Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chiến Quốc Sách
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nguồn Gốc Chiến Quốc Sách
T
hời đại đó là thời đại quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa, nên nhiều sử gia ghi lại; nhưng những bộ sử căn bản làm nguồn tài liệu cho đời sau thì rất ít.
- Về đời Xuân Thu, ngoài bộ Xuân Thu của Khổng Tử, có những bộ: Tả Truyện, còn gọi là Tả Thị Xuân Thu, một bộ sử biên niên chép tình hình ngoại giao, quân sự, chính trị của các nước từ năm 722 (đầu đời Lỗ Ấn Công) đến năm 478 trước Tây lịch (đời Lỗ Ai Công).
Quốc ngữ chép lịch sử tám nước: Chu, Lỗ, Tề, Tần, Trịnh, Sở, Ngô, Việt từ năm 990 (đời Tây Chu Mục Vương) đến năm 453 trước Tây lịch (Đời Đông Chu Định Vương).
- Về đời Chiến Quốc chỉ có mỗi một bộ Chiến Quốc sách – thực ra chưa đáng gọi là sử – chép việc của mười một nước: Chu, Tần, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung Sơn từ năm 453 (đời Đông Chu Định Vương) tới năm 221 trước Tây lịch (tức năm 16 đời Tần Thuỷ Hoàng, năm mà Tần diệt xong lục quốc và thống nhất Trung Hoa).
Một học giả gần đây của Trung Hoa, La Căn Trạch, căn cứ vào câu này trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Khoái Thông giỏi về trường đoản thuyết, có tám mươi mốt bài luận về thuật quyền biến thời Chiến Quốc” mà khẳng định rằng Khoái Thông là tác giả Chiến Quốc sách. Nhưng thuyết đó chưa được nhiều người chấp nhận và hiện nay các sách viết về văn học sử Trung Quốc đều theo thuyết cổ: Chiến Quốc sách do nhiều người viết và Lưu Hướng thu thập, chỉnh lý lại, trễ lắm là năm 8 trước Tây lịch.
Lưu Hướng (79-8), tự là Tử Chính, người đất Bái, là tôn thất nhà Hán, khoảng hai mươi tuổi làm chức Gián Đại phu, dưới triều Tuyên Đế. Tính tình giản dị, không có uy nghi, ít giao du, chỉ thích sách vở, đúng là một học giả. Ông có tài văn chương (dâng mấy chục bài phú, tụng, được Tuyên Đế rất khen), giỏi về ngũ kinh, lại thích cả thiên văn, phương thuật, có lần dâng cách luyện kim, suýt bị tội là gạt vua. Thời Nguyên Đế, ông ghét bọn ngoại thích chuyên quyền, tính can vua, nhưng bị chúng hãm hại, bị truất làm dân thường trong mười năm. Thời Thành Đế, ông lại được bổ dụng, mới đổi tên cũ là Cánh Sinh ra tên mới là Hướng, làm tới chức Quang lộc đại phu, lãnh việc hiệu đính ngũ kinh bí thư. Nhưng bọn ngoại thích họ Vương lại chuyên quyền, ông dâng thư can vua, vua hiểu lòng ông, muốn dùng ông làm chức Cửu khanh, mà bị họ Vương ngăn cản. Ông mất được mười ba năm thì Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán.
Các sách (Từ Hải, Từ Nguyên, Trung Quốc văn học gia liệt truyện – Quang Hoa thư điếm) chỉ chép rằng ông lưu lại những tác phẩm: Hồng phạm ngũ hành truyện luận, Liệt nữ truyện, Liệt tiên truyện, Tân tự, Thuyết uyển, và ba mươi ba bài phú mà bài Cửu thán nổi danh nhất; không nhắc đến việc ông thu thập, chỉnh lý Chiến Quốc sách, có lẽ cho rằng công đó không đáng ghi chăng?
Nhưng ngày nay, còn lưu lại bài Tựa Chiến Quốc sách của ông, trong đó đại ý nói rằng khi thu thập các tài liệu, ông tìm được nhiều quyển sắp đặt lộn xộn, lại thấy tám thiên chép riêng về các nước, nhưng không đủ, ông bèn theo từng nước và theo thứ tự thời gian sắp đặt lại thành ba mươi ba thiên, hiệu đính lại nhiều chữ sai lầm. Các bản ông dùng có nhiều tên khác nhau: Quốc sách, Quốc sự, Đoản trường, Sự ngữ, Trường thư hoặc Tu thư; ông nghĩ rằng sách chép những mưu mô của bọn du sĩ thời Chiến Quốc, nên đặt tên là Chiến Quốc sách.
Theo bài tựa đó thì Chiến Quốc sách không phải của một người viết. Đọc qua một lượt, ai cũng nhận ngay ra rằng tác phẩm không thuần nhất, tất phải là công trình của nhiều tác giả.
Vì cùng một việc mà mỗi chỗ chép một khác.
Chẳng hạn truyện Tần tấn công Nghi Dương (đất của Hàn). Bài Tần II 7, chép rằng Phùng Chương khuyên vua Tần mua lòng Sở, đem Hán Trung hứa tặng Sở, để Sở Hàn đừng liên kết với nhau; còn bài Tần II 10, chép rằng Sở phản Tần mà liên kết với Hàn, vua Tần sợ, Cam Mậu bảo vua Tần không có gì đáng lo. Hai bài đó chỉ cách nhau có một trang, cũng chép việc xảy ra trước khi Tần chiếm được Nghi Dương, mà đã chép việc khác nhau như vậy. Còn một bài thứ ba nữa, bài Đông Chu 2, thì không chép gì về việc Sở liên kết với Hàn cả, mà Cảnh Thuý, tướng Sở, đi nước đôi để được cả thành của Tần lẫn bảo vật của Hàn. Những tài liệu đó không hẳn là mâu thuẫn nhau, nhưng nếu do một người viết thì tất đã gom lại để có sự nhất quán.
Lại thêm tên một vài người cũng không được nhất trí, chẳng hạn bài Đông Chu 21, chép là Xương Tha; bài Tây Chu 14, chép là Cung Tha; Giang Ất có chỗ chép là Giang Nhất hoặc Giang Doãn; Chu Tối có chỗ chép là Chu Tụ.
Bút pháp cũng không đều, điểm này chúng tôi sẽ xét riêng trong đoạn “Giá trị Chiến Quốc sách về phương diện văn học” ở dưới.
*
Vậy Chiến Quốc sách do nhiều người viết, điều đó đã hiển nhiên. Nhưng những người đó ở thời nào? Hồi xưa người ta cho rằng Chiến Quốc sách là tài liệu của sử quan các nước thời Chiến Quốc. Ngày nay đa số các học giả nghi ngờ thuyết đó vì hai lẽ:
Năm 213 trước Tây lịch, Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh đốt các sách thời Tiên Tần để thống nhất tư tưởng, diệt tinh thần địa phương; mặc dầu sử chép rằng mỗi cuốn còn lưu lại một bản ở Gác Thạch Cừ (thư viện triều đình), nhưng những tài liệu về sử, nhất là những tài liệu có hại cho Tần, không chắc gì Tần đã chịu giữ lại.
Vả lại, xét về nội dung Chiến Quốc sách thì phần lớn không phải là tài liệu đáng tin về sử, mà có lẽ chỉ là những luận thuyết, biện thuyết dựa vào lịch sử mà viết; điểm này chúng tôi sẽ xét thêm ở một đoạn sau.
Vì vậy, hiện nay người ta tạm cho rằng Chiến Quốc sách do các chính khách hoặc các nhà văn học viết trước đời Tần và do Lưu Hướng thu thập, xếp đặt lại.
Nhưng chính bản của Lưu Hướng thì chúng tôi không thấy ai nhắc tới nữa, mà chỉ thấy nhắc tới những bản do người đời sau hiệu đính lại.
Trong bài Tựa cuốn Bạch thoại dịch giải Chiến Quốc sách độc bản của Diệp Ngọc Lân (Quảng Ích thư cục – 1947) có chép: “Những nhà hiệu đính Chiến Quốc sách thì Tăng và Diêu là đúng hơn cả; những nhà chú thích Chiến Quốc sách thì Bão và Ngô là minh bạch hơn cả”.
Tăng là Tăng Củng (1019-1073), một văn sĩ đời Tống, đồng thời với Vương An Thạch, Tô Thức, và cùng với hai nhà này, nổi tiếng về cổ văn, đứng vào hàng “bát đại gia” của Trung Quốc.
Diêu là Diêu Bá Thanh là một người đời Tống, đồng thời với Nhạc Phi.
Bão là Bão Bưu (chưa rõ ở đời nào).
Ngô là Ngô Sư Đạo, người đời Nguyên, thế kỷ 14.
Nhưng chính trong bài Tựa, Tăng Củng có nói Cao Dụ đã chú thích trước ông. Cao Dụ là người Đông Hán, ngoài bộ Chiến Quốc sách còn chú thích Hiếu kinh, Lã thị Xuân Thu, Hoài Nam Tử.
Ngoài ra còn rất nhiều người hiệu đính và chú thích nữa, theo bài Tựa bản Quảng Ích thư cục in gần đây thì bản Chiến Quốc sách chú của Vu Hương Thảo là công phu nhất, không bản nào hơn.
Những bản hiện nay người ta thường dùng là:
Chiến Quốc sách hiệu chú trong Tứ bộ tùng san – Thương vụ ấn thư quán – 1920-1922.
Trùng Khắc Diệm Xuyên Diêu thị bản Chiến Quốc sách – Sĩ Lễ Cư tùng thư.
Bạch thoại dịch giải Chiến Quốc sách của Diệp Ngọc Lân, in lại ở Hương Cảng sau năm 1960, không rõ năm nào. Bản này có ít nhiều lỗi.
Chiến Quốc sách bổ chú của Vương Tăng Kỳ và Chu Nguyên Thiện – Thương vụ ấn thư quán – 1922.
Chiến Quốc sách tường chú của Quách Hi Phần – Vương Mậu xuất bản năm 1931.
Chiến Quốc sách tuyển giảng – Lưu Đức Huyên xuất bản 1958. Nhiều chú giải thiên kiến.
Các học giả Nhật Bản cũng nghiên cứu Chiến Quốc sách như: Hoành Điền Duy Hiếu (Yokota Iko) có cuốn Chiến Quốc sách chính giải in lần đầu năm 1829.
Hộ Kỳ Đạm Viên (Tosaki Tan’en) có Chiến Quốc sách thảo thông in năm 1776.
Quan Quân Trường (Saki Kuncho) có Chiến Quốc sách Cao chú bổ chính in năm 1796.
Trung Tỉnh Lý Hiên (Nakai Riken) có Chiến Quốc sách chính giải.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chiến Quốc Sách
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=chien_quoc_sach__gian_chi_nguyen_hien_le