Chương 3
Ý Kỳ bước từng bước thật chậm trong khuôn viên của dưỡng đường từ thiện, mà trái tim cô cứ nya lô tô. Cô cũng chẳng thể nào hiểu nổi. Sao hôm trực tiếp tham gia vào ca cấp cứu đó đến hôm nay, cô mới trở lại đây. Thế mà nhanh thật, đã hơn một tháng rồi còn gì.
Ý Kỳ gặp cô y tá Hiếu nơi dãy hành lang đến phòng hậu phẫu. Sau cái gật đầu, Hiếu toan bước đi, Ý Kỳ chợt hỏi ngay:
- Bệnh nhân hôm ấy thế nào rồi, cô Hiếu?
- Bác sĩ muốn hỏi bệnh nhân nào?
Có lẽ vừa chợt nhớ ra, nên Hiếu nói luôn:
- Có phải là người đàn ông ở phòng số bốn? À! Ông ta đã xin xuất viện về rồi.
Một chút thất vọng, một chút ngỡ ngàng thoáng nhanh trong ánh mắt. Ý Kỳ cũng chẳng biết vì sao? Hình như nàng cũng không chuẩn bị trước, nếu là "người ấy", nàng sẽ xử sự ra sao? Chỉ biết là có một cái gì đó như thúc giục, khiến nàng nôn nóng để hôm nay đến đây theo "lịch làm việc riêng" của mình đối với dưỡng đường này. Thế mà...
Ý Kỳ bâng quơ hỏi:
- Sức khoẻ ông ta khá không mà lại xuất viện chứ?
- Nghe nói ông Phong đã nằng nặc xin bác sĩ Hùng cho ông ta rời khỏi dưỡng đường đó.
- Ông ta là người địa phương này hả Hiếu?
Chăm chú ngó Ý Kỳ, Ngọc Hiếu hơi lấy làm thắc mắc. Song, cô đáp ngay:
- Tôi không biết và cũng không rõ lắm, bác sĩ ạ. Nhưng theo hồ sơ ở phòng hành chánh, thì bệnh nhân này không rõ nguồn gốc ở đâu. Vả lại, ông ta lại được chuyển qua đây theo chế độ miễn phí.
Không nghe Ý Kỳ nói gì, Hiếu tiếp:
- Trước đây, nghe nói ông đã nằm điều trị Ở bệnh viện Trung Tâm vì tai nạn, thời gian cũng khá lâu. Và cũng chính vì điều đó mà bác sĩ Hùng đã can thiệp và tiếp nhận về đây.
Những điều cô y tá cho biết thật là ít ỏi, và cũng thật quá mơi hồ, chẳng giúp ích gì cho cái đầu óc căng thẳng và lẫn lộn nhiều suy nghĩ của nàng.
- Cám ơn Hiếu nhé.
Ý Kỳ nói và quanh nhanh đi trước sự ngơ ngác của Ngọc Hiếu. Cô y tá này thật sự không hiểu chuyện gì đã xảy ra với vị nữ bác sĩ kia, mà khiến bác sĩ có vẻ đăm chiêu, lo lắng.
Hiếu còn nghe mọi người kháo nhau rằng: Vị nữ bác sĩ này rất trẻ, nhưng lại lanh lùng nghiêm trang. Nhưng Hiếu thì thấy khác. Cô nghĩ có một cái gì đó đang tiềm ẩn trong lớp vỏ bọc khô khan ấy. Nhưng rồi sau đấy, Ngọc Hiếu cũng quên ngay, để tiếp tục nhiệm vụ của riêng mình.
o O o
Lang thang và thất thểu giữa cái rét căm căm của xứ sương mù, khiến Gia Phong càng tê tái hơn. Anh không ngờ mình lại trôi nổi đến như thế này. Cuộc đời sao chẳng mỉm cười với anh chút nào? Hay thượng đế muốn trừng phạt anh?
Đáng đời mày rồi, Phong ơi. Một thằng con trai bản lĩnh bỗng hóa ra hèn hạ, hèn hạ ngay trong mắt nàng. Đã bảy năm rồi còn gì?
Gia Phong lại xoay xoay bộc đồ trong tay như muốn quên tất cả, thì bất chợt một hình ảnh trước mặt khiến anh choàng tỉnh. Tuy hơi lúng túng, nhưng Phong vẫn nhanh nhẹn bổ nhào về trước, để giữ chặt một thân hình đang xiêu vẹo chực ngã xuống đường.
Gia Phong lay gọi:
- Ông ơi! Ông sao thế?
Gương mặt tái xanh, mồ hôi tuôn ra ướt đẫm, người đàn ông cất giọng mệt mỏi:
- Tôi...tôi hơi choáng. May mà cậu...kịp thời...Cám ơn cậu lắm.
Dìu ông già ngồi tựa xuống gốc cây bên đường, Gia Phong sốt sắng:
- Ông ngồi tạm cho khoẻ. Nhà ông ở đâu? Có gần không, tôi sẽ đưa ông về.
Ông già thở ra, vẻ mệt nhọc vẫn còn.
- Cũng gần. Ở trên ngọn đồi kia kìa. Tôi nghỉ một chút rồi sẽ đi, không sao đâu.
Theo ánh mắt và hướng tay chỉ cu?a ông già, Gia Phong buột miệng:
- Xa như vậy mà ông bảo gần à? Nhất là trong lúc ông đang mệt và yếu như thế này, làm sao đi được chứ?
Ông già hóm hỉnh đáp:
- Coi vậy chứ quen rồi cậu ơi. Vả lại, cái lệnh choáng này nó cứ như giả đò ấy mà.
- Đâu được. Ông phải quan tâm đến sức khoẻ của mình, không thể xem thường như vậy. Ông cứ ngồi nghỉ đi, tôi sẽ đưa ông về tận nhà. Thú thật để ông đi một mình, tôi chẳng yên tâm đâu.
Ông già có vẻ cảm động trước những lời lẽ hết sức chân tình, ông nhìn Gia Phong:
- Cậu rất tốt, cậu trai trẻ ạ. À! Mà cậu tên gì nhỉ? Cậu chắc không phải là người Đà Lạt?
Gia Phong không lấy làm thắc mắc khi ông già nhận ra anh không phải người ở đây. Điều này rất dễ hiểu, vì mỗi người mỗi nơi đều có những phong cách riêng, và nhất là thứ ngon ngữ địa phương dễ làm người ta nhận dạng nhất. Gia Phong nhanh nhảu giới thiệu:
- Dạ, con tên Gia Phong. Ông nói đúng, con đến Đà Lạt vì những việc riêng.
Ông già vuốt râu pha trò:
- Còn ta, cứ gọi là bác Hai Tài. Ở đây, người ta vẫn gọi "ông Hai đánh xe". Có biết vì sao không thằng nhỏ? Ở cái xứ sở chuyên sử dụng "ô tô hí " này, thì chẳng ai lạ ta cả, mấy chục năm trời rồi.
Giọng ông chùng xuống, có vẻ u buồn. Thấy thế, Gia Phong không dám hỏi thăm về hoàn cảnh. Ông Hai Tài lại chép miệng than tiếp:
- Đã hơn nửa tháng nay, sức khoẻ không được tốt, nên bác ở nhà đâu có đánh xe.. Bữa nay thấy trong người đã khoẻ, định xuống phố một lát, không dè... Nhưng cũng còn may có cháu kịp thời đó Phong. Nếu không bác ngã xuống đường, không biết việc gì sẽ xảy ra nữa.
Phong xua tay:
- Chuyện nhỏ, có gì đâu bác.
- Thế mày lên đây làm gì? Có phải đang cần việc làm không? Đời bây giờ nhiều việc, nhưng kiếm việc lại không dễ chút nào đâu.
Ông Hai nói đúng, bởi lẽ chàng đã gặp vô cùng khó khăn trong vấn đề này.
Nhìn ông, Gia Phong gật nhẹ đầu:
- Vâng. Chẳng có nơi nào chịu nhận con cả.
- Thế à?
- Cũng do...con mới xuất viện được hơn hai tháng nay thôi bác ạ. Nên nơi họ cần thì con không thể, còn những việc con làm được thì bác biết rồi đấy, chỉ đủ cho hai buổi cơm là may mắn lắm rồi.
- Vậy còn gia đình?
Giọng Gia Phong ngậm ngùi:
- Quê con tận miền Trung, cha mẹ con mất cả rồi. Con sống với chú ruột ở Sài Gòn, nhưng vì mâu thuẫn với người thím nên con đã sống tự lập khi còn đi học. Thế mà số phận vẫn dìm con xuống vực, bác Hai ạ.
Nghe cậu trai than oán, ông Hai cũng thấy xót thương:
- Hoàn cảnh mày cũng tội thật. Nhưng thiệt tình, tao cũng nghèo lắm. Nếu mày không chê, không từ chối thịnh tình của già này thì cứ theo tao. Từ từ rồi sẽ tìm kiếm việc.
- Dạ, con xin cảm ơn bác.
Ông Hai hí hửng:
- Nói chi ơn nghĩa hả thằng nhỏ? Người nghèo phải biết thương nhau: " lá lànhd dùm lá rách, mà lá rách thì đùm lá nát". Tao với mày chẳng biết ai lá rách, ai lá nát đây?
Gia Phong bật cười vì câu pha trò của ông. Ông lại tiếp:
- Bộ tao nói sai hả? Khốn đốn giúp người cùng cảnh ngộ là lẽ thường, và cũng là đạo lý của con người mà.
- Dạ, dạ...bác Hai nói rất đúng.
- Vậy là đồng ý theo về "túp lều lý tưởng" rồi hén.
- Bác Hai vui tính quá!
- Đời mà mậy. Phải biết vui, biết cười để mà sống, chứ chẳng lẽ người nghèo là cứ khổ, cứ buồn hoài sao? "Người giàu còn phải khóc" nữa kìa, huống chi người nghèo...cứ tự nhiên cười thoải mái.
Nói chuyện với ông Hai thật vui, Gia Phong như quên hết những ray rứt trong lòng.
Bầu trời Đà Lạt dường như trong hơn, không còn làn sươn mờ giăng phủ nữa.
o O o
Thế là Gia Phong theo ông Hai tài xế nương náu nơi căn chòi tranh trên sườn đồi cũng đã được mấy tuần lễ rồi. Hàng ngày, anh theo ông Hai đánh xe ngựa vào chợ Đà Lạt để chở rau, củ, quả...cho những chủ vựa. Bây giờ Gia Phong cũng đã quen cách thắng và giữ cương cho ngựa. Nhưng nhiều lúc, anh lại tự hỏi:
- "Chẳng lẽ mình lại chấp nhận làm thằng nài, chôn vùi cuộc đời ở xó xỉnh này mãi sao? Không, không, Gia Phong phải vươn lên chứ. Nhưng vươn lên bằng cách nào, khi với anh chỉ là đôi tay trắng?
Nhất định anh phải rời Đà Lạt thôi. Ở nơi đây mệnh danh là "Thành phố tình yêu. Thành phố mộng mơ", mà điều đó bây giờ đối với anh đã vô nghĩa. Tình yêu và mộng mơ của anh đã tan biến lâu rồi, kể từ khi cô ấy rời xa.
Gia Phong cũng chẳng thể oán trách ai. Buồn bã, anh đưa mắt nhìn về cuối ngọn đồi. Bóng dáng ông Hai đang có vẻ trầm tư nơi đó. Sống với ông trong khoảng thời gian dù rất ngắn, nhưng Gia Phong vẫn nhận ra rằng: ông cũng mang một tâm trạng u uẩn chẳng khác gì anh.
Lần đầu tiên khi thấy ông một mình nơi triền dốc hướng mắt về thảm hoa dại, Gia Phong có hỏi:
- Hoa đó là hoa gì vậy, bác Hai?
- Hoa bất tử. Mày không biết thật à?
"Đúng là không biết thật", nhưng tên thì khá quen, thường nghe. Gia Phong cho rằng mình là con trai thì cũng chẳng cần quan tâm gì đến màu sắc hay các loài hoa, cũng như sẽ không quan trọng nếu anh thiếu sót hay thiếu hiểu biết về chúngn. Bởi vì đối với Gia Phong, chỉ cần một sắc màu hồng trong tình yêu, mà biểu tượng đó chính là hoa hồng mà thôi. Hồng nhung đỏ thắm, rực rỡ như máu, như tình yêu nồng cháy của anh và nàng. Vậy mà...Trong khi đó thì ông Hai vẫn có cho rằng:
- Hoa bất tử chính là loài hoa của tình yêu.
Lời giải thích của ông Hai có phần đúng, nhưng có thật là "tình yêu luôn bất tử" không? Thì Phong không thể hiểu nổi. Liệu tình yêu của anh có chứng minh cho sự bất tử không nhỉ? Cứ mỗi lần thấy ông nâng niu từng cánh hoa như một sự luyến thương về quá khứ xa xăm, thì anh khẳng định: "Đó phải là một kỷ niệm hay một dấu ấn gì sâu sắc lắm trong cuộc đời của ông". Chỉ mỗi việc ông không mang nó về trồng tước sân nhà, mà chỉ giữ nó nơi đây như một thế giới riêng của mình, cũng đủ hiểu loài hoa này mang một ý nghĩa như thế nào với ông rồi. Ông là một minh chứng cho sự bất tử của loài hoa chăng? Loài hoa sống mãi với thời gian, cứng cỏi- vững chãi mặc mưa gió bão táp, sương nắng phủ vây.
Gia Phong vỗ đầu khi thấy mình bỗng dưng lại lan man với loài hoa đó. Ôi! Chẳng lẽ anh lại lây cái cảm giác si mê hoa bất tử vàng rực rỡ rồi chăng? Không. Ý Kỳ của anh chỉ yêu mỗi loài hoa hồng. Vậy thì anh cũng mãi giữ riêng cho mình loài hoa kiêu sa rực rỡ, nhưng lại "tượng trưng" cho một tình yêu nồng thắm vô bờ.
Không muốn quấy phá giây phút như hoài niệm của bác Hai Tài, Gia Phong lẫn thẫn đi dạo xung quanh. Ngồi xuống bên một vạt đất, Gia Phong lại buột miệng đọc khe kẽ một bài thơ mà bây giờ nếu có hỏi tựa đề, tên tác giả, anh cũng chẳng biết là ai. Đúng là một sự ngẫu hứng.
"...Ai hãy làm tinh chớ nói nhiều.
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Hàng thông lấp loáng đứng trong im.
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màng đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trang.
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng..."
- Hay! Hay tuyệt!
Tiếng vỗ tua bốp bốp cùng giọng nói vừa phát ra từ phía sau lưng như kéo Gia Phong về thực tại. Nếu không, có lẽ anh còn đọc vài bài nữa không chừng.
- Cám ơn, tôi không thích được tâng bốc.
Vừa nói, Phong vừa xoay người về phía sau. Anh trố mắt ngạc nhiên vì một cô gái lạ với mái rối xù nhuộm nửa nâu nửa vàng, cùng gương mặt điểm trang một lớp phấn dày, rồi nào mắt xanh, mắt đỏ đậm lè...
- Đúng là ấn tượng đẹp, kinh dị!
Gia Phong nghĩ thầm như thế, và phát hiện thêm một ấn tượng hơn nữa, chính là bộ đồ da beo trên người cô gái. Nếu là ban đêm mà gặp, chắc anh phải hét toán lên vì ngỡ rằng gặp phải một con beo chính hiệu rồi. Bởi vì nơi đâ lại là đồi núi hoang vu mà, tưởng thú là phải.
Gia Phong đã phải suýt bật ra tiếng cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh đó của mình, thì đã nghe giọng cô gái khinh khỉnh cất lên:
- Ở đâu vậy?
Một câu hỏi đến là vô duyên, cũng chẳng đầy đủ ngữ pháp, chứng tỏ con người "nông cạn" đây.
Đôi mày cau lại, Phong cảm thấy khó chịu khi phải đối diện với con người này nhưng anh vẫn tỏ ra là người lịch sự. Anh không trả lời câu cô ta hỏi mà anh lại hỏi ngược lại:
- Cô tìm ai trên này?
Gõ gõ mũi giày xuống đất, cô gái vênh mặt kênh kiệu:
- Tìm ai mặc tôi, không cần anh quan tâm. Định làm hướng dẫn viên hả? Xin lỗi, lầm rồi anh bạn trai ạ. Đường xá ở đây, tôi thuộc như trở bàn tay vậy.
Gia Phong nghe tức tối trước miệng lưỡi chua như giấm của cô ả này. Và Phong tự cho mình đã chọn rất dúng cụm từ đó cho cô ta. Nếu chua như chanh nó vẫn còn có dư vị thanh thanh, còn đằng này cô đúng là giấm. Một thứ mùi vị hăng hắc, khó chịu, khó ngửi đây.
Chẳng hứng thú để tiếp chuyện, Gia Phong buông giọng lạnh lùng:
- Nếu "như trở bàn tay" thì cô cứ tự nhiên ở đó mà tha hồ "trở" đi nhé. Còn tôi hả, chào.
Gia Phong dợm bước quay trở lại căn chòi, thì cô gái lại lớn giọng:
- Đứng lại! Anh đi đâu đó?
- Mặc tôi, cô không cần hỏi.
Có lẽ cô gái đang tức khí vì bị Gia Phong trả đũa lại. Miệng cô nàng ngắc ngứ, thì lúc đó bác Hai cũng quay đến tự khi nào. Đôi mắt ông ánh lên sự mừng rỡ. Gia Phong thoạt trông thấy ngay ở cử chỉ của ông.
- Hoài Thương đấy à?
Cô gái nhún vai và cái giọng vẫm xẵng lè:
- Đã nói rồi. Giờ tôi là Kiều Diễm, không phải Hoài Thương, Hoài mơ gì nữa đâu, sao ông không sửa lại cho tui nhờ?
Ngao ngán và bất mãn trước câu trả lời của cô gái, cũng như đoán ra mối quan hệ của hai người, nên Gia Phong cố tình rút lui. Anh nhìn ông Hai và trầm giọng.
- Cháu có tí việc xuống triền núi, có lẽ chiều lắm mới về.
- Ờ...ờ...Gia Phong à! Đây là...
Ông Hai chưa Kịp nói tròn câu giới thiệu thì cô gái quắc mắt hỏi:
- Anh ta là ai? Ở đâu, thế nào với ông vậy? Mà thôi, chuyện đó đúng là không cần thiết. Hôm nay tôi muốn nói chuyện với ông một lần chót. Ông quyết định thế nào về ý của tôi?
- Thương à! Ba...
- Nữa! Ông lại quên rồi. Và cũng chẳng "ba, con" gì nữa. Cái tiếng đó ngày xưa quan trọng thật, nhưng bây giờ tôi đã tìm được ba mẹ ruột của mình rồi. Tôi không muốn san sẻ cái tiếng gọi thiêng liêng đó.
Đi chưa được mấy bước, Gia Phong đã phải khựng lại vì nghe được mấy lời thốt ra từ chiếc miệng của cô gái ăn mặc sang cả kia, anh vô cùng bất nhẫn. Trong đầu anh lờ mờ hiện lên những ý nghĩ. Thì ra cô là đứa con gái nuôi mà ông đã từng chăm chút, nuôi nấng. Không ngờ cô ta lại vô tâm, vô tình, vô nghĩa như vậy. Không chịu được và sự tò mò cũng kích thích, Gia Phong quay phắt lại, lớn giọng:
- Cô nên ăn nói dịu dàng và tế nịh một chút sẽ hay hơn.
- Anh kia! Anh là ai mà lại lên giọng chê bai tôi?
- Là ai không quan trọng. Tôi chỉ cần nói là cô nên nhìn lại mình mà đừng làm tổn thương đến tình cảm của bác Hai. Tôi thật là xót xa khi biết rằng, bác đã từng cưu mang một người "vong ơn bội nghĩa: như cô đấy, cô Kiều Diễm ạ.
Mắt như có luồng khíd di qua, Kiều Diễm vô cùng tức tối. Anh ta là ai mà dám ngang nhiên mạt sát cô chứ? Tức khí, Kiều Diễm nghênh mặt, chống một tay lên mạng sườn, soi mói nhìn người thanh niên đối diện và hỏi bằng giọng hách dịch:
- Thế thì tôi cần phải biết anh là ai? Mà thôi, tôi mặc kệ, không phải việc của tôi. Nhưng đây àl việc riêng của tôi, không có liên quan thì đừng có xen vào nhé. Biết điều và tế nhị lắm mà.
Cô dài giọng ra như mia mỉa. Gia Phong hơi lúng túng:
- Nhưng...
- Chẳng nhưng nhị gì ở đây hết. Đúng là dở hơi, vớ vẩn.
Gia Phong tức sôi người, nhưng nhìn thái độ buồn bã của ông Hai từ nãy giờ khiến anh hơi chùng lại khiến anh hơi chùng lại. Quả thậ cô ấy nói đúng. Bởi vì anh chẳng liên can, hay đúng hơn là anh cũng chẳng rõ thưc hư câu chuyện đâu, mà có quyền phán đoán, nhận xét chứ. Nhưng sự nhẫn nhịn của ông Hai và câu nói xấc xược của cô gái cứ khiến anh phải huỵt toẹt.
Binh tĩnh nhìn thẳng vào mắt cô, Gia Phong nghiêm giọng:
- Vâng, cô nói đúng. Tôi không liên can gì cả. Đáng lẽ là tôo phải bỏ đi nhưng tại vì thái độ là lời nói của cô đã khiến tôi phải bất bình và chen vào. Tôi không biết cô là ai, là gì trước đây đối với bác Hai, nhưng qua những lời lẽ nảy giờ, tôi cũng hiểu ra một đôi điều. Tôi càng thấy cô thậ kiêu căng quá đáng. Cô thử nhìn lại mình đi, khoát lên mình bộ cánh sang trọng, cô tưởng mình là gì chứ mà lại coi thường người đã từng nuôi dưỡng mình. Chưng diện cho lắm mà rỗng tuếch. Thú thật nảy giờ tui nghe chẳng lọt tai chút nào cả. Huống hồ bác Hai gìa cả, lớn tuổi rồi, nghe chẳng nổi đâu.
Trước tình thế căng thẳng, ông Hai đành nén tiếng thở dài, vổ vai Gia 'hong, ông hề hà nói:
- Phong à! Có việc cứ đi rồi về sớm, chuyện không có gì đâu.
- À, thì ra đây là người mà ba lại nai lưng ra nuôi dưỡng chứ gì?
Có lẽ vì quên hay vì vô tình mà Kiều Diễm bật thốt tiếng kêu "ba" êm đềm, khiến ông Hai cảm thấy ấm lòng. Và cũng trong lúc sự xúc động chưa kịp tan biến trong ông thì cô nàng đã cất giọng câng câng tự phụ:
- Nhưng chắc chắn lần này sẽ không có thể xảy ra chuyện hy hữu như trường hợp của Kiều Diễm đâu. Ông đừng có phí công một cách vô ích như vậy nữa.
Lần này thì Gia Phong tức không chịu được, đồng thời anh cũng lấy làm tiếc cho cô gái trẻ kia. Những lời nói kia chứng tỏ cô ta chẳng có học thức hay một tí hiểu biết gì cả. Gia Phong lại quan sát cô gái. Đúng là cô ta có đẹp đấy. Tuy nước da không trắng ngần, nhưng phải nói cô ta có thân hình tuyệt mỹ. Con gái tuổi đôi mươi có khác, tràn đầy nhựa sống, nhưng đẹp mà lại chẳng nết na. Gia Phong cau mày lẩm bẩm:
- " Cái nết đánh chết cái đẹp " và " Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ". Những câu nói của ông bà xưa xem ra đều đúng với cô ta đây, thật là không chịu nổi.
Nghe Gia Phong lẩm bẩm, cô ta khó chịu xấc giọng:
- Ủa vẩn chưa chịu đi à? Chẳng biết là ai thiếu tế nhị đây nữa.
Gia Phong trừng mắt, khóe môi anh nở một nụ cười khinh miệt:
- Cô Kiều Diễm! Cô tưỡng hiện tại cô sống giàu sang như thế là ngon lắm à? Tại sao cô không nghĩ lại lúc trước, bác Hai đã từng cực khyổ vất vả với cô ra sao? Tiền bạc còn dễ kiếm được, nhưng tình nghĩa nó vô gía cô ạ. Tôi rất chân thành khi nói những lời này, còn cô muốn nghĩ sao về tôi cũng được. Dù gì cách đối xử của cô cũng là một bài học, mà tôi biết bác Hai đau lòng không ít.
Gia Phong nói và bỏ đi ngay. Bây giờ anh không cần chờ xem phản ứng của cô gái. Nhưng anh biết chắc rằng sắc mặt cô đang tái xanh vì giận và có thể đôi mắt tóe lửa thù đang gởi sau lưng anh. Gia Phong mặc. Anh lại để nỗi buồn, nỗi giận vô cớ… Trời Đà Lạt vẫn se lạnh xung quanh anh.
Đêm tối phủ vây, xa xa tiếng côn trùng kêu râm ran hòa trong tiếng là thông reonghe như một khúc nhạc đầy tiết tấu lạ đến não lòng. Gia Phong trỡ mình trên chiếc chõng tre ọp ẹp mà không tài nào nhắm mắt nổi. Từ chiều đến giờ, ông Hai buồn bã, chàng cũng không dám khơi động. Gia Phong rất sợ đụng chạm đến nỗi đau nào đó trong dĩ vãng của ông. Câu chuyện giữa ông và cô gái nọ có lẽ đã chẳng đi đến kết quả như ông mong muốn, nên ông mới trở nên thảm sầu như vậy. Gia Phong biết rằng trên chiếc phản gỗ kia, ông Hai cũng đang trăn trở không yên, bởi vì những tiếng thở dài sâu lắng đó cứ như xoáy lòng Gia Phong.Anh ngồi dậy, đến bên chiếc bàn nhỏ, đồng lúc bác Hai cũng ra đến, ông khỏa lấp:
- Lại không ngủ được hả Phong? Bác biết sự việc ngày hôm nay đã khiến cháu bất bình.
- Đúng là hơi khó ngủ thật. Nhưng bác Hai nè, bác đừng có nghĩ thế… con cũng có hơi tò mò… cô gái đó là sao với bác vậy?
Một chút lúng túng, song ông điềm tĩnh:
- Ta nuôi nó từ nhỏ, rồi cách đây hơn một năm, nó nhận lại được người thân của mình.
Lời nói của ông có vẻ bóng gió xa gần khiến Gia Phong càng thấy có linh tính khác và anh thấy mình không nên đào sâu nỗi đau khi người ta cố lẫn tránh, thế là anh lại đổi sang chuyện khác. Cả hai, một già, một trẻ một tâm trạng một nỗi đau giữa không gian cô tịch này mới đáng sợ làm sao, mới cần chia sẽ làm sao. Và Gia Phong đã không ngần ngại kể lại câu chuyện tình của anh bảy năm về trước….
Tình Yêu Màu Hồng Tình Yêu Màu Hồng - Thảo Nhi Tình Yêu Màu Hồng