Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bước Qua Lời Nguyền
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương 4
B
ố tôi kể: Làng Đồng xưa kia vốn chỉ là một bãi đất bằng dùng làm nơi để cày bừa nhà Chánh tổng. Trong năm gia đình đầu tiên đặt tên “Đồng” cho làng tôi, có ông tổ bốn đời của tôi. “Đồng” có nghĩa là cùng một lòng, cùng một chí hướng và cùng lấy một họ. Về sau dân tứ chiếng kéo đến. Đôi vợ chồng phu phen phiêu bạt trên đường kiếm ăn; một ông cướp chán nghề, quàng vào một ả nào đó tự dưng thích sống yên ổn. Rồi có khi là ông mõ làng khác bị đuổi, đến xin giữ nguyên nghề… Làng rộng dần ra cho đến bây giờ.
Thấy cái miếng đất “gan chó” trở nên màu mỡ riêu cua, chánh tổng xin quan huyện cho đặt lý trưởng. Lão Hứa nhảy tót lên ngồi mâm nhất. Cũng bắt đầu từ đó chữ “Đồng” mất hẳn ý nghĩa bởi làng bị cắt thành năm bảy miếng, do năm bảy ông anh bà chị “hùng cứ một phương”. Tuy nhiên tất cả đều bị đặt dưới sự kiềm toả của lão Hứa.
Không biết từ bao giờ có lời nguyền: con trai con gái trong làng không được lấy nhau? Sau khi lão Hứa bị tước triện bạ và chính quyền của lão sụp đổ, lời nguyền kia không những không mất đi mà còn có thêm những lý do bổ sung để tồn tại một cách tai quái. Chính quyền của lão Hứa đã rất thành công khi tạo ra những mối hằn thù sâu sắc giữa những cuộc đời đều phải đánh vật để sống. Người ta bắt đầu lục lại gia phả để định giá trị từng nhóm họ. Bố tôi là chủ tịch xã nên nhóm họ của ông thuộc loại danh giá nhất. Theo đó đến cánh nhà ông phó Hộ, rồi đến cánh các ông phó Nhất, Nhị, Tam… Bất cứ mối quan hệ nào cũng bị đem ra xét xử thật sự. Đã từng xảy ra một thảm kịch yêu đương ở làng Đồng. Một cô gái thuộc nhóm họ có ông tổ làm nghề cướp, đem lòng yêu chàng trai bạ cư ở đầu làng. Họ đã cố hết mức để chỉ hai người biết với nhau. Nhưng làm sao mà giữ kín được bất cứ một chuyện gì ở làng tôi? Bên nhà gái như động mả, họp nhau vật ngửa cô gái ra, cạo trọc đầu bôi vôi, doạ sẽ trầm hà nếu không đích thân tố cáo anh chàng kia can tội rủ rê. Chàng trai bị điệu ra trước hội nghị nhân dân (Hội nghị nhân dân hẳn hoi) để lĩnh hàng trăm lời nguyền rủa. Anh bị đặt trước hai điều kiện: hoặc phải quỳ xuống xin lỗi cả làng, hoặc cút về cái nơi ông bố bà mẹ tội lỗi của anh đã sinh ra anh. Tuy bố tôi lúc ấy đang nổi tiếng vì có tầm nhìn xa, khi được hỏi ý kiến cũng tặc lưỡi: “Lệ làng thế nào cứ vậy mà làm”. Trong thâm tâm ông biết điều đó là sai. Nhưng sự nghiệt ngã trước cái nghĩa vụ phải bảo vệ danh giá của nhóm họ mình, đã đẩy ông đến chỗ hành động theo cảm tính. Có lẽ mọi chuyện sẽ qua đi nếu hàng tháng sau tình yêu của đôi trai gái nọ không cứ bị đem ra phỉ bang như một tội lỗi. Một đêm đôi trai gái ấy hẹn nhau ở ngôi nhà thờ Tổ của làng. Sau khi nguyền rủa cả trái đất, họ đã hiến thân cho nhau và chết trần truồng bên bệ thánh.
Sự kiện đó tác động trước hết đến các bà mẹ. Bắt đầu từ tuổi đi học, mỗi chúng tôi đều được kể cho nghe rành rẽ về từng nhà một trong làng. Tựa như đứa nào dại dột quan hệ với con nhà này nhà nọ sẽ bị tuyệt nòi tuyệt giống vì phải trả nợ thay “ông tổ 5 đời đức mỏng như bàn tay”. “Thằng bố nó ngày xưa chuyên đi lừa lọc”. “Cái năm cải cách, con mẹ nó chả vơ từ sanh thủng…”
Với riêng tôi và anh chị em tôi, đứa nào cũng thấm đẫm vào trí nhớ một câu bất hủ: “Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp”.
Ai ngờ tôi là đứa phản bội bố tôi trước tiên, mặc dù tôi được dạy dỗ khá cẩn thận về địa vị gia đình mình, nhưng hễ gặp Quý Anh là tôi quên mất. Quý Anh vào tuổi 17, đẹp như tiên sa. Tôi sẵn sàng cãi nhau với bố tôi để bênh vực Quý Anh.
Một hôm bố tôi đi họp về, quăng chiếc cặp lên bàn là quát gọi mẹ tôi:
– Bà có biết chuyện gì đã xảy ra trong nhà này không?
Mẹ tôi lo lắng nhìn tôi.
– Tư! – Bố tôi quay sang tôi – Mày quan hệ với con Quý Anh từ bao giờ?
– Từ ngày chúng con còn để chỏm.
Bố tôi ngã ụych xuống ghế thở dốc. Ông căm ghét nhìn về phía tôi nhưng không ngớt lời nguyền rủa mẹ tôi. Chờ còn hai mẹ con, mẹ tôi mếu máo hỏi tôi:
– Con nói thật đi, có đúng con giăng dện với con Quý Anh không?
– Con yêu cô ấy.
– Trời đất ơi! – Bà chu chéo – Mày có biết nó mang dòng máu của ai trong người không? Của kẻ đã giết ông và chú mày.
Thấy tôi im lặng, mẹ tôi dịu giọng:
– Có đời thủa nhà ai lại như thế bao giờ. Rồi người ta ỉa vào cửa nhà mày. Con không thấy anh em phó Hộ nó đặt vè đấy à?
– Mẹ chấp làm gì bọn loạn luân ấy…
– Mày phải thôi ngay hoặc tao thắt cổ tao chết.
– Thì thôi! – Tôi gắt lên – Con trai mẹ chả cao giá lắm đâu.
– Dù sao con cũng phải nghĩ đến bố con. Khối kẻ chỉ chờ nhà ta hở ra là chọc vào, con có lớn mà không có khôn.
Chưa bao giờ tôi căm ghét đồng loại đến thế. Nửa đêm tôi lẻn dậy trốn khỏi nhà cùng với cây vồ sàn bằng gỗ lim. Đây rồi, sự ngu ngốc, thói dởm đời, long thù hận, đều vì những cây nấm độc này. Tôi đập nát tất cả bảy chiếc miếu thờ để suốt đêm ấy tôi ngồi khóc âm thầm như kẻ bị ruồng bỏ.
* * *
Bây giờ các vị đã nằm cả ở đây, nơi trước kia chỉ là cái gò con ngựa. Bỗng dưng tôi cảm thấy cô đơn. Đôi khi có cảm giác người ta chưa kịp để lại gì cho trần thế đã mất hút trong sự lãng quên khắc nghiệt. Không biết ở dưới mồ còn vị nào chưa yên giấc? Tôi tha thứ cho các người. Bởi vì ngày ấy cũng đã mười năm. Mười năm đủ cho tôi thấm nỗi đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhào nặn bằng một bàn tay phàm tục.
Giờ đây ở giữa sự hoang lạnh của khu nghĩa địa, tôi lại nhớ đến cái đêm khủng khiếp ấy. Tất cả các vị đang nằm đây đều có mặt để xét xử chúng tôi. Đêm ấy không có trăng nhưng đầy sao và hương thơm mùa màng toả ra từ đất. Lần đầu tiên trong đời, trái tim nóng như hòn than cháy ngút trong ngực, khi tôi biết cảm nhận sự kỳ diệu của da thịt… Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng như nhau đã bước qua lời nguyền, đã ân xá cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần. Và đêm ấy các vị đã bọc chặt chúng tôi bằng giáo mác, bằng nỗi căm ghét phi lý. Dưới ánh đuốc, các vị có thể thấy rõ dù chết chúng tôi cũng không rời nhau. Vậy mà các vị cứ quấn chặt chúng tôi bằng vòng lửa của địa ngục khiến tôi hét lên:
– Đâm đi! Các người cứ lấy máu chúng tôi sẽ thấy nó mặn như nhau đỏ như nhau… vì chúng tôi được hoài thai từ một bà mẹ nhân hậu hơn bà mẹ đã sinh ra các người. Cả làng – hẳn các vị còn nhớ – đã không ai dám tiến thêm nửa bước.
Tôi gào tiếp:
– Các người chỉ quen để ý nhau từng lời, từng chữ, rình xem mâm cơm nhà khác có thịt cá không để quy kết, bôi nhọ. Nhưng làng xóm tiêu điều thì các người bỏ vắng. Các người thành kính dựng người chết dậy để thờ trong khi đó nhẫn tâm để kẻ đang sống, đang yêu xuống mổ. Chúng tôi căm ghét và thương hại các người.
Tôi biết tóc bố tôi bạc đi một cách khủng khiếp một phần vì những đau khổ tôi trút lên cuộc đời Người.
* * *
Mọi việc tôi làm trong kỳ nghỉ phép đều không lọt mắt bố tôi. Ông đáp trả bằng sự im lặng. Đợi đến khi tôi xếp đồ vào ba lô, ông mới bất ngờ hỏi tôi:
– Tại sao con Quý Anh nó không đến?
– Cô ấy sợ.
Bố tôi gục xuống và khi ông ngẩng lên, tôi tưởng như không tin ở mắt mình. Mặt ông bị vò nát bởi hàng trăm nếp gấp khắc nghiệt. Trên khuôn mặt ấy tôi lại thấy cái quá khứ vật vã đẫm máu và nước mắt mà bố tôi vừa căm ghét vừa hãnh diện. Trên khuôn mặt ấy như vừa thoáng hiện hình ảnh ông tôi, chú tôi, bị xé nát trong tiếng kêu cứu tuyệt vọng. Giá còn nước mắt thì hẳn ông đã khóc. Tiếng ông khô khốc:
– Chờ nhau ngần ấy năm… thời buổi này không dễ có mấy người. Anh chị đã quyết, tôi cũng không dám cản. Nhưng tôi chỉ xin ở anh một yêu cầu.
– Vâng, bố cứ nói.
– Anh cứ đợi khi nào tôi chết hẵng đưa nó về ở nhà này. Tôi biết nói ra điều này không xứng đáng với một ông bố. Nhưng tôi không thể… anh hiểu ý nguyện của tôi chứ?
Bố tôi lại gục xuống như vừa bị cả khối nặng khủng khiếp đè lên vai. Hình như ông đã khóc được.
Chương trước
Mục lục
Bước Qua Lời Nguyền
Tạ Duy Anh
Bước Qua Lời Nguyền - Tạ Duy Anh
https://isach.info/story.php?story=buoc_qua_loi_nguyen__ta_duy_anh