Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2: Amy Leatheran
T
ôi không có tham vọng viết văn, sở dĩ thực hiện thiên truyện này chỉ là do bác sĩ Reilly thúc hối, động viên. Một khi bác sĩ Reilly yêu cầu điều gì, làm sao tôi có thể từ chối.
- Ồ! Không! Tôi không phải nhà văn, không được đâu.
- Đừng nói lăng nhăng. Cô cứ viết như hằng ngày cô vẫn ghi chép y bạ cho bệnh nhân.
Thôi được, thế cũng là một cách giải quyết khó khăn.
Bác sĩ Reilly nói rất cần có một bản tường thuật vụ việc xảy ra ở Tell Yarimjah, thật đơn giản và xác thực.
- Nếu do một người trong đoàn khảo cổ viết, sẽ không ai tin, cho là có sự thiên lệch.
Điều đó quả là đúng. Dù được chứng kiến, song ít nhất tôi là người đứng ngoài.
- Vậy sao bác sĩ không viết? – tôi hỏi.
- Tôi không ở tại chỗ, không như cô - ông thở dài - Hơn nữa, con gái tôi phản đối.
Ông luôn chịu khuất phục ý muốn của con gái, điều đó làm tôi khó hiểu. Tôi định nói ra song lại thôi.
- Hừm!... Nếu ông đã muốn, tôi sẽ liều xem sao.
- Xin rất hoan nghênh.
- Cái khó là không biết nên bắt đầu từ đâu.
- Rất đơn giản: bắt đầu từ chỗ bắt đầu, và tiếp tục cho đến hết, thế là xong.
- Nhưng tôi không hề biết chuyện xảy ra từ lúc nào và như thế nào.
- Cô này, cái khó của sự bắt đầu là không nghĩa lý gì so với cái khó phải chấm hết ở chỗ nào. Đó là điều tôi thường cảm thấy khi phát biểu trước mọi người. Có người đã phải kéo áo tôi để bắt tôi ngồi xuống.
- Ồ, bác sĩ cứ đùa!
- Tôi nói rất nghiêm chỉnh. Vậy là, nhất định rồi chứ?
Tôi phân vân một điều nữa. Sau một phút do dự, tôi đáp:
- Tôi e… khi kể sẽ không tránh khỏi có lúc cảm tính.
- Càng hay! Càng hay! Hãy giữ bản sắc của mình. Cứ bạo dạn, sắc sảo mà nhận xét, cứ kể các sự việc theo con mắt của cô. Rồi sau đó, khi đọc lại, ta vẫn có thể xóa bỏ những đoạn nào quá đáng. Nào, hãy bắt tay vào việc! Với trí óc điềm tĩnh của cô, tôi tin sẽ có một bản tường thuật thông minh.
Số phận thế là đã định, tôi hứa sẽ cố gắng làm tốt.
Trước hết, có lẽ tôi phải tự giới thiệu. Tôi ba mươi hai tuổi, tên Amy Leatheran. Tôi đã hoàn thành đợt thực tập y tá tại bệnh viện Saint Christophe, London. Sau, tôi làm việc hai năm ở một nhà hộ sinh. Rồi bốn năm công tác trong nhà an dưỡng của cô Bendix, quận Devon. Rồi tôi đi Iraq theo bà Kelsey. Chả là tôi chăm sóc bà ta từ lúc bà sinh con, nay bà cùng chồng đi Baghdad, ở đó bà đã mượn sẵn một bà vú để trông con. Song vốn người yếu đuối, bà cứ lo cuống lên về chuyện phải bế con đi xa. Bởi thế thiếu tá Kelsey quyết định tôi đi theo họ để trông nom đứa bé trong lúc đi đường. Họ sẽ chịu tiền tầu để sau đó tôi trở về London.
Khỏi cần đi sâu mô tả gia đình Kelsey: đứa trẻ rất kháu, bà mẹ thì hay lo vô cớ, nhưng đối xử với tôi rất tốt. Chuyến đi rất thích: đây là lần đầu tôi đi xa bằng tầu biển.
Cùng đi trên tầu có bác sĩ Reilly. Ông hay nói chuyện vui, thỉnh thoảng lại trêu chọc tôi. Tóc đen, mặt dài, ông là bác sĩ ngoại khoa ở bệnh viện dân y Hassanieh, cách Baghdad ngày rưỡi đường.
Tôi ở Baghdad được một tuần, và một hôm gặp ông ngoài phố. Ông hỏi thăm bao giờ thì tôi rời nhà thiếu tá Kelsey, vì ông biết bà Kelsey đã có bà vú trước đây làm với vợ chồng ông Wright. Hai ông bà trở về Anh, bà vú sang phục vụ nhà Kelsey.
Bác sĩ Reilly hỏi tôi có dự định gì không:
- Vì tôi đang có một chỗ làm, muốn giới thiệu cô.
- Chăm sóc người ốm?
Nét mặt ông trở nên nghiêm trang.
- Gọi là người ốm không hẳn đúng. Đó là một bà thỉnh thoảng lại có những cơn… khủng hoảng tinh thần.
- Ồ!
(Ta biết những từ ấy thường có nghĩa là: nghiện rượu hoặc ma túy).
Bác sĩ Reilly chỉ nói đến thế. Rồi kể tiếp:
- Ông chồng là người Mỹ, nói cho đúng là người Mỹ gốc Thụy Điển, và đang cầm đầu một đoàn khảo cổ học đi khai quật rất lớn.
Ông giải thích đoàn đang tiến hành nghiên cứu ở nơi xưa kia là một thành phố lớn. Đại bản doanh đóng gần Hassanieh, ở một nơi vắng vẻ, và giáo sư Leidner gần đây tỏ ra lo lắng về sức khỏe bà vợ.
- Ông ấy không nói rõ, nhưng hình như bà Leidner thường có những cơn hoảng loạn tinh thần.
- Họ cứ để bà ấy suốt ngày với những gia nhân bản xứ? – Tôi hỏi.
- Ồ, không. Trong đoàn toàn người da trắng, bảy hoặc tám người. Có lẽ bà không ở một mình trong nhà đâu, nhưng đôi lúc hoảng loạn khá kỳ lạ. Ông Leidner bận trăm công nghìn việc, nhưng rất yêu vợ và rất khổ tâm thấy vợ bị như thế. Nếu có người nào đứng đắn, có khả năng chăm nom riêng bà thì ông ấy yên tâm hơn.
- Bản thân bà ta nói gì với ông?
- Bà ta chưa bao giờ hỏi ý kiến tôi, có lẽ bà không thích tôi.
Đích thân Leidner đến gặp tôi nói chuyện này. Cô định thế nào? Dù sao cũng có dịp biết thêm đất nước này trước khi về Anh. Công việc khai quật còn hai tháng nữa kết thúc, đến cho biết cũng có cái hay.
Sau một lát suy nghĩ, tôi đáp:
- Thì cứ thử, có mất gì đâu?
- Hoan hô! – bác sĩ Reilly reo lên - Leidner hiện đang ở Baghdad.
Ngay chiều hôm đó, giáo sư đến khách sạn gặp tôi. Một ông trung niên, cử chỉ rụt rè, bứt rứt. Từ con người đó toát lên sự hiền hậu đồng thời với một vẻ yếu đuối.
Ông tỏ ra rất yêu vợ, nhưng khi được hỏi về bệnh tình bà Leidner, ông lại lảng tránh, nói chung chung. Đưa tay giật giật râu – sau này tôi nhận ra đó là thói quen đã thành tật – ông đáp:
- Cô thông cảm, nhà tôi đang trải qua một cơn khủng hoảng làm tôi lo lắng.
- Sức khỏe thể chất bà nhà thế nào?
- Bề ngoài thì tốt, không có gì bất thường, nhưng… bà ấy tưởng tượng ra lắm thứ.
- Những thứ như thế nào? – tôi hỏi.
Ông tránh trả lời thẳng, nói nhỏ:
- Việc nhỏ hay làm ra to. Theo tôi, những lo sợ của bà ấy chẳng có căn cứ gì.
- Thưa ông, bà nhà lo sợ gì?
Ông trả lời chung chung:
- Toàn các loại hoảng loạn thần kinh ấy mà.
Tôi dám cuộc mười ăn một lại là chuyện ma túy. Và, giống như nhiều ông chồng khác, ông Leidner không hề hay biết. Họ chỉ ngồi lo lắng tại sao các bà vợ hay nóng nảy, cáu bẳn.
Tôi ngỏ ý lo ngại liệu bà Leidner có chấp nhận tôi không.
Mặt giáo sư tươi lên:
- Có, có. Thú thật mới đầu tôi cũng ngạc nhiên một cách dễ chịu. Bà ấy đồng ý ngay, bảo như vậy bà sẽ an toàn hơn.
Cái từ “an toàn” làm tôi hơi lạ. Tôi bắt đầu nghĩ là bà Leidner mắc một căn bệnh tâm thần.
Giáo sư Leidner nói tiếp với vẻ vui mừng thật sự:
- Tôi tin là cô sẽ rất hợp với vợ tôi. Sự có mặt của cô an ủi bà ấy rất nhiều. Ngay khi nhìn thấy cô, tôi đã có cảm giác ấy. Rõ ràng cô mà nhận chăm sóc Louise thì không ai bằng.
- Thưa giáo sư, dù sao tôi cũng xin thử. Hy vọng tôi sẽ giúp được bà Leidner. Hay là sống cạnh dân bản xứ và người da màu, nên bà sinh sợ hãi?
- Không! – ông Leidner kêu lên, có lẽ cho giả thiết của tôi là ngộ nghĩnh. – Vợ tôi rất quý người Arập vì tính giản dị, vui vẻ tự nhiên của họ. Đây là lần thứ hai bà ấy đến xứ này. Chúng tôi lấy nhau chưa đầy hai năm, nhưng bà ấy đã nói được tiếng Arập đủ cho người ta hiểu.
Sau một lát im lặng, tôi lại thử thăm dò lần nữa:
- Thưa ông, ông có lời giải thích gì về những sợ hãi vô cớ của bà nhà?
Ông ngập ngừng, rồi nói rành rọt:
- Tôi hy vọng… tôi muốn… để bà ấy tự nói với cô.
Tôi không khai thác được gì hơn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie
Agatha Christie
Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie
https://isach.info/story.php?story=vu_an_mang_o_vung_mesopotamie__agatha_christie