Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Câu Hỏi Lãng Quên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3 -
Đ
ặng nói hăng say, hùng hồn như tay biện thuyết hoàn toàn tin tưởng vào lý lẽ và chủ điểm tất thắng của mình. Tới cơ rồi, dễ chi gặp được dịp may biện hộ cho ý đồ đã bao lâu ấm ức vì không có cơ hội phát tiết, vả lại, những điểm hắn đưa ra mang đầy tính chất dẫn dụ do gợi lên bản năng tự nhiên nơi con người; nó là bản chất ngựa chứng không cương luôn luôn bộc phát bất cứ lúc nào có dịp. Nó cũng chính là kẻ nội thù của những con người ý thức được diễn tả qua câu nói ngược: "Muốn thắng địch, tôi phải thắng thằng tôi trước đã." Mọi người đồng loạt cười khi Đặng nói đến mấy tiếng "Chặn dòng nước chảy." Sở dĩ cười vì ít lâu nay không hiểu lời đồn "Kính ngang" do đâu phát xuất mà bạn bè, mấy người quen biết thuộc đủ mọi hạng tuổi đều cho rằng Kính nói ngang, không thuận theo những điều mọi người chấp nhận cho là đúng. Hai tiếng "tại sao" luôn luôn nằm trên đầu môi chót lưỡi người thanh niên thông minh này đến nỗi nhiều lúc dồn kẻ đối thoại vào thế bí khiến họ nổi sùng. Chẳng hạn, trong một bữa nhậu, chủ nhà đãi rượu ngâm thuốc bắc mang vị hơi đắng nên một người bạn nhắc đi nhắc lại lời tiếc xót nếu rượu ngọt một chút thì tuyệt.
- Tại sao rượu ngâm thuốc ngọt mới tuyệt? Kính hỏi.
- Thì rượu hơi ngọt dễ uống hơn.
- Đó là riêng đối với vị giác của anh, biết đâu rượu thuốc hơi đắng lại tuyệt vời đối với người khác chẳng hạn như tôi.
- Mẹ thằng này nói ngang. Đối với đại đa số, người ta thích ngọt hay thích đắng?
- Đâu phải cứ đại đa số thích vị ngọt thì rượu thuốc phải ngọt mới tuyệt mà ngược lại, rượu ngâm thuốc có vị hơi đắng uống mới thú vị. Anh thử hỏi mọi người trong bàn nhậu coi.
- Thôi cho mày thắng đi, thằng ngáng kinh.
Và thế là từ đó Kính có biệt hiệu "Ngáng kinh;" bởi vậy, mọi người bật cười khi Đặng nói chặn dòng nước chảy. Có lẽ vì vô tình, "chặn dòng nước chảy" mang hai nghĩa, chống lại thái độ ù lỳ chấp nhận những lề lối, thói quen, xưa nay được mọi người coi như lẽ đương nhiên không dám đặt thành vấn đề dẫu hợp hay vô lý đối với cuộc sống cũng như suy tưởng của con người và đồng thời là tiếng nói lái Kính ngang bởi kinh có nghĩa con rạch lớn được đào dẫn nước vào ruộng ở miền nam Việt Nam.
Kính nghĩ thầm, ông thầy nhân điện muốn nhân cơ hội bào chữa và chứng minh cho danh hiệu chẳng nên của mình bằng cách khích tướng, dùng trái chua mọi người đều ham muốn đem ra nhử mong có kẻ bị lừa theo phẹ Ah! Anh chàng đồ nho lõm bõm này mới ít lâu vắng bóng giang hồ mà cũng đã biết tìm hiểu để che đậy cho điều không ra gì nơi mình. Khi người ta thực sự muốn tìm kiếm điều gì, dẫu chỉ là sự bào chữa cho cơ hội thỏa mãn ý thích, thì họ cũng có tiến bộ ít nhất trong lề lối suy nghĩ và biết tận dụng mọi lý lẽ dù thế nào chăng nữa. Một đàng nêu lên tính dục là sự cần thiết lại đem đến sự điều hòa tâm sinh lý, đàng khác nhấn mạnh sự ưng thuận của cả đôi bên trong khi cho rằng luật lệ là do con người đồng ý chấp thuận mà thành, được phụ thêm bởi không bị thưa kiện thì mọi sự lăng nhăng đều được coi như tự nhiên, đúng là láu cá, giả mù sa mưa để dẫn dụ thiên hạ vào bẫy che lấp ý đồ chẳng nên. Kính thấy thương hại cho ông thầy nhân điện cách riêng, và nói chung, thương hại cho mọi người bởi chính vì những ham muốn chẳng ra gì đã trở thành động lực thúc đẩy con người tìm đủ mọi cách, lạm dụng bất cứ phương tiện nào thực hiện cho bằng được hầu thỏa mãn ý dục của mình. Xét như thế, chẳng lạ gì khi đặt vấn đề tại sao thực tại đáng tiếc xưa nay vẫn đã và đang xảy ra, người ta đã không dám đặt vấn đề, không dám nhận định thẳng thắn, xét đến tận cùng những ước mơ, ý định nơi lòng mình hầu có được ý thức sống chân thành ngay thẳng, mà ngược lại chỉ tìm kiếm những kẽ hở của lề luật, truyền thống, thói quen, quan niệm để chờ cơ hội thỏa mãn khát vọng thế tục. Khổ nỗi, những gì chẳng nên lại tuyệt vời hấp dẫn bưng bít trí khôn như những liều thuốc mê làm tê liệt khối óc con người. Nghĩ đến đây, niềm tê tái không tên nào đó dâng lên, Kính cảm thấy con người thật đáng thương, đáng thương bởi không dám chân thành đối diện với tâm tư, họ đã bị mù lòa do vật dục khuất lấp khiến lương tâm trở nên bệnh hoạn bởi bị ảnh hưởng của lòng mê đắm quá nặng chẳng khác gì cặp kiếng màu ảnh hưởng đôi mắt khi nhìn sự vật. Lầm lỗi do đâu mà ra, anh tự hỏi, phỏng có phải vì sự chạy trốn lương tâm hay chạy trốn chính mình rồi mượn cớ, lạm dụng tất cả những lý lẽ một cách thiếu ý thức chăng. Phỏng tội lỗi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức sống hay chạy trốn ý thức, không dám đặt vấn đề về chính mình, về những lề lối luân lý cũng như luật lệ, thói quen, quan niệm v.v...
Tiếng cười của mọi người kéo dài khiến Đặng tưởng mình được cổ võ nên lấy làm thỏa mãn, dương dương tự đắc nâng ly bia đánh một hơi dài. Bao nhiêu ngày ấm ức vì bị lãng quên, chẳng những thế, mọi người chung quanh còn có vẻ xa lánh mỗi khi vô tình gặp hắn nơi chợ Kmart hoặc tiệm bán thực phẩm. Thời gian càng kéo dài, mối ray rứt tiếc xót thời vàng son đang lên trong vai trò ông thầy nhân điện đã qua càng tạo thêm áp lực nặng nề gậm nhấm tâm tư đôi khi ép buộc hắn tự than thầm đã quá dại. Tất cả cũng chỉ tại mấy mụ xồn xồn rỗi miệng may mắn được đặt chân lên đất nước lộn sòng; mấy tên mắt xanh coi cái hĩm quá quan trọng nên thằng đàn ông chẳng những không có thế giá gì mà lại còn tụt xuống hạng bét sau cả đứa trẻ con, chiếc xe, và con chó, trong khi mấy mụ giống cái thì lại được đặt lên hàng đầu. Luân thường của đất nước tự do này đảo ngược cũng chỉ vì mấy mụ đàn bà già họng, nào nổi loạn đòi nam nữ bình quyền, nào những luật lệ ngớ ngẩn như bắt trộm cướp không được đánh chứ chưa nói tới bắn; bắt trộm cướp mà không tẩn cho một trận thì bắt làm gì, lỡ toi mạng lợi chỉ Nào những luật bảo vệ súc vật, ấy vậy mà những người bảo vệ súc vật lại cứ ăn thịt, ăn cá tì tì. Đúng là chúng bày đặt luật lệ để làm khó dễ những người tiếng Anh tiếng u không biết đành phải chấp nhận làm cu ly cho dân bản xứ. Cô giáo, thầy giáo, không có quyền sửa phạt những đứa học trò ngỗ nghịch. Bố mẹ dạy dỗ con cái coi chừng bị cảnh sát bắt bỏ tù tốn tiền chuộc, tiền phạt. Vợ chồng có chuyện chi lục đục, cảnh sát bảo vệ phái yếu khiến mấy mụ càng được nê, đụng một chút đòi ly dị, ly thân, kiếm cớ làm tiền nuôi mấy thằng bồ nhí. Ở quê cũ, mấy người trong anh em giòng họ có hai ba vợ sao vẫn ấm êm; chính hắn cũng có vợ nhỏ mà mụ vợ hắn đâu dám lên mặt; thế mà mới sang đây ít năm, mụ vợ đã ra điều hỗn xược. Thằng nào chấp nhận đội cái hĩm chứ ông không bao giờ. Vợ chồng con cái phải có thứ tự lớp lang; cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ gia đình không phải chốn loạn quân loạn quan, rế lên trên nồi. Bao nhiêu truyền thống từ xưa nào "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô," nào "Phu xướng phụ tùy," nào "Công dung ngôn hạnh," đã bị xóa sạch từ ngày hắn đặt chân trên đất nước này. Ôi thân phận đàn ông không gặp thời phải ăn nhờ vợ nên nó khinh khi; thời buổi gì mà người chủ gia đình còn thua thân phận chó rúc gầm chạn... Không thể chấp nhận được, là người Việt, mình phải giữ lại truyền thống xưa nay... Ông thầy nhân điện mất đất tung hoành quyền năng đã tiêu phí khá nhiều tâm lực tìm tòi lý lẽ chờ cơ hội tuyên truyền bảo vệ phong hóa. Thế nên, chẳng lạ gì khi gặp dịp, Đặng hùng hồn bày tỏ nhu cầu thiết yếu tự nhiên của con người, ngón đòn giương đông kích tây hầu đạt lại cung cách xưa nay chẳng may đã mất.
- Có phải anh muốn nói không có luật là không phạm lỗi phải không, và nếu mình nghĩ rằng không ai lên án hành động của mình thì sự việc đương nhiên được chấp nhận; hơn nữa, nếu sự việc có liên hệ đến người khác mà họ đồng ý chấp thuận thì đó là sự tự nhiên cho nên điều anh muốn làm không được mọi người chung quanh chấp nhận do đó anh muốn biện hộ cho ý thích của anh phải không?
- Tôi không biện hộ; tôi chỉ nói lên truyền thống và sự tự nhiên. Nó đã là lẽ đương nhiên và ông cha mình đã theo và để lại thì lỗi phải ở đâu? Chú mày dám cả gan kết án các bậc tiền nhân? Đó là mất gốc, mất văn hóa. Chú mày đừng nghĩ rằng cái gì tụi mũi lõ này cũng hay cũng giỏi. Hay gì, giỏi gì cái thói mở cửa, xách ghế nịnh đầm? Hay gì mấy mụ đàn bà mặc váy cũn cỡn nhảy đít cô, hút thuốc; vợ người này ôm eo chồng người khác xà nẹo xà nẹo, cạ vú, cạ mông. Nam nữ thọ thọ bất thân mà chồng người này ôm vợ người khác xà nẹo thì đúng ở chỗ nào? Không có luật cấm ôm chồng người khác động cỡn thì tất nhiên chẳng có gì là lỗi với phải cả! Đó là chứng cớ rõ ràng; không có luật sẽ không ai phạm luật đồng thời cả hai người đồng ý ôm nhau xà nẹo thì chẳng có gì sai trái...
Không ngờ mới chỉ hai năm học đạo thánh hiền đã có thể giúp cho thầy nhân điện biết kính trọng tiền nhân đến độ lạm dụng như thế, Kính chậm rãi từ tốn,
- Tôi đồng ý với anh về điểm không có luật cấm sự thuận ý của chồng người này và vợ người khác khiêu vũ nhưng với điều kiện được xét riêng về mặt nghệ thuật giữa thanh thiên bạch nhật cũng như được sự đồng ý của hai người phối ngẫu của họ. Tuy nhiên, dẫu không có luật cấm đàn ông và đàn bà khiêu vũ, nếu ai ép buộc người không thuận ý phải làm điều mà anh gọi là xà nẹo tất nhiên có chuyện không xong, hoặc nếu người chồng không chấp thuận cho anh khiêu vũ với vợ của họ thì phỏng anh có xà nẹo được không cho dù hai người thuận ý. Tôi không hiểu anh đặt vấn đề lỗi phải để làm gì, nhưng chắc chắn nếu ông chồng nào không đồng ý cho anh khiêu vũ với vợ của họ mà hai người xà nẹo, thế nào cũng có ngày lãnh đủ một băng năm mươi viên, ấy là chưa nói đến chuyện tính dục tự nhiên. Đâu phải những gì được coi là tự nhiên thì ai cũng có quyền lạm dụng. Anh có thể chấp nhận cho chị ấy đi xà nẹo với người đàn ông khác không? Anh có thể chấp nhận người đàn ông nào đó làm chuyện tính dục tự nhiên với vợ của anh không? Nếu anh không chấp nhận chị ấy đi với người khác sao có thể cho chuyện tính dục tự nhiên giữa hai người thuận ý là lẽ đương nhiên, và một ông vài bà vợ lẽ được gọi là truyền thống ông cha để lại!
- Chú mày nói như thế thì từ ngàn xưa ông cha mình đã sai? Như vậy chú mày vong bản, hỗn láo với tiền nhân...
- Chính anh vừa nói chứ tôi không nói ông tổ bà tiên chúng ta sai hay đúng. Một điều rõ ràng, có những sự việc đã và đang xảy ra ở Việt Nam, được mọi người chấp nhận cho là lẽ đương nhiên lại không thể nào được coi là đương nhiên trên đất nước này. Chẳng hạn thầy giáo hay cô giáo sửa phạt học trò hoặc lái xe vô luật lê... Thực ra, luật lệ được đặt ra vì lợi ích cho con người, ngăn ngừa sự lạm dụng bởi ai cũng có khuynh hướng vị kỷ đến độ thiếu ý thức. Như thế, luật lệ được đặt ra để bảo vệ tự do và giá trị của con người, càng có tự do bao nhiêu càng phải tuân theo nhiều luật bấy nhiêu. Lẽ đương nhiên, không có luật thì không thể phạm luật nhưng không phải vì tránh sự phạm luật lại xóa bỏ luật. Thực tâm mà xét, dẫu ai làm chuyện chẳng nên nào đó không bị thưa kiện vì người khác không biết thì tự họ cũng đã biết. Hơn nữa, khi làm chuyện chẳng nên, ngoại trừ nố lương tâm bệnh hoạn, thì mình cũng đã tự cảm thấy hổ thẹn có thể sinh ra mặc cảm tự khinh khị Điều đau khổ nhất cho kiếp người là tự khinh khi vì như vậy dù có kéo lê kiếp sống, kẻ đã khinh miệt chính mình, dẫu sống còn cảm thấy khốn nạn hơn chết. Bởi thế, xét về nguồn gốc, luật lệ phát xuất tự tâm hồn con người, và những luật thành văn hay bất thành văn tùy thời, tùy nơi chốn, chỉ là sự biểu lộ ý hướng tốt lành bảo vệ con người mà chớ...
- Như vậy, chú mày đã chấp nhận nếu không có luật thì không thể phạm luật?
- Anh đừng đồng hóa luật lương tâm với những luật lệ thành văn hay bất thành văn. Nếu nói gom tóm tất cả để đặt vấn đề lỗi luật hay không chỉ chứng tỏ ý đồ kiếm kẽ hở của luật để lạm dụng, nói cách khác, điều này phô bày tính chất vô lương tâm hoặc là lương tâm bệnh hoạn, thiếu ý thức. Anh không để ý điều tôi nói; tất cả lề luật đều phát xuất tự tâm hồn con người mặc dầu không thiếu gì kẻ lạm dụng luật lệ. Có phải anh chỉ muốn chứng minh rằng muốn không lầm lỗi thì phải xóa bỏ luật lệ?
- Tất nhiên, không có luật thì không thể phạm luật.
- Vậy nếu không có luật ngăn chặn những kẻ trộm cướp, giết người, phỏng anh còn có thể ngồi đây bàn về nên hay không nên có luật chăng? Bởi thế, luật lệ cần thiết cho cuộc sống con người cũng như xã hội hầu giảm bớt cơ hội lạm dụng phát sinh bởi sự thiếu ý thức. Hơn nữa, luật lệ được đặt ra tùy thuộc quan niệm sống của con người xã hội vào thời điểm cũng như nơi chốn và cũng chính từ những nhân sinh quan này mà con người tạo ra cách sống, phong tục tập quán, lối nhìn về sinh hoạt xã hội, giá trị con người trong liên hệ cuộc sống. Tất nhiên, quan niệm nhân sinh ảnh hưởng nặng nề nơi tính chất của các lề luật. Chẳng hạn nơi một xã hội do phái nữ làm chủ, tất cả quyền hành ưu tiên được đề cao nơi vai trò phụ nữ ngay cả vấn đề con cái phải lấy họ mẹ, và người đàn bà có quyền lấy hai hoặc ba người chồng như nơi xã hội người Tây Tạng. Ngược lại, ở xã hội trọng nam hơn nữ theo thể chế quân chủ thì mọi quyền hành được nhấn mạnh nơi phận vụ của người đàn ông. Nào vua là thiên tử, nào "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô," nào "Trai năm thê bẩy thiếp" v.v... Thử đọc lại lịch sử văn học anh sẽ thấy, vào thời xưa, phái nữ không có quyền thi ra làm quan. Chính vì quan niệm trọng nam hơn nữ phụ họa tính ích kỷ, lạm dụng của kẻ có quyền nên cũng sinh ra đạo vua tôi, cha con, chồng vợ. Tất cả mọi quyền hành từ tổ chức lớn như quốc gia, đến làng xã, và ngay cả gia đình, người đàn ông đều được dành cho địa vị độc tôn. Lâu dần thành quen và được phụ họa bởi văn chương, quan niệm, lọt vào địa hạt văn hóa tạo thành truyền thống.
Kính ngừng nói nâng ly bia chiêu một hơi cho đỡ khô cổ họng trong khi Đặng thinh lặng ngồi im ra chiều suy nghĩ. Nói sao được nữa lúc này vì lý luận cũng như lối trình bày có thứ tự của anh chàng nói ngang chặn đứng truyền thống mình bám víu hầu biến cái lỡ dại của mình thành sự thường tình. Đưa ra hình ảnh học đòi nhảy nhót, ôm trai, mong minh chứng những mụ xồn xồn ham thích a dua tìm cảm giác mới để họ bị kết án chịu trách nhiệm về những tai tiếng mình đã phải mang thì hắn đá ngược bằng đòn tại sao mình không chấp thuận cho vợ đi xà nẹo với trai lại còn đe dọa một băng năm mươi viên đạn. Hơn nữa, mình đã cố gài không có luật thì không thể phạm điều sai trái hắn lại nhấn mạnh sự lạm dụng. Thằng này bị thiên hạ gọi là ngang vì cái miệng của nó chỉ vài câu đã chặn đứng họng kẻ khác... phải tỉnh táo tìm kẽ hở... Đặng mãi nhận định, tính toán, quên cả đối phương đang dùng bia thấm giọng.
- Mời anh Đặng nâng lỵ Chủ nhà lên tiếng phá tan bầu không khí chợt im lặng vì những diễn giải hợp lý hợp tình khá xác đáng thêm phần kiến thức rộng rãi Kính nêu lên để phụ họa cho nhận định khiến mọi người đang chăm chú lắng nghe bỗng bị ngưng ngang.
- Mời, mời, Đặng vội mượn cử điệu nâng ly bia gỡ rối nhân đáp lời chủ nhà đồng thời vẫn cố vớt vát... Chú mày nói như thế thì những sự việc xảy ra đúng hay sai tùy người chứ đâu tùy luật.
Ông thầy bốc hốt muốn xoay kiểu nào nữa, Kính nghĩ thầm... Luật lệ là kết quả của phản ứng ngăn chặn những hành vi lạm dụng. Tất nhiên, nếu không ai trộm cướp thì sẽ không bao giờ có luật trừng phạt kẻ cướp. Cứ thử xét hai trường hợp đa thê hay đa phu, đàng nào cũng có những thành phần bị ép buộc chấp nhận điều mình không thực sự muốn. Làm sao ai có thể hài lòng để cho kẻ khác ăn ở với người phối ngẫu của mình do đó ý thức hôn nhân một vợ một chồng được thai nghén. Thực ra, mọi sự việc, hành vi, tự nó không mang tính chất đúng sai, phải trái, hoặc tốt xấu... Cũng cùng một con dao, thái thịt thì tốt lành mà cắt vào tay không ai chấp nhận. Hành động thái thịt hay cắt tay như nhau thế thì hành động cắt tốt hay xấu, đúng hoặc sai? Cũng cùng một trái ớt, dĩ nhiên, phải là trái ớt cay, người thích và cần ăn ớt thì ngon nhưng kẻ không ăn được ớt lại bỏng dộp cả lưỡi, và như vậy trái ớt ngon hay dở? Nghĩ đến đây, Kính nói,
- Xét thế, tự sự việc, hành vi, nói chung tất cả những sự kiện xảy ra mang tính chất trung lập không thể nói được thế này hay thế kia, không do bởi luật mà trở thành hợp hay không nhưng tùy thuộc nhiều điều kiện và thời điểm nơi sự việc xảy ra chi phối. Chẳng hạn bia rượu đối với người này thì ngon mà kẻ không uống được chỉ thử một hớp đã thấy khó chịu. Nếu đem bia đổ vào bình xăng xe thì chắc chắn máy sẽ hư vì máy chỉ chạy bằng xăng; tuy nhiên, nếu chẳng may uống lầm xăng, chúng ta chỉ còn cách gọi xe cấp cứu. Tự bản chất, bia, nước, xăng, không tốt không xấu nhưng tùy trường hợp được xử dụng mà chúng trở nên tốt xấu. Bởi vậy, được gọi là đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu, chỉ là lối nhìn phiếm diện thế nhân nói lên sự việc xảy ra tùy thuộc môi trường, thời điểm. Chúng ta cần có cái nhìn vượt lên trên thói quen lề lối phán đoán hạn hẹp ấy mới thấy rõ chân tướng sự việc. Như thế, mọi hành vi, sự kiện xảy ra đều mang bản chất tự tại của chúng, không làm tốt cho người này, chẳng làm xấu cho người kia, xấu tốt tùy môi trường phản ứng và thị hiếu sai lệch hay xác thực của mình. Chỉ khi nào mình không bị lệ thuộc vào những quan niệm, thói quen, kinh nghiệm, khi nào mình lột bỏ được thị dục mới có thể sống ý thức, mới có thể thoát khỏi những phiền hà do sự nhận định phiếm diện ảnh hưởng.
- Anh Kính nói như thế sao được, phỏng bỏ tất cả những lối nhìn phiếm diện để có cái nhìn ý thức thì có thể thoát khỏi phiền hà ư? Chẳng lẽ bỏ trái ớt vào miệng nhai thì với cái nhìn ý thức sẽ không thấy cay hay sao? Nếu anh dùng con dao cắt vào tay, dù cho nhận định, ý thức phiếm diện hay đích thực sự thể thì vẫn đau, vẫn chảy máu. Thế thì lối nhìn nào có thể giúp tránh được cảm giác đau ấy? Vợ chủ nhân lên tiếng.
- Chị Lữ hỏi vậy đâu phải ý tôi muốn nói. Ớt nào mà ớt chẳng cay dẫu vẫn có những trái được gọi là ớt nhưng không caỵ Lửa nào không nóng vì nếu không nóng sao có thể là lửa. Mỗi sự vật, sự kiện, đều có bản tính riêng của nó và nó phải như vậy, nếu không vậy thì không phải là nó và nó không có bổn phận cũng như không cần trở nên bất cứ gì khác. Nếu nhận thức của mình về sự vật hay sự việc đúng đắn, không bị thiên lệch tùy thuộc lối nhìn phiếm diện do ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, thói quen, hoặc nghe đồn, thì mình sẽ không bị xôn xao ảnh hưởng do chính những gì mình mong muốn xảy đến khác với sự việc đang xảy ra. Chị thấy không, nếu chị đã biết rõ trái ớt cay trong khi chị không ăn được ớt, tất nhiên chị không bao giờ dám bỏ trái ớt vào miệng mà nhai. Nếu biết dao cắt vào tay thì đau và không muốn bị đau, chị sẽ chẳng bao giờ lấy dao cắt tay để rồi mong muốn dao cắt tay không đau và ước mơ nhai trái ớt lại cảm thấy ngon ngọt. Do đó, chị sẽ có kinh nghiệm, muốn làm bánh ngọt chị pha đường chứ không bỏ ớt, muốn nồi canh rau đay đậm đà dứt khoát không thêm dấm mà phải là nước mắm hay mắm tôm. Tương tự thế, từ sự nhận thức đúng đắn bản chất sự vật, chị biết rõ cách xử dụng chúng chứ không bao giờ làm liều nấu canh hương án và ước muốn mọi người khen ngon để đến khi bị chê thì cũng chẳng khác gì lãnh đòn vào lưng.
- Như vậy anh muốn so sánh những quan niệm trai năm thê bảy thiếp hoặc thứ tự lớp lang thần phục người đàn ông giống như xăng chạy máy những chiếc xe gia đình cổ xưa không thể dùng làm nước uống cho chúng ta thời nay được phải chăng?
- Anh ấy hay bị chị lật tẩy lắm phải không?
- Mẹ thằng này có cái miệng đấu láo cũng hay mà nịnh đầm cũng giỏi. Mày nói như thế là chết tao rồi; xưa nay có bao giờ tao dám hơn thua với bà xã đâu mà mày còn móc họng tao kiểu này. Phạt một chai, một hơi mà bỏ dở là ốm đòn ngay bây giờ!
- Thì tao vui lòng chấp nhận hình phạt cay đắng cho mày hả dạ, nhưng tao nào dám bảo mày sai trái gì đâu. Mày có cay như trái ớt tao cũng không cần, mà chua như dấm chẳng bao giờ tao ăn...
- Thôi đi, đổ ngay bia vào cái họng của mày cho tao nhờ. Mày mà nói thêm thì tao chẳng còn gầm chạn mà chui chứ đừng nói tới ăn cơm nguội ngủ nhà ngoài.
- Chị Lữ, chị có phép tắc thần thông nào mà anh ấy rét như vậy?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Câu Hỏi Lãng Quên
Lã Mộng Thường
Câu Hỏi Lãng Quên - Lã Mộng Thường
https://isach.info/story.php?story=cau_hoi_lang_quen__la_mong_thuong