Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bốn Mươi Năm Nói Láo
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4: Phong Trào Đông Tây
N
hưng thời gian đem tiến bộ đến cho người ta sức mấy mà chờ đợi những người ngồi bình luận suông. Ông phản đối ư? Thì xin mời ông hành động. Chỉ "tri" mà không "hành" như Vương Dương Minh đã nói, thì... tiêu! Làn sóng Hoàng Tích Chu và tập đoàn đánh ào các bố già đi, không có gì lạ hết. Và người ta sẽ không lạ là một khi cao trào đã phát khởi rồi thì chỉ có tiến mà không có lùi, chỉ có lên mà không có xuống.
Tôi không thể tả được sự khâm phục của tôi lúc thấy ở các bức tường đầu Hàng Trống, Hàng Bông dán những bức quảng cáo to bằng cái chiếu vẽ một ông quỳ xuống đội quả địa cầu ở trên vai. Mới quá, cao cấp quá! Báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu ra đời, sau khi ly khai với cụ Bùi Xuân Thành, thân phụ ông Bùi Xuân Học. Phải nói rằng bốn mươi năm đã trôi qua, tôi chưa thấy có một quảng cáo nào làm cho tôi say mê như thế, hấp dẫn như thế, kể cả những tờ báo bây giờ có nhiều phương tiện mà cũng có nhiều tiền hơn tờ Đông Tây!
Tôi còn nhớ có chiều đi học về, đỗ xe đạp lại, tôi đứng xem từng nét vẽ cái ông Atlas ôm quả địa cầu và quả thực tôi đã đợi từng ngày để mua Đông Tây số 1. Phải nói thực: đẹp thì tờ báo có đẹp thực, nhưng bài ít quá, và không có gì xuất sắc, trừ vài câu thơ in ở những chỗ thiếu bài như: "trên chiếc ô tô con chó ngồi - dưới cái xe bò thằng người lôi"... Chính lúc này, bọn người "nghịch" với Hoàng Tích Chu mới đưa ra luận điệu tấn công: "Chu học dở chết đi, rỗng như đít bụt" hay "Chu thì chữ nho một vốc, chữ Tây ba xí ba tú chớ có xôm gì!".
Muốn nói gì, mặc; người ta vẫn theo đọc Đông Tây và đến lúc ra hàng tuần (khổ báo 60x80), rồi từ hàng tuần ra hàng ngày (khổ báo như tờ Monde bây giờ) hầu hết đều nhận thấy Đông Tây là tờ báo số dách ở Hà thành. Ngoài mục "Chuyện đâu" của Văn Tôi mà lúc đó tôi coi là "siêu văn nghệ", tôi còn nhớ mãi mấy cái truyện ngắn mà tôi lấy làm kiểu mẫu viết văn, như "Gò Cô Mít" của Hoàng Ngọc Phách (ký tên là Hoàng Tung) truyện
"Trương Chi" của Phùng Tất Đắc, kể lại câu chuyện cũ anh lái đò mê con quan thừa tướng, lúc chết, nhập hồn vào một cây bạch đàn, và truyện "Bích Mã Lương" (cũng của Phùng Tất Đắc) nhắc lại chuyện nhà nghệ sĩ mê chính bức tượng mà mình đã tạo ra...
Đọc những truyện đó, tôi thán phục các tác giả, rồi từ đó, tôi coi tất cả những người nào đã cộng tác, đã giao du với Hoàng Tích Chu đều là những bậc tài ba lỗi lạc, và có nhiều lúc tôi mơ ước nếu được "biết" các vị này, có một bài đăng lên báo cùng với họ thì "bô" hết sức. Thèm quá đâm ra liều. Một ngày mùa thu của một năm mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ nữa, người học trò dốt toán nhứt Lýt Sê là tôi đã đánh liều gửi ba truyện ngắn đến cho báo Đông Tây, yêu cầu "phủ chính" và "nếu có thể được thì đăng tải".
Đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng tôi đã may hết sức, là vì bài của tôi gửi đến nhà báo lại được nhà báo vui lòng giở ra để đọc. Tôi nói "may" là vì sau này vào hẳn nghề rồi, làm chủ bút, thư ký tòa soạn cho nhiều tuần báo và nhựt báo, tôi biết có nhiều bài vở, truyện tích rất hay của bạn đọc gửi tới mà không được chủ nhiệm, chủ bút mó tới hay mở ra coi, hoặc coi sơ sơ rồi bỏ, làm cho phí mất bao nhiêu mầm non, có nhiều hy vọng nẩy nở sau này. Tôi may là vì ba truyện của tôi gửi lại, được ông chủ bút báo Đông Tây lúc đó là Phùng Tất Đắc lưu ý sửa chữa và cho đăng tải (vào đúng chỗ đã đăng truyện
"Gò Cô Mít" của Hoàng Tùng). Truyện thứ nhất của tôi đăng Đông Tây là truyện "Con Ngựa Già" mà ông Phùng Tất Đắc cho đặt dưới một tít-ruy-bờ-rích là "Bút Mới". Được sự khuyến khích vô giá đó, tôi biếng học; hết ngày ấy sang ngày khác, chỉ lo viết "Bút Mới". Rồi, để mở rộng phạm vi, tôi lại đề nghị mở thêm một mục mới ở trang nhất: mục "Cuốn film" vẽ lại những nhân vật thời đại như "ông Phòng Phành", "ông Tò Toe".
Khỏi phải nói, được đứng tên bên cạnh các bậc đàn anh, tôi "vây" hết chỗ nói, nhưng hãnh diện nhất cho tôi, ấy là ngày tôi nhận được một cái thiếp của Hoàng Tích Chu mời tôi đến tòa báo ở phố Nhà Thờ nói chuyện.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bốn Mươi Năm Nói Láo
Vũ Bằng
Bốn Mươi Năm Nói Láo - Vũ Bằng
https://isach.info/story.php?story=bon_muoi_nam_noi_lao__vu_bang