Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trên Chuyến Bay Đêm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3 -
H
arry Marks là người đàn ông may mắn nhất trên đời.
Mẹ anh ta thường nói với con rằng anh gặp nhiều may mắn. Mặc dù cha chết trong đại chiến, nhưng anh ta may mắn đã có bà mẹ xốc vác, đảm đang. Bà ta kiếm sống bằng cách giúp việc trong các văn phòng, và trong thời gian khủng hoảng kinh tế, không bao giờ bà thiếu việc làm. Hai mẹ eon sống ở Battersea, trong một khu chung cư mà tầng nào cũng chỉ có vòi nước lạnh và có phòng vệ sinh nằm ngoài căn hộ, nhưng họ có những người láng giềng rất tốt, biết giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Harry có tài tránh khỏi được những sự buồn lo ở đời, ở trường, ông thầy giáo thường đánh học trò, nhưng khi đến phiên đánh anh thì cây roi gãy. Harry té dưới xe, và xe chạy ngang qua mà không đụng đến người anh.
Chính vì quá yêu thích đồ nữ trang mà anh trở thành kẻ trộm cắp. Khi đến tuổi trưởng thành, anh thích rong chơi trên các con đường sang trọng giàu có ở tại khu West End, và nhìn vào các tủ gương bán đồ kim hoàn. Anh say mê một cách thích thú những viên kim cương và đá quí để trên những chiếc gối nhỏ sáng long lanh dưới ánh sáng huyền ảo của cửa tiệm kim hoàn. Anh yêu chúng vì sắc đẹp của chúng rồi, mà còn yêu vì chúng biểu hiện một nếp sống mà anh đã khám phá ra qua sách vở, một nếp sống trong các ngôi nhà rộng rãi ở nông thôn, có những bãi cỏ xanh rộng lớn, nơi có những cô gái mà người ta thường gọi là tiểu thư Penelope hay Jessica Chumley, chơi ten nít suốt buổi chiều, và khi về nhà uống trà còn thở hổn hển.
Anh ta học nghề kim hoàn, nhưng công việc làm đồ nữ trang làm cho anh bực bội, nên sáu tháng sau, anh bỏ việc. Công việc sửa chữa những sợi dây đồng hồ bị gãy và nới rộng những chiếc nhẫn của các bà đã lên cân không có gì làm cho anh hứng thú hết. Nhưng nhờ thế mà anh đã học được cách phân biệt một viên hồng ngọc với một viên ngọc lựu, phân biệt được ngọc trai tự nhiên với ngọc trai nhân tạo, và phân biệt được một viên kim cương hiện đại, đẽo gọt sáng loáng với viên đá quý đẽo gọt vào thế kỷ XIX. Anh lại còn phân biệt được sự khác nhau giữa một cái khung đẹp với một cái khung giả, phân biệt được một vật trang sức đẹp có giá trị với một vật rườm rà phô trương mà thiếu mỹ thuật; và khả năng phân biệt này chỉ nung nấu thêm lòng say mê đồ kim hoàn đẹp và sở thích nếp sống cần có những thứ này nơi anh.
Cuối cùng để thỏa mãn hai sở thích này, anh tìm cách lợi dụng những cô gái như Rcheeca ở Ascot. Anh thường gặp các cô gái giàu có ở trường đua ngựa.
Nhờ khung cảnh rộng rãi và người Đông, nên anh dễ dàng lui tới giữa hai nhóm thanh niên cá độ, tạo không khí mật thiết đến độ nhóm nào cũng tưởng anh là người của nhóm mình. Rebecca là cô gái to lớn với lỗ mũi khổng lồ, cô mặc chiếc áo cởi ngựa bằng vải dệt kim có hình tổ ong trông thật kỳ dị, và đội chiếc mũ chóp có cắm lông theo kiểu Robin Rừng Rú. Tất cả thanh niên nào thuộc nhóm của cô cũng không quan tâm chú ý đến cô, cho nên cô nàng tỏ ra biết ơn Herry, vì anh đã chuyện trò thân mật với cô.
Anh không chạy theo cô ta ngay tức khắc, vì vội vã như thế xem ra không được giá trị cho lắm. Nhưng một tháng sau, anh gặp cô ta trong một phòng trưng bày nghệ thuật, cô ta niềm nở với anh như anh là người bạn cũ, và giới thiệu anh với mẹ cô.
Những cô gái như Rebecca, không được đi chơi với trai mà không có người canh giữ đi theo, dù là đi xem xi nê hay đi ăn nhà hàng; chỉ có con gái bán hàng hay thợ thuyền mới đi như thế. Cho nên họ nói với cha mẹ là họ đi cùng nhóm; và để chứng tỏ cho cha mẹ thấy, họ thường cùng nhau đi dự những tiệc rượu.
Sau đó, từng cặp sẽ lặng lẽ chuồn đi chỗ khác chơi. Làm như thế này mới thích hợp với Harry:
vì anh không chính thức “tán tỉnh” Rebecca, cha mẹ cô thấy không cần thiết điều tra kỹ về lai lịch của anh, khỏi phải đặt nghi vấn về những lời dối trá vu vơ của anh về ngôi nhà ở nông thôn của anh tại Yorkshire, về việc anh theo học một trường đại học nhỏ ở Tô Cách Lan, về mẹ anh bệnh hoạn đang nghỉ dưỡng sức ở vùng miền trung nước Pháp, và anh sắp được gắn lên trung úy trong lực lượng Không quân Hoàng gia Anh.
Anh nhận thấy những chuyện láo khoét vu vơ là chuyện rất phổ biến trong xã hội thượng lưu, nơi anh thường lui tới. Người ta nghe những chuyện này từ cửa miệng của các thanh niên không muốn thú nhận mình nghèo xơ nghèo xác, không muốn cho mọi người biết cha mẹ họ là những bợm nghiện rượu thâm căn cố đế, không muốn tỏ ra mình đang ở trong một gia đình hèn hạ và thiếu tư cách. Không ai nhọc công đi điều tra một người chưa có dấu hiệu gì muốn ve vãn một cô gái con nhà quí tộc.
Cho nên, Harry đã đi chơi với Rebecca theo cái kiểu văn nghệ như thế này từ ba tuần nay rồi. Cô ta mời anh đến chơi ngày cuối tuần ở Kent một lần, ở đây anh đã chơi bài Cri-kê và ăn cắp tiền của khách đến chơi, những người này không dám kêu ca vì sợ làm mất lòng chủ nhà. Cô ta mời anh đi dự dạ vũ nhiều lần, ở đây anh đã móc túi và lục túi xách của người ta. Ngoài ra, có lần đến thăm chỗ ở của Rebecca, anh đã cuỗm một số tiền nho nhỏ, một ít đồ đạc và ba chiếc kẹp từ thời Victoria rất đẹp, mà mẹ của Rebecca chưa biết là bà đã mất các thứ này.
Theo anh ta, thì ăn cắp của những hạng người như thế này không có gì là vô đạo đức hết. Những người này không xứng được hưởng cảnh giàu sang. Hầu hết họ không làm việc gì cả. Có một số có địa vị xã hội, nhưng họ đã dùng quan hệ phe đảng để chiếm những chức vụ ngồi mát ăn bát vàng, đó là những nhà ngoại giao, những chủ tịch các công ty, các quan tòa hay đại biểu các đảng bảo thủ.
Ăn cắp của họ cũng như giết bọn Quốc xã Đức thôi, đây là công việc phục vụ nhân dân chứ không phải tội lỗi.
Anh làm như thế từ hai năm nay và anh biết công việc này không thể kéo dài mãi được. Xã hội thượng lưu nước Anh rộng mênh mông nhưng cũng giới hạn, cuối cùng thế nào người ta cũng sẽ tìm ra tông tích của anh. Ngay lúc anh đang định kiếm một công việc gì khác để làm ăn sinh sống, thì chiến tranh bùng nổ.
Tuy nhiên anh sẽ không đầu quân vào làm lính trơn. Thực phẩm đã tầm thường mà áo quần lính lại còn thô tháp, rồi đời sống trong quân ngũ khắc nghiệt, dữ dội, không thích hợp cho anh chút nào hết. Ngoài ra, đi bộ binh phải mặc ka ki, mà anh mặc ka ki trông rất tệ. Cho nên anh muốn trở thành sĩ quan Không quân Hoàng gia Anh. Anh chưa biết cách làm sao để trở thành sĩ quan không quân, nhưng thế nào anh cũng đạt được ý nguyện, vì anh là người thường gặp may mắn.
Trong lúc chờ đợi thời cơ, anh quyết định sử dụng Rebeeca để giới thiệu anh lần chót với một nơi giàu sang, trước khi anh bỏ rơi cô ta.
Hai người đến tham dự buổi tiếp tân vào buổi tối tại khách sạn sang trọng ở Belgravia, nơi ngài Sừnon Monford đang ở, ông ta là một nhà xuất bản giàu có.
Harry nghỉ ngơi một lát với cô Lydia Moss, con gái của một bá tước Tô Cách Lan, cô ta béo phì và khả kính. Cô ta vụng về, đơn độc, nên anh trổ tài tán tỉnh cô ta không mấy khó khăn. Anh chuyện trò với cô chừng 15 hay 20 phút, thời gian đại khái như bao lần trước anh thường dùng để tán tỉnh con gái. Rồi anh đến nói chuyện với Rebecca để khỏi làm phật ý cô này. Sau đó, anh thấy đã đến lúc hành động.
Anh xin lỗi để ra khỏi phòng. Buổi tiếp tân diễn ra trong phòng khách rộng rãi ở tầng lầu một. Khi anh đi qua hầm cầu thang và lén lút đi lên thang lầu, anh thấy hồi hộp vô cùng như mỗi khi anh ra tay làm ăn. Cứ nghĩ đến chuyện đi ăn trộm của chủ nhà, lòng anh lại nôn nao sợ bị bắt tại trận và bỉ tố cáo là kẻ gian phi, anh vừa lo sợ lại vừa phấn khích.
Anh đi lên tầng trên, men theo hành lang dẫn đến phía trước nhà. Cánh cửa nằm ở cuối hành lang có lẽ là cửa mở vào phòng ngủ của chủ nhân, anh nghĩ thế Anh mở cửa ra, thấy một căn phòng rộng lớn có treo màn bằng vải hoa và một chiếc giường phủ màu hồng. Anh định vào trong phòng thì bỗng một cánh cửa khác mở ra và có tiếng hỏi xẵng:
– Kìa, làm gì thế?
Harry quay người lui, rất căng thẳng. Anh thấy một thanh niên cỡ tuổi anh đi tới trên hành lang, đưa mắt ngạc nhiên nhìn anh.
Như mọi lần khác, hễ mỗi lần anh cần nói cái gì là lời nói tuôn ra một cách rất tự nhiên.
– À có phải chỗ này không?
– Chỗ gì?
– Có phải đây là phòng vệ sinh không?
Mặt người thanh niên bỗng lộ vẻ vui tươi:
– Ồ, thì ra thế. Anh đi đến chỗ có cánh cửa màu xanh nằm ở cuối hành lang đằng kia kìa.
– Rất cám ơn.
– Không sao.
Harry đi dọc theo hành lang. Anh nói:
– Nhà đẹp quá – Đẹp ư? - Người thanh niên hỏi, rồi đi xuống cầu thang và biến mất.
Harry mỉm cười khoan khoái. Đôi lúc có người quá dễ tin.
Anh quay lại, vào căn phòng màu hồng. Phòng này trông như một căn hộ.
Màu sắc trong phòng khiến anh nghĩ là mình đang đứng trong phòng của Bà Monkford. Nhìn quanh, anh thấy có phòng để móc áo quần khăn mũ ở bên cạnh, phòng này cũng trang hoàng màu hồng, rồi anh thấy có một phòng nữa nhỏ hơn, trong phòng có kê ghế bành bọc da và trang hoàng bằng giấy có sọc tiếp theo đó là phòng móc áo quần đàn ông. Trong xã hội thượng lưu, những cặp vợ chồng thường có phòng riêng, theo chỗ Harry biết thì thế. Anh chưa dám khẳng định họ ngủ riêng là vì họ ít dâm dật hơn giới thợ thuyền, hay họ nghỉ riêng là vì họ có nhiều phòng trong nhà quá rộng lớn.
Phòng áo quần của ngài Simon gồm có một cái tủ lớn bằng gỗ gụ và một tủ con mất cân xứng. Harry mở ngăn kéo đầu tiên ở tủ con mốt. Trong ngăn kéo có một cái hộp nhỏ bằng da đựng đồ nữ trang, trong hộp đựng nút áo, kim găm cài cổ áo và nút tay áo, để lộn xộn. Hầu hết các thứ đều tầm thường, nhưng con mắt nhà nghề của Hany chú ý đến cặp nút tay áo xinh xắn bằng vàng có gắn những viên hồng ngọc nho nhỏ. Anh cho cặp nút này vào túi. Bên cạnh cái hộp, có cái ví da đựng 50 bảng bằng những tờ giấy bạc 5 bảng. Harry lấy 20 bảng, anh cảm thầy hài lòng. Thật dễ, anh ta nghĩ. Muốn có 20 bảng, nhiều người phải làm việc trong nhà máy bẩn thỉu hai tháng trời mới. có được.
Anh không bao giờ lấy hết. Lấy hết khiến người ta sinh nghi. Một ít, họ sẽ nghĩ họ đã làm mất đồ nữ trang đâu đó hay là lầm lẫn số tiền có trong ví, cho nên họ không thể thông báo bị mất cắp được.
Anh đóng ngăn kéo lại rồi đi qua phòng phu nhân Monkford. Anh đã định bỏ đi với chiến lợi phẩm vừa kiếm được, nhưng lại muốn nấn ná thêm vài phút.
Phụ nữ thường có đồ nữ trang quí giá hơn đàn ông. Phu nhân Monkford có lẽ có ngọc xa phia, mà Harry thì rất thích loại ngọc này.
Trời đẹp nên có một cánh cửa sổ mở rộng. Harry đưa mắt nhìn, anh ta thấy một ban công nhỏ có lan can uốn. Anh vội đi vào phòng để áo quần và ngồi vào bàn trang điểm. Anh mở hết các ngăn kéo ra, thấy có nhiều hộp và đĩa đựng đồ nữ trang. Anh liền vội vàng lục xem, tai cố lắng nghe tiếng động nơi cửa.
Phu nhân Monkford không sành về đồ trang sức. Bà ta đẹp nhưng vô duyên, và bà - hay chồng bà - chọn đồ nữ trang lòe loẹt nhưng ít có giá trị. Ngọc trai thì không cân xứng, trâm cài tóc thô xấu, hoa tai nặng nề và vàng đeo tay không hấp dẫn. Anh cảm thấy thất vọng.
Anh đang đắn đo trước cái mề đay xinh xắn thì bỗng anh nghe có tiếng cửa phòng mở. Anh khựng lại, ruột đau thắt, suy tính cách hành động.
Căn phòng chỉ có một cánh cửa duy nhất. Phòng có một cánh cửa sổ nhỏ, nhưng cửa đóng và có lẽ anh không thể nào mở kịp mà không gây tiếng động.
Anh phân vân tự hỏi không biết trốn vào tủ treo áo có kịp không.
Từ chỗ ngồi, anh không thấy cửa phòng. Anh nghe cửa đóng lại, rồi có tiếng đàn bà ho và tiếng bước chân nhẹ nhàng đi trên thảm. Anh cúi nhìn vào tấm gương soi trên bàn trang điểm. Với tư thế như thế này, anh thấy khắp cả phòng.
Phu nhân Monkford đi về phía phòng để áo quần. Anh không có thì giờ đóng các ngăn kéo lại nữa.
Anh hơi hồi hộp. Anh cảm thấy sợ, nhưng anh đã từng gặp hoàn cảnh nguy hiểm như thế này rồi. Anh đợi một lát, cố lấy bình tĩnh rồi quyết hành động.
Anh đứng dậy, đi nhanh qua cánh cửa vào phòng và nói:
– Thì ra là thế!
Phu nhân Monkford dừng lại giữa phòng. Bà ta lấy tay bịt miệng và thốt lên nho nhó.
Trước cánh cửa sổ mở rộng, tấm màn bằng vải hoa bay lất phất trong cơn gió nhẹ, Harry bỗng nảy ra một ý trong óc.
– Thì ra là thế, anh lặp lại, cố lấy giọng kinh ngạc.
– Tôi vừa thấy có người nhảy qua cửa sổ ở phòng bà.
Bà ta thốt ra lời:
– Anh nói cái gì? Và anh làm gì trong phòng tối?
Harry đóng kịch, anh ta chạy đến cửa sổ, nhìn ra ngoài rồi nói:
– Đi mất rồi?
– Xin anh vui lòng cho tôi biết chuyện gì thế?
Harry hít vào một hơi thật dài, như thể anh muốn có thì giờ để sắp xếp các tình tiết cho mạch lạc. Bà Monkford tuổi khoảng 40, mặc chiếc áo dài bằng lụa xanh. Nếu anh giữ được bình tĩnh, anh có thể hoàn thành được kế hoạch. Miệng nhoẻn cười tự tin, anh đóng vai trò một chú học trò khôn lớn, đầy nhiệt huyết, chơi bóng bầu dục say sưa - chắc bà rất thích nhân vật này - rồi anh bắt đầu trổ tài.
– Thật tôi chưa bao giờ thấy một việc như thế này. Tôi đang ở trong hành lang thì một anh chàng trông có vẻ kỳ lạ thò đầu ra khỏi cửa này. Hắn trông thấy tôi liền thụt đầu vào trốn trong phòng. Tôi biết đây là phòng bà, vì chính tôi đã vào đây để tìm phòng vệ sinh. Tôi tự hỏi không biết anh chàng này muốn gì.
Anh ta không có vẻ là gia nhân của bà mà chắc cũng không phải là khách được mời. Cho nên tôi bước vào phòng bà để hỏi hắn. Khi tôi mở cửa, hắn nhảy qua cửa sổ Rồi để giải thích về việc các ngăn kéo ở bàn trang điểm còn để mở, anh ta nói tiếp:
– Tôi vừa đến nhìn xem trong phòng để áo quần của bà, tôi sợ hắn lấy đồ nữ trang của bà.
Tuyệt đấy, anh ta nhủ thầm, đáng phục đấy; chắc mình đóng kịch cho dài truyền thanh được rồi đấy.
Bà ta đưa tay áp lên trán.
– Ồ kinh khủng quá! - Bà nói, giọng yếu ớt.
– Bà nên ngồi xuống cho khỏe, - Harry nói với vẻ ân cần. Anh theo bà đến chiếc ghế nhỏ màu hồng.
– Tôi nghĩ, nếu anh không làm cho hắn sợ chạy trốn thì thế nào khi tôi vào đây hắn vẫn còn trong phòng:
Chắc tôi xỉu mất. - Bà nắm bàn tay của Harry và bóp thật mạnh. - Tôi rất cám ơn anh. Harry cố nén nụ cười. Một lần nữa, anh thoát nạn. Anh suy nghĩ một lát. Điều anh mong muốn là làm sao để bà ta đừng nói với ai chuyện này hết. Anh bèn nói với bà:
– Thưa bà, tôi mong sao bà đừng nói gì về chuyện này với Rebecca, được không. Cô ấy có tính hay lo, cho nên nếu cô ấy biết được chuyện này, chắc thế nào cô ấy cũng lo buồn, mất ăn mất ngủ đến hàng tuần chưa hết.
– Tôi cũng thế, - bà Monkford đáp. - Hàng tuần chưa hết lo:
– Bà rất hoang mang, vẻ nghi ngại khi nghe anh ta nói cô Rebecca hộ pháp của bà yếu thần kinh như thế.
– Có lẽ bà nên mời cảnh sát đến để điều tra vụ này, nhưng như thế cuộc vui buổi tối sẽ hỏng mất, - anh nói tiếp.
– Ôi, trời ơi... Thế thì khủng khiếp quá. Nhưng có nên mời cảnh sát đến không?
– Nên mời... - Harry đáp, cố không để lộ sự vui mừng qua giọng nói. - Nhưng cũng còn tùy thuộc vào các thứ mà thằng vô lại kia đã lấy. Tại sao bà không đi xem coi bà đã mất gì?
– Ôi, lạy Chúa, phải rồi, phải xem thử có mất gì không Hany bóp mạnh tay bà để khuyến khích, rồi đỡ bà đứng lên.
Hai người đi đến phòng để áo quần. Bỗng bà giật mình khi thấy các ngăn kéo bị mở toang ra hết. Harry kéo chiếc ghế bành đến cho bà ta ngồi. Bà ngồi xuống, nhìn xem các đồ nữ trang. Một lát bà nói:
– Hắn ta không lấy gì hết.
– Có lẽ tôi đã làm cho hắn giật mình mà không kịp lấy đấy.
Bà ta lục lọi kiểm tra các vòng đeo tay và trâm cài tóc Bà đáp:
– Phải, chắc thế. Anh thật kỳ diệu.
– Nếu bà không mất gì, bà không cần phải nói cho ai biết cả thì hơn.
– Nhưng tất nhiên là phải nói cho ngài Simon biết.
– Đương nhiên rồi, dù ông ấy không muốn thế.
– Theo tôi thì bà nên để xong buổi tiếp tân đã rồi hãy nói. Như thế, bà không làm cho buổi dạ tiệc mất vui.
– Ý kiến tuyệt vời! - Bà ta đáp với một giọng đầy biết ơn.
Mọi việc đều diễn ra rất hoàn hảo. Harry khoan khoái trong lòng, anh cảm thấy tình hình bây giờ đã tốt đẹp, thuận lợi, anh nói:
– Bây giờ tốt hơn là tôi nên xuống dưới để bà nghỉ ngơi một lát. - Anh cúi người hôn phớt lên má bà. Bỗng anh thấy bà đỏ mặt. Anh thì thào bên tai bà:
– Tôi thấy bà thật hết sức can đảm. - Nói xong, anh đi ra khỏi phòng.
Phụ nữ vào tuổi trung niên nhiều khi còn dễ bị phỉnh phờ hơn cả con gái của họ nữa, anh tự nhủ. Khi ra ngoài hành lang vắng vẻ, anh soi bóng mình vào gương. Anh dừng lại sửa chiếc nơ bướm trên cổ và nhìn bóng mình, mỉm cười chiến thắng, thầm nhủ:
“Harold, mày là thằng quỷ sứ”.
Buổi tiếp tân kết thúc. Khi Harry trở lại phòng khách, Rebecca cau có hỏi anh:
– Anh đi đâu nãy giờ?
– Anh đi nói chuyện với bà chủ nhà chứ đi đâu.
– Bà ấy gặp chuyện đáng buồn. Chúng ta đi chứ?
Anh ra khỏi nhà với cặp nút tay áo quí và 20 bảng của chủ nhà trong túi.
Họ đón tắc xi ở Quãng trường Belglave để đến nhà hàng ăn uống ở Piccadilly. Harry rất thích các nhà hàng sang trọng:
anh cảm thấy sung sướng khi được ngồi trong này, được nhìn những chiếc khăn bàn hồ cứng, được thấy ly tách sáng bóng, được xem những tờ thực đơn bằng tiếng Pháp và được những ông quản lý khách sạn tiếp cung kính. Bố anh chưa bao giờ được thấy cảnh bên trong các nhà hàng như thế này. Mẹ anh thì có lẽ có thấy, nếu bà có đến làm việc ở những nơi này. Anh gọi một chai sâm banh, xem xét rất kỹ danh sách các thứ rượu vang, rồi chọn một chai được sản xuất vào thời điểm mà anh biết rất ngon nhưng không hiếm, để giá tiền không cao quá.
Khi anh dẫn các cô vào nhà hàng, anh đã mắc phải một số sai lầm; nhưng anh ý thức được việc này liền. Mưu mẹo hữu dụng nhất là anh không mở xem thực đơn mà hỏi bồi bàn:
“Tôi muốn ăn cá bơn, nhà hàng có không”. Anh bồi bàn sẽ mở tờ thực đơn ra và chỉ cho anh thấy dãy thức ăn viết bằng tiếng Pháp:
Cá bơn tẩm bột chiên, cá nục róc xương nấu với xốt tác-ta và cá bơn nướng vĩ, rồi thấy anh ngần ngừ, anh bồi liền đưa ý kiến:
“Cá đục ngon lắm, thua ông”.
Harry rất sành các thức ăn ghi bằng tiếng Pháp trên thực đơn. Anh thấy nhiều người thường đến ăn trong các nhà hàng như thế này luôn luôn hỏi người phục vụ các món ăn viết bằng chữ Pháp, vì người Anh giàu có không cần phải biết tiếng Pháp. Cho nên, khi họ ăn trong các nhà hàng, họ cần có người dịch ra cho họ biết; và bây giờ anh có thể đọc thực đơn bằng tiếng Pháp giỏi hơn những thanh niên con nhà giàu cùng trang lứa. Rượu thì không có gì khó khăn. Những người phụ trách bán rượu trong nhà hàng thường rất sung sướng khi Được khách hỏi ý kiến, họ không ngờ anh là một thanh niên biết hết tất cả các lâu đài sản xuất rượu, biết hết tên các thứ rượ ngon và ngày sản xuất. Trong các nhà hàng cũng như trong cuộc sống, muốn mưu mẹo thành công thì phải có phong thái tự tại, thản nhiên, nhất là khi mình không phải là người giàu có.
Rượu anh chọn thật ngon, nhưng tối hôm ấy anh không được vui, và anh thừa biết điều không làm cho anh vui là Rebecca. Anh thường mong muốn được dẫn cô nào xinh đẹp vào nhà hàng sang trọng như thế này. Nhưng thường anh chỉ dẫn đi những cô không ra gì:
cô thì xấu, cô thì cục cằn, cô thì mặt đầy mụn, cô thì ngu ngốc. Làm quen những cô như thế này thật dễ; rồi khi họ đã say mê anh rồi, họ chỉ yêu cầu anh một việc là phải trung thành với họ, họ bất cần tìm hiểu con người anh vì họ sợ mất anh. Đây là chiến thuật lý tưởng để anh xâm nhập vào các gia đình giàu có. Nhưng buồn thay là anh chỉ chài được các cô mà anh không vừa ý. Có lẽ một ngày nào đó...
Tối đó Rebecca có vẻ buồn. Có nhiều lý do khiến cô ta phật ý. Có lẽ cô phân vân không biết tại sao đã đi chơi với nhau suất ba tuần rồi mà Harry không đi xa hơn, không sờ soạng gì cô hết. Sự thực thì anh ta không có vẻ ham muốn cô.
Anh có thể làm cho cô vui, có thể buông lời cợt nhã, làm cho cô cười và khiến cho cô yêu anh; nhưng anh không có vẻ ham muốn cô. Có một lần anh ở trong vựa lúa với một cô gái mảnh khảnh Và anh đã hết sức kiềm chế mình để khỏi phải phá trinh cô ta, nhưng cơ thể anh đã hết sức rạo rực, mỗi lần nói đến chuyện ấy là anh lại cảm thấy khó chịu.
Thục ra thì chuyện tình dục của anh hầu như chỉ xảy ra với các cô gái cùng giai cấp xã hội với mình và không có cuộc tình nào bền lâu hết. Chỉ có một lần anh gian thú với một phụ nữ lớn tuổi ở Bond Street, bà ta là vợ của một luật sư, ông thì bận rộn công việc, còn bà thì vô công rồi nghề, và họ yêu nhau suốt hai năm trời. Anh học hỏi ở bà này rất nhiều về nghệ thuật làm tình, bà ta đã dạy cho anh cách thích thú với thái độ của một người thuộc xã hội thượng lưu, xã hội mà anh đã lén lút đồng hóa vào; và họ đã nằm trên giường với nhau để đọc thơ, bình thơ. Harry cảm thấy thương mến bà ta rất nhiều. Thế rồi bà ta chấm dứt mối tình với anh một cách đột ngột và không báo trước, khi chồng bà ta phát hiện ra bà có người tình ông ta không biết người đó là ai. Từ đó, Harry gặp hai người nhiều lần:
bà vợ nhìn anh ta như nhìn một kẻ xa lạ. Harry thấy việc này quá độc ác. Bà ta đã quá tin vào anh và có vẻ mong anh thông cảm. Bà ta là một người có ý chí mạnh hay thiếu con tim Có lẽ không bao giờ anh biết được.
Rượu ngon đắt tiền không làm cho Harry lẫn Rebecca hết buồn. Anh bắt đầu cảm thấy bực bội. Anh đã có ý định sau đêm nay sẽ bỏ rơi cô một cách êm thấm, nhưng bây giờ anh thấy không thể nào chịu đựng được cảnh ngồi với cô cho hết buổi như thế này. Anh ân hận việc anh phung phí tiền bạc để mời cô đi ăn tối. Anh nhìn bộ mặt quàu quạu của Rebecca, mặt cô không trang điểm trông phèn phẹt đội chiếc mũ lông nhỏ kỳ cục, anh bỗng thấy ghét cô.
Khi họ ăn xong tráng miệng, anh gọi cà phê rồi đi đến phòng vệ sinh. Phòng để áo mũ nằm gần bên phòng vệ sinh nam, gần cửa đi ra, ngồi ở bàn ăn của họ không thấy cửa này. Harry muốn bỏ về ngay tức khắc anh bèn lấy mũ, cho bà giữ phòng để áo mũ tiền bo, rồi lặng lẽ ra khỏi nhà hàng.
Trời đêm êm dịu. Vì có lệnh che hết ánh sáng nên trời tối thui, nhưng Harry rất rành khu West End và nhờ có những bảng hiệu sáng ở các ngã tư nên anh biết đường để đi, đó là chưa kể có ánh sáng yếu ớt của các xe hơi chạy qua. Anh cớ cảm giác như một người học trò bị đuổi học. Anh đã thoát khỏi được Rebecca, đã tiết kiệm được 7 hay 8 bảng và được một buổi tối thảnh thơi, tất cả chỉ nhờ một ý nghĩ bất chợt nảy ra trong óc anh hồi nãy.
Các rạp hát, rạp xi nê và vũ trường đều phải đóng cửa theo lệnh của chính quyền “cho đến khi chấm dứt sự đe dọa tấn công của quân Đức lên Anh Quốc”, người ta nói thế. Nhưng những hộp đêm vẫn thường xuyên hoạt động bất hợp pháp, cho nên nếu biết tìm kiếm thì người ta sẽ có được nhiều nơi để đến.
Chẳng bao lâu sau, Harry ngồi chễm chệ tại một chiếc bàn trong một hộp đêm ở Soho, nhấm nháp whisky, nghe một ban nhạc Jazz danh tiếng của Mỹ, vừa nghĩ cách để ve vãn cô bán thuốc lá.
Harry đang suy nghĩ thì anh trai của Rebecca bước vào.
Sáng hôm sau, khi ngồi trong phòng giam dưới tầng hầm của tòa án, lòng đau đớn và ăn năn hối hận, anh đợi giờ xuất hiện trước các quan tòa. Ruột gan anh rối bời..
Bỏ nhà hàng ăn ra về như thế quả là một hành động ngu ngốc. Rebecca không phải là hạng người chịu bỏ lòng kiêu hãnh để lặng lẽ trả tiền bữa ăn. Cô ta đã làm to chuyện, người quản lý khách sạn báo cảnh sát, gia đình Rebecca đến... Những chuyện như thế này cần phải tránh mới phải. Thế nhưng, nếu Harry không gặp rủi ro bất thần, là sau đó hai giờ đụng đầu phải anh trai của Rebecca, thì chắc anh đã thoát được rồi.
Anh ở trong phòng giam lớn với khoảng 15 đến 20 tù nhân khác, họ sẽ ra tòa sáng nay với những tội phạm có quả tang. Phòng không có cửa sổ và đầy khói thuốc lá. Hôm nay chắc người ta không xử Harry mà chỉ là phiên tòa hỏi cung mở đầu thôi.
Rõ ràng thế nào người ta cũng buộc tội anh. Những bằng cớ để buộc tội anh không thể nào chối cãi được. Người trưởng nhóm bồi bàn sẽ xác nhận những lời kêu ca của Rebecca, và ngài Simon Monkford sẽ nhận ra cặp nút tay áo.
Nhưng chuyện tồi tệ nhất cho anh đã diễn ra rồi. Harry đã bị một thanh tra cảnh sát hình sự thẩm vấn. Ông ta mặc bộ đồng phục của giới thanh tra cảnh sát thường mặc, bộ com lê vải xẹc dày dặn, sơ mi trắng và cà vạt đen, áo di-lê không có dây đeo đồng hồ và giày đánh láng bóng; ông ta là loại cảnh sát giàu kinh nghiệm, nhanh trí và đa nghi. ông ta nói:
– Từ hai ba năm nay, thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những lời báo cáo xuất phát từ những gia đình giàu có cho biết họ đã “mất” một số nữ trang. Dĩ nhiên là không phải bị ăn cắp. Chỉ biến mất thôi. Những chiếc vòng đeo tay, những đôi hoa tai, những chiếc mề đay đeo ngục, nút áo... Những người mất các thứ này cam đoan rằng đồ nữ trang của họ không phải bị ăn trộm, vì chỉ có khách mời của họ mới có cơ hội để lấy các thứ này. Lý do khiến họ đi báo những thứ bị mất này, là họ chỉ muốn lấy lại chúng, nếu có người nào thấy chúng ở đâu đó.
Harry không nói một tiếng, nhưng anh cảm thấy rất đau khổ. Mãi cho đến bây giờ, anh cứ đinh ninh rằng nghề của anh hành thông, không một ai trông thấy Bây giờ anh rất kinh hoàng khi biết sự thể trái ngược hẳn:
thỉnh thoảng có lúc người ta đã theo dõi anh.
Ông thanh tra mở tập hồ sơ ra.
– Bá tước Dorset mất một cái hộp đựng kẹo bằng bạc có từ thế kỷ XVIII và một cái hộp đụng thuốc lá bằng sơn mài cũng từ thể kỷ 18. Bà Harry Jaspers, một chiếc vòng bằng ngọc trai có khuy bằng hồng ngọc mua tại cửa tiệm Tlffany. Bà Bá tước Malvoll, mất một mặt mề đay bằng kim cương của tiệm Art Deco gắn trên sợi dây chuyền bằng bạc. Tên nào lấy các thứ ấy có khiếu thẩm mỹ đầy chứ. Nhà thám tử dán mắt vào những hạt nút kim cương đính trên ngực áo của Harry.
Harry biết hồ sơ này ghi những thứ bí mật do anh lấy. Anh nghĩ thế nào rồi anh cũng bị buộc tội đã lấy ít ra là một số đồ trong số này. Cái lão thanh tra khôn ranh này đã thu thập những yếu tố căn bản đủ để buộc tội anh. ông ta không khó khăn gì trong việc tìm ra những nhân chứng để người ta cũng sẽ đến lục tìm chỗ anh ở tại nhà mẹ anh. Phần nhiều đồ nữ trang này anh đã bán cho người mua đồ ăn cắp, nhưng anh vẫn còn giữ lại một vài món:
những hạt nút kim cương mà ông cảnh sát đã thấy trên người anh, thứ này anh lấy của một người say ngủ gà ngủ gật trong buổi dạ vũ ở Quãng trường Grosvener, và mẹ anh có một chiếc kim cài áo mà anh đã khéo léo xoáy trên áo của một bà công tước tại một tiệc cưới trong vườn nhà Surrey. Ngoài ra, khi họ hỏi anh sống bằng cách gì thì anh biết trả lời sao?
Chắc là anh sẽ phải ở tù một thời gian. Và khi ra khỏi tù, thế nào anh cũng bị gọi nhập ngũ, và ở trong quân ngủ thì chẳng khác gì ở tù. Nghĩ đến chuyện ấy, anh thấy lạnh cả người.
Anh ngoan cố không chịu nói một tiếng, thậm chí khi ông thanh tra thộp lấy ve áo vét tông của anh đẩy anh sát vào chân tường anh cũng không nói; nhưng sự im lặng chắc không cứu được anh. Công lý thế nào cũng buộc tội anh.
Harry chỉ còn một cách để có thể Được tự do, đó là thuyết phục các quan tha cho anh đóng tiền bảo chứng để được tại ngoại, rồi biến mất. Bỗng anh tha thiết mong muốn được tự do, như thể anh đã bị tù nhiều năm chưa được ra ngoài bao giờ.
Biến đi không phải dễ dàng gì, nhưng nghĩ đến chuyện này khiến anh nôn nao trong dạ.
Khi sống bằng nghề xoáy của kẻ giàu, anh đã quen nếp sống của họ:
anh ngủ dậy trước, uống cà phê bằng tách sứ, mặc áo quần đẹp, ăn tại những nhà hàng lớn. Anh lại còn thích học đòi cuộc sống trưởng giả của họ, đi uống rượu với bạn cố tri hay là dẫn mẹ đi xem hát ở nhà hát Odéon. Cho nên khi nghĩ đến nhà tù là anh không làm sao chịu nổi; sống trong tù là sẽ mặc áo quần dơ bẩn, thức ăn khổ cực, sống chung lộn, và tệ hơn hết là cứ lo sợ về một cuộc sống vô vọng.
Anh rùng mình ghê sợ, bèn tập trung tư tưởng vào việc tiến thế chân Dĩ nhiên là cảnh sát sẽ chống đối việc này, nhưng người quyết định là các quan tòa. Harry chưa bao giờ ra tòa, nhưng anh biết rết rõ đường đi nước bước những chuyện xảy ra trong các phiên tòa như người ta biết chuyện ai có thể được vào ở trong nhà tế bần hay biết cách thông ống khói như thế nào. Tòa án chỉ không chịu cho nộp tiền bảo chứng đối với các tội sát nhân mà thời. Còn ngoài ra, việc đóng tiền tại ngoại hậu tòa này đều tùy thuộc vào các quan tòa.
Thường thường, họ làm theo lời yêu cầu của cảnh sát, nhưng không phải là luôn luôn. Thỉnh thoảng họ nghe theo lời của một luật sư khéo léo, hay nghe theo lời bị cáo khi người này viện có gì đấy nghe rất thảm thiết, như có con đau nặng chẳng hạn. Thỉnh thoảng gặp một quan tòa kiêu ngạo, cũng chấp nhận cho bị cáo được tại ngoại hậu tra, bởi lẽ họ muốn chứng tỏ họ độc lập, không lệ thuộc vào công tố viên. Anh phải tìm một ít tiền mới được, có lẽ 25 hay 50 bảng. Việc này không khó khăn với anh. Anh có nhiều tiền. Họ đã cho phép anh gọi điện thoại, anh đã gọi người bán báo ở góc đường nơi mẹ anh ở, và anh đã nhờ Berlùe, người chủ sạp báo, cho một nhân viên đi tìm mẹ anh. Khi mẹ anh đến, anh sẽ chỉ cho bà biết chỗ để lấy tiền.
Anh đã nói chắc nịch với mẹ:
– Họ bằng lòng cho con đóng tiền thế chân để được tại ngoại hầu tra.
– Mẹ biết, con à, - mẹ anh đáp. - Con luôn luôn gặp may mắn.
– Và nếu không thì...
Mình thường vượt qua được nhiều hoàn cảnh rất khó khăn, - anh tự nhủ với lòng tràn đầy tin tưởng. Chuyện này xét ra cũng chẳng khó khăn gì. Người cai ngục gọi lớn:
– Marks!
Harry đứng dậy. Anh chưa chuẩn bị được những điều anh định nói:
anh thích ứng khẩu. Nhưng anh vẫn ân hận đã không nghĩ đến cách biện hộ. Phải thực hiện cho được việc này, anh lo lắng tự nhủ. Anh gài nút áo vét sửa lại cái nơ và kéo vuông vải phin trong túi áo trên ngực cho ngay ngắn. Anh thoa cằm và ân hận là họ không cho phép anh cạo râu. Đến giờ phút chót, kế hoạch hành động mới nảy sinh trong óc anh, anh tháo cặp nút tay áo sơ mi ra, cất vào túi.
Người ta mở cửa song sắt và anh bước ra.
Họ dẫn anh lên chiếc cầu thang đúc bê tông, chỉ cho anh ngồi vào ghế bị cáo ở giữa phòng xử án. Trước mặt anh, chiếc ghế dành cho luật sư không có người ngồi, ông thư ký tòa án ngồi ở bàn và tòa gồm có ba ông quan tòa không chuyên nghiệp.
Hany tự nhủ:
Lạy Chúa, mình hy vọng những thằng khốn nạn này sẽ để cho mình được ra về.
Ở bàn báo chí kế bên phòng xử, anh thấy một phóng viên còn trẻ cầm sẵn sổ ghi chép trên tay. Harry quay lui nhìn xuống cuối phòng, nơi dành cho công chúng. Anh thấy mẹ anh, bà mặc chiếc măng tô đẹp nhất và đội một cái mũ mới.
Bà vỗ vào túi áo với vẻ như muốn báo cho anh biết đã có mang theo tiền:
Harry biết bà đã mang theo tiền cho anh nộp tiền thế chân. Anh hoảng sợ khi thấy bà mang chiếc kim cài áo mà anh đã ăn cắp ở nhà bà công tước Eyer.
Anh quay lại phía các quan tòa, hai tay vịn vào lan can để khỏi run. Công tố viên là một cảnh sát có đầu hói với cái mũ bự, ông ta nói:
– Thưa quí ngài, tội nhân số ba:
Ăn cắp hai mươi bảng tiền mặt và một cặp nút tay áo bằng vàng giá trị đến 15 ghi nê, chủ nhân là ngài Simon MonkFord; và bị bắt quả tang về tội ăn quịt tại nhà hàng Saint Raphael ở khu Piccadilly.
Bên cảnh sát yêu cầu tòa tạm giam tội nhân, vì chúng tôi đang điếu tra những tang chứng có trị giá rất lớn.
Harry quan sát thật kỹ các ông quan tòa:
một bên là một ông già có hai chòm râu bạc hai bên má, chiếc cổ áo hồ cứng, người bên kia có vẻ là một cựu quân nhân vì ông ta đeo chiếc cà vạt có màu cờ của trung đoàn mình:
cả hai nhìn xuống anh với ánh mắt như muốn nói rằng tất cả những ai bị đưa ra trước mặt họ, đều đã có phạm tội gì đó. Anh cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Rồi anh tự nhủ rằng người có thành kiến ngu ngốc là người có thể thay đổi một cách dễ dàng từ chỗ có thành kiến đến chỗ dễ tin. Nếu anh muốn lừa được họ, tốt hơn hết là mong sao họ đừng tinh quái quá Ông chánh án, ngồi ở giữa, là người đáng kể nhất. Ông ta ở vào tuổi trung niên, chòm râu mép lốm đốm bạc, ông mặc bộ đồ màu xám, thái độ uể oải, khiến cho người ta nghĩ rằng từ nãy đến giờ ông đã nghe nhiều chuyện láo khoét và nhiều nguyên do biện bạch quá, đến nỗi ông không muốn nhớ nữa. Harry lo lắng nghĩ thầm:
Chính ông này mới là người ta phải để ý dè chừng.
Ông ta hỏi Harry:
– Có phải anh yêu cầu được đóng tiền thế chân để được tại ngoại hậu tra không?
Harry làm ra vẻ bối rối.
– Ôi! Lạy Chúa lòng lành:
Tôi muốn thế. Phải... Tôi yêu cầu như thế.
Ba vị quan tòa ngồi thẳng người lên, ra vẻ hết sức lưu tâm khi nghe anh nói với một giọng mạch lạc như thế Harry mừng vì thấy kết quả khả quan. Anh có tài làm cho người ta bối rối, anh hãnh diện về cái tài này. Phản ứng của tòa làm anh yên tầm, mừng thầm. Mình đã thuyết phục được họ, anh nghĩ chắc mình sẽ thuyết phục được họ.
Ông chánh án nói tiếp:
– Thôi được rồi, anh có gì nói để tự biện hộ không?
Harry chăm chú nghe giọng nói của ông chánh án, cố sức để xác định vị trí của ông ta trong nấc thang xã hội. Anh tin chắc ông ta thuộc giai cấp tiểu tư sản.
Có lẽ là một dược sĩ, hay là giám đốc ngân hàng. Hẳn là ông ta có tài đấy, nhưng chắc đã có thói quen kính trọng những kẻ thuộc giai cấp thượng lưu.
Harry làm ra vẻ luống cuống rồi bắt chước giọng nói của cậu học trò nói với thầy hiệu trưởng, anh trả lời:
– Thưa ông chánh án, tôi e chuyện này quá mơ hồ. - Các vị quan tòa có vẻ quan tâm thêm lên, họ cựa mình trong ghế bành và chồm người tới trước với vẻ bị kích thích. Họ cảm thấy anh sắp nói điều gì đặc sắc, và họ vui sướng khi được thoát ra khỏi thủ tục thường lệ của họ. Hany nói tiếp:
– Xin thú thực với quý vị là có vài người bạn của tôi đã uống rum vang đỏ quá nhiều ở câu lạc bộ Carlton vào tối hôm qua, chính vì thế mới sinh ra chuyện như thế này. - Anh dừng lại một lát, như thể đấy là chính điều anh phải nói, anh đưa mắt nhìn tòa với vẻ hy vọng.
Ông quan tòa có vẻ là một cựu quân nhân lặp lại:
– Câu lạc bộ Carlton à? - Thái độ của ông ta rõ ràng cho thấy là ông chưa bao giờ gặp trường hợp các thành viên trong tổ chức đáng kính này phải ra trước tòa án hết.
Harry phân vân không biết anh nói như thế đã đủ chưa Có lẽ người ta chưa chịu tin anh là thành viên của câu lạc bộ này. Anh bèn nói tiếp:
– Thật quá sức phiền phức, nhưng sau đó tôi liền xin lỗi quí vị trong câu lạc bộ ngay tức khắc và làm sáng tỏ vấn đề cho họ thấy... - Anh làm ra vẻ như bỗng nhiên anh nhớ ra là mình đang mặc dạ phục, - tôi làm sáng tỏ vấn đề ngay sau khi tôi vừa thay áo quần xong.
Ông già hỏi:
– Anh muốn nói anh không có ý định lấy 20 bảng và cặp nút tay áo à?
Giọng ông ta có vẻ không tin, nhưng dù sao, được người ta đặt câu hỏi cũng là một dấu hiệu tốt. Có hỏi, tức là họ không loại bỏ những chuyện anh vừa kể ngay lập tức Nếu họ không tin lời anh vừa kể, chắc họ không thèm nhọc công hỏi thêm các chi tiết về việc này làm gì. Anh cảm thấy lòng nôn nao hy vọng có lẽ người ta sẽ thả anh ra.
Anh nói tiếp:
– Tôi đã mượn cặp nút áo vì tôi không mang theo nút tay áo. - Anh đưa hai cánh tay lên cho họ thấy hai ống tay áo sơ mi thòi ra ngoài tay áo vét không có cài nút.
Người già lại hỏi:
– Thế còn hai chục bảng?
Đây mới là chuyện khó nói, Harry lo lắng nghĩ thầm. Anh không nghĩ ra được sự giải thích nào nghe cho lọt tai. Ngưới ta có thể quên nút măng sét và mượn đại cặp nút của ai đấy, nhưng mượn tiền mà không nói, tức là xem như ăn cắp rồi. Anh đang hoang mang bối rối thì tự nhiên trong óc anh lại nảy ra ý kiến mới.
– Tôi nghĩ là ngài Simon có thể đã nhầm lẫn số tiền ông ta đã có từ đầu ở trong ví. - Harry hạ thấp giọng, như tâm sự với các quan tòa để những người khác ngồi trong phòng không nghe được. - Thưa ông chánh án ông ta rất giàu mà.
Ông chánh án trả lời:
– Ông ta chắc không giàu được nếu quên mình có bao nhiêu tiền trong ví - Nhiều tiếng cười vang lên trong phòng. Không khí vui vẻ là một dấu hiệu đáng mừng cho anh, nhưng ông chánh án vẫn không cười:
ông không có ý định nói chuyện khôi hài. Đúng ông ta là chủ ngân hàng rồi, Harry nghĩ:
người như ông ta không đùa bỡn với tiền bạc. Ông chánh án lại hỏi:
– Và tại sao anh không trả tiền ăn cho nhà hàng?
– Xin thú thực tôi hết sức đau đớn về chuyện này. Tôi đã cãi nhau rất kịch liệt với người... với cô gái cùng đi ăn với tôi. Harry làm ra vẻ cố kiềm hãm không nói tên người cùng đi ăn với mình:
vì người cựu học sinh một trường trung học lớn không làm hại thanh danh một phụ nữ, và chắc các quan tòa đều biết ý đồ của anh. - Tôi đau đớn nhớ lại tôi đã bỏ ra ngoài mà quên thanh toán tiền ăn.
Ông chánh án nhìn anh qua cặp kính, ánh mắt đăm đăm, nghiêm khắc. Harry cảm thấy như có cái gì sai sót trong những điều anh vừa nói. Lòng anh thắt lại.
Anh đã nói gì thế nhỉ” Anh nhớ lại cách anh không trả tiền nhà hàng như thế là khiếm nhã. Trong giới thượng lưu, việc mắc nợ nhà hàng như thế này là bình thường, nhưng dưới mắt một giám đốc ngân hàng thì là một trọng tội. Anh hoảng hất, anh có cảm giác như anh sắp thua cuộc vì một sai lầm nhỏ trong phán đoán. Anh vội vàng lắp bắp nói:
– Thưa ông chánh án, thật tôi hết sức vô trách nhiệm, và dĩ nhiên tôi phải đến đấy vào giờ ăn sáng để thanh toán cho nhà hàng. Nghĩa là nếu ông bằng lòng để cho tôi đi.
Không thể nói được ông chánh án có bằng lòng hay không.
– Theo chỗ tôi hiểu thì chắc anh nghĩ rằng khi anh đã giải thích xong những lời buộc tội, anh coi như đã dẹp bỏ phải không?
Harry thấy anh phải coi chừng, đừng có hấp tấp trả lời mỗi khi ông ta hỏi.
Anh cúi đầu làm ra vẻ bối rối.
– Tôi nghĩ lại, nếu quí tòa từ chối không. dẹp bỏ lời tố cáo thì hẳn đây là một bài học cho tôi.
– Có lẽ thế đấy - ông chánh án nghiêm khắc nói.
Lão già khùng, Harry nhủ thầm; nhưng anh nghĩ tình hình như thế này, thậm chí họ có làm nhục anh đi nữa thì vẫn có thể có lợi cho anh hơn. Họ la mắng anh càng nhiều, khả năng bỏ tù anh càng ít.
– Anh muốn nói. thêm điều gì nữa không? – Ông chánh án hỏi.
Harry đáp, giọng nghẹn ngào:
– Thưa ông chánh án, tôi chỉ còn biết nói là tôi rất xấu hổ.
– Hừ. - Ông chánh án càu nhàu, vẻ hoài nghi, nhưng người có tác phong quân nhân thì gật đầu ra vẻ hài lòng.
Ba ông quan tòa hội ý nhau một lát, giọng nho nhỏ Hany hồi hộp. Cứ nghĩ đến chuyện tương lai của mình nằm trong tay ba lão già này, anh cảm thấy khó chịu vô cùng. Anh mong sao họ bàn bạc nhanh và quyết định cho rồi. Khi anh thấy họ gật gù với nhau, anh bắt đầu hy vọng, anh biết chắc họ sắp công bố kết quả.
Ông chánh án ngước mắt lên nhìn anh rồi nói:
– Tôi hy vọng một đêm trong tù đã cho anh một bài học rồi.
Ôi, lạy Chúa, chắc họ sẽ thả mình ra, Harry nghĩ. Anh nuốt nước bọt rồi đáp:
– Đúng thế, thưa ông chánh án. Bất cứ giá nào tôi cũng không muốn trở lại đó.
– Hãy coi chừng đấy.
Im lặng một lát, rồi ông chánh án quay mắt khỏi Harry để nói lời trước tòa.
– Tôi không tuyên bố là chúng tôi tin vào những lời chúng tôi vừa nghe, nhưng chúng tôi nghĩ trường hợp này không cần phải tạm giam bị cáo.
Harry nhẹ nhõm cả người, anh cảm thấy như không đứng vững trên hai chân.
Ông chánh án công bố.
– Trường hợp này hoãn lại một tuần. Đóng tiền thế chân tại ngoại hậu tra là bảng.
Thế là Harry được tự do.
Anh nhìn đường sá với con mắt mới, như thể anh đã ở tù một năm rồi chứ không phải vài giờ. Luân Đôn đang chuẩn bị chiến tranh. Hàng chục quả bóng mạ bạc khổng lồ bay cao trên bầu trời để làm chướng ngại vật cho máy bay Đức. Các nhà máy và các công sở đều được chồng bao cát chung quanh để tránh thiệt hại do bom gây ra. Trong các công viên đều có những hầm trú máy bay mới và người nào người nấy đều mang bên hông mặt nạ ngừa hơi độc. Cứ nghĩ đến chuyện có thể chết bất thình lình khiến cho mọi người bỏ tính dè dặt, bảo thủ, mà hòa nhã nói chuyện với nhau thân thiện.
Harry không biết gì về Trận Đại chiến hết, khi chiến tranh chấm dứt thì anh mới được hai tuổi. Khi còn nhỏ, anh cứ tưởng Chiến tranh là một địa danh, vì anh thường nghe người ta nói “bố cháu chết ở chiến tranh”, cũng như anh thường nghe họ nói “ra chơi ở công viên đi, coi chừng kẻo té xuống sông đấy, má đi đến quán rượu rồi”. Sau này, khi đã khôn lớn anh mới biết bố anh đã chết như thế nào, và từ đó anh cảm thấy ngán chiến tranh. Khi gian thú với Mariolie, vợ của ông luật sư, suốt hai năm trời anh thường đọc những thi phẩm viết về trận Đại chiến, và bỗng nhiên anh tự nguyện làm kẻ chủ trương hòa bình. Rồi anh thấy những kẻ mặc áo sơ mi đen đi diễu hành trong thành phố Luân Đôn, và thấy những khuôn mặt hốt hoảng của dân Do thái khi nhìn họ đi, anh bèn nghĩ rằng có lẽ chiến tranh như thế này không đáng công cho anh phải tham gia.
Cách đây mấy năm, anh đau đớn khi thấy chính quyền Anh quay mặt làm ngơ trước những việc diễn ra ở Đức, chỉ vì người ta hy vọng rằng Hitler sẽ tiêu diệt được Liên bang Xô Viết. Nhưng bây giờ chiến tranh đã xảy ra khốc liệt rồi, anh chỉ nghĩ đến những em bé rồi đây sẽ sống cuộc đời không có cha như anh.
Nhưng máy bay oanh tạc chưa thấy đến, ngày vẫn còn nắng ấm đẹp đẽ.
Harry quyết định không quay về chỗ ở của mình. Cảnh sát thế nào cũng tức giận vì thấy anh được đóng tiền bảo chứng để được tại ngoại hậu tra, họ sẽ chực có dịp anh sơ sót là thộp cổ ngay. Tốt hơn hết là nên lánh mặt đâu đó một thời gian. Nhưng anh phải sống trong cảnh canh chừng cho đến khi nào?
Anh lên xe đò với mẹ. Trước mắt, anh phải về nhà của bà ở Battersea đã.
Mẹ anh có vẻ buồn. Bà biết anh kiếm sống như thế nào rồi, mặc dù không bao giờ hai mẹ con đả động đến việc này. Bà nói với giọng trầm ngâm:
– Mẹ không thể cho con cái gì được.
– Mẹ đã cho con nhiều rồi, mẹ à, anh cãi lại.
– Nếu thế thì tại sao con còn đi ăn cắp?
Anh không trả lời được.
Khi xuống xe đò, anh vào sạp bán báo, cám ơn Bemle đã báo cho mẹ anh biết ngay khi nghe anh điện thoại đến, rồi mua tờ Daily Express. Tin quan trọng ở trang đầu thông báo:
BA LAN DỘI BOM BERLIN. Vừa ra khỏi sạp báo, anh gặp một người cảnh sát đạp xe đi qua, bỗng anh hoảng hốt một cách ngu ngốc.
Anh quay gót chuồn nhanh không kịp trấn tĩnh để nhớ ra là thường muốn bắt ai người tà phải phái đi hai cảnh sát.
Mình không muốn sống như thế này, anh nghĩ.
Đến nhà mẹ, Harry vào phòng, lôi cái va li của anh dưới giường ra, đếm tiền.
Sau hai năm hoạt động sai trái, anh có được hai trăm bốn mươi bảy bảng.
Chắc mình đã chôm được ít ra cũng gấp bốn lần như thế này, anh nhủ thầm; không biết mình đã tiêu gì hết mà chỉ còn chừng này?
Anh lại còn xoáy được một tấm hộ chiếu Mỹ.
Anh lật tấm hộ chiếu ra xem, vẻ trầm ngâm. Anh nhớ đã thấy tấm hộ chiếu này trên bàn làm việc tại nhà một nhà ngoại giao ở Kensington. Anh chú ý thấy người mang hộ chiếu có tên Haroid, và nhìn tấm ảnh, anh thấy hao hao giống anh, cho nên anh liền cho vào túi.
Nước Mỹ, anh ngẫm nghĩ.
Anh có thể bắt chước giọng Mỹ. Anh biết những điểm khác nhau giữa hai giọng nói mà phần đông người Anh không lưu tâm đến:
trong giọng Mỹ cũng có những điểm khác nhau, giọng nơi này nghe lịch sự hơn giọng nơi khác. Thí dụ chữ Boston chẳng hạn. Người dân ở Boston nới Bahston. Người ở New York thì nói, Baoston. ở Mỹ mà càng có vẻ dân Anh lại càng được người ta trọng vọng. Có hàng triệu người Mỹ giàu có chỉ đợi người Anh tán tỉnh.
Anh đã có hộ chiếu, có một ít tiền và có bộ đồ vía treo trong tủ của mẹ. Anh chỉ cần mua vài cái sơ mi và cái va li thôi. Cảng Southampton chỉ cách xa 120 mi vây số. Không có gì ngăn cản anh ra đi vào hôm nay được.
Thật như một giấc mơ.
Bỗng mẹ anh từ bếp gọi lên làm anh tỉnh mộng:
– Harry... con muốn ăn bánh xăng uých nhân thịt heo không?
– Dạ ăn, cám ơn mẹ.
Anh vào nhà bếp, ngồi vào bàn ăn. Mẹ anh dọn bánh lên bàn cho anh, nhưng anh không đụng đến. Anh nói:
– Mẹ à, chúng ta đi Mỹ đi.
Bà cười, đáp:
– Mẹ mà đi Mỹ à? Con điên rồi.
– Con nói thật đấy. Con đi thôi.
Bà nghiêm mặt, trả lời:
– Mẹ thì không được, con à. Mẹ quá già rồi không thể đi di cư được.
– Nhưng chiến tranh đang xảy ra.
– Mẹ đã sống ở đây qua một cuộc chiến tranh, một cuộc tổng đình công và một trận khủng hoảng kinh tế:
Bà đưa mắt nhìn quanh căn nhà bếp nhỏ. - Chẳng sao hết, mẹ đã nếm mùi chiến tranh rồi.
Thục ra Harry không mong bà nhận lời, nhưng bây giờ bỗng anh cảm thấy thất vọng. Anh chỉ có mỗi mình mẹ anh.
– Ngoài ra, - bà nói - con sẽ làm gì ở bên ấy?
– Mẹ sợ con đi ăn trộm nữa à?
– Nghề ăn trộm thường có kết quả giống nhau thôi con à. Mẹ chưa bao giờ nghe nói, không có kẻ trộm nào cuối cùng không bị bắt.
– Con thích đầu quân vào ngành không quân. - Harry nói - và học lái máy bay.
– Người ta có để cho con làm việc ấy không?
– Ở bên ấy, dù mình là giai cấp lao động mà nếu có trí óc thì làm được Bỗng bà có vẻ vui. Hai mẹ con lặng lẽ uống trà. Khi Harry uống xong, anh đếm tiền rồi đưa cho bà 50 bảng.
– Để làm gì thế? - Bà hỏi. Hai năm làm việc lau dọn trong các văn phòng, bà không kiếm được số tiền nhiều hơn thế.
– Để mẹ dùng sau này. Cất đi, mẹ. Con muốn mẹ cất đi Bà lấy số tiền.
– Vậy là con nhất quyết ra đi.
– Con sẽ mượn chiếc môtô của Sid Breunan đi Southampton ngay bây giờ để tìm một chiếc tàu.
Bà với tay qua bàn, nắm tay anh.
– Chúc con may mắn.
Anh bóp nhẹ bàn tay bà.
– Con sẽ gởi tiền từ Mỹ về cho mẹ.
– Không cần thiết, trừ phi con có quá nhiều. Mẹ chỉ mong thoang thoảng con gửi thư về để mẹ biết tin là được – Con hứa con sẽ gửi.
Mắt mẹ anh đẫm lệ.
– Rồi có ngày con sẽ về thăm mẹ già chứ, hả?
– Đương nhiên rồi, mẹ à, con sẽ về.
Harry nhìn mình trong gương của tiệm hớt tóc. Bộ đồ màu xanh giá 13 bảng mua ở Savil1e Row rất đẹp trên người anh và rất hợp với màu mắt xanh của anh. Chiếc cổ áo sơ mi mới may kiểu rất Mỹ. Người thợ hớt tóc lấy bàn chải chải đôi vai độn cao của chiếc áo vét tông cài nút chéo, Hany cho anh ta tiền bo rồi đi ra.
Anh đi lên khỏi tầng hầm, đến phòng khách của khách sạn South Westem, phòng khách trang hoàng quá rườm rà. Người Đông nghẹt. Bây giờ đã đến giờ các chuyến thu vượt đại dương khởi hành, hàng ngàn người đáp tàu rời khỏi nước Anh.
Hatry không thể nào mua được vé tàu. Vé đã được mua trước mấy tuần rồi.
Một số cổng ty hàng hải đã đóng cửa để khỏi trả lương cho nhân viên mất công trả lời khách hàng. Trong lúc anh đang thấy việc đi Mỹ không thể nào thực hiện được, anh định bỏ cuộc và tìm một kế hoạch khác thì bỗng nhiên người nhân viên hàng hải nói cho anh biết có chiếc thủy phi cơ Clipper của hãng Pan American sắp cất cánh.
Anh đã đọc báo viết về chiếc Clipper này rồi. Chiếc thủy phi cơ này bắt đầu phục vụ vào mùa hè này. Người ta có thể đến New York bằng đường hàng không chưa đầy 30 giờ, trong khi đi thu thủy phải mất bốn hay năm ngày.
Nhưng một chuyến đi như thế mất hết 90 bảng. Chín mươi bảng:
với số tiền này, người ta mua được một chiếc xe hơi mới.
Harry đã mua được vé. Thật điên, nhưng anh đã quyết ra đi, anh bằng lòng trả với bất cứ giá nào để có thể rời khỏi xứ sở. Và cảnh xa hoa trên máy bay khiến cho anh mê mẩn:
có rượu sâm banh suốt cả chuyến bay đến New York.
Anh không giật mình mỗi khi thấy cảnh sát nữa, cảnh sát ở Southampton chắc sẽ không còn nghe nói đến anh. Thế nhưng anh chưa bao giờ đi máy bay, cho nên nghĩ đến chuyện này là anh bồi hồi lo lắng.
Anh xem đồng hồ, chiếc đồng hồ Patek Philippe anh đã lấy cắp của quan Giám mã của nhà vua. Anh còn thì giờ để uống một tách cà phê. Anh vào quán.
Anh đang uống cà phê từng hớp nhỏ thì có một phụ nữ thật đẹp đi vào. Đây là một phụ nữ tóc vàng đẹp lộng lẫy, bà ta mặc chiếc áo dài bằng xoa màu kem có lốm đốm hồng, chiếc lưng ong mảnh mai. Bà ta khoảng 30 tuổi, lớn hơn Harry gần 10 rưỡi, nhưng không vì thế mà anh không cười chào khi bà ta nhìn anh.
Bà ta ngồi vào bàn bên cạnh bàn anh, anh nhìn lớp vải xoa bó sát trên ngực bà và phủ xuống hai đầu gối. Bà mang đôi giày màu kem, đội mũ rơm và để cái xắc tay trên bàn.
Một lát sau, một người đàn ông mặc áo vét mỏng đến ngồi với bà ta. Nghe họ nói chuyện, Harry biết bà ta là người Anh, còn ông ta là người Mỹ. Bà ta tên Diana, còn ông là Marks. Ông ta sờ vào cánh tay bà, bà cúi người vào gần ông.
Họ rất tình tứ với nhau, xem như không có ai cả ngoài họ:
căn phòng như không có người.
Harry cảm thấy ghen tỵ với họ.
Anh quay mặt nhìn đi chỗ khác. Anh cảm thấy kỳ dị vô cùng. Anh sẽ vượt qua Đại Tây dương bằng đường hàng không:
một đoạn đường rất dài lơ lửng trên không, không có đất dính chân. Dù sao, anh cũng không hiểu nguyên lý của việc bay trong không trung:
những cánh quạt quay không ngừng, làm sao máy bay bay lên được?
Nghe Mark và Diana nói chuyện, anh cố làm ra vẻ thờ ơ. Anh không muốn để cho hành khách trên chiếc Clipper thấy anh đang lo lắng hồi hộp. Tôi là Harry Vandenpost, anh lặp lui lặp tới với mình như là một thanh niên Mỹ con nhà giàu quay về nước, vì ở châu Âu đang có chiến tranh. Hiện tại chưa có việc làm, nhưng tôi nghĩ là rồi đây tôi phải kiếm công việc để làm. Bố tôi đầu tư nhiều việc. Mẹ tôi, thật ơn Chúa, là người Anh, và tôi đã học hành ở đây. Tôi không vào đại học, tôi không thích học gạo (không biết người Mỹ có dùng từ “học gạo” này không” Anh không biết rõ). Tôi đã ở tại Anh quá lâu, đến nỗi tôi nói năng như người địa phương ở đây. Dĩ nhiên là tôi đã đi máy bay nhiều lần rồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi đi máy bay qua Đại Tây dương, chắc ông bà đoán biết như thế. Cho nên tôi rất bị kích thích!
Khi anh uống xong cà phê, anh không còn sợ sệt gì nữa.
Eđie Deakin gác máy. Anh nhìn quanh:
tiền sảnh vắng hoe. Không ai lưu tâm đến cuộc điện đàm của anh. Anh nhìn máy điện thoại, cái máy đã lôi anh vào chuyện khủng khiếp này, anh tự hỏi, không biết đập tan cái máy đi anh có chấm đút được cơn ác mộng này không. Rồi từ từ anh quay gót.
Bọn này là ai? Chúng dẫn Carol-Ann đi đâu? Tại sao chúng bắt cóc nàng?
Chúng cần gì anh? Những câu hỏi vang lên ù ù bên tai anh như tiếng ruồi kêu trong cái tô đo bân. Anh cố suy nghĩ. Anh cố tập trung vào từng câu hỏi một.
Chúng là ai? Anh có thề hành động liều lĩnh được không? Không. Chúng là bọn có tổ chức chặt chẽ:
có thể chúng là bọn điên đã thực hiện cuộc bắt cóc, nhưng chúng đã tổ chức chu đáo mới tìm ra được Eđđie ở đâu sau khi đã bắt cóc vợ anh, và để cho anh tiếp xúc với Carol-Ann bằng điện thoại rất đúng lúc.
Cho nên chúng là bọn có lý trí, nhưng sẵn sàng vi phạm luật pháp.
Nói tóm lại, chúng là bọn vô chính phủ, và có khả năng chúng là bọn găng tơ.
Chúng dẫn Carol-Ann đi đâu? Nàng đã nói nàng ở trong một ngôi nhà. Ngôi nhà này có lẽ là nhà của một thằng bắt cóc, nhưng cũng có thể chúng tìm thấy hay thuê một căn nhà bỏ hoang ở một nơi vắng vẻ. Carol-Ann có nói, chuyên đã xảy ra khoảng hai giờ rồi, thế thì ngôi nhà này không thề ở xa Bangor quá một trăm hay một trăm hai mươi cây số được.
Tại sao chúng bắt cóc nàng? Hẳn là chúng muốn anh làm gì đây, muốn anh làm cái gì mà anh không sẵn lòng làm theo ý chúng, làm cái gì mà anh không làm để lấy tiền; làm cái gì, anh nghĩ, mà anh cương quyết từ chối chúng. Nhung cái gí? Anh không có tiền của, anh không biết chuyện bí mật gì hết và anh không có khả năng tác động lên một nhân vật quan trọng nào cả.
Chắc anh phải báo cáo cho chỉ huy tàu Clipper thôi.
Thế nào anh cũng được ban chỉ huy của máy bay giải quyết cho anh, và thằng cha tên Tom Luther nào đấy chắc sẽ nói cho họ biết hắn muốn gì. Có phải anh chàng Luther này làm việc cho ai đấy, muốn biết cơ cấu và hoạt động của chiếc thủy phi cơ này. Chắc hắn làm cho một công ty nào đấy, hay cho một nước nào đấy chứ gì? Có thể lắm. Bọn Đức hay bọn Nhật có lẽ đang muốn sản xuất một loại phi cơ khổng lồ như thế này để đi đội bom. Nhưng chắc hắn có những phương tiện đơn giản hơn để cung cấp cho chúng các tin tức, kế hoạch.
Có hàng trăm người, có lẽ hàng ngàn người có khả năng cung cấp cho chúng những tin tức về việc này:
các chuyên viên của hãng American, của hãng Boeing, các kỹ sư cơ khí của hãng Hàng không Hoàng gia Anh đang phụ trách bảo trì Động cơ ở đây, tại Hythe. Không cần thiết phải bắt cóc vợ anh như thế này. Người ta đã đăng đầy đủ các chi tiết về kỹ thuật trên các tạp chí rồi.
Có lẽ có kẻ nào muốn cướp máy bay. Thật khó mà tưởng tượng nổi.
Chỉ có điều khả dĩ nghe được, là chúng muốn Eđdie hợp tác với chúng để lén lút đưa vào Mỹ cái gì đấy hay người nào đấy thôi.
Có thể có chuyện như thế này lắm. Anh sẽ làm gì nhỉ?
Anh là công dân tôn trọng pháp luật, là nạn nhân của một hành động phạm pháp, anh rất muốn báo cho cảnh sát. Nhưng anh quá sợ Anh chua bao giờ sợ như thế này. Khi còn nhỏ, anh chỉ sợ ma, nhưng từ khi hiểu biết đến giờ, anh chưa bao giờ lo sợ như thế này. Anh khiếp sợ đến nỗi không nhấc chân lên nổi để đi khỏi chỗ anh đang đứng.
Anh nghĩ đến cảnh sát.
Trên cái đất nước Anh chết tiệt này, việc báo cho mấy ông cảnh sát đi xe đạp thử hỏi có ích gì? Nhưng anh cỏ thể gọi thử cho ông cảnh sát trưởng ở quận anh hay là cho cảnh sát ố bang Maine, hay cho cơ quan FBI để họ có thể tìm một ngôi nhà bỏ hoang vừa mới có người đến thuê Đừng gọi cảnh sát. Giọng nói trên điện thoại đã dặn anh “Báo cảnh sát chẳng được việc gì đâu. Nếu anh báo cho cảnh sát, tôi sẽ hiếp vợ anh ngay”.
Eđdie tin chuyện này sẽ xảy ra như thế. Anh thấy giọng hắn có vẻ khinh khỉnh, như có dấu hiệu đang chờ đợi, như thể hắn đợi có cớ là hiếp Carol-Ann liền. Vói cái bụng tròn trịa và cặp vú căng phồng, nàng có về nẩy nữ.
Anh bậm tay lại, nhưng anh thấy chẳng có gì để đấm ngoài bức tường. Thốt lên tiếng càu nhàu thất vọng, anh bước ra khỏi cửa tiền sảnh. Không nhìn đâu hết, anh đi qua bãi cỏ. Anh đến một đám cây, rồi dừng lại và tựa trán vào thân cây sồi có vỏ cây xù xì.
Eđđie là người giản dị. Anh chào đời trong một nông trại cách thành phố Bangor vài cây số, ở đấy, bố anh có vài mẫu đất trồng khoai, nuôi gà, một con bò cái và một vườn rau. Vùng Nouvelle Angleterre nay là nơi tồi tệ đối với người nghèo:
mùa Đông dài và lạnh buốt. Bố mẹ anh tin rằng tất cả đều do ý Chúa. Ngay cả khi đứa em gái của Eđđie chết vì bị sưng phổi, mà bố anh cũng nói rằng đấy là ý muốn của Chúa, rất sâu sắc chúng ta không hiểu nổi đâu?
Trong khi ấy, Eđdie mơ tìm thấy trong rừng một kho tàng:
một hòm da của bọn cướp biển chôn giấu, đầy vàng và đá quí như trong tiểu thuyết. Anh mơ tưởng đến chuyện anh mang một thẻ vàng đến Bangor, mua những chiếc giường nệm rộng rãi êm ái để về thay những chiếc giường gỗ, mua đồ sành sứ đẹp đẽ về cho me, mua áo măng tô bằng da cừu cho cả nhà, mua những miếng thịt bò to tướng như cánh tay, mua tủ lạnh có nhiều nước trái cây và đưa ướp lạnh. Nông trại buồn tẻ này sẽ biến thành một nơi tiện nghi và sung sướng.
Nhung anh không tìm ra kho tàng chôn giấu, mà anh băng đồng chỉ đi học ở một ngôi trường cách nhà anh 10 cây số. Anh thích đi học, vì trường ấm áp hơn nhà anh và vì bà Maple thương mến anh, bởi lẽ anh thường hỏi bà về những việc diễn ra trong cuộc sống.
Mấy năm sau, chính bà Maple viết thu cho vị đại biểu xứ Nouvelle Angletene nhờ ông ta giúp Eđdie có dịp tham dự kỳ thi sát hạch vào trường Hàng hải Annapol1s.
Trường đại học hàng hải này là một thiên đàng đối với anh. Anh có chân mền và áo quần đẹp, có thức ăn đầy đủ, anh không bao giờ tưởng tượng ra được anh có những thứ sang trọng như thế. Việc lao động cực nhọc về thể xác đối với anh chẳng nghĩa lý gì; nhưng chuyện bố láo ta kể cho anh nghe chẳng thấm vào đâu so với chuyện anh nghe trong nhà thờ, và lễ thu nạp sinh viên mới là kết qua một phần nào do các trận đòn của bố anh mà ra.
Chính ở trường Annapolis này mà lần đầu tiên anh hiểu anh đã gây ấn tượng mạnh cho nhiều người khác. Anh biết anh là người có nghị lực, cứng đầu, dẻo dai và tháo vát. Mặc dù anh gầy ốm, nhưng những kẻ thô bạo ít khi dám bắt nạt anh:
trong ánh mắt của anh đã lộ ra về gì đấy làm cho họ sơ. Người ta thường mến anh vì anh biết giữ lời hứa, nhưng không có ai đến khóc trên vai anh.
Anh rất ngạc nhiên khi nghe người ta đề cao nhiệt tình lao động cửa anh. Bố anh cũng như bà Maple đã dạy anh là ở đời muốn đạt được những gì mình muốn có, thì phải chịu khó làm việc, cho nên Eđdie không bao giờ nghĩ đến phương pháp nào khác hơn ngoài làm việc Nhưng dù sao, lời khen ngợi cũng làm cho anh thích thú.
Anh ra trường với cấp bậc trung úy hải quân và được chuyền sang huấn luyện về thủy phi cơ. Annapolis có vẻ thuận lợi cho anh hơn là ở gần nhà anh, còn hải quân Mỹ đã đem lại cho anh cuộc sống sung túc. Anh gửi tiền về cho bố mẹ để sửa sang lại nông trại và xây một ngôi nhà bếp mới.
Anh ở trong hải quân được bốn năm thì mẹ anh mất. Và bố anh theo bà đúng năm tháng sau. Ngôi nông trại bên cạnh thu hồi mấy mẫu đất, nhưng anh mua được ngôi nhà và cánh rừng từ một số tiền nhỏ.
Anh giải ngũ ra khỏi hải quân, tìm được việc làm ở công ty Hàng không Hoa Kỳ Pan.American với lương cao.
Giữa hai chuyến bay, anh làm việc trong ngôi nhà cũ, đặt ống nước, bắt điện và ráp nước máy. Anh mua máy sưởi điện lắp vào các phòng, mua đài thu thanh và thậm chí gắn máy điện thoại. Rồi anh gặp Carol-Ann. Anh tự nhủ:
chẳng bao lâu nữa, ngôi nhà sẽ vang lên tiếng cười con trẻ, và thế là giấc mộng của anh thành hiện thực.
Thay vì giấc mộng thành hiện thực, thì bỗng chốc nó trở thành ác mộng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Chuyến Bay Đêm
Ken Follett
Trên Chuyến Bay Đêm - Ken Follett
https://isach.info/story.php?story=tren_chuyen_bay_dem__tieu_thuyet