Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bên Kia Chiếc Cầu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4
T
RƯƠNG CÔNG ĐỊNH, anh là ai? Cao hay thấp? Già hay trẻ? Anh từ đâu tới? Anh cũng sinh trưởng trên mảnh đất phì nhiêu này và đau lòng vì mất nước? Anh là người hay con của trời? Anh biết trước những điều mà chúng em chưa hề biết. Sao anh không đi qua đây? Xóm làng này có mấy kẻ như bác Chiêu – ba của Thảo Giang? – Đêm lặng lẽ tối tăm, người đã một mình ra đi – Bọn con trai mới lớn sống ngu muội thiếu niềm tin, thiếu thần tượng. Chúng em bơ vơ thật sự sau khi thầy đồ mất. Cái mái nhà xưa cũ làm nơi nương tựa của những tâm hồn bỡ ngỡ đã không còn. Nhưng từ đó, chúng em biết quê hương có anh. Anh ở xa quá nhưng con người của anh tiềm tàng đâu đây. Trương Công Định, thầy đồ chưa kịp tả hình dáng của anh. Nhưng Sơn đã tưởng tượng ra anh được rồi.
Anh người cao lớn, vạm vỡ, da sạm nắng như những người dân ở đây. Trán rộng, mắt sáng, nụ cười anh bao la, giọng nói anh sang sảng, bước đi anh vững chắc. Anh lớn hơn Sơn chắc độ mươi tuổi. Nhưng dưới tay anh đã có hàng vạn nghĩa quân. Anh không mang cẩm bào, không đeo kiếm báu. Anh chỉ mặc quần áo nâu, thắt lưng đen màu đất. Anh chỉ cầm giáo mác và mang một con tim biết tự vệ, biết yêu mến đất nước. Chừng đó là anh – Trương Công Định. Nhưng lý tưởng ngời sáng hơn cẩm bào, ý chí sắc bén hơn kiếm báu. Sao anh không đi qua làng?
Mùa đông đã hết. Tháng giêng bắt đầu là tháng ăn chơi. Những hội hè đình đám tổ chức liên miên, thu hút mọi người già trẻ lớn bé. Nhưng đối với Sơn, pháo đỏ, trống dồn không làm Sơn ham thích nữa. Cái cọng sắt đã trở thành cái dùi. Chiều nay Sơn cũng ngồi sau vườn lặng lẽ mài cái dùi cho nhọn. Để làm gì? Không còn để gặp tên Hộ, dọa nạt hắn. Mà để mỗi khi nhìn thấy nó, lòng cậu bé thấy rạt rào hơn, sôi động hơn. Cái dùi được mài lâu ngày, trở nên sáng quắc và nhọn lễu thấy sợ. Thân cây chuối đã lỗ chỗ toàn những vết cắm.
Trời mùa Xuân dìu dịu. Trong vườn, mấy cụm hoa đã nở tươi, rực rỡ màu sắc. Trên cành, trái cây cũng đang nẩy nở. Mùi rạ mới nồng nồng thoảng quanh nhà. Không gian có vẻ nhàn rỗi, bình yên. Bỗng xa xa, nghe có tiếng sáo của ai trổi lên. Sơn ngừng tay, lắng nghe. Tiếng sáo mới đầu thổi giọng trầm trầm, sau vút lên như tiếng khóc nức nở. Rồi cứ thế, giọng u uất đều đều. Sơn cau mày. Giữa mùa xuân, dân làng đang hòa mình trong những cuộc vui, sao lại có người tỏ bày nỗi thống thiết như vậy? Tiếng sáo khiến Sơn liên tưởng đến tâm sự của thầy đồ, tưởng như đó là tiếng khóc than của kẻ mất nước. Có phải ở cõi u minh nào, thầy đồ đã hiện về để nhắc nhở ta cái hoài bão mà thầy không làm trọn?
Tiếng sáo huyền hoặc khiến Sơn bỏ ra trước nhà. Sơn đi theo tiếng sáo ấy. Và cách nhà Sơn không xa, rõ ràng tiếng sáo ấy vọng lên từ nhà của Đại. Sơn rón rén bước vào. Qua mảnh sân phơi đầy rơm rạ, Sơn đã thấy người đang thổi sáo. Chính là Đại. Ống sáo trúc đưa ngang miệng. Tám ngón tay lướt nhanh trên đó. Tiếng sáo bây giờ oán hờn, ray rứt. Sơn đứng sững trong nhà của Đại. Bây giờ mới biết là không phải tiếng người chết than thở, mà như lời tự tình của người trẻ tuổi sống thiếu thốn, hụt hẫng.
Khi tiếng sáo dứt, Đại ngẩng lên. Gặp Sơn đứng trước mặt, người thanh niên hơi ngạc nhiên. Sơn nao lòng, hỏi:
− Anh không đi chơi sao, anh Đại?
Đại lắc đầu, buồn bã:
− Đi đâu hở Sơn?
− Xem hội, coi hát, đua thuyền… Thiếu gì trò chơi.
− Lũ em tôi đã rủ nhau đi hết. Tôi ở nhà một mình.
− Hai bác đâu?
− Cha mẹ tôi qua nhà chú tôi đánh bạc. Sơn ngồi chơi đi.
Sơn nhắc một chiếc ghế ngồi xuống, rồi hỏi khẽ Đại:
− Anh Đại! Có chuyện gì làm anh buồn chăng?
− Có gì đâu Sơn! Sao Sơn lại hỏi vậy?
Sơn đặt tay lên ống sáo trúc, nói:
- Anh Đại giấu tôi rồi! Chưa bao giờ tôi nghe anh thổi một khúc sáo buồn như hôm nay. Giữa ngày tháng xuân, mà có lý nào anh lại buồn như vậy.
Đại gật đầu:
- Đúng rồi! Tôi chỉ biết thổi những khúc vui. Nhưng Sơn biết sao không?... Từ hôm thầy mất, tôi bỗng như kẻ lạc đường…
Đại ngưng lại, cúi mặt thở dài. Sơn nhìn kỹ Đại, thấy trên gương mặt thanh niên ấy như có một nếp nhăn. Nụ cười vui vẻ mọi ngày không còn.
− Anh Đại này! Có phải anh buồn… tại vì câu chuyện mà thầy nói với bọn mình không?
− Sao Sơn biết?
− Vì tôi cũng vậy.
Đại trố mắt nhìn Sơn:
− Tôi tưởng…
Sơn nắm lấy tay Đại:
- Tôi cũng mang tâm trạng như anh. Thầy mất, tôi có cảm tưởng chúng ta không còn ai dìu dắt, nâng đỡ. Nhưng tôi không thổi sáo than thở như anh.
- Sơn làm gì?
- Tôi mài sắt làm dùi.
Đại giật mình, nhìn Sơn như vừa nghe thấy một điều kỳ lạ. Sơn muốn nói hết cho bạn nghe những câu nói cuối cùng của thầy đồ, những câu nói đã nung lòng Sơn bấy lâu nay.
- Anh biết để làm gì không? Chờ khi nghĩa quân qua làng, chúng ta sẽ xin thu nạp. Nghĩa quân đông lắm, vì gồm dân chúng mọi nơi. Cái người lãnh đạo chúng ta, là ông Trương Công Định.
Đại tròn xoe đôi mắt:
− Ai nói cho Sơn, mà Sơn biết vậy?
− Thầy nói, tôi nghe được, lúc thầy sắp chết.
− Ông Trương Công Định… là ai?
Sơn đáp hân hoan:
− Là một người anh hùng.
− Ông ấy ở đâu?
− Ở Tân Hòa. Thầy nói thế.
− Ông ấy còn trẻ như bọn mình không?
Sơn im lặng. Đó cũng là câu hỏi của Sơn mà! Sơn cũng muốn biết ông ấy già hay trẻ, cao hay thấp, ốm hay mập, mà người oai dũng thế? Sơn nói nhỏ:
− Mai mốt nghĩa quân qua làng, chắc thế nào mình cũng biết.
Đại nói như để một mình nghe:
− Ta sẽ theo nghĩa quân… Thật vậy chăng?...
Sơn băn khoăn:
− Anh nói gì vậy, anh Đại?
Đại bóp chặt tay Sơn, mắt sáng lên:
− Sơn đi không? Đi theo nghĩa quân không?
− Nhưng chưa có ai qua làng. Thầy bảo… nước non rộng thênh thang, đừng đi một mình, nguy hiểm. Điều quan trọng là mọi người phải một lòng như nhau, thì mới thành công được. Chứ bọn có thế lực như Bá Huê thường theo dõi lắm.
− Sơn biết nhiều điều hơn tôi quá! Thế mà bao lâu nay, tôi không có dịp gặp Sơn để trao đổi ý nghĩ.
− Tôi nhỏ tuổi hơn anh, không dám nhận là khôn hơn đâu. Chẳng qua là…
Đại cười, nụ cười cố hữu đã trở lại:
− Sơn làm tôi nức lòng lắm.
− Thôi tôi về nhé anh Đại!
Sơn đứng dậy. Đại đứng lên theo, nói:
− Khoan! Sơn! Tôi muốn nhờ Sơn… bẻ gãy ống sáo này.
− Sao vậy?
− Vì tôi không muốn tự tay bẻ cái công trình của mình, nhưng cũng muốn từ nay chẳng còn thổi lại những khúc ủy mị nữa.
Sơn cầm ống sáo lên, ngắm nghía:
− Sao lại bẻ đi?... Hay anh cho tôi? Đây là cả một công trình, hủy bỏ thì uổng lắm.
− Sơn giữ để làm gì?
Sơn cười:
− Làm kỷ niệm. Tôi chẳng biết thổi sáo, anh Đại đừng lo.
Đại bằng lòng. Sơn giắt nhanh thanh sáo trúc vào thắt lưng, chào bạn ra về. Sơn cũng không hiểu Sơn giữ ống sáo trúc làm gì. Chỉ cảm thấy ngay trong lúc này, ống sáo giắt bên lưng, cái tâm trạng lâng lâng thuở nhỏ đang trở về. Sơn quên mất khúc nhạc ai oán của Đại, tưởng như cái thời còn để chỏm ngồi vắt vẻo trên lưng trâu vẫn gần gũi Sơn lắm. Hình ảnh tên mục đồng với con trâu mỗi chiều về trong tiếng sáo đang trỗi dậy. Mau quá! Sơn đã lớn rồi! Đủ lớn để được nghe những điều quan trọng. Đủ lớn để thấy nao nao mỗi khi nghĩ đến Thảo Giang.
Thảo Giang, Thảo Giang! Cái tên là cả một giòng sông. Mái tóc cũng là cả một giòng sông. Đôi mắt cũng biến đổi như màu nước. Có lúc mắt Thảo Giang xanh thẳm như màu của một thời thơ ấu. Có lúc mắt đổi màu đen u buồn như chuỗi ngày từ lúc bác Chiêu bỏ làng mà đi. Ước mơ đã đến đó ngừng lại. Từ sau ngày thầy đồ mất, tóc Thảo Giang có thêm một vành khăn trắng. Mùa xuân đến chắc với Thảo Giang không còn một chút gì vui thú.
− Anh Sơn!
Tiếng gọi làm Sơn giật mình. Thảo Giang đi đàng sau lưng. Sơn ngừng lại để chờ. Nét mặt Thảo Giang có vẻ khác thường. Cô bé tiến đến, nói nho nhỏ:
− Anh Sơn biết gì chưa?
Sơn ngạc nhiên:
− Chuyện gì?
Thảo Giang thì thầm:
− Có nghĩa quân qua làng.
Sơn giật mình:
− Thật sao? Ở đâu? Sao tôi không thấy?
− Họ đâu dám lộ diện. Chỉ có ba người thôi, dường như là để thăm dò lòng dân.
− Sao Thảo Giang biết?
− Vì có cha của Giang về nữa.
− Bác Chiêu?
Sơn thốt lên nho nhỏ rồi đứng lại dưới một tàn cây lớn. Ở đây um tùm, tránh được những con mắt dòm ngó. Thảo Giang đứng lại theo, Sơn hỏi:
− Bác về nhà?
− Dạ. Tối nay cha Giang đi ngay.
− Bằng gì?
− Xuồng.
− Rồi bác sẽ đi đến đâu?
− Giang không biết. Chắc sẽ ra sông lớn.
Giang thở dài:
− Chuyện bí mật, cha Giang nói Giang là con gái, không nên biết. Hình như nhà ông Bá Huê cho người theo dõi Giang. Họ chắc đã biết cha Giang đi đâu.
− Còn tên Hộ?
− Hắn vẫn thập thò ở nhà Giang. Chiều nay biết chắc cha con hắn được mời đi ăn ở đám hội, Giang mới dám đi tìm anh Sơn.
Thảo Giang nhìn quanh, rồi nói:
− Thôi, Giang về. Anh Sơn cũng về nhà đi!
Và Thảo Giang thoăn thoắt bước mau. Sơn băn khoăn, lòng không yên, đứng nhìn theo bóng Thảo Giang mờ nhạt trong nắng chiều. Thảo Giang biến mất như một cơn gió. Mùi hương lúa quyện nhẹ trong không gian, hay hương tóc của cô bé thoang thoảng đâu đây? Gió man mát bên mình, hay gió của một trận cuồng phong sắp trỗi? Cảnh bình yên này là thanh bình hay chỉ là sự giả tạo? Tâm hồn Sơn hỗn độn những ý nghĩ vụn vặt. Đêm nay nghĩa quân sẽ ra đi. Chỉ có ba người, trở về âm thầm và ra đi bằng xuồng. Ở con rạch đó!...
° ° °
… Và đêm đã xuống. Sau bữa cơm, khi tiếng khung cửi của mẹ cất lên như không cần biết mùa xuân, không cần biết hội hè, Sơn lặng lẽ đi ra giòng sông. Suốt dọc một khoảng dài, Sơn không nghe thấy gì. Thôn xóm yên lặng với những ngọn đèn hắt hiu. Những mảnh ruộng đã đồng màu với đêm tối. Sơn đến ngay đầu cầu, đứng lại lắng nghe. Bên kia sông, nơi vườn cây im lìm, đen đặc. Sơn nghe tiếng bìm bịp kêu dưới đám lau lách. Trong tiếng kêu đều đặn ấy, Sơn nghe tiếng mái chèo khua nước.
Sơn khom người, cố nhướng mắt nhìn xuống chân cầu. Chiếc xuồng con dường như sắp sửa bơi đi. Trên xuồng có hai người đàn ông. Còn một người nữa đâu?
Có tiếng lay động trong đám lau sậy. Sơn giương mắt to lên. Một người đàn ông nữa hiện ra, bước lên xuồng. Nhưng theo sau là một bóng con gái. Người đàn ông cúi xuống, thì thầm:
− Về đi! Giang!
Đứa con gái nghẹn ngào:
− Cha cho con đi theo với!
− Cha đã nói rồi, không chịu nghe. Mẹ con đau yếu, cần có con ở nhà.
Bóng con gái chới với như muốn giữ chiếc xuồng lại, giọng nói nức nghẹn:
− Con muốn theo nghĩa quân…
− Muốn mất đầu hả, Giang? Tình hình gay go lắm, chưa tiện cho cha ra mặt. Con theo cha, chỉ làm vướng chân.
− Cha!... Nhưng mà…
− Con về đi!
Tiếng nói của bóng đen lao chao trong tiếng khua nước. Xuồng tách khỏi bờ lau sậy. Đứa con gái khóc rấm rứt. Sơn đứng sững, tưởng như bi cảnh thời xưa đang diễn lại trước mắt. Giọt lệ Nguyễn Trãi tiễn chân cha đang rụng rơi, hòa với nước giòng sông.
Bóng đứa con gái thất thểu đi lên. Sơn kêu khẽ:
− Thảo Giang! Sơn đây!
Thảo Giang ngừng lại, nhìn quanh. Sơn bước ra, nắm tay Thảo Giang cho cô bé bước lên mặt đường. Thảo Giang không dằn được, khóc trước mặt Sơn.
− Cha Giang đi rồi!
− Thảo Giang! Nín đi! Không thể theo bác được.
Cô bé sụt sùi:
− Giang có linh cảm chuyến này cha Giang đi luôn không về.
− Nói dại.
− Giang muốn đi theo cha, hầu hạ người, sống chết với người.
− Hãy nghĩ đến bác gái. Nghĩa quân không cần hầu hạ. Nghĩa quân không bao giờ chết.
Thảo Giang càng khóc tức tưởi hơn. Sơn siết chặt tay cô bé như để an ủi. Bàn tay nhỏ nhắn của Thảo Giang lạnh ngắt sương khuya. Chừng như sương cũng ướt đẫm trên tóc, trên áo của cô bé.
Một bóng người đi xuống chân cầu. Sơn đẩy Thảo Giang đứng nép vào một gốc cây, rồi nhẹ nhàng đi theo bóng đen. Nhận ra người ấy là Đại, Sơn kêu lên:
− Anh Đại! Anh đi đâu đó?
Đại nhìn lui, hỏi:
− Ai? Sơn phải không?
− Sơn đây.
Đại nói hấp tấp:
− Tôi đi nghe Sơn!
− Anh đi đâu?
− Theo nghĩa quân. Tôi đi theo anh tôi.
Sơn ngạc nhiên:
− Ai?
− Hai người về cùng với bác Chiêu. Họ mới ghé nhà tôi lúc đầu hôm. Họ là anh em cô cậu với tôi.
− Nhưng họ đi rồi…
Đại nói nhanh:
− Tôi phải theo họ.
Sơn nắm lấy tay Đại:
− Nhưng anh biết họ đi đâu?
− Họ ra sông Vàm Cỏ. Tôi bơi xuồng một mình, chắc sẽ bắt kịp họ. Sơn, Sơn ở lại… Nhớ chuyển lời chào của tôi cho cha mẹ tôi, các em tôi.
Sơn kêu lên:
− Anh Đại! Anh bồng bột quá!
Nhưng Đại đã kéo dưới chân cầu ra một chiếc xuồng con. Đại bước vào xuồng, cầm chiếc dầm bơi nhanh. Sơn ngơ ngẩn nhìn theo. Cái bóng cô độc lướt đi trên dòng sông. Người thanh niên đã muốn từ bỏ đời sống nông dân của mình rồi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bên Kia Chiếc Cầu
Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Bên Kia Chiếc Cầu - Nguyễn Thị Mỹ Thanh
https://isach.info/story.php?story=ben_kia_chiec_cau__nguyen_thi_my_thanh