Bức Chân Dung Người Mẹ
ăn nhà của ông lão Matxơn là một trong số một trăm căn nhà của xóm chài, tất cả đều nhất loạt giống nhau, từ hình dáng, kích thước, số cửa sổ và chiều cao ống khói.
Nhà nào cũng bày biện những đồ đạc như nhau; mép cửa sổ nhà nào cũng trồng một thứ hoa, tủ nhà nào những vỏ ốc và những cành san hô giống nhau, tường nhà nào cũng treo những phong tục cổ.
Phía trên giường nằm của lão Matxơn, trên vách có treo một bức chân dung bà mẹ của lão. Một đêm kia lão mơ thấy bức chân dung đi ra ngoài khung, đến trước mặt lão và tuyên bố với một giọng quyền uy: " Matxơn, con phải lấy vợ".
Lão Matxơn ra sức trình bày với bức chân dung rằng lão không thể nào làm được điều ấy: lão đã sáu mươi hai tuổi. Nhưng bức chân dung cứ nhắc lại một cách kiên quyết hơn: " Matxơn, con phải lấy vợ".
Từ trước đến nay lão Matxơn vẫn rất tôn kính bức chân dung bà mẹ. Bao nhiêu năm nay, trong những trường hợp khó khăn, đó là người cố vấn duy nhất của lão, và lão đã luôn luôn gặp điều tốt lành khi theo đúng những lời khuyên của bức chân dung. Nhưng lần này cái ý kiến mới lạ của nó làm cho lão ngạc nhiên vì trái hẳn với những quan niệm xưa nay của nó. Mặc dầu đang thiu thiu ngủ, Matxơn vẫn nhớ lại rõ ràng cái việc đã xẩy ra lần đầu tiên khi lão muốn lấy vợ. Đúng vào lúc lão đang mặc bộ quần áo cưới thì cái đinh đỡ khung chân dung bị long ra, và bức chân dung rơi ngay xuống. Đó là một lời cảnh cáo mà lúc ấy lão không hề quan tâm. Nhưng chẳng bao lâu sau lão phải hối hận vì điều này.
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi ấy của lão rất bất hạnh.
Lần thứ hai khi lão mặc bộ quần áo cưới, bức chân dung lại đổ xuống một lần nữa. Lần này lão không dám trái ý và bỏ mặc tất cả họ hàng bạn bè cùng cô dâu, lão ba chân bốn cẳng chạy trốn, xuống tầu xin làm thủy thủ, đi hết một vòng quanh thế giới rồi mới dám đánh bạo trở về nhà. Ấy thế mà bây giờ lại chính bức chân dung từ trên tường đi xuống và ra lệnh cho lão phải cưới vợ! Mặc dù lòng kính trọng sâu sắc, lão vẫn cho phép mình nghĩ rằng bức chân dung chế giễu lão. Nhưng bức chân dung một khuôn mặt hết sức dày dạn mà những cơn gió dữ dội và những ngọn sóng mặn chát đã khắc họa nên đường nét, bức chân dung ấy vẫn giữ vẻ nghiêm nghị và, với cái giọng đã quen nói to một cách khác thường sau bao nhiêu năm hò hét mời chào khách mua cá ở chợ, với giọng nói ấy, bức chân dung nhắc lại mệnh lệnh: "Con phải lấy vợ, Matxơn".
Lão Matxơn van xin bức chân dung hãy nghĩ đến cái xã hội mà lão đang sống. Một trăm căn nhà trong xóm đều có những mái nhọn và những bức vách trát torsi trắng như nhau. Tất cả những thuyền trong xóm đều cùng một kiểu và xếp đặt dụng cụ giống nhau. Không người nào trong xóm làm một việc khác đời. Nếu bà mẹ còn sống thì chắc sẽ là người đầu tiên phản đối một cuộc hôn nhân vô lý như vậy. Chẳng phải ngày xưa bà đã rất mực yêu cầu mọi người tôn trọng phong tục và tập quán đó sao? Vậy thử hỏi từ bao giờ đã sinh ra cái phong tục và tập quán cho một người gần thất tuần đi lấy vợ?
Thế là bức chân dung giơ bàn tay đeo đầy nhẫn lên nghiêm khắc ra lệnh cho lão phải tuân lời. Từ trước đến nay, mỗi khi bà mẹ xuất hiện như vậy với chiếc áo dài có riềm bằng lụa trơn đen thì cả người bà như toát ra một uy lực thần bí. Nhìn thấy cái trâm cài đầu và sợi dây chuyền nặng trĩu bằng vàng của bà, bao giờ Matxơn cũng bị xúc động mạnh mẽ. Nếu bà chỉ mặc bộ xống áo hằng ngày đi chợ, đầu chít cái khăn kẻ ô vuông, ngực đeo tạp dề bằng vải dầu bám đầy vết máu và vảy cá thì bà đã chẳng gây ra cho lão một niềm kính sợ sâu sắc như vậy.
*
Sáng hôm sau, lão Matxơn thức dậy lòng đầy lo lắng. Lão chẳng hề có ý cưỡng lại bức chân dung của bà mẹ là người chắc chắn biết rõ hơn lão rằng lợi ích chân chính của lão là như thế nào. Nhưng lão run lên khi nghĩ đến những ngày khủng khiếp sắp tới.
Lão liền xin kết hôn với cô con gái xấu nhất của người dân chài nghèo nhất. Đó là một cô gái so vai rụt cổ và hàm răng dưới nhô ra. Bố mẹ cô gái nhận lời và họ ấn định ngày sẽ cùng nhau ra tỉnh để ký hôn ước.
Con đường từ xóm ra thị xã đi qua hướng đồng cỏ nước mặn gió thổi vật vờ và những bãi đầm lầy. Đường dài đến một dặm; và có một truyền thuyết cho rằng dân trong xóm giàu đến nỗi có thể rải những đồng bạc trắng đẹp suốt cả chiều dài con đường. Nếu đúng như vật hì con đường mòn này sẽ mang một vẻ duyên dáng kỳ lạ biết! Nó se sáng loáng như cái bụng con cá đầy vẩy trắng, uốn khúc ngoằn ngoèo giữa những bụi cói và những vũng nước thỉnh thoảng vang lên tiếng kêu oàm oạp của bầy nhái bén.Cây bạch cúc trang trang điểm cho vùng đất bị con người bỏ quên này sẽ soi bóng xuống những đồng tiền nhẵn nhụi được gìn giữ giữa những mũi gai nhọn tua tủa của cây gai. Tiếng gió sẽ vang vọng biết bao khi thổi vào đám lau sậy và những sợi điện thoại! Có lẽ lão Matxơn sẽ cảm thấy chút nào êm ái khi đặt những đồng bạc leng keng; có điều chắc chắn là lão phải đi trên con đường này nhiều lần hơn là lão mong muốn.
Giấy tờ của lão không hợp lệ. Cái việc liều lĩnh ngày trước, khi lão bỏ rơi cô vợ mới cưới, làm cho việc ký hôn ước bị chậm trễ. Phải chờ ông mục sư viết thư xin hội nghị giáo chủ cho phép lão được ký kết một cuộc hôn nhân mới. Công việc bị kéo dài.
Thế là mỗi lần văn phòng của ông mục sư mở cửa là lão Matxơn lại ra tỉnh để gặp ông. Lão im lặng và bình tĩnh ngồi chờ cho đến khi tất cả những người khác về hết. Lúc ấy lão mới đứng dậy và hỏi ông mục sư đã nhận được bức thư nào chưa?
- Chưa, chưa nhận được.
Ông mục sư nhìn lão già ngồi trên cái ghế dài, mặc bộ quần áo dệt kim bằng sợi thô, chân mang đôi ủng đi biển cao ống, nét mặt thô ráp và thông minh, đầu đội cái mũ vải trùm lên mái tóc dài màu xám, lão già ấy đang chờ được phép cưới vợ. Và ông mục sư kinh ngạc thầm khen tình yêu ở một người già lại có quyền lực mạnh mẽ đến thế, chẳng hề ngả lòng trước bao nhiêu trở lực.
- Ông Matxơn nóng lòng ký kết cuộc hôn nhân này lắm nhỉ? - Một hôm ông mục sư hỏi.
- Hừm, hừm, xong việc càng chóng càng hay.
- Thế ông không cho rằng từ bỏ việc này đi thì lại càng hay hơn sao? Ông chẳng còn trẻ trung gì nữa.
- Ông mục sư không nên quá ngạc nhiên như vậy, - lão già trả lời chống chế.
Và lão nói thêm: "Tôi biết rằng tôi già rồi, nhưng tôi phải lấy vợ, nhất thiết phải lấy vợ."
Thế rồi tuần này qua tuần khác, lão trở đi trở lại suốt sáu tháng ròng. Vì mãi sáu tháng sau, lời chuẩn y mới được gửi đến.
Suốt thời gian này, lão Matxơn mất ăn mất ngủ. Bất cứ ở đâu, từ trên bãi cỏ xanh phơi những tấm lưới nâu, dọc theo những đập chắn sóng bằng xi măng của bến cảng, cho đến tận ngoài khơi, nơi họ đuổi theo những bầy cá mới, đâu đâu lão cũng nghe thấy tiếng xì xào ngạc nhiên và tiếng cười nhạo báng nổi lên rào rào như một cơn bão.
- Chả, chả, lão lại sắp lấy vợ. Cái lão Matxơn lần trước đã co cẳng chuồn ngay buổi sáng ngày lễ cưới của lão ấy mà!
Cả cô dâu, cả lão cũng chẳng được buông tha. Nhưng điều tệ hại nhất là không ai thấy điều này là lố bịch hơn chính lão. Bức chân dung bà mẹ làm cho lão suýt phát điên lên được.
*
Buổi chiều ngày chủ nhật hôm ký hôn ước, để tránh sự tò mò và những lời châm chọc phiền toái, lão Matxơn một mình lánh ra con đường kè và đi đến tận tháp đèn biển. Ở chân tháp, lão thấy vị hôn thê của mình đang khóc. Lão hỏi chuyện nàng có phải trước đây nàng đã muốn lấy người khác? Mới đầu nàng không trả lời gì cả. Nàng lấy móng tay cậy những miếng vôi ở tường và thả rơi xuống biển.
- Hay cô đã yêu một người khác chăng?
- Không, chẳng có ai cả.
Ở tháp đèn, cảnh thật đẹp. Nước biển trong vắt vỗ ì oạp xung quanh, bờ biển bằng phẳng, những căn nhà đều tăm tắp trong xóm, thành phố ở phía xa xa. Tất cả đều tắm trong ánh sáng bcủa biển Sund và trong vẻ đổi mới của nó. Thỉnh thoảng từ đám sương mù xôm xốp thường nổi bập bềnh ở chân trời phía tây ló lên một chiếc thuyền chài. Chiếc thuyền chạy theo một đường vát táo bạo và tiến gần bến cảng. Nó vui vẻ lao vào cảng qua một cửa vịnh hẹp, nước reo tung tóe bắn lên mũi thuyền. Những chiếc buồm bỗng hạ xuống, đám bạn chài vẫy vẫy chiếc mũ của họ và giữa khoan thuyền lấp lánh mẻ cá vừa đánh được.
Trong khi lão Matxơn đang đứng trên đường kè thì một chiếc thuyền chạy vào bến. Một chàng trai đang ngồi cầm lái bỏ mũ ra và chào cô gái trẻ. Lão già thấy lóe lên một sáng trong đôi mắt vị hôn thê của mình. "Chà, - lão tự nhủ, - cô em đã phải lòng anh chàng đẹp trai nhất xóm. Anh chàng ấy chẳng bao giờ cô em lấy được đâu. Cô em lấy ta còn hơn là chờ đợi hắn."
Thật không có cách nào thoát khỏi ý muốn của bức chân dung bà mẹ! Nếu cô gái yêu một người mà may ra cô có cơ lấy được thì lão Matxơn sẽ cho phép mình từ bỏ cuộc hôn nhân. Nhưng trong trường hợp này thì lão chẳng có lý do gì chính đáng để trả lại tự do cho cô gái.
*
Mười lăm ngày sau thì tổ chức đám cưới, và sau đó chẳng bao lâu, cơn bão tháng mười một ập đến.
Một trong những chiếc thuyền nhỏ của xóm chài bị mất cả cột buồm lẫn bánh lái, và hoàn toàn hư hại trôi bập bềnh trên sóng biển Sund. Lão Matxơn và năm người khác đi trên chiếc thuyền ấy lênh đênh như vậy trong hai ngày hai đêm. Khi người ta cứu được thì họ đã gần chết vì đói và rét. Mọi vật trên thuyền đều đóng băng và quần áo của họ bắt đầu đông cứng lại. Sức khỏe của lão Matxơn chẳng bao giờ hồi phục được nữa. Lão ốm mòn mỏi trong hai năm rồi chết.
Bấy giờ nhiều người mới lấy làm lạ rằng làm sao lão lại nghĩ đến lấy vợ đúng vào lúc trước khi xẩy ra tai nạn, bởi vì người vợ bé nhỏ mà lão đã chọn trở thành một người chăm sóc bệnh nhân giỏi. Nếu lão chỉ có một thân một mình thì không biết sẽ ra sao? Cả xóm chài đều thừa nhận rằng cả đời lão chưa bao giờ làm được một việc khôn ngoan hơn thế; và người đàn bà bé nhỏ được mọi người mến phục vì đã tận tụy chăm sóc chồng.
Người ta bảo nhau: " Cô ấy rồi sẽ lấy được chồng khác dễ như bỡn".
Suốt thời gian bị bệnh, ngày nào lão Matxơn cũng kể cho cô vợ trẻ nghe câu chuyện bức chân dung.
- Khi tôi chết, em sẽ lấy bức chân dung ấy, - lão nói. - Vả lại tất cả những gì của tôi thì em cũng sẽ lấy hết đi thôi.
- Thôi đi, ông đừng có nói chuyện ấy...
- Em sẽ lấy bức chân dung bà mẹ tôi, và sau này khi có người đến hỏi làm vợ, em cứ đem bức chân dung ra mà chiêm nghiệm. Tôi quả quyết với em rằng, trong cả xóm này, không có ai thành thạo về hôn nhân hơn bức chân dung ấy.
NGỌC THỌ dịch
Chiếc Xe Của Thần Chết Chiếc Xe Của Thần Chết - Selma Lagerlöf Chiếc Xe Của Thần Chết