Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Võ Sĩ Lên Đài
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
M
ình nhớ Hà Nội quá! Chưa đến giờ học đâu. Ta làm một cuốc xe ngắm cảnh phố phường đi.
Nhân nói, Tùng gật đầu, đủn đuôi xe và khi Nhân bắt đầu guồng bàn đạp, Tùng liền phóc lên poócbaga.
Chiếc xe tòng tọc thế mà bon. Chắc là do Nhân khỏe. Hôm gặp Nhân, Tùng không nhận ra được bạn. Hai năm qua, Tùng vẫn nhỏ nhắn như cũ. Còn Nhân thì như to cao lên gấp rưỡi. Có điều không khác trước là tính tình vẫn điềm đạm, hiền từ, ít nói.
Chiếc xe đưa họ xuống Ô Đồng Lầm, sang Ô Cầu Rền. Và ngay lập tức, Nhân rơi vào trạng thái tâm lý ngẩn ngơ vì thất vọng. Có gì khác đâu. Vẫn là những bến ô tô khách ồn ào, bụi bậm. Vẫn là những cửa ô lầm lụi, san sát những căn nhà ổ chuột, nghèo nàn xơ xác. Vẫn là những bóng người dật dờ, rách rưới. Và khi ngược lên, đến khu phố Tây ở phía Nam Tràng Tiền, đập vào mắt Nhân vẫn lại là sự cách biệt đẳng cấp lồ lộ: vẻ tự thị, kiêu căng của những đại lộ rộng thênh xanh um cổ thụ và những biệt thự kiến trúc kiểu cách nhiều tầng, nhiều góc cạnh, kín cổng cao tường. Cứ tưởng đêm toàn quốc kháng chiến, đại pháo ta từ Pháo Đài Láng rót về đã san phẳng, đã quét sạch cả bè lũ quan chức thực dân rồi!
Không có gì khác cả! Phố khách vẫn những tên cửa hiệu sơn bóng, thếp vàng, trên cái quầy hàng chễm chệ tượng ông Phật béo to bụng, cạnh là cái bình rượu thủy tinh rắn hay một lồng chim bạch yến; và sâu vào bên trong nữa là cái bàn thờ thần tài lúc nào cũng đỏ lựng một ngọn đèn y hệt một giọt máu đọng. Không có gì khác cả! Những xóm nghèo chen chúc nhau sau những dẫy phố sang trọng. Những bãi rác ngập ngụa, sặc sụa mùi xú uế. Những dòng nước thải ngầu bọt đen sì rác rển. Bên cạnh những nhà hàng, cao lâu, tửu điếm mới khai trương, nầm nập người vào ra, thơm sực mùi nước hoa đắt tiền.
Phải đến khi xe đi vào những phố nhỏ ở gần chợ Đồng Xuân, Nhân mới thấy như được an ủi. Ngày chưa kháng chiến, có lần thầy giáo Thiệu, thầy dậy tiếng Pháp, dẫn bọn Nhân đi chơi, chỉ cho họ những căn nhà cổ còn sót lại từ đầu thế kỷ. Đó là những căn nhà so le, như diêm chồng lên nhau, tầng dưới có cửa lùa bít kín, tầng trên có gác xép trổ một ô cửa sổ con con. Những căn nhà ấy còn mang dấu vết thời Kinh kỳ, Kẻ chợ, nhìn nó mà lòng thấy nao nao, như gặp lại một kỷ niệm, một ký ức thật thân thương.
Kẻ một nét thẳng góc ra Bờ Hồ, chiếc xe ngược lên khu phố buôn bán. Nhân cố đạp thật nhanh. Mặc dù vậy, Nhân vẫn nhận ra những con phố vừa chật hẹp vừa ngắn ngủn với các cửa hàng kề sát nhau này đã khác trước rất nhiều rồi. Hàng đầy ứ trong các tủ kính, tràn cả ra các vỉa hè. Ban ngày mà đèn quảng cáo vẫn nhấp nha nhấp nháy, và người thì chen lấn, xô đẩy đi lại mua bán, như tranh cướp, như trong một cơn kinh động tâm thần.
— Ra đường Hàng Gà, cậu.
Nhẩy qua đường tầu điện, chiếc Sămpionna đưa đôi bạn ra đường phố khác. Chuyến tầu Phòng đang vào ga, ngược chiều với họ. Cả hai có cảm giác xe đạp của họ đứng yên một chỗ.
Thì vừa lúc ấy, rúc lên một tiếng còi cảnh sát.
— Ê! Định chạy à?
Hai người xuống xe. Nghe thấy một giọng Tây nói tiếng Việt, họ quay lại.
— Căn cước đâu?
Sáp tới họ là một tên culít Tây to béo, râu xồm, nách cặp cái dùi cui sơn trắng, mặc bộ đồ trắng, áo cộc tay, quần cộc ống. Hắn lực lưỡng như một võ sĩ nhà nghề. Cả con mắt hất lên nhìn Nhân cũng là con mắt hằn thù nhìn địch thủ trên võ đài.
— Chúng tôi là học sinh...
Tùng nói tiếng Pháp. Tên culít xem giấy, rồi ngoắt đi, đuôi con mắt kéo một vệt dài.
Tùng nhảy lên sau xe:
— Thằng Đờ Gátxơ đấy, có nhớ không, Nhân?
— Tớ ngủ mê cũng thấy nó. Không ngày nào bà Nhự hàng xóm không réo tên nó mà chửi. Tây ăn bánh đúc, Tây ăn thịt chó, Tây ăn mắm tôm, Tây giả cầy.
— Thằng con nó giờ ngông nghênh lắm.
— Thằng Đờ Lanay ấy à?
— Ừ.
— Nó vẫn học ở trường Anbe Sarô?
— Vẫn học ở đấy. Nhưng phất phơ ra vào Sở Cẩm như chuột. Tệ nhất là nó rất hay tụ tập một bọn trẻ con Tây đón đường bắt nạt học sinh Việt Nam chúng mình.
— Hừ... Để nó đấy.
Chiếc xe lăn theo chiều xoải của một con dốc nhẹ, qua phố Yên Ninh, phố hàng bún, ra đường Quan Thánh, dưới những tán bàng cao vút. Sao lại có những cây bàng già như thế! Chúng như đổi dạng, đổi hình, cao vổng, tít trên cao lợp một vòm lá hung hung đỏ. Gió hồ Trúc Bạch tạt vào mặt họ, lạnh rượi cùng với mùi than nồng của nhà máy điện Yên Phụ. Cái nhà máy làm ra dòng ánh sáng mà đen sì, lầm lầm một khối nặng nề. Tùng biết rất rõ cái nhà máy này. Bố Tùng làm thợ đốt lò ở đó. Từ nhỏ Tùng như đã ngửi thấy mùi than lửa nồng khét qua những câu chuyện buồn tủi, qua cuộc đời lầm than của bố. Tùng trầm ngâm, không hay nói, nhưng bên trong là một tâm hồn giầu xúc động. Học giỏi đều các môn tự nhiên và xã hội, nhưng Tùng yêu nhất môn sử ký và quốc văn.
Nhỏ nhắn, gầy yếu, đi đôi dép da mòn đứt quai hậu, ngồi sau xe Nhân, Tùng vừa trò chuyện với Nhân, vừa nhìn cảnh hai bên đường. Tùng thân với Nhân từ hồi học tiểu học. Nay Nhân về, Tùng mừng lắm. Hai đứa tìm đến thầy Thiệu dậy Pháp văn, nhờ thầy xin cho Nhân trở lại học tiếp đệ lục. Trường cũng mới mở lại. Thầy Thiệu có uy tín với giáo giới, thân quen với ông đốc. Thành ra, Nhân được nhận vào học ngay.
Trước cửa trường túm tụm học trò quanh các hàng kẹo kéo, thịt bò khô, ô mai, táo dầm. Ông hàng thịt bò khô quen thuộc, mắt viền vải tây điều, tay dẻo kẹo dúi dúi chai dấm trắng xuống đĩa nộm, mặt ngẩng lên, tươi cười nhìn Tùng:
— A! Có ami [3] mới, hả? Hai đĩa cho hai cậu nhé!
— Cám ơn bác! Nhưng để hôm khác ạ.
[3] Tiếng Pháp: Bạn thân.
Tùng đáp, trống trường vừa nện thùng thùng. Mảnh sân đầy gốc me, gốc bàng, nhộn nhạo. Tùng và Nhân vội ôm cặp chạy lên lớp. Họ suýt vập phải một người béo lùn, đầu cắt bốc, hai mắt thô lố. Đó là tổng giám thị Cẩn, học trò thường gọi là Cẩn Cáo vì tính hay xoi mói, thù ghét học trò của ông.
Lớp đệ lục a ở tầng hai. Ba cái cửa sổ mở đón gió, một ngọn me la đà run rẩy. Nhân ngồi ở bàn cuối, cạnh Tùng. Vừa nghe điểm danh, Tùng vừa nghển ra cửa sổ. Hồ Tây, một mảnh gương lớn, bát ngát, lóng lánh những vệt nắng xa xa.
Bỗng, rụp.
Nhân vội kéo Tùng đứng dậy.
Đứng trên bục giảng là một ông giáo gầy đen, hai con mắt trắng dã săm soi, chòm cằm đen pha bạc, kết thành đót như râu dê. Đó là ông giáo Tiết. Chòm râu tượng hình khiến lũ học trò nghịch ngợm tinh quái tặng cho ông cái tên kép: Tiết Dê. Ông đậu cử nhân văn chương Pháp, nhưng mộng thành triệu phú và lại dậy môn lịch sử. Ông Tiết nổi tiếng vì độc ác, đánh học trò không bằng thước kẻ, không béo tai, mà lại bẹo đùi non chúng.
Lia mắt nhìn, thấy học trò đứng nghiêm không nhúc nhích, ông mới gật đầu cho chúng ngồi, rồi ông bẻ khục một viên phấn và ném mạnh một đầu mẩu xuống cuối lớp. Đó là thói quen, là cố tật của ông.
— E hèm! Vậy là giờ lớp ta thêm một trò nữa, một con chiên lạc đàn đã trở về. Trò Nhân!
— Prờ-rê-dăng! [4]
[4] Présent: Có mặt.
Một học sinh gầy nhom, hai con mắt to ngơ ngơ, ngồi trước Nhân bỗng vụt đứng dậy, cùng với một tiếng đáp thật dõng dạc. Mặt ông giáo Tiết ngớ ra một giây rồi đổi ngay sang hầm hầm:
— Ai gọi anh! Anh Nguyễn Quốc Nhân?
— Thưa thầy, con tưởng thầy gọi con.
— Tôi đang nói về trò Phạm Xuân Nhân, hiểu chưa?
— Dạ, hiểu.
Có tiếng cười khúc khích. Ông giáo Tiết đập cái bàn đánh thình:
— Đơ dê-rô! Hai điểm không! Ngồi xuống! Hãy coi chừng! Tôi cần nói để các kẻ phản nghịch hãy dờ hồn. Và những kẻ giờ còn u u mê mê hãy tỉnh ngộ.
Ngừng lại, có lẽ vì cảm thấy như đã quá lời và lộ liễu, nên ông liền hạ giọng:
— Các anh cần ý thức rằng: lúc này đây, tương lai nước nhà hiện nằm trong tay các anh. Tự tay các anh, các anh hãy tự mở lấy cánh cửa đời để hưởng hạnh phúc và nhận lấy bổn phận, trước hết là gia tăng nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, tiễu trừ cộng sản, thống nhất sơn hà, nêu cao lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ. Vậy cho nên, cần phải có một thái độ nghiêm chỉnh.
Dừng lại, ném nốt mẩu phấn còn lại về cuối lớp, ông giáo chuyển sang giọng ôn tồn:
— Thôi, hôm nay tôi nói đến thế thôi. Còn để các anh tự ngẫm nghĩ... Giờ, ta vào bài học.
Lớp học im phắc. Tùng ngọ nguậy, quay sang Nhân, gặp cái nháy mắt của bạn. Cậu khẽ nhún vai, rồi vội quay lên. Cử chỉ coi thường nọ của Tùng không qua được mắt ông giáo Tiết. Xoa xoa hai bàn tay theo thói quen, khom lưng, kéo ghế, mắc mục kỉnh, ông giáo chõ xuống cuốn sổ điểm đã mở rộng trên mặt bàn.
— E hèm! Nào, một câu hỏi để kiểm tra bài cũ: “Lịch sử hình thành kinh đô Thăng Long”?
Dọn giọng, rồi ngẩng lên, lia hai con mắt khim khíp qua từng khuôn mặt học trò, tủm tỉm cười trong cái thú mèo vờn chuột, cuối cùng cái nhìn của ông dừng lại. Và Tùng bỗng thấy khuỷu tay Nhân huých nhẹ vào sườn mình. Yên tâm đi, Nhân! Liếc sang Nhân, cái nhìn của Tùng như muốn nói vậy. Rồi cậu đứng phắt dậy, như đã đoán trước sự tình, rằng cậu sẽ bị ông giáo nổi tiếng hay trù úm học trò này” bỏ bom”, trả thù vặt đây.
— “Lịch sử hình thành kinh đô Thăng Long?” Thế nào, anh đã nghe rõ rồi chứ, anh Vũ Tùng!
— Dạ, thưa thầy, rõ ạ.
— Anh trả lời được chứ?
— Dạ. Thưa thầy... Được ạ.
Ngập ngừng tí chút, hai con mắt lướt cái nhìn xuống mặt bàn, rồi ngước lên thật nhanh, như đã lấy được đà, giọng Tùng cất lên thật gẫy gọn và trong trẻo:
— Thưa thầy, thủ đô Hà Nội của chúng ta nằm giữa đồng bằng rộng bát ngát, tâm điểm của các vòng bán nguyệt những sơn mạch Tản Viên, Pháo Sơn, Tam Đảo. Tựa lưng vào Phong Châu, Thăng long, Đông Đô, Hà Nội nhìn đến tận cùng của cõi Việt Thường.
— Tờ-ré biêng.[5]
[5] Très bien: Rất tốt.
— Thiên nhiên và con người ở đây đã tạo nên bao cảnh trí đặc biệt: sông hồ, đầm, cây, hoa, phố phường. Lịch sử đã ghi nhận, đất Thăng Long Hà Nội đã có người ở ít nhất là từ thời kỳ đồ đá mới. Đến năm 1010, sau hơn nghìn năm chiến đấu không ngừng, với chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn, người Việt ta đã hiên ngang từ miền núi đá Ninh Bình trở ra đóng đô ở giữa đồng bằng để tỏ rõ ý chí kiên cường oai dũng của dân tộc mình.
— Anh Tùng...
— Dạ, thưa thầy, con chưa nói hết.
Ông giáo Tiết nhíu mày, cắn môi, lừ lừ hai con mắt. Giọng cậu chàng này nghe hào hùng đấy, nhưng vẻ như ẩn chứa một ý tưởng bất kham, muốn vượt ra khỏi khuôn khổ của sách giáo khoa? Kìa, cậu chàng đang say sưa miêu thuật những chiến công hiển hách chống quân Nguyên, Minh của người Hà Nội.
— Học sinh Vũ Tùng!
Ông giáo vội quát to một tiếng. Không kịp nữa rồi. Tùng đã chuyển sang chuyện nghĩa quân yêu nước tiêu diệt tên quan ba thực dân Frăngxi Gácniê ở Giảng Võ và mười năm sau, ngay mười chín tháng năm, năm 1873, đánh úp viên quan tư thực dân Hăngri Rivie ở Cầu Giấy. Thậm chí lúc này giọng Tùng càng như có vẻ sôi sục, hào hứng hơn:
— Hà Nội khi văn vẻ, lúc hùng dũng, nhưng đời đời kiên trinh bất khuất. Tự vệ thành hoàng Diệu và Vệ quốc quân trẻ tuổi với bom ba càng, lựu đạn tự tạo và súng khai hậu đã vây hãm kẻ thù suốt hai tháng ròng, nêu cao khí tiết: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ấy là cuối năm 1946...
— Pình!
Lần này thì mặt cái bàn bị cú đập bật tung lên những mẩu phấn vụn. Và hai con mắt kính trễ xuống tận mũi, không còn giữ được bình tĩnh nữa, ông giáo Tiết gầm:
— Phản nghịch! Phản nghịch! Học sinh Tùng! Ai dậy anh những điều như thế, hả? Ai dậy anh?
— Thưa thầy...
— Câm mồm! Muốn chết, hả!
— Thưa thầy... Thưa thầy, đó là sự thực lịch sử.
— Thưa thầy, đúng như thế!
— Đúng thế đấy ạ.
Đảo mắt nhìn quanh, thấy lũ học trò của mình lúc này là những cái mặt ngẩng lên đầy vẻ kiêu hãnh, khoái trá, thậm chí như thách đố, như trêu ngươi thầy, ông giáo liền nghiến chặt hai hàm răng. Rồi ngồi phịch xuống ghế, ông thở hắt ra.
Vừa lúc có những tiếng ồn ào ở lớp bên cạnh. Rồi cầu thang rầm rầm tiếng guốc dép.
— Cháy Nhà dầu Shell ở hàng bột rồi, các cậu ơi!
Có tiếng một học sinh nào đó vừa gào ở dưới sân trường.
Mồ hôi rịn nhơm nhớp cái trán hằn mấy nếp nhăn, ông giáo Tiết nhìn ra cửa. Học sinh từ các lớp đã tuông ra đầy sân trường, đang nhôn nhao, chen đẩy, hò reo rầm rĩ. Và chẳng còn cách nào cản ngăn được nữa, học trò lớp ông cũng đang đứng cả dậy, ào ào chen ra hai cái cửa lớn:
— Hoan hô!
— Cháy Nhà dầu Shell rồi! Hoan hô!
— Bra-vô [6] cháy! Cháy nhà dầu cung cấp săng nhớt cho ô tô, tầu bò của Tây rồi, anh em ơi
Ngồi lại trong lớp học, ông giáo Tiết chỉ còn biết giận dữ với cái bàn.
[6] Bravo: Hoan hô.
o O o
— Mình đã bị bêu riếu, Tùng ạ. Ông giáo Tiết bảo mình là con chiên lạc đàn mới trở về. Nghĩ mà ức!
Tùng ngồi trên khung xe, cặp sách đặt trên tay lái, ngoái lại:
— Hừ, ông thầy ấy, ai còn lạ!
— Nhưng cậu đã trả món nợ đó cho mình.
— Ý nghĩ thú vị đấy!
— Thú vị cái gì?
— Tớ tưởng nòi bốcxơ [7] nhà cậu chỉ quen đấm, ít chịu để cái óc nó tập thể dục - Tùng cười - Nhưng mà Nhân này, lúc ấy, tớ còn một mưu đồ khác nữa kia: Tớ muốn để thầy, để mọi người hiểu chúng mình. Chúng mình không ra được Việt Bắc tham gia kháng chiến, chúng mình ở lại Hà Nội bị bọn lõ và lũ Việt gian tạm chiếm đâu có phải là những kẻ đớn hèn.
[7] Boxeur: Võ sĩ.
Chiếc xe lăn ra một mặt đường rộng. Bỗng Nhân lạng xe vào sát dệ đường. Một chiếc xe đạp nhãn Mécxiê màu mận chín vượt lên, chạy song song với xe Nhân. Tùng quay sang, nhận ra đó là xe của thằng Tấc. Tấc con nhà Nghĩa Lộc hiệu kim hoàn phố hàng bạc. Tấc béo lùn, trắng trẻo mặt sữa, bộp như quả bưởi. Diện ra diện. Quần gabađin. Áo trắng pôpơlin săngpho. Be rê lệch.
— Đi trước đi, mày - Nhân hất hàm.
— Tao muốn nói chuyện với chúng mày. - Tấc hãm xe.
— Nói gì? - Tùng hỏi.
— Tao đề nghị nên hòa giải. Tao cũng không ưa lão Tiết dê. Nhưng, nên thức thời. Chúng mình, những trang thiếu niên của đất ngàn năm văn vật đâu có chịu lép. Nhưng, bây giờ là lúc ta cần sự bình yên, bình yên để trau dồi lấy cái vốn văn hóa, để sau này phụng sự quốc gia.
— Quốc gia? - Tùng hỏi.
— Đúng thế!
— Nhưng mà là quốc gia nào, tao hỏi?
Tấc bóp chặt phanh xe, há mồm, ngớ người. Một chiếc xe cũ kỹ ghi đông tay ngai đã dướn lên, bên phải xe Nhân.
— Anh Tuấn!
Nhân reo. Người đi chiếc xe đó là một thiếu niên trạc mười bẩy mười tám tuổi, da ngăm, cao dong dỏng, mặt hơi dài, hàm răng trắng đều. Anh là học sinh đệ tứ. Có thời gian ông Thân là thầy dạy anh tập bốc, tập đua xe, đá bóng. Nghe nói, trước cách mạng tháng Tám năm 1945, anh có chân trong tổ chức học sinh cứu quốc ở trường Bưởi.
— Nhân mới về à?
— Vâng. Anh Tuấn à, dạo này anh đang tập môn gì đấy?
— Dạo này anh bận nhiều việc gia đình quá!
Tùng quay sang:
— Vừa rồi ai đốt Nhà dầu Shell ở hàng bột đấy, anh Tuấn?
— Chắc là quân ta thôi.
— Thì ai chẳng biết là quân ta. Em muốn hỏi anh...
— Anh thì biết cóc khô gì!
Tuấn đáp, tủm tỉm cười.
Bỗng, cả ba chiếc xe cùng dừng lại. Mấy anh em cùng xuống xe. Họ nhìn thấy, cách xe họ chừng ba chục bước, đứng sẵn hơn chục thiếu niên Tây. Một đứa cao lớn bằng Tuấn, tóc hung, cổ gà chọi, tay khuỳnh khuỳnh, hai con mắt ngổ ngáo, bước từ bờ hè xuống, đứng ở cạnh đường, vẻ chờ đợi.
— Bọn học sinh trường Tây Anbe Sarô đấy!
Tùng ôm cái cặp, lui lại sau xe Nhân.
Tuấn nhẩy lên xe, đạp thẳng tới chỗ tên tóc hung, phanh xe, chân chống đất, nhìn nó:
— Nào, muốn nói chuyện đàng hoàng với nhau thì hẹn trước, đừng làm nhau bất ngờ.
Nhân đưa cho Tùng cái cặp của mình, đạp lên, mặt đỏ dừ:
— Anh Tuấn, để em cho chúng một bài học.
Thằng tóc hung thấy cái vẻ đàng hoàng của Tuấn, huýt một tiếng sáo, lập tức cả bọn Tây trẻ con định đón đường bắt nạt học trò Việt Nam, biến ngay vào một cái cổng biệt thự gần đó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Võ Sĩ Lên Đài
Ma Văn Kháng
Võ Sĩ Lên Đài - Ma Văn Kháng
https://isach.info/story.php?story=vo_si_len_dai__ma_van_khang