuyết hòa bình dưới áp lực một trận tấn công tâm lý đại qui mô. Dưới quyền kiểm soát của Phòng Thông tin Chiến tranh, Zacharias và các cộng sự viên hoạch định một chương trình hành động, mệnh danh chương trình I-45. Chương trình này nhằm mục tiêu đột nhập nội các Nhật Bản tại Đông Kinh qua làn sóng phát thanh, từ Hoa Thịnh Đốn hướng về phía Nhật Bản. Zacharias đã quan sát dân tộc Nhật từ trên hai mươi năm nay. Dưới thời Tổng thống Warren Harding, Zacharias phục vụ tại Nhật Bản, chuyên nghiên cứu về dân tộc này, và học hỏi nghề làm gián điệp. Nhiều năm trước khi cái tên Trân Châu Cảng trở thành phổ thông, ông đã do thám Hải quân Nhật, và kết giao với những Đô đốc tương lai của Nhật. Bây giờ là năm thứ tư củacuộc chiến Thái Bình Dương, Đại tá Zacharias khai thác đến tình bằng hữu xa xưa với kẻ thù. Ông nhận định: “Tôi đã quan sát rất kỹ người Nhật trong nhiều hoàn cảnh và hoạt động đại khái như trong hội nghị, trong cuộc kinh lý quân sự, trong cuộc khủng hoảng. Những cuộc quan sát đó không thể không dẫn đến kết luận rằng: không có người Nhật nào, dù thuộc cấp bậc nào, đơn vị nào, lại muốn hay là dám lãnh trách nhiệm những quyết định quan trọng với tư cách cá nhân của mình. Họ chỉ muốn hay là dám nhận lãnh những trách nhiệm đó sau rất nhiều cuộc thảo luận, đủ để cho nghĩ rằng, họ không quyết định với tư cách cá nhân. Nét cá tính đó của dân tộc Nhặt, cần phải được khai thác đến kỳ cùng”. Buổi phát thanh đầu tiên của Đại tá Zacharias phóng thẳng tới Đông Kinh nhằm ngày 8 tháng Năm, cũng là ngày mà Trung tá Fujimura báo cho Đông Kinh biết sự liên lạc của ông với OSS. Trong buổi đầu tiên này,Zacharias nói với Nhật rằng Đức quốc xã đã đầu hàng, và Nhật bị tiêu diệt chỉ còn là vấn đề thời gian. Nói tiếng Nhật rất thông thạo, Đại tá Zacharias nhắc đến sự giao thiệp của ông với Thủ tướng Suzuki, với hoàng thân Takamatsu là bào đệ của Nhật hoàng Hirohito, với Đô đốc Yonai. Đó là cách ông trình bày ủy nhiệm thư vói nội các địch.
Trong vòng hai bốn tiếng đồng hồ sau, có hồi âm báo cho ông biết: “ủy nhiệm thư” của ông đã được địch thừa nhận. Chính phủ Nhật trả lời một cách gián tiếp xa xôi. Thông tấn xã chính thức Domei trong chương trình phát thanh ban đêm loan tin: “Hoàng thân Takamatsu đã được chỉ định đại diện cho Hoàng đế Hirohito tới hành lễ tại đền Ise“. Đại tá Zacharias không hồ nghi gì về ý nghĩa cái tin này. Hãng Domei sở dĩ nhắc đến ông hoàng Takamatsu không tiếng tăm và bị dân Nhật bỏ quên, là nhằm bảo cho Zacharias biết: Nhật đã nhận được tiếng nói của ông và chờ đợi nghe ông nói nữa. Sau hai buổi phát thanh khai thác thêm sự giao thiệp giữa ông với Nhật Bản, đến buổi phát thanh thứ tư Đại tá Zacharias đánh thẳng vào mục tiêu: Ông gọi đích danh những tướng lãnh Nhật và lên án họ phải chịu trách nhiệm về hiện trạng thảm thương của Nhật. Qua sự đả kích cá nhân đó, ông hy vọng sẽ được địch chính thức trả lời. Ngày 27 tháng Năm, ông được mãn nguyện.Tiến sĩ Inouye lên tiếng thay cho chính phủ Đông Kinh. Bằng một ngôn ngữ được ngụy trang cẩn thận, Inouye nhận rằng Nhật Bản rất lưu tâm đến triển vọng một cuộc thương thuyết hòa bình. Vị giáo sư Nhật đó kể một câu truyện như sau: “Thần gió và thần mặt trời cùng đánh cuộc xem thần nào có thể làm cho một người bộ hành phải rời bỏ áo khoác ngoài. Thần gió hành động trước, nổi gió thật mạnh, và mỗi lúc một mạnh hơn nữa. Người bộ hành vẫn giữ chặt lấy áo khoác, và thần gió đành chịu thua. Thần mặt trời mỉm cười tuôn ánh sáng sưởi ấm người bộ hành, và người bộ hành tự động cởi áo khoác ngoài“. Đối với Zacharias, ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn này rõ ràng như ban ngày. Vị giáo sư Nhật khuyến cáo rằng: sức mạnh sẽ vấp phải một cuộc kháng chiến trường kỳ, nhưng những điều kiện đầu hàng vừa phải sẽ có được sự hợp tác của Nhật. Cuối cùng bài phát thanh Inouye nói: “Tôi rất muốn được biết Zacharias-Kun nghĩ gì về những lời này của Nhật Bản“. Kun là tiếng xưng hô giữa những bạn thân với nhau. Thế là một đường dây liên lạc trực tiếp đã được thiết lập giữa Hoa Thịnh Đốn và Đông Kinh. Sang đầu tháng Sáu, Đại tá Zacharias đẩy mạnh chiến dịch. Điệp viên OSS ở Thụy Sĩ đã đoạt được bản sao một bản báo cáo do Taguchi, đại hiện hãng Domei ở Âu Châu gửi về Đông Kinh cho ngoại trưởng Togo. Trước dây là một phần tử chủ chiến, bây giờ Toyoda kêu gọi Togo phải mau lẹ hành động để tránh cho Nhật khỏi phải lâm vào tình cảnh như Đức. Trong buổi phát thanh kế tiếp Zacharias đề cập đến bản báo cáo đó và nhấn mạnh: đó là sự thật hiển nhiên, ông cũng không quên nhắc nhở Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện không có nghĩa là bị nô lệ hóa. Trong suốt tháng Bẩy, Zacharias vẫn tiếp tục chương trình phát thanh, và bây giờ hàng ngũ của ông được tăng cường thêm Đại tá Mashbir, từ thủ đô Phi Luật Tân phóng ra những bài bình luận về tình hình chiến sự. Mashbir cũng nhằm mục tiêu là nội các Nhật và những người bạn Nhật của ông thời tiền chiến. Tiểu sử của Mashbir cũng tương tự như Zacharias. Khi xưa cả hai người cùng làm việc với nhau trong nhiều năm tại Đông Kinh. Cả hai đều thi hành công tác do thám cho chính phủ Hoa Kỳ, nhưng Mashbir đi xa hơn Zacharias nhiều. Với tư cách là một sĩ quan Lục quân, Mashbir đã tổ chức cả một hệ thống gián điệp trên đất Nhật để dự phòng cho cái ngày mà Hoa Kỳ phải lâm chiến với Nhật. Trong thế chiến thứ Hai, Mashbir là Đại tá trong bộ tham mưu của tướng Mac Arthur. Ông điều khiển một lực lượng thông dịch viên hùng hậu có nhiệm vụ khám phá mật mã và thẩm vấn tù binh. Qua đài phát thanh Manila, tiếng nói của ông bây giờ phụ lực cho chiến dịch của Zacharias. Từ Hoa Thịnh Đốn, Zacharias đến lúc này đã có thể nói thẳng. Ông nói: “Các nhà lãnh đạo Nhật Bản có trách nhiệm cứu nước Nhật chứ không phải tiêu diệt nước Nhật. Như tôi đã nói, trước mặt các vị có hai con đường. Một là sự tàn phá toàn diện và sau đó là một nền hòa bình theo chỉ thị. Hai là đầu hàng vô điều kiện với những điều lợi được Hiến Chương Đại Tây Dương thừa nhận”. Để yểm trợ cho buổi phát thanh này, Zacharias cho đăng trên nhật báo Washington Post một bức thư nặc danh nói rằng Nhật có thể hỏi những chi tiết về một cuộc đầu hàng. Bài báo được đại sứ Nhật ở Thụy Sĩ chú ý, nên được ông này gửi về cho Đông Kinh, không bình luận. Ngày 21 tháng Bảy, phát ngôn viên của Đông Kinh là bác sĩ Kiyoshi, cựu giáo sư hai trường đại học California, trả lời bằng tiếng Anh: “Nếu Hoa Kỳ thực thà thi hành điều họ nói, thí dụ như những điều ghi trong Hiến Chương Đại Tây Dương, không kể điều đòi trừng phạt chiến phạm, thì dân tộc Nhật, hay nói đúng quân lực Nhật sẽ chấm dứt chiến cuộc. Chỉ khi đó và khi đó mà thôi, tiếng bom đạn mới ngừng nổ cả ở Đông Phương và Tây Phương”. Trong cuộc đối thoại bất bình thường vừa bi đát giữa Đông Kinh và Hoa Thịnh Đốn, Nhật Bản chỉ ngỏ ý muốn thương thuyết hòa bình đến đó rồi thôi. Đông Kinh không tiến thêm bước nào nữa theo đường lối này. Trên bờ sự thành công,Đại tá Zacharias chỉ còn đón nhận được sự im lặng. Mặc cho Đại tá Zacharias tiếp tục chương trinh phát thanh từ Hoa Thịnh Đốn nói với Đông Kinh, mặc cho Trung tá Fujimura ở Thụy Sĩ chờ đợi cơ hội để đem tổ quốc ông ra khỏi chiến tranh, giới cầm quyền Nhật quyết định chọn Nga Sô làm trung gian nhằm mở một cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Họ đặt tất cả hy vọng hòa bình vào cuộc vận động với Nga. Ngày 22 tháng Sáu, mấy tiếng đồng hồ sau khi Đại uróng Ushijima mồ bụng tự sát ở Okinawa, Nhật Hoàng ra lệnh cho Hội Đồng Tối Cao Lãnh Đạo Chiến Tranh, nếu có thể được,chính thức khởi cuộc thương thuyết hòa bình qua trung gian “hòa giải” Nga Sô. Như vậy là nhà cầm quyền Nhật đã loại hẳn trường hợp thương thuyết trực tiếp với Hoa Kỳ, vì sợ sự phá phách của phe quân phiệt. Nhà cầm quyền Nhật chọn Nga Sô làm trung gian còn vì điều này có thể đem lại cho Nhật hai điều lợi. Hai tháng trước tức là trong thời gian Đô đốc Suzuki đang thành lập chính phủ, ngoại trưởng Nga là Molotov đã báo cho Nhật biết là Nga sẽ không ký lại Hiệp Ước bất tương xâm Nhật-Nga, sẳp mãn hạn. Việc không ký lại đó rõ ràng có hậu quả nghiêm trọng. Nếu Nhật bây giờ có thể thuyết phục được Nga nhận lãnh vai trò trung gian, thì có nhiều hy vọng Nga sẽ không nhảy vào cuộc chiến ở Á Đông. Hay nếu bây giờ Nhật bằng lòng nhượng cho Nga Sô một số quyền lợi lãnh thổ ở Á Đông thì đổi lại Nga Sô có thể bán nguyên liệu cho Nhật để Nhật tiếp tục cuộc chiến. Trong cuộc tiếp xúc với Nga Sô, dù trường hợp nào xảy ra cũng đem lại lợi thế chiến lược về cho Nhật Bản. Trong mấy tuần lễ trước khi có lệnh của Nhật Hoàng, cựu Thủ tướng Hirota đã liên lạc một cách không chính thức với đại sứ Nga tại Đông Kinh là Jacob Malik. Hirota chỉ thâu lượm được sự từ chối tàn nhẫn vì Malik hiểu rõ thâm ý chiến lược của Nhật.Ngày 7 tháng Bảy, Nhật Hoàng Hirohito mời Thủ tướng Suzuki vào hoàng cung để hỏi về những hoạt động của chính phủ. Suzuki báo cáo: Ông và nhiều nhân vật khác vẫn đang tìm cơ hội thuận lợi để vận động với Nga Sô. Hirohito bèn hỏi: “Nếu ta cử một đặc ủy viên cầm ủy nhiệm thư đặc biệt của trẫm đi Mạc Tư Khoa thì sao? Gần tuần lễ sau, hoàng thân Konoye - một nhà quí tộc cỡ lớn, ba lần làmThủ tướng – vào bệ kiến Hirohito và nhận lãnh thi hành sứ mạng đặc biệt. Tại Mạc Tư Khoa, đại sứ Nhật Sato tìm cách mở cuộc hội đàm với ngoại trưởng Molotov để báo cho chính phủ Nga được biết về dự định viếng Nga của Konoye. Molotov từ chối hội đàm với đại sứ Nhật lấy cớ bận chuẩn bị lên đường dự hội nghị Potsdam. Sato được gặp phó Thủ tướng Nga Lozooky và nhấn mạnh đến tính cách quan trọng sứ mạng của Konoye. Lozooky không hứa hẹn gì cả và chỉ nói cần phải chờ Molotov đi dự hội nghị Tam Cường về mới quyết định được.Sato kêu nài Lozooky liên lạc với Potsdam và báo cho Molotov hay ý định của chính phủ Nhật. Lozooky nhận lời. Rồi nhiều ngày trôi qua, và Nga Sô đã có chủ ý. Staline đang hoạch định một chương trình nhảy vào vòng chiến ở Á Đông. Đánh Nhật Bản lúc này Nga Sô hẳn sẽ ít tốn kém, nhưng lại đạt được nhiều thắng lợi hơn. Tháng Bảy 1945, trong khi các nhà ngoại giao Nhật tìm cách vận động với Nga Sô thì Bộ tổng tham mưu quân lực Nhật công bố trong nội bộ một bản báo cáo về lực lượng quân sự của Hoa Kỳ. Báo cáo ghi rõ từ chi tiết những sư đoàn lục quân, thủy quân Hoa Kỳ hoặc ở Thái Bình Dương hoặc từ Âu Châu tới. Báo cáo còn ghi cả những không đoàn Hoa Kỳ xuốngđến tận đơn vị nhỏ nhất. Sự đánh giá địch của Nhật không bi quan, không lạc quan một cách mù quáng, nhưng nó làm nổi bật lực lượng hùng hậu của địch. Trước đó một tài liệu khác đã được gửi tới văn phòng các bộ tham mưu của Lục quân và Hải quân. Đây là kế hoạch phòng thủ mệnh đanh Ketsu-Go nhằm mục tiêu đánh chặn địch quân đổ bộ lên đất Nhật. Ketsu-Go có hiệu lực vào lúc địch quân đổ bộ lên những đảo: Cheju-do, Shikoku, Honshu hay Kyushu, và tùy liệu dốc toàn lực lượng vào một mặt trận duy nhất, bắt đầu ở bờ biển và cũng tận cùng ở bờ biển. Tất cả những phi cơ còn lại đều được biến thành phi cơ quyết tử Thần Phong, tập trung lại nhằm giết địch quân đến mức tối đa, do đó có thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của địch. Mọi hy vọng về một cuộc thương thuyết hòa bình đều được đặt ở việc giết cho thật nhiều địch. Ngoài việc đó Ketsu-Go không hứa hẹn gì cả, nên có thể nói đây là chiến lược tuyệt vọng của những người hiểu rằng với Okinawa họ đã mất cơ hội cuối cùng thực sự có thể chặn đứng được bước tiến của địch. Các chuyên viên tình báo Nhật còn thâu thập mọi tin tức để đoán định ngày giờ và địa điểm đổ bộ của địch, và họ tiên đoán trận đổ bộ tới sẽ xảy ra chậm lắm là vào ngày 1 tháng Mười Một 1945. Về địa điểm đổ bộ, bộ Tổng Tham Mưu Nhật, tiên đoán địch sẽ lựa chọn Kyushu để đánh trận đầu tiên, vì địch bắt buộc phải chiếm Kyushu trước khi tấn công Honshu. Câu hỏi lúc này là: địch sẽ đổ bộ lên bờ biển nào ở Kyushu? Các chiến lược gia Nhật tân liệu địch sẽ đổ bộ tại hai bờ biển: Kagoshimavà Ariake và họ xúc tiến công cuộc xây cất công sự chiến đấu tại hai vùng này. Các chiến lược gia Nhật đã đoán đúng. Ngày 28 tháng 5 năm 1945, một tài liệu bắt đầu được phát cho các sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Ngoài bìa đề “Downfall, chương trình chiến lược”, tài liệu đó là chương trinh xâm lăng chính quốc Nhật.
Mục tiêu của Downfall là:
-1. Bắt buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện bằng cách đánh gục khả năng và ý chí chiến đấu của Nhật.
-2. Đánh chiếm những mục tiêu ở vào trung tâm kỹ nghệ của Nhật.
Chiến dịch trên đất Nhật được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu, chiếm Kyushu, giai đoạn sau chiếm Honshu, đặc biệt là vùng đồng bằng Đông Kinh. Ngày đổ bộ lên đảo Kyushu được ấn định vào ngày 1 tháng Mười Một, và cuộc đổ bộ được gọi là Olympic. Hai vùng bờ biển được lựa chọn đổ bộ là Kagoshima và Ariake.
Cả hai chương trình: phòng thủ của Nhật, và tấn công của Hoa Kỳ đều bỏ sót một điều quan trọng.
Trong báo cáo về địch tình của Bộ Tổng tham mưu Nhật, về mục B.29 có ghi một phụ chú: “Một đơn vị B.29 nữa đã sẵn sàng tác chiến, nhưng vẫn chưa biết được đơn vị đó là đơn vị nào”. Đơn vị đó là phi đội 393 trong tuyệt đối bí mật đã rời Hoa Kỳ đi Tinian với nhiệm vụ đặc biệt là dội bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig